Dạy học theo dự án – một hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục

quốc dân Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo cần bắt đầu từ đổi mới bậc học này. Trong bài viết này, chúng tôi giới

thiệu hình thức dạy học theo dự án và qui trình tổ chức hình thức dạy học

này như một định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường

mầm non, đáp ứng yêu cầu của quan điểm tích hợp giáo dục theo chủ đề.

pdf 10 trang thom 09/01/2024 2180
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học theo dự án – một hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học theo dự án – một hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Dạy học theo dự án – một hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non
 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 71-80 
Ngày nhận bài: 04/01/2017; Hoàn thành phản biện: 15/3/2017; Ngày nhận đăng: 30/3/2017 
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI 
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON 
NGUYỄN TUẤN VĨNH 1 - TẠ THỊ KIM NHUNG 2 
LÊ THỊ NHUNG 2 - TRẦN VIẾT NHI 2 - HOÀNG PHƯƠNG TÚ ANH 3 
1 Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 
 ĐT: 0989 078 179, Email: nguyentuanvinh.huce@gmail.com 
2 Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 
 3Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 
Tóm tắt: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục 
quốc dân Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo cần bắt đầu từ đổi mới bậc học này. Trong bài viết này, chúng tôi giới 
thiệu hình thức dạy học theo dự án và qui trình tổ chức hình thức dạy học 
này như một định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường 
mầm non, đáp ứng yêu cầu của quan điểm tích hợp giáo dục theo chủ đề. 
Từ khóa: Dạy học theo dự án, hoạt động giáo dục, trường mầm non 
1. MỞ ĐẦU 
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt 
Nam với mục tiêu là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình 
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” (Luật 
giáo dục, 2005). Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ bậc học đầu tiên này 
và liên thông đến các bậc học tiếp theo để tạo nên sự thống nhất, bền vững và toàn diện. 
Đáp ứng yêu cầu đổi mới đó, ngành GDMN đã không ngừng nâng cao hiệu quả tổ chức 
các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ với ngày càng nhiều các hình thức tổ chức hoạt 
động được nghiên cứu và áp dụng. Trong đó, nổi bật nhất là hình thức giáo dục tích hợp 
theo chủ đề đã được áp dụng ở bậc học mầm non từ năm 1995 và tiếp tục được khẳng 
định và làm rõ nét trong Chương trình GDMN hiện hành được thực hiện từ năm 2009 
(Chu Thị Hồng Nhung, 2014) [6]. Tư tưởng tích hợp giáo dục này đã xuất hiện từ 
những năm 60 của thế kỷ XX và đã được áp dụng rộng rãi trong GDMN ở Anh, Mĩ, Úc, 
Pháp, Singapore, Hàn quốc... (Nguyễn Thị Hoà, 2012) [4]. Hình thức này được hiểu 
như là việc đan cài, lồng ghép, đan xen các hoạt động giáo dục theo chủ đề một cách tự 
nhiên, hài hòa dựa vào nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của trẻ. Trong đó, một hoạt 
động giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động khác được tích hợp nhằm thực hiện mục 
tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. Với hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này, trẻ được 
tạo cơ hội vận dụng những điều đã biết vào hoàn cảnh thực tiễn của cuộc sống, có thể trực 
tiếp lựa chọn nội dung, phương pháp thuận lợi và phù hợp để khám phá thế giới xung 
quanh. Từ đó, hiểu biết của trẻ được tăng cường và mở rộng, tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo được phát huy. Như vậy, tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề phù hợp đặc 
điểm tâm sinh lý và mục tiêu phát triển toàn diện trẻ mầm non, tạo điều kiện tự chủ cho 
các cơ sở GDMN và giáo viên (GV), đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Tuy 
72 NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs. 
nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, quan điểm này 
không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, hình thức giáo dục tích hợp theo chủ đề ở 
trường mầm non vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, tính tích cực khám phá và học tập 
ở trẻ chưa được thể hiện rõ nét. 
Dạy học theo dự án (DHTDA) là mô hình/phương pháp tổ chức hoạt động dạy học được 
nghiên cứu và áp dụng từ lâu trên thế giới từ bậc mầm non đến đại học ở những mức độ 
khác nhau. Bản chất của mô hình này là lấy người học làm trung tâm, người học làm 
chủ toàn bộ quá trình giáo dục và dạy học từ việc đề ra mục tiêu, nội dung, phương 
pháp, tiến hành hoạt động và trình bày, đánh giá kết quả. Ở Việt Nam, trong khoảng 10 
năm trở lại đây, DHTDA đã được nghiên cứu và ứng dụng. Tuy nhiên, quá trình này chỉ 
thực hiện nhỏ lẻ, không chính qui, không hệ thống và chủ yếu chỉ ở bậc trung học và đại 
học. Gần như chưa có một định hướng nào cho việc áp dụng phương pháp này ở 
GDMN. Việc nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra sự tương đồng và tính khả thi của DHTDA 
với quan điểm giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non hiện nay, từ đó đề xuất 
qui trình tổ chức các dự án hoạt động cho trẻ là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa 
khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào quá trình đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo hiện nay. 
2. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON 
2.1. Thực trạng và nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở 
trường mầm non hiện nay 
Để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở 
trường mầm non hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 30 cán bộ quản lí và 150 
GV mầm non ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kết quả điều tra bằng 
bảng hỏi, kết hợp với quan sát và phỏng vấn cho thấy quá trình tổ chức hoạt động giáo 
dục ở trường mầm non hiện nay bộc lộ một số hạn chế sau: 
Một là, chủ đề đã được GV lựa chọn sẵn và thực hiện theo kế hoạch. Điều này là do sự áp 
đặt của các cấp quản lí và sự máy móc, rập khuôn và ngại thay đổi của GV. Các chủ đề 
còn chung chung và chủ yếu theo gợi ý của Chương trình GDMN. Vì vậy, trẻ ít khi được 
trải nghiệm chủ đề địa phương trong môi trường gần gũi nhất. 
Hai là, nhu cầu, hứng thú của trẻ đối với chủ đề không được tìm hiểu và đánh giá. Việc 
quyết định khám phá chủ đề như thế nào và ở mức độ nào là do GV chủ quan quyết định 
chứ không dựa trên kết quả đánh giá hứng thú cũng như tri thức đã có và nhu cầu khám 
phá của trẻ. 
Ba là, trẻ không được tham gia xác định mục tiêu hoạt động. Mục tiêu của chủ đề cần 
hướng vào trẻ, tức là lấy trẻ làm trung tâm nên cần tạo cơ hội cho trẻ góp phần xây dựng 
mục tiêu cùng GV. Tuy nhiên, GV chỉ tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động để chứ trẻ 
không có cơ hội tham gia xác định mục tiêu. 
Bốn là, nội dung chủ đề dàn trải, không chuyên sâu. Hình thức “mạng nội dung” giúp cho 
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC... 73 
nội dung mang tính khái quát, theo hướng đồng tâm phát triển. Nhưng cũng chính vì thế, 
nội dung chủ đề ít tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá sâu một đối 
tượng trong một thời gian dài. 
Năm là, các hoạt động ít linh hoạt, không kích thích sự sáng tạo. Các hoạt động (hoạt động 
học, hoạt động chơi, hoạt động lao động và hoạt động ngày lễ, hội) thường được tổ chức 
theo mô típ có sẵn. Theo đó, trẻ khám phá đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi mở của 
GV, ít khi được kiến tạo tri thức mới bằng việc tự đặt ra câu hỏi và tự tìm cách thức trả lời. 
Sáu là, tính liên kết giữa các hoạt động chưa rõ nét. Tích hợp liên môn và xuyên môn đã 
tạo nên sự liên kết giữa các hoạt động và trong một hoạt động. Tuy nhiên, tính liên kết 
này chưa nhiều và có trường hợp do nhận thức chưa đúng nên GV thực hiện tích hợp các 
tri thức một cách máy móc theo kiểu “cộng” các hoạt động với nhau. 
Bảy là, hoạt động đánh giá thực hiện chủ đề không được chú trọng mặc dù đây là một 
phần không thể thiếu nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của hoạt 
động. GV và trẻ tuy có tổ chức hoạt động để tổng kết và đánh giá cuối chủ đề nhưng thực 
hiện một cách hình thức và chưa chú trọng tới việc phân tích kết quả hoạt động của trẻ. 
Tám là, vai trò của phụ huynh trẻ vẫn chưa được khai thác thiệt để. Vai trò của phụ huynh 
trong các hoạt động giáo dục trẻ chủ yếu chỉ là hỗ trợ nguyên vật liệu, kinh phí. Nhà trường ít 
huy động phụ huynh tham gia từ khâu lựa chọn chủ đề đến khâu đặt mục tiêu, lập kế hoạch, 
thực hiện và đánh giá cuối chủ đề. 
Chín là, thời gian tổ chức các chủ đề không linh hoạt. Thời gian khám phá một chủ đề 
được định sẵn, phân bố theo 35 tuần trong năm học của trẻ theo quy định. Theo hướng 
dẫn, mỗi năm học không nên quá 10 chủ đề, mỗi chủ đề thực hiện tối thiểu trong thời gian 
1 tuần và có thể linh động tăng hoặc giảm thời lượng theo nhu cầu, hứng thú của trẻ (Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, 2015) [1]. Tuy nhiên, thời gian biểu đã được cấp quản lí và trường 
mầm non xác định từ đầu năm học nên tính linh động về thời gian không được đảm bảo. 
Những hạn chế trên xuất phát phần lớn là từ phía các chủ thể quản lí thực hiện hoạt động 
giáo dục. Điều đó đòi hỏi lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức hoạt động ưu thế hơn để 
hỗ trợ, khắc phục hạn chế của hình thức giáo dục tích hợp theo chủ đề, phù hợp với thực 
tiễn GDMN hiện nay. Đây là một nhu cầu hiện hữu và cấp thiết, cần sự tham gia trả lời 
của các nhà khoa học, nhà quản lý và GV mầm non. 
2.2. Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non bằng hình thức dạy học 
theo dự án. 
2.2.1. Vài nét về hình thức dạy học theo dự án trên thế giới và ở Việt nam 
DHTDA có nguồn gốc từ châu Âu từ thế kỉ 16 (ở Ý, Pháp). Đến thế kỉ 20, các nhà sư phạm 
Mĩ (như là Woodward; Richard; J.Dewey, W.Kilpatrick) xây dựng cơ sở lí luận cho 
phương pháp dạy học này. Ngày nay, phương pháp DHTDA được sử dụng phổ biến trên 
toàn thế giới, trong tất cả các ngành học, cấp học với các tên gọi khác nhau như Project 
Method hay Project - based learning/teaching với ý nghĩa là một phương pháp giảng dạy có 
sự tham gia của học sinh trong việc hợp tác, điều tra, giải quyết những bài tập tình huống 
74 NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs. 
gắn với thực tế của cuộc sống. Các dự án được tổ chức xung quanh các câu hỏi khám phá, 
học sinh tham gia vào một loạt các nhiệm vụ để giải quyết câu hỏi này. Nhiều nghiên cứu 
đã chỉ ra rằng khi so sánh kết quả học tập của người học thông qua DHTDA với chương 
trình giảng dạy truyền thống, mô hình DHTDA giúp tăng cường việc ghi nhớ lâu dài nội 
dung bài học, giúp người học đạt thành tích tốt hơn so với những người học truyền thống 
trong các kì thi kiểm tra đánh giá, cải thiện kỹ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, nâng cao thái 
độ đối với việc học (Strobel & van Barneveld, 2009; Walker & Leary, 2009). 
Việc sử dụng mô hình DHTDA đối với trẻ mầm non có thể được xem như là sự gặp gỡ 
với bản chất của trẻ nhỏ - những đối tượng thích đặt câu hỏi và yêu thích sự khám phá. Cụ 
thể hơn, Aral (2010) đã có những cái nhìn sâu hơn trong việc phân tích tác động của 
DHTDA đến trẻ 6 tuổi trong quá trình nhận thức. Ông cho rằng mô hình dạy học này hỗ 
trợ trẻ phát triển nhận thức những yếu tố như: màu sắc, chữ cái, số, kích cỡ, hình dáng, 
âm thanh, tỉ lệ, thứ tự, định hướng, thời gian và nhận thức về xã hội Các nhà nghiên 
cứu Inan (2007), Bowne (2006), Masseti (2009), McClurg (2009) cũng đề cập đến mô 
hình DHTDA cho trẻ mầm non, những tác dụng tích cực của mô hình này đến chất lượng 
học của trẻ cũng như có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ mầm non, đặc biệt là 
khi dạy học các môn Toán, Khoa học, Ngôn ngữ, Văn học. 
Ở Việt Nam, DHTDA được quan tâm nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây. 
Những nghiên cứu ban đầu hướng đến giới thiệu về mô hình dạy học này dưới góc độ lí 
luận. Dữ liệu được chuyển dịch từ các tài liệu nước ngoài đã được các tác giả biên soạn 
thành các giáo trình, bài giảng cho các khoá tập huấn, cũng như viết thành các bài báo 
công bố trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học trong nước. Sau đó, các 
nghiên cứu hướng vào việc ứng dụng DHTDA vào nhà trường phổ thông và đại học (phổ 
biến từ lớp 9 trở lên) với các môn học ưu tiên thiên về tự nhiên và kĩ thuật như địa lí tự 
nhiên, vật lí, điện – điện tử Tuy nhiên, hình thức dạy học này vẫn chưa được phổ biến 
rộng rãi, phạm vi áp dụng hẹp, với một số nội dung dạy học nhất định, chủ yếu là do GV 
tự tổ chức chứ chưa phải là yêu cầu bắt buộc trong chương trình dạy học ở các nhà 
trường. Đối với bậc học mầm non, hình thức DHTDA gần như chưa được nghiên cứu một 
cách có hệ thống và chưa được áp dụng trong thực tiễn trong khi hình thức này rất phù 
hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong việc khám phá thế giới. 
2.2.2. Những ưu điểm của DHTDA đối với trẻ mầm non 
DHTDA giúp trẻ hình thành và phát triển những năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu 
thời đại ngày nay 
Những năng lực cần thiết trong thời đại ngày nay đã được UNESCO (1998) xác định ở 4 
trụ cột của việc học đó là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng 
định. DHTDA có thể giúp trẻ hình thành các năng lực biết, làm, chung sống và tự khẳng 
định khi lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội để trẻ tích cực, chủ động và sáng tạo trong học 
tập. DHTDA tạo nên sự chuyển biến quan trọng từ “dạy học giáo điều” sang dạy học 
“tích cực hoá hoạt động học tập”. Chương trình GDMN hiện nay cũng được xây dựng 
theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển những năng lực cơ bản, nền tảng 
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC... 75 
cho trẻ. Vì vậy, việc áp dụng DHTDA trong GDMN góp phần hiện thực hoá mục tiêu 
phát triển toàn diện theo chương trình GDMN. 
DHTDA giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo 
Khi nghiên cứu về DHTDA ở trẻ nhỏ, Helm và Katz (2011, [8]) đã chỉ ra mức độ chủ động 
và ra quyết định của trẻ trong nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo đó, nếu GV là người dẫn 
dắt và định hướng cho những dự án tìm hiểu, khám phá được thực hiện bởi trẻ thì mức độ 
chủ động và ra quyết định của trẻ sẽ càng cao. Theo Katz [8], DHTDA là một sân chơi cho 
những cuộc tìm hiểu, khám phá sâu của trẻ. Lúc này, trẻ hoàn toàn có thể chủ động cả việc 
đưa ra vấn đề và cách giải quyết vấn đề. GV giữ vai trò khuyến khích, động viên và “châm 
ngòi” cho mọi tình huống có vấn đề đến với trẻ. Nhu cầu bức thiết giải quyết mâu thuẫn 
giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” sẽ tạo ra sự căng thẳng về trí tuệ, tác động đến tính tích 
cực, độc lập tư duy, đòi hỏi trẻ phải nhớ tri thức cũ, tập trung chú ý, khắc phục khó khăn 
để giải quyết vấn đề. Những kiến thức và kĩ năng có được từ những hoạt động này là nền 
tảng cơ bản để trẻ tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn. 
DHTDA khai thác nội dung học tập vừa cụ thể, vừa có tính liên môn 
Các chủ đề học tập trong DHTDA mang tính chất cụ thể luôn gắn với thực tiễn và kinh 
nghiệm sống của trẻ. Mỗi chủ đề học tập là một “đơn vị kiến thức” tương đối hoàn 
chỉnh. Nó cho phép trẻ đi sâu tìm hiểu về một vấn đề mà trẻ quan tâm và trẻ sẽ lĩnh hội 
được những kiến thức tương đối toàn diện. Tuy nhiên để giải quyết được một vấn đề cụ 
thể đòi hỏi trẻ phải huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy học 
tập qua tham gia dự án sẽ giúp trẻ vận dụng được những kiến thức đã biết, đã học của 
nhiều môn học khác nhau để tìm hiểu sâu về một vấn đề mà trẻ thích thú, quan tâm. 
Điều này sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức mang tính chất hệ thống và có tính kế thừa. 
DHTDA mở rộng không gian và thời gian cho hoạt động học tập 
Như đã phân tích ở trên, các hoạt động giáo dục hiện nay chủ yếu trong giới hạn không 
gian ở trường mầm non với thời lượng khoảng 1-2 tiết cho mỗi nội dung học tập. Ngược 
lại, DHTDA tạo cơ hội cho trẻ có thể học tập ở không gian mở rộng hơn. Trẻ có thể thực 
hiện dự án vừa ở trường vừa ở nhà hay ở vườn rau, cánh đồng, công viên Trong quá 
trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt 
động thực tiễn, thực hành. Điều này làm cho hoạt động học tập sống động hơn, mang tính 
thục tiễn cao hơn. Thời lượng dành cho một dự án tùy thuộc vào nội dung cụ thể. Với thời 
lượng kéo dài có thể từ 1 tuần đến 1 tháng, trẻ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu sâu các 
nội dung học tập chứ không chỉ giới hạn trong 1-2 tiết học trên lớp. 
DHTDA tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội 
Trong các hoạt động giáo dục hiện này, chủ yếu chỉ có GV hướng dẫn trẻ khám phá các nội 
dung học tập. Dạy học theo dự án nhấn mạnh sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa GV, bố mẹ 
trẻ và cộng đồng xã hội. Điều này tạo cơ hội cho gia đình và xã hội tham gia vào công tác 
giáo dục trẻ trong một vài giai đoạn nào đó của dự án. GV cần tạo ra cầu nối giữa nhà 
trường với phụ huynh, giữa trẻ với các chuyên gia và với các lực lượng xã hội khác để hỗ 
76 NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs. 
trợ trẻ thực hiện tốt các dự án học tập. Ví dụ tổ chức các cuộc gặp gỡ với chuyên gia để tìm 
thông tin cho dự án, huy động phụ huynh hỗ trợ trẻ chuẩn bị các chuyến tham quan, tạo cơ 
điều kiện cho trẻ thể hiện các kiến thức và kĩ năng đã có 
2.2.3. Qui trình DHTDA cho trẻ mầm non 
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều quan điểm về qui trình tổ chức 
DHTDA cho trẻ em. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tiếp cận quan điểm triển khai 
thực hiện DHTDA cho trẻ mầm non theo ba giai đoạn của Helm và Katz (2011, [8]) gồm: 
(1) Mở đầu dự án (beginning the project); (2) Phát triển dự án (developing the project) và 
Kiểm tra lại mạng dự tính 
và mạng những vấn đề trẻ 
muốn biết để buộc vào 
mục tiêu (kỹ năng và kiến 
thức) 
Cung cấp các hoạt động tập trung 
và trải nghiệm chung 
cho nhóm hoặc lớp 
GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN 3 
Đề xuất chủ đề 
khả thi 
GV khởi 
xướng 
Đề xuất 
từ vấn đề trẻ 
quan tâm 
Hoàn thành dự kiến về: 
- Mạng câu hỏi trẻ muốn biết 
- Cơ hội từ chương trình GD 
Tìm tòi các nguồn lực, thực địa sẵn có. 
hoặc 
Quyết định xem chủ đề có phù hợp 
và thiết thực hay không 
KHÔNG 
Ít quan tâm, 
không nhất quán 
với mục tiêu, 
không thiết thực 
CÓ 
Quan tâm cao, 
phù hợp 
với mục tiêu, 
thiết thực 
GV lập mạng 
về các kiến 
thức, hiểu biết 
hiện tại của trẻ 
Lập mạng hoặc liệt 
kê những câu hỏi 
cho cuộc nghiên 
cứu “chúng tôi 
muốn tìm ra” 
Chuẩn bị các chuyến 
tham quan thực tế và 
gặp gỡ với chuyên gia 
Tìm hiểu, khám phá, 
nghiên cứu * 
Tham quan thực địa, nói 
chuyện với khách và 
chuyên gia, khảo sát 
hiện vật, tiến hành thí 
nghiệm 
Trình bày những gì đã học 
qua viết, vẽ, xây dựng – 
mô hình hóa, nhảy – múa, 
đóng kịch 
Xem lại hoặc xây dựng lại 
mạng. Chỉ ra những gì đã 
học, xác định câu hỏi mới, 
điều tra lại và trình bày lại. 
Phỏng vấn, lên kế 
hoạch tổ chức sự 
kiện cuối cùng (triển 
lãm, trưng bày) để 
trẻ chia sẻ, kể câu 
chuyện về dự án 
Kết thúc sự kiện cuối 
cùng hoặc các hoạt 
động 
Xem xét, đánh giá mức 
độ đạt được mục tiêu 
của dự án 
Chú thích 
thích: 
 HĐ của trẻ 
HĐ của GV 
 HĐ của trẻ và GV 
Cơ hội 
cho phụ huynh 
cùng tham gia 
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC... 77 
(3) Kết thúc dự án (concluding the project). Cụ thể như sơ đồ ở trên. 
Quy trình này được minh hoạ bằng ví dụ sau đây: 
Tên dự án CON ẾCH 
Độ tuổi 5 – 6 tuổi 
Thời gian 5 – 6 tuần 
Mục tiêu - Dự án này nhằm mang lại cho trẻ những hiểu biết thú vị về loài ếch thông 
qua những trải nghiệm học tập thú vị và tích cực để tìm ra câu trả lời. 
- Phát triển khả năng làm việc độc lập và chủ động (lên kế hoạch và tự đánh 
giá), khả năng tìm kiếm, xử lí và trình bày thông tin đã học được, khả năng 
hợp tác và giao tiếp. 
- Tích hợp các kiến thức và kĩ năng về toán, làm quen chữ cái, văn học, tạo 
hình trong các tình huống có ý nghĩa cho việc áp dụng các kiến thức đó. 
Triển khai 
dự án 
Giai đoạn 
1 
Mở đầu 
dự án 
(1 tuần) 
Tạo môi trường lớp cho trẻ hoạt động, quan sát trẻ để đánh giá 
hiểu biết của trẻ. 
Cho trẻ xem phim thế giới động vật và quan sát hứng thú của trẻ. 
Dự kiến những điều trẻ đã biết và những điều trẻ muốn biết về 
ếch 
Cung cấp cho trẻ một vài cuốn sách, hình ảnh về ếch để trẻ tự 
do tìm hiểu. 
Quan sát và ghi chép quá trình tìm hiểu của trẻ. Dựa trên hứng thú 
của trẻ mà quyết định tiếp tục hay dừng lại dự án. 
Nếu trẻ có hứng thú, đề nghị trẻ kể chuyện về ếch và minh hoạ 
bằng những đồ dùng trong lớp học 
Cùng trẻ lập mạng nội dung về những điều trẻ đã biết và những 
điều trẻ muốn tìm hiểu thêm về ếch vào giấy Ao và cùng trẻ dán 
lên tường 
Viết thư ngỏ gửi phụ huynh, trong thư trình bày nội dung, kỳ 
vọng của dự án và mời họ cùng tham gia 
Giai đoạn 
2 
Phát triển 
dự án 
(3 – 4 
tuần) 
Kiểm tra lại mạng nội dung vừa lập và đối chiếu với dự kiến 
trước đó để bổ sung vào mục tiêu. 
Trao đổi với trẻ về cách tìm hiểu 
Lắng nghe ý kiến của trẻ về cách tìm hiểu và gợi ý thêm 
Đề nghị trẻ tìm kiếm thông tin và mang đến lớp để chia sẻ. 
Tổ chức thảo luận, ghi câu trả lời của trẻ vào mạng nội dung 
Truy cập internet: Mở sẵn một vài trang mạng liên quan đến 
ếch, cho trẻ tự do tìm hiểu (GV giúp trẻ). Khuyến khích trẻ 
vẽ/kể lại cho các bạn cùng nghe. Ghi lại những lời nói, câu 
chuyện và hình ảnh thể hiện hứng thú học tập của trẻ 
Tổ chức đi tham quan nơi nuôi ếch: Trẻ tự đề nghị những vật 
dụng cần mang theo trong chuyến tham quan 
Hoạt động tạo hình: Trẻ vẽ/nặn tự do về những chú ếch và kể về 
sản phẩm của mình (GV ghi lại). Tùy vào hứng thú trẻ có thể làm 
album về ếch từ những hình ảnh đã chụp/vẽ hoặc làm mô hình về 
ếch từ đất nặn. 
78 NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs. 
Kể chuyện “Chú ếch xanh và bạn rùa nhỏ”: Kể chuyện cho trẻ 
nghe, trò chuyện về nội dung câu chuyện và cho trẻ kể lại; cùng 
trẻ xây dựng kịch bản và đóng kịch 
Trò chuyện với người nuôi ếch: Người nuôi ếch mang ếch con 
đến và cho trẻ biết cách nuôi ếch như thế nào? GV giúp trẻ ghi 
chép lại. 
Tìm những con ếch nhỏ xung quanh trường: GV và trẻ thảo luận 
về việc chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để tìm và bắt ếch về 
(hộp nhựa để đựng, giấy và bút để vẽ/ghi chép, máy ảnh để trẻ 
chụp,...), sau đó chuẩn bị và tiến hành tìm những chú ếch. 
Mời chuyên gia: Nếu trẻ không tìm được ếch hoặc trẻ có nhu 
cầu tìm kiếm nhiều loại ếch hơn nữa, GV mời chuyên gia đến để 
cho trẻ phỏng vấn. Chuyên gia trả lời các câu hỏi của trẻ về ếch 
mà trẻ chưa trả lời được. 
Đặt tên cho những chú ếch; chăm sóc ếch con, dự đoán và ghi 
chép sự thay đổi: GV hướng dẫn trẻ ghi nhãn, chụp hình ếch theo 
nhãn và lập bảng theo dõi. Trẻ quan sát ếch ăn, ghi chép lại số lần 
ếch ăn mỗi ngày; viết, vẽ về sự lớn lên của ếch và kể lại những 
thay đổi ở ếch mà trẻ nhìn thấy. 
Làm sách/áp phích về các loài ếch: GV và trẻ tìm kiếm thêm 
nguyên vật liệu và gợi ý cho trẻ làm sách/áp phích về các loài ếch 
trong vài ngày. Các sản phẩm sẽ trưng bày ở ngày tổng kết dự án. 
Giai đoạn 
3 
Kết thức 
dự án 
(1 tuần) 
GV bàn bạc với trẻ để chuẩn bị cho buổi triển lãm kết thúc dự 
án. 
Gửi thư mời phụ huynh đến tham quan dự án ếch của trẻ (đọc 
nội dung thư mời cho trẻ nghe). 
Trưng bày các sản phẩm về ếch, tranh ảnh các loài ếch, áp phích 
về ếch . 
Với qui trình tổ chức dự án như trên, có thể thấy, tất cả những ưu điểm của hình thức 
hoạt động này được bộc lộ. Đặc biệt là tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ được 
phát huy tối đa, sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác cũng rõ nét hơn và môi 
trường hoạt động cũng được mở rộng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, tuỳ vào 
điều kiện của nhà trường và hứng thú của trẻ, quy trình trên có thể được điều chỉnh phù 
hợp. Tính linh hoạt và mềm dẻo của dạy học theo dự án thể hiện ở điểm này. 
4. KẾT LUẬN 
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng và 
Nhà nước. Tính căn bản và toàn diện thể hiện ở sự thay đổi và chuyển biến ở toàn bộ hệ 
thống giáo dục quốc dân với sự bắt đầu từ bậc học đầu tiên – GDMN. 
Quan điểm giáo dục tích hợp theo chủ đề đã và đang được thực hiện trong GDMN hiện 
nay vẫn thể hiện ưu điểm của nó trong việc phát huy vai trò trung tâm của trẻ, tích cực 
hoá hoạt động học tập và khám phá của chủ thể hoạt động. Tuy nhiên, với sự phát triển 
của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, quan điểm này chưa được hiện thực hoá đầy đủ 
và toàn diện trong các hoạt động giáo dục cụ thể ở trường mầm non. DHTDA với những 
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC... 79 
ưu việt đã được chứng minh trên thế giới, có thể đáp ứng được những yêu cầu của quan 
điểm tích hợp giáo dục theo chủ đề ở trường mầm non trong việc phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, việc áp dụng DHTDA vào GDMN ở Việt Nam 
không phải là rập khuôn máy móc mà cần linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với điều kiện 
thực tế của cơ sở giáo dục, trình độ chuyên môn của GV, trình độ nhận thức của trẻ và sự 
phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Điều này cần có sự nghiên cứu nghiêm túc 
và bài bản về cả lí luận và thực tiễn để xác lập những luận cứ khoa học xác đáng cho việc 
đề xuất những định hướng áp dụng DHTDA một cách hiệu quả và khả thi, góp phần đổi 
mới căn bản và toàn diện GDMN theo chủ trường của Đảng và Nhà nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện 
hoạt động giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và 
giáo viên mầm non năm học 2015 – 2016. NXB giáo dục Việt Nam. 
[3] Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Điều lệ trường mầm non. 
[4] Nguyễn Thị Hòa (2012). Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc mầm non. NXB Đại học 
sư phạm. 
[5] Lê Thu Hương (2014). Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong 
trường mầm non theo chủ đề. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[6] Chu Thị Hồng Nhung (2014). Tình hình đổi mới GDMN tại Việt Nam qua các giai 
đoạn. Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 57. 
[7] Bowne, M.T. (2006). Comparisons of literacy and mathematical knowledge in 
kindergartens offering reggio-emilia-inspired project approach vs. didactic approach. 
Disertasi PhD. University of South Dakota. 
[8] Inan, H.Z. (2009). Integrated Disciplines: Understanding the Role of Art in Science 
Education in a Preschool. Journal of Applied Sciences Research, 5(10), 1375-1380. 
[9] Masseti, G.M., (2009). Enhancing emergent literacy skill of preschoolers from low-
income environments through a classroom-based approach. School Psychology 
Review, 38(4), 554-569. 
[10] McClurg, (2009). Motivating project-based learning: Sustaining the doing, supporting 
the learning. Educational Psychologist, 26 (3 and 4), 369-398. 
[11] Frey K. (2005). Die Projektmethode, Weinheim Und Basel. 
[12] Helm, J. H., & Katz, L. G. (2011). Young Investigators the project approach in the 
early years.  
Education/dp/0807751537. 
[13] Katz, L. G., & Chard, S. C. (1989). Engaging children's minds: The project 
approach. 
Approach/dp/1567505015. 
[14] Kilpatrick W. H. (1918). The Project Methode, Teachers college. 
[15] Strobel, J., Van Barneveld, A. (2009). When is PBL more effective? A meta-synthesis 
of meta-analyses comparing PBL to conventional classrooms. 
[16] Walker, A. & Leary, H. (2009). A problem-based learning meta analysis: Differences 
across problem types, implementation types, disciplines, and assessment levels 
80 NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs. 
Title: PROJECT-BASED LEARNING - AN INNOVATION IN ORGANIZING 
EDUCATIONAL ACTIVITIES AT KINDERGARTEN 
Abstract: Preschool education is the first level in the Vietnamese national education system. 
Therefore, the basic and comprehensive innovation in education and training should start from 
this level. In this article, we introduce the project – based learning as an innovation in 
organizing educational activities in kindergarten, to meet the requirements of the topic-
integrated education. 
Keywords: Project-based Learning, Educational Activities, Kindergarten 

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_theo_du_an_mot_huong_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat.pdf