Các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu

Nhiều kết quả nghiên cứu về du lịch đã chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh

của điểm đến du lịch là tập hợp các yếu tố: nguồn tài nguyên tự nhiên, tài

nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, các chính sách, con người của

một điểm đến, hình thành nên khả năng hấp dẫn thu hút khách, làm thỏa

mãn nhu cầu của du khách và đồng thời giúp điểm đến du lịch xác định

được vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong nghiên

cứu này, việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá của du khách về

những yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu

bao gồm danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng, thông tin tổ chức điểm đến,

dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, mua sắm được thực

hiện. Những yếu tố này được xem là những yếu tố quan trọng để thỏa

mãn nhu cầu của du khách đối với một điểm đến du lịch. Cho nên, nghiên

cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến là chìa khóa

quyết định thành công của một điểm đến.

pdf 8 trang kimcuc 7940
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu

Các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 229 
DOI:10.22144/ctu.jvn.2018.088 
CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 
TỈNH BẠC LIÊU 
Nguyễn Thanh Sang1* và Nguyễn Phú Son2 
1Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bạc Liêu 
2Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ, Trường Đại học Cần Thơ 
*Người chịu trách nhiệm về bài viết: Nguyễn Thanh Sang (email: thanhsangbl2000@yahoo.com) 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 30/01/2018 
Ngày nhận bài sửa: 14/04/2018 
Ngày duyệt đăng: 21/06/2018 
Title: 
Factors determining the 
competitiveness of tourism 
destinations in Bac Lieu 
province 
Từ khóa: 
Du lịch, Bạc Liêu, điểm đến du 
lịch, năng lực cạnh tranh 
Keywords: 
Bac Lieu, competitive, tourism 
destination 
ABSTRACT 
Many studies on tourism have shown that the competitiveness of a tourist 
destination is a combination of natural resources, human resources and 
technical resources, the policies and people of a destination shape the 
attraction of attracting visitors, satisfying the needs of visitors, and at the 
same time helping the destination to determine its position relative to the 
destination other competitors. In this study, the author collects 
information, analyzes and assessments of visitors on the factors 
determining the competitiveness of Bac Lieu tourism destinations 
including places of interest, infrastructure, information restaurants, 
hotels, entertainment, shopping... These factors are considered that 
important to satisfy the demand of visitors for a destination. Therefore, 
the study of the factors affecting the competitiveness is the key that 
determine the success of a destination. 
TÓM TẮT 
Nhiều kết quả nghiên cứu về du lịch đã chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh 
của điểm đến du lịch là tập hợp các yếu tố: nguồn tài nguyên tự nhiên, tài 
nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, các chính sách, con người của 
một điểm đến, hình thành nên khả năng hấp dẫn thu hút khách, làm thỏa 
mãn nhu cầu của du khách và đồng thời giúp điểm đến du lịch xác định 
được vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong nghiên 
cứu này, việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá của du khách về 
những yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu 
bao gồm danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng, thông tin tổ chức điểm đến, 
dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, mua sắm được thực 
hiện. Những yếu tố này được xem là những yếu tố quan trọng để thỏa 
mãn nhu cầu của du khách đối với một điểm đến du lịch. Cho nên, nghiên 
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến là chìa khóa 
quyết định thành công của một điểm đến. 
Trích dẫn: Nguyễn Thanh Sang và Nguyễn Phú Son, 2018. Các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm 
đến du lịch tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(4D): 229-236. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Du lịch là một trong những nhu cầu tất yếu của 
con người từ thời cổ đại đến nay. Theo xu thế phát 
triển chung, du lịch đã trở thành công nghiệp 
không khói có tốc độ phát triển ngày càng nhanh. 
Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan 
trọng, góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 230 
tế, cải thiện kết cấu hạ tầng, giải quyết nhiều việc 
làm, mang lại nguồn thu lớn trong GDP. Một số 
nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, 
Malaysia, đã coi du lịch như một ngành kinh tế 
mũi nhọn, khai thác tốt tiềm năng du lịch, mở ra cơ 
hội để phát triển kinh tế đất nước. 
 Trong những năm gần đây ngành du lịch 
tỉnh Bạc Liêu (Bạc Liêu) đạt được những kết quả 
đáng khích lệ về tăng trưởng du lịch, nhưng đứng 
trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, 
thì ngành du lịch của tỉnh đặt ra không ít khó khăn 
và cần có những hướng phát triển mới. Nhiều điểm 
đến du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Cửu 
Long (ĐBSCL) đang dần trở thành điểm đến thành 
công, có thương hiệu trên thị trường du lịch trong 
nước và quốc tế. Qua số liệu thống kê của tỉnh cho 
thấy, tổng số lượt khách đến Bạc Liêu trong năm 
2016 là 1.100.000 khách/năm (báo cáo Sở Văn hóa 
Thể thao và Du lịch, 2016). Đây là con số khá thấp 
so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Điều này 
cho thấy việc phát triển du lịch Bạc Liêu chưa thật 
sự tương xứng với tiềm năng trước áp lực cạnh 
tranh ngày càng gia tăng từ các điểm đến khác. 
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh 
hưởng đến năng lực cạnh tranh (NLCT) điểm đến 
du lịch Bạc Liêu là cần thiết, giúp cho các nhà 
hoạch định chính sách có những giải pháp phù hợp 
cho ngành du lịch nhằm thu hút du khách đến Bạc 
Liêu ngày càng nhiều hơn, đưa Bạc Liêu thành 
điểm đến hấp dẫn, có vị thế cạnh tranh trong khu 
vực ĐBSCL, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã 
hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập. Xuất 
phát từ những vấn đề nêu trên, “Các yếu tố xác 
định NLCT điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu” là cần 
thiết phải được phân tích. Vì vậy, mục tiêu chủ yếu 
của bài viết nhằm xác định các yếu tố tạo nên 
NLCT của Bạc Liêu, từ đó đề xuất một số hàm ý 
quản trị nhằm nâng cao NLCT cho ngành du lịch 
Bạc Liêu. 
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1 Cơ sở lý luận 
Ngày nay, cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch 
được các nhà nghiên cứu, quản lý và hoạch định 
chính sách rất quan tâm. Việc đo lường NLCT đã 
được thảo luận rộng rãi trong nhiều ngành như 
khoa học chính trị, khoa học quản lý, kinh tế. 
NLCT được xem là một nhân tố quan trọng tạo nên 
thành công của nhiều quốc gia, vì nó giúp nâng cao 
thu nhập thực tế, cải thiện mức sống thông qua 
cung cấp hàng hóa và dịch vụ (Crouch và Ritchie, 
1999). Do sự tăng trưởng thương mại giữa các 
nước ngày càng cao nên Michael Porter (1990) đã 
đề xuất mô hình phân tích mới để xác định lợi thế 
cạnh tranh trong một ngành, nhằm xây dựng một 
khung lý thuyết thương mại quốc tế. Mô hình kim 
cương của Porter giải thích NLCT của doanh 
nghiệp theo ba hướng cơ bản sau đây: môi trường 
cạnh tranh toàn cầu, chiến lược cạnh tranh và cơ 
cấu tổ chức. Mô hình của Porter có thể áp dụng 
trong NLCT và duy trì ổn định cho doanh nghiệp. 
Ở nhiều nước trên thế giới, khu vực dịch vụ du lịch 
ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế. Vì vậy 
các quốc gia, tỉnh, thành phố đều quan tâm đến du 
lịch và dùng mọi nỗ lực và kinh phí để nâng cao 
hình ảnh du lịch và sức hấp dẫn ở mỗi nơi. Poon 
(1993) là nhà học giả có nhiều kinh nghiệm trong 
nghiên cứu cạnh tranh du lịch cho rằng, điểm đến 
du lịch phải đảm bảo bốn nguyên tắc chính sau 
đây: đặt môi trường lên hàng đầu, đưa du lịch 
thành ngành kinh tế cao nhất, tăng cường các kênh 
phân phối trên thị trường, xây dựng thành một khu 
vực tư nhân năng động. Hassan (2000) cho rằng 
“NLCT của điểm đến là khả năng sáng tạo và tích 
hợp các sản phẩm giá trị cao nhằm duy trì nguồn 
tài nguyên để đứng vững vị trí trên thị trường so 
với các đối thủ cạnh tranh khác”. 
Theo Crouch and Ritchie (1999) các yếu tố thu 
hút nguồn lực của điểm đến được xem là sự hấp 
dẫn của điểm đến quyết định đến NLCT. Bao gồm 
các đặc tính tự nhiên, khí hậu, đặc điểm về văn 
hóa, cơ sở hạ tầng, thái độ với du khách, chi phí, 
mức giá, các mối quan hệ về kinh tế xã hội và tính 
độc đáo của sản phẩm du lịch. Nghiên cứu cũng đề 
xuất những yếu tố này cần được xem là nguồn lực 
quan trọng trong NLCT điểm đến. Theo Yooshik 
Yoon (2002), nhiệm vụ quan trọng của các điểm 
đến là làm thế nào để tăng cường khả năng cạnh 
tranh điểm đến một cách có hiệu quả. Khả năng 
cạnh tranh của một địa điểm du lịch là một yếu tố 
quan trọng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng của 
thị trường. Do đó, các nhà quản lý du lịch phải 
khám phá những lợi thế cạnh tranh và phân tích 
cạnh tranh thực tế để có cách tiếp cận khác nhau về 
mô hình NLCT. Ritchie và Crouch (2000) cho rằng 
NLCT là khả năng tạo ra giá trị gia tăng và nhờ đó 
cải thiện sự thịnh vượng của quốc gia và phát triển 
kinh tế xã hội. Một trong những mục tiêu phát triển 
du lịch, là tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch 
có giá trị cho du khách hiện tại hoặc tương lai, để 
điểm đến và cộng đồng người dân nhận được lợi ích 
xã hội và kinh tế (Yooshik Yoon, 2002). Mô hình 
NLCT điểm đến được đề xuất bởi Crouch và 
Ritchie (1999) chỉ ra rằng cần phải hiểu được mối 
quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các lực lượng 
của NLCT. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất cần 
phân tích có hệ thống theo trường phái định lượng 
về lợi thế so sánh và NLCT điểm đến. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 231 
Bảng 1: Các biến đo lường NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu 
Ký hiệu 
biến Diễn giải biến
*** Nguồn tham khảo 
V1 Khí hậu tại Bạc Liêu phù hợp cho hoạt động du lịch. 
Ritchie và 
Crouch 
(1993), 
Ritchie và 
Crouch 
(2000), 
Yooshik Yoon 
(2002) 
V2 Tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu có nhiều phong cảnh thiên nhiên 
V3 Tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu có phong cảnh nhân tạo đẹp 
V4 Bạc Liêu có điểm đến du lịch tâm linh (Phật Bà Nam Hải) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan. 
V5 
Bạc Liêu có điểm tham quan văn hóa nghệ thuật truyền thống (Khu lưu niệm 
nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu) được xem là nơi hấp dẫn du 
khách tham quan. 
V6 Bạc Liêu có điểm tham quan đáng ghi nhớ (Nhà cổ Công tử Bạc Liêu) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan. 
V7 Bạc Liêu có nền nghệ thuật truyền thống (cải lương, vọng cổ) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan. 
V8 Có nhiều chỗ lưu trú an ninh và sạch đẹp tại các điểm đến du lịch. 
V9 Chất lượng dịch vụ chỗ ở tại các điểm đến rất tốt. 
V10 Có nhiều dịch vụ ăn uống xung quanh các điểm đến . 
V11 Chất lượng dịch vụ ăn uống tốt. 
V12 Có nhiều loại hình giải trí buổi tối tại các điểm đến. 
V13 Có sự đa dạng của các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến. 
V14 Sự có mặt của các nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, viễn thông,) góp phần dễ dàng và tiện lợi cho thông tin liên lạc. 
V15 Các điểm đến sạch sẽ và có cảnh quan đẹp. 
V16 Quản lý an ninh, trật tự tại các điểm đến du lịch tốt . 
V17 Phòng tắm công cộng và nhà vệ sinh sạch sẽ. 
V18 Có nhiều biển báo đa ngôn ngữ. 
V19 Dễ dàng tiếp cận với bản đồ điểm đến/tờ rơi/tờ bướm. 
V20 Bảo tồn di sản văn hoá tại điểm đến có giá trị cao. 
V21 Bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương tốt. 
V22 Bảo tồn môi trường tại các điểm đến tốt. 
V23 Hiệu quả làm việc của nhân viên du lịch và nhân viên khách sạn cao. 
V24 Mạng wifi rộng rãi tại các điểm đến du lịch. 
V25 Giá cả chung tại điểm đến du lịch hợp lý. 
V26 Tình hình tội phạm (trộm cướp, móc túi, ) không có. 
V27 Tình hình chèo kéo, nài nỉ du khách không xảy ra 
V28 Sự thân thiện của người dân địa phương cao. 
V29 Người dân địa phương hiểu được nhiều ngôn ngữ vùng miền. 
V30 Khả năng giao tiếp ngoại ngữ của nhân lực làm việc tại các điểm đến du lịch tốt. 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017; 
*** Ghi chú: Các biến được xây dựng dựa trên kế thừa từ kết quả nghiên cứu trước và có hiệu chỉnh cho phù hợp với 
đối tượng nghiên cứu là NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; Các thang đo được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ
2.2 Phạm vi khảo sát 
Nghiên cứu tập trung vào khách du lịch nội địa 
đến tham quan và du lịch tại các địa điểm du lịch 
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu: Phật Bà Nam Hải, nhà 
Công tử Bạc Liêu, Nhà thờ Tắc Sậy, Quảng trường 
Hùng Vương, Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài 
tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Vườn nhãn 
Bạc Liêu, Sân chim Bạc Liêu. 
2.3 Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp phân tích EFA được ứng dụng 
trong nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố xác 
định NLCT của các điểm đến du lịch Bạc Liêu. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 232 
Phương pháp phân tích nhân tố EFA được được sử 
dụng chủ yếu trong nghiên cứu. Để đáp ứng yêu 
cầu về cỡ mẫu đối với phương pháp phân tích này, 
dữ liệu từ 290 khách du lịch được thu thập bằng 
phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Cỡ mẫu nghiên 
cứu là 290 quan sát được chọn theo phương pháp 
chọn mẫu thuận tiện là phù hợp với nguyên tắc 
được nêu bởi Tabachnik and Fidell (1991) và 
Nguyễn Đình Thọ (2014). 
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát 
Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, sau khi đã 
loại 10 biến “rác” (V1, V3, V11, V12, V13, V17, 
V19, V23, V26 và V27) do có tương quan giữa 
biến –tổng nhỏ hơn 0,3 ra khỏi mô hình thì kết quả 
kiểm định độ tin cậy được đảm bảo. Hệ số 
Cronbach’s Alpha tổng là 0,907 > 0,6 và các biến 
còn lại đều có tương quan giữa biến - tổng đều lớn 
hơn 0,3. Chính vì vậy, 20 biến quan sát còn lại đủ 
độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố 
khám phá ở bước tiếp theo (Nunnally, 1978; 
Peterson, 1994) nhằm xác định các nhân tố chủ yếu 
tạo nên NLCT của du lịch tỉnh Bạc Liêu. 
Bảng 2: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha 
Biến Trung bình thang đo nếu xóa biến 
Trung bình phương sai 
nếu loại biến 
Tương quan giữa 
biến – tổng 
Cronbach's Alpha 
nếu loại biến 
V2 64,44 86,790 0,683 0,899 
V4 63,49 89,889 0,472 0,905 
V5 63,78 88,014 0,578 0,902 
V6 63,70 88,402 0,553 0,903 
V7 63,72 89,310 0,528 0,903 
V8 64,30 87,439 0,671 0,900 
V9 64,45 88,128 0,705 0,899 
V10 64,19 91,672 0,466 0,905 
V14 64,11 90,179 0,544 0,903 
V15 64,38 87,654 0,687 0,900 
V16 64,22 88,494 0,631 0,901 
V18 65,10 88,513 0,551 0,903 
V20 64,14 88,941 0,600 0,902 
V21 64,10 88,981 0,616 0,901 
V24 64,46 88,018 0,622 0,901 
V28 64,36 89,697 0,365 0,910 
V25 64,34 89,614 0,511 0,904 
V22 63,95 91,475 0,407 0,906 
V29 64,94 90,710 0,432 0,906 
V30 64,93 91,648 0,411 0,906 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2017
3.2 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố 
xác định NLCT của điểm đến du lịch tỉnh Bạc 
Liêu 
Kết quả phân tích EFA được trình bày trong 
Bảng 3 cho thấy các yêu cầu được đảm bảo: Hệ số 
KMO=0,888 nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1, giá trị 
kiểm định Bartlett có ý nghĩa (sig=0,000 < 0,05), 
giá trị Eigenvalues = 1,062 > 1. Đồng thời, giá trị 
phần trăm cộng dồn Cumulative = 68,65% cho biết 
5 nhân tố mới được hình thành giải thích được 
68,65% độ biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố 
của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 233 
Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố 
Biến Diễn giải biến Nhân tố F1 F2 F3 F4 F5 
V15 Các điểm đến sạch sẽ và có cảnh quan đẹp 0,772 
V8 Có nhiều chỗ lưu trú an ninh và sạch đẹp tại các điểm đến du lịch 0,748 
V25 Giá cả chung tại điểm đến du lịch hợp lý 0,747 
V24 Mạng wifi rộng rãi tại các điểm đến du lịch 0,643 
V9 Chất lượng dịch vụ chỗ ở tại các điểm đến rất tốt 0,612 
V2 Tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu có nhiều phong cảnh thiên nhiên 0,528 
V6 
Bạc Liêu có điểm tham quan đáng ghi nhớ (Nhà cổ 
Công tử Bạc Liêu) được xem là nơi hấp dẫn du khách 
tham quan 
 0,863 
V5 
Bạc Liêu có điểm tham quan văn hóa nghệ thuật truyền 
thống (Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ 
Cao Văn Lầu) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham 
quan 
 0,863 
V4 Bạc Liêu có điểm đến du lịch tâm linh (Phật Bà Nam Hải) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan 0,771 
V7 Bạc Liêu có nền nghệ thuật truyền thống (cải lương, vọng cổ) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan 0,719 
V29 Người dân địa phương hiểu được nhiều ngôn ngữ vùng miền 0,786 
V30 Khả năng giao tiếp ngoại ngữ của nhân lực làm việc tại các điểm đến du lịch tốt 0,769 
V18 Có nhiều biển báo đa ngôn ngữ 0,687 
V28 Sự thân thiện của người dân địa phương cao 0,521 
V10 Có nhiều dịch vụ ăn uống xung quanh các điểm đến 0,787 
V14 
Sự có mặt của các nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, viễn 
thông,) góp phần dễ dàng và tiện lợi cho thông tin liên 
lạc. 
 0,677 
V16 Quản lý an ninh, trật tự tại các điểm đến du lịch tốt 0,611 
V21 Bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương tốt 0,758 
V20 Bảo tồn di sản văn hoá tại điểm đến có giá trị cao 0,726 
V22 Bảo tồn môi trường tại các điểm đến tốt 0,570 
KMO = 0,880; 
Sig. Bartlett’s = 0,000; 
Eigenvalues = 1,062; 
Cumulative = 68,65% 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2017 
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố từ Bảng 3 
đã chỉ ra có 5 (F1, F2, F3, F4, F5) nhân tố mới 
được hình thành từ 20 biến quan sát. Các biến quan 
sát có cùng xu hướng đánh giá của du khách được 
hội tụ thành một nhóm. Mỗi nhóm nhân tố sẽ được 
đặt tên cho phù hợp với đặc điểm biểu hiện, tên gọi 
cụ thể được trình bày trong Bảng 4. 
Nhân tố F1 bao gồm các biến: V15-Các điểm 
đến sạch sẽ và có cảnh quan đẹp; V8-Có nhiều chỗ 
lưu trú an ninh và sạch đẹp tại các điểm đến du 
lịch; V25-Giá cả chung tại điểm đến du lịch hợp lý; 
V24-Mạng wifi rộng rãi tại các điểm đến du lịch; 
V9-Chất lượng dịch vụ chỗ ở tại các điểm đến rất 
tốt; V2-Tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu có nhiều 
phong cảnh thiên nhiên. Nhìn chung, các yếu tố 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 234 
thuộc nhóm nhân tố này nói về cơ sở vật chất kỹ 
thuật trong du lịch. Du lịch là ngành tạo ra nhiều 
sản phẩm và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá 
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Cho 
nên, cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết 
sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện 
sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai 
thác tiềm năng du lịch. Sự phát triển của ngành du 
lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và 
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Chính vì vậy, 
nhân tố F1 được gọi tên là: “Cơ sở vật chất - kỹ 
thuật”. 
Bảng 4: Các nhân tố mới được hình thành từ 
phân tích EFA 
Ký 
hiệu Biến quan sát Tên nhân tố 
F1 6 biến: V15, V8, V25, V24, V9, V2 
Cơ sở vật chất kỹ 
thuật 
F2 4 biến: V6, V5, V4, V7 Tính hấp dẫn 
F3 4 biến: V29, V30, V18, V28 
Hình ảnh điểm 
đến 
F4 3 biến: V10, V14, V16 Dịch vụ du lịch 
F5 3 biến: V21, V20, V22 Quản lý điểm đến 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2017 
Nhân tố F2 bao gồm: V4-Bạc Liêu có điểm đến 
du lịch tâm linh (Phật Bà Nam Hải) được xem là 
nơi hấp dẫn du khách tham quan; V5-Bạc Liêu có 
điểm tham quan văn hóa nghệ thuật truyền thống 
(Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và 
nhạc sĩ Cao Văn Lầu) được xem là nơi hấp dẫn du 
khách tham quan; V6-Bạc Liêu có điểm tham quan 
đáng ghi nhớ (Nhà cổ Công tử Bạc Liêu) được xem 
là nơi hấp dẫn du khách tham quan; V7-Bạc Liêu 
có nền nghệ thuật truyền thống (cải lương, vọng 
cổ) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan. 
Điểm đến du lịch chứa đựng rất nhiều yếu tố tác 
động đến nhu cầu du lịch của con người và là một 
động lực thu hút khách đến du lịch. Những yếu tố 
này rất phong phú và đa dạng, nhưng điều quan 
trọng nó phải tạo ra sự chú ý và sức thu hút đối với 
du khách. Bạc Liêu có một nguồn tài nguyên văn 
hóa đa dạng và phong phú đã tạo nên một sức hấp 
dẫn đặc biệt đối với du khách. Các biến quan sát 
trong nhóm nhân tố F2 cùng thể hiện nên tính hấp 
dẫn của du lịch Bạc Liêu. Chính vì vậy, nhân tố 
này được đặt tên là “Tính hấp dẫn” của điểm đến 
du lịch Bạc Liêu. 
Nhân tố F3 bao gồm: V18-Có nhiều biển báo 
đa ngôn ngữ; V29-Người dân địa phương hiểu 
được nhiều ngôn ngữ vùng miền; V30-Khả năng 
giao tiếp ngoại ngữ của nhân lực làm việc tại các 
điểm đến du lịch tốt; V28-Sự thân thiện của người 
dân địa phương cao. Bên cạnh tính hấp dẫn, ấn 
tượng tốt về mặt hình ảnh cũng là yếu tố quan 
trọng tạo nên tính hấp dẫn của một điểm đến du 
lịch. Hình ảnh không chỉ nói về cảnh quan mà nó 
còn được thể hiện ở chính con người bản địa thông 
qua sự chào đón nồng hậu, khả năng giao tiếp và 
sự thân thiện. Nhân tố F3 nói lên được hình ảnh 
của người dân Bạc Liêu tại các điểm đến du lịch. 
Chính vì vậy, nhân tố này được đặt tên là “Hình 
ảnh điểm đến”. 
Nhân tố F4 bao gồm: V10-Có nhiều dịch vụ ăn 
uống xung quanh các điểm đến; V14-Sự có mặt 
của các nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, viễn 
thông,) góp phần dễ dàng và tiện lợi cho thông 
tin liên lạc; V16-Quản lý an ninh, trật tự tại các 
điểm đến du lịch tốt. Nhóm nhân tố này nói lên 
hoạt động cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận 
chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng 
dẫn và quản lý các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu 
của khách du lịch. Chất lượng dịch vụ được du 
khách hài lòng và đánh giá tốt sẽ tạo nên NLCT 
cao cho điểm đến du lịch. Nhân tố này được đặt tên 
là “Dịch vụ du lịch”. 
Nhân tố F5 bao gồm: V20-Bảo tồn di sản văn 
hoá tại điểm đến có giá trị cao; V21-Bảo tồn văn 
hóa truyền thống địa phương tốt; V22-Bảo tồn môi 
trường tại các điểm đến tốt. Các nhân tố này thể 
hiện việc bảo quản và thực hiện kế hoạch toàn diện 
để quản lý du lịch của một điểm đến. Phát triển du 
lịch bền vững và đạt hiệu quả tối ưu là mục tiêu 
cuối cùng của hầu hết các điểm đến du lịch. Để đạt 
được những mục tiêu đó, công tác quản lý điểm 
đến đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, 
nhân tố F5 bao gồm các biến nói lên sự bảo tồn tài 
nguyên du lịch để phát triển điểm đến bền vững 
nên nhân tố này được đặt tên là “Quản lý điểm 
đến”. 
Như vậy, có tất cả 5 nhân tố tạo nên NLCT của 
điểm đến du lịch Bạc Liêu bao gồm: F1: Cơ sở vật 
chất kỹ thuật, F2: Tính hấp dẫn, F3: Hình ảnh điểm 
đến, F4: Dịch vụ du lịch và F5: Quản lý điểm đến. 
Mỗi nhân tố được cấu thành từ nhiều yếu tố quan 
sát khác nhau cùng thể hiện nên đặc điểm của nhân 
tố đó. Qua kết quả phân tích, ta có ước lượng điểm 
nhân tố của năm nhân tố. Xét các điểm nhân tố 
trong từng phương trình ước lượng điểm nhân tố, 
nhân tố có điểm cao nhất sẽ có ảnh hưởng đến 
nhân tố chung nhiều nhất. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 235 
Bảng 5: Ma trận hệ số điểm nhân tố 
Biến Nhân tố F1 F2 F3 F4 F5 
V2 0,129 0,049 0,042 -0,032 -0,015 
V4 -0,007 0,238 -0,106 -0,076 0,094 
V5 -0,078 0,363 0,125 -0,079 -0,154 
V6 -0,052 0,344 0,03 -0,024 -0,138 
V7 -0,015 0,246 -0,041 0,012 -0,046 
V8 0,298 0,048 -0,084 -0,007 -0,184 
V9 0,158 -0,016 0,044 0,128 -0,145 
V10 -0,103 -0,109 -0,193 0,558 0,103 
V14 -0,198 0,052 0,021 0,429 -0,004 
V15 0,309 0,000 -0,048 -0,068 -0,108 
V16 0,051 -0,039 -0,045 0,320 -0,076 
V18 0,017 -0,078 0,305 -0,211 0,195 
V20 -0,114 -0,073 0,027 0,053 0,429 
V21 0,054 -0,117 -0,127 -0,011 0,446 
V24 0,231 -0,124 0,048 -0,171 0,158 
V28 0,011 -0,04 0,175 0,176 -0,184 
V25 0,362 -0,084 -0,144 -0,143 0,03 
V22 -0,158 0,067 0,025 -0,008 0,318 
V29 -0,137 0,102 0,427 -0,115 -0,059 
V30 -0,106 -0,009 0,376 -0,04 -0,004 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2017 
F1 = 0,129V2 + 0,298V8 + 0,158V9 + 
0,309V15 + 0,231V24 + 0,362V25 
F2 = 0,238V4 + 0,363V5 + 0,344V6 + 0,246V7 
F3 = 0,305V18 + 0,175V28 + 0,427V29 + 
0,376V30 
F4 = 0,558V10 + 0,429V14+ 0,320V16 
F5 = 0,429V20 + 0,446V21 + 0,318V22 
Qua 5 phương trình ước lượng điểm nhân tố, ta 
thấy biến V25 (Giá cả chung tại điểm đến du lịch 
hợp lý) có điểm nhân tố cao nhất 0,362 nên có ảnh 
hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F1; tương tự 
biến V5 (Bạc Liêu có điểm tham quan văn hóa 
nghệ thuật truyền thống) với điểm nhân tố 0,363 có 
ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F2; biến 
V29 (Người dân địa phương hiểu được nhiều ngôn 
ngữ vùng miền) có điểm nhân tố cao nhất là 0,427 
nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung 
F3; tương tự, biến V10 (Có nhiều dịch vụ ăn uống 
xung quanh các điểm đến) có ảnh hưởng nhiều 
nhất đến nhân tố chung F4 do có hệ số điểm nhân 
tố lớn nhất 0,558; và cuối cùng biến V21 (Bảo tồn 
văn hoá truyền thống địa phương tốt) có ảnh hưởng 
nhiều nhất đến nhân tố chung F5 do có hệ số điểm 
nhân tố cao nhất là 0,446. Theo đó, trong tất cả các 
yếu tố, biến V10 (Có nhiều dịch vụ ăn uống xung 
quanh các điểm đến) là yếu tố có ảnh hưởng nhiều 
nhất đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu do có 
hệ số điểm nhân tố lớn nhất. 
4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 
4.1 Kết luận 
Kết luận: Nghiên cứu các yếu tố xác định 
NLCT điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu được thực 
hiện nhằm xác định các yếu tố tạo nên NLCT điểm 
đến du lịch Bạc Liêu. Kết quả đã chỉ ra rằng có 5 
nhân tố tạo nên NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu 
bao gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật, Tính hấp dẫn, 
Hình ảnh điểm đến, Dịch vụ du lịch và Quản lý 
điểm đến. Trong tất cả các yếu tố, “Có nhiều dịch 
vụ ăn uống xung quanh các điểm đến” thuộc nhân 
tố Dịch vụ du lịch là có sự ảnh hưởng quan trọng 
nhất đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu. 
4.2 Hàm ý quản trị 
Điều này ngụ ý rằng, bên cạnh sự hấp dẫn sẵn 
có của tài nguyên du lịch thì chất lượng dịch vụ du 
lịch (đặc biệt là dịch vụ ăn uống) là một yếu tố thu 
hút và kích thích sự quay lại của du khách. Làm 
sao để tạo dịch vụ ăn uống không những đáp ứng 
về mặt chất lượng (an toàn vệ sinh thực phẩm, giá 
cả hợp lý,) mà còn phải thể hiện được nét đặc 
trưng của ẩm thực địa phương? Chính điều này sẽ 
tạo nên sự riêng biệt và nâng cao NLCT của điểm 
đến du lịch Bạc Liêu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Crouch, G.I. and J.R.B. Ritchie. (1994), ‘Destination 
Competitiveness: Exploring Foundations for a 
Long-Term Research Program’, Proceedings of 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 4D (2018): 229-236 
 236 
the Administrative Sciences Association of 
Canada 1994 Annual Conference, June 25-28, 
Halifax, Nova Scotia, 79-88. 
Crouch, G.I. and J.R.B. Ritchie. (1999), ‘Tourism, 
Competitiveness, and Societal Prosperity’, 
Journal of Business Research, Vol 44, Issue 3, 
March, Pages 137–152. 
Nguyễn Đình Thọ, 2014. Phương pháp nghiên cứu 
khoa học trong kinh doanh. NXB Lao Động - Xã 
Hội, 593 trang. 
Hassan, Salah S. (2000), ‘Determinants of Market 
Competitiveness in an Environmentally 
Sustainable Tourism Industry’, Journal of Travel 
Research, Vol 38 Issue 3, Pages 239-245. 
Michael Porter. (1990), ‘The Competitive advantage 
of nations’, Harvard Business Review, March – 
April, Pages 73 – 93. 
Nunnally, C. 1978. Psychometric Theory. 2nd 
edition. New York: McGraw-Hill, 701 pages. 
Peterson, R. 1995. Relationship marketing and the 
consumer. Journal of the Academy of Marketing 
Science , Vol 23 Issue 4, Pages 278– 281. 
Poon, A. (1993), ‘Tourism, Technology and 
Competitive Strategies, CAB International’. 
Wallingford, UK, 106 pages. 
Ritchie, J.R.B. and G.I. Crouch. (1993), 
‘Competitiveness in International Tourism: A 
Framework for Understanding and Analysis’, 
Proceedings of the 43rd Congress of the 
Association Internationale d’Experts Scientifique 
du Tourisme, 17-23 October, San Carlos de 
Bariloche, Argentina, Pages 23-71. 
Ritchie, J. R. B., and Crouch, G. I. (2000), ‘The 
competitive destination, a sustainable 
perspective’, Tourism Management, Vol 21 Issue 
1, Pages 1–7. 
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu (2016), 
Báo cáo tổng kết phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu. 
Tabachnick, B. & Fidell, L. S. 1989. Using 
Multivariate Statistics. New York: 
HarperCollins, 746 pages. 
Yooshik Yoon (2002), ‘Development of a Structural 
Model for Tourism Destination Competitiveness 
from Stakeholders’ Perspectives’, University 
Libraries, Virginia Polytechnic Institute and 
State University, Pages 202 - 213. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_xac_dinh_nang_luc_canh_tranh_diem_den_du_lich_tin.pdf