Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị vừa mới ban hành (16/01/2017) cho thấy sự

quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch vốn đã được định hướng là ngành

Kinh tế mũi nhọn. Với lợi thế về tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn, nhiều di sản hạng nhất

loài người (26 di sản thế giới gồm các danh hiệu khác nhau được UNESCO công nhận), Việt Nam hoàn

toàn có thể phát triển du lịch lên một tầm cao với những đóng góp ngày càng nhiều cho GDP và có sức

lan tỏa, kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Bài viết này, chúng tôi trình bày một số luận

điểm về thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay; thế nào là nguồn nhân lực du lịch

chất lượng cao cũng như những giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

pdf 8 trang kimcuc 9960
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
14 
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỞ THÀNH 
NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN 
HIGH QUALITY HUMAN RESOURCE TRAINING TO TURN TOURISM INTO A 
SPEARHEAD ECONOMIC SECTOR 
PHAN HUY XU 
 VÕ VĂN THÀNH 
 PGS,TS. Trường Đại học Văn Lang, Email: phanhuyxu@vanlanguni.edu.vn 
 ThS. Trường Đại học Văn Lang, Email: vovanthanh@vanlanguni.edu.vn 
TÓM TẮT: Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị vừa mới ban hành (16/01/2017) cho thấy sự 
quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch vốn đã được định hướng là ngành 
Kinh tế mũi nhọn. Với lợi thế về tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn, nhiều di sản hạng nhất 
loài người (26 di sản thế giới gồm các danh hiệu khác nhau được UNESCO công nhận), Việt Nam hoàn 
toàn có thể phát triển du lịch lên một tầm cao với những đóng góp ngày càng nhiều cho GDP và có sức 
lan tỏa, kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Bài viết này, chúng tôi trình bày một số luận 
điểm về thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay; thế nào là nguồn nhân lực du lịch 
chất lượng cao cũng như những giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. 
Từ khóa:Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng 
cao cho ngành du lịch, phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. 
ABSTRACT: Resolution No. 08-NQ/TW by the Politburo, which was recently promulgated 
on January 16, 2017, has shown a special concern of the Party and State of Vietnam about 
the development of tourism, which inherently was destined to become a spearhead 
economic sector of our country.With all the advantages associated with touristic 
resources, both natural and human, and first-class heritages of mankind (26 world 
heritages with different rankings), all of which have been recognized by UNESCO, 
Vietnam is perfectly able to raise tourism to a higher level so that this sector can 
contribute substantially to our country’s GDP and create the required spreading effect on 
other economic sectors. In this article, we shall present some discussions on the present 
situation of the current human resource development in the tourism industry and on what 
is considered as high quality human resource tourism; we shall also attempt to come up 
with some solutions to the training of high quality human resources in tourism. 
Key words: Resolution No.08-NQ/TW of the Politburo, high quality human resource 
training in tourism, development of tourism into a spearhead economic sector . 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghị quyết số 08 - NQ/TW tổng kết về 
ngành Du lịch Việt Nam hơn 15 năm qua 
đã có những bước phát triển và đạt được 
những kết quả quan trọng, rất đáng khích 
lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 
15 
tế đạt 10,2%, khách du lịch nội địa đạt 
11,8%. Năm 2016, số lượng khách du lịch 
quốc tế đạt 10 triệu lượt người và khách du 
lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người. Ngành 
du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc 
làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh 
quá trình hội nhập quốc tế và quản bá hình 
ảnh, đất nước và con người Việt Nam ra thế 
giới. 
Nhưng Nghị quyết số 08 - NQ/TW 
cũng nhận định rằng ngành Du lịch còn 
một số hạn chế, yếu kém, chưa tương xứng 
với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã 
hội. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng, hiệu 
quả còn thấp, chưa huy động được nhiều 
nguồn lực xã hội, chưa có sản phẩm độc 
đáo, đặc thù của từng vùng miền, dịch vụ 
du lịch chưa có chất lượng cao. 
Định hướng phát triển du lịch trở thành 
ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng 
chiến lược quan trọng. Nghị quyết đề ra 
đến năm 2020 phải thu hút được 17 - 20 
triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu 
lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 
10% GDP, tổng thu du lịch đạt khoảng 35 
tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch 
đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm và 
đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành 
kinh tế mũi nhọn1. Để đạt được những mục 
tiêu trên, Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra 8 
nhóm nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để phát 
triển du lịch2. Nghị quyết yêu cầu phải đổi 
mới nhận thức và tư duy về phát triển du 
1
 Xem thêm Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ 
Chính trị đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
ký vào ngày 16/01/2017. 
2
 Xem thêm Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ 
Chính trị đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
ký vào ngày 16/01/2017. 
lịch, xem du lịch là ngành kinh tế - dịch vụ 
tổng hợp và phát triển du lịch theo quy luật 
kinh tế thị trường. Du lịch phải bảo đảm 
tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển 
bền vững. Chúng tôi tập trung phân tích 
giải pháp 7 của Nghị quyết 08 - NQ/TW. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ngành 
du lịch Việt Nam hiện nay 
Về quy mô nhân lực ngành du lịch: 
Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch phát 
triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 
2020, ngành Du lịch Việt Nam năm 2015 
có tổng số nhân lực khoảng 620 nghìn 
người, năm 2020 là 870 nghìn người, tỷ lệ 
nhân lực qua đào tạo ở hai thời điểm trên 
khoảng 58,0% tổng số nhân lực của ngành. 
Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, trình 
độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 43,0% năm 
2015 và khoảng 43,5% năm 2020; trình độ 
trung cấp chiếm khoảng 27,5% năm 2015 
và khoảng 25,5% năm 2020; trình độ cao 
đẳng và đại học khoảng 28,5% năm 2015 
và khoảng 29,5% năm 2020; trình độ trên 
đại học khoảng trên 1,0% năm 2015 và 
khoảng 1,5% năm 2020; Tỷ lệ nhân lực 
được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ 
và kỹ năng làm việc trong tổng số nhân lực 
qua đào tạo của ngành du lịch khoảng 35 - 
40% thời kỳ 2011 - 2015 và khoảng 30 - 
35% thời kỳ 2016 - 20203. Với lộ trình phát 
triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện 
nay, nếu so sánh với Thái Lan thì quy mô 
nhân lực du lịch của Việt Nam còn khá 
khiêm tốn. Năm 2016, Thái Lan có khoảng 
2,5 triệu người làm việc trực tiếp trong 
3
 Quyết định Phê duyệt phát triển nhân lực Việt 
Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính 
phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 22/7/2011. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
16 
ngành du lịch và số nhân lực làm việc gián 
tiếp nên tới 6 triệu người (năm 2016, Thái 
Lan có trên 30 triệu khách du lịch quốc tế 
đến thăm). 
Về chất lượng nhân lực ngành Du lịch, 
theo tổng kết của nhóm tác giả Trần Thị 
Minh Hòa trong công trình Du lịch Việt 
Nam thời kỳ đổi mới4, nguồn nhân lực 
ngành Du lịch Việt Nam có những ưu điểm 
và nhược điểm nhất định. 
Về ưu điểm nguồn nhân lực ngành du 
lịch Việt Nam hiện nay có thể nhận thấy: đó 
là xu hướng có tăng lên, phản ánh vai trò 
ngày càng tăng của ngành du lịch và tính 
hiệu quả của công tác xã hội hóa hoạt động 
du lịch. Nhìn chung, nhân lực du lịch Việt 
Nam được rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh 
chính trị vững vàng; năng động, khắc phục 
khó khăn, nỗ lực vươn lên thực hiện đường 
lối, chủ trương, chính sách đổi mới và phát 
triển du lịch của Nhà nước; có ý thức trách 
nhiệm, nhiệt tình và tâm huyết với nghề 
nghiệp, gắn bó với cơ quan, đơn vị và với 
ngành và đất nước. 
Về hạn chế của nguồn nhân lực du lịch 
nước ta: có nhiều mặt chưa đáp ứng nhiệm 
vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế 
ngày càng một sâu, toàn diện và yêu cầu 
phát triển nền kinh tế tri thức5. Số lượng 
nhân lực còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và 
năng lực thực tiễn chưa tương xứng với 
bằng cấp. Nhân lực có trình độ tay nghề 
cao chưa nhiều và ngày càng thiếu những 
cán bộ đầu đàn làm nòng cốt đào tạo nhân 
4
 Xem thêm Trần Thị Minh Hòa (Chủ biên, 2015). 
5
 Trước đây, người ta dùng tri thức để sản xuất ra 
của cải vật chất, còn ngày nay thì người ta dùng tri 
thức để sản xuất ra tri thức (dẫn lại ý kiến của Phạm 
Đức Dương, 2013: Văn hóa học dẫn luận, Nxb. Văn 
hóa Thông tin, 2013). 
lực trẻ. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin 
học; năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lý, 
quản trị và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn 
chế chưa tương xứng với yêu cầu phát triển 
của ngành. 
Công tác phát triển nhân lực ngành du 
lịch mặc dù đã đạt được những kết quả nhất 
định, song vẫn còn nhiều bất cập cần giải 
quyết như: quản lý còn chồng chéo; mục 
tiêu đào tạo chưa rõ ràng, đào tạo còn manh 
mún cả về quy mô và cơ cấu, chất lượng 
đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; 
cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng 
còn lạc hậu; chưa đủ cán bộ giảng dạy có 
chất lượng và kinh nghiệm cho các trình 
độ; chương trình đào tạo chắp vá; quan 
điểm phát triển nhân lực mới chỉ tập trung 
vào đào tạo mới, ít chú trọng đào tạo, bồi 
dưỡng nhân lực tại chỗ, đào tạo nhân lực 
các ngành khác tham gia vào hoạt động du 
lịch và đào tạo cộng đồng; chưa quan tâm 
nhiều đến quản lý phát triển nhân lực và sử 
dụng nhân lực chưa hiệu quả6. Bấy nhiêu 
điểm còn tồn tại của việc đào tạo nguồn 
nhân lực du lịch đã khiến cho nhân lực 
ngành Du lịch Việt Nam hiện nay có tình 
trạng vừa thiếu lại vừa thừa. Thiếu là thiếu 
thợ, còn thừa là thừa thầy và cũng có thể 
hiểu theo một chiều hướng khác là thiếu 
người thực sự làm được chuyên môn, đáp 
ứng được nhu cầu công việc của ngành du 
lịch. Còn thừa là tình trạng nguồn nhân lực 
du lịch đào tạo ra không kiếm được việc 
làm đúng chuyên ngành đã học do không 
đáp ứng được nhu cầu chuyên môn. Theo 
kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du 
lịch của các nước EU (European Union: 
6
 Nguyễn Văn Lưu, 2014. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 
17 
Liên minh châu Âu) cơ cấu theo trình độ 
đào tạo của nguồn nhân lực ngành Du lịch 
Việt Nam đang mất cân đối. Cơ cấu nguồn 
nhân lực theo trình độ đào tạo được xác 
định theo tỷ lệ: Lao động quản lý ngành là 
5%, được đào tạo ở các trường đại học. Lao 
động kỹ thuật và giám sát là 10%, được đào 
tạo ở các trường cao đẳng và các khoa 
chuyên ngành khách sạn và du lịch ở các 
trường đại học. Lao động kỹ thuật lành 
nghề (kỹ năng thực hành) trực tiếp sản xuất 
là 85%, được đào tạo ở các trường cao 
đẳng, trung cấp và các trung tâm dạy nghề. 
Tỷ lệ “thầy/thợ” hiện nay là 1:3, trong khi 
đó tỷ hệ hợp lý phải là 1:67. 
2.2. Thế nào là nguồn nhân lực du lịch 
chất lượng cao? 
Theo Huỳnh Quốc Thắng (2016), 
nguồn nhân lực chất lượng cao trong du 
lịch đó là “những người lao động có trí tuệ 
cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt 
đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy 
tốt nhất”8. Chúng tôi cho rằng, nguồn nhân 
lực du lịch chất lượng cao trước hết là 
nguồn nhân lực trực tiếp của ngành du lịch 
được đào tạo bài bản với đầy đủ các kỹ 
năng cứng và kỹ năng mềm, có khả năng 
đáp ứng được môi trường làm việc quốc tế 
đa dạng, hội nhập vào các công ty đa quốc 
gia / xuyên quốc gia với cường độ làm việc 
cao và có khả năng chịu đựng áp lực công 
việc. Đội ngũ nhân lực trực tiếp chất lượng 
cao của ngành Du lịch phải có đủ năng lực 
7
 Trần Thị Minh Hòa (Chủ biên, 2015. 
8
 Xem thêm Huỳnh Quốc Thắng (2016): “Đào tạo 
và xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao 
trong bối cảnh hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo Phát 
triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng 
cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập 
ASEAN, Thành phố Hồ Chí Minh. 
với vai trò là nòng cốt trong sự nghiệp phát 
triển du lịch để giải quyết các vấn đề thực 
tiễn, có khả năng tiếp cận, làm chủ và 
chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, 
sáng tạo và truyền bá tinh hoa dân tộc và 
thế giới trong lĩnh vực du lịch nói riêng và 
đời sống xã hội nói chung; thu hút nhiều 
khách du lịch; có sức khỏe tốt, phát triển 
toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo 
đức, có năng lực tự học, tự đào tạo cao, 
năng động, chủ động, sáng tạo, có tri thức 
và kỹ năng làm việc toàn cầu, thích nghi 
nhanh với môi trường không ngừng biến 
đổi. 
Kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn 
được trang bị cho lao động trong ngành Du 
lịch thông qua đào tạo bài bản như kỹ năng 
ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, kiến thức 
chuyên ngành để thực hiện công việc đặc 
thù. Kỹ năng mềm của người lao động là kỹ 
năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng giao 
tiếp xã hội, kỹ năng ứng xử linh hoạt với 
đối tác đến từ các nền văn hóa khác nhau, 
mà thế kỷ XXI, kỹ năng mềm rất được coi 
trọng. 
Về cơ bản, nguồn nhân lực có chất 
lượng cao có thể theo mô hình ASK 
(Attitude – Skill - Knowledge)9 của 
Benjamin S. Bloom, 1956). 
Về thái độ làm việc (Attitude), cho đến 
nay, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 
thái độ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng 
suất làm việc của người lao động. Thái độ 
lao động quyết định sự thành công hay thất 
bại của cá nhân người lao động, cũng như 
ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh 
9
 Bloom, B. S, 1956: Taxonomy of Educational 
Objectives, Handbook I: The Cognitive domain, 
New York, David McKay Co In. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
18 
nghiệp. Một người lao động có thể thiếu kỹ 
năng làm việc, thiếu kiến thức chuyên môn 
thì có thể đào tạo được còn thiếu thái độ 
làm việc tích cực thì rất khó sử dụng. Có ba 
thái độ (cũng có thể gọi là ứng xử) đó là: 
thái độ đối với bản thân, thái độ đối với với 
nghề nghiệp và thái độ với doanh nghiệp10. 
Thái độ làm việc suy cho cùng xuất phát từ 
văn hóa11. 
Về kỹ năng làm việc (Skill), đối với lao 
động trong ngành Du lịch trong bối cảnh 
hội nhập quốc tế, kỹ năng lập kế hoạch và 
tổ chức công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ 
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý 
quỹ thời gian, kỹ năng làm việc độc lập và 
kỹ năng làm việc nhóm (kỹ năng mềm) cần 
phải được chú trọng. Bên cạnh đó, trong 
môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng ngoại 
ngữ (nghe, nói, đọc, viết) cũng là một tiêu 
chí cần phải có của nguồn nhân lực du lịch 
chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập quốc 
tế. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp 
vụ còn thiếu đã hạn chế các đơn vị du lịch 
không khai thác hết được nguồn lợi du lịch 
10
 Thái độ đối với bản thân là sự đánh giá của bản 
thân người lao động về tính cách, năng lực và mục 
tiêu sống cũng như mục tiêu công việc của đương 
sự; Thái độ với nghề là sự đánh giá của người lao 
động về sự phù hợp với nghề, nghiêm túc với nghề 
(có đạo đức nghề nghiệp) và đưa ra kế hoạch phát 
triển sự nghiệp của đương sự. Ngoài ra, sự nhiệt tình 
và lạc quan đối với công việc cũng là những tiêu chí 
quan trọng trong thái độ với công việc; Thái độ với 
doanh nghiệp là lòng trung thành và sự phù hợp của 
người lao động với tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa 
của doanh nghiệp (xem thêm: Nguyễn Tân Thu 
Hiền (2016): “Ứng dụng mô hình ASK trong việc 
xây dựng các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực du 
lịch chất lượng cao phù hợp với bối cảnh hội nhập 
khu vực và quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 
Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chất 
lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội 
nhập quốc tế, tr.167). 
từ khách nước ngoài. Mặt khác, nếu không 
giỏi ngoại ngữ, những nhân viên trong 
ngành Du lịch cũng khó hoàn thành tốt 
nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp chuyên 
môn, không thực hiện được sự hỗ trợ cho 
người nước ngoài hiểu về văn hóa Việt và 
quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam như 
nhận xét của đại diện Công ty Cổ phần Du 
lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải 
(Vietravel) tại Hội thảo Khoa học Phát 
triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới 
(tháng 7/2015)
12. Do đó, một lao động du 
lịch chất lượng cao (như đã đề cập ở trên) 
không thể không nói đến kỹ năng / khả 
năng giao tiếp, làm việc bằng ngoại ngữ. 
Tri thức (Knowledge) của nhân lực 
chất lượng cao cần phải được đào tạo bài 
bản được thể hiện qua trình độ học vấn, 
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Trong 
ngành du lịch, đó là sự hiểu biết về ngành, 
về công việc, về khách hàng và xu thế của 
ngành du lịch trong xu thế hội nhập quốc 
tế. Như vậy, bộ ba tiêu chí ASK theo 
Benjamin S. Bloon (1956) được phân tích ở 
trên là những tiêu chí cơ bản nhất để đánh 
giá một lao động được đào tạo có chất 
lượng cao, trong đó thái độ luôn được đặt 
lên hàng đầu (như đã được đề cập). 
2.3. Những giải pháp đào tạo nguồn 
nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển 
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi 
nhọn 
11
 Xem thêm Phan Huy Xu và Võ Văn Thành, 
2016). 
12
 “Những khó khăn hiện tại cần tháo gỡ cho các 
doanh nghiệp lữ hành Việt Nam”, in trong Kỷ yếu 
Hội thảo Phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ 
mới, Hà Nội, tháng 7/2015. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 
19 
Về góc độ đào tạo nguồn nhân lực du 
lịch, hiện nay cả nước có 346 cơ sở đào tạo 
tham gia đào tạo du lịch các cấp từ sơ cấp 
đến sau đại học. Trong đó có 115 cơ sở 
tham gia đào tạo đại học và cao đẳng du 
lịch, 114 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên 
nghiệp và 87 cơ sở đào tạo nghề du lịch 
(trường cao đẳng nghề, trường trung cấp 
Mô hình ASK của Benjamin S. Bloom (1956) 
chuyên nghiệp và 87 cơ sở đào tạo nghề du 
lịch (trường cao đẳng nghề, trường trung 
cấp nghề và trung tâm dạy nghề)13. Mỗi 
năm có khoảng 15.000 người được đào tạo 
chuyên môn làm việc trong lĩnh vực du 
lịch, trên thực tế, ước tính mỗi năm ngành 
Du lịch cần đến 45.000 nhân sự được đào 
tạo. 
Nghị quyết số 08 - NQ/TW, giải pháp 
7 đã đề cập đến các giải pháp cơ bản phát 
triển nguồn nhân lực du lịch như: 
Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư 
cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch. 
Tăng cường năng lực cho các cơ sở 
đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ 
13
 Dẫn lại Nguyễn Văn Lưu, 2014. “Chúng tôi cho 
rằng, hiện tại (2017) con số cơ sở đào tạo về du lịch 
Việt Nam có lẽ đã tăng lên đáng kể so với năm 
2014”. 
thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ 
giáo viên. 
Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc 
tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân 
lực du lịch. 
Đa dạng hoá các hình thức đào tạo du 
lịch. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công 
nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, 
phát triển nguồn nhân lực du lịch. 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
cả về quản lý Nhà nước, quản trị doanh 
nghiệp và lao động nghề du lịch. 
Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, 
ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực 
lượng lao động ngành Du lịch. 
Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề quốc 
gia về du lịch tương thích với các tiêu 
chuẩn trong ASEAN. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
20 
Thành lập Hội đồng nghề du lịch Quốc 
gia và Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du 
lịch. 
Chúng tôi xin đề cập về đào tạo nguồn 
nhân lực của Khoa du lịch Trường Đại học 
Văn Lang. Được thành lập từ tháng 
10/1995 cho đến nay đã gần 22 năm, trong 
thời gian qua, Khoa du lịch Trường Đại học 
Văn Lang hợp tác quốc tế với nhiều trường 
đại học nước ngoài và đã đào tạo hàng ngàn 
sinh viên, trong đó có trên 90% sinh viên 
tốt nghiệp có việc làm đúng nghề. Nhiều 
sinh viên đã phấn đấu vươn lên làm giám 
đốc khách sạn, công ty lữ hành và trưởng 
các bộ phận. Một số sinh viên phát huy tinh 
thần tự học và đã đạt học vị Thạc sĩ, Tiến 
sĩ. Khoa du lịch Trường Đại học Văn Lang 
cũng nên nghiên cứu mô hình ASK của nhà 
kinh tế người Anh Benjamin S. Bloon 
(1956) để đào tạo nguồn nhân lực du lịch 
chất lượng cao. Trong đó, chúng tôi đặc 
biệt chú ý đến kỹ năng ngoại ngữ để sinh 
viên đáp ứng được nhu cầu làm việc trong 
môi trường quốc tế, hội nhập và toàn cầu 
hóa hiện nay. 
3. KẾT LUẬN 
Cuối năm 2015, Việt Nam đã hội nhập 
sâu hơn vào Cộng đồng kinh tế ASEAN 
(AEC)
14. Theo các nguyên tắc thỏa thuận 
với các nước thuộc AEC, có 8 ngành nghề 
được luân chuyển trong khối ASEAN, 
trong đó có các nghề thuộc ngành du lịch. 
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du 
lịch của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, viết 
tắt là MRA-TP15, chính thức có hiệu lực đã 
đặt ra thách thức mới cho ngành du lịch 
14
 ASEAN Economic Community. 
15
 Mutual Recognition Arrangement on Tourism 
Professionals. 
Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo 
nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng được 
nhu cầu phát triển bền vững của du lịch 
Việt Nam trong một môi trường du lịch 
cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Nếu 
nhân lực ngành du lịch trong nước không 
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng 
nghề nghiệp và ngoại ngữ thì chúng ta sẽ 
thua ngay trên chính sân nhà. Nhận thức 
được tầm quan trọng của nguồn nhân lực 
du lịch, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08 
- NQ/TW về phát triển du lịch trở thành 
ngành Kinh tế mũi nhọn, trong đó nguồn 
nhân lực du lịch được chú trọng đào tạo đủ 
số lượng và chất lượng cao nhằm phát triển 
du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế 
mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Việt 
Nam. Chúng ta cần phối hợp và kiên trì 
thực hiện các biện pháp để đào tạo đủ về số 
lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch 
Việt Nam để vừa cạnh tranh cùng thắng với 
các nước trong khối ASEAN về du lịch vừa 
để du lịch Việt Nam thực sự trở thành một 
ngành kinh tế mũi nhọn như định hướng và 
kỳ vọng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 
21 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bloom, B. S, (1956): Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The Cognitive 
domain, New York, David McKay Co In. 
2. Kỷ yếu hội thảo Phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội, tháng 7/2015. 
3. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng cao đáp ứng 
nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập ASEAN, TP. HCM, 2016. 
4. Nghị quyết số 08 - NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở 
thành ngành kinh tế mũi nhọn. 
5. Nguyễn Văn Lưu (2013): Du lịch Việt Nam hội nhập trong ASEAN, Nxb. Văn hóa - 
Thông tin. 
6. Nguyễn Văn Lưu (2014): Phát triển nguồn nhân lực du lịch - Yếu tố quyết định sự phát 
triển của ngành du lịch Việt Nam, Nxb. Thông tấn. 
7. Nhiều tác giả (2015): Toàn cầu hóa du lịch và Địa phương hóa du lịch, Nxb. Đại học 
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
8. Phạm Đức Dương (2013): Văn hóa học dẫn luận, Nxb. Văn hóa Thông tin. 
9. Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2016): Bàn về văn hóa du lịch Việt Nam, Nxb. Tổng 
hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
10. Trần Thị Minh Hòa (Chủ biên, 2015): Du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập, Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 08/3/2017. Ngày biên tập xong: 15/3/2017. Duyệt đăng: 20/3/2017 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_nham_phat_trien_du_lic.pdf