Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc áp dụng cho du lịch đường sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai)

Cùng với sự nổi lên của những khuynh

hướng du lịch hiện đại hướng đến thiên nhiên

và những trải nghiệm mới lạ, du lịch đường

sông (DLĐS) đang trở thành một trong những

lựa chọn được yêu thích hiện nay. Đây là một

hình thức của loại hình du lịch đường thủy

được khai thác và tổ chức dựa trên nguồn tài

nguyên các dòng chảy nước ngọt tự nhiên, có

thể phát triển ở vùng nông thôn lẫn đô thị. Tại

Tp. Biên Hòa (Đồng Nai), tuy có thế mạnh về

sông Đồng Nai nhưng du lịch chưa thể phát

triển vì thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, độc

đáo. Do đó, việc “thổi hồn” những giá trị văn

hóa, lịch sử vào dòng chảy vật chất sẽ là một

lựa chọn đáng xem xét để thiết kế và đa dạng

hóa sản phẩm DLĐS. Bằng việc phân tích bài

học kinh nghiệm của quốc gia Hàn Quốc trong

việc tổ chức các sự kiện nhằm khai thác du lịch

trên những dòng sông điển hình, bài viết sẽ

đưa ra một số gợi ý để phát triển DLĐS cho

Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

pdf 15 trang kimcuc 20020
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc áp dụng cho du lịch đường sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc áp dụng cho du lịch đường sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai)

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc áp dụng cho du lịch đường sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai)
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 46 
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông 
từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm 
của Hàn Quốc áp dụng cho du lịch đường 
sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) 
 Dương Thị Hữu Hiền 
 Nguyễn Trung Hiệp 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
 TÓM TẮT: 
Cùng với sự nổi lên của những khuynh 
hướng du lịch hiện đại hướng đến thiên nhiên 
và những trải nghiệm mới lạ, du lịch đường 
sông (DLĐS) đang trở thành một trong những 
lựa chọn được yêu thích hiện nay. Đây là một 
hình thức của loại hình du lịch đường thủy 
được khai thác và tổ chức dựa trên nguồn tài 
nguyên các dòng chảy nước ngọt tự nhiên, có 
thể phát triển ở vùng nông thôn lẫn đô thị. Tại 
Tp. Biên Hòa (Đồng Nai), tuy có thế mạnh về 
sông Đồng Nai nhưng du lịch chưa thể phát 
triển vì thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, độc 
đáo. Do đó, việc “thổi hồn” những giá trị văn 
hóa, lịch sử vào dòng chảy vật chất sẽ là một 
lựa chọn đáng xem xét để thiết kế và đa dạng 
hóa sản phẩm DLĐS. Bằng việc phân tích bài 
học kinh nghiệm của quốc gia Hàn Quốc trong 
việc tổ chức các sự kiện nhằm khai thác du lịch 
trên những dòng sông điển hình, bài viết sẽ 
đưa ra một số gợi ý để phát triển DLĐS cho 
Tp. Biên Hòa, Đồng Nai. 
Từ khóa: Du lịch đường sông, Sản phẩm du lịch đường sông, Sự kiện du lịch 
1. Dẫn nhập 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Hiệp hội quốc tế các hãng du lịch tàu biển 
(CLIA – Cruise Lines International Association) 
nhận định xu hướng du lịch đường thủy hàng đầu 
của năm 2016 là các chuyến thủy trình bằng đường 
sông (river cruise) - một trải nghiệm du lịch độc đáo 
dành cho thế hệ khách du lịch đường thủy mới1. Cụ 
thể, số lượng các du thuyền trên sông (river cruise 
ship) của thành viên CLIA đã tăng lên 10% trong 
năm 2016. Tương tự, thống kế từ Hiệp hội xe hơi 
Mỹ (AAA – the American Automobile Association) 
1 
cruising-in-2016-and-what-they-mean.html 
cho thấy số lượng đặt chỗ chương trình DLĐS trong 
năm nay ở Hoa Kỳ cũng đã tăng hơn 16% so với 
năm 2015, đồng thời có đến 40% du khách khẳng 
định sẽ tiếp tục lựa chọn hình thức du lịch này cho 
những kỳ nghỉ tiếp theo2. Cùng với sự nổi lên của 
những khuynh hướng du lịch hiện đại hướng đến 
thiên nhiên và những trải nghiệm mới lạ, DLĐS 
đang trở thành một trong những lựa chọn được yêu 
thích hiện nay. 
Hòa nhịp xu hướng chung của thế giới và khu 
vực, tại Việt Nam, nhiều thành phố có thế mạnh về 
tài nguyên sông ngòi cũng đang tập trung phát triển 
2 
cruising-in-2016-and-what-they-mean.html 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 47 
hình thức du lịch này như một sản phẩm chiến lược 
của địa phương (Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà 
Nẵng,). Trong đó, Tp. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) 
đã và đang tận dụng lợi thế của dòng sông nội thủy 
lớn nhất nước – sông Đồng Nai, để phát triển DLĐS 
tại đây. Tuy nhiên, bối rối trong việc xây dựng sản 
phẩm du lịch đặc thù cho một thành phố vốn có thế 
mạnh về ngành công nghiệp đã khiến cho DLĐS 
của Biên Hòa đang gặp nhiều khó khăn. Tiếp tục kế 
thừa kết quả nghiên cứu về chủ đề này tại địa 
phương, bài viết cố gắng trình bày một số giải pháp 
cho bài toán về sản phẩm DLĐS đặc thù của Biên 
Hòa bằng việc tham khảo mô hình đã vận hành 
thành công ở Hàn Quốc, từ đó rút ra những bài học 
kinh nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế của 
vùng. 
1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 
Khảo sát thực trạng khai thác và tổ chức các sự 
kiện DLĐS của Hàn Quốc, từ đó đối chiếu với tình 
hình thực tế để rút ra những gợi ý nhằm đa dạng 
hóa sản phẩm DLĐS cho Tp. Biên Hòa là mục tiêu 
chính của bài viết này. 
Để đạt được kết quả trên, bài viết tiến hành ba 
phương pháp nghiên cứu chính, đó là: thu thập dữ 
liệu thứ cấp; khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Du lịch đường sông 
Có nhiều cách tiếp cận và diễn giải khác nhau về 
DLĐS như của Josef Steinbach (1995); ATOUT 
France3; Salone (2006); Cooper và Prideaux (2009). 
Tựu trung, có thể hiểu đây là một hình thức của loại 
hình du lịch đường thủy được khai thác và tổ chức 
dựa trên nguồn tài nguyên các dòng chảy nước ngọt 
tự nhiên (sông ngòi, kênh rạch). Sức hấp dẫn của nó 
không chỉ đến từ cảnh sắc thiên nhiên mà còn kết 
hợp với cảnh sắc văn hóa và bao gồm các hoạt động 
du thuyền, tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, 
sự kiện được diễn ra trên và hai bên các dòng chảy. 
2.2. Sản phẩm DLĐS 
3 L’Agence de développement touristique de la France: Cơ quan 
xúc tiến du lịch Pháp. 
Theo Smith (1994), mô hình sản phẩm du lịch 
được tạo nên bởi năm yếu tố có mối quan hệ bao 
hàm, được minh họa bởi những vòng tròn đồng tâm 
theo thứ tự từ trong ra ngoài, gồm: tài nguyên du 
lịch (physical plants), dịch vụ (service), sự đón tiếp 
(hospitality), sự tự do lựa chọn (freedom of choice) 
và sự tham gia (involvement). 
Hình 1. Sản phẩm du lịch tổng quát 
(The Generic Tourism Product) 
(Nguồn: Smith, 1994) 
Dù vậy, tầm quan trọng của mỗi yếu tố là khác 
nhau tùy theo từng loại sản phẩm du lịch đặc thù và 
thể hiện sự tương tác toàn diện giữa các yếu tố chứ 
không chỉ là phép cộng gộp giản đơn. Từ góc tiếp 
cận người sử dụng, sản phẩm du lịch còn được hiểu 
là: “tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu 
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” 
(Luật Du lịch Việt Nam, 2005). Như vậy, sản phẩm 
DLĐS là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn 
nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi DLĐS. 
2.3. Sự kiện du lịch 
Vì không phải là một sự tập hợp ngẫu nhiên nên 
năm yếu tố của sản phẩm du lịch sẽ trải qua quá 
trình biến đổi phức tạp mà Smith (1994) gọi là 
“Tourism Production Process” – “Quá trình sản 
xuất du lịch”, được thể hiện như Bảng 1. Trong đó, 
Tài nguyên du lịch là nguồn nguyên liệu quan trọng 
của hai giai đoạn đầu tiên, Dịch vụ và Sự đón tiếp 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 48 
được thêm vào để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm 
đầu ra trung cấp ở giai đoạn thứ ba. Cuối cùng, Sự 
tự do lựa chọn và Sự tham gia giúp biến đổi thành 
những trải nghiệm cá nhân ở giai đoạn cuối.
Bảng 1. Quy trình hình thành sản phẩm du lịch 
Nguồn: Smith (1994) 
Theo đó, sự kiện là một trong những yếu tố đầu 
ra trung cấp (intermediate outputs) thuộc giai đoạn 
thứ ba của quá trình hình thành sản phẩm du lịch. 
Getz (1986) cho rằng sự kiện là những hoạt động 
tạm thời, được hoặc không được lên kế hoạch, 
thường diễn ra trong một khoảng thời gian nhất 
định nhưng vào thời điểm cố định và được quảng bá 
rộng rãi. Trong bảy nhóm sự kiện thuộc loại có kế 
hoạch - planned events (Văn hóa, Chính trị, Nghệ 
thuật, Thương mại, Khoa học – Giáo dục, Thể thao 
và Sự kiện cá nhân), Getz tập trung bốn sự kiện có 
khả năng phục vụ du lịch cao nhất là: Văn hóa, Thể 
thao, Thương mại và Nghệ thuật. Đây cũng là 
những nhóm sự kiện được bài viết xem xét như là 
những hoạt động tiềm năng cho DLĐS. 
3. Thực trạng tổ chức và khai thác du lịch 
đường sông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng 
Nai 
3.1. Tài nguyên DLĐS của Tp. Biên Hòa 
Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng 
Nai, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 30 km, thị xã 
Thủ Dầu Một (Bình Dương) 20 km và Vũng Tàu 80 
km. Theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ thuận lợi về 
vị trí địa lý của điểm/ trung tâm du lịch căn cứ vào 
khoảng cách với nơi cung cấp nguồn khách chính 
(Đặng Duy Lợi, 1995) thì Biên Hòa đạt mức cao 
nhất, tức là rất thuận lợi cho hoạt động du lịch. 
Tp. Biên Hòa có sông Đồng Nai chảy qua đã tạo 
nên những dạng cảnh quan sông nước đặc trưng với 
hệ thống đồi núi thấp ở phía Bắc (núi Bửu Long), 
đồng bằng và cù lao màu mỡ (cù lao Tân Triều, cù 
lao Hiệp Hòa, cù lao Ba Xê) ở phía Nam, làm tiền 
đề sản sinh ra những sản vật nổi tiếng (bưởi Tân 
Triều, gỏi cá Tân Mai,). Bên cạnh đó, nguồn 
nước dồi dào, chế độ thủy văn ổn định, khí hậu ôn 
hòa cũng là một ưu điểm của địa phương. 
Mặt khác, sông Đồng Nai đối với Biên Hòa 
không chỉ là dòng chảy tự nhiên có giá trị thẩm mỹ 
cao mà còn là dòng sông của ký ức và những giá trị 
văn hóa độc đáo của một thành phố hơn 300 năm 
tuổi. Ngày nay, những giá trị nhân văn ấy vẫn còn 
phản chiếu rõ nét trên mặt sông dưới hình ảnh của 
những đối tượng hữu hình lẫn vô hình. Những nhân 
tố này tạo nên hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 49 
Hình 2. Phân bố tài nguyên trên tuyến du lịch sông Đồng Nai tại Biên Hòa 
(Nguồn: Dương Thị Hữu Hiền, 2015) 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 50 
đầy tiềm năng cho hoạt động DLĐS ở Biên Hòa. 
Hình 2 thể hiện sự phân bố hệ thống tài nguyên 
nhân văn của Biên Hòa, gồm 3 cụm chính tương 
ứng với 3 cù lao lớn trên đoạn sông. Trong đó, cụm 
tài nguyên phía Bắc ứng với nhóm các di tích nằm ở 
đoạn đầu của tuyến DLĐS cũng là phạm vi của ngôi 
làng cổ Bến Cá xưa kia - một trong những ngôi làng 
cổ xuất hiện đầu tiên từ khi người Việt đến vùng đất 
này khai phá. Nơi đây không chỉ có giá trị về mặt 
khảo cổ, tôn giáo, lịch sử mà còn là điểm du lịch 
sinh thái lý tưởng với nghề trồng bưởi nổi tiếng. 
Cụm tài nguyên trung tâm với cù lao Phố từng là 
thương cảng sầm uất của cả Đàng Trong tồn tại suốt 
100 năm. Ngày nay, đó là một vùng quê yên ả trong 
lòng thành phố với cảnh trí nên thơ hữu tình, những 
vườn cây trái xum xuê, nước sông bốn mùa tươi 
mát và mang trên mình nhiều dấu vết của một thời 
lịch sử, huyền thoại về những lớp người thời mở 
cõi. Tương tự, cụm tài nguyên phía Nam là khu vực 
có làng cổ Bến Gỗ - một trong những nơi định cư 
đầu tiên của nhiều tộc người thuộc các nền văn 
minh xuyên suốt cách nay hàng ngàn năm. Sau khi 
cù lao Phố được chọn là trung tâm vùng đất mới, 
Bến Gỗ cũng trở thành nơi buôn bán vệ tinh của cù 
lao Phố với mặt hàng gỗ, tre, nứa đi khắp xứ Biên 
Hòa, Gia Định. 
Chính sự hòa quyện hài hòa giữa tài nguyên du 
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đã tạo 
nên bức tranh sông nước sinh động, trong lành và 
cổ kính. Thêm nữa, Biên Hòa cũng đồng thời là 
trung tâm hành chính, văn hóa, xã hội của cả tỉnh 
Đồng Nai, thành phố đã được Ủy ban nhân dân tỉnh 
xác định hướng phát triển đô thị theo dạng chuỗi 
gắn liền với trục đường sông. Đây là điều kiện 
thuận lợi để DLĐS phát triển vì hệ thống cơ sở hạ 
tầng, cảnh quan ven sông sẽ được đầu tư, cải tạo 
ngày càng tốt hơn. 
3.2. Thực trạng tổ chức và khai thác DLĐS 
tại Tp. Biên Hòa 
Tuyến DLĐS chính thức được tổ chức và đưa 
vào hoạt động kinh doanh ổn định tại Biên Hòa từ 
cuối năm 2004 (Thông báo kết luận số 
1688/TB.UBT ngày 31/03/2004 của Trưởng ban 
Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh Đồng Nai (cũ)). Sau 2 
năm, giai đoạn 2005 – 2010 chứng kiến sự phát 
triển mạnh mẽ về cả số lượng du khách lẫn các dự 
án đầu tư cho du lịch. Có thể nói đây chính là giai 
đoạn phát triển nhất của DLĐS ở Biên Hòa vì được 
sự ủng hộ của chính quyền cộng với sự tham gia 
nhiệt tình của các doanh nghiệp tiên phong (công ty 
Du lịch Đồng Nai, HTX TMDV Long Biên, công ty 
Tín Nghĩa, bến xe Biên Hòa, làng bưởi Năm Huệ). 
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tỉnh cũng rất quan tâm đến 
cơ hội hợp tác và liên kết với các tỉnh thành lân cận 
(Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương). Dù vậy, từ sau 
năm 2010 lượng khách bị tụt giảm nghiêm trọng, 
nhiều doanh nghiệp vì không thể cầm cự được đã 
phải bán lại đội tàu, thuyền và trang thiết bị. Một số 
doanh nghiệp quyết định ngưng hẳn kinh doanh, số 
khác thì giảm bớt hoặc chuyển đổi sang hình thức 
khác. Hiện nay, điểm dừng làng bưởi Năm Huệ tuy 
có lượng khách ổn định nhưng chủ yếu là thực 
khách đến từ đường bộ, không có khách du lịch đi 
theo đường sông. Công ty du lịch Đồng Nai từng là 
doanh nghiệp tiên phong chào bán các chương trình 
tham quan đường sông nhưng hiện cũng chỉ tiếp 
nhận tổ chức khi có đủ số lượng. Riêng chỉ còn mỗi 
khu du lịch (KDL) cù lao Ba Xê là còn hoạt động 
cầm chừng dựa vào dịch vụ đưa khách đi chùa châu 
Đốc 3 nên có thể xem xét như một điển hình doanh 
nghiệp kinh doanh DLĐS ở Biên Hòa. 
Biểu đồ 1 thể hiện doanh thu của HTX Long 
Biên có mức tăng trưởng nhanh trong 3 năm liền từ 
năm 2006 đến 2008, với doanh thu cao nhất đạt 
được là 750 triệu đồng (2007, 2008). Tuy nhiên, từ 
sau 2009 tình hình kinh doanh suy giảm mạnh cho 
đến 2014 thì doanh thu chỉ bằng khoảng 1/3 so với 
giai đoạn đầu. Số liệu này phản ánh đúng con 
đường phát triển thăng trầm tương ứng của hoạt 
động DLĐS của Biên Hòa như trên đã trình bày. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 51 
Biểu đồ 1. Doanh thu từ DLĐS của HTX TMDV Long Biên (2006-2014) 
(Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài lý do năng 
lực đáp ứng của cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật 
còn hạn chế thì sản phẩm du lịch đặc thù chính là 
nguyên nhân cốt lõi khiến cho DLĐS của Biên Hòa 
bị chững lại. Rõ ràng, kết quả phân tích Bảng 2 chỉ 
ra rằng các chương trình tham quan đường sông chỉ 
là hoạt động du ngoạn trong ngày, không có lưu trú 
qua đêm. Bên cạnh đó, mặc dù có sự phân chia 
tuyến tham quan giữa các doanh nghiệp khai thác 
dịch vụ đường sông nhưng nội dung chương trình 
lại chưa phong phú. Các điểm đến được sắp xếp 
theo quy tắc sự tiện lợi của tuyến đường, chưa chú 
trọng đến chủ đề cụ thể. Ví dụ, chương trình 1 (giai 
đoạn 2005 – 2010) tập hợp các điểm tham quan 
phân bố tập trung ở đoạn cuối của tuyến, còn 
chương trình 3 thì gồm các điểm ở đoạn đầu. Thêm 
nữa, hoạt động trong chương trình khá đơn điệu, chỉ 
là tham quan và ăn uống, không có nhiều vui chơi, 
trải nghiệm. 
Nói cách khác, chương trình tham quan du lịch 
đường sông chưa có điểm nhấn và kém hấp dẫn. 
Nếu ở các điểm du lịch sông nước điển hình như cù 
lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh 
Long) hoạt động chèo xuồng, tát mương, bắt cá, 
làm cốm – kẹo, homestay, là điểm đặc biệt thu 
hút sự tham gia của du khách, mang đến cho họ 
cảm giác gần gũi và được hòa nhập với đời sống 
người dân thì ở Biên Hòa thiếu hẳn những hoạt 
động cộng đồng và kết nối như thế. Ngoài ra, so 
sánh chương trình của 2 giai đoạn, có thể thấy số 
điểm tham quan của giai đoạn 2 đã giảm nhiều so 
với giai đoạn 1, cụ thể gồm cù lao Thạnh Hội, Dinh 
Đốc Phủ Sứ, Long Quới Thôn Trang và thay vào 
KDL cù lao Ba Xê. 
Như vậy, để khôi phục và mở rộng hoạt động du 
lịch trên sông Đồng Nai, không thể chỉ dựa vào 
nguồn tài nguyên thứ cấp sẵn có mà cần phải có quá 
trình biến đổi chúng trở thành những sản phẩm đầu 
ra trung cấp, chứa đựng nhiều giá trị về tinh thần, 
nhận thức. Một trong số đó chính là những sự kiện 
du lịch gắn liền với dòng sông, khai thác chất liệu 
lịch sử và văn hóa, con người của vùng đất nơi dòng 
sông chảy qua. Sớm nhận thức được vai trò quan 
trọng của sông ngòi đối với đời sống, người Hàn đã 
có những hành động và thay đổi tích cực nhằm 
mang lại diện mạo mới cho các dòng sông. Những 
kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện DLĐS 
của quốc gia Hàn Quốc sẽ được xem xét ở phần tiếp 
theo như một gợi ý phát triển cho DLĐS ở Biên 
Hòa. 
Triệu Đồng 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 52 
Bảng 2. Chương trình tham quan DLĐS tại Tp. Biên Hòa giai đoạn 2003 - 2010 
Đơn vị phụ trách 2003 -2004 2005 – 2010 
TT du thuyền Tín 
 ... ới tết Trung thu – được xem là một trong hai lễ tết 
quan trọng nhất của người Hàn – nên thu hút đông 
đảo khách du lịch. Nếu phân theo tính chất sự kiện 
thì hầu hết là lễ hội thể thao - giải trí (9), kế đến là 
5 Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt; mùa xuân: tháng 3~5; mùa hè: 
tháng 6~8; mùa thu: tháng 9~11; mùa đông: tháng 12~2. 
văn hóa - nghệ thuật (7), du lịch sinh thái (2) và 
thương mại (1). Địa phương tổ chức nhiều sự kiện 
ven sông hơn là các tỉnh, không phải thành phố lớn 
như tỉnh Gangwon-do (6), tỉnh Gyeonggi-do (3), 
tỉnh Gyeongsangnam-do (3), bởi lẽ các thành phố 
lớn tập trung tổ chức các sự kiện trong đất liền, hơn 
là ven sông. 
Ba trong số những lễ hội - sự kiện DLĐS lớn 
nhất Hàn Quốc là lễ hội đèn hoa đăng trên sông 
Nam ở Jinju (진주남강유등축제), lễ hội rượu và 
trái cây quốc tế Daejeon (대전국제와인페어) và lễ 
hội cá ngừ trên băng ở Hwacheon – vương quốc 
băng giá (얼음나라 화천산천어축제). Năm 2015, 
lễ hội đèn hoa đăng đem về cho Jinju 40,5 tỷ won 
(34,44 triệu USD6). 
6 Theo tỷ giá ngày 31/12/2015: 1 USD = 1175,99 KRW, nguồn: 
history.html 
Vành đai 
sinh thái 
Sinh thái – 
Thể thao 
Sự kiện 
văn hóa 
nghệ thuật 
Xe đạp 
Xe hơi 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 55 
Bảng 6. Thống kê các lễ hội - sự kiện sông ngòi hàng năm ở Hàn Quốc 
Nơi tổ chức 
Tên lễ hội – sự kiện 
Thời gian tổ chức 
(định kỳ hàng năm) 
Phân loại theo loại 
hình sự kiện Lưu vực Địa phương 
Han-gang 
한강 
Seoul 
Lễ hội thể thao Love Hangang 
Tuần cuối tháng 7 đến 
giữa tháng 8 
Thể thao giải trí 
Sông Han với văn học và âm 
nhạc 
Tuần cuối tháng 7 Văn hóa – nghệ thuật 
Gyeonggi-do 
Lễ hội mùa đông đảo Jala Cả tháng 1 Du lịch sinh thái 
Lễ hội nhạc Jazz quốc tế trên đảo 
Jala 
Đầu tháng 10 Văn hóa – nghệ thuật 
Lễ hội thể thao Gyeonggido Đầu tháng 10 Thể thao giải trí 
Gangwon-do 
Lễ hội cá ngừ trên băng ở 
Hwacheon – vương quốc băng 
giá 
Gần cả tháng 1 Giải trí 
Lễ hội cá ốt-me (smelt) 
Cuối tháng 1 - đầu 
tháng 2 
Giải trí 
Lễ hội sông Yeongweoldong Đầu tháng 8 Văn hóa 
Lễ hội thuyền (bằng gỗ thông) 
Hwacheon – vương quốc của 
nước 
Nửa đầu tháng 8 Thể thao giải trí 
Lễ hội bắt cá trên sông Seom Đầu tháng 8 Giải trí 
Lễ hội văn hóa sông Soyang Cuối tháng 9 Văn hóa 
Geum-
gang 
금강 
Chungcheongbu
k-do 
Lễ hội trên hồ tình yêu – hồ 
Chungju 
Đầu tháng 8 Giải trí 
Daejeon 
Lễ hội rượu và trái cây quốc tế 
Daejeon 
Đầu tháng 9 Thương mại 
Lễ hội Lohas Geum-gang Cuối tháng 5 Du lịch sinh thái 
Yeongsan
-gang 
영산강 
Jeollanam-do 
Lễ hội văn hóa Yeongsan-gang ở 
Naju 
Đầu tháng 8 Văn hóa 
Gyeongsangnam
-do 
Lễ hội hoa cải dầu ven Nakdong-
gang 
Đầu tháng 4 Giải trí 
Lễ hội thể thao trên sông Hwang Cuối tháng 7 Thể thao giải trí 
Lễ hội đèn hoa đăng trên sông 
Nam ở Jinju 
Nửa đầu tháng 10 Văn hóa nghệ thuật 
Nakdong-
gang 
낙동강 
Busan Lễ hội ven sông quận Sasang Đầu tháng 8 Văn hóa – nghệ thuật 
(Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ website Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hàn Quốc, ngày 10/10/2016) 
Lễ hội thương mại rượu và trái cây Daejeon 
trong 4 ngày thu hút 64.880 khách, 123 doanh 
nghiệp từ 14 quốc gia đến thưởng lãm rượu và trái 
cây, ngoài triển lãm là đêm hội văn hóa nước ngoài. 
Lễ hội câu cá hồi trên sông băng Hwacheon diễn ra 
trong 23 ngày, mỗi ngày thu hút khoảng 185.000 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 56 
người, nhờ đó người dân địa phương thu nhập mỗi 
ngày khoảng 50.000 won (42,5 USD)7... Như vậy, 
DLĐS nói chung và sự kiện DLĐS nói riêng có 
những đóng góp nhất định trong việc phát triển kinh 
tế địa phương và đất nước8. 
Hình 5. Lễ hội đèn hoa đăng trên sông Nam ở Jinju 
(nguồn:
C35500D4ED803CEFE) 
Hình 6. Cuộc đua xe đạp ven bốn dòng sông lớn 
Tour de Korea 2012 
(nguồn: www.korea.net) 
5. Đề xuất một số sự kiện du lịch nhằm đa 
dạng hóa sản phẩm DLDS tại Tp. Biên Hòa 
5.1. Một số kinh nghiệm trong tổ chức, khai 
thác sự kiện DLĐS của Hàn Quốc 
Các sự kiện DLĐS ở Hàn Quốc tuy chiếm tỷ lệ 
khiêm tốn so với tổng số các sự kiện du lịch (2,7%) 
nhưng phong phú về loại hình (văn hóa, nghệ thuật, 
7 Nguồn các số liệu: Tổng hợp từ trang chủ của Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch Hàn Quốc, www.mcst.go.kr 
8 Theo một nghiên cứu cuối năm 2012, số lần tham quan du lịch 
vui chơi giải trí trên sông trong một năm của du khách là 5,4 lần, 
số tiền chi tiêu trung bình cho một lần vui chơi tham quan trên 
sông (không sử dụng các phương tiện đắt tiền như du thuyền) là 
4.236 won (Kim Yoon Young, 2012). Theo thống kê, số lượng 
khách DLĐS năm 2012 là 1.732.000 người và tổng thu khoảng 
39,618 tỷ won, tương đương 37,277 triệu USD. 
thể thao, giải trí, thương mại...) và đa dạng về các 
hoạt động: thả hoa đăng, ngắm pháo hoa, các cuộc 
thi thể thao phối hợp, tìm hiểu sản vật địa phương, 
biểu diễn nghệ thuật, Mỗi sự kiện đều có chủ đề 
rõ ràng, xuyên suốt và hướng đến nhóm đối tượng 
cụ thể. Thời gian của các sự kiện DLĐS trùng với 
những mùa tự nhiên hoặc ngày lễ quan trọng trong 
năm. Không gian diễn ra sự kiện được tận dụng 
không chỉ ven bờ sông mà còn có các hoạt động 
trên sông. Nguyên tắc hàng đầu của các sự kiện là 
phải tôn trọng những tài nguyên tự nhiên và các giá 
trị nhân văn. Người tham dự ý thức được trách 
nhiệm của mình trong việc góp phần bảo vệ cảnh 
quan môi trường, tạo nên sự liên kết thân thiện giữa 
con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, sự phân bố 
các sự kiện trong năm lại chưa đều, chưa hạn chế 
được tính thời vụ trong du lịch. 
5.2. Đề xuất một số sự kiện nhằm đa dạng 
hóa sản phẩm DLĐS tại Tp. Biên Hòa 
Trên cơ sở xem xét các yếu tố về tự nhiên kết 
hợp hoàn cảnh xã hội, những chương trình và sự 
kiện được đề xuất áp dụng cho DLĐS của Tp. Biên 
Hòa được tổng hợp như Bảng 3. 
Có thể thấy, điều kiện tự nhiên đóng vai trò 
quan trọng vì đây là đối tượng tài nguyên chủ đạo 
của du lịch, nó quyết định đến hình thức của các sự 
kiện. Theo đó, những hoạt động gắn liền với không 
gian mặt nước (bắn pháo hoa, đua thuyền, thả hoa 
đăng,) sẽ được tận dụng triệt để trong giai đoạn 
thời tiết thuận lợi (tháng XII – tháng IV). Ngược lại, 
khi điều kiện thời tiết bất lợi cũng là mùa thấp điểm 
của du lịch (tháng V – tháng XI), các sự kiện sẽ 
chuyển sang các hoạt động trên bờ nhiều hơn (trải 
nghiệm nông thôn, lễ hội âm nhạc, trại sáng tác,). 
Bên cạnh yếu tố tự nhiên thì điều kiện xã hội cũng 
ảnh hưởng không nhỏ đến chủ đề của các sự kiện. 
Tùy vào ý nghĩa của các ngày lễ lớn trong năm mà 
nội dung chương trình cũng sẽ được thiết kế phù 
hợp. Chẳng hạn, thời gian tháng I, tháng II thường 
là thời điểm của năm mới và Tết Nguyên Đán nên 
nhiều chương trình chào đón sự kiện lớn nhất năm 
sẽ được tổ chức tương ứng như: Hội hoa xuân, Lễ 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 57 
hội pháo hoa đêm giao thừa, Đường hoa Trấn 
Biên, Tương tự, tháng VI - tháng VIII là thời 
điểm nghỉ hè của học sinh, sinh viên nhưng cũng lại 
là mùa thời tiết bất lợi nên các hoạt động sẽ được tổ 
chức chủ yếu ven bờ (nông trại thực nghiệm, cơ sở 
tín ngưỡng,) để đảm bảo an toàn cho các em. 
Nhìn chung, DLĐS ở Biên Hòa sẽ có 2 mùa cơ 
bản tương ứng với điều kiện thời tiết mưa và khô. 
Với ưu thế về cả tự nhiên và xã hội, mùa khô sẽ là 
mùa cao điểm của du lịch. Tuy nhiên, điều này 
không có nghĩa mùa mưa là thấp điểm. Bằng cách 
tận dụng sự bất lợi, chúng ta có thể tổ chức các sự 
kiện đặc biệt như Lễ hội mưa hay Trại sáng tác văn 
học lấy cảm hứng từ Mưa để thu hút đối tượng 
khách tiềm năng. Bằng cách tạo thêm nhiều hoạt 
động từ các lễ hội, sự kiện, chúng ta có thể hạn chế 
được ảnh hưởng của tính thời vụ, đồng thời cũng 
tạo nên sản phẩm đặc thù cho địa phương. 
Bảng 3. Bảng phân tích đề xuất các sự kiện trong năm cho DLĐS của Tp. Biên Hòa 
THÁ
NG 
MÙA 
TỰ NHIÊN (1) 
MÙA XÃ HỘI (2) NHÓM 
ĐỐI TƯỢNG (3) CHƯƠNG TRÌNH/ SỰ KIỆN (4) Dương lịch Âm lịch 
I 
1/1: Năm mới Tết Nguyên 
Đán 
Rằm Tháng 
Giêng 
Mọi đối tượng 
Chuỗi sự kiện đón Tết: 
+ Chợ Hoa Xuân 
+ Lễ hội pháo hoa đêm giao thừa 
+ Đường Hoa Trấn Biên 
+ Lễ hội đua thuyền trên sông Đồng 
Nai. 
+ Lễ hội Chùa Ông 
II 14/2: Lễ Tình nhân 
Các gia đình, 
người trẻ Chương trình “Đêm tình nhân” 
III 
8/3:Quốc tế Phụ 
nữ 10/3: Giỗ tổ 
Hùng Vương Phụ nữ 
Người đi làm 
Gia đình 
Tín đồ Phật giáo 
Cuộc thi “Miss GREEN” 
14/3: Ngày quốc 
tế hành động vì 
các dòng sông 
Chạy việt dã hưởng ứng ngày hành 
động vì các dòng sông 
Hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái Đất” 
IV 30/4: Ngày Thống nhất đất nước 
15/4: Lễ Phật 
Đản Phong trào “Sống xanh”: tháng thực hành lối sống lành mạnh, tốt cho sức 
khỏe. V 
1/5: Quốc tế Lao 
động 
5/5: Tết Đoan 
Ngọ 
VI 
Nghỉ hè 
Học sinh – sinh 
viên 
Thiếu nhi 
Tín đồ Phật giáo 
Chuỗi chương trình dành cho thiếu 
nhi: 
+ Khóa tu mùa hè 
+ Trại hè nông thôn 
+ Ngày hội tái chế 
VII 15/7: Lễ Vu Lan 
VIII 
15/8: Tết 
Trung Thu 
IX 2/9: Lễ Quốc Khánh 
Người đi làm, gia 
đình 
Lễ hội Mưa: đại hội âm nhạc (sân 
khấu nổi), cuộc thi câu cá, cuộc thi 
thể thao 3 môn phối hợp (chèo thuyền 
+ chạy bộ + đua xe đạp) X 
23/10: Lễ Kỳ 
Yên đình Tân 
Lân 
XI 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam Khối giáo dục 
Trại sáng tác văn học/hội họa: “Về 
nguồn” 
XII 24/12: Giáng sinh Tín đồ Công giáo Khách quốc tế 
Chuỗi chương trình mừng lễ Giáng 
sinh 
Ghi chú: Các mức độ thuận lợi cho hoạt động DLĐS 
Màu Mức độ 
 Rất thuận lợi 
Tương đối thuận 
lợi 
 Bất lợi 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 58 
Như vậy, trên đây là một số đề xuất tổ chức các 
sự kiện gắn liền với sông ngòi nhằm tăng thêm sức 
hút cho điểm đến. Nhưng, trước khi có thể áp dụng 
và mang lại hiệu quả như một số địa phương ở Hàn 
Quốc thì chính quyền Tp. Biên Hòa cũng phải nhận 
thức được vai trò của sông ngòi, chuyển từ quan 
điểm “trị thủy” sang “thân thủy” thì mới có thể đưa 
ra những chính sách phát triển bền vững. Bên cạnh 
đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chú ý cải tạo cảnh 
quan theo nguyên tắc hợp lý cũng cần phải được 
thực hiện tốt trước khi khoác lên mình dòng sông 
những chiếc áo nhiều màu. 
6. Kết luận 
Có thể nói rằng, hiện nay, DLĐS đang trở thành 
một trong những loại hình du lịch thu hút nhiều du 
khách. Hòa chung xu hướng ấy, kể từ năm 2004, 
Tp. Biên Hòa đã và đang tận dụng sự hòa quyện hài 
hòa giữa tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên 
du lịch nhân văn của sông Đồng Nai – dòng sông 
nội thủy lớn nhất nước – để phát triển DLĐS. Tuy 
nhiên, từ sau năm 2010 lượng khách DLĐS tại Biên 
Hòa bị tụt giảm nghiêm trọng do chương trình tham 
quan du lịch đường sông chưa có điểm nhấn và kém 
hấp dẫn. 
Để góp phần khôi phục và mở rộng hoạt động 
du lịch trên sông Đồng Nai, bài viết này cố gắng 
trình bày một số giải pháp cho bài toán về sản phẩm 
DLĐS đặc thù của Biên Hòa bằng việc tham khảo 
mô hình đã vận hành thành công ở Hàn Quốc, từ đó 
rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với điều 
kiện thực tế của vùng. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 
cho thấy, để phát triển DLĐS không thể chỉ dựa vào 
nguồn tài nguyên thứ cấp sẵn có mà cần phải có 
quá trình biến đổi chúng trở thành những sản phẩm 
đầu ra trung cấp, chứa đựng nhiều giá trị về tinh 
thần, nhận thức. Một trong số đó chính là những sự 
kiện du lịch gắn liền với dòng sông, khai thác chất 
liệu lịch sử và văn hóa, con người của vùng đất nơi 
dòng sông chảy qua. 
Trên cơ sở xem xét các yếu tố về tự nhiên kết 
hợp hoàn cảnh xã hội, những chương trình và sự 
kiện được đề xuất áp dụng cho DLĐS của Tp. Biên 
Hòa được tổng hợp như Bảng 3. Nhìn chung, các sự 
kiện DLĐS phải phong phú về loại hình (văn hóa, 
nghệ thuật, thể thao, giải trí, thương mại...) và đa 
dạng về các hoạt động; mỗi sự kiện đều phải có chủ 
đề rõ ràng, xuyên suốt và hướng đến nhóm đối 
tượng cụ thể. Thời gian của các sự kiện DLĐS nên 
trùng với những mùa tự nhiên hoặc ngày lễ quan 
trọng trong năm. Không gian diễn ra sự kiện nên 
tận dụng không chỉ ven bờ sông mà còn có các hoạt 
động trên sông. Nhưng trên hết, việc tổ chức các sự 
kiện phải tôn trọng những tài nguyên tự nhiên và 
các giá trị nhân văn. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 59 
Event-based river tourism product 
diversification (Lessons learned of South 
Korea for river tourism in Bien Hoa City, 
Dong Nai Province) 
 Dương Thị Hữu Hiền 
 Nguyễn Trung Hiệp 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
In company with the trendily emergence of 
nature-based tourism and unique experiences 
in recent years, river tourism has been getting 
favoured. Being a form of water-based tourism, 
it is operated at natural freshwater flows in the 
countryside as well as in urban regions. In Bien 
Hoa City (Dong Nai), although Dong Nai River 
is demonstrated considerable potentials, river 
tourism has not developed yet by dint of lack of 
typical river tourism products which strongly 
affect competitive destination. Hence, 
“breathing life”of cultural and historical values 
into material flows is worth being considered 
an optimal solution. Accordingly, this paper will 
examine lessons learned of South Korea in 
organizing events to explore tourism which are 
suggested to be applied into Bien Hoa City 
case study. 
Keywords: river tourism, river tourism products, tourism events 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt: 
[1]. Dương Thị Hữu Hiền (2016): Đề xuất mô hình 
khai thác tuyến du lịch sông Đồng Nai, tỉnh 
Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH & NV 
Tp. HCM. 
[2]. Đặng Duy Lợi (1995): Đánh giá và khai thác 
các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên 
nhiên Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du 
lịch. Luận án Phó tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà 
Nội I. 
[3]. Phan Bửu Toàn (2014): Thực trạng và một số 
giải pháp phát triển tuyến du lịch đường sông 
Đồng Nai. Đề tài cấp Sở thực hiện từ 09/2014 
đến tháng 11/2014, Sở VHTT và DL tỉnh 
Đồng Nai. 
Tiếng Anh và tiếng Hàn: 
[4]. Cooper, M., and Prideaux, B. (2009): 
“Conclusions and challenges”. In: Prideaux, B. 
and Cooper, M. (eds.): River Tourism. CAB 
International, Oxfordshire, UK, pp. 257 - 264. 
[5]. Getz, D. (1997): Event Management & Event 
Tourism. Cognizant Communication Corp, 
New York. 
[6]. Leppert, J. (2015): 13 Trends Coming to 
Cruising in 2016 (And What They Mean). 
trends-coming-to-cruising-in-2016-and-what-
they-mean.html 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 60 
[7]. Smith, S. (1994): “The tourism product”, 
Annals of Tourism Research, Vol. 21, No. 3, 
pp. 582 - 595. 
[8]. Steinbach, J. (1995): “River related tourism in 
Europe – An overview”, GeoJournal, Vol. 35, 
No. 4 (April 1995), pp. 443 - 458. 
[9]. 김창수 외 (2013): “4대강 관광 및 레저사업 
성과 분석”, 관광경영연구 , 16권, 4호, 93-
115. 
[10]. 김윤영 (2012): 수상관광레저산업 활성화 
방안. 한국문화관광연구원, 서울. 
[11]. 배재대학교 산학협력단 (2011): 
리버투어리즘(River Tourism)을 통한 충청-
대전 연계관광 발전 방안. 한국관광공사, 
서울. 
[12]. 이수진 (2012): 경기도 강변레저 활성화 
방안. 경기개발원구원, 경기도. 
[13]. 정강환, 최혜영, 김주호 (2013): “유형별 
리버투어리즘(River Tourism) 
이벤트시장세분화 연구”, Tourism Research, 
제38권 제41호, 241-256. 
[14]. 한국법제연구원 (2012): 수상레저관광 
활성화 관련 법제개선 연구. 
문화체육관광부, 서울. 
[15]. 한국문화관광연구원 (2009): 4대강 유역 
문화자원 현황조사 및 문화지도 제작 방안 
연구. 문화체육관광부, 서울. 
[16]. 4대강 이용도우미: 
[17]. 국립공원관리공단:  
[18]. 대한민국 문화체육관광부: www.mcst.go.kr 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_hoa_san_pham_du_lich_duong_song_tu_cac_su_kien_du_li.pdf