Đề xuất một số phương án tổ chức hoạt động dạy nói thành đoạn - Bài trong tiết tập làm văn nói ở Tiểu học

Tập làm văn (TLV) nói trong chương trình tiểu học (TH) có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ. Song thực tế dạy học hiện nay cho thấy các hoạt động được tổ chức cho tiết TLV nói chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Bài viết đề xuất một số phương án tổ chức hoạt động dạy nói thành đoạn – bài trong tiết TLV nói và thiết kế hoạt động cho một số dạng bài cụ thể; qua đó, giáo viên (GV) có thể tham khảo để thiết kế các hoạt động phù hợp cho tiết TLV nói, giúp tiết học trở nên hấp dẫn và đạt hiệu quả cao hơn.

pdf 8 trang thom 06/01/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất một số phương án tổ chức hoạt động dạy nói thành đoạn - Bài trong tiết tập làm văn nói ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất một số phương án tổ chức hoạt động dạy nói thành đoạn - Bài trong tiết tập làm văn nói ở Tiểu học

Đề xuất một số phương án tổ chức hoạt động dạy nói thành đoạn - Bài trong tiết tập làm văn nói ở Tiểu học
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Dương Quốc Hòa 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 181 
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY NÓI THÀNH ĐOẠN - BÀI 
TRONG TIẾT TẬP LÀM VĂN NÓI Ở TIỂU HỌC 
TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA* 
TÓM TẮT 
Tập làm văn (TLV) nói trong chương trình tiểu học (TH) có vị trí rất quan trọng đối 
với sự phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ. Song thực tế dạy học hiện nay cho thấy các hoạt 
động được tổ chức cho tiết TLV nói chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Bài 
viết đề xuất một số phương án tổ chức hoạt động dạy nói thành đoạn – bài trong tiết TLV 
nói và thiết kế hoạt động cho một số dạng bài cụ thể; qua đó, giáo viên (GV) có thể tham 
khảo để thiết kế các hoạt động phù hợp cho tiết TLV nói, giúp tiết học trở nên hấp dẫn và 
đạt hiệu quả cao hơn. 
Từ khóa: tập làm văn nói, dạng bài, tiểu học. 
ABSTRACT 
Some proposals for teaching paragraph-speech speaking 
 in the subject spoken composition in primary schools 
Spoken composition in primary schools plays a significant role in developing 
children's communicative skill. However, current teaching reality shows that activities 
organized for the subject have not brought about expected effects. This article proposes 
some organizing plans for teaching paragraph-speech speaking in the subject spoken 
composition and designs some activities for specific composition styles; in light of which, 
teachers can design activities appropriate for the subject spoken composition, making the 
subject more attractive and effective. 
Keywords: spoken composition, the style of composition, primary. 
1. Đặt vấn đề 
TLV nói (thuộc phân môn TLV) 
trong chương trình TH có vị trí rất quan 
trọng trong sự phát triển kĩ năng giao tiếp 
của trẻ. Nó rèn luyện cho học sinh (HS) 
khả năng trình bày những ý tưởng, những 
suy nghĩ của mình theo hình thức hội 
thoại và mang phong cách khẩu ngữ. Do 
vậy dạng TLV này rất hữu ích cho HS 
khi bước vào cuộc sống hoặc khi học lên 
các bậc học cao hơn. 
ThS, Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Các dạng bài TLV nói ở TH được 
chính thức dạy từ lớp 2. Nội dung nói ở 
lớp 2 và lớp 3 thường đơn giản, ít nhiều 
gắn với các loại bài tập về tiếng. Mức độ 
khác nhau giữa các dạng bài tập ở lớp 2 
và lớp 3 được chương trình quy định 
bằng số lượng các loại câu hỏi: Lớp 2, 
mỗi bài có khoảng 3, 4 câu hỏi; lớp 3, số 
lượng câu hỏi nhiều hơn. Yêu cầu đối với 
HS ở giai đoạn này chỉ là nói thành các 
đoạn. Lớp 4 và 5, HS được học các dạng 
bài có hệ thống hơn: miêu tả, tường thuật, 
kể chuyện. Ở giai đoạn này, HS phải biết 
cách tìm ý, lập dàn ý, tập nói và diễn đạt 
Tư liệu tham khảo Số 45 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 182 
theo phong cách khẩu ngữ với nhiều lưu 
ý trong cách dựng đoạn và liên kết đoạn 
để tạo thành một bài nói hoàn chỉnh. Do 
đó, việc tạo nhu cầu giao tiếp, tình huống 
nói năng là rất quan trọng. Và để đạt 
được mục tiêu của một tiết dạy nói thành 
đoạn - bài, GV cần phải hướng dẫn HS 
biết định hướng nhanh chóng và đúng 
đắn trong từng điều kiện giao tiếp cụ thể; 
biết lập đúng chương trình lời nói của 
mình, lựa chọn nội dung hoạt động giao 
tiếp một cách phù hợp, tìm được những 
phần hợp lí để truyền đạt nội dung đó. 
Có thể thấy TLV nói có tầm quan 
trọng đặc biệt trong sự phát triển của HS 
TH, song thực tế việc dạy TLV nói hiện 
nay chưa mang lại kết quả như mong 
muốn vì nhiều lí do: Việc tổ chức các 
hoạt động cho tiết TLV nói theo sách 
giáo khoa (SGK) còn khá cứng nhắc; 
tranh ảnh trong SGK thiếu sự đa dạng và 
phong phú, ít câu hỏi gợi mở; các hoạt 
động trong tiết TLV đều được tổ chức 
theo những trình tự giống nhau khiến HS 
dễ nhàm chán, GV khó tổ chức các hoạt 
động. Bên cạnh đó, thực tế việc dạy nói 
hiện nay cho thấy phần lớn GV chưa 
phân biệt được ranh giới giữa nói một bài 
nói với việc nói trong một bài viết; nhiều 
tiết TLV nói được dạy như là tiết đọc 
chậm hay đọc thuộc lòng bài viết đã 
chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, do nhiều áp lực từ 
kinh tế, thời gian, một số GVTH 
“lười” chuẩn bị và tìm ý tưởng cho các 
hoạt động dạy nói. Mặt khác, GV chưa 
được trang bị những vấn đề lí thuyết về 
TLV nói, do đó không linh hoạt trong 
việc thiết kế và tổ chức các hoạt động 
dạy học. 
Từ những lí do trên, trong phạm vi 
bài viết này, chúng tôi đề xuất thiết kế, 
cải thiện một số phương án tổ chức hoạt 
động dạy nói hướng tới mục tiêu phát 
triển kĩ năng nói và giao tiếp cho HS TH. 
2. Một số phương án tổ chức hoạt 
động dạy nói thành đoạn – bài trong 
tiết Tập làm văn nói 
Thông qua việc nghiên cứu lí thuyết 
hoạt động lời nói, mục tiêu của tiết TLV 
nói ở trường TH, cũng như phân tích 
chương trình Tiếng Việt TH, nghiên cứu 
quy trình và phương pháp dạy học các 
dạng bài TLV nói, chúng tôi đưa ra một 
số phương án tổ chức hoạt động dạy học 
như phần trình bày dưới đây. 
2.1. Các phương án áp dụng cho dạng 
bài quan sát và trả lời câu hỏi 
a) Trường hợp sử dụng 
Áp dụng cho dạng bài quan sát và 
trả lời câu hỏi. Ngoài ra cũng có thể áp 
dụng cho phần đầu của dạng bài miêu tả. 
b) Cách thức tiến hành 
 Phương án 1 
- GV cho HS xem tranh, yêu cầu HS 
quan sát và nhận xét; 
- GV dùng hệ thống câu hỏi trong 
SGK hoặc tự đặt ra câu hỏi để giúp HS 
tìm hiểu kĩ hơn nội dung cần quan sát 
(hình thức tổ chức: cá nhân hoặc nhóm 
tùy theo trình độ của HS); 
- HS trình bày (GV hướng dẫn HS 
phát triển những ý quan sát thành câu văn 
hoàn chỉnh, tùy theo trình độ của HS có 
thể phát triển thành đoạn văn); 
- GV nhận xét; 
- GV hướng dẫn HS nói theo phong 
cách khẩu ngữ. 
 Phương án 2 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Dương Quốc Hòa 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 183 
- GV yêu cầu HS thử tưởng tượng đề 
tài liên quan đến nội dung học; 
- HS trình bày - GV ghi nhận; 
- GV đưa tranh; 
- HS quan sát tranh và so sánh với 
nội dung mà các em đã tưởng tượng; 
- GV đưa câu hỏi; 
- GV giúp HS lựa chọn các từ ngữ 
thích hợp trả lời câu hỏi; 
- HS trình bày ý tưởng, suy nghĩ của 
mình. GV có thể bổ sung thêm cho HS 
thấy nếu cần thiết (GV nên hướng dẫn 
HS nói theo phong cách khẩu ngữ). 
c) Phương tiện và đồ dùng dạy học 
Máy chiếu, tranh ảnh phóng to, các 
bảng phụ. 
2.2. Các phương án áp dụng cho dạng 
bài nghe và kể lại chuyện 
a) Trường hợp sử dụng 
Áp dụng cho dạng bài nghe và kể 
lại một câu chuyện đã đọc hoặc một việc 
đơn giản đã tham gia hay chứng kiến. 
b) Cách thức tiến hành 
 Phương án 1 
- Cho HS xem tranh và đoán nội 
dung chuyên, GV ghi vài điều cơ bản 
(nhân vật, một vài sự kiện) mà HS đoán 
được lên bảng (có thể làm việc theo 
nhóm hoặc toàn lớp); 
- HS nghe kể chuyện, số lần kể 
chuyện tùy thuộc vào trình độ của HS; 
- HS đối chiếu nội dung vừa nghe 
được với nội dung mình đã dự đoán lúc 
đầu (làm việc toàn lớp theo cặp hoặc với 
phiếu bài tập); 
- HS kể lại chuyện theo cặp hay 
nhóm; 
- Đại diện vài nhóm HS thi đua kể lại 
chuyện trước lớp; 
- GV và cả lớp nhận xét. 
 Phương án 2 
- GV thay vì kể chuyện có thể cho 
HS xem những hoạt cảnh, xem phim để 
HS có thể có sự hình dung ban đầu về cốt 
truyện; 
- HS thảo luận theo nhóm về cốt 
truyện đó; 
- Đại diện nhóm kể lại trước lớp; 
- GV và HS nhận xét; 
- GV có thể hướng dẫn HS rút ra ý 
nghĩa của câu chuyện. 
 Phương án 3 
- GV đưa sự kiện kèm theo tranh 
minh họa có dẫn lời chú thích; 
- GV gợi ý để các nhóm thảo luận và 
sắp xếp lại theo trình tự (có thể hoạt động 
sắp xếp bằng tình huống đóng vai); 
- Đại diện nhóm kể lại; 
- GV và các nhóm nhận xét để đưa ra 
một câu chuyện hoàn chỉnh; 
- Các nhóm thi đua kể lại câu 
chuyện; 
- GV và cả lớp nhận xét. 
 Phương án 4 
- GV biểu diễn hoạt động của những 
nhân vật qua những con rối mà GV có 
thể tự làm kèm theo lời thoại của nhân 
vật; 
- HS thảo luận theo nhóm về cốt 
truyện; 
- Cho từng nhóm đóng vai với cốt 
truyện mà các em vừa thảo luận; 
- Đặt HS vào một tình huống cụ thể 
của một nhân vật nào đó trong truyện và 
đề nghị các em kể lại truyện hay thể hiện 
cách xử lí. 
 Phương án 5 
- GV kể một phần đầu của truyện, 
Tư liệu tham khảo Số 45 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 184 
sau đó đặt câu hỏi đề nghị HS đoán sự 
kiện gì có thể xảy ra tiếp theo. GV ghi 
một vài ý HS đoán được lên bảng; 
- HS nghe GV kể tiếp rồi trao đổi, 
đối chiếu điều được nghe với điều đã 
đoán để điều chỉnh phần được ghi lên 
bảng; 
- GV kể lần hai, đề nghị HS nêu 
thêm một số tình tiết ở nửa phần đầu câu 
chuyện; 
- HS trao đổi về ý nghĩa hoặc một vài 
chi tiết thú vị trong truyện; 
- HS kể lại theo nhóm hay cặp; 
- Đại diện vài nhóm kể lại chuyện 
trước lớp; 
- GV và cả lớp nhận xét; 
Với những câu chuyện có kết thúc 
mở (truyện vui), GV có thể hướng dẫn 
HS đoán phần kết thúc. 
 Phương án 6 
- GV kể chuyện lần thứ nhất kết hợp 
hướng dẫn HS nắm được truyện có mấy 
nhân vật, ở đâu (kèm theo tranh minh 
họa); 
- GV kể chuyện lần thứ hai, HS nghe 
rồi hoàn thành các sự kiện theo trình tự 
(có thể đánh số thứ tự các hoạt động hoặc 
điền sự kiện vào ô trống) trong phiếu 
bài tập (thảo luận nhóm); 
- Sau khi hoàn thành sơ đồ trình tự 
câu chuyện, HS trao đổi sửa chữa 
- HS dựa vào trình tự câu chuyện kể 
lại truyện theo nhóm hay cặp rồi đại diện 
nhóm kể lại trước lớp; 
- HS trao đổi về ý nghĩa của câu 
chuyện. 
 Phương án 7 
- GV kể chuyện lần thứ nhất (số lần 
kể tăng lên tùy trình độ của lớp) nên kèm 
theo tranh minh họa có chú thích; 
- GV kể lại câu chuyện, tạo ra những 
tình tiết sai để HS phát hiện, giúp HS dần 
nắm được cốt truyện, để có thể kể lại câu 
chuyện (có thể tổ chức theo cá nhân hoặc 
nhóm); 
- Cá nhân hoặc đại diện nhóm thi đua 
kể lại truyện; 
- GV và cả lớp nhận xét. 
 Phương án 8 
- GV đưa ra một loạt các sự kiện 
không đặt theo trình tự của diễn tiến 
truyện, yêu cầu HS sắp xếp lại theo một 
trật tự mà các em nghĩ là hợp lí (các sự 
kiện này nên được thể hiện bằng tranh) 
HS có thể làm cá nhân hoặc theo cặp trên 
phiếu bài tập hay trên bảng lớp; 
- HS nghe GV kể lại truyện, vừa 
nghe vừa nhìn chuỗi sự kiện trong phiếu 
bài tập hay trên bảng để đối chiếu; 
- HS trao đổi thống nhất diễn tiến 
truyện; 
- HS dựa vào diễn tiến truyện kể lại 
theo đoạn hay theo vai; 
- Đặt HS vào tình huống cụ thể của 
nhân vật nào đó trong truyện và đề nghị 
các em kể lại truyện hay thể hiện cách xử 
lí. 
 Phương án 9 
- GV kể lần một và đề nghị HS cho 
biết có mấy nhân vật trong truyện. GV 
ghi tên những nhân vật đó vào một ô tròn 
vẽ lên bảng (nếu có hình nhân vật đó thì 
càng tốt) 
Ví dụ: Bài “Dại gì mà đổi” 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Dương Quốc Hòa 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 185 
- HS nghe GV kể lần 2 rồi viết xung 
quanh nhân vật một số từ hay một số cụm 
từ chỉ hành động hay suy nghĩ của nhân 
vật. Nếu HS gặp khó khăn thì GV có thể 
đặt ra một số câu hỏi để gợi mở; 
- HS trao đổi điều chỉnh mạng câu 
chuyện theo lớp; 
- HS dựa vào mạng câu chuyện kể lại 
truyện theo cặp hay nhóm; 
- GV và cả lớp nhận xét. 
c) Phương tiện và đồ dùng dạy học 
Tranh ảnh phóng to, máy chiếu, 
bảng phụ, phiếu bài tập, các con rối. 
2.3. Các phương án áp dụng cho dạng 
bài miêu tả 
a) Trường hợp sử dụng 
Áp dụng cho các dạng bài miêu tả 
người, đồ vật, cây cối 
b) Cách thức tiến hành 
 Phương án 1 
- GV đưa những gợi ý: câu hỏi trong 
SGKvà có thể xây dựng thêm một số câu 
hỏi để HS trả lời (những câu hỏi này 
thường theo trình tự cơ bản của bài 
TLV); 
- HS trả lời câu hỏi theo cá nhân 
hoặc nhóm; 
- HS xây dựng những ý chính của bài 
TLV; 
- HS trình bày bài văn (theo phong 
cách khẩu ngữ); 
- GV cùng cả lớp nhận xét và sửa 
chữa. 
 Phương án 2 
- Đối với bài văn tả người, GV có thể 
yêu cầu HS đem theo ảnh chụp người mà 
HS định tả (nếu không có ảnh thì các em 
tự vẽ); 
- HS lên trình bày theo một số gợi ý 
của GV; 
- HS nhận xét, GV đúc kết lại; 
- Có thể cho HS lên bảng vẽ người 
định tả và trình bày theo những ý tưởng 
và suy nghĩ của các em. GV và HS nhận 
xét. 
 Phương án 3 
- Đối với bài văn tả cây cối, đồ vật, 
GV có thể sử dụng vật thật hoặc các mô 
hình (có thể sử dụng tranh ảnh chụp hay 
dùng máy chiếu) để hướng dẫn HS quan 
sát đối tượng miêu tả; 
- HS thảo luận nhóm để tìm ra những 
đặc điểm chính của đối tượng cần miêu 
tả; 
- HS trình bày ý tường, suy nghĩ của 
mình; 
- GV có thể bổ sung thêm cho HS 
nếu thấy cần thiết. 
 Phương án 4 
- GV chiếu cho HS xem những đoạn 
MẸ CẬU BÉ 
Tư liệu tham khảo Số 45 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 186 
phim về nội dung mà các em cần tìm hiểu 
(những buổi lễ hội, phong cảnh, di tích 
lịch sử); 
- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi 
(trong SGK hoặc các câu hỏi do GV bổ 
sung thêm) để tìm ý; 
- HS trình bày trước lớp; 
- GV và cả lớp nhận xét. 
c) Phương tiện và đồ dùng dạy học 
- Đối với GV: Một số mô hình, vật 
thật, máy chiếu, bảng phụ, phiếu giao 
việc. 
- Đối với HS: ảnh chụp, tranh tự vẽ. 
2.4. Các phương án áp dụng cho dạng 
bài tường thuật 
a) Trường hợp sử dụng 
Áp dụng cho dạng bài tường thuật 
(chủ yếu ở khối lớp 5). 
b) Cách thức tiến hành 
 Phương án 1 
- GV đưa yêu cầu đề bài; 
- GV hướng dẫn HS hồi tưởng dần 
các diễn biến chính theo trình tự thời 
gian; 
- GV đặt ra các câu hỏi gợi ý hướng 
dẫn HS thuật lại truyện, bên cạnh đó GV 
hướng dẫn HS kết hợp kể với tả để làm 
nổi rõ sự kiện được tường thuật; 
- HS trả lời các câu hỏi cá nhân hoặc 
theo nhóm; 
- HS xây dựng những ý chính của bài 
TLV; 
- HS trình bày; 
- GV cùng cả lớp nhận xét và sửa 
chữa. 
 Phương án 2 
- GV đưa ra một loạt các sự kiện đặt 
không theo trình tự của sự việc, yêu cầu 
HS sắp xếp lại theo một trật tự mà các em 
nghĩ là hợp lí (các sự kiện này nên được 
thể hiện bằng tranh). HS có thể làm cá 
nhân hoặc theo nhóm trên phiếu bài tập 
hay trên bảng lớp; 
- GV hướng dẫn HS hồi tưởng dần 
các diễn biến chính theo trình tự thời 
gian; 
- HS trao đổi về các chi tiết liên quan 
đến các sự kiện xảy ra; 
- HS dựa vào các chi tiết trên để 
thuật lại; 
- GV nhận xét. 
c) Phương tiện và đồ dùng dạy học 
Phiếu bài tập, tranh. 
3. Thiết kế hoạt động dạy cho một 
số dạng bài 
Với các phương án hoạt động trên, 
chúng tôi đã thiết kế hoạt động dạy học 
cho một số bài trong chương trình Tiếng 
Việt 2, 3, 4 và 5, như: Dựa theo cách tổ 
chức cuộc họp mà em đã biết hãy cùng 
các bạn tập tổ chức cuộc họp tổ (tuần 5, 
lớp 3, tập 1), “Chàng trai làng Phù Ủng” 
(tuần 19, lớp 3, tập 2), “Giấu cày” (tuần 
15, lớp 3, tập 1), “Trong giấc mơ em 
được một bà tiên cho ba điều ước và em 
đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể 
lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian” 
(tuần 7, lớp 4, tập 1), luyện tập xây dựng 
đoạn văn miêu tả đồ vật (tuần 17, lớp 4, 
tập 1); quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, 
tả lại quang cảnh và hoạt động của những 
người tham gia lễ hội (lớp 3, tập 2, trang 
64); dựa vào dàn ý mà em đã lập tuần 
trước, hãy viết đoạn ngắn tả ngoại hình 
của một người em thường gặp (lớp 5, tập 
1, trang 132) 
Trong giới hạn bài viết, chúng tôi 
chỉ trích dẫn một ví dụ cụ thể như sau: 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Dương Quốc Hòa 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 187 
Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà 
em đã biết hãy cùng các bạn tập tổ chức 
cuộc họp tổ (tuần 5, lớp 3, tập 1). 
 Giới thiệu bài: Các em đã đọc 
truyện “Cuộc họp của chữ viết”, đã biết 
các chữ cái và dấu câu tổ chức cuộc họp 
như thế nào. Hôm nay các em sẽ tổ chức 
cuộc họp theo đơn vị tổ. Cuối giờ, các tổ 
sẽ dự thi để bình chọn người điều khiển 
cuộc họp giỏi nhất, tổ họp nghiêm túc 
nhất. 
Đưa yêu cầu đề: “Dựa theo cách tổ 
chức cuộc họp mà em đã biết hãy cùng 
các bạn tập tổ chức cuộc họp tổ”. 
 Hoạt động 1: Xem đoạn phim. 
Cho HS xem một cuộc họp mẫu với 
nội dung: “Chuẩn bị các tiết mục văn 
nghệ chào mừng ngày 20-11”. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc họp 
mẫu. 
Cho HS thảo luận nhóm về đoạn 
phim vừa xem và đưa ra trình tự cuộc 
họp tổ: 
- Mục đích cuộc họp? 
- Nguyên nhân cuộc họp? 
- Cách giải quyết? 
- Phân công giao việc như thế nào? 
Các nhóm trình bày kết quả thảo 
luận. GV nhận xét rồi đua ra trình tự mẫu 
cho cuộc họp vừa xem. 
a) Mục đích cuộc họp 
(tổ trưởng nói) 
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc chuẩn bị 
các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
20-11 
b) Tình hình (tổ 
trưởng nói) 
Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục. 
Nhưng tới nay chỉ có bạn Hùng đăng kí tiết mục đơn ca. 
Chúng ta còn thiếu 2 tiết mục tập thể nữa 
c) Nguyên nhân (tổ 
trưởng nói, các thành 
viên có thể bổ sung) 
Do chúng ta chưa họp để bàn bạc, trao đổi, khuyến khích từng 
bạn trổ tài. Vì vậy, đề nghị các bạn cùng bàn bạc xem tổ ta có 
thể góp thêm tiết mục nào với lớp 
d) Cách giải quyết (cả 
tổ trao đổi, thống nhất, 
tổ trưởng chốt lại) 
Tổ sẽ góp thêm 3 tiết mục thật độc đáo 
1. Múa “Đôi bàn tay em” 
2. Hoạt cảnh kịch dựng theo bài tập đọc “Người mẹ” (SGK) 
e) Kết luận. phân công 
(cả tổ trao đổi, thống 
nhất, tổ trưởng chốt 
lại) 
Ba bạn (Lượng, Thảo, Hải) chuẩn bị tiết mục “Đôi bàn tay 
em” 
Duy, My, Nhung, Nhi, Phương, Vy tập dựng hoạt cảnh 
“Người mẹ” 
Bắt đầu tập từ chiều mai, vào các tiết sinh hoạt tập thể 
Từ trình tự mẫu của GV, HS đưa ra 
trình tự chung để tổ chức một cuộc họp: 
- Mục đích cuộc họp: Tổ trưởng nói; 
- Nguyên nhân: Tổ trưởng nói, các 
thành viên có thể bổ sung; 
- Cách giải quyết: Cả tổ trao đổi, 
thống nhất, tổ trưởng chốt lại; 
- Kết luận, phân công: Cả tổ trao đổi, 
thống nhất, tổ trưởng chốt lại. 
 Hoạt động 3: Tổ chức nói 
- GV đưa ra một số nội dung có thể 
trao đổi trong cuộc họp; 
- Các tổ bàn bạc, chọn nội dung họp; 
- Một số tổ trình bày trước lớp; 
Tư liệu tham khảo Số 45 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 188 
- GV nhận xét về cách dùng từ, đặt 
câu, lời nói, cử chỉ, điệu bộ 
4. Kết luận 
Để dạy và học tốt tiết TLV nói 
không phải là chuyện dễ dàng đối với cả 
GV lẫn HS. Bởi lẽ những cơ sở lí thuyết 
mang tính khoa học về dạy TLV nói vẫn 
chưa được nghiên cứu đầy đủ, thêm vào 
đó là phương pháp dạy học lấy GV làm 
trung tâm vẫn chưa được khắc phục, GV 
chưa có thói quen để HS nói và tự nói. 
Mặt khác, các nội dung trong SGK chỉ 
mang tính điển hình, chưa thật sự đầy đủ, 
sinh động; hệ thống câu hỏi dẫn dắt, 
tranh ảnh còn quá ít. 
Để góp phần dạy và học môn học 
này hiệu quả hơn, chúng tôi đã đề xuất 
một số phương án tổ chức hoạt động dạy 
nói trong tiết TLV nói, thiết kế một số 
hoạt động nói và thử đưa vào giảng dạy 
một số bài ở trường TH. Nhìn chung, các 
hoạt động này phần nào đã kích thích 
được nhu cầu nói và khả năng diễn đạt 
của HS, được GV TH ở các trường đánh 
giá tốt. Như vậy, giải pháp này đã thực 
hiện được mục tiêu đề ra là tạo được 
hứng thú học tập cho HS trong tiết TLV 
nói, giúp HS dễ dàng hơn trong việc tìm 
ý, viết đoạn, tạo văn bản, phát triển kĩ 
năng nói, kĩ năng giao tiếp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2005), Phương pháp 
dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo viên (2002), Dạy học phát huy tính tích cực của 
học sinh trong môn Toán và môn Tiếng Việt ở tiểu học. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Sách giáo viên Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục. 
5. Lê Phương Nga (2006), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm. 
6. Nguyễn Quang Ninh (1998), Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo 
định hướng giao tiếp, Nxb Giáo dục. 
7. Nguyễn Trí (1990), Dạy Tập làm văn ở tiểu học, Nxb Giáo dục. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 04-9-2012; ngày phản biện đánh giá: 01-10-2012; 
ngày chấp nhận đăng: 28-3-2013) 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mot_so_phuong_an_to_chuc_hoat_dong_day_noi_thanh_doa.pdf