Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về tour du lịch biển đảo của trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự hài lòng của khách hàng về tour biển đảo của Trung tâm dịch vụ Du
lịch Sanest Tourist, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách và phát triển dịch vụ này ngày
càng hiệu quả hơn nữa. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 317 du khách và được xử lý
bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy rằng có tám nhân tố tác động dương đến sự hài lòng của khách hàng: tin cậy, đáp
ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, phương tiện hữu hình, hình ảnh thương hiệu, giá cả cảm nhận và tài nguyên du lịch.
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về tour du lịch biển đảo của trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về tour du lịch biển đảo của trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ TOUR DU LỊCH BIỂN ĐẢO CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH SANEST TOURIST ASSESSMENT OF CUSTOMER SATISFACTION ABOUT TOURIST ISLAND OF SANEST TOURIST SERVICES CENTERS Võ Thị Thu Trang1, Nguyễn Văn Ngọc2 Ngày nhận bài: 16/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 23/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự hài lòng của khách hàng về tour biển đảo của Trung tâm dịch vụ Du lịch Sanest Tourist, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách và phát triển dịch vụ này ngày càng hiệu quả hơn nữa. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 317 du khách và được xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy rằng có tám nhân tố tác động dương đến sự hài lòng của khách hàng: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, phương tiện hữu hình, hình ảnh thương hiệu, giá cả cảm nhận và tài nguyên du lịch. Từ khóa: sự hài lòng của khách hàng, du lịch biển đảo, Trung tâm dịch vụ Du lịch Sanest Tourist ABSTRACT This study aims to assess the level of customer satisfaction about tourist island of Sanest Tourist services center, in addition, the study also derive many solutinons in orders to enhance tourists satisfaction level and furthermore, to develop the services more effectively. The data were collected from 317 respondents and were processed in the statistical software SPSS. The results of thi study show that there are eight factors effect positively to the customer satisfaction: reliability, responsiveness, assurance, empathy, tangible, the image of company brand, perceived price and resource travel. Keywords: satisfaction of customer, tourist island, Sanest Tourist Services Center I. ĐẶT VẤN ĐỀ lựa chọn sản phẩm dịch vụ với mong muốn có chất Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lượng tốt chất đem lại sự thỏa mãn cao. Đứng trước lịch biển, với trên 3000 km bờ biển, hàng ngàn hòn thực tế đó, việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, về tour du lịch biển đảo của Trung tâm dịch vụ Du nước trong xanh trải dài trên ven biển Việt Nam đã lịch Sanest Tourist nhằm nâng cao chất lượng dịch tạo những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt vụ để thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng, tôn Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt vinh giá trị lịch sử truyền thống ngành nghề Yến sào Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Khánh Hòa, quảng bá hình ảnh thương hiệu và nét Hạ Long, bãi biển Đà Nẵng, đặc biệt vịnh Nha Trang đặc sắc của thành phố Nha Trang đến với du khách - một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh [5]. Với là cần thiết. tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch, đặc biệt là du Xuất phát từ thực tiễn, trên cơ sở hệ thống hóa lịch biển đảo, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân lý thuyết liên quan đến chất lượng dịch vụ và sự hài văn tạo cho Nha Trang trở thành trung tâm chính trị, lòng của khách hàng trong lĩnh vực du lịch và thực kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Ngày tiễn tại đơn vị, nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định nay, trước sự xuất hiện của ngày càng nhiều các sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của đơn vị kinh doanh sản phẩm du lịch biển đảo với khách hàng nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao giá tour cạnh tranh, khi nhu cầu ngày càng được chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách nâng cao, mỗi du khách luôn đứng trước những sự khi đến với tour du lịch biển đảo của Sanest Tou rist 1 Võ Thị Thu Trang: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 195 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả hướng đến sự phát triển bền vững của thương hiệu. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của khách hàng đã sử dụng dịch vụ tour du lịch biển đảo của Trung tâm dịch vụ Du lịch Sanest Tourist. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Đối tượng khảo sát là du khách trong nước đã sử dụng dịch vụ tour du lịch biển đảo của Trung tâm dịch vụ Du lịch Sanest Tourist. Việc thu thập thông tin các câu hỏi được thực hiện trong thời gian từ ngày 30/08/2012 đến 31/12/2012 với tổng số mẫu được phát ra là 330 mẫu, số mẫu thu về được là 330 mẫu, số mẫu trả lời không hợp lệ là 13 mẫu, số mẫu thực hiện nghiên cứu là 317 mẫu. Bảng 1. Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm Diễn giải Số lượng Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 155 49 Nữ 162 51 Tổng cộng 317 100 Độ tuổi Từ 18 đến 30 135 42.6 Từ 31 đến 40 98 30.9 Từ 41 đến 50 52 16.4 Từ 51 đến 60 22 6.9 Từ 60 trở lên 10 3.2 Tổng cộng 317 100 Học vấn Phổ thông 34 10.7 Trung cấp, cao đẳng 129 40.7 Đại học 112 35.3 Trên đại học 42 13.3 Tổng cộng 317 100 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 107 33.8 Công nhân 15 4.7 Công chức viên chức 124 39.1 Khác 71 22.4 Tổng cộng 317 100 Tình trạng hô n nhân Có gia đình 141 44.5 Độc thân 164 51.8 Khác 12 3.7 Tổng cộng 317 100 Thu nhập bình quân Dưới 3 triệu 67 21.1 Từ 3 đến 5 triệu 61 19.3 Từ 5 đến 8 triệu 81 25.6 Từ 8 đến 10 triệu 67 21.1 Trên 10 triệu 41 12.9 Tổng cộng 317 100 196 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 Kết quả bảng 1 cho thấy, trong tổng số 317 người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình quan sát đạt yêu cầu có 155 quan sát là nam, chiếm nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, 49%/tổng mẫu và 162 nữ chiếm 51%/tổng mẫu. Độ nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”, tuổi tham gia của du khách chủ yếu từ 18 đến 40 “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du tuổi, chiếm 73.5%/tổng mẫu. Về trình độ học vấn, lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề chủ yếu của du khách có học vấn trung cấp, cao để nhận thu nhập ở nơi đến”, “Sản phẩm du lịch là đẳng và đại học chiếm 76%/tổng mẫu với nghề tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu nghiệp chủ yếu là học sinh sinh viên, công chức viên của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [8]. Bên chức, chiếm 72.87%/ tổng mẫu. Có 141 du khách có cạnh đó, du lịch biển đảo là loại hình du lịch dựa gia đình, chiếm 44.5%/tổng mẫu, có 164 du khách vào thiên nhiên diễn ra trong các vùng có tiềm năng độc thân chiếm 51.8%/tổng mẫu với thu nhập bình về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con quân từ 3 triệu đến trên 10 triệu với tỷ lệ chia đều. người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, 2.2. Phương pháp nghiên cứu tắm biển, nghiên cứu, kết hợp với văn hóa bản Phương pháp nghiên cứu định tính là bước địa gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp nghiên cứu sơ bộ dùng kỹ thuật thảo luận nhóm và của bảo tồn và phát triển bền vững của cộng đồng phỏng vấn thử những khách hàng đã từng sử dụng địa phương. Tuy nhiên, du lịch biển đảo là loại hình dịch vụ. Mục đích nhằm điều chỉnh và bổ sung thang du lịch sinh thái, chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách động của tự nhiên như khí hậu, thủy triều nên mang hàng khi đến với tour du lịch biển đảo của Sanest tính thời vụ rất cao. Tourist, thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu Về khái niệm sự hài lòng, theo Zeithaml và chính thức và các giả thuyết nghiên cứu. Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh Phương pháp nghiên cứu định lượng là bước giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch nghiên cứu chính thức được thực hiện thông vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ qua việc phát bảng câu hỏi điều tra những khách [11]. Theo Parasuraman vàgcs (1988), có năm nhân hàng đã sử dụng tour du lịch biển đảo của Sanest tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, gồm Tourist tại thành phố Nha Trang. Dữ liệu thu thập Tin cậy (R eliability), Đáp ứng (Responsiveness), sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để kiểm Năng lực phục vụ (Assurance), Đồng cảm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, (Empathy), Phương tiện hữu hình (Tangible) [10]. phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 3.2. Mô hình nghiên cứu (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi quy và Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên phân tích ANOVA. cơ sở lý thuyết về sự hài lòng khách hàng của 3. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Parasuraman và cs (1988) [10], căn cứ vào tình 3.1. Cơ sở lý thuyết hình thực tế tại đơn vị và dựa vào kết quả một số Về khái niệm du lịch và khách du lịch, theo điều các nghiên cứu trước có liên quan đến lĩnh vực 4 Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì “Du lịch là du lịch như Trương Quốc Dũng [1], Nguyễn Hồng các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con Giang [2], Nguyễn Vương [4]. HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU TIN CẬY H7 SỰ ĐỒNG CẢM H1 H4 H2 SỰ HÀI LÒNG CỦA H5 ĐÁP ỨNG KHÁCH HÀNG PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH H3 H6 NĂNG LỰC PHỤC VỤ GIÁ CẢ CẢM NHẬN Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 197 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 Mô hình nghiên cứu (hình 1) đưa ra với bảy mối quan hệ dương giữa yếu tố đồng cảm và sự thành phần gồm Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục hài lòng của khách hàng về tour biển đảo của vụ, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình, Giá cả Sanest Tourist; cảm nhận, riêng thành phần Hình ảnh thương hiệu (5) Phương tiện hữu hình: được đo bằng tám được bổ sung vào mô hình căn cứ trên điều kiện biến quan sát từ PT-1 đến PT-8. Giả thuyết H5: Có thực tế của đơn vị [8]. Các giả thuyết của mô hình mối quan hệ dương giữa yếu tố phương tiện hữu cụ thể như sau: hình và sự hài lòng của khách hàng về tour biển đảo (1) Tin cậy: được đo bằng bốn biến quan sát của Sanest Tourist; từ TC-1 đến TC-4. Giả thuyết H1: Có mối quan hệ (6) Giá cả cảm nhận: được đo bằng bốn biến dương giữa yếu tố tin cậy và sự hài lòng của khách quan sát từ GC-1 đến GC-4. Giả thuyết H6: Có mối hàng về tour biển đảo của Sanest Tourist; quan hệ dương giữa yếu tố hình ảnh thương hiệu (2) Đáp ứng: được đo bằng mười một biến và sự hài lòng của khách hàng về tour biển đảo của quan sát từ DU-1 đến DU-11. Giả thuyết H2: Có mối Sanest Tourist; quan hệ dương giữa yếu tố đáp ứng và sự hài lòng (7) Hình ảnh thương hiệu: được đo bằng bốn của khách hàng về tour biển đảo của Sanest Tourist; biến quan sát từ TH-1 đến TH-4. Giả thuyết H7: Có (3) Năng lực phục vụ: được đo bằng sáu biến mối quan hệ dương giữa yếu tố giá cả cảm nhận và quan sát từ NL-1 đến NL-6. Giả thuyết H3: Có mối sự hài lòng của khách hàng về tour biển đảo của quan hệ dương giữa yếu tố năng lực phục vụ và Sanest Tourist. sự hài lòng của khách hàng về tour biển đảo của Sanest Tourist; III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (4) Sự đồng cảm: được đo bằng bốn biến Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha được trình quan sát từ DC-1 đến DC-4. Giả thuyết H4: Có bày trong bảng 2. Bảng 2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha STT Ký hiệu Nhân tố Chỉ số báo Hệ số Cronbach’s Alpha Kết luận 1 TC Tin cậy TC-1 → TC-4 0,744 Đạt độ tin cậy 2 DU Đáp ứng DU-1 → DU-11 0,788 Đạt độ tin cậy 3 NL Năng lực phục vụ NL-1→ NL-6 0,828 Đạt độ tin cậy 4 DC Đồng cảm DC-1 → DC-4 0,685 Đạt độ tin cậy 5 PT Phương tiện hữu hình PT-1 → PT-8 0,783 Đạt độ tin cậy 6 GC Giá cả cảm nhận GC-1 → GC-4 0,652 Đạt độ tin cậy 7 TH Hình ảnh thương hiệu TH-1→ TH-4 0,788 Đạt độ tin cậy 8 HL Sự hài lòng của khách hàng HL-1 → HL-3 0,871 Đạt độ tin cậy Từ bảng 2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của gom lại thành tám nhân tố với 33 biến quan sát, các thang đo đều lớn hơn 0,60 và các biến đều có trong đó có một nhân tố mới được đặt tên là tài hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,30. Như nguyên du lịch bao gồm các biến quan sát DU-1, vậy, không có biến quan sát bị loại bỏ khỏi thang DU-2, DU-8, DU-9 và DU-11 được tách ra từ nhân đo, các biến của các thang đo đều phù hợp và đạt tố đáp ứng. được độ tin cậy và sẽ được kiểm định tiếp theo bằng Từ kết quả phân tích EFA, trên phần mềm phương pháp phân tích nhân tố EFA. SPSS thực hiện quy ước tám nhân tố được rút trích Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA sau theo trình tự như sau: FL1 (NL - Năng lực phục vụ khi loại tám biến không đạt yêu cầu bao gồm PT-2, với sáu biến quan sát từ NL-1 đến NL-6), FL2 (TH - PT-8, DU-5, TC-1, DU-4 (lần 1) và PT-6, PT-5, DU-7 Hình ảnh thương hiệu với bốn biến quan sát từ (lần 2) cho thấy hệ số KMO là 0,864 thỏa điều kiện TH-1 đến TH-4), FL3 (DU - Tài nguyên du lịch với 0,5 < KMO < 1 với mức ý nghĩa là 0.000 trong kiểm năm biến quan sát gồm DU-1, DU-2, DU-8, DU-9, định Barlett’s (Sig < 0,05). Có tám nhân tố trích lại DU-11), FL4 (PT - Phương tiện hữu hình với bốn tại Eigenvalue là 1,151 > 1 và tổng phương sai trích biến quan sát gồm PT-1, PT-3, PT-4, PT-7), FL5 (TC - được là 56,632%. Như vậy, việc phân tích nhân tố Tin cậy với ba biến quan sát từ TC-2 đến TC-4), là thích hợp với dữ liệu và các biến tương quan FL6 (GC - Giá cả cảm nhận với bốn biến quan sát với nhau trong tổng thể. Tất cả các chỉ báo đều có từ GC-1 đến GC-4), FL7 (DC - Đồng cảm với 4 biến Factor loading > 0,5 và các biến quan sát được quan sát từ DC-1 đến DC-4), FL8 (DU - Đáp ứng với 198 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 ba biến quan sát gồm DU-3, DU-6, DU-10) và FP là 0,349, với Tài nguyên du lịch là 0,218, với Phương (HL - Sự hài lòng của khách hàng với ba biến quan tiện hữu hình là 0,268, với Tin cậy là 0,263, với Giá sát từ HL-1 đến HL-3). Trên cơ sở sử dụng kết quả cả cảm nhận là 0,510, với Đồng cảm là 0,275, với của phân tích nhân tố khám phá EFA (các biến độc Khả năng đáp ứng là 0,194. Qua đó, cho thấy rằng lập đã được chuẩn hóa) tiến hành phân tích tương hệ số tương quan giữa biến Giá cả cảm nhận và quan và hồi quy như sau: Sự hài lòng của khách hàng là dương và cao nhất, Kết quả phân tích tương quan Pearson cho chứng tỏ giữa hai yếu tố này có mối liên hệ thuận thấy hệ số tương quan giữa Sự hài lòng của khách khá chặt. hàng với chính nó là 1, giữa Sự hài lòng với Năng Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp lực phục vụ là 0,256, với Hình ảnh thương hiệu Backward được trình bày trong bảng 3 và 4. Bảng 3. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Backward của mô hình Mẫu Hệ số R Hệ số R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin-Watson 1 0,685a 0,749 0,742 0,507 1.865 Bảng 3 có hệ số xác định R2 là 0,749 và hệ số xác định R2 hiệu chỉnh là 0,742. Điều này nói lên rằng độ thích hợp của mô hình là 74,2% hay nói cách khác là 74,2% độ biến thiên của biến Sự hài lòng của khách hàng (FP) được giải thích chung bởi các biến trong mô hình. Trị số thống kê F được tính từ giá trị R2 có giá trị sig. rất nhỏ (sig = 0,000) cho thấy sự thích hợp của mô hình hồi qui tuyến tính với tập dữ liệu phân tích. Bảng 4. Phân tích hệ số hồi quy Hệ số đã Hệ số chưa chuẩn hóa Thống kê cộng tuyến Nhân tố chuẩn hóa T Sig. B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 (Constant) -4.553E-17 0,029 0,000 1,000 FL1 0,256 0,029 0,256 8,949 0,000 1,000 1,000 FL2 0,349 0,029 0,349 12,226 0,000 1,000 1,000 FL3 0,218 0,029 0,218 7,641 0,000 1,000 1,000 FL4 0,268 0,029 0,268 9,385 0,000 1,000 1,000 FL5 0,263 0,029 0,263 9,196 0,000 1,000 1,000 FL6 0,510 0,029 0,510 17,855 0,000 1,000 1,000 FL7 0,275 0,029 0,275 9,628 0,000 1,000 1,000 FL8 0,194 0,029 0,194 6,789 0,000 1,000 1,000 a. Dependent Variable: FP Hệ số phóng đại phương sai VIF trong bảng 4 cho thấy, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (VIF < 2). Giá trị Sig. của các biến Năng lực phục vụ (sig = 0,000), Hình ảnh thương hiệu (sig = 0,000), Tài nguyên du lịch (sig = 0,000), Phương tiện hữu hình (sig = 0,000), Tin cậy (sig = 0,000), Giá cả cảm nhận (sig = 0,000), Đồng cảm (sig = 0,000) và Đáp ứng (sig = 0,000) đều nhỏ hơn 0,05. Do đó ta có thể nói tám nhân tố này có ý nghĩa thống kê. Mô hình có tám nhân tố tác động đến Sự hài lòng của khách hàng là FL1 (Năng lực phục vụ có β = 0,256); FL2 (Hình ảnh thương hiệu có β = 0,349), FL3 (Tài nguyên du lịch có β = 0,218), FL4 (Phương tiện hữu hình có β = 0,268 ), FL5 (Tin cậy có β = 0,263), FL6 (Giá cả cảm nhận có β = 0,510), FL7 (Đồng cảm có β = 0,275), FL8 (Đáp ứng có β = 0,194). Phương trình hồi quy như sau: FP = 0,510FL6 + 0,349FL2 + 0,275FL7 + 0,268FL4 + 0,263FL5 + 0,256FL1 + 0,218FL3 + 0,194FL8 Từ kết quả cho thấy yếu tố Giá cả cảm nhận có tác động mạnh nhất đến Sự hài lòng của khách hàng, yếu tố Hình ảnh thương hiệu có tác động mạnh thứ hai và yếu tố Đáp ứng có tác động thấp nhất. Kết quả phân tích ANOVA để xét xem có sự khác nhau về sự hài lòng của khách hàng theo đặc điểm nhân cá nhân cho thấy có sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng theo độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập (do sig < 0,05), các đặc điểm cá nhân khác không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng (do sig > 0,05). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 199 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ chuyển đổi bảng câu hỏi ra tiếng nước ngoài thông dụng và phát bảng điều tra khảo sát đến với du 1. Kết luận khách sẽ được thực hiện tùy theo những trường Nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách hợp, thời điểm cụ thể để mẫu mang tính tổng thể và hàng về tour biển đảo của Trung tâm dịch vụ Du lịch kết quả mang tính thực tế cao. Bên cạnh đó, kết quả Sanest Tourist được tiến hành với 317 mẫu. là cơ sở để bổ sung sử dụng trong các nghiên cứu Về hệ thống thang đo, kết quả nghiên cứu hệ tiếp theo đối với những sản phẩm dịch vụ của đơn số Cronbach Alpha với bảy thành phần của thang vị, từ đó có những tham mưu và chính sách phù hợp đo chất lượng và thang đo sự hài lòng đều có độ giúp cho đơn vị có những đánh giá và hoạch định tin cậy lớn hơn 0,6. Như vậy, thang đo thiết kế có ý chiến lược phát triển của mình phù hợp với thực nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. tiễn, khẳng định được thương hiệu góp phần cho sự Về nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA phát triển bền vững. với 44 biến quan sát thuộc bảy thành phần trong chất lượng và thành phần thang đo hài lòng của 2. Kiến nghị khách hàng (đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5). Từ kết quả nghiên cứu với tám thành phần tác Kết quả phân tích cho thấy, sau khi loại tám biến động đến sự hài lòng của khách hàng, trong đó Giá quan sát bao gồm PT-2, PT-8, DU-5, TC-1, DU-4, cả cảm nhận có tác động mạnh nhất, yếu tố Hình PT-6, PT-5, DU-7 thì có 36 biến quan sát trong tám ảnh thương hiệu có tác động mạnh thứ hai. Với thực nhân tố độc lập được rút trích và một nhân tố phụ tiễn hoạt động kinh doanh tour biển đảo của Trung thuộc đều đạt giá trị yêu cầu và có ý nghĩa trong tâm dịch vụ Du lịch Sanest Tourist trong thời gian thống kê. qua, để nâng cao sự hài lòng cho du khách khi đến Về kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho với tour biển đảo của đơn vị, tác giả đề xuất một số thấy có tám nhân tố bao gồm Năng lực phục vụ kiến nghị như sau: (β = 0,256), Đáp ứng (β = 0,194), Tin cậy (β = 0,263), - Xây dựng chính sách giá hợp lý, linh hoạt đối Đồng cảm (β = 0,275), Phương tiện hữu hình với từng đối tượng khách hàng là cá nhân, tổ chức, (β = 0,268), Giá cả cảm nhận (β = 0,510), Hình gia đình, đơn vị lữ hành, lễ tân tại các khách sạn ảnh thương hiệu (β = 0,349), Tài nguyên du lịch theo từng thời điểm đảm bảo cạnh tranh, hiệu quả. (β = 0,218) đều có tác động dương đến sự hài lòng - Xây dựng chương trình tour với đa dạng loại của khách hàng về tour biển đảo của Sanest Tourist, hình như du lịch nghỉ dưỡng, team building, du trong đó Giá cả cảm nhận có tác động mạnh nhất, lịch MICE gắn kết với hình ảnh và giá trị văn hóa sau đó đến Hình ảnh thương hiệu. truyền thống của ngành nghề yến sào Khánh Hòa, So sánh mức độ hài lòng của khách hàng khẳng định nét đặc sắc riêng tao lợi thế cạnh tranh theo đặc điểm cá nhân, dựa trên kết quả phân tích bền vững. phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) có sự - Sử dụng phương tiện vận chuyển linh hoạt khác nhau về mức độ hài lòng giữa độ tuổi, nghề đảm bảo an toàn và hiện đại, tiết kiệm, xây dựng nghiệp và thu nhập của từng du khách. các hoạt động vui chơi trên tàu sôi động, lôi cuốn, có Qua kết quả phân tích, phạm vi nghiên cứu là đội ngũ hướng dẫn viên năng động, khéo léo nắm du khách nội địa nên kết quả đánh giá chưa mang bắt tâm lý du khách trong suốt chuyến đi. tính tổng thể và do đặc thù tour du lịch biển đảo - Đầu tư cơ sở vật chất khép kín từ hệ thống mang tính thời vụ phụ thuộc thời tiết khí hậu nên nhà hàng, khu nghỉ mát, điểm tham quan du lịch, tính chính xác của kết quả thu thập mẫu chưa cao. mở rộng xây dựng hệ thống lồng bè hải sản trên các Bên cạnh đó, trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả đảo có tiềm năng thuộc đơn vị quản lý, cần phát huy chưa thực hiện khảo sát đối với du khách quốc tế, hơn nữa thế mạnh du lịch tại đảo Bàng Lớn. chưa thể hiện được ý định quay lại của du khách - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có sau khi đã sử dụng dịch vụ để đánh giá tốt hơn mục chính sách khen thưởng, cơ hội thăng tiến và tạo tiêu của đề tài nghiên cứu. môi trường làm việc năng động. Với những kết quả đạt được, tác giả sẽ xây dựng - Tích cực tham gia các hội chợ về du lịch trong tiêu chí các thang đo hoàn chỉnh và xúc tích hơn, nước và quốc tế, chủ động tổ chức các sự kiện gắn liền 200 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 với chủ đề biển đảo, tăng cường công tác tiếp thị và với các tỉnh duyên hải miền Trung nhằm phát huy quảng bá trên truyền thông và báo chí. thế mạnh là đơn vị vừa làm kinh tế biển vừa bảo - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo giá trị vệ an ninh quốc phòng trên các vùng đảo của tỉnh cốt lõi dựa trên lợi ích chung và được quán triệt bởi Khánh Hòa. người quản lý cao nhất của đơn vị, tạo sức lan tỏa Bên cạnh đó, tác giả kiến nghị với các cơ quan mạnh mẽ. ban ngành của Tỉnh cần có chính sách quản lý, kiểm - Bảo tồn, bảo vệ và phát triển đàn chim yến tra và xử lý triệt để các hoạt động khai thác du lịch tại các hang đảo trực thuộc đơn vị quản lý theo biển đảo trên vịnh Nha Trang làm ảnh hưởng đến hướng bền vững, thực hiện cải tạo môi trường an toàn của du khách, các loại hình khai thác du lịch tự nhiên các vùng đảo có tiềm năng phát triển du ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển đảo và lịch, liên kết tour du lịch biển đảo bằng tàu biển hình ảnh du lịch của thành phố Nha Trang. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lưu Thanh Đức Hải, Nguyễn Hồng Giang, 2011. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ. 2. Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung, Trương Quốc Dũng, 2011. Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2003. Nghiên cứu khoa học Marketing. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Vương, 2012. Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở Phú Quốc. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế. Trường Đại học Nha Trang. 5. Môi trường du lịch Việt Nam: 6. Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa: D257304E3BEC. 7. Công ty Yến sào Khánh Hòa: 8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14.06.2005, có hiệu lực ngày 01.01.2006. Tiếng Anh 9. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L., 1985. A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Maketing, 49 (fall): 41-50. 10. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L., 1988. SERVQUAL: A multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of Retailing, 64 (1): 12-40. 11. Zeithaml, V,A. & M.J, Bitner, 2000. Services marketing. Boston: McGraw-Hill. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 201
File đính kèm:
- danh_gia_su_hai_long_cua_khach_hang_ve_tour_du_lich_bien_dao.pdf