Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Haruki Murakami

Nói đến nhân vật cô đơn trong tiểu thuyết hiện đại, chủ yếu chúng ta nói đến một

kiểu nhân vật tâm lí. Các nhân vật trong những tiểu thuyết này xuất hiện, giãi bày, biểu lộ

trên trang sách, nổi bật nhất ở không gian tâm lí. Những con người hiện đại đang rong ruổi

theo mơ tưởng của mình, tìm kiếm một điều gì đó xa xôi mà mơ hồ. Vì thế họ xa rời hiện

thực, cảm giác bế tắc, lạc lõng. Đó chính là con người cô đơn trong sáng tác của Murakami.

Những nhân vật như phiêu lưu trong một quỹ đạo vô hình, họ sợ những không gian đóng

kín của siêu đô thị và luôn vùng vẫy thoát khỏi không gian ấy, tìm câu trả lời cho cuộc sống

vô hướng của mình. Các tác phẩm Rừng Na-uy, Biên niên kí chim vặn dây cót mà chúng tôi

khảo sát xuất hiện những đặc điểm tương đồng như vậy. Họ là những thanh niên đang lầm

lũi độc bộ để mong mỏi tìm ra một chân lí sống có mục đích.

pdf 8 trang kimcuc 7700
Bạn đang xem tài liệu "Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Haruki Murakami", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Haruki Murakami

Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Haruki Murakami
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0083
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 11-18
This paper is available online at 
CON NGƯỜI NHẬT BẢN CÔ ĐƠN
TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HARUKI MURAKAMI
Hoàng Thị Hiền Lê
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nói đến nhân vật cô đơn trong tiểu thuyết hiện đại, chủ yếu chúng ta nói đến một
kiểu nhân vật tâm lí. Các nhân vật trong những tiểu thuyết này xuất hiện, giãi bày, biểu lộ
trên trang sách, nổi bật nhất ở không gian tâm lí. Những con người hiện đại đang rong ruổi
theo mơ tưởng của mình, tìm kiếm một điều gì đó xa xôi mà mơ hồ. Vì thế họ xa rời hiện
thực, cảm giác bế tắc, lạc lõng. Đó chính là con người cô đơn trong sáng tác của Murakami.
Những nhân vật như phiêu lưu trong một quỹ đạo vô hình, họ sợ những không gian đóng
kín của siêu đô thị và luôn vùng vẫy thoát khỏi không gian ấy, tìm câu trả lời cho cuộc sống
vô hướng của mình. Các tác phẩm Rừng Na-uy, Biên niên kí chim vặn dây cót mà chúng tôi
khảo sát xuất hiện những đặc điểm tương đồng như vậy. Họ là những thanh niên đang lầm
lũi độc bộ để mong mỏi tìm ra một chân lí sống có mục đích.
Từ khóa: Nhật Bản, cô đơn, Murakami
1. Mở đầu
Từ nhiều năm nay, văn học hiện đại Nhật Bản đã trở nên gần gũi và để lại nhiều dấu ấn sâu
đậm trong lòng độc giả Việt Nam. Trong lúc dòng văn học Nhật truyền thống đầy trách nhiệm vẫn
khai thác đời sống hậu chiến, với những tính cách, số phận chung của cộng đồng,. . . thì một số tác
giả đương đại đã bắt đầu nhập cuộc, hòa mình vào văn hóa, văn học phương Tây. Các tác phẩm
đã có sự đổi mới tư tưởng nghệ thuật và kĩ thuật, khám phá con người ở chiều sâu hơn từ góc độ
cá nhân. Tham gia cùng quá trình cách tân ấy là sự du nhập của những tác phẩm phương Tây vào
Nhật Bản, trong đó có mảng văn học của các Nhật kiều. Haruki Murakami cùng một số tác giả
đương thời lúc đó đã biết nắm bắt lấy tinh thần, “khí huyết” của thanh niên Nhật hiện đại, họ mang
những bất mãn về việc vô tình trước quyền con người, bất mãn và đi tìm lí tưởng sống của mình.
Nhưng trong giai đoạn giao thoa, họ không thể tự quyết, dẫn đến bất lực, nép mình trước xã hội,
và họ trở nên cô đơn.
Tiếp xúc với tiểu thuyết của Murakami, cụ thể ở các tác phẩm: Rừng Na-uy, Biên niên kí
chim vặn dây cót chúng tôi thấy một loại hình nhân vật – con người chung xuất hiện, có mặt trong
suốt hầu hết những tác phẩm được biết đến: con người cô đơn. Họ là những thanh niên đang lầm
lũi bước đi độc bộ để mong mỏi tìm ra một chân lí sống có mục đích.
Tìm hiểu vấn đề “con người cô đơn” trong một số tác phẩm Murakami, người viết hi vọng
sẽ đóng góp một góc nhìn nghiên cứu sâu hơn về các nhân vật cô đơn trong tiểu thuyết Murakami,
Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày sửa bài: 20/5/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Hoàng Thị Hiền Lê, e-mail: le87tghd@gmail.com
11
Hoàng Thị Hiền Lê
từ đó liên hệ tổng thể kiểu nhân vật này trong văn học Nhật Bản đương đại, giúp người đọc tiếp
cận mảng văn học này dễ dàng và cặn kẽ hơn.
Do những hạn chế khách quan nên đến sau đổi mới, văn học Nhật Bản mới được giới thiệu
một cách rộng rãi với bạn đọc Việt Nam. Ngoài các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học Nhật
Bản, sáng tác của các tác giả thuộc về vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản, thì mảng nghiên cứu văn
chương hiện đại Nhật Bản dường như mới chỉ khai lộ và đang còn mở ngor cho những nghiên cứu
tiếp theo. Các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Murakami còn khá ít ở trên thế giới lẫn Việt
Nam.
Tính đến nay, có một vài cuốn sách có giá trị viết về Murakami như Tiểu thuyết Nhật Bản:
văn hóa đại chúng và văn học truyền thống trong sáng tác của Haruki Murakami và Banana
Yoshimoto của Giorgio Amitrano [6]; Khiêu vũ với cừu – Đi tìm sự đồng nhất trong tiều thuyết
Haruki Murakami của Matthew Carl Stracher [7]; Haruki Murakami và âm nhạc của ngôn từ của
Jay Rubin [8].
Ở Việt Nam cũng đã có những bài viết về cuộc đời sự nghiệp và phong cách sáng tác của
Haruki Murakami như: Rừng Nauy – sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực của Phạm Xuân
Nguyên [11]; Cuộc tìm kiếm bản thể con người hiện đại (Nguyễn Hoài Nam) [9]. . . Những công
trình nghiên cứu có thể kể đến Nghiên cứu và phê bình truyện ngắn Haruki Murakami của Hoàng
Long [5]; Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Haruki Murakami (Nguyễn Bích Nhã Trúc) [10].
2. Nội dung nghiên cứu
Nói đến nhân vật cô đơn trong tiểu thuyết hiện đại, chủ yếu chúng ta nói đến một kiểu nhân
vật tâm lí. Các nhân vật trong những tiểu thuyết này xuất hiện, giãi bày, biểu lộ trên trang sách, nổi
bật nhất ở không gian tâm lí. Những con người hiện đại đang rong ruổi theo mơ tưởng của mình,
tìm kiếm một điều gì đó xa xôi mà mơ hồ. Vì thế họ xa rời hiện thực, cảm giác bế tắc, lạc lõng. Đó
chính là con người cô đơn trong sáng tác của Murakami. Những nhân vật như phiêu lưu trong một
quỹ đạo vô hình, họ sợ những không gian đóng kín của siêu đô thị và luôn vùng vẫy thoát khỏi
không gian ấy, tìm câu trả lời cho cuộc sống vô hướng của mình. Các tác phẩm mà chúng tôi khảo
sát xuất hiện những đặc điểm tương đồng như vậy.
2.1. Con người cá nhân cô đơn trước mọi người
Thế giới trong tác phẩm của Haruki Murakami là một thế giới cuộc sống vô cùng phức tạp,
nhiều biến động. Con người trong thế giới đó luôn trăn trở xoay quanh một quỹ đạo vô hình. Vì
thế, mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật cũng hết sức phức tạp, đa dạng.Nhiều điểm nhìn khác
nhau, soi chiếu nhân vật, đánh giá khách quan bằng nhiều góc độ. Và càng nhiều góc độ, nhân vật
càng bộc lộ sự cô đơn, lạc lõng. Nó thuộc về cảm xúc mơ hồ, khó hiểu, phần tâm linh sâu kín nhất
của mỗi người. Sự hòa hợp vẫn tồn tại ở vỏ bọc bên ngoài, còn cái bản chất cần thiết bên trong,
tự nhân vật lúc nào cũng trăn trở những mâu thuẫn, những dự cảm mong manh về nhân vật khác,
những mối quan hệ xung quanh mình. Trong đó, các nhân vật chính, nhân vật trung tâm vẫn được
khắc họa là những “tảng băng” cô đơn nhất.
2.1.1. Người kể chuyện cô đơn
Người kể chuyện đóng vai trò chủ chốt, là người dẫn đường để độc giả soi rọi vào những
nhân vật khác. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Murakami dù lắng nghe, cảm thông, kết nối
các nhân vật với nhau, thế nhưng chính họ lại không thể kết nối với bất cứ nhân vật nào trong
truyện.
12
Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Murakami Haruki
Cuộc đời của Toru - người kể chuyện trong tiểu thuyết Rừng Na-uy gắn bó mật thiết với
những mối quan hệ. Và sự gắn bó mật thiết phải kể đến Naoko – người bạn tri kỉ trong quá khứ,
hiện tại, cả tương lai. Dù Naoko có ở đâu, tồn tại như thế nào thì những không gian xuất hiện
hình ảnh nàng cũng là những không gian mấu chốt với cuộc đời Toru.Người kể chuyện ấy cố gắng
nhưng không hòa nhập được với những nhân vật xung quanh và những diễn biến trong nhịp sống
thường ngày. Dù bất kì một người kể chuyện nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc là một cái tôi được
sáng tạo nên, là sự thống nhất cái thuộc về tác giả, cái “người khác” để tạo nên cái “chúng ta”
chung. Song với người kể chuyện trong người kể chuyện, Toru đã chứng minh một tư cách người
kể chuyện của tiểu thuyết hiện đại, mang đậm tính chủ quan và màu sắc cái tôi chi phối rõ nét. Đây
cũng là một trong những đặc điểm để nhiều nhà phê bình xếp những tác phẩm của Murakami vào
trào lưu chủ nghĩa hậu hiện đại [4].
2.1.2. Các cá nhân cô đơn khác
Khi nói đến con người cô đơn, chúng ta phải xem xét nó là một đặc điểm chung của hệ
thống nhân vật trong tác phẩm của Murakami. Song đồng thời đây cũng là một mẫu số nhân vật
chung trong tác phẩm văn học đương đại Nhật và phương Tây lúc bấy giờ, bởi lẽ nước Nhật đang
chuyển mình sau cuộc chiến, con người Nhật đang đi tìm lẽ sống lí tưởng nhưng đều vô vọng, lạc
lõng. Con người hiện đại đang rong ruổi theo những luồng tư tưởng mới, tìm nguyên nhân giải
thích cho những hiện tượng kì bí của thế giới, vũ trụ. Những nguyên nhân của riêng cá nhân họ
không dựa dẫm vào bất kì hệ số chung nào. Và đương nhiên, như một lẽ tất yếu, hòa nhập vào
cuộc sống, những cá nhân đó tự cảm thấy trơ trọi, lẻ loi. Thế giới nhân vật trong Rừng Na-uy hay
Biên niên kí chim vặn dây cót là thế giới đông đúc với hàng loạt những số phận cô đơn, không tìm
thấy tiếng nói chung với thời đại. Khai thác những số phận nhân vật ấy, Murakami đã hướng ngòi
bút theo một cách viết mới- khách thể hóa những chủ thể theo cá nhân đã tự khẳng định mình, tự
tham gia vào cuộc chơi tâm lí, để rồi cuối cùng họ tự giải nghĩa mình bằng một “đáp số vô vọng”
- đây cũng là cách khai thác của chủ nghĩa hậu hiện đại, “không chỉ đa trị hóa trần thuật mà còn
đa trị hóa cái nhìn về cuộc đời. Cuộc đời là nghiêm túc, nhưng cũng là một cuộc chơi, một cuộc
thể nghiệm của những cái Tôi nhỏ bé. Song không vì thế mà nó không đề xuất những vấn đề xã
hội. Một xã hội phồn thịnh về vật chất, về kĩ nghệ thì nỗi ám ảnh của cái tôi phi lí, cái bi đát của
kỉ nguyên hiện đại vẫn tiếp tục gia tăng” [4;tr.202].
2.2. Con người cô đơn trước chính mình
2.2.1. Sự cô đơn có ý thức
Nhân vật cô đơn, lạc lõng giữa mọi người xung quanh là một điều dễ hiểu, nhưng khi nói
nhân vật tự cô đơn với chính mình thì người đọc có không ít những băn khoăn. Sở dĩ nhân vật cô
đơn với chính mình bởi lẽ bản thân họ có quá trình tư liệu tâm lí phức tạp, quá trình đấu tranh
nội tâm mạnh mẽ, dẫn đến hành động luôn day dứt nghĩ suy và cuối cùng là những thất vọng,
không bằng lòng về bản thân, xảy ra hiện tượng tâm lí luôn kiếm tìm sự giải thoát, không chấp
nhận những gì đang có. Thường thì những nhân vật này chi phối cái nhìn của tác giả, tác động
đến những điểm nhìn phân phối trong tiểu thuyết. Điểm nhìn bên trong được nhà văn chú trọng
hơn điểm nhìn bên ngoài, và phần nào đó các sự kiện diễn ra thường theo lôgic tâm lí cá nhân,
thiếu những lôgic khách quan của cộng đồng. Đây cũng là lí do mà những tác phẩm của Haruki
Murakami được đánh giá là nghiêng về những tâm tư cảm tính.
Murakami hướng ngòi bút khai thác những số phận tâm lí phức tạp, những chủ thể cá nhân
tự ý thức bằng nỗi cô đơn, ông mang đến cốt cách mạnh mẽ của hồn văn dữ dội, cá tính và táo bạo.
13
Hoàng Thị Hiền Lê
Độc thoại nội tâm, tự vấn suy tư và mạng lưới ý thức chi phối toàn bộ thế giới của Rừng Nauy và
Biên niên kí chim vặn dây cót. Qua đó, nhân vật bộc lộ tâm trạng dằn vặt, day dứt về thái độ sống,
về mối quan hệ với những người xung quanh và thể hiện nỗi buồn da diết không thể hoà tan.
Trước hết, với Rừng Na-uy, tâm lí ý thức dày đặc và biểu hiện chủ yếu trong đời sống tinh
thần của Toru. Ý thức của Toru xuyên suốt tác phẩm. Nhân vật bước đi giữa cuộc đời thực nhưng
miên man vô định như cõi hư, chen lấn vào tâm thức anh là những giấc mơ – nơi sâu nhất của bản
ngã. Toru nhớ về hồi ức quá khứ, chi phối điểm nhìn quá khứ đến hiện tại với hình ảnh không gian
nhòe mờ, những cảnh tượng, màu sắc hư ảo. Có thể nhận thấy mạch kí ức xáo trộn của Toru, là các
phiến đoạn của dòng ý thức. Yếu tố kì ảo bao trùm trong những lắp ghép trong tâm thức của Toru,
cũng là diễn biến chính của cốt truyện. Ở đâu, thời gian nào anh cũng thấy sự dằn vặt quá khứ, sợ
hãi trước tình cảm của mình và mất niềm tin vào hiện thực. Mối liên lạc của trường đoạn ý thức
ấy là thư từ, điện thoại. Dù sự góp mặt của những đồ vật chỉ là nhân tố phụ nhưng càng lí giải mối
quan hệ gián tiếp giữa các nhân vật. Đối thoại giữa Toru với Naoko, Mirodi hay Reiko nghiêng về
gián tiếp nhiều hơn trực tiếp. Dường như có một không gian khoảng cách vô hình trong nói chuyện
trực tiếp. Sợi dây liên kết của con người thuộc về không gian tâm tưởng, qua mối liên hệ tâm giao.
Trôi theo dòng nghĩ của nhân vật, các thước phim, phiến cảnh hiện lên qua hồi ức đồng hiện trong
một chuỗi liên tưởng không dứt.
Murakami luôn thử thách nhân vật của mình. Toru Okada trong Biên niên kí chim vặn dây
cót là đại diện tiêu biểu của những thử thách vô cùng lớn. “Tác phẩm siêu hình, mãnh liệt, phong
phú như chính toàn bộ đời sống, là một hành trình vào những địa tầng xa xôi nhất của tinh thần con
người, ở đó, trong sự đối diện với bản thể, với nỗi đau và sự sống - cái chết, các nhân vật của ông
trầm tư, giày vò để tìm tra con đường cho sự tồn tại của chính mình và những gì mình yêu thương”
[13]. Muramaki, với tất cả những táo bạo, tân kì và hấp dẫn, ở Biên niên kí chim vặn dây cót đã thể
hiện là một nhà văn thuộc típ “dấn thân” đầy ý thức trách nhiệm trước cuộc sống theo tinh thần cổ
điển, đưa ra một thông điệp sáng rõ và đơn nghĩa về sự cần thiết “nhập cuộc”, phải tìm ra sự tồn
tại của mình, “rèn luyện diện mạo đích thực của mình”. Nhà văn cũng để cho nhân vật tự trăn trở,
tự hành trình kiếm tìm bản thể con người, tự đấu tranh tâm lí để ý thức sự tồn tại của bản thân. Cái
ý thức về mình của Toru Okada xuất phát từ những cuộc tiếp xúc gặp gỡ với nhiều nhân vật kì lạ,
có tác động lớn trong cuộc đời anh. Ý thức chứng tỏ một cái tôi đang làm chủ số phận mình, coi
trọng sự tồn tại của bản ngã cá nhân mình. Hơn ai hết, Toru biết được sự có mặt kì lạ của những
con người xung quanh anh; và cũng hơn ai hết, Toru thấu hiểu cuộc sống, tính cách lạ kì của họ, vì
thế anh có cách sống, quan hệ phù hợp với những con người đó, hòa nhập mà không hòa tan. Qua
đó, quá trình biện chứng tâm lí diễn ra (xem sơ đồ).
Đằng sau mối quan hệ với những con người - những tính cách khác thường là những trăn
trở nội tâm của Toru về Thiện – Ác, về quá khứ - hiện tại, về sự sống – cái chết, về lí tưởng - dục
vọng. . . Luôn tự mình dày vò những luồng tư tưởng trái chiều, Toru luôn cảm giác trống rỗng.
Dường như nhân vật không tìm thấy tiếng nói chung với những người xung quanh. Anh chất chứa
nhiều suy nghiệm qua cách đánh giá, thái độ với các nhân vật. Tiếng nói tâm trạng của Toru là lời
nói gián tiếp. Toru là người kể chuyện, nhưng Toru cũng không hẳn là sự phân thân của tác giả, có
chăng chỉ là sự chuyển hoá bằng tư tưởng. Murakami “để mặc” nỗi cô độc trong Turo, đó là nỗi
niềm không gì điều hoà, giải quyết được. Điều mà tác giả quan tâm chính là thái độ của Toru giữa
mọi người, với mọi sự việc, qua đó cũng biểu hiện thái độ, sự quan tâm của ông với nhân vật.
2.2.2. Sự cô đơn trong vô thức
Ý thức của con người gắn với phần lí trí, và tâm tư tiềm thức trong cõi tưởng tượng lại gắn
liền với tình cảm. Ở mỗi tâm hồn, mỗi tính cách thường tồn tại song song cả lí trí và tình cảm,
14
Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Murakami Haruki
thậm chí diễn ra những cuộc đấu tranh mạnh mẽ. Các nhân vật của tiểu thuyết hiện đại sống giữa
khoảng cách chập chờn của thế giới hư - thực, những giấc mơ, những mộng tưởng “bám riết” đan
xen vào ý thức con người như một tính chất tất yếu. Nỗi cô đơn trong vô thức còn khủng khiếp hơn
nhiều so với sự cô đơn có ý thức.
Đặc tả không gian tâm lí trong mỗi nhân vật, nhà văn sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật
xuyên suốt, trong đó có hình thức đối thoại tâm linh. Những cuộc trò chuyện tưởng tượng trở đi
trở lại, xen kẽ và thuyên chuyển hai chiều giữa các nhân vật. Song dường như mối giao tiếp gián
tiếp này càng cuốn nhân vật vào vòng xoáy phức tạp của suy nghĩ, những kí ức hỗn loạn “đổ ập”
vào thế giới con nguời, tất cả dày đặc đảo lộn, không có trật tự, bởi thế nhân vật càng quẩn quanh,
càng không thể giải quyết mạng lưới bế tắc và trở nên mơ hồ. Cái kì ảo đã có mặt trong kí ức nhân
vật, nâng đỡ những quẩn quanh tâm trạng.
Rõ ràng giữa xã hội hiện đại đa dạng, trước một nước Nhật đang trong hoàn cảnh lịch sử
phức tạp, con người tìm đến yếu tố kì ảo để tìm đến một giải pháp thăng bằng tâm linh giữa xã hội
đầy biến động. Các nhân vật của Murakami tượng trưng cho những đứa con của catalô hàng hóa,
những đứa con của các kí hiệu đi giữa không gian đa chiều của siêu đô thị, bởi thế họ sợ những
không gian đóng kín, đòi hỏi một mối liên hệ tâm linh để siêu thoát.“Murakami không chỉ là người
kể ra những chuyện vô vị của cuộc sống đời thường với một sự chân xác khiến người ta như chạm
tới được, ông còn gợi nên sự cộng sinh của một cái gì không thể đặt tên, và vì vậy mà càng trở nên
kì lạ” [1;tr.5].
15
Hoàng Thị Hiền Lê
2.3. Con người cô đơn đi tìm lí tưởng nhưng vô vọng
Các nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại thường tự “giam mình” để rồi tự giải thoát bằng
cách thức kiếm tìm lí tưởng cho mình. Mỗi con người là một thế giới, rong ruổi theo những mục
đích riêng, không dựa dẫm ai, không phụ thuộc vào môi trường nào. Ở tiểu thuyết trước kia, nhà
văn thường cố ẩn giấu mình đi, không xuất đầu lộ diện, tuy bóng dáng vẫn thấp thoáng khắp
nơi, “dường như các nhà văn cố ý giữ một khoảng cách giả định nào đấy với thế giới hư cấu,
không muốn phá vỡ ảo giác ở người bằng sự xuất hiện “không đúng chỗ của họ”. Nhưng gần đây,
“càng ngày càng thấy nhiều hiện tượng nhà văn cố tình nhảy bổ ra giữa sân khấu của tiểu thuyết”
[12;tr.270]. Sự can thiệp của chủ thể khách quan (tác giả) vào chủ quan (nhân vật) dẫu không nhiều
nhưng đã có bước đổi mới trong sáng tác của Murakami. Nhà văn định hướng cho nhân vật hướng
lí tưởng của chính mình, và gần như bắt buộc, nhân vật tự phiêu lưu trong hành trình lí tưởng ấy,
thích hợp với tư tưởng, quan niệm chủ quan của nhà văn. Điểm nhìn chi phối cũng thường là điểm
nhìn biết tuốt. Các chủ thể cô độc, lạc lõng đi tìm lí tưởng nhưng bị trả giá, thất bại, nản chí, dẫn
đến tuyệt vọng, “vô phương cứu chữa”. Và như thế, đó cũng là một biểu hiện của nỗi cô đơn - nỗi
cô đơn gần như cùng cực, bế tắc. Không đến được điểm đích bến bờ, nhân vật tự lùi bước trong
đường mòn cuối cùng, đồng thời chôn chặt nỗi cô đơn.
Haruki Murakami cũng như nhiều nhà văn Nhật khác lúc bấy giờ đều vạch ra một con
đường lí tưởng cho nhân vật của mình. Hành trình con đường ấy cũng lắm thử thách song cũng đầy
cá tính, mỗi nhà văn mang đến dáng vẻ phong cách khác nhau.
Những lí tưởng mà Murakami đặt ra cho nhân vật của mình thường phức tạp và đầy tính
mạo hiểm. Tính chất mạo hiểm thể hiện qua những phiêu lưu của tưởng tượng, của tâm linh nhân
vật. Toru Watanabe và Naoko trong Rừng Na-uy cũng có những cuộc phiêu lưu như vậy. Lí tưởng
mà Toru tìm kiếm là một cuộc sống cân bằng tâm lí, nơi những trạng thái con người được “mặc
sức” giãi bày. Toru cũng chờ đợi vào sự đẹp đẽ và vĩnh hằng của tình yêu, tin vào những tình yêu
bất diệt. Bởi vậy Toru gắn bó mật thiết với Naoko từ trong tâm tưởng. Naoko là hạnh phúc để Toru
theo đuổi, nắm giữ, nhưng hạnh phúc ấy quá mong manh.
Thất vọng bởi lí tưởng tình yêu đổ vỡ, Toru bất mãn với cuộc sống và những sự thật trần
trụi, tâm hồn cô đơn của anh càng chìm sâu vào lạc lối. Toru bắt đầu những mối quan hệ thầm kín
cùng Reiko, và cả Mirodi. Đây cũng là một cách tự giải phóng của nhân vật, khiến nhân vật tự do,
không chịu những chi phối về một luồng tư tưởng nào đó. Murakami đề cao sự tự do của cái tôi
nhân vật - cái tôi tự làm chủ, cái tôi cá nhân có trách nhiệm. Thế giới con người và cuộc sống trong
tiểu thuyết ám ảnh lấy độc giả bởi những câu trả lời cho cuộc đời mỗi người, để chúng ta tự ý thức
“Wantanabe”– “want to be”, sự tồn tại như thế nào? Đó là sự tồn tại chấp nhận những hiện thực
giản dị và những gì đang có gần gũi xung quanh cuộc sống này.
Nhân vật luôn tồn tại trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, trạng thái không hòa nhập, lạc
lõng với mọi người chứng tỏ nhân vật có những biến thái bất thường trước xã hội. Đây cũng là nỗi
cô đơn đầu tiên, căn bản chi phối đến thái độ “bất hợp tác” của nhân vật trước hiện thực. Những
con người như Kazami, Mikage, Toru Watanabe, Toru Okada tự giam hãm mình trong một ốc đảo
nội tâm, sống hờ hững với hiện thực, khiến không khí bao trùm bốn tiểu thuyết là sự u ám, nỗi sầu
muộn khó giải tỏa.
Hệ thống nhân vật trong Biên niên kí chim vặn dây cót, Rừng Na-uy nổi bật với thế giới nội
tâm phong phú, đa dạng nhưng cũng nhiều mâu thuẫn. Thế giới tiềm thức, tâm tư tình cảm của
nhân vật còn lớn hơn những đối mặt hàng ngày và cuộc sống mà họ phải đối chọi. Vì thế cái cô
đơn gần như chiếm vị trí tuyệt đối, xuyên suốt cuộc đời nhân vật. Toru Watanabe, Naoko chìm đắm
trong không gian tưởng tượng với những điều hư ảo, mất niềm tin vào hiện thực và tự giằng xé
16
Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Murakami Haruki
lương tâm, hay Toru Okada đơn chiếc ở cuộc tìm kiếm những con người xung quanh với sự biến
mất kì lạ: con mèo, người vợ Kuichi, Karasama May- cũng là những người thân thiết nhất của anh.
Những cái tôi cô đơn một mặt bằng lòng với ốc đảo nội tâm của mình, một mặt cũng luôn
tự tìm kiếm những lí tưởng sống riêng cho cuộc đời. Họ luôn có ý thức vươn lên, khám phá, sáng
tạo, làm chủ số phận. Họ đến với tình yêu, hi vọng tìm sự cứu rỗi, họ “bám riết” cuộc sống, đồng
thời cũng tôn thờ cái chết khi cần. Họ luôn mong muốn giải thoát sự cô đơn bằng cách thức, con
đường đi của riêng mình. Điều này chứng tỏ những cái tôi cô đơn ấy đã, đang và sẽ “dám” sống
với đích thực bản ngã của mình. Sự tồn tại của nhân vật chứng tỏ một sự tồn tại có lí tưởng.
3. Kết luận
Các tác phẩm văn chương hiện đại luôn chú trọng khai thác nội tâm nhân vật, khám phá
thế giới nội tâm như điểm mấu chốt để xem xét diễn biến cốt truyện, chi phối những biến cố, hành
động của nhân vật. Bởi thế kiểu con người cô đơn được soi rọi trong không gian tâm trạng trở
thành một đặc điểm trào lưu chung của Haruki Murakami và nhiều tác giả Nhật Bản đương thời
khác. Họ thường chọn lối tự sự bằng chất liệu “kí ức”, với sự xáo trộn “chóng mặt” các tình tiết
trong mạch truyện theo kiểu “dòng ý thức”. Đây là một lối viết “phá vỡ cốt truyện” một cách đầy
chủ ý, theo nghĩa là người kể chuyện chủ động phá vỡ mối dây liên hệ tuyến tính hoặc nhân quả
của các sự kiện. Sự cô đơn của Toru Watanabe trong Rừng Nauy, Toru Okada trong Biên niên kí
chim vặn dây cót được đặc tả chủ yếu trong kí ức, tâm tư, nghĩ suy, ít có những hành động và biểu
hiện bề ngoài. Tất cả đều di chuyển bên trong tinh thần nhân vật.
Các tiểu thuyết này là những tác phẩm thuộc trào lưu J-văn học (J-Japan) hay văn học
Shibuya, giai đoạn tiền thân. Dù tiểu thuyết thoát khỏi hệ quy chuẩn văn học Nhật Bản truyền
thống, các nhân vật vướng mắc trong cái lưới hình thức phương Tây và Mĩ thì cái tinh thần Nhật
Bản của nó cũng không bao giờ thực sự mất đi. Và Haruki Murakami ít nhiều vẫn là một nhà văn
Nhật, mang dòng máu con người Nhật, cộng hưởng những băn khoăn để rồi đi tìm lời giải đáp cho
cuộc sống vô hướng của thế hệ thanh niên Nhật trong thời đại tư bản lúc bấy giờ. Từ những mảnh
tâm hồn cô đơn, bế tắc trước cuộc sống, các nhân vật khao khát tìm kiếm lí tưởng sống cho cuộc
đời mình. Đó cũng là tâm trạng chung của một thế hệ thanh niên Nhật đương thời khi mà đất nước
đang diễn ra quá trình đổi mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Haruki Murakami, 2006. Rừng Na-uy, Trịnh Lữ dịch. Nxb Hội nhà văn.
[2] Haruki Murakami, 2007. Biên niên kí chim vặn dây cót, Trần Tiễn Cao Đăng dịch. Nxb Hội
nhà văn.
[3] Hoàng Cẩm Giang, 2006. Vấn đề thể loại và ranh giới thể loại trong một số tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỉ XXI, trong sách Những vấn đề đổi mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học.
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Lại Nguyên Ân, Đào Tuấn Ảnh biên soạn, 2003. Văn học hậu hiện đại thế giới. Nxb Hội nhà
văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
[5] Hoàng Long, 2006. Nghiên cứu và phê bình truyện ngắn Haruki Murakami. Nxb Tổng hợp Tp
Hồ Chí Minh.
[6] Giorgio Amitrano, 1996. Tiểu thuyết Nhật Bản: văn hóa đại chúng và văn học truyền thống
trong sáng tác của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto. Nxb Cheng và Tsui.
[7] Matthew Carl Stracher, 2002. Khiêu vũ với cừu – Đi tìm sự đồng nhất trong tiểu thuyết Haruki
Murakami. Trung tâm Nhật Bản Đại học Michigan.
17
Hoàng Thị Hiền Lê
[8] Jay Rubin, 2005. Haruki Murakami và âm nhạc của ngôn từ. Nxb Vintage.
[9] Nguyễn Hoài Nam, 2007. Cuộc tìm kiếm bản thể con người hiện đại. Báo Công an nhân dân.
[10] Nguyễn Bích Nhã Trúc, 2012. Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Haruki Murakami. Đại học Sư
phạm Tp Hồ Chí Minh.
[11] Phạm Xuân Nguyên, 2006. Rừng Nauy – sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực. Tạp chí Văn
nghệ, số 5.
[12] Phương Lựu, 2001. Lí luận phê bình văn học phương tây thế kỉ XX. Nxb Văn học, Trung tâm
Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
[13] doisongphapluat.com. Biên niên kí chim vặn dây cót, sự tự vấn đầy tinh tế của người Nhật
(P.Linh).
ABSTRACT
Japanese lonely human in Haruki Murakami’s novels
Hoang Thi Hien Le
Faculty of Vietnamese Studies, Hanoi National University of Education
Researching on lonely characters in modern fiction, we talk mostly of a type of
psychological characters. These mostly appeare in psychology space. The modern man is traveling
under his reverie, looking for something that vaguely distant. So they seem to be out of existence,
feeling deadlock, ineptness. That is the human loneliness in Murakami’s novels. They adventure
in an invisible orbit, they fear of the closed space of megacities and always struggled to break out,
to find the answers. Norwegian Wood, Bird Chronicle appeare similar traits such. They are young
people walking along the wrong reverse trying to found the truth.
Keywords: Japan, lonely, Murakami.
18

File đính kèm:

  • pdfcon_nguoi_nhat_ban_co_don_trong_mot_so_tieu_thuyet_cua_haruk.pdf