Dấu ấn văn hóa qua cách xưng hô trong gia đình người việt và người Pháp
Gia đình là một tế bào xã hội, một môi trường đặc biệt góp phần hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên. Văn hóa ứng xử trong gia đình nói chung, văn hóa xưng hô trong gia đình nói riêng thể hiện những nét đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nghiên cứu cách xưng hô trong gia đình Việt Nam và Pháp dưới góc độ ngôn ngữ-văn hóa cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt thú vị trong quan niệm cũng như cách ứng xử của hai dân tộc; từ đó vận dụng hiệu quả kiến thức ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình giao tiếp với người bản xứ.
Bạn đang xem tài liệu "Dấu ấn văn hóa qua cách xưng hô trong gia đình người việt và người Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dấu ấn văn hóa qua cách xưng hô trong gia đình người việt và người Pháp
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gia đình là một môi trường đặc biệt, nơi đó hình thành và nuôi dưỡng nên nhân cách mỗi con người. Dù ở bất cứ chế độ xã hội nào, điều kiện địa lý và hoàn cảnh kinh tế nào thì gia đình vẫn giữ nguyên những đặc trưng với các mối quan hệ huyết thống, thân thuộc, yêu thương. Tình yêu, sự quan tâm, kính trọng, tất cả luôn hiện diện và trường tồn như một sợi dây vĩnh cửu gắn kết các mối quan hệ gia đình giữa vợ-chồng, cha mẹ-con cái, anh-chị-em, ông bà-cháu chắt. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến dấu ấn văn hóa của hai quốc gia ở hai vùng khác biệt về cả văn hóa, lãnh thổ địa lý thể hiện trong cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình. Nếu Pháp là một đất nước phát triển với nền văn TRỊNH THỊ XOAN* *Học viện Khoa học Quân sự, trinhminhxoan80@gmail.com Ngày nhận bài: 08/5/2018; ngày sửa chữa: 30/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/6/2018 DẤU ẤN VĂN HÓA QUA CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI PHÁP TÓM TẮT Gia đình là một tế bào xã hội, một môi trường đặc biệt góp phần hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên. Văn hóa ứng xử trong gia đình nói chung, văn hóa xưng hô trong gia đình nói riêng thể hiện những nét đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nghiên cứu cách xưng hô trong gia đình Việt Nam và Pháp dưới góc độ ngôn ngữ-văn hóa cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt thú vị trong quan niệm cũng như cách ứng xử của hai dân tộc; từ đó vận dụng hiệu quả kiến thức ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình giao tiếp với người bản xứ. Từ khóa: đại từ nhân xưng, gia đình, giao tiếp, người Việt, người Pháp, văn hóa, xưng hô minh lâu đời của Châu Âu, với tôn giáo chính là đạo Thiên chúa giáo và nền dân chủ, đề cao cái tôi, bản ngã cá nhân trong xã hội thì Việt Nam lại điển hình cho một đất nước đang phát triển với nền sản xuất nông nghiệp lâu đời và ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền tư tưởng Nho giáo, đạo Khổng. Xuất phát từ hai đặc trưng này mà trong phạm vi gia đình, mỗi quốc gia sẽ có những nét đặc trưng trong cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình. Hiện nay, nhiều gia đình Việt còn chung sống với bốn thế hệ nhưng đa số tồn tại hình thái gia đình ba thế hệ. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào thói quen xưng hô trong gia đình ba thế hệ ông/bà-con-cháu của hai dân tộc Pháp-Việt. Khám phá ra những dấu ấn văn hóa và mang đến những giải đáp thú vị cho từng cách sử dụng loại ngôn ngữ trong môi trường đặc biệt này 62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v VĂN HÓA - VĂN HỌC sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa mỗi quốc gia, góp phần giảm thiểu được những rào cản văn hóa trong giao tiếp. 2. HỆ THỐNG ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI PHÁP 2.1. Khái niệm xưng hô và đại từ xưng hô Trong quá trình giao tiếp, xưng hô là hành vi ngôn ngữ xuất hiện liên tục trong mỗi lời thoại của người tham gia giao tiếp. Ngôn ngữ xưng hô cho phép ta định rõ các vai, thứ bậc, mối quan hệ của các đối tượng tham gia vào cuộc trò chuyện, giao tiếp. Xoay quanh cuộc giao tiếp đó, ngôn ngữ xưng hô sẽ xoay quanh ba trục cơ bản: người nói-người nghe-người thứ ba được nhắc đến trong câu chuyện. Theo Lê Hoàng Sang (2014, tr.9), “xưng” là sự quy chiếu đến người nói, là cách mà người nói tự gọi mình khi trò chuyện với người khác. Hành động “xưng” được thực hiện thông qua một từ xưng hô ở ngôi thứ nhất số ít, hai người xưng trở lên với ngôi nhân xưng thứ nhất số nhiều. “Hô” là sự quy chiếu đến người nghe, là cách mà người nói gọi người đang trò chuyện với mình. Hoạt động “hô” được thực hiện thông qua một từ xưng hô ở ngôi thứ hai, một người nghe ứng với ngôi thứ hai số ít, từ hai người nghe trở lên ứng với ngôi thứ hai số nhều. Từ “xưng hô” ở ngôi thứ ba dùng để quy chiếu đến người thứ ba được nhắc đến trong cuộc hội thoại. Như vậy “Xưng hô” là tự xưng mình và cách gọi người khác bằng những danh xưng tương ứng khi giao tiếp nhằm biểu thị thứ bậc, mối quan hệ, sắc thái tình cảm, cảm xúc giữa những cá thể tham gia vào cuộc đối thoại. Theo Từ điển Giáo dục Việt Nam (2001, tr.497): “Đại từ nhân xưng (còn gọi là đại từ xưng hô) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi người đối thoại (ngôi thứ hai) và để gọi người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba), bao gồm số ít và số nhiều”. Từ những định nghĩa và quan điểm trên, có thể thấy, trong quá trình giao tiếp, các cá thể có thể đổi vai người nói (phát ngôn) và người nghe và các đại từ nhân xưng cũng được luân phiên sử dụng hết sức linh hoạt trong quá trình giao tiếp giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Riêng ngôi thứ ba, vì không thuộc phạm trù xưng-hô nên sẽ không có sự thay đổi trong quá trình giao tiếp. Liên quan đến cách xưng hô, chúng ta cần có sự phân biệt khái niệm đại từ nhân xưng và danh xưng. Đại từ nhân xưng thuộc phạm trù ngôn ngữ, là một phần không thể thiếu đối với một ngôn ngữ và đều có điểm chung trong mọi ngôn ngữ là gồm ba ngôi: thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu cách xưng hô trong gia đình và cách sử dụng các danh xưng trong các cuộc giao tiếp trực tiếp của các thành viên, tức là các danh xưng được sử dụng ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Danh xưng hay cụ thể là các danh xưng thân mật trong cách xưng hô của các thành viên trong gia đình là những đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng ngôn ngữ, mỗi gia đình, thậm chí là của mỗi cá thể tham gia giao tiếp. Tìm hiểu về cách xưng hô trong gia đình, chúng ta sẽ khám phá ra những nét đặc sắc, dấu ấn văn hóa hay cá tính của mỗi một cộng đồng hay cá thể sử dụng ngôn ngữ đó. 2.2. Hệ thống đại từ nhân xưng và cách xưng hô trong gia đình người Việt và người Pháp 2.2.1. Đại từ nhân xưng Xét về khía cạnh ngôn ngữ, cả hai quốc gia đều có nguồn gốc ngôn ngữ là hệ chữ La tinh. Tuy nhiên, tiếng Việt lại mang âm sắc của chữ Nôm, một ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của tiếng Hán (Trung Quốc). Trước khi đi sâu vào phân tích các dấu ấn văn hóa qua cách xưng hô trong gia đình, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về hệ thống đại từ, phương tiện ngôn ngữ không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp đặc biệt này. 63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v Bảng 1: Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Pháp và tiếng Việt Đại từ nhân xưng Tiếng Pháp Tiếng Việt Ngôi thứ nhất số ít Je Tôi, em, mình, tớ, tao, con Ngôi thứ hai số ít Tu/Vous Cậu, bạn, em, mình, mày, con, cháu Ngôi thứ ba số ít Il/Elle Anh ấy, hắn, cô ấy, bà ấy, chị ấy, gã, y, thị Ngôi thứ nhất số nhiều Nous Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, bọn mình, bọn tao Ngôi thứ hai số nhiều Vous Các anh, các chị, các bạn, bọn mày, bọn bay Ngôi thứ ba số nhiều Ils/Elles Các anh ấy, các bà ấy, các ông ấy, bọn nó, chúng nó Quan sát bảng hệ thống đại từ nhân xưng trên, có thể nhận thấy hệ thống đại từ của tiếng Việt phức tạp hơn của tiếng Pháp rất nhiều. Về cơ bản, trong tiếng Pháp, đại từ nhân xưng đơn giản và ổn định trong các tình huống giao tiếp. Trong khi đó, tiếng Việt lại tùy mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp sẽ có đại từ phù hợp. Ví dụ, giữa bạn bè là tớ-cậu, tôi-ông, bà-tui giữa vợ chồng: mình-em/anh, vợ-chồng. 2.2.2. Danh xưng và cách xưng hô trong gia đình người Việt Trong gia đình người Việt, do hệ thống đại từ không những phong phú mà còn rất tinh tế và thay đổi phức tạp theo mục đích giao tiếp khác nhau, với mỗi đối tượng khác nhau. Đối với người nước ngoài mới học tiếng Việt và chưa sinh sống ở Việt Nam thì đây là một rào cản khá lớn, vì họ chưa thể thấu hiểu được cái tinh túy, lễ nghĩa, tình cảm trong giao tiếp của người Việt. Do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông và nền giáo dục Nho giáo đã tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức từ bao đời nay, nên trong cách xưng hô của người Việt thường ý nhị và sâu sắc. Do đó, các danh xưng thân mật không đa dạng và phong phú so với ngôn ngữ phương Tây và thường được sử dụng chủ yếu trong mối quan hệ gia đình. Trong phần này, với những kiến thức và trải nghiệm thực tế đã thu lượm được trong đời sống, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách xưng hô trong gia đình Việt xoay quanh bốn mối quan hệ cơ bản của gia đình là: vợ- chồng, cha/mẹ-con cái, anh/chị-em, ông/bà-cháu. Cách xưng hô giữa vợ và chồng Đây là mối quan hệ thiêng liêng, khởi điểm cho việc hình thành và phát triển của một gia đình. Cách xưng hô cũng như các danh xưng giữa vợ chồng của người Việt thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Vợ chồng trẻ những năm đầu sau khi cưới, khi xưng hô với nhau vẫn hay sử dụng những từ xưng hô thân mật như lúc trước khi kết hôn. Cách xưng hô thân mật giữa các cặp vợ chồng rất đa dạng. Tuy nhiên, người Việt không có thói quen sử dụng danh xưng thân mật khi có mặt người thứ ba. Thông thường, sau kết hôn, các cặp vợ chồng sẽ xưng hô “anh-em”, “vợ-chồng”. Giới trẻ hiện nay thường có xu hướng từ trước khi kết hôn đã xưng hô với nhau là “vợ- chồng”, “ông xã-bà xã”, “vợ yêu-chồng yêu”... Ngoài ra còn hay dùng những từ theo phương Tây như “honey”, “baby” Đến khi hết thời kỳ vợ chồng son, các cặp vợ chồng cũng thể hiện sự gần gũi, thân thương bằng tiếng “mình” (mình - anh/em). - Mình ơi nhớ về ăn cơm sớm nhé. - Anh chưa biết được, còn tùy công việc nữa mình ạ. Vợ chồng khi bước vào tuổi làm cha mẹ lại có cách xưng hô thân mật khác. Lúc này vợ chồng gọi nhau thường hay gọi theo quan hệ với con như: “mẹ thằng Cún”, “bố cu Bi”, “má nó”, “ba nó” 64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v VĂN HÓA - VĂN HỌC hay với cháu: “bà cu Bo”, “ông ngoại Sóc”. - Má nó nhớ qua nhà bà ngoại chiều nay nhé. Hình như bà ốm đấy. - Bố Cún về chưa vậy? Em đợi ở nhà nhé. Khi đã lên ông, lên bà, tiếng “anh-em” hay “mình-anh/em” sẽ được thế chỗ cho cách xưng hô thay cho các cháu. - Ông nội Nil ơi, tôi ra chợ mua mớ rau nhé! Khi cùng nói chuyện với nhau, ở tuổi cao người Việt cũng thường xưng hô “ông/ông nó-tôi”, “bà/ bà nó-tôi”, thể hiện mình đã ở tuổi lên ông lên bà, cách xưng hô anh-em như thời trẻ dần được thay thế. - Đấy, tôi nói rồi mà bà không nghe, nó lại bỏ đi rồi. - Ông nó cứ bình tĩnh, việc đâu còn có đó. Thực tế, cách xưng hô và danh xưng trong mối quan hệ vợ chồng hết sức phong phú theo từng cung bậc cảm xúc và trong những ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu cách xưng hô chuẩn mực và phổ biến nhất trong các gia đình Việt. Cách xưng hô giữa cha mẹ và con cái Thông thường, danh xưng phổ biến nhất trong mối quan hệ này của người Việt là: “bố/mẹ-con” (miền Bắc); “ba/má-con” (miền Nam). Tuy nhiên, xét về lịch sử, trong gia đình Việt xưa cũng có nhiều cách xưng hô khác nhau. Trong các gia đình giàu có, người Việt xưa xưng hô là:“cậu/mợ - con”, hay là “cậu/mợ-anh/chị”. Còn trong các gia đình bình dân thì có những danh xưng như: “thầy/bu-con” hay “thầy/u-con, “thầy/ đẻ-con” Xét về vùng miền địa lý, trong gia đình Việt cũng có những điểm khác biệt nhất định. Người Việt ở các gia đình vùng cao thường hay xưng hô:“bố/mế-con. Ở miền Trung là: “ba/má-con” còn ở các tỉnh miền Tây Nam bộ là “tía/má-con”. Có thể nói, các danh xưng giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt hết sức phong phú. Trên đây chỉ là những danh xưng mang tính phổ biến nhất. Các danh xưng mà bố mẹ dành cho con cái cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của đứa con. Khi mới sinh ra, nhiều em bé đã có cả tên khai sinh và tên thân mật dùng để gọi khi ở nhà. Thế hệ trước có thói quen gọi là Cu, Cò, Tũn với con trai và Hĩm, Gái, Đĩ với con gái. Ngày nay, các em bé có nhiều hơn những danh xưng thân mật như: Honey, Coca, Bon, Bánh bao, Cà phê, Bào Ngư tùy vào sở thích của bố mẹ. Cách xưng hô giữa anh/chị và em Xưng hô trong mối quan hệ này vẫn chủ yếu là dùng cặp đại từ “anh-em”. Thực tế, ở nhiều gia đình anh chị còn gọi em là “mày” xưng “tao”, tuy nhiên cách nói này không được khuyến khích và không phải là chuẩn mực của danh xưng trong gia đình, trừ trong gia đình của các dân tộc thiểu số, nơi mà người dân sử dụng tiếng nói của cộng đồng mình. Danh xưng thân mật giữa anh/chị-em là rất ít. Ở miền Nam, đặc biệt là ở những vùng sông nước thì gọi anh, chị, em ruột thịt theo thứ tự trong gia đình cùng với tên của người đó ví dụ như: “Út Nga”, “Tư Thọ” hoặc ngắn gọn hơn thì chỉ gọi theo thứ tự trong gia đình: “Chị Hai”, “Anh Ba”. Khi đã trưởng thành và có con cái, cách xưng hô giữa anh-chị-em lại có sự thay đổi, đó là cách sử dụng đại từ xưng hô thay cho con. - Cô thấy chị nhà anh/tôi đợt này thay đổi nhiều không? (Anh nói với em gái). Cách xưng hô này cho ta thấy rõ sự hiện diện của thế hệ thứ ba, các con, cháu với cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác cứ mặc định trong các cuộc giao tiếp giữa các thành viên một cách tự nhiên, làm phong phú thêm các danh xưng trong gia đình. Cách xưng hô giữa ông bà và cháu 65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v Ở miền Bắc và theo tiếng phổ thông, cách xưng hô “ông/bà-cháu” phổ biến nhất trong các gia đình. Ở miền Nam, cháu gọi ông bà nội hay ông bà ngoại thường rút gọn lại còn tiếng “nội”, “ngoại” (chung cho cả ông và bà) để nói chuyện với nhau. Rất nhiều ông bà dùng tiếng“con” để gọi cháu. Ngược lại cũng rất nhiều cháu dùng tiếng “con” để xưng với ông bà. - Con chào nội, con về ạ. - Nội chào con, đi cẩn thận nghe con. Có thể thấy rằng, các danh xưng và cách xưng hô của các thành viên gia đình Việt vô cùng phong phú và không ngừng thay đổi theo sự phát triển, lớn mạnh về số lượng các thành viên trong gia đình. Từ thời điểm chỉ có “hai vợ chồng son” đến khi nên ông nên bà, cách xưng hô có một quá trình phát triển hết sức tự nhiên, thú vị nhưng cũng mang đậm nét văn hóa, sự gắn kết của tình cảm ruột thịt đầy yêu thương, trìu mến. 2.2.3. Danh xưng và cách xưng hô trong gia đình người Pháp Đối với người Pháp, đại từ nhân xưng được sử dụng gần như duy nhất trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là ngôi “je-tu” hay “moi- toi” (tutoyer). Trong văn chương cổ và trong các gia đình quý tộc xưa, người Pháp cũng có sử dụng cặp đại từ “je-vous” hay “moi-vous” (vouvoyer). Tuy nhiên, thói quen này hiện không còn trong gia đình hiện đại. Thế hệ ông bà (grands-parents) gồm có ông bà nội (grands-parents paternels) và ông bà ngoại (grands-parents maternels). Sau đó đến bố (père) và mẹ (mère) và các con gồm: anh/em trai (frère) và chị/em gái (sœur). Trong tiếng Pháp, trường hợp là anh/chị sẽ thêm từ grand(e) (lớn) ở trước mỗi danh xưng thành grand-frère và grande-sœur, nếu là em trai/gái sẽ thêm tiền tố petit(e) (nhỏ) và chuyển thành petit-frère và petite-sœur. Đi sâu vào tìm hiểu các danh xưng thân mật qua các mối quan hệ: vợ-chồng, cha mẹ-con cái, anh/chị-em và ông/ bà-cháu chúng ta sẽ phát hiện ra những nét tinh tế và sự đa dạng của từ loại này. Cách xưng hô giữa vợ và chồng Trong tiếng Pháp, trong mối quan hệ thân mật thì cặp đại từ xưng hô “je-tu” giữ vị trí độc tôn. Như chúng ta đã biết đại từ “tu” là ngôi thứ hai số ít trong hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Ph ... mang nhiều ý nghĩa đã tồn tại và phổ biến trong cách xưng hô giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và các cháu của mình. Đối với gia đình Việt, nếu như ngày xưa các “tên yêu” được dùng để gọi các con, cháu là nhằm dễ nuôi, dễ gọi thì ngày nay xu hướng “Âu hóa” rất rõ qua các danh xưng. Những cái tên thân mật như Tom, Nicky, Nil xuất hiện khá nhiều. Bên cạnh đó, cũng giống như tên yêu trong tiếng Pháp, những cái tên mang tên các con vật yêu, nhân vật hoạt hình như Mickey, Miu, Cún, Ben cũng rất quen thuộc. Bên cạnh đó, còn có những tên độc đáo gắn liền với câu chuyện riêng từ thuở trong bào thai cho đến khi ra đời của mỗi đứa trẻ như: Bánh Bao, Cô Ca, Hạt Xoài, Cà Phê cũng rất riêng và thú vị. Có một điểm chung nằm trong điều cấm kỵ trong gia đình người Pháp cũng như người Việt, đó là gọi tên tục của cha mẹ để xưng hô. Tuy nhiên, nếu với người Pháp là một nguyên tắc theo suốt cuộc đời thì với người Việt có sự thay đổi theo giai đoạn. Khi còn nhỏ, các em bé vẫn nói: - Mẹ Linh ơi, Ken yêu mẹ nhất trên đời! Nhưng trong gia đình Pháp, đối với ngôi thứ hai mà là ông bà, cha mẹ thì con cháu không gọi tên mà chỉ dùng danh xưng thân mật: “papa/ 68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v VĂN HÓA - VĂN HỌC maman” hay “mémé/papi”. Với người Việt, khi trưởng thành, con cũng tránh gọi tên của bố mẹ, ông bà mà chỉ đơn giản gọi là “bố/mẹ”, “ông/bà”. Nếu cách xưng hô bằng danh xưng tên yêu đối với con, cháu trong các gia đình là một thói quen phổ biến thì cách xưng hô giữa vợ và chồng của người Việt và người Pháp có nhiều điểm khác biệt. Đối với người Pháp, do ảnh hưởng nền văn minh phương Tây đề cao cách thể hiện tình cảm tự nhiên, cái tôi cá nhân và đời sống tình cảm luôn được thể hiện tự nhiên, công khai, nên cách xưng hô giữa vợ chồng và cách thể hiện tình cảm cũng hết sức cởi mở. Để thể hiện tình cảm, sự yêu thương, người Pháp xưng hô không ngại ngần bằng những danh xưng thân mật (surnoms intimes). Từ lúc còn yêu nhau cho đến lúc kết hôn và khi đã lớn tuổi thì người Pháp vẫn giữ thói quen xưng hô bằng những danh xưng thân mật như “chéri(e)”, “mon amour”, “ma puce” Người Việt, với sự ảnh hưởng của đạo Nho, đạo Khổng, cái tôi bản ngã luôn ẩn dấu sau những mối quan hệ lớn hơn như đạo vua-tôi, thầy-trò và đời sống tình cảm riêng tư là những điều mà trong truyền thống không được thể hiện ồn ào, công khai, phải ý nhị, tinh tế. Trong ngôn ngữ xưa, những danh xưng thường được sử dụng là “chúa công-thiếp”, “nàng-ta” là những chuẩn mực trong giao tiếp. Xu hướng hiện đại thì những danh xưng thường được sử dụng là “anh-em”, thân mật hơn là “mình-em/anh”. Khi đã có con, người Việt xưng hô theo cách xưng hô “hộ con”. Con cái chính là sợi dây gắn kết tình vợ chồng, là kết tinh của hạnh phúc vợ chồng. Thói quen này thể hiện tình cảm vợ chồng của người Việt được ẩn đằng sau niềm vui có con cái đề huề, có người nối dõi, đó là quan điểm ăn sâu vào tiềm thức người Việt từ xưa đến nay. Đối với người Việt, tình yêu vợ chồng và niềm tự hào ấy thể hiện qua danh xưng “mình-em”, “anh- em” rồi đến “bố nó-mẹ nó” và khi về già thì gọi nhau là “ông nội-bà nội/ông ngoại-bà ngoại” (cu Tý). Cứ như vậy, hình ảnh con cháu len lỏi vào trong các danh xưng của người Việt lúc nào không hay. 3.3. Đặc tính lịch sự, lễ phép và tôn ti, trật tự trong xưng hô Thái độ lễ phép, kính trọng trong xưng hô của người Việt được thể hiện rõ nét trong mối quan hệ gia đình. Đầu tiên phải kể đến tính thứ bậc rõ ràng và tuyệt đối trong xưng hô. Tiếp đó là các từ bổ sung trong các phát ngôn như “thưa” hay từ “ạ” ở đầu và cuối các câu thoại. - Thưa bố, thưa mẹ, con xin phép được trình bày một việc ạ. - Bà ơi, bà đã ăn cơm chưa ạ? Như vậy, trong cách xưng hô với người trên nói chung và đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình ẩn chứa những dấu ấn của lễ giáo, lễ nghĩa hết sức truyền thống từ xa xưa để lại. Những yếu tố ngôn ngữ dù rất nhỏ đi kèm với các danh xưng này giúp người nghe xác định ngay được mối quan hệ và thứ bậc của các cá thể tham gia giao tiếp đồng thời đánh giá được nhân cách, đạo đức của các cá thể đó. Chuẩn mực này trong giao tiếp luôn được duy trì và phát triển qua các thế hệ gia đình Việt. Những sắc thái này thực sự không tìm thấy trong cách xưng hô của người Pháp. Thật đơn giản, chỉ có cặp đại từ “je” - “tu” là đủ cho một mối quan hệ thân thuộc trong gia đình. Có lẽ sắc thái biểu cảm qua ngôn ngữ chỉ được nhận biết qua ngữ điệu, cách nhấn nhá trong phát ngôn mà thôi. Một nét nổi bật trong xưng hô của người Việt là thể hiện rõ tính tôn ti, thứ bậc của các thành viên trong gia đình. Trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, dù có từ “mình” thể hiện sự bình đẳng trong xưng hô nhưng sau từ mình đó thì người “xưng” nếu là vợ vẫn phải nói là “em”, và dù vợ có hơn tuổi chồng thì danh xưng “anh” vẫn là bắt buộc khi nói với chồng. Trong mối quan hệ anh/chị và em trong gia đình Việt, đặc điểm này được thể hiện rõ rệt nhất, do ảnh hưởng của Nho giáo, quan hệ anh/chị-em cũng là một chuẩn mực: phải có trật tự, tôn ti. Trong gia đình Việt, do tư tưởng trọng nam khinh 69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v nữ từ xưa để lại và cũng do đặc điểm người con gái khi đi lấy chồng “là con, là ma nhà người ta” nên chỉ người con trai trưởng mới có quyền lực cao nhất trong đại gia đình. Khi còn nhỏ được gọi là anh Cả, anh Hai, khi trưởng thành luôn gọi là Bác Trưởng, người có quyền thay cha mẹ quyết định những việc lớn trong gia đình. Khi người anh Cả không đảm đương nổi vai trò của mình thì có thể người em thứ thay anh gánh vác nhưng dù sao vẫn phải hỏi ý kiến vì người Việt quan niệm “Anh Cả giả cha”. Những lý giải ở trên cho ta hiểu tại sao trong anh chị em người Việt luôn yêu cầu phải xưng hô anh ra anh, em ra em, không được “cá mè một lứa”. So sánh với cách xưng hô của gia đình Pháp ta có thể thấy dấu hiệu của tôn ti trật tự thể hiện qua các danh xưng là hoàn toàn không mang đặc trưng riêng như người Việt. Với người Pháp, chỉ đơn giản là gọi tên và xưng hô ngôi “tu” là đủ. Tuy nhiên, khác với quan hệ cha mẹ-con cái, anh/ chị-em dâu/rể trong gia đình sử dụng đại từ “tu” để xưng hô với nhau, giữa họ không phân biệt thứ bậc và trật tự rõ ràng cũng như quan hệ ruột thịt hay không. Có lẽ đây là quan niệm mang tính cộng đồng giữa những người trẻ được duy trì trong đại gia đình. Trong thực tế, giữa anh/chị-em, ngay từ nhỏ, một đứa trẻ đã ý thức mình là một cá thể trong xã hội, mối liên hệ anh/chị-em là khá lỏng lẻo, từ việc ở phòng riêng biệt, sử dụng đồ đạc, đồ dùng, sở thích khác nhau cho đến khi lập gia đình và sống riêng. Mỗi cá thể đó độc lập với cả bố mẹ của mình. Người Pháp không quan niệm phải quá quan tâm đến những vấn đề riêng của anh em, trừ khi người đó sẵn sàng chia sẻ và cần được sẻ chia. Có vẻ như mối quan hệ này giống mối quan hệ bạn bè-đồng nghiệp hơn trừ sợi dây liên kết giữa họ là những cuộc họp mặt gia đình trong những sự kiện lớn (ngày lễ, đám cưới, đám tang) Như vậy, một lần nữa, ngoài điểm giống nhau duy nhất là lối xưng hô thân mật (tutoyer) trong mối quan hệ anh/chị-em thì giữa hai hình thái gia đình đã có sự khác biệt rất rõ nét. Điều này xuất phát chính từ ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống, văn hóa, lối sống của mỗi dân tộc. 3.4. Mối quan hệ giữa bố mẹ chồng/vợ với con dâu/rể Trong gia đình người Pháp cũng có một mối quan hệ mà cách xưng hô thể hiện khoảng cách, thứ bậc mặc dù màu sắc biểu cảm ấy không giống cách xưng hô của người Việt, đó là mối quan hệ giữa bố mẹ chồng/vợ với con dâu, rể. Qua cách xưng hô, ta thấy rõ quan niệm con đẻ-con dâu/rể và bố mẹ chồng/vợ được phân biệt rất rạch ròi. Trong mối quan hệ đặc biệt này ngôi “vous” sẽ được con dâu/con rể sử dụng để xưng hô với bố mẹ chồng/vợ, con bố mẹ chồng/vợ với con dâu rể thì vẫn xưng ngôi “tu” đúng theo thứ tự tuổi tác như ngoài xã hội. Đối với cha mẹ chồng/ vợ cũng vậy, cách xưng hô này trở thành hiển nhiên bởi chính bố mẹ cũng quan niệm đó không phải là con trai hay con gái đẻ (fils hay fille) của họ mà trong tiếng Pháp, người Pháp có thêm một tính từ “beau/belle” (đẹp) để chỉ gia đình thông gia (belle famille, beaux - parents, beau - fils, belle - fille). Nếu con dâu/rể xưng ngôi “tu với bố mẹ chồng/vợ thì được coi là một sự vô lễ. Ngược lại, con dâu/rể cũng không bao giờ sử dụng danh xưng thân mật “Papa”/“Maman” với bố mẹ chồng mà sẽ gọi tên hoặc thậm chí dùng từ trang trọng như xưng hô ngoài mội trường xã hội là “Monsieur”/ “Madame” (Ông/Bà). Trong khi đó, đối với người Việt, thường đôi trẻ khi yêu nhau gặp cha mẹ chồng/vợ tương lai thì xưng là “bác-cháu” (vous-tu). Tuy nhiên, sau khi kết hôn, danh xưng sẽ thay đổi ngay là “bố/ mẹ-con”, hai danh xưng này không khác gì với bố mẹ đẻ. Sự thay đổi trong cách xưng hô này vẫn nằm trong trường tư tưởng có thêm con là có thêm phúc. Hơn nữa, cho đến nay, có thể vì lý do kinh tế một phần, nhưng phần lớn là vì sợi dây tình cảm mà người Việt vẫn có xu hướng ở cùng cha mẹ sau khi kết hôn. Những đại gia đình tứ đại, tam đại đồng đường vẫn là niềm tự hào của người Việt. Người Việt có quan niệm “dâu con, rể khách” có 70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v VĂN HÓA - VĂN HỌC nghĩa là con dâu mới là con nhà mình vì sau hôn nhân theo lẽ tự nhiên người con gái thường theo chồng về ở cùng gia đình chồng, tuân theo nền nếp, thói quen sinh hoạt và đảm trách mọi công việc nhà chồng như một người con trong gia đình đồng thời được yêu thương, chăm sóc như người con gái trong gia đình chồng. Với con rể, họ luôn được đón tiếp trọng vọng, chu đáo mỗi khi về nhà bố mẹ vợ giống như nhà “có khách” vậy. Đó là vì với mỗi bậc cha mẹ Việt, trách nhiệm với con rồi với cháu là trọng trách đi suốt cuộc đời, quan niệm mình có tốt với con rể thì con rể sẽ yêu thương, đối tốt với con gái mình. Còn với con dâu, mình có coi như con gái thì con mới hòa nhập, yêu thương và gắn bó với gia đình nhà chồng. 3.5. Sự gắn kết thế hệ qua cách xưng hô Có lẽ chỉ trong xã hội của những đất nước Á Đông mới phổ biến cách sống tứ đại, tam đại đồng đường. Người Việt có câu: “Trẻ cậy cha, già cậy con”, vì vậy khi còn nhỏ, cha mẹ là chỗ dựa chính, duy nhất, lúc về già, không còn sức khỏe để lao động và đối mặt với bệnh tật, tuổi già thì con cái là chỗ dựa duy nhất. Sau khi kết hôn, khi có đứa con đầu tiên, cả đại gia đình hai bên nội/ngoại luôn sẵn sàng giúp đỡ, chăm sóc con, cháu. Và sự gắn kết giữa ông bà và cháu lại một lần nữa được thắt chặt. Cách sống gần gũi, đầy tình thương nhưng cũng đầy trách nhiệm giữa các thế hệ người Việt được thể hiện rõ trong mối quan hệ này. Đặc trưng của sự gắn kết này được thể hiện qua cách xưng hô có sự phân biệt rõ ông/bà nội/ ngoại thể hiện sự gần gũi giữa hai thế hệ đồng thời thể hiện sự khu biệt rõ ràng với những người họ hàng hay hàng xóm ở tuổi ông/bà mà trẻ gặp gỡ, xưng hô. Những tiếng gọi thân thương này trong ngôn ngữ Việt thể hiện rất rõ sự gắn bó và vai trò của người ông, người bà trong cả tuổi thơ và kể cả khi trưởng thành của người Việt. Khác biệt với gia đình Việt, hầu hết những người Pháp trưởng thành đều sống khá độc lập với cha mẹ sau khi đã trưởng thành. Cha mẹ không can thiệp nhiều vào đời sống cá nhân của các con. Giữa họ có một sự “dân chủ”, bình đẳng và độc lập đã được mặc định. Vả lại, với một đất nước phát triển thì gánh nặng kinh tế không phải là quá lớn với mỗi gia đình, đặc biệt là với trẻ em và người già, hai đối tượng được phúc lợi xã hội ưu ái về mọi mặt: giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” gần như không tồn tại. Các cháu một năm có thể chỉ gặp ông, bà một hai lần vào những ngày lễ hay sự kiện trọng đại của gia đình, còn lại họ sẽ thể hiện sự quan tâm bằng cách điện thoại hỏi thăm hay những hình thức liên lạc tương tự mà không nhất thiết phải sống cùng nhau. Có lẽ vì vậy mà người Pháp không nhất thiết phải phân biệt rõ vì đại từ “tu” là đủ cho mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. 4. KẾT LUẬN Ngôn ngữ luôn chứa đựng trong nó những dấu ấn văn hóa, lối tư duy và nếp sống của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Trong mọi cuộc giao tiếp, dù là bằng ngôn ngữ nào thì với lần đầu tiên gặp mặt, việc giới thiệu, tự giới thiệu của các cá thể tham gia giao tiếp là hết sức quan trọng để từ đó mỗi người xác định được cách xưng hô hợp lý, tránh rơi vào tình trạng lúng túng, gẫy nhịp và hiện tượng ”sốc văn hóa” trong giao tiếp. Tiếng Việt là ngôn ngữ khá phức tạp, đặc biệt là sắc thái biểu cảm qua ngôn ngữ, mỗi người Việt tự tìm hiểu và sử dụng hợp lý, hiệu quả các danh xưng và tuân thủ những chuẩn mực trong giao tiếp là hết sức quan trọng. Hiểu biết một ngôn ngữ, chúng ta cần tìm hiểu những yếu tố văn hóa ẩn sau mỗi cách dùng từ, diễn ngôn của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. So với tiếng Việt, tiếng Pháp đơn giản hơn trong trường từ liên quan đến cách xưng hô. Ngược lại, cách biểu đạt tình cảm bằng các danh xưng thân mật giữa vợ chồng và cha mẹ con cái lại được diễn ra hết sức tự nhiên, thường xuyên. Xưng hô và các danh xưng trong gia đình Việt và gia đình Pháp sẽ còn nhiều nữa những điều thú vị mà trong khuôn khổ bài viết này chưa thể trình bày và phân tích sâu. Xuất phát từ những kiến thức ngôn ngữ, trải nghiệm thực tế, hy vọng bài viết sẽ bước đầu gợi mở được những nghiên cứu, trao đổi tiếp theo về mảng ngôn ngữ đặc biệt này./. 71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 VĂN HÓA - VĂN HỌC v Tài liệu tham khảo: Bùi Hiền, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Gia, Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Nguyễn Văn Khang (2013), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Lê Hoàng Sang (2014), Đặc điểm ngôn ngữ văn hóa từ xưng hô trong gia đình của Tiếng Việt và tiếng Trung, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. Nguyễn Lân Trung (2006), Một số vấn đề về Ngôn ngữ học đối chiếu Việt-Pháp, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Guilbert, L. (1976), Grand Larousse de la langue française , Tome 5, Larousse, Paris. CULTURAL IMPRINTS IN INTER-FAMILY ADDRESSING IN VIETNAMESE AND FRENCH FAMILIES TRINH THI XOAN Abstract: A family is an original cell of a social life, a primary environment that contributes to the formation and nurturing character of each family member. Culture behavior in the family in general and the manner of addressing each other among the family members essentially express the characteristics of each country and nation. Studying the way family members addressing each other in Vietnamese and French culture from a linguistic perspective shows interesting similarities and differences in the conception and behavior of the two nations; thus it help learner to apply effectively knowledge of language and culture in communicating with the native speakers. Keywords: intimate name, personal pronouns, family, communication, culture, vocabulary, system Received: 08/5/2018; Revised: 30/5/2018; Accepted for publication: 20/6/2018
File đính kèm:
- dau_an_van_hoa_qua_cach_xung_ho_trong_gia_dinh_nguoi_viet_va.pdf