Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng đối với

việc phát triển kinh tế xã hội. Dù là tài nguyên tái tạo được hay không tái tạo được, nếu

không có chiến lược khai thác hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái và cạn kiệt. Nghiên cứu và

đánh giá tài nguyên là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải

pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo phát triển một cách

bền vững. Bài viết này chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch Cù Lao

Chàm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn

liền với việc xây dựng cảnh quan, cải tạo, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch của địa

phương với việc bảo vệ môi trường.

pdf 12 trang kimcuc 18500
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An

Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở ĐẢO 
CÙ LAO CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI AN 
Nguyễn Thanh Tưởng 1 
Tóm tắt: Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng đối với 
việc phát triển kinh tế xã hội. Dù là tài nguyên tái tạo được hay không tái tạo được, nếu 
không có chiến lược khai thác hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái và cạn kiệt. Nghiên cứu và 
đánh giá tài nguyên là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải 
pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo phát triển một cách 
bền vững. Bài viết này chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch Cù Lao 
Chàm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn 
liền với việc xây dựng cảnh quan, cải tạo, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch của địa 
phương với việc bảo vệ môi trường. 
Từ khóa: Tài nguyên thiên nhiên; đánh giá tài nguyên; sử dụng hợp lý tài 
nguyên; tài nguyên du lịch biển; tài nguyên biển; loại hình du lịch. 
1. Đặt vấn đề 
Cù Lao Chàm hiện nay phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, 
chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách du lịch. Một mặt chưa làm hài lòng khách 
du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, mặt khác đã bỏ qua nhiều cơ hội thu lợi từ 
khách du lịch. Du lịch Cù Lao Chàm phát triển với hiệu quả còn hạn chế mà nguyên 
nhân chủ yếu là chưa đánh giá hết tiềm năng của tài nguyên du lịch, chưa có hoặc rất ít 
các mô hình du lịch hợp lý với các loại hình du lịch hấp dẫn du khách. Các loại hình du 
lịch còn đơn điệu, chưa liên kết chặt chẽ trong phát triển giữa các địa phương, một số dự 
án đầu tư còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính chất tạm thời đã dẫn đến phá vỡ cảnh quan 
du lịch và quy hoạch du lịch của vùng. 
2. Nội dung vấn đề nghiên cứu 
 2.1. Các căn cứ để đánh giá 
2.1.1.Khái quát khu vực nghiên cứu 
Cù Lao Chàm là một cụm đảo (gồm 8 đảo), về mặt hành chính trực thuộc xã đảo 
Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích là 15,5 km2, nằm cách bờ 
biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. 
Cù Lao Chàm có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, thuận lợi cho việc 
phát triển một số ngành kinh tế như khai thác Yến sào, đánh bắt thủy sản và đặc biệt là 
phát triển du lịch. 
1 ThS, Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 
NGUYỄN THANH TƯỞNG 
 112 
2.1.2. Xác định các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá 
Các yếu tố dùng để đánh giá: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa 
khách du lịch, độ bền vững của môi trường tự nhiên, vị trí của điểm du lịch, cơ sở hạ 
tầng, vật chất kỹ thuật. Các chỉ tiêu đánh giá có thể là định lượng hoặc định tính. 
2..2. Xây dựng thang đánh giá [2], [7], [9] 
2.2.1. Các yếu tố đánh giá 
a. Độ hấp dẫn 
Độ hấp dẫn của khu vực được đánh giá theo 4 bậc tương ứng với các mức độ 
thuận lợi với các chỉ tiêu cụ thể như sau: 
- Rất hấp dẫn (rất thuận lợi): Có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 3 hiện tượng, 
di tích tự nhiên đặc sắc, độc đáo đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch. 
- Khá hấp dẫn (khá thuận lợi): Có trên 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 1 hiện 
tượng, di tích tự nhiên đặc sắc; đáp ứng được trên 3-5 loại hình du lịch. 
- Hấp dẫn trung bình: Có 1-2 phong cảnh đẹp; đáp ứng từ 1-2 loại hình du lịch. 
- Độ hấp dẫn kém: Phong cảnh đơn điệu; đáp ứng 1 loại hình du lịch. 
b. Thời gian hoạt động du lịch 
Thời gian hoạt động du lịch ở khu vực được đánh giá theo 4 bậc chỉ mức độ thuận 
lợi các chỉ tiêu sau: 
- Rất dài (rất thuận lợi): có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động 
du lịch; có 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ 
con người. 
- Khá dài (khá thuận lợi): có từ 150-200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt 
động du lịch; có từ 120-180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích nghi với sức 
khoẻ con người. 
- Trung bình (thuận lợi trung bình): có từ 100-150 ngày trong năm có thể triển 
khai tốt hoạt động du lịch; có từ 90-100 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp 
với sức khoẻ con người. 
- Ngắn (kém thuận lợi): có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt 
động du lịch; có dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ 
con người. 
c. Sức chứa khách du lịch 
Sức chứa khách du lịch ở khu vực được đánh giá theo 4 bậc chỉ mức độ thuận lợi 
các chỉ tiêu sau: 
- Rất lớn (rất thuận lợi) có sức chứa 1000 người/ lượt/ngày 
- Khá lớn (khá thuận lợi): có sức chứa 500-1000 người/lượt/ngày 
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH  
 113 
- Trung bình (thuận lợi trung bình): có sức chứa 100-500 người/lượt/ngày 
- Nhỏ (kém thuận lợi): có sức chứa dưới 100 người/lượt/ngày 
d. Độ bền vững của môi trường tự nhiên 
Các chỉ tiêu này được đánh giá theo 4 thể thức: 
- Rất bền vững: không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hủy hoặc 
bị xâm hại, hoặc có thể ở mức độ nhỏ, tồn tại trên 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra 
liên tục. 
- Khá bền vững: 1-2 thành phần hoặc một bộ phận tự nhiên bị phá huỷ ở mức độ 
nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại từ 50-100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường 
xuyên. 
- Trung bình: có 1-2 thành phần bị thay đổi, bị phá huỷ đáng kể phải có sự hỗ trợ 
của con người mới phục hồi được nhanh, tồn tại vững chắc từ 10-50 năm, hoạt động du 
lịch có bị hạn chế. 
- Kém bền vững: có 1-2 thành phần bị phá phá hủy hoặc bị xâm hại nặng phải có 
sự phục hồi của con người, tồn tại vững chắc 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn. 
e. Vị trí của điểm du lịch 
Căn cứ vào khoảng cách giữa điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách 
chính (các trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa hoặc các trung tâm du lịch và các điều 
kiện về giao thông, thời gian đi đường) theo làm 4 mức độ: 
- Rất thuận lợi (rất thích hợp): khoảng cách từ 10-100km; thời gian đi không quá 3 
giờ; có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng. 
- Khá thuận lợi (khá thích hợp): khoảng cách từ 100-200km; thời gian đi khoảng 
2-3 giờ; có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện giao thông . 
- Thuận lợi trung bình (thích hợp trung bình): khoảng cách trên 200km; thời gian 
đi khoảng 4-5 giờ; có thể đến bằng 1-2 loại phương tiện giao thông thông thường. 
- Kém thuận lợi (kém thích hợp): khoảng cách trên 300km; thời gian đi khoảng 
trên 5 giờ; có thể đến bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng. 
f. Cơ sở hạ tầng (CSHT), vật chất kỹ thuật (VCKT) 
Các chỉ tiêu này được đánh giá theo 4 mức độ sau: 
- Rất tốt (rất thuận lợi): Có CSHT, VCKT du lịch đồng bộ, tiện nghi, đạt tiêu 
chuẩn quốc tế. 
- Khá tốt (khá thuận lợi): Có CSHT, VCKT du lịch khá đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt 
tiêu chuẩn quốc gia. 
- Trung bình (thuận lợi trung bình): Có CSHT, VCKT du lịch chưa đồng bộ, chưa 
đủ tiện nghi. 
NGUYỄN THANH TƯỞNG 
 114 
- Kém (kém thuận lợi): Còn thiếu nhiều CSHT, VCKT du lịch, chất lượng thấp và 
có tính chất tạm thời. 
2.2.2. Điểm của bậc và hệ số của các yếu tố 
Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm cần xác định số điểm cho mỗi bậc. 
Trong thang đánh giá, số điểm của mỗi bậc của các yếu tố điều bằng nhau theo thứ bậc 
từ cao xuống thấp của 4 bậc là các điểm 4,3,2,1. Sau đó xác định hệ số từ cao xuống 
thấp là 3,2,1 để xác định sự phân hóa giữa các yếu tố. Trong số các yếu tố được dùng 
làm cơ sở đánh giá chúng tôi xác định 3 yếu tố có hệ số 3 (cao nhất) là độ hấp dẫn, thời 
gian hoạt động du lịch và CSHT, VCKT du lịch; 2 yếu tố có hệ số 2 (trung bình) là sức 
chứa khách du lịch và vị trí điểm du lịch; 1 yếu tố có hệ số 1 (thấp nhất) là độ bền vững 
của môi trường tự nhiên. 
2.2.3. Điểm đánh giá 
Điểm đánh giá bao gồm điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và điểm đánh giá 
tổng hợp. Điểm đánh giá riêng của từng yếu tố là điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ 
số của yếu tố. Như vậy, điểm đánh giá riêng cao nhất dành cho bậc cao nhất của các yếu 
tố có hệ số cao nhất là 12 điểm (4x3) và điểm đánh giá riêng thấp nhất của các yếu tố có 
hệ số thấp nhất là 1 điểm (1x1). Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá 
riêng của từng yếu tố. Trên cơ sở số điểm đánh giá tổng hợp của mỗi khu vực đánh giá 
có thể xác định mức độ thuận lợi của TNDL phục vụ mục đích phát triển du lịch theo 
hướng bền vững. 
Bảng 1: Xác định mức độ thuận lợi của TNDL 
Mức đánh giá Số điểm Tỷ lệ % so với số điểm tối đa 
Rất thuận lợi 45-56 81-100% 
Khá thuận lợi 34-44 61-80% 
Trung bình 23-33 41-60% 
Kém thuận lợi 14-22 25-40% 
2.3. Kết quả đánh giá 
2.3.1.Kết quả đánh giá riêng từng yếu tố 
a. Độ hấp dẫn 
Cù Lao Chàm là tấm gương phản chiếu rõ các hoạt động kiến tạo (khe nứt, đứt 
gãy, chuyển động khối tảng), một điển hình tiêu biểu nhất về mặt hình thái – cảnh quan 
của một núi đá granit trong hệ thống đảo ven bờ Việt Nam. Sự giao thoa của các khe 
nứt, đứt gãy tạo điều kiện cho sự mở rộng các thung lũng. Các khe nứt kiến tạo trên đá 
granit dưới tác động của sóng biển, mưa gió đã được mở rộng tạo nên các hang có hình 
thù và kích thước khác nhau, phù hợp với nhu cầu sinh thái của chim Yến. Bên cạnh đó 
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH  
 115 
các bãi biển ở Cù Lao Chàm có phong cảnh xung quanh rất đẹp như các hình tượng 
bằng đá, các hàng dừa, bờ cát trắng mịn và làn nước biển trong xanh. Sự kết hợp giữa 
màu xanh của trời, của nước biển và của thực vật xung quanh tạo nên một Cù Lao Chàm 
– “hòn ngọc” lung linh giữa biển khơi. 
Đặc biệt là Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm được đánh giá là một trong 
những khu vực có độ đa dạng sinh học vào loại cao nhất tại Việt Nam với hơn 300 loài 
san hô. Có 4 loài thảm cỏ biển, có tới 66 loài thân mềm, có loài chim Yến quý hiếm cho 
giá trị kinh tế cao, cùng với khoảng 200 loài cá rạn thuộc 105 giống, 40 họ. Bên cạnh 
đó, Cù lao Chàm còn được biết đến như một địa chỉ văn hóa lịch sử nổi tiếng với các di 
tích, công trình kiến trúc cổ thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt. Hiện 
nay ở Cù Lao Chàm có 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, các lễ hội và làng chài 
truyền thống ở đây cũng đã có từ hàng trăm năm nay. Đây là cơ sở quan trọng tạo điều 
kiện phát triển các loại hình du lịch nơi đây [1]. 
Với những đặc điểm trên có thể xếp độ hấp dẫn của Cù Lao Chàm vào loại rất 
thuận lợi, với số điểm (điểm của bậc hệ số) là 4x3=12. 
b. Thời gian hoạt động du lịch 
Nhìn chung, khí hậu Cù Lao Chàm quanh năm mát mẻ bởi chịu ảnh hưởng của 
khí hậu hải dương điều hòa, nền nhiệt khá đều trong các tháng, nhiệt độ trung bình năm 
250C, mùa đông ấm áp, mùa hạ mát dịu, ít bị khô nóng bởi gió phơn Tây Nam và đây là 
điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch ở đây. Tuy nhiên vào thời kỳ mưa bão, việc phát 
triển du lịch ở đây gặp rất nhiều khó khăn do bị cô lập với đất liền. Theo nghiên cứu của 
một số tác giả thì số ngày có thể triển khai hoạt động du lịch ở Cù Lao Chàm từ 215-
240 ngày và số ngày có điều kiện thích hợp nhất là 185-200 ngày. Với kết quả này có 
thể xếp thời gian hoạt động du lịch ở Cù Lao Chàm vào loại rất thuận lợi, với số điểm 
(điểm của bậc hệ số) là 4x3=12. Như vậy, ở Cù Lao Chàm có thời gian hoạt động du 
lịch rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi) và hoạt động du lịch có thể diễn ra thường xuyên. 
c. CSHT và VCKT du lịch 
Hiện nay, CSHT và VCKT du lịch ở Cù Lao Chàm nhìn chung chưa được đầu tư 
nhiều, quy mô nhỏ bé, nhất là hệ thống điện, nước chưa được hoàn thiện, dịch vụ lưu trú 
và ăn uống còn ít. Tuy nhiên, có một thuận lợi rất lớn ở Cù Lao Chàm là có sự tham gia 
của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch homestay, dự kiến trong thời gian tới, 
du lịch homestay sẽ là một trong những loại hình du lịch chủ đạo của du lịch đảo Cù 
Lao Chàm. Hiện nay, do du lịch Cù Lao Chàm chưa thật sự phát triển mạnh nên CSHT 
ở đây cũng tạm thời đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong thời gian hiện tại. 
Với kết quả này có thể xếp CSHT và VCKT du lịch ở Cù Lao Chàm vào loại thuận lợi 
trung bình (có CSHT, VCKT du lịch chưa đồng bộ, chưa đủ tiện nghi) với số điểm 
(điểm của bậc hệ số) là 2x3=6. 
NGUYỄN THANH TƯỞNG 
 116 
d. Sức chứa khách du lịch 
Bảng 2: Kết quả đánh giá sức chứa khách du lịch ở một số bãi biển Cù Lao Chàm (Tính 
theo tiêu chuẩn diện tích bãi biển/khách du lịch của Nam Tư cũ là 10m2) 
Chiều dài 
(m) 
Chiều rộng 
(m) 
Tên bãi biển 
Bãi 
biển 
Thềm 
cát 
Bãi 
biển 
Thềm 
cát 
Diện 
tích 
(m2) 
Sức chứa 
tự nhiên 
(người/ 
lượt/ngày)
Xếp loại Số điểm 
(điểm của 
bậc hệ 
số) 
Bãi Bấc 1,2,3,4 620 - 20 - 12400 1240 Rất lớn 4x2=8 
Bãi Ông 550 550 50 100 27500 2750 Rất lớn 4x2=8 
Bãi Làng 500 500 30 60 15000 1500 Rất lớn 4x2=8 
Bãi Xếp 1,2 800 - 20 - 16000 1600 Rất lớn 4x2=8 
Bãi Chồng 450 400 40 60 18000 1800 Rất lớn 4x2=8 
Bãi Bìm 700 650 40 50 28000 2800 Rất lớn 4x2=8 
Bãi Hương 450 400 40 60 18000 1800 Rất lớn 4x2=8 
Bên cạnh đó, một số điểm tham quan du lịch trên đảo Cù Lao Chàm như Chùa 
Hải Tạng, Miếu tổ nghề Yến, Đình Tiền Hiền, Đình Đại Càn, Lăng Ông Ngư, Lăng Ngũ 
Hành, Lăng Bà Mụ, Lăng Cô Hồn, Lăng Bà Bạch, Lăng Cô, Lăng Thành Hoàng, cũng 
như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú khác như hang Bà, hang tò vò, hòn bao gạo, 
suối tình, suối mơđiều có sức chứa rất lớn (trên 1000 người/lượt/ngày). Với kết quả 
trên có thể xếp sức chứa khách du lịch ở Cù Lao Chàm vào loại rất thuận lợi với số 
điểm (điểm của bậc hệ số) là 4x2=8. 
e. Vị trí Cù Lao Chàm 
Cù Lao Chàm có một trí rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Cách trung tâm TP 
Hội An khoảng 18km, khoảng một giờ đồng hồ nếu đi từ Đà Nẵng bằng tàu cao tốc, 
khoảng 2 giờ đồng hồ từ Hội An nếu đi bằng tàu khách bình thường hoặc 30 phút bằng 
tàu cao tốc. Bên cạnh hòn đảo chính là Hòn Lao, các đảo nhỏ khác như Hòn Lao, Hòn 
Ông cũng rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Mặc dù Cù Lao Chàm chỉ cách trung tâm 
TP Hội An khoảng 18km và mất 30 phút đi bằng tàu cao tốc (rất thuận lợi) nhưng Cù 
Lao Chàm là một điểm du lịch khó tiếp cận trong mùa mưa bão (thời gian này có thể bị 
cô lập) và phương tiện để đến Cù Lao Chàm duy nhất chỉ có phương tiện đường thủy 
(không thuận lợi). Với kết quả này có thể xếp vị trí của Cù Lao Chàm vào loại thuận lợi 
trung bình, với số điểm (điểm của bậc hệ số) là 2x2=4. 
f. Độ bền vững của môi trường tự nhiên 
Đối với môi trường đất: Theo kết quả quan trắc của Phòng Tài nguyên và Môi 
trường TP Hội An, 2012 [3], [5] thì tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, 
như vậy chất lượng môi trường đất ở Cù Lao Chàm còn trong sạch, chưa có dấu hiệu bị 
ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện nay phát triển du dịch ngày càng tăng nhanh, sự gia tăng 
lượng khách du lịch, cở sở vật chất ngày càng được xây dựng thêm và hoàn thiện, đặc 
biệt là lượng rác thải và nước thải ngày càng tăng thì môi trường đất có nguy cơ bị ô 
nhiễm nếu không quản lý tốt các hoạt động trên. 
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH  
 117 
Đối với môi trường nước biển: Theo kết quả quan trắc của Phòng Tài nguyên và 
Môi trường TP Hội An [3], [5] tại Bãi Hương, bãi tắm Bến Tàu Bãi Làng, bãi lặn san hô 
(Bãi Xếp) Cù Lao Chàm năm 2011 với các chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan, Độ dẫn, 
Độ mặn, BOD5, TSS, NO3-N, NH4-N, PO4-P, Phenol, Coliforms, Dầu mỡ, CN-, Cu, Zn, 
Cd, Pb, Hg, As, Fe cho thấy, chỉ có Fe đã vượt nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam 
(QCVN 10:2008 BTNMT). ... hận, ý thức chấp hành của người dân ở đây rất cao và đã 
dần hình thành thói quen không sử dụng túi nilon vào các sinh hoạt thường ngày của 
người dân và du khách đến Cù Lao Chàm. Không chỉ người dân trên đảo, du khách đến 
với Cù Lao Chàm cũng lập tức “nhập gia tùy tục”. Tại các bến cảng Cù Lao Chàm, mỗi 
đợt tàu cập bến, người dân và du khách đều được các tình nguyện viên đến vận động và 
thay các loại túi nilon bằng túi sinh thái. Tại các khu nghỉ ngơi, ăn uống trên đảo, sau 
khi phục vụ cho du khách, các nhân viên đều thu gom rác và phân loại cẩn thận. Toàn 
bãi biển sạch bóng, không tỳ vết của túi ni lon hay rác rưởi [10]. 
NGUYỄN THANH TƯỞNG 
 118 
Tóm lại, ở Cù Lao Chàm mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên là không đáng 
kể, ngoại trừ khu vực Hòn Lao (hòn đảo duy nhất có dân cư sinh sống) chưa có hệ thống 
thu gom và xử lý chất thải, đặt biệt là rác thải. Tuy nhiên, không đến mức báo động bởi 
một phần đã được người dân xử lý. Với kết quả này có thể xếp độ bền vững của môi 
trường tự nhiên ở Cù Lao Chàm vào loại khá bền vững, với số điểm (điểm của bậc hệ 
số) là 3x1=3. 
2.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp 
Bảng 3: Kết quả đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch Cù Lao Chàm 
Đánh giá tổng hợp 
Số điểm Điểm tổng 
hợp 
Mức đánh 
giá 
Tỷ lệ % so 
với số điểm 
tối đa 
Độ hấp dẫn 12 
Thời gian hoạt động du lịch 12 
CSHT, VCKT phục vụ du lịch 6 
Sức chứa khách du lịch 8 
Vị trí 4 
Độ bền vững của môi trường 
tự nhiên 
3 
 45 
Rất thuận lợi 
45/56 x 
100%=81% 
Qua bảng điểm đánh giá tổng hợp cho thấy: 
- Điểm đánh giá tổng hợp cho đảo Cù Lao Chàm khá cao, với số điểm là 45 điểm – 
số điểm được đánh giá là rất thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch và rất 
thích hợp đối với du khách tham quan. 
- Trong các yếu tố đánh giá, độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa 
khách du lịch và độ bền vững về môi trường tự nhiên là có điểm đánh giá cao và ổn định 
nhất do đảo Cù Lao Chàm là một lãnh thổ hẹp, khó có thể có những khác biệt lớn về mặt 
khí hậu, có tài nguyên du lịch phong phú, sức chứa ở đảo này là rất lớn và sự quản lý về 
môi trường trong du lịch là tương đối tốt. Vấn đề đặt ra là không chỉ xem xét ở kết quả 
xếp loại mà còn chú ý đến điểm đánh giá tổng hợp và điểm đánh giá thành phần để có thể 
nhìn nhận toàn diện nhằm đưa ra những giải pháp phát triển du lịch phù hợp. 
2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Cù Lao Chàm theo hướng bền vững 
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn của Cù Lao Chàm trong phát triển du lịch 
+ Những thuận lợi 
- Cù Lao Chàm nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 250C, 
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh du lịch biển như nhiệt độ khá ổn định, 
tổng lượng nhiệt hoạt động cao, lượng bức xạ (147.8Kcal/cm2), số giờ nắng (2.100 giờ) 
dồi dào và phân bố khá đều trong năm. Với các chỉ số trên cho thấy khí hậu Cù Lao Chàm 
được xem như không có mùa đông lạnh, phù hợp với sức khỏe cũng như các hoạt động 
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH  
 119 
của con người. Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ không oi bức, đây là điều kiện khí hậu 
lý tưởng để phát triển du lịch. 
- Cù Lao Chàm có những bãi cát trắng mịn và bằng phẳng, độ sâu không lớn rất 
thuận lợi cho việc tắm biển. Nước biển trong xanh và ấm, không có xoáy ngầm và vực 
sâu, độ mặn không lớn, giao động trung bình từ 32-34‰, có thể tổ chức tốt các loại hình 
du lịch như lướt ván thuyền buồm, ca nô, lặn biển. 
- Cù Lao Chàm còn có một hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú, đặc biệt là Khu 
dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm được đánh giá là một trong những khu vực có độ đa dạng 
sinh học vào loại cao nhất tại Việt Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các 
loại hình du lịch đặc thù như: câu cá, lặn biển ngắm san hô, du lịch sinh thái và nghỉ 
dưỡng biểnBên cạnh đó nguồn lợi thủy sản rất dồi dào và có khả năng phục vụ tốt nhu 
cầu ẩm thực của khách du lịch [1]. 
- Cù Lao Chàm có vị trí liền kề với di sản văn hóa thế giới, nằm khá gần trung tâm 
TP Đà Nẵng – là trung tâm kinh tế xã hội phát triển khu vực miền Trung – Tây Nguyên; 
là khu bảo tồn biển, được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với nhiều giá trị về 
sinh thái biển – đảo và cảnh quan; môi trường tự nhiên trong lành, đặc biệt là các bãi biển 
và rừng tự nhiên trên đảo; có nhiều bãi tắm đẹp có giá trị du lịch. Đây là điều kiện thuận 
lợi thúc đẩy sự phát triển ở Cù Lao Chàm. 
- Đã thiết lập được Ban quản lý Dự án Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm với sự hỗ trợ 
của chính phủ Đan Mạch, Khu bảo tồn đã góp phần đáng kể vào việc giữ gìn, bảo vệ tài 
nguyên, mà đặc biệt là tài nguyên vùng biển. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát 
triển du lịch ở Cù Lao Chàm theo hướng bền vững. 
- Từ lâu Cù Lao Chàm được biết đến như một hòn đảo xinh đẹp, còn giữ nguyên 
được vẻ đẹp hoang sơ dân dã của Hội An – Quảng Nam nói riêng và của cả nước nói 
chung. Do vậy thương hiệu “du lịch sinh thái” của Cù Lao Chàm sẽ dễ dàng được tiếp 
nhận trên thị trường nếu công tác quảng bá luôn được chú trọng thực hiện tốt [6]. 
- Các cộng đồng dân cư trên đảo đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau và hỗ trợ lẫn 
nhau trong kinh tế. Đối với du khách, họ rất thân thiện, hiền hòa và hiếu khách. Tình hình 
an ninh trên đảo khá tốt bởi có sự hỗ trợ của lượng lực bộ đội biên phòng và an ninh địa 
phương. 
+ Những khó khăn 
- Hoạt động du lịch ở Cù Lao Chàm gặp một số khó khăn lớn như: chịu sự đe dọa 
của bão. Vào các tháng 9, 10, 11 và tháng 12, đây là thời vụ du lịch quốc tế nhưng Cù Lao 
Chàm lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, các đợt mưa kéo dài kèm theo gió lốc 
và bão tố. Đều này gây khó khăn và không ổn định trong việc tiếp cận đến các thị trường 
trong đất liền, cũng như gây trở ngại cho khách du lịch khi tiếp cận các điểm du lịch và sử 
dụng các dịch vụ trên đảo. 
- Nguồn điện cung cấp trên đảo còn thiếu, không ổn định mà giá thành lại cao. Bên 
cạnh đó nguồn nước ngọt thì ít, đặc biệt là đến mùa mưa nguồn nước bị ô nhiễm từ những 
chất thải sinh hoạt cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch, mùa hè thiếu nước sẽ 
gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch nơi đây. 
NGUYỄN THANH TƯỞNG 
 120 
- Các sản phẩm du lịch có nguồn gốc từ dịch vụ, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt rất 
nghèo, tài nguyên biển và rừng của Cù Lao Chàm còn hạn chế về số lượng. Hiện nay, tình 
trạng khai thác hải sản quá mức với các công cụ khai thác có nguy cơ gây hủy diệt như 
dùng mìn, xyanua, ô nhiễm mặt biển, nhiều bãi biển phục vụ du lịch chưa có cầu cập bến, 
đa số tàu thuyền neo đậu trực tiếp là những nguy cơ dễ dẫn đến phá hủy rạn san hô, thảm 
cỏ biển. Bên cạnh đó, trước tác động của tai biến thiên nhiên và ảnh hưởng của các hoạt 
động từ đất liền thông qua nguồn nước lũ phát tán từ sông Thu Bồn đã và đang đe dọa đến 
tài nguyên đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, làm giảm tiềm năng 
khi phát triển du lịch sinh thái. 
- Hầu hết lao động ở Cù Lao Chàm đều thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh 
nghiệm làm du lịch, cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu và yếu. 
- Nguồn ngân sách đầu tư cho Cù Lao Chàm từ tỉnh và Trung ương còn ít. Hầu hết 
phải phụ thuộc vào ngân sách địa phương và nguồn viện trợ từ nước ngoài. 
 2.4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm theo hướng bền 
vững 
- Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện phục vụ du lịch: Đối với Cù 
Lao Chàm, nhân tố quan trọng hàng đầu là hệ thống giao thông và điện thắp sáng. 
+ Hiện nay, du khách có thể đến với Cù Lao Chàm bằng phương tiện giao thông 
đường thủy (tàu cao tốc và tàu khách bình thường) vào hầu hết các ngày trong tuần. Tuy 
nhiên đối với tàu chở khách bình thường thì vừa chở hàng hóa và vừa chở khách, đều này 
gây không ít khó khăn và mất an toàn cho du kháchCòn đối với tàu cao tốc thì giá vé 
quá cao so với khách du lịch nội địa, đặc biệt là những người có thu nhập thấp nhưng 
muốn đến Cù Lao Chàm để tham quan và thưởng thức cảnh đẹp nơi đây. Vì vậy, cần tách 
riêng tàu chở khách và tàu chở hàng hóa để đảm bảo an toàn cho du khách, giảm giá vé 
tàu cao tốc để tạo điều kiện cho mọi người dân có thể đến tham quan Cù Lao Chàm. 
+ Về điện thắp sáng ở Cù Lao Chàm hiện nay đang thiếu trầm trọng, bên cạnh đó 
giá thành thì lại quá cao. Việc thiếu điện đã làm cản trở rất lớn đến sự phát triển du lịch 
nơi đây, và đây cũng là nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư rất e dè khi có ý định đầu tư 
vốn vào hòn đảo đầy tiềm năng này. Vì vậy, cần có giải pháp phát triển mạng lưới điện 
như thiết lập hệ thống điện mặt trời, hệ thống quạt gió, kéo lưới điện quốc gia 
+ Bên cạnh đó, cần đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở phục vụ du lịch như 
nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và một số cơ sở vui chơi giải trí, cơ sở bán hàng lưu 
niệmtạo điều kiện kỳ nghỉ của du khách trở nên hấp dẫn, thú vị và kéo dài được thời 
gian lưu trú. 
- Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch và tổ chức tốt các dịch vụ du lịch: 
Thiết kế nhiều tour du lịch mang tính giáo dục, nghiên cứu thực - tập thực tế về môi 
trường – lịch sử, đa dạng sinh học biển cũng như công tác bảo tồn cho học sinh, sinh viên 
của các trường trong và ngoài nước và đặc biệt là cho khách du lịch. Phát triển các loại 
hình du lịch như: nghỉ dưỡng, tắm biển, câu cá, lặn biển ngắm san hô, du thuyền, dù 
lượn... Kết hợp các loại hình du lịch sinh thái núi, dã ngoại, tham quan nghiên cứu Khu 
Dự trữ sinh quyển, Khu bảo tồn biển. Tổ chức các sự kiện du lịch, ẩm thực và các trò chơi 
thể thao trên biển [4], [8]. 
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH  
 121 
- Giải pháp về nguồn nhân lực 
Cần đánh giá thực trạng đội ngũ du lịch ở Cù Lao Chàm về cả số lượng và chất 
lượng để có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại. Cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du 
lịch và người làm du lịch có kiến thức về ngoại ngữ, về cách ứng xử, kiến thức về tự 
nhiên, môi trường và văn hóa, lịch sử, các đặc điểm phát triển của Cù Lao Chàm để 
truyền đạt và nâng cao cảm nhận cho du khách về giá trị của tài nguyên góp phần tuyên 
truyền giáo dục cho du khách trong bảo vệ tài nguyên môi trường và văn hóa bản địa. 
- Giải pháp về cộng đồng 
Để phát triển du lịch bền vững cần tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham 
gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch, như tham gia hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển 
khách, sản xuất các mặt hàng của địa phương bán cho du khách, tham gia bảo vệ những 
giá trị tự nhiên và văn hóa trên đảo. Thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng địa phương sản xuất 
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để bán cho khách du lịch làm quà lưu niệm ở Cù Lao 
Chàm. Công việc này vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa 
tạo thêm sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch trên đảo. 
- Giải pháp tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch 
Tăng cường quan hệ với các hãng thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình để hỗ 
trợ cho hoạt động xúc tiến và tuyên truyền quảng bá. Phối hợp với các tổ chức trong nước 
và ngoài nước để tuyên truyền, quảng quá hình ảnh Cù Lao Chàm, nhất là các tuyến du 
lịch “Con đường Di sản thế giới”, đường “Hồ Chí Minh huyền thoại”, tuyến du lịch hành 
lang Đông – Tây, nâng cấp trang web Cù Lao Chàm, sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, 
giới thiệu các điểm du lịch và các di tích văn hóa ở Cù Lao Chàm [8]. 
- Giải pháp về môi trường 
+ Cần đẩy mạnh và thực hiện tốt mô hình "Ngày không túi ni-lông", 3R (giảm 
thiểu, tái chế, tái sử dụng) bằng việc phân loại rác thải tại nguồn. Thực tế cho thấy, "Nói 
không với túi ni-lông" và "3R", mới có thể giúp môi trường nhanh chóng được cải thiện 
và là bước đi trong phát triển du lịch một cách bền vững ở hòn đảo này. 
 + Đối với người dân sống ở Cù Lao Chàm: Sử dụng đất một cách hợp lý để sản 
xuất tăng thu nhập, xây dựng mô hình du lịch tại nhà nhằm tăng thu nhập, để từ đó nâng 
cao nhận thức của mình về bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và làm việc, cùng hòa 
đồng với khách du lịch để họ biết những giá trị nổi bật của Cù Lao Chàm nói riêng và phố 
cổ Hội An nói chung. Thực hiện một cách tích cực về việc thu gom và xử lí nước thải, rác 
thải trong sinh hoạt. Tham gia tích cực các hoạt động du lịch bền vững như phát triển môi 
hình du lịch cộng đồng. 
 3. Kết luận 
Nghiên cứu này đã đánh giá được tổng hợp tài nguyên du lịch ở Cù Lao Chàm, 
phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển du lịch, từ đó đề 
xuất phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn liền với việc xây dựng cảnh quan, cải 
tạo, sử dụng hợp lý tài nguyên trên đảo gắn với việc bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này 
là tài liệu hỗ trợ cho các ngành, các cấp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát 
triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương một cách bền vững hơn. 
NGUYỄN THANH TƯỞNG 
 122 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Dương Chí Công, “Phát triển bền vững tài nguyên và môi trường tại Khu bảo tồn 
biển Cù Lao Chàm”, Giám đốc – Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam. 
[2] Đặng Duy Lợi 1992, “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên 
thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”, Luận án PTS, Đại 
học Sư phạm Hà Nội. 
[3] Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hội An, “Báo cáo xây dựng mạng 
lưới quan trắc môi trường trên địa bàn TP Hội An" , UBND TP Hội An, 2012. 
[4] ThS. Nguyễn Thanh Tưởng 2012, “Giải pháp phát triển bền vững du lịch biển 
đảo thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Giáo dục - Trường ĐHSP Đà 
Nẵng, số 2(01). 
[5] ThS. Nguyễn Thanh Tưởng, "Hội An quản lý môi trường du lịch", Tạp chí Du 
Lịch Việt Nam, số tháng 9/2013. 
[6] ThS. Nguyễn Thanh Tưởng, “Đánh giá SWOT đối với phát triển du lịch ở các 
đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quảng 
Nam, số 03/2013. 
[7] ThS. Nguyễn Thanh Tưởng 2013, “Đánh giá tài nguyên du lịch biển phục vụ phát 
triển các loại hình du lịch ở thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công 
nghệ Đại học Đà Nẵng (Mã số: B2012-493)Số 2(63), quyển 1. 
[8] ThS. Nguyễn Thanh Tưởng, "Xây dựng mô hình du lịch biển bán đảo Sơn Trà", 
Tạp chí Du Lịch Việt Nam, số tháng 2/2012. 
[9] Bùi Thị Hải Yến 2008, “Quy hoạch du lịch”, NXB Giáo dục . 
[10] www.baomoi.com/Chien-dich-Noi-khong-voi-tui-nilon-o-Cu-Lao-Cham 
Title: RESOURCE ASSESSMENT FOR TOURISM DEVELOPMENT 
TOWARDS SUSTAINABLE TOURISM IN CHAM ISLAND, HOI AN CITY 
NGUYEN THANH TUONG 
Da Nang University of Education 
Abstract: Natural resources are one of the important factors for socio-economic 
development. Whether the resource is renewable or non-renewable, if not strategically 
used, rational exploitation will lead to recession and exhaustion. Research and evaluation 
resources are needed for strategic planning and devise an optimal solution for the 
exploitation and rational use of natural resources and ensure sustainable development. In 
this article, we have conducted the assessment of tourism resources in Cham island, 
which proposed some measures to develop tourism in a sustainable manner, associated 
with landscape construction, renovation, use logical resources of local tourism with 
environmental protection. 
Keywords: Natural resources; assessment resources; rational use of natural 
resources; marine tourism resources; marine resources; tourism types. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tai_nguyen_du_lich_phuc_vu_phat_trien_du_lich_theo.pdf