Chiến lược học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết sử dụng Bảng điều tra chiến lược học ngôn ngữ do Oxford thiết kế, khảo

sát chiến lược học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường

Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng

chiến lược tương đối cao. Trong đó, nhóm chiến lược mà sinh viên sử dụng nhiều nhất là nhóm

chiến lược siêu nhận thức. kế đến là nhóm chiến lược xã hội, nhóm chiến lược nhận thức và

nhóm chiến lược ghi nhớ, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược xúc cảm và nhóm chiến lược bù

đắp. Không có sự khác biệt về giới tính và cấp lớp trong việc sử dụng chiến lược học ngoại ngữ

thứ hai – tiếng Nhật.

pdf 8 trang kimcuc 6760
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Chiến lược học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
48 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 55 (05/2019) 48-55 
CHIẾN LƯỢC HỌC NGOẠI NGỮ THỨ HAI – TIẾNG NHẬT 
CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH, TRƯỜNG ĐẠI 
HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
AN ANALYSIS OF ENGLISH MAJOR STUDENTS’ LANGUAGE LEARNING 
STRATEGIES OF JAPANESE AS A SECOND FOREIGN LANGUAGE AT 
BANKING UNIVERSITY HO CHI MINH CITY 
Lưu Hớn Vũ*§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§ 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/11/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/5/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/5/2019 
Tóm tắt: Bài viết sử dụng Bảng điều tra chiến lược học ngôn ngữ do Oxford thiết kế, khảo 
sát chiến lược học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường 
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng 
chiến lược tương đối cao. Trong đó, nhóm chiến lược mà sinh viên sử dụng nhiều nhất là nhóm 
chiến lược siêu nhận thức. kế đến là nhóm chiến lược xã hội, nhóm chiến lược nhận thức và 
nhóm chiến lược ghi nhớ, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược xúc cảm và nhóm chiến lược bù 
đắp. Không có sự khác biệt về giới tính và cấp lớp trong việc sử dụng chiến lược học ngoại ngữ 
thứ hai – tiếng Nhật. 
Từ khoá: chiến lược học ngôn ngữ; ngoại ngữ thứ hai; tiếng Nhật 
Abstract: This paper used Oxford’s Strategy Inventory for Language Learning to analysis 
English Major Student’ Language Learning Strategies of Japanese as a Second Foreign 
Language at Banking University Ho Chi Minh City. Survey results show that students have a 
high frequency of strategic use. Among them, the most used group of strategies is the 
metacognitive strategies, next is the social strategies, the cognitive strategies and the memory 
strategies, the least used are the affective strategies and the compensation strategies. There is 
no difference in gender and grade in the use of Japanese as second foreign language learning 
strategies. 
Keywords: language learning strategies; second foreign language; Japanese 
1. Đặt vấn đề 
Chiến lược học ngoại ngữ là hành động 
và phương pháp mà người học sử dụng 
nhằm đạt được những tiến bộ trong việc học 
ngoại ngữ (Oxford, 1999). Từ những năm 
90 của thế kỉ XX, chiến lược học ngoại ngữ 
*Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 
đã trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm, 
chú ý của giới nghiên cứu giáo dục ngoại 
ngữ trên thế giới và đã đạt được nhiều thành 
quả đáng kể (McDonough, 1999; Ellis, 
1994). Song, tại Việt Nam hiện nay, thành 
quả nghiên cứu về chiến lược học ngoại 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 49 
ngữ, đặc biệt là chiến lược học ngoại ngữ 
thứ hai (SFL) – tiếng Nhật, vẫn còn rất hạn 
chế. Việc tìm hiểu về tình hình chiến lược 
học SFL tiếng Nhật không chỉ hữu ích trong 
việc giải thích những khác biệt cá nhân của 
người học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan 
trọng đối với việc giảng dạy tiếng Nhật. Vì 
vậy, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành 
nghiên cứu chiến lược học của sinh viên học 
SFL tiếng Nhật. 
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, 
chúng tôi muốn tìm câu trả lời cho 3 vấn đề 
sau: 
(1) Tình hình sử dụng chiến lược học 
SFL tiếng Nhật như thế nào? 
(2) Có sự khác biệt về yếu tố cá thể – 
giới tính trong việc sử dụng chiến lược học 
SFL tiếng Nhật không? Nếu có, biểu hiện 
cụ thể ở những chiến lược nào? 
(3) Có sự khác biệt về yếu tố cá thể – 
cấp lớp trong việc sử dụng chiến lược học 
SFL tiếng Nhật không? Nếu có, biểu hiện 
cụ thể ở những chiến lược nào? 
2. Cơ sở lí luận 
Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên lí 
thuyết về chiến lược học tập ngôn ngữ 
(language learning strategies) của Oxford 
đưa ra vào năm 1990. Theo Oxford, chiến 
lược học tập ngôn ngữ được chia làm hai 
nhóm là nhóm chiến lược trực tiếp (direct 
strategies) và nhóm chiến lược gián tiếp 
(indirect strategies). 
Nhóm chiến lược trực tiếp là nhóm 
chiến lược tiến hành xử lí nhận thức về ngôn 
ngữ được học, vì vậy có mối liên hệ trực tiếp 
với ngôn ngữ được học. Nhóm chiến lược 
trực tiếp bao gồm ba nhóm nhỏ là nhóm 
chiến lược ghi nhớ (memory strategies), 
nhóm chiến lược nhận thức (cognitive 
strategies) và nhóm chiến lược bù đắp 
(compensation strategies). Trong đó, nhóm 
chiến lược ghi nhớ hữu ích cho việc đưa 
thông tin vào ghi nhớ lâu dài, khi giao tiếp 
cần thì có thể xuất ra từ trong ghi nhớ; nhóm 
chiến lược nhận thức dùng để hình thành và 
chỉnh sửa mô hình tâm lí nội bộ, tiếp nhận 
và xuất ra những thông tin về ngôn ngữ 
được học; nhóm chiến lược bù đắp dùng để 
bù đắp những khiếm khuyết về kiến thức 
ngôn ngữ. 
Nhóm chiến lược gián tiếp là nhóm 
chiến lược có tác dụng gián tiếp đến quá 
trình học tập của người học, thông qua các 
hoạt động như tập trung chú ý, lên kế hoạch, 
đánh giá, tìm kiếm cơ hội, kiểm soát sự lo 
lắng, tăng cường hợp tác, vì vậy nó có tác 
dụng phụ trợ đối với việc học tập ngôn ngữ. 
Nhóm chiến lược gián tiếp bao gồm ba 
nhóm nhỏ là nhóm chiến lược siêu nhận 
thức (metacognitive strategies), nhóm chiến 
lược xúc cảm (affective strategies) và nhóm 
chiến lược xã hội (social strategies). Trong 
đó, nhóm chiến lược siêu nhận thức có thể 
giúp người học kiểm soát quá trình học tập 
của bản thân; nhóm chiến lược xúc cảm 
giúp người học kiểm soát tình cảm, quan 
niệm và thái độ có liên quan với việc học 
tập ngôn ngữ; nhóm chiến lược bù đắp 
thường dùng trong các tình huống giao tiếp, 
nhằm làm giảm những lo lắng và khó khăn 
của người học. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Khách thể nghiên cứu 
Tham gia điều tra là 78 sinh viên năm 2 
và năm 3 ngành Ngôn ngữ Anh tại Khoa 
Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngân hàng TP. 
Hồ Chí Minh (BUH). Trong đó, có 8 sinh 
viên nam và 70 sinh viên nữ, có 59 sinh viên 
năm 2 và 19 sinh viên năm 3. Các sinh viên 
này hiện đang học SFL là tiếng Nhật. Chúng 
tôi chọn sinh viên ở hai cấp lớp này là vì 
trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ 
Anh của BUH các học phần SFL tiếng Nhật 
chỉ được phân bổ vào năm 2 và năm 3. Tất 
cả 78 phiếu thu được đều là phiếu hợp lệ. 
Sinh viên trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có 
trong phiếu. 
3.2. Công cụ thu thập dữ liệu 
Chúng tôi sử dụng Bảng điều tra chiến 
lược học ngôn ngữ (Strategy Inventory for 
50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Language Learning, viết tắt là SILL) do 
Oxford thiết kế vào năm 1990 làm công cụ 
thu thập dữ liệu. SILL là công cụ điều tra 
chiến lược học ngôn ngữ có độ tin cậy và độ 
giá trị cao, được sử dụng phổ biến trong lĩnh 
vực nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ. SILL 
có cấu trúc 6 phần, tổng cộng 50 câu hỏi, sử 
dụng thang đo 5 bậc của Likert từ “hoàn 
toàn không sử dụng” đến “luôn luôn sử 
dụng”. Trong đó, các câu từ Q1 đến Q9 là 
các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược ghi nhớ, 
các câu từ Q10 đến Q23 là các câu hỏi thuộc 
nhóm chiến lược nhận thức, các câu từ Q24 
đến Q29 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến 
lược bù đắp, các câu từ Q30 đến Q38 là các 
câu hỏi thuộc nhóm chiến lược siêu nhận 
thức, các câu từ Q39 đến Q44 là các câu hỏi 
thuộc nhóm chiến lược xúc cảm, các câu từ 
Q45 đến Q50 là các câu hỏi thuộc nhóm 
chiến lược xã hội. 
3.3. Công cụ phân tích số liệu 
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 
phiên bản 22.0 để phân tích, thống kê số liệu 
mà chúng tôi khảo sát được. Trong bài viết 
này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các 
thông kê mô tả, kiểm định trị trung bình của 
mẫu phối hợp từng cặp (Paired samples T-
test) và kiểm định giả thuyết về trị trung 
bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc 
lập (Independent samples T-test). 
4. Phân tích kết quả nghiên cứu 
4.1. Tình hình sử dụng chiến lược học 
SFL tiếng Nhật 
Tần suất sử dụng chiến lược học SFL 
tiếng Nhật của sinh viên ngành Ngôn ngữ 
Anh BUH như sau (xem bảng 1): 
Bảng 1. Tần suất sử dụng chiến lược học SFL tiếng Nhật 
Nhóm chiến lược Mean SD 
Nhóm chiến lược ghi nhớ 3.5470 0.61923 
Nhóm chiến lược nhận thức 3.5989 0.58009 
Nhóm chiến lược bù đắp 3.2564 0.68043 
Nhóm chiến lược siêu nhận thức 3.8433 0.70670 
Nhóm chiến lược xúc cảm 3.3483 0.66947 
Nhóm chiến lược xã hội 3.6538 0.69929 
Tổng thể 3.5690 0.51938 
Oxford (1990) đã từng chia tần suất sử 
dụng chiến lược ra làm 5 nhóm sau: 4.5 ~ 
5.0 biểu thị “luôn luôn sử dụng”, 3.5 ~ 4.4 
biểu thị “thường xuyên sử dụng”, 2.5 ~ 3.4 
biểu thị “có khi sử dụng”, 1.5 ~ 2.4 biểu thị 
“rất ít sử dụng”, 1.0 ~ 1.4 biểu thị “hoàn 
toàn không sử dụng”. Căn cứ vào cách phân 
nhóm của Oxford và kết quả ở bảng 1 chúng 
ta có thể thấy, về mặt tổng thể sinh viên SFL 
tiếng Nhật của BUH có tần suất sử dụng 
chiến lược tương đối cao (M = 3.5690). 
Trong đó, nhóm chiến lược siêu nhận thức 
(M = 3.8433), nhóm chiến lược xã hội (M = 
3.6538), nhóm hiến lược nhận thức (M = 
3.5989) và nhóm chiến lược ghi nhớ (M = 
3.5470) đều có tần suất sử dụng ở mức 
“thường xuyên sử dụng”, nhóm chiến lược 
xúc cảm (M = 3.3483) và nhóm chiến lược 
bù đắp (M = 3.2564) đều có tần suất sử dụng 
ở mức “có khi sử dụng”. 
Sau khi tiến hành kiểm định trị trung 
bình của mẫu phối hợp từng cặp (Paired 
samples T-test) đối với 6 nhóm chiến lược, 
chúng tôi được kết quả điều tra như sau 
(xem bảng 2): 
Bảng 2. Kết quả kiểm định Paired samples T-test đối với 6 nhóm chiến lược SFL tiếng Nhật 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 51 
Nhóm chiến 
lược nhận 
thức 
Nhóm chiến 
lược bù đắp 
Nhóm chiến 
lược siêu 
nhận thức 
Nhóm chiến 
lược xúc 
cảm 
Nhóm chiến 
lược xã hội 
Nhóm chiến lược 
ghi nhớ 
t = -0.920 
p = 0.361 
t = 3.393 
p < 0.05 
t = -4.310 
p < 0.05 
t = 3.030 
p < 0.05 
t = -1.652 
p = 0.103 
Nhóm chiến lược 
nhận thức 
------- 
t = 4.675 
p < 0.05 
t = -4.573 
p < 0.05 
t = 4.242 
p < 0.05 
t = -0.911 
p = 0.365 
Nhóm chiến lược 
bù đắp 
------- ------- 
t = -6.085 
p < 0.05 
t = -0.940 
p = 0.350 
t = -4.011 
p < 0.05 
Nhóm chiến lược 
siêu nhận thức 
------- ------- ------- 
t = 7.700 
p < 0.05 
t = 3.061 
p < 0.05 
Nhóm chiến lược 
xúc cảm 
------- ------- ------- ------- 
t = -4.375 
p < 0.05 
Bảng 2 cho thấy, thứ tự 6 nhóm chiến 
lược học SFL tiếng Nhật của sinh viên như 
sau: chiến lược siêu nhận thức > chiến lược 
xã hội, chiến lược nhận thức, chiến lược ghi 
nhớ > chiến lược xúc cảm, chiến lược bù 
đắp. Qua đó có thể thấy, trong quá trình học 
SFL tiếng Nhật, nhóm chiến lược mà sinh 
viên sử dụng nhiều nhất là nhóm chiến lược 
siêu nhận thức, kế đến là nhóm chiến lược 
xã hội, nhóm chiến lược nhận thức và nhóm 
chiến lược ghi nhớ, ít sử dụng nhất là nhóm 
chiến lược xúc cảm và nhóm chiến lược bù 
đắp. 
Sau khi sắp xếp tần suất sử dụng các 
chiến lược cụ thể theo trật tự từ cao xuống 
thấp, chúng tôi nhận thấy: 
Năm chiến lược có tần suất sử dụng cao 
nhất (M > 4.3) của sinh viên SFL tiếng Nhật 
lần lượt là Q10 “Tôi đọc hoặc viết từ mới 
nhiều lần” (M = 4.474; SD = 0.7512), Q33 
“Tôi cố gắng tìm phương pháp để học tốt 
tiếng Nhật hơn” (M = 4.462; SD = 0.7677), 
Q45 “Nếu tôi nghe không hiểu người khác 
nói gì, tôi nhờ họ nói chậm hoặc nhắc lại” 
(M = 4.410; SD = 0.7105), Q12 “Tôi luyện 
phát âm tiếng Nhật” (M = 4.397; SD = 
0.8271), Q50 “Tôi cố gắng tìm hiểu văn hoá 
Nhật Bản” (M = 4.333; SD = 0.8629). 
Bốn chiến lược có tần suất sử dụng thấp 
nhất (M < 2.5) của sinh viên SFL tiếng Nhật 
lần lượt là Q43 “Tôi ghi lại những cảm nhận 
học tiếng Nhật của mình trong nhật kí” (M 
= 1.949; SD = 1.1384), Q26 “Tôi tự tạo ra 
từ mới nếu tôi không biết từ cần sử dụng đó 
trong tiếng Nhật” (M = 2.077; SD = 
1.1927), Q17 “Tôi viết ghi chú, tin nhắn, 
thư từ hoặc báo cáo bằng tiếng Nhật” (M = 
2.192; SD = 1.0697), Q27 “Khi đọc đoạn 
văn tiếng Nhật, tôi không tra nghĩa của từng 
từ mới” (M = 2.462; SD = 1.2963). Điều 
đáng lưu ý là các chiến lược có tần suất sử 
dụng thấp đều có độ lệch chuẩn khá cao. 
Qua đó cho thấy, có sự khác biệt tương đối 
lớn trong sử dụng chiến lược của sinh viên 
SFL tiếng Nhật. 
4.2. Sự khác biệt về giới tính trong việc 
sử dụng chiến lược học SFL tiếng Nhật 
Trong số 78 sinh viên tham gia điều tra, 
có 8 sinh viên nam (chiếm tỉ lệ 10.3%) và 
70 sinh viên nữ (chiếm tỉ lệ 89.7%). Tình 
hình sử dụng chiến lược học SFL tiếng Nhật 
của sinh viên nam và sinh viên nữ như sau 
(xem bảng 3): 
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Bảng 3. Tình hình sử dụng chiến lược học SFL tiếng Nhật của sinh viên nam và sinh viên nữ 
Nhóm chiến lược Giới tính Mean SD t p 
Nhóm chiến lược ghi nhớ 
Nam 3.5000 0.77209 
-0.225 0.822 
Nữ 3.5524 0.60592 
Nhóm chiến lược nhận thức 
Nam 3.5536 0.51472 
-0.232 0.817 
Nữ 3.6041 0.59023 
Nhóm chiến lược bù đắp 
Nam 3.3542 0.59387 
0.427 0.671 
Nữ 3.2452 0.69257 
Nhóm chiến lược siêu nhận thức 
Nam 3.8611 0.79405 
0.075 0.941 
Nữ 3.8413 0.70236 
Nhóm chiến lược xúc cảm 
Nam 3.6458 0.55946 
1.334 0.186 
Nữ 3.3143 0.67599 
Nhóm chiến lược xã hội 
Nam 3.5208 0.53776 
-0.565 0.573 
Nữ 3.6690 0.71700 
Bảng 3 cho thấy, sinh viên nam có tần 
suất sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ, 
nhóm chiến lược nhận thức và nhóm chiến 
lược xã hội tương đối thấp hơn sinh viên nữ, 
có tần suất sử dụng nhóm chiến lược bù đắp, 
nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm 
chiến lược xúc cảm tương đối cao hơn sinh 
viên nữ. Song, sau khi tiến hành kiểm định 
giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể 
– trường hợp mẫu độc lập (Independent 
samples T-test) ở 6 nhóm chiến lược, chúng 
tôi phát hiện không có sự khác biệt có ý 
nghĩa (p < 0.05) về tần suất sử dụng các 
nhóm chiến lược giữa sinh viên nam và sinh 
viên nữ. 
4.3. Sự khác biệt về cấp lớp trong việc 
sử dụng chiến lược học SFL tiếng Nhật 
Trong số 78 sinh viên tham gia khảo sát, 
có 59 sinh viên năm 2 (chiếm tỉ lệ 75.6%), 
19 sinh viên năm 3 (chiếm tỉ lệ 24.4%). 
Chúng tôi chọn sinh viên ở hai cấp lớp này 
là vì trong chương trình đào tạo ngành Ngôn 
ngữ Anh của BUH các học phần SFL tiếng 
Nhật chỉ được phân bổ vào năm thứ hai và 
năm thứ ba. 
Tình hình sử dụng chiến lược học SFL 
tiếng Nhật của sinh viên năm 2 và sinh viên 
năm 3 như sau (xem bảng 4): 
Bảng 4. Tình hình sử dụng chiến lược học SFL tiếng Nhật của sinh viên năm 2 và năm 3 
Nhóm chiến lược Cấp lớp Mean SD t p 
Nhóm chiến lược ghi nhớ 
Năm 2 3.5593 0.66921 
0.308 0.759 
Năm 3 3.5088 0.44184 
Nhóm chiến lược nhận thức 
Năm 2 3.6186 0.57444 
0.527 0.600 
Năm 3 3.5376 0.60906 
Nhóm chiến lược bù đắp 
Năm 2 3.1780 0.63943 
1.821 0.073 
Năm 3 3.5000 0.76174 
Nhóm chiến lược siêu nhận thức 
Năm 2 3.9266 0.70593 
1.862 0.066 
Năm 3 3.5848 0.66134 
Nhóm chiến lược xúc cảm 
Năm 2 3.4040 0.63894 
1.300 0.198 
Năm 3 3.1754 0.74840 
Nhóm chiến lược xã hội 
Năm 2 3.6921 0.64906 
0.850 0.398 
Năm 3 3.5351 0.84543 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 53 
Bảng 4 cho thấy, sinh viên năm 2 có tần 
suất sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ, 
nhóm chiến lược nhận thức, nhóm chiến 
lược siêu nhận thức, nhóm chiến lược xúc 
cảm, nhóm chiến lược xã hội cao hơn sinh 
viên năm 3, có tần suất sử dụng nhóm chiến 
lược bù đắp thấp hơn sinh viên năm 3. Song, 
sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị 
trung bình của hai tổng thể – trường hợp 
mẫu độc lập (Independent samples T-test) ở 
6 nhóm chiến lược, chúng tôi phát hiện 
không có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0.05) 
về tần suất sử dụng các nhóm chiến lược 
giữa sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3. 
5. Thảo luận 
Sau khi phân tích số liệu khảo sát chúng 
tôi phát hiện, sinh viên SFL tiếng Nhật đã 
nắm được chiến lược học tiếng Nhật ở một 
mức độ nhất định. Sinh viên có tần suất sử 
dụng chiến lược học SFL tiếng Nhật khá 
cao. 
Nhóm chiến lược mà sinh viên SFL 
tiếng Nhật sử dụng nhiều nhất là nhóm 
chiến lược siêu nhận thức. Điều này có thể 
hiểu được, vì sinh viên là những người đã 
trưởng thành, đại đa số đều có mục đích cụ 
thể, rõ ràng khi chọn học SFL, đồng thời có 
năng lực tự giám sát, tự quản lí và tự đánh 
giá tương đối cao, có khả năng tập trung sự 
chú ý trong các hoạt động học tập. Nhóm 
chiến lược siêu nhận thức có ảnh hưởng rất 
lớn đến hiệu quả học tập ngoại ngữ, nếu sinh 
viên có tần suất sử dụng cao sẽ đạt được 
nhiều thành công trong việc học ngoại ngữ 
(Wang, Spencer & Xing, 2009). Song, các 
kết quả nghiên cứu trước đây lại cho thấy, 
sinh viên không nhận thấy được tầm quan 
trọng của nhóm chiến lược siêu nhận thức, 
tần suất sử dụng nhóm chiến lược này luôn 
thấp hơn nhóm chiến lược nhận thức. 
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả không 
giống với các nghiên cứu trước đây, sinh 
viên SFL tiếng Nhật có tần suất sử dụng 
nhóm chiến lược siêu nhận thức cao hơn 
nhóm chiến lược nhận thức. Sự đối lập này 
có thể là vì sinh viên SFL tiếng Nhật đã có 
kinh nghiệm học ngoại ngữ thứ nhất – tiếng 
Anh, điều này giúp sinh viên có thể quản lí 
việc học tốt hơn, có khả năng điều tiết quá 
trình học SFL. 
Sinh viên SFL tiếng Nhật ít sử dụng 
nhóm chiến lược xúc cảm. Kết quả này 
giống với kết quả nghiên cứu của Chamot, 
O’ Malley, Kupper & Impink-Hernandez 
(1987). Điều này rất đáng lo ngại, bởi vì các 
nhân tố xúc cảm có ảnh hưởng rất lớn đến 
việc học ngoại ngữ của sinh viên. Những 
sinh viên học ngoại ngữ thành công là 
những sinh viên biết cách điều khiển các 
xúc cảm và thái độ của chính mình. Những 
xúc cảm tiêu cực sẽ gây trở ngại cho sự tiến 
bộ trong việc học ngoại ngữ, ngược lại 
những xúc cảm tích cực sẽ tạo sự vui vẻ, 
hiệu quả trong học tập. Thực tế cho thấy, rất 
nhiều sinh viên chịu sự ảnh hưởng của các 
nhân tố xúc cảm như lo lắng quá độ, mất tự 
tin Vì vậy, trong giảng dạy SFL tiếng 
Nhật, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên 
cách điều tiết và điều khiển cảm xúc của 
mình bằng nhóm chiến lược xúc cảm. 
Nhóm chiến lược mà sinh viên SFL 
tiếng Nhật ít sử dụng nhất là nhóm chiến 
lược bù đắp. Kết quả này trái ngược với kết 
quả nghiên cứu của God & Kwah (1997), 
sinh viên sử dụng nhiều nhất là nhóm chiến 
lược bù đắp. Nhóm chiến lược bù đắp có thể 
giúp sinh viên vượt qua những hạn chế về 
kiến thức và đạt được mục đích giao tiếp. 
Song, sinh viên SFL tiếng Nhật lại sử dụng 
nhóm chiến lược này với tần suất sử dụng 
thấp nhất trong 6 nhóm chiến lược. Điều 
này có thể là vì ưu thế của việc sử dụng 
tiếng Anh – ngoại ngữ thứ nhất của sinh 
viên trong giao tiếp. Mặt khác, cũng có thể 
vì lượng kiến thức tiếng Nhật của sinh viên 
SFL tham gia khảo sát còn ở mức thấp, chưa 
đủ để đoán nghĩa của từ, dùng từ hoặc cụm 
từ khác thay thế, sinh viên không thể không 
cần sự trợ giúp của các sách công cụ hay các 
ứng dụng từ điển tiếng Nhật. 
54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Không có sự khác biệt về giới tính trong 
việc sử dụng chiến lược học SFL tiếng 
Nhật. Việc lựa chọn và sử dụng chiến lược 
giữa sinh viên nam và sinh viên nữ có sự 
giống nhau, không có sự khác biệt có ý 
nghĩa. Kết quả này khác với kết quả nghiên 
cứu của Oxford & Nyikos (1989), song lại 
giống với kết quả nghiên cứu của Young & 
Oxford (1997). Trong mối quan hệ giữa giới 
tính và chiến lược học ngoại ngữ có thể tồn 
tại những nhân tố trung gian, giữa chúng 
không chỉ đơn giản là mối quan hệ tuyến 
tính. (Liyanage & Bartlett,2012) 
Không có sự khác biệt về cấp lớp trong 
việc sử dụng chiến lược học SFL tiếng 
Nhật. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, 
việc sử dụng chiến lược của sinh viên sẽ 
thay đổi cùng với sự phát triển về trình độ 
ngoại ngữ của sinh viên (Macaro, 2006), 
sinh viên ở giai đoạn trung cấp sẽ có tần suất 
sử dụng chiến lược cao hơn sinh viên ở giai 
đoạn sơ cấp (Hong – Nam & Leavell, 2006). 
Sinh viên năm 2 và năm 3 tuy thuộc hai cấp 
lớp khác nhau, nhưng đều cùng giai đoạn 
tiếng Nhật sơ cấp. Vì vậy, việc lựa chọn và 
sử dụng chiến lược giữa sinh viên ở hai cấp 
lớp này có sự giống nhau, không có sự khác 
biệt có ý nghĩa. 
6. Kết luận 
Sinh viên SFL tiếng Nhật ngành Ngôn 
ngữ Anh BUH có tần suất sử dụng chiến 
lược tương đối cao. Trong 6 nhóm chiến 
lược, nhóm chiến lược siêu nhận thức có tần 
suất sử dụng cao nhất, kế đến là nhóm chiến 
lược xã hội, nhóm chiến lược nhận thức và 
nhóm chiến lược ghi nhớ, cuối cùng là 
nhóm chiến lược xúc cảm và nhóm chiến 
lược bù đắp. Giữa sinh viên nam và sinh 
viên nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa 
trong việc sử dụng chiến lược học SFL tiếng 
Nhật. Giữa sinh viên năm 2 và sinh viên 
năm 3 cũng không có sự khác biệt có ý 
nghĩa trong việc sử dụng chiến lược học 
SFL tiếng Nhật. 
Kết quả nghiên cứu của bài viết này có 
giá trị tham khảo trong giáo dục và đào tạo 
SFL tiếng Nhật bậc đại học. Giảng viên có 
thể căn cứ vào tình hình của sinh viên, 
hướng dẫn sinh viên lựa chọn, vận dụng các 
chiến lược học tập phù hợp, từ đó giúp sinh 
viên nâng cao hiệu quả học tập, nâng cao 
trình độ SFL tiếng Nhật. Điều này có ý 
nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất 
lượng đào tạo SFL tiếng Nhật. 
Nghiên cứu này hiện vẫn còn tồn tại một 
số hạn chế, như khách thể nghiên cứu chỉ là 
sinh viên của BUH, chỉ sử dụng phương 
pháp điều tra bằng bảng hỏi. Vì vậy, trong 
các nghiên cứu tiếp theo nếu có thể mở rộng 
phạm vi khách thể nghiên cứu sang các 
vùng, miền khác, đồng thời kết hợp sử dụng 
thêm các phương pháp phỏng vấn, quan 
sát... sẽ mang lại độ tin cậy và độ chính xác 
cao hơn. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Chamot, A. U., O' Malley, J. M., Kupper, 
L.& Impink- Hernandez, M. V. (1987), A 
study of learning strategies in foreign 
language instruction: First year report, 
InterAmerica Research Association, 
Washington DC. 
2. Ellis, R. (1994), The Study of Second 
Language Acquisition, Oxford University 
Press, Oxford. 
3. Goh, C. & Kwah, P. E. (1997), “Chinese 
ESL students’ learning strategies: A look 
at frequency, proficiency and gender”, 
Hong Kong Journal of Applied 
Linguistics, 2 (1). 
4. Hong-Nam, K. & Leavell, A. G. (2006), 
“Language learning strategy use of ESL 
students in an intensive English learning 
context”, System, 34 (3). 
5. Liyanage, I. & Bartlett, B. J. (2012), 
“Gender and language learning strategies: 
looking beyond the categories”, The 
Language Learning Journal, 40 (2). 
6. Macaro, E. (2006), “Strategies for 
language learning and for language use: 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 55 
Revising the theoretical framework”, 
Modern Language Journal, 90 (3) . 
7. McDounough, S. H. (1999), “Learner 
strategies”, Language Teaching, 32 (1). 
8. Oxford, R. L. (1999), “Learning 
strategies”, in Spolsky, B. (eds.), Concise 
Encyclopedia of Educational Linguistics, 
Elsevier, Oxford. 
9. Oxford, R. L. (1990), Language Learning 
Strategies: What Every Teacher Should 
Know, Heinle and Heinle, New York. 
10. Oxford, R. L.& Nyikos, M. (1989), 
“Variable affecting choice oflanguage 
learning strategies by university students”, 
Modern Language Journal, 73(2). 
11. Wang, J. H., Spencer, K. & Xing, M. J. 
(2009), “Metacognitive beliefs and 
strategies in learning Chinese as a foreign 
language”, System, 37 (1) . 
12. Young, D. J. & Oxford, R. L. (1997), “A 
gender-related analysis of strategies used 
to process written input in the native 
language and a foreign language”, Applied 
Language Learning, 8 (1) . 
Địa chỉ tác giả: 251 Phan Thanh Giản, 
Phường 2, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. 
Email: luuhonvu@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_hoc_ngoai_ngu_thu_hai_tieng_nhat_cua_sinh_vien_ng.pdf