Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc qua tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa
Bài viết sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với các thao tác phân tích, tổng hợp với đối
tượng nghiên cứu là 361 đơn vị tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa1. Hình ảnh con ngựa trong tục
ngữ tiếng Hàn được khắc họa một cách chân thực và tượng trưng cho cuộc đời của một con người. Giá trị
biểu trưng của các đơn vị tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa thể hiện ở việc đề cao những giá trị
chân - thiện - mĩ, những bài học mang tính chất giáo huấn và chuyển tải kinh nghiệm phong phú về cuộc
sống, quan hệ ứng xử. Giá trị đả kích và phê phán cái ác, mặt tiêu cực, châm biếm những thói hư tật xấu của
con người cũng thể hiện rõ nét và sâu sắc. Cuộc sống vật chất và tinh thần, dấu ấn văn hóa thể hiện nhân
sinh quan, thế giới quan của người Hàn hàm chứa đậm đặc trong tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa. Việc liên
hệ với tục ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ ngựa cũng cho thấy có không ít những nét tương đồng trong ngôn
ngữ và văn hóa của hai dân tộc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc qua tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa
Mở đầu12 Tục ngữ là đơn vị ngôn ngữ có phương thức biểu hiện giản dị, ẩn dụ và súc tích chứa đựng những chân lý về kinh nghiệm, trí tuệ mang mục đích giáo huấn của một dân tộc. Kết quả khảo sát cho thấy, ở Hàn Quốc, có khá nhiều công trình tiếng Hàn nghiên cứu về tục ngữ động vật nói chung, tiêu biểu như: tác giả Jang Jae Hwan (2009) tiến hành so sánh tục ngữ động vật trong tiếng Hàn, tiếng Nhật (trọng tâm là tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa * ĐT: 84-972157070 Email: hoangyen70@gmail.com 1 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.21. Bài viết được hoàn thiện trên cơ sở tham luận tại Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam, tháng 4/2017, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. và chó). Tác giả Kim Myung Hwa (2011) nghiên cứu so sánh tục ngữ động vật 12 con giáp trong tiếng Hàn và tiếng Trung... Các công trình nghiên cứu đối chiếu về tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa tiêu biểu có: tác giả Ho Nyung Nyung (2011) thực hiện nghiên cứu so sánh tục ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Trung có yếu tố chỉ ngựa. Tác giả Byambachereng Battolga (2012) nghiên cứu so sánh tục ngữ Hàn Quốc và Mông cổ, tập trung vào tục ngữ yếu tố chỉ ngựa... Tại Việt Nam, gần đây có các nghiên cứu đối chiếu tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt của Trần Văn Tiếng (2006); Nguyễn Thùy Dương (2013), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013)... Các công trình nghiên cứu đối chiếu, so sánh hay liên hệ giữa tục ngữ động vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt gần đây có: Lê Thị Thương (2009), Lê Thị Hương (2015), Hoàng Thị Yến và Nguyễn Thùy Dương (2016), ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA HÀN QUỐC QUA TỤC NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ CON NGỰA Hoàng Thị Yến* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 21 tháng 03 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 05 năm 2018 Tóm tắt: Bài viết sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với các thao tác phân tích, tổng hợp với đối tượng nghiên cứu là 361 đơn vị tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa1. Hình ảnh con ngựa trong tục ngữ tiếng Hàn được khắc họa một cách chân thực và tượng trưng cho cuộc đời của một con người. Giá trị biểu trưng của các đơn vị tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa thể hiện ở việc đề cao những giá trị chân - thiện - mĩ, những bài học mang tính chất giáo huấn và chuyển tải kinh nghiệm phong phú về cuộc sống, quan hệ ứng xử. Giá trị đả kích và phê phán cái ác, mặt tiêu cực, châm biếm những thói hư tật xấu của con người cũng thể hiện rõ nét và sâu sắc. Cuộc sống vật chất và tinh thần, dấu ấn văn hóa thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người Hàn hàm chứa đậm đặc trong tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa. Việc liên hệ với tục ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ ngựa cũng cho thấy có không ít những nét tương đồng trong ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc. Từ khóa: tục ngữ tiếng Hàn, con ngựa, giá trị biểu trưng 139Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 Hoàng Thị Yến (2017) Tuy nhiên, nghiên cứu một cách toàn diện về tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa trong mối liên hệ với tiếng Việt còn thiếu vắng. Hi vọng, bài viết sẽ góp phần lấp bớt khoảng trống này. Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, ngựa (ngọ) là một trong 12 con giáp. Chúng tôi thu thập được 361 đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa xuất hiện trong công trình Từ điển tục ngữ động vật của tác giả Song Jae Seun (1997). Bài viết sử dụng phương pháp miêu tả nhằm làm rõ các đặc điểm ngữ nghĩa của các đơn vị tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa. Các thao tác khảo sát; dịch và phân tích thành tố nghĩa, thống kê, phân loại... cũng được áp dụng nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Khắc họa hình ảnh con ngựa trong tục ngữ tiếng Hàn; 2) Phân tích giá trị biểu trưng của các đơn vị tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa; 3) Phân tích cuộc sống của người dân Hàn thể hiện qua tục ngữ. Chúng tôi cũng thực hiện thao tác liên hệ với tiếng Việt nhằm cố gắng phác thảo vài nét so sánh về văn hóa của hai dân tộc Hàn – Việt. Nguồn ngữ liệu tiếng Việt được lấy từ các công trình liên quan, tiêu biểu là Nguyễn Văn Nở (2008), Vũ Ngọc Phan (2008)... 1. Hình ảnh ngựa trong tục ngữ tiếng Hàn Trong công trình của Song Jae Seun (1997), số lượng các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa là 361 đơn vị, đứng thứ tư sau tục ngữ chỉ con chó (986 đơn vị), bò (573 đơn vị), hổ (443 đơn vị). Điều này cho thấy, ngựa cũng là loài động vật gần gũi và có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người Hàn. Tác giả Song Jae Seun (1997: 85-133) phân chia tục ngữ chỉ con ngựa thành các nhóm nhỏ như dưới đây: Yếu tố 말 ngựa 망아지 ngựa con 늙은 말 ngựa già 천리마 thiên lí mã 용마 long mã 사나운 말 ngựa dữ 여윈 말 ngựa gầy Tần số 288 15 14 16 11 9 8 Trong tục ngữ chỉ con ngựa, ngoài từ 말 - mal (ngựa) còn có các yếu tố khác chỉ ngựa, ví dụ như: 준마 駿馬tuấn mã, 호마 胡馬 Hồ mã, ngựa nước Hồ Ngoài ra, chúng ta thấy còn có 망아지ngựa con, 늙은 말 ngựa già, 사나운 말 ngựa dữ, 여윈 말 ngựa gầy ốm, 천리마thiên lí mã và 용마 long mã. Hình ảnh ngựa trong tục ngữ tiếng Hàn bộc lộ các đặc điểm về sinh lí và tập quán ăn uống... khá đa dạng khi xét theo các tiểu loại như sau: 1.1. Hình ảnh ngựa nói chung Qua khảo sát, trong tục ngữ tiếng Hàn, các loại ngựa xuất hiện khá phong phú. Theo giới tính, ta có: 피마/ 암말 ngựa cái, 수말 ngựa đực... Theo màu sắc, ta có: 흰 말 ngựa trắng, 백마 bạch mã, 가라말/ 검은 말 ngựa đen... Căn cứ vào tuổi ngựa, ta có: 갓난 말 ngựa mới sinh, 금승말 ngựa non (dưới 1 tuổi), 하룻망아지 ngựa sơ sinh, 늙은 말/ 노마 ngựa già... Theo quan hệ huyết thống của cá thể ngựa, ta có: 어미말 ngựa mẹ, 말새끼 ngựa con, 생마새끼 ngựa hoang con... Theo mục đích sử dụng, ta có: 역마 ngựa thồ, 파발마 ngựa đưa tin... Dựa vào sự sống chết của ngựa, ta có: 죽은 말 ngựa chết (tồn tại khoảng trống của 살아있는 말ngựa sống); theo môi trường sống, ta có 생마 ngựa hoang (tồn tại khoảng trống của 길들인 말ngựa nuôi, ngựa nhà). Theo giống loài, ta có các loài ngựa: 조랑말 tiểu mã, giống ngựa nhỏ, 호마 Hồ mã, ngựa Hồ, 준마 tuấn mã, 천리마 thiên lí mã, 용마 long mã..; theo quyền sở hữu, ta có: 삯말 ngựa thuê, ngựa trạm ... 140 H.T. Yến/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 Về đặc điểm sinh lí, các bộ phận cơ thể của ngựa có: 말굽 móng ngựa, 꼬리 đuôi, 말고기 thịt ngựa, 말귀 tai ngựa, 말다리/ 말발 chân ngựa, 말 대가리/ 말머리 đầu ngựa, 말등 lưng ngựa, 말뼈 xương ngựa, 말살 thịt ngựa, 말상 mặt ngựa, 털 lông, 말갈기bờm ngựa, 말배bụng ngựa, 말가죽 da ngựa... Về các chất bài tiết của ngựa, ta có: 말똥 phân ngựa, 말이 방귀를 뀌다 ngựa đánh rắm... Theo đặc điểm hình thức của ngựa, ta có: 큰 말 ngựa to, 작은 말 ngựa nhỏ, 애꾸말 ngựa chột mắt, 살찐 말ngựa béo, 마른 말 ngựa gầy, 여윈 말 ngựa gầy ốm, 날개 달린 말 ngựa có cánh = 천리마 thiên lí mã, 네 발 가진 말 ngựa có bốn chân, 눈 먼 말 ngựa mù, 저는 말/ 절뚝발이 말 ngựa què...; 말이 울다 ngựa khóc = ngựa hí...; 말냄새 mùi ngựa... Về đặc điểm tập tính, hành động, theo các vật dụng thường dùng được gắn vào mình ngựa, ta có: 고삐를 놓은 말ngựa tháo cương, 고삐없는 말/ 굴레없는 말 ngựa không cương, 굴레 씌운 말ngựa đeo cương, 말채 roi ngựa, 재갈 hàm thiếc... Ngoài ra còn có: 수레 xe ngựa, 길마 gùi hàng, 안장/ 언치yên ngựa... Theo trạng thái, sức khỏe của ngựa, có các biểu hiện như: 굶주린 말 ngựa đói, 상사말 ngựa động đực, 밤 눈 어둔 말 ngựa không nhìn thấy trong bóng tối, 배 앓는 말 ngựa bị đau bụng... Theo sự di chuyển và cách thức di chuyển của ngựa, ta có: 가는 말 ngựa đi, 넘어지는 말 ngựa ngã, 놓아 먹인 말 ngựa thả rông, 달리는 말/ 말이 뛰다 ngựa chạy/ ngựa phi, 빠른 말 ngựa nhanh... Liên quan đến nơi ở của ngựa, ta có: 마방 chuồng ngựa, 말뚝 cọc buộc ngựa, 기둥 cột, 마굿간 chuồng ngựa... Về tập tính ăn uống và thức ăn của ngựa, ta có: 말이 콩을 그리워하다 ngựa nhớ đỗ/ đậu, 목 마른 말 ngựa khát nước, 여물 rơm cỏ khô, ...소금을 먹는 말 ngựa ăn muối... Tính cách và giá trị của ngựa thể hiện trong tục ngữ khá phong phú: 게으른 말 ngựa lười, 둔한 말 ngựa ngu, 못난 말 ngựa xấu, 못된 말 ngựa dở, 무는 말 ngựa hay cắn, 차는 말 ngựa háu đá, 여윈말 ngựa ốm yếu/ bệnh tật, 사라운 말 ngựa dữ, 좋은 말 ngựa tốt, 센 말 ngựa khỏe, 약한 말 ngựa yếu...; 말은 바람을 좋아한다 ngựa thích gió, 말은 세워서 기른다 đứng nuôi ngựa, 값싼 말 ngựa rẻ...; 말의 힘 sức ngựa... 1.2. Hình ảnh ngựa con Ngựa con 망아지xuất hiện trong tục ngữ giống như những đứa trẻ. Chúng được ngựa mẹ sinh ra: 말 씹으로 빠진 것은 다 망아지다 rơi ra từ âm hộ ngựa đều là ngựa con. Lúc thì chúng là những con ngựa con ghẻ lở, ốm yếu 비루먹는 망아지 trong lữ quán tồi tàn, khi lại tung tăng là những chú ngựa được tháo dây cương고삐 풀린 망아지/ 굴레 벗는 망아지..., có chú ngựa con côi cút, lang thang 놓아 기른 망아지 hay ngựa hoang con 생마새끼, có chú ngựa con mù 눈 먼 망아지 đi theo tiếng chuông, có chú ngựa con ngơ ngác, lạc mẹ giữa bầy 뗏말에 망아지... 1.3. Hình ảnh ngựa già Ngựa già 늙은 말 cũng giống như người cao tuổi, có những hạn chế của tuổi cao sức yếu nhưng lại có cái trải đời, hiểu biết và kinh nghiệm: 늙은 말은 길을 잃지 않는다 ngựa già không lạc đường, 늙은 말은 짐작으로 길을 안다ngựa già có thể định hướng tìm đường, 늙은 말의 지혜다trí tuệ của ngựa già... Vốn thích đỗ, ngựa già cũng không chê đỗ 늙은 말은 콩은 마다 않는다, thậm chí có phần hơi tham lam: ngựa già đòi thêm đỗ 늙은 말이 콩 더 달란다. Tuy nhiên, 젊어서 잘 뛰던 말도 늙으면 못 뛴다ngựa già không thể chạy như thuở trẻ, 늙으면 용마도 삯말보다도 못한다già thì long mã cũng không bằng ngựa trạm cho thuê ... 1.4. Hình ảnh ngựa dữ Ngựa dữ 사나운 말 cũng như kẻ bất trị, phá phách, tính cách hung dữ. 사나운 말은 141Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 물고 찬다 ngựa dữ cắn và đá, 사나운 말이 말뚝이 상한다 ngựa dữ làm hỏng cọc buộc. Để trị ngựa dữ, dân tộc Hàn có khá nhiều biện pháp hay, ví như: 사나운 말에 지우는 길마는 따로 있다 với ngựa dữ, có gùi thồ hàng riêng; 사나운 말에는 무거운 길마 지운다chất hàng nặng cho ngựa dữ, 사나운 말은 고삐와 채찍으로 길 들인다 dùng dây cương và roi để trị ngựa dữ, dùng roi vọt để sửa đổi, uốn nắn tật xấn. Con người, nếu không chịu sửa mình, thì khó có thể tự do: 사나운 말 재갈 떠날 날 없다 ngựa dữ không có ngày tháo bỏ hàm thiếc... Tuy nhiên, cũng như người Việt coi ngựa chứng là ngựa hay, người Hàn có câu: 사나운 말이 천리 간다 ngựa dữ đi ngàn dặm: Đôi khi, người hung dữ cũng giống như ngựa dữ, là người có sức khỏe tốt, làm việc hăng hái, rất hiệu quả, học cũng có thể làm những việc lớn, phi thường... 1.5. Hình ảnh thiên lí mã Thiên lí mã là ngựa hay, ngựa tốt. 천리마는 날마다 천리를 뛴다Thiên lí mã mỗi ngày có thể đi ngàn dặm. Tuy nhiên, người Hàn quan niệm: Một con ngựa muốn trở thành thiên lí mã, ngoài tư chất bẩm sinh khác thường, cần có những điều kiện như: Phải đến độ tuổi nào đó mới có thể thành tựu được (cần thời gian): 천리마는 나이가 들어서 이루어진다 phải có tuổi mới thành thiên lí mã; phải có môi trường đủ rộng lớn mới có thể huấn luyện, trưởng thành được (cần giáo dục tốt): 천리마는 뜰 안에서 길 들일 수 없다 không thể thành thiên lí mã trên cánh đồng được: Môi trường của thiên lí mã phải là thảo nguyên bao la, rộng lớn... Thiên lí mã là ngựa hay, chứ không phải ngựa thần, có sức mạnh siêu nhiên, vì thế: 천리마도 단번에 열 발자국은 못 뛴다 thiên lí mã không có nghĩa là mỗi lần nhảy là nhảy được 10 bước, 천리마라고 단번에 뛰어 천리를 가는 것은 아니다 thiên lí mã không phải là một lần nhảy có thể đi ngàn dặm: Về đại thể, thiên lí mã cũng bình thường như bao con ngựa khác, vì thế, mỗi lần nhảy chỉ có thể nhảy một sải chân... Khi về già, thiên lí mã hay hồi tưởng về thời huy hoàng có thể đi ngàn dặm 천리마는 늙었어도 천리 가던 생각만 한다thiên lí mã già cũng chỉ ngủ 늙은 천리마가 잠만 잔다. Nếu không gặp được thời vận, thiên tài cũng chỉ là người bình thường chết già nơi xóm vắng, phố thưa. 천리마가 마굿간에서 늙는다 thiên lí mã già trong chuồng ngựa. Người Việt quan niệm: người tài nhiều tật. Người Hàn cũng không thiên vị và chỉ ra: 천리마에도 못 된 버릇이 있다 thiên lí mã cũng có tật xấu của nó... 1.6. Hình ảnh long mã Long mã là giống ngựa quí nên 말이 천 마리면 용마가 하나 있다 ngàn con ngựa mới có một long mã, 말도 용마라면 좋아하고 소도 대우라면 좋아한다 ngựa thì thích long mã, bò thì thích bò mộng. Cuộc đời mỗi con người, lịch sử mỗi gia tộc hay một đất nước... đều biến đổi thăng trầm theo qui luật: 되는 집은 말을 낳아도 용마만 낳는다 nhà phát đạt thì có ngựa đẻ cũng đẻ ra long mã: Nếu đang ở vận tốt thì mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Tục ngữ Hàn nhấn mạnh đến yếu tố cần yếu để sự vật hiện tượng có bước nhảy vọt về chất: 용마도 장수를 만나야 하늘을 난다 long mã phải gặp tướng giỏi mới bay lên trời được, 용마도 주인을 못 만나면 삯말로 늙는다 long mã không gặp chủ thì chết già như ngựa thuê: Với long mã, yếu tố để tạo thành cặp là gặp được người chủ là tướng giỏi, kị sĩ tài ba..., khi đó, long mã mới có thể phát huy sức mạnh, có thể bay lên trời như rồng. Giống như hai mặt của một vấn đề, như âm với dương, người Hàn cho rằng: 장수 나면 용마 난다 nếu có tướng giỏi sẽ có long mã... 1.7. Hình ảnh ngựa gầy Ngựa gầy ốm có các đặc điểm riêng, dễ nhận thấy, ví như: đuôi dài: 마른 말 꼬리가 142 H.T. Yến/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 길다/ 여윈 말이 꼬리는 길다 ngựa gầy thì đuôi dài; hay có nhiều ruồi muỗi bám theo: 여윈 말에 파리 덤비듯 한다 như ruồi tấn công ngựa gầy... Ngựa gầy mà lại chất nhiều đồ trông rất đáng thương: 마른 말에 짐 많이 싣는다 chất nhiều đồ lên ngựa gầy... Hình ảnh ngựa trong tục ngữ tiếng Hàn cũng gần gũi như các giai đoạn cuộc đời một con người, có sinh, lão, bệnh, tử; có thời vận thăng trầm, cần bí quyết và hội đủ các điều kiện mới có thể thành công... Với vài nét phác họa hình ảnh của ngựa con, ngựa già, ngựa gầy, ngựa dữ, thiên lí mã hay long mã trong tục ngữ, có thể thấy dân tộc Hàn có cái nhìn đa chiều, khá toàn diện và sâu sắc về cuộc sống của con người. 2. Giá trị giáo huấn - truyền kinh nghiệm và giá trị phê phán, châm biếm của tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ ngựa 2.1. Giá trị giáo huấn - truyền kinh nghiệm, cảnh báo 2.1.1. Giá trị giáo huấn - truyền kinh nghiệm Về quan điểm giáo dục Tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa hàm chứa giá trị giáo huấn - truyền kinh nghiệm khá phong phú và sâu sắc. Khi ca ngợi những người tài giỏi khác thường, người Hàn ví với hình ảnh ngựa chạy nhanh lại có thêm đôi cánh có thể bay được: 날개 달린 말이다 như ngựa thêm cánh; ca ngợi các anh hùng chinh phục thiên hạ, tạo lập quốc gia bằng hình ảnh đầy khí thế, hào hùng: 말 타고 천하를 얻는다 cưỡi ngựa giành thiên hạ; ca ngợi phẩm chất, khí tiết vững vàng của bậc quân tử trong khó khăn bằng hình ảnh 저는 말도 길은 바로 간다 ngựa què vẫn đi đúng đường, con người dù có rơi vào hoàn cảnh nào cũng không nhụt chí, kiên trì nỗ lực sẽ thành công: 절뚝발이 말이 천리를 간다 ngựa què vẫn đi ngàn dặm. Dân tộc Hàn coi trọng gia đình, quê hương bản quán: 말은 마방으로 가야 한다 ngựa phải về chuồng ngựa, đề cao sự rõ ràng, sòng phẳng trong giao dịch, xử thế: 말이 먹은 물 값도 준다 trả tiền nước ngựa đã uống. Trong thành ngữ, tục ngữ Việt, câu một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ca ngợi tình đoàn kết, tương thân, tương ái giữa con người ... gian này. 3. Cuộc sống người dân Hàn qua tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa 3.1. Thân phận của người dân Hàn Trong xã hội phân chia giàu nghèo, có nhiều người sống rất thoải mái, dễ chịu: 가벼운 옷을 149Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 입고 살찐 말을 탄다 mặc áo mỏng, cưỡi ngựa béo. Cuộc sống thuận lợi được người Hàn ví với hình ảnh 말 타고 강건너기다 cưỡi ngựa qua sông: Nhờ đức lộc người khác mà sung sướng, qua sông cưỡi ngựa thì không bị ướt, lại nhanh. Tuy nhiên, trong cuộc sống, còn có rất nhiều người vất vả, đi lang thang khắp nơi: 말 갈 데 소 갈 데 다녔다 đi hết cả nơi ngựa đi, bò đến. Cuộc sống của người dân rất khó khăn, khổ cực, thường bị o ép, ví như: 말에 재갈 물린다 bắt ngựa ngậm hàm thiếc: Ngựa ngậm hàm thiếc thì không thể nói được, cũng không thể ăn được; có nhiều hoàn cảnh éo le vì tư tưởng trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê: 한 마당에 암말만 둘이다 một sân mà hai ngựa cái. Bên cạnh đó, những người tài bị bỏ quên, không được trọng dụng: 좋은 말이 마굿간에서 앓고 있다 ngựa tốt nằm ốm trong chuồng ngựa. Người Việt có câu làm thân trâu ngựa chỉ sự vất vả của người lao động, luôn phải gánh vác những công việc nặng nhọc; đơn thương độc mã chỉ sự cô độc, không có người trợ giúp, đồng hành. Cũng như các dân tộc khác, người Hàn luôn mong muốn, khát khao có cuộc sống tự do: 매인 말은 항상 뛰고 싶어한다 ngựa bị buộc luôn muốn nhảy, 고삐 놓은 말이다 ngựa tháo dây cương, 고삐 없는 말이다 ngựa không cương, 굴레 벗은 말 달아나듯 한다 chạy như ngựa tháo dây cương, 굴레 벗은 말이다 như ngựa tháo cương... Tình yêu thương thể hiện qua tục ngữ, ví như: tình cảm đối với người và vật thân thuộc, yêu quí: 말은 콩을 그리워하다 như ngựa nhớ đỗ; tình yêu quê hương đất nước tha thiết: 호마는 북풍을 그리워하다 ngựa hồ nhớ gió bắc: Con người sống tha phương thường nhớ về quê hương bản quán... 3.2. Thế giới quan, giá trị quan, phong tục tập quán 3.2.1. Thế giới quan Người Hàn tin vào những dấu hiệu, điềm báo: 꿈에 흰 말을 타면 병을 얻는다 trong mơ thấy cưỡi ngựa bạch sẽ mắc bệnh: Câu này hàm ý cần thận trọng. Tuy nhiên, ngựa bạch là loài ngựa quí nên cũng được cho là dấu hiệu tốt, điềm lành: 아침에 흰 말을 보면 그날 돈이 생긴다 sáng dậy nếu gặp ngựa trắng hôm đó sẽ có tiền. Theo Song Jae Seun (1997: 139), người Hàn tin rằng 말굽이 묻혀야 잘 산다 phải chôn móng ngựa mới sống tốt: Ngày kết hôn, tuyết rơi thì phải đem chôn móng ngựa mà chàng trai vẫn cưỡi thì đôi vợ chồng mới sống tốt, hạnh phúc. Hay, 말 발이 젖어야 잘 산다 chân ngựa ướt mới sống tốt: Ngày kết hôn, trời phải mưa đủ để ướt chân con ngựa chú rể cưỡi thì đôi vợ chồng mới sống tốt. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị tục ngữ tiếng Hàn thể hiện cái nhìn khá tiêu cực, đánh giá thấp về ngựa: coi chân ngựa là xấu, như một khiếm khuyết cần che giấu: 말 다리가 드러났다 lộ chân ngựa; cho rằng con gái tuổi ngựa vất vả: 말띠 가진 여자는 팔자가 세다 con gái tuổi ngựa cao số; quan niệm mặt dài thì xấu: 말 상이다 (dài) như mặt ngựa. Tuy nhiên, thịt ngựa được dùng như bài thuốc hữu hiệu trị chứng trúng gió, co giật: 말고기는 경기 약이다 thịt ngựa là thuốc kinh phong. Người Hàn coi trọng cuộc sống: 말 똥에 굴러도 이승이 낫다 dù có vấy phân ngựa nhưng trần thế vẫn tốt: Dù có khổ cực bao nhiêu thì sự sống vẫn quí giá hơn cái chết. Đời người 100 năm nhưng cũng chỉ như trong chớp mắt, nếu như người Hàn dùng hình ảnh: 인생 백년이 말 달리듯 한다 trăm năm cõi người như ngựa chạy thì người Việt cũng dùng câu: đời người như bóng câu qua cửa sổ. Dân tộc Hàn cho rằng, những mối nhân duyên tốt đẹp sẽ tạo nên kì tích: 준마도 장수를 만나야 하늘을 난다 tuấn mã phải gặp tướng giỏi mới bay lên trời, và ngược lại, nếu không gặp được người cặp đôi với mình thì sẽ hoài phí cả cuộc đời: 준마라도 주인을 못 만나면 삵말로 늙는다 tuấn mã không gặp được chủ hay thì già với kiếp ngựa cho thuê. Những qui luật cuộc đời về thời vận và quan hệ nhân gian cũng thể hiện khá rõ nhân sinh quan của người Hàn. Người Việt hay nói: con chị nó đi thì con dì nó lớn, người Hàn 150 H.T. Yến/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 dùng hình ảnh: 큰 말이 나가면 작은 말이 큰 말 노릇한다 ngựa lớn đi thì ngựa nhỏ thế chỗ, làm việc của ngựa lớn. Cả người Hàn và người Việt đều dùng hình ảnh: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã = 말 우는 데 말 가고 소 우는 데 소 간다 ngựa đến nơi ngựa hí, bò đến nơi bò kêu: Người ngoan hiền thân với người ngoan hiền, người ác chơi với người ác... 3.2.2. Giá trị quan Người Hàn cho rằng, vật có giá trị cũng cần phải được dùng đúng lúc, trao đúng người, nếu không, khó tránh khỏi hiện tượng: 거지가 말 얻은 격이다 vô dụng như ăn mày được ngựa. Quan niệm về giàu và nghèo của người nông dân Hàn khá cụ thể: 마소가 많으면 부자요, 자식이 많으면 거지다 nhà nhiều bò ngựa thì giàu, nhà đông con thì nghèo. Xã hội phân chia giai cấp, phân biệt giàu nghèo nên thang giá trị cũng được xác định theo tiêu chuẩn đó, cách đối xử cũng có sự khác biệt rõ rệt: 말없는 양반은 소를 탄다 quí tộc không nói (là quí tộc) thì cưỡi bò: Không nói rõ thân phận thì không ai biết là quí tộc, kết quả là chịu đối xử như thứ dân, chỉ được cưỡi bò chứ không phải là cưỡi ngựa. Người Hàn sống lạc quan bởi họ có triết lí nhân sinh thật giản dị mà sâu sắc: 말 탄 놈도 서울이요, 소 탄 놈도 서울이요 người cưỡi ngựa cũng đến Seoul, người cưỡi bò cũng đến Seoul: Trên đường đời, sẽ có người đến đích sớm, có người đến muộn hơn nhưng cuối cùng đều tụ chung một điểm đích, dù thời gian hay tốc độ nhanh chậm, con đường dài ngắn mỗi người đi không giống nhau... Quan niệm của người Hàn về trách nhiệm, lương tâm cũng được thể hiện qua tục ngữ: 말도 부끄러우면 땀을 흘린다 ngựa xấu hổ cũng toát mồ hôi. Nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái toàn thể và cái bộ phận, người Hàn dùng hình ảnh: 말이 뛰면 털도 뛴다 ngựa chạy thì lông cũng chạy (chuyển động): đất nước khó khăn thì dân cũng đói khổ. Với ý nghĩa này, người Việt dùng hình ảnh: nước nổi thì thuyền cũng nổi. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, người Hàn nhận thức rõ quan niệm nhân quả: 소금 먹는 말이 물 찾는다 ngựa ăn muối sẽ tìm nước uống: Nếu có nhân (nguyên nhân) nào sẽ dẫn tới quả (kết quả) tương ứng. Người Việt dùng cách nói thẳng, trực tiếp hơn: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước... Trong quá khứ, đặc biệt là trong hoàng tộc hoặc các gia đình quyền quí ở Hàn Quốc vẫn thường có hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, người dân Hàn thể hiện quan điểm của mình qua tục ngữ như sau: 말도 상피를 본다 ngựa cũng phải để ý đến quan hệ họ hàng, 말도 칠판촌은 가린다 ngựa cũng phải tránh cận hôn đến 7- 8 đời (Song Jae Seun, 1997: 141). Bên cạnh đó, trong tục ngữ tuy không thể hiện rõ nhưng cũng có đơn vị thể hiện thái độ coi thường, bất bình đẳng với nữ giới: 처녀들은 말 방귀만 뀌어도 웃는다 tụi con gái thì ngựa đánh rắm cũng cười... 3.2.3. Phong tục tập quán Qua các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa, có thể thấy vài nét văn hóa khá độc đáo của người Hàn: 말 머리에 태기 든다 bắt đầu thai kì ở đầu ngựa: Trong văn hóa truyền thống, khi cô dâu đi lấy chồng thường cưỡi ngựa. Câu tục ngữ chỉ công việc tiến hành quá nhanh, giống như cô dâu đi lấy chồng đã có thai. Câu 말 탄 장가다 cưỡi ngựa đi lấy vợ nói đến tập tục xưa, chàng trai thường cưỡi ngựa trong ngày lễ kết hôn, đến đón cô dâu. Tín ngưỡng dân gian của người Hàn trong tục ngữ ngựa thể hiện ở niềm tin vào sức mạnh trừ tà của hình tượng hổ và rồng: 말 병 예방에는 마굿간에 여호 여룡이라는 부적을 써붙인다 dán bùa chú viết như hổ như long ở chuồng ngựa phòng bệnh cho ngựa; 말 병 예방에는 호랑이 뼈를 목에 걸어준다 đeo xương hổ vào cổ ngựa để phòng bệnh cho ngựa... Triết lí nhân sinh quan Phật giáo: sinh, lão, bệnh, tử cũng thể hiện khá rõ trong tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa. Từ việc những chú ngựa con ra đời theo qui luật tự nhiên, 151Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 sống và lớn lên cùng bầy đàn, trở thành những chiến bình thiên lí mã, long mã hay những chú ngựa thồ, rồi trở về già ốm yếu, bệnh tật, xa rời thế giới với sự mong đợi của những người thợ da thuộc... Đó cũng chính là những giai đoạn của cuộc đời một con người. Lên xe xuống ngựa, sông có khúc, người có lúc là các câu tục ngữ người Việt chỉ sự thăng trầm của cuộc đời. Người Việt cũng liên tưởng thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa; sự thay đổi về phe phái thể hiện bằng câu thay ngựa đổi chủ... Ngoài ra, một số điều kiêng kị của dân gian cũng được truyền lại trong tục ngữ: 말이 새끼 난 지 이레 안에 간장을 남에게 주면 어미젖이 마른다 ngựa sinh con trong vòng 7 ngày, nếu cho người khác nước mắm thì mẹ ngựa sẽ mất sữa. 아이 밴 여자가 말 고삐를 넘으면 아이를 열두 달 만에 낳는다 phụ nữ có bầu nếu bước qua dây cương ngựa thì mang thai đủ 12 tháng mới sinh. Ngoài ra, dấu ấn địa lí - văn hóa của một số vùng miền trên bán đảo Hàn cũng được thể hiện qua tục ngữ, có thể đơn cử một vài ví dụ sau đây: i) 금산 체장수 죽은 말 지키듯 한다 đợi như chejangsu Geumsan chờ ngựa chết. Geumsan, Cheonllado 전라도 (nay là Chungnam 충남) là nơi sản xuất các sản phẩm từ lông đuôi ngựa của Hàn Quốc; ii) 닫는 말 채질한다고 경상도를 당일 갈까? thúc ngựa đang phi hết sức liệu quất roi có đến được Gyeongsangdo trong ngày không? Có thể thấy Gyeongsangdo là nơi khá xa, không thể tới trong ngày dù có ngựa tốt; iii) 말새끼는 시골로 보내고 사람 새끼는 서울로 보내라 ngựa con gửi về nông thôn, trẻ con gửi lên Seoul. Seoul là nơi đất lành, phát triển, tốt cho việc học hành, giáo dục của trẻ. Hay 말은 나면 제주도로 보내고 사람은 나면 서울로 보낸다 ngựa đẻ gửi đến đảo Cheju, người sinh cho đến Seoul: Đảo Cheju tốt cho ngựa, Seoul tốt cho con trẻ; iv) 말 탄 양반 청태 도적이라 quí tộc cưỡi ngựa trộm rong biển (tục ngữ Cheju): Cheju là đảo với bốn bề là biển, rong biển là sản vật quí của nơi này; v) Mùa xuân trên bán đảo Hàn, thời tiết hanh khô khiến da dẻ nứt nẻ: 봄바람에 말 씹도 터진다 gió xuân khiến âm hộ ngựa cũng nứt toác. 봄에는 생말 가죽이 마른다 mùa xuân da ngựa sống cũng khô. Tuy nhiên, mùa xuân cũng là mùa mọi vật hồi sinh, có sức sống mãnh liệt: 봄이면 삼년 묵은 말가죽에도 오롱조롱 소리가 난다 xuân đến, da ngựa khô ba năm cũng phát ra tiếng động... Tuy chỉ là một vài nét chấm phá về địa lí vùng miền nhưng qua tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa, ta có thể hiểu thêm về đất nước và con người Hàn Quốc. Như vậy, qua tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa, ta có thể tìm thấy ít nhiều những dấu ấn lịch sử, văn hóa, xã hội của một dân tộc; có thể nhận biết được phương thức tư duy, tìm hiểu về giá trị quan, nhân sinh quan, thế giới quan, phong tục tập quán của dân tộc Hàn, đặc điểm địa lí vùng miền của Hàn Quốc. Kết luận Với những đặc tính đáng quí, ngựa là hình ảnh của sự trung thành, tận tụy, thanh nhã mà hào hùng. Mã đáo thành công là câu chúc thành công, may mắn người Việt hay dùng. Hình ảnh con ngựa trong tục ngữ cũng chính là tấm gương phản chiếu của cuộc đời con người với quá trình sinh lão bệnh tử. Tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con ngựa hàm chứa giá trị giáo huấn, đề cao những giá trị tốt đẹp, chuyển tải những bài học kinh nghiệm đối nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn, tu thân. Giá trị phê phán cũng là một mặt không thể thiếu, thể hiện quan điểm rõ ràng của dân tộc Hàn đối với cái ác, cái xấu trong xã hội và con người. Qua tục ngữ có yếu tố chỉ con ngựa, cũng có thể thấy một phần đời sống tinh thần và vật chất, những dấu ấn văn hóa mang đậm nét dân gian, truyền thống của dân tộc Hàn. Vài nét phác họa, liên hệ với tục ngữ tiếng Việt cũng cho thấy, có không ít những nét tương đồng trong văn hóa của hai dân tộc. 152 H.T. Yến/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 138-152 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Nguyễn Thùy Dương (2013). Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013). Văn hóa ứng xử của người Hàn qua thành ngữ, tục ngữ (so sánh với Việt Nam). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Lê Thị Hương (2015). Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với Việt Nam). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Văn Nở (2008). Biểu trưng trong tục ngữ người Việt. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Vũ Ngọc Phan (2008). Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn học. Trần Văn Tiếng (2006). So sánh một số đặc điểm cú pháp- ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn. Luận án Tiến sĩ. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Lê Thị Thương (2009). Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàng Thị Yến, Nguyễn Thùy Dương (2016). Nghiên cứu tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con hổ. Tạp chí Hàn Quốc, 01 (15), tr. 61-76. Hoàng Thị Yến (2017). Tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con mèo (liên hệ với tiếng Việt). Nghiên cứu Nước ngoài, 33(2), tr.155-167. Tiếng Hàn Byambachereng Battolga (2012). Nghiên cứu so sánh tục ngữ Hàn Quốc và Mông Cổ: trọng tâm là tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa. Đại học Gongjoo. Hàn Quốc. Luận văn Thạc sĩ. 뱜바체렝 받돌가 (2012). 한국과 몽골의 속담 비교 연구: ‘말 馬’ 관련 속담을 중심으로. 공주대학교. 석사 논문. Ho Nyung Nyung (2011). Nghiên cứu so sánh tục ngữ Hàn - Trung có yếu tố chỉ ngựa. Đại học Hoseo. Luận văn Thạc sĩ. 호녕녕 (2011). 한국과 중국의 말 (馬) 관련 속담 비교 연구. 호서 대학교. 석사 논문 Jang Jae Hwan (2009). So sánh tục ngữ động vật Nhật - Hàn: trọng tâm là tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa và chó. Đại học Danguk. Hàn Quốc. Luận văn Thạc sĩ. 장재환 (2009). 일. 한 동물 속담에 관한 비교. 고찰: ‘말’과 ‘개’에 관한 속담을 중심으로. 단국대학교. 석사논문 Kim Myung Hwa (2011). Nghiên cứu so sánh tục ngữ động vật 12 con giáp Hàn - Trung. Đại học Dongjoo. Hàn Quốc. Luận văn Thạc sĩ. 김명화 (2011). 한-중 12 지신 동물 속담 비교 연구. 동주 대학교. 석사논문. Song Jae Seun (1997). Từ điển tục ngữ động vật. Nxb Dongmunseon. 송재선 (1997). 동물속담 사전. 東文選. CHARACTERISTICS OF KOREAN CULTURE IN HORSE-RELATED PROVERBS Hoang Thi Yen Faculty of Korean Language and Culture, VNU University of Languages and International Studies, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Abstract: This paper combines descriptive, analytical and synthetic methods in exploring 361 Korean proverbs containing or relating to the horse. The study finds that the horse is realistically depicted in Korean proverbs as a symbol of human life. Symbolic values of Korean horse-related proverbs are revealed through the appreciation of Truth, Goodness, and Beauty, educational maxims and experience about life and social relationships. Horse-related proverbs also vividly demonstrate strong yet sophisticated criticism against evils and negative features as well as satire of human vices. Korean people’s material and spiritual life and cultural patterns imbued with their worldview are densely packed in horse-related proverbs. A comparison with Vietnamese proverbs, plenty of which also contain the horse, enlightens us about the various similarities between the two languages. Keywords: Korean proverbs, horse, symbolic value
File đính kèm:
- dac_trung_van_hoa_han_quoc_qua_tuc_ngu_co_yeu_to_chi_con_ngu.pdf