Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng của khách du lịch
Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến của khách du lịch, trường hợp điểm đến Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên. (2) Đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng. Nghiên
cứu được thực hiện bằng việc khảo sát 437 khách du lịch kết quả cho thấy có 6 yếu tố tác động đến
quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch trường hợp điểm đến Mỹ Hòa Hưng, được sắp xếp
theo thứ tự từ ảnh hưởng mạnh nhất đến thấp nhất là môi trường cảnh quan, cơ sở hạ tầng và khả
năng tiếp cận điểm đến, lịch sử văn hóa, môi trường chính trị kinh tế, ẩm thực và mua sắm, cuối cùng
là điều kiện giải trí và thư giãn.
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng của khách du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng của khách du lịch
104 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN MỸ HÒA HƯNG CỦA KHÁCH DU LỊCH Hồ Bạch Nhật*, Trần Thị Tuyết Nhi**, Lê Thị Ngọc Tiền***, Nguyễn Thị Diễm Hằng**** TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch, trường hợp điểm đến Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên. (2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng. Nghiên cứu được thực hiện bằng việc khảo sát 437 khách du lịch kết quả cho thấy có 6 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch trường hợp điểm đến Mỹ Hòa Hưng, được sắp xếp theo thứ tự từ ảnh hưởng mạnh nhất đến thấp nhất là môi trường cảnh quan, cơ sở hạ tầng và khả nĕng tiếp cận điểm đến, lịch sử vĕn hóa, môi trường chính trị kinh tế, ẩm thực và mua sắm, cuối cùng là điều kiện giải trí và thư giãn. Từ khóa: Quyết định, Lựa chọn điểm đến, Khách du lịch, Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên FACTORS AFFECTING DECISION TO CHOOSE MY HOA HUNG DESTINATION OF TOURISTS ABSTRACT The study was conducted to: (1) Identify the factors that influence the tourists’ decision of choosing destination, in the case of My Hoa Hung, Long Xuyen city. (2) Evaluate the impact of these factors on the decision of choosing My Hoa Hung. The study was carried out on 437 tourists. The results show that six factors influence the tourists’ decision of choosing destination in My Hoa Hung, respectively from the strongest to the least impact including scenic environment, access infrastructure, historical culture, economic politics, cuisine and shopping, entertainment conditions. Key words: Decision, Choosing destination, Tourists, My Hoa Hung, TP. Long Xuyên * ThS. GV. Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM. Email: hbnhatagu@gmail.com; ĐT: 0939360808 ** ThS. GV. Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM. Email: tttnhi@agu.edu.vn *** ThS. GV. Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM. Email: ltntien@agu.edu. **** ThS. GV. Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM. Email: ntdhang@agu.edu.vn 105 Các yếu tố ảnh hưởng đến... 1. GIỚI THIỆU An Giang không chỉ được biết đến với những chỉ dẫn địa lý cho các thương hiệu lúa gạo và cá da trơn toàn cầu, nguồn xuất khẩu nông thuỷ sản chiến lược, mà còn là một nét chấm phá trong bức tranh Mê Công với bảo tàng sinh thái tự nhiên và vĕn hoá độc đáo của Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, An Giang còn là cửa ngõ quan trọng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay, có thể nói An Giang là địa phương có nhiều tiềm nĕng phát triển du lịch bậc nhất khu vực. Nĕm 2010, An Giang đón 4,7 triệu lượt khách, nĕm 2015 đón 6,3 triệu lượt và 2016 tĕng thêm khoảng 4 triệu lượt và trong chín tháng đầu nĕm 2017 là 7 triệu và đạt 7,3 triệu vào cuối nĕm. An Giang được biết đến với những địa danh du lịch nổi tiếng, đó là dãy Thất Sơn hùng vĩ và huyền bí, khu du lịch quốc gia Núi Sam (Bộ Vĕn hoá, Thể thao và du lịch trao quyết định công nhận vào tại hội nghị xúc tiến thương mại tỉnh An Giang ngày 15/12/2018), hai di tích cấp quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận: (1) Khu lưu niệm cố chủ tịch Tôn Đức Thắng và (2) Di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê. Đặc biệt là khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở Cù lao Ông Hổ tại xã Mỹ Hòa Hưng. Tất cả những địa điểm đó cùng nhiều địa điểm khác đã tạo điều kiện thuận lợi để An Giang có thể phát triển loại hình du lịch vĕn hoá tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch cộng đồng, Do đó, một trong những sứ mệnh của An Giang là mở mang tầm nhìn của du khách về vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng. Theo quyết định phê duyệt nĕm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến nĕm 2020, tầm nhìn đến nĕm 2030” và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy An Giang đã tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020 nhằm “vừa thu hút vừa giữ chân du khách”, định hướng đến nĕm 2025 là “giữ chân du khách”. An Giang còn tập trung khuyến khích đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ các nhà đầu tư và địa phương xây dựng, hoàn chỉnh sản phẩm du lịch tập trung vào bốn khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng. Một trong bốn khu trọng điểm tập trung phát triển du lịch của tỉnh An Giang được kể đến là Mỹ Hoà Hưng - một xã nằm trên Cù lao Hổ giữa sông Hậu, thuộc địa phận Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên là 21,12 km2. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên với sông nước, làng bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây ĕn trái và các di tích lịch sử vĕn hóa có giá trị như: khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu ông Hổ, đình thần Mỹ Hòa Hưng. Với vẻ đẹp đặc trưng, du khách đến đây sẽ có dịp thưởng thức cảnh đẹp cũng như trải nghiệm đời sống vĕn hóa độc đáo của người dân miền sông nước. Bên cạnh các nghề chính như: trồng cây ĕn trái, chĕn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản, làm mắm, người dân nơi đây còn làm thêm nghề kinh doanh dịch vụ du lịch, chủ yếu là homestay (du lịch cộng đồng - du khách ĕn, ngủ và tham gia các công việc hàng ngày với người dân địa phương như: nấu ĕn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát mương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc,v.v). Nhằm thu hút du khách đến đây, lãnh đạo xã Mỹ Hòa Hưng đã xác định và thực hiện hướng đi cụ thể góp phần phát triển du lịch của địa phương như: xây dựng mở rộng không gian khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ấp Mỹ An 2) với diện tích tĕng thêm 1 ha về phía đông khu lưu niệm (tiếp giáp với sông Hậu) để tạo thuận tiện cho khách du lịch đi tàu thuyền từ bến phà Ô Môi đến khu lưu niệm, đồng thời mở rộng vườn sinh thái tiếp giáp với khu lưu niệm về hướng bắc với diện tích tĕng thêm là 2,68 ha; hình thành vườn cây ĕn trái, vườn cây cảnh với diện tích 5 ha bao quanh miếu Ông Hổ; đầu tư xây dựng “Trại du lịch sinh thái” với diện tích 10 ha trên cồn Mỹ 106 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Hiệp bao gồm các dịch vụ: nhà hàng ĕn uống, khu vực cắm trại, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, trại cá Sấu, trại Đà Điểu, tàu du lịch; xây dựng khu du lịch bãi tắm (diện tích 0,7 ha) tại cồn Phó Ba; hình thành cơ sở nông nghiệp sạch diện tích 5,6 ha chuyên trồng rau sạch, hoa tươi, cây kiểng; đầu tư để khai thác vùng thuỷ sản sạch xuất khẩu tại cồn Mỹ Hiệp và ấp Mỹ An 1 với diện tích 55 ha; phát triển mở rộng các tuyến dân cư hiện hữu với độ rộng 100m theo mô hình tuyến dân cư kết hợp vườn cây ĕn trái; phát triển các chuyến du lịch tham quan các làng bè thuộc địa phận Mỹ Hoà Hưng để du khách có dịp trải nghiệm đời sống hàng ngày của người dân miền Tây Nam Bộ (Thanh Hải, 2013). Bên cạnh đó, tận dụng thế mạnh của vườn cây ĕn trái sum suê và ngôi nhà sàn dựng trên cọc, trong không gian đậm chất miền Tây Nam Bộ, những người nông dân xã Mỹ Hòa Hưng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Dự án EU-ESRT (Chương trình Phát triển Nĕng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên hiệp châu Âu tài trợ) đã mạnh dạn phát triển nhiều tour du lịch nông nghiệp theo kiểu homestay, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách (Việt Anh, 2016). Tuy nhiên, dù sở hữu nhiều tiềm nĕng du lịch nhưng An Giang nói chung và Mỹ Hoà Hưng nói riêng vẫn chưa thể phát huy tối ưu tiềm nĕng sẵn có, do còn gặp nhiều khó khĕn như: công tác xây dựng thương hiệu du lịch còn yếu; sản phẩm du lịch chưa xứng với thế mạnh và tiềm nĕng; hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa phát huy mạnh mẽ; khách đến An Giang nhiều nhưng hầu như không phải là khách du lịch. Riêng Mỹ Hoà Hưng, dù đã có nhiều hành động cụ thể và thiết thực với nhu cầu và tình hình thực tế nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả tốt. Cụ thể, hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương (homestay) và sản phẩm du lịch ít có điểm khác biệt so với du lịch sông nước của các tỉnh thành khác trong khu vực; các dịch vụ du lịch tại Mỹ Hoà Hưng chưa thật sự đa dạng nên chưa thể thu hút du khách; đa phần khách du lịch đến tham quan, ĕn uống tại các quán rồi đi (chiếm 80%); chưa có sản phẩm đặc trưng để khách du lịch mua về làm quà. Một điều nữa đáng chú ý là tổ du lịch nông nghiệp của Mỹ Hoà Hưng có chín hộ, trong đó có nĕm hộ làm du lịch homestay, mỗi nĕm tổ đón trên 2.000 lượt du khách tham quan nhưng trong đó du khách nước ngoài lại chiếm khoảng 80%. Bên cạnh đó, “khách du lịch đi theo đoàn tổ chức bởi các doanh nghiệp lữ hành thường ít chưa thật sự trải nghiệm nhiều giá trị vĕn hóa của cộng đồng bản địa Những hộ kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu phục vụ những món ĕn theo thói quen ĕn uống hàng ngày của du khách mà chưa giới thiệu được đặc sản địa phương cho khách” (Thuy & Duyên, 2017). Để có thể khắc phục những tồn đọng và có thể “vừa thu hút vừa giữ chân” ngày càng nhiều khách du lịch nói chung và khách du lịch nội địa nói riêng, để đạt được mục tiêu phát triển du lịch của Tỉnh và địa phương thì lãnh đạo xã Mỹ Hoà Hưng cần xác định được những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn du lịch tại địa phương của du khách nhất là đối tượng khách du lịch nội địa để có những chính sách phù hợp và sát với tình hình thực tế nhằm thu hút thêm khách du lịch và góp phần tĕng trưởng du lịch cho xã Mỹ Hoà Hưng. Với mong muốn góp phần cấp thông tin cụ thể và thực tế về những đánh giá của khách du lịch về các dịch vụ du lịch tại Mỹ Hoà Hưng, thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch tại Mỹ Hoà Hưng của nhóm đối tượng này để giúp Ban quản trị du lịch nơi đây có những chính sách phù hợp trước hết là thu hút khách du lịch nội địa và tiến xa hơn là khách quốc tế đến địa phương trong tương lai. Từ những lý do trên, nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hoà Hưng của khách du lịch” là cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 107 Các yếu tố ảnh hưởng đến... Beerli và Martin (2004) dẫn theo mô hình quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch của Woodside và Lysonski (1989), cho rằng quyết định lựa chọn điểm đến là kết quả của một quá trình nhận thức dẫn đến một sự yêu thích, ưu đãi đặc biệt một điểm đến cụ thể trong số các điểm đến khác nhau; là quyết định chọn một điểm đến cụ thể trong số nhiều điểm đến khác nhau, đó là kết quả đánh giá đối với các thông tin điểm đến và sự hấp dẫn của hình ảnh điểm đến; được thúc đẩy bởi động lực đi du lịch của du khách trong việc lựa chọn một điểm đến thích hợp nhất đối với họ (Keating & Kriz, 2008). Um và Crompton (1990) còn cho rằng quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là giai đoạn lựa chọn một điểm đến du lịch từ tập các điểm đến mà phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, là bước cuối cùng của toàn bộ quá trình lựa chọn điểm đến. Um và Crompton (1990) đã nghiên cứu nhận thức và thái độ của du khách trong quá trình lựa chọn điểm đến du lịch và cho rằng quá trình lựa chọn điểm đến có 2 giai đoạn: (1) hình thành suy nghĩ có hay không có một chuyến du lịch; (2) sau khi đã quyết định sẽ đi du lịch thì tiến hành lựa chọn điểm đến. Các yếu tố tác động bên ngoài (bao gồm: kinh nghiệm du lịch trong quá khứ, tài liệu quảng cáo, thông tin truyền miệng) và bên trong (bao gồm: đặc điểm cá nhân, động cơ, giá trị và thái độ của khách du lịch tiềm nĕng) được đưa vào phân tích trong mô hình lựa chọn điểm đến của du khách. Hình ảnh điểm đến là tổng hợp những nhận thức của khách du lịch về điểm đến thông qua quá trình tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhau (Beerli & Martin, 2004). Tầm quan trọng của hình ảnh điểm đến được chấp nhận rộng rãi trong số các du khách vì nó chạm đến nhận thức cá nhân của khách truy cập tiềm nĕng, dẫn đến hành vi tích cực đối với địa điểm (Echtner & Ritchie, 1991). Bên cạnh đó, theo Beerli và Martin (2004) các điểm đến phải cộng tác trực tiếp với phương tiện truyền thông và theo dõi hình ảnh đang được phát đúng với thực tế của điểm đến. Sự phát triển của hình ảnh phải dựa trên thực tế, nếu không điểm đến sẽ không thành công trong việc làm hài lòng khách du lịch, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến hình ảnh mà họ sẽ truyền tải bằng lời nói (Beerli & Martin, 2004). Beerli và Martin (2004) dẫn theo nghiên cứu về mô hình của hình ảnh điểm đến của Baloglu và McCleary (1999) đã chứng minh rằng hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến. Điểm đến càng hấp dẫn càng có tác động lôi kéo khách du lịch tìm kiếm điểm đến, là yếu tố kéo quan trọng cho sự thành công và phát triển của một điểm đến du lịch (Keating & Kriz, 2008; Mutinda & Mayaka, 2012). Theo Nguyễn Xuân Hiệp (2016) hình ảnh điểm đến là yếu tố tác động mạnh hơn động lực du lịch và thông tin điểm đến, đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Barbara (2014) cho rằng, tạo và quản lý hình ảnh điểm đến đang trở thành một trong những nguồn chính của lợi thế cạnh tranh và là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình lựa chọn điểm đến. Mặt khác, hình ảnh điểm đến được coi là một trong những yếu tố có liên quan trong quá trình đánh giá dịch vụ của khách du lịch vì nó thể hiện những kỳ vọng của khách du lịch trước khi đến điểm đến. Thành phần hình ảnh điểm đến được phát triển bởi Echtner và Ritchie (1991) là sử dụng các thuộc tính-chức nĕng và toàn diện-tâm lý, đã đóng góp rất nhiều cho việc khái niệm hóa hình ảnh điểm đến du lịch. Lý thuyết này thừa nhận sự tồn tại của ba trục hỗ trợ hình ảnh của bất kỳ điểm đến nào. Nó bao gồm các chức nĕng tâm lý, độc đáo, và các trục thuộc tính tổng thể. Khung này gợi ý rằng việc đo lường hình ảnh liên quan đến các phương pháp nắm bắt các thuộc tính độc đáo (ví dụ: giá thấp, khí hậu mát mẻ) và thuộc tính tâm lý hoặc tình cảm (ví dụ: nơi an toàn, người dân địa phương thân thiện). Các hình ảnh chức nĕng tổng thể được dựa trên 108 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật các đặc điểm vật lý hoặc đo lường được (miền núi, làng mạc). Các tâm lý lo ngại về cảm xúc đối với những ấn tượng tổng thể của bầu không khí hoặc tâm trạng của một điểm đến cụ thể. Dựa trên khung khái niệm này, hình ảnh điểm đến được định nghĩa không chỉ là nhận thức về các thuộc tính điểm đến riêng lẻ, mà còn là ấn tượng toàn diện của điểm đến. Theo Beerli và Martin (2004) các thuộc tính là các yếu tố của hình ảnh điểm đến, thu hút khách du lịch đến thĕm một điểm đến, và hình ảnh điểm đến được thể hiện qua 9 thành phần: (1) Tài nguyên tự nhiên: thời tiết, bãi biển, tài nguyên của vùng (hồ, núi, thác, sa mạc), sự đa dạng và độc đáo của hệ thực vật và động vật; (2) Cơ sở hạ tầng chung: phát triển và chất lượng đường, sân bay và cảng; phương tiện giao thông công cộng và cá nhân; phát triển dịch vụ y tế; phát triển viễn thông; phát triển cơ sở hạ tầng thương mại; mức độ phát triển xây dựng); (3) Cơ sở hạ tầng du lịch: khách sạn và chỗ ở tự phục vụ, nhà hàng, quán bar, vũ trường và câu lạc bộ; dễ dàng truy ... g 0,845 0,556 CT4 Tại Mỹ Hòa Hưng ít xảy ra tình trạng bắt ép, tranh giành hay “chặt chém” du khách 0,787 Nhân tố thứ 5 (AT): Ẩm thực mua sắm 0,612 AT3 Mỹ Hòa Hưng có nền ẩm thực ngon, đa dạng, phong phú 0,615 0,574 AT5 Mỹ Hoà Hưng có nhiều món ĕn độc đáo, hương vị mang đậm đặc trưng của địa phương 0,779 0,480 AT6 Giá cả ĕn uống, mua sắm tại Mỹ Hòa Hưng hợp lý 0,759 Nhân tố thứ 6 (CQ): Môi trường cảnh quan 0,794 0,556 CQ1 Mỹ Hòa Hưng có khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch quanh nĕm 0,649 0,622 CQ2 Mỹ Hoà Hưng có môi trường sống trong lành, sạch sẽ, ít bị ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn 0,745 0,609 CQ3 Mỹ Hoà Hưng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với sông nước thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng 0,699 0,632 CQ4 Mỹ Hoà Hưng có cảnh quan nông nghiệp đặc sắc thích hợp để khai thác du lịch nông nghiệp 0,752 Biến phụ thuộc (QD): Quyết định lựa chọn điểm đến 0,789 0,491 QD1 Anh/chị đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng 0,663 0,606 QD2 Anh/Chị cho rằng quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng của anh/chị là hoàn toàn đúng đắn 0,769 0,558 QD3 Anh/Chị giữ nguyên quyết định lựa chọn điểm đến ngay cả khi có cơ hội được thay đổi 0,728 0,589 QD4 Anh/Chị sẽ giới thiệu điểm đến Mỹ Hòa Hưng cho những người khác 0,760 0,592 QD5 Anh/Chị hài lòng với quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng 0,762 113 Các yếu tố ảnh hưởng đến... Như vậy, qua kiểm định mức độ tin cậy của thang đo và các kiểm định nhân tố khám phá EFA, loại bỏ những biến không đạt yêu cầu mô hình còn lại 6 nhân tố đại diện cho hình ảnh điểm đến với 23 biến quan sát và 1 thang đo đại diện cho quyết định lựa chọn điểm đến với 5 biến quan sát. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến tại khu du lịch Mỹ Hòa Hưng nghiên cứu dựa vào kết quả phân tích mô hình hối qui đa biến. Bảng 3. Hệ số hồi qui Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. VIF B Std. Error Beta (Constant) 6,775E-17 0,034 ,000 1,000 CQ 0,494 0,034 0,494 14,601 0,000 1,000 LS 0,245 0,034 0,245 7,234 0,000 1,000 CS 0,248 0,034 0,248 7,347 0,000 1,000 CT 0,225 0,034 0,225 6,648 0,000 1,000 GT 0,211 0,034 0,211 6,242 0,000 1,000 AT 0,218 0,034 0,218 6,455 0,000 1,000 Bảng 4. Phân tích phương sai Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 221,571 6 36,929 74,054 ,000b Residual 214,429 430 ,499 Total 436,000 436 Với R2 hiệu chỉnh là 50,1% thể hiện mức độ ảnh hưởng của thang đo các biến độc lập đến quyết định lựa chọn điểm đến của du lịch tại Mỹ Hòa Hưng. Như vậy, 50,1% thay đổi trong quyết định chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng của du khách được giải thích bởi 23 biến độc lập của mô hình. Hệ số Sig. có giá trị nhỏ hơn 0,01, điều này cho thấy mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Trong đó, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99%. Nhìn chung 6 yếu tố đều có quan hệ cùng chiều với quyết định lựa chọn điểm đến của du khách tại khu du lịch Mỹ Hòa Hưng. Trong đó: CQ có hệ số 0,494, khi môi trường cảnh quan được đánh giá tốt hơn 1 điểm thì quyết định chọn điểm đế Mỹ Hòa Hưng tĕng lên 0,494 điểm. LS có hệ số 0,245, yếu tố lịch sử vĕn hóa được đánh giá cao thêm 1 điểm thì quyết định chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng cùa du khách tĕng thêm 0,245 điểm. Hệ số của CS là 0,248, khi cơ sở hạ tầng và khả nĕng tiếp cận điểm đến thay đổi theo hướng tích cực thêm 1 điểm thì quyết định chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng được tĕng lên 0,248 điểm. CT có hệ số là 0,225, nếu môi trường chính trị kinh tế tại địa phia được đánh giá theo hướng tích cực tĕng thêm 1 điểm thì quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng sẽ tĕng thêm 0,225 điểm. Hệ số của GT và AT lần lược là 0,211 và 0,218. Khi điều kiện giải trí và thư giản cũng như ẩm thực và mua sắm được đánh giá tĕng thêm 1 điểm thì quyết định chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng tĕng thêm lần lượt là 0,211 và 0,218 điểm. 114 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trong sáu thành phần có tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến thì thành phần môi trường cảnh quan có tác động mạnh nhất (30,09%). Môi trường cảnh quan trong nghiên cứu được đề cập đến các biến số trong tự nhiên như khí hậu, không khí trong lành, sông nước và cảnh quan nông nghiệp có tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Xuân Phú và cs. (2010) cho rằng cảnh quan, môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch cộng đồng. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh của điểm đến (Barbara, 2014; Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên, 2014; Mazlina, Muhammad & Azlizam, 2018). Đồng quan điểm trên, Mazlina, Muhammad và Azlizam (2018) cũng cho rằng nên chú trọng quan tâm làm giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên, vì đó là yếu tố thành phần của hình ảnh điểm đến có tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách. Nguyễn Xuân Hiệp (2016) tìm thấy môi trường cảnh quan thuộc thang đo thành phần của hình ảnh điểm đến, cùng quan điểm trên, Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên (2014), Trần Thị Kim Thoa (2015), còn tìm thấy đây là yếu tố có sự tác động cùng chiều, mạnh nhất đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Yếu tố “thiên nhiên và khí hậu” cũng được tìm thấy là yếu tố có ảnh hưởng đến khả nĕng thu hút của điểm đến đối với du khách nội địa trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo Nhi và Trần Hữu Tuấn (2017). Vai trò tác động mạnh thứ hai được xác định là cơ sở hạ tầng và khả nĕng tiếp cận điểm đến (15,14%). Yếu tố này đã được một số tác giả nghiên cứu và tìm thấy thuộc hình ảnh điểm đến và có tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Điển hình là nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp (2016) tìm thấy đây là yếu tố có tác động mạnh nhất trong mô hình nghiên cứu. Cơ sở hạ tầng và khả nĕng tiếp cận điểm đến trong nghiên cứu bao gồm hệ thống đường sá giao thông (Phạm Xuân Phú & cs., 2010; Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên, 2014; Barbara, 2014), cơ sở lưu trú (Phạm Xuân Phú và cs., 2010; Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo Nhi & Trần Hữu Tuấn, 2017; Trần Thị Kim Thoa, 2015; Barbara, 2014; Mazlina, Muhammad & Azlizam, 2018), nhiều điểm tham quan (Nguyễn Xuân Hiệp, 2016), hướng dẫn viên của công ty du lịch và của địa phương (Phạm Xuân Phú & cs., 2010; Lê Thị Tố Quyên & Nguyễn Thị Phương Thảo, 2017; Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên, 2014). Yếu tố lịch sử vĕn hóa có vai trò tác động mạnh thứ ba trong mô hình nghiên cứu (14,91%) bao gồm: di tích độc đáo; tìm hiểu giá trị lịch sử; phòng trưng bày, cổ vật lịch sử liên quan đến chủ tịch Tôn Đức Thắng; khu nhà cổ vĕn hóa Nam Bộ. So với các nghiên cứu trước, yếu tố vĕn hóa lịch sử là yếu tố được đánh giá cao, có khả nĕng thu hút du khách đến tham quan (Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên, 2014). Vĕn hóa (Mutinda & Mayaka, 2012; Barbara, 2014; Trần Thị Kim Thoa, 2015), lịch sử, nghệ thuật (Barbara (2014), không gian cổ kính (Trần Thị Kim Thoa, 2015), di tích, lễ hội (Barbara, 2014; Nguyễn Xuân Hiệp, 2016; Tsai & Sakulsinlapakorn, 2016), phòng trưng bày (Barbara, 2014) sẽ là các yếu tố hấp dẫn du khách tìm đến. Môi trường chính trị kinh tế là yếu tố thứ tư tác động lên quyết định lựa chọn điểm đến của du khách (13,7%). Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng móc túi, cướp giật, ĕn xin, chèo kéo, lừa gạt ít xuất hiện tại Mỹ Hòa Hưng. Bên cạnh đó, du khách cũng rất quan tâm tìm hiểu môi trường chính trị kinh tế tại điểm đến. Điều này cũng được tìm thấy ở các nghiên cứu trước của Phạm Xuân Phú và cs. (2010); Mutinda và Mayaka (2012); Barbara (2014); Trần Thị Kim Thoa (2015); Nguyễn Xuân Hiệp (2016); Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo Nhi và Trần Hữu Tuấn (2017); Lê Thị Tố Quyên và Nguyễn Thị Phương Thảo (2017). Vì an toàn 115 Các yếu tố ảnh hưởng đến... chính trị, kinh tế xã hội luôn là vấn đề quan trọng mà các du khách luôn quan tâm trước khi đến tham quan một nơi. Ẩm thực và mua sắm (13,3%) là yếu tố thứ nĕm tác động lên quyết định lựa chọn điểm đến của du khách, bao gồm các yếu tố tương đồng với nghiên cứu trước như: các mặt hàng lưu niệm có cách trưng bày hợp lý (Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên, 2014; Lê Thị Tố Quyên & Nguyễn Thị Phương Thảo, 2017; Mazlina, Muhammad & Azlizam, 2018), đặc sắc, phong phú đa dạng và đậm nét vĕn hóa (Mutinda & Mayaka, 2012; Trần Thị Kim Thoa, 2015; Nguyễn Xuân Hiệp, 2016), kết hợp với phong cách phục vụ của các nhân viên chuyên nghiệp (Mutinda & Mayaka, 2012; Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên, 2014; Nguyễn Xuân Hiệp, 2016; Mazlina, Muhammad & Azlizam, 2018). Cuối cùng là yếu tố điều kiện giải trí và thư giãn (12,8%) bao gồm: các trò chơi dân gian, trình diễn nghệ thuật đặc sắc, du lịch sinh thái, nông nghiệp, làng nghề truyền thống. Yếu tố này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu Mutinda và Mayaka (2012); Barbara (2014); Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên (2014); Thị Kim Thoa (2015); Nguyễn Xuân Hiệp (2016) ; Tsai và Sakulsinlapakorn (2016); Lê Thị Tố Quyên và Nguyễn Thị Phương Thảo (2017); Mazlina, Muhammad và Azlizam (2018). 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách của du khách thông qua thang đo gồm 6 thành phần: (1) CQ - Môi trường cảnh quan, (2) LS - Lịch sử vĕn hóa, (3) CS - Cơ sở hạ tầng và khả nĕng tiếp cận điểm đến, (4) CT - Môi trường chính trị kinh tế, (5) GT - Điều kiện giải trí và thư giãn, (6) AT - Ẩm thực và mua sắm. Kết quả kiểm định mô hình hồi qui cho thấy 6 thành phần đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Trong đó, thành phần môi trường cảnh quan có tác động mạnh nhất (30,09%), kế đến là các thành phần cơ sở hạ tầng và khả nĕng tiếp cận điểm đến (15,14%), Lịch sử vĕn hóa (14,91%), Môi trường chính trị kinh tế (13,7%), Ẩm thực và mua sắm (13,3%), cuối cùng là Điều kiện giải trí và thư giãn (12,8%). Sáu thành phần này giải thích được 50,1% sự thay đổi của quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Kết quả này không hoàn toàn giống kết quả của các nghiên cứu trước đây do có sự khác biệt về phạm vi và đối tượng khảo sát. Thông qua kết quả này, nhóm tác giả cũng đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng của du khách. Bên cạnh đó, theo kết quả thống kê mô tả thể hiện giá trị trung bình của các biến độc lập dao động từ 3,28 đến 4,41, đa số đều ở mức từ đồng ý đến rất đồng ý. Điều này cho thấy, phần lớn quyết định lựa chọn điểm đến của du khách chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố được đưa vào thang đo. Trong đó, được đánh giá cao nhất là yếu tố lịch sử vĕn hóa, điều này rất phù hợp với thực tế trên địa bàn Mỹ Hòa Hưng hiện tại có trên 100 ngôi nhà cổ với kiến trúc đặc sắc. Đặc biệt là khu di tích lịch sử Quốc gia chủ Tịch Tôn Đức Thắng. Kế tiếp là môi trường cảnh quan, điều kiện giải trí, thư giãn và môi trường kinh tế chính trị cũng được du khách đặc biệt quan tâm. Cuối cùng là nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng và khả nĕng tiếp cận điểm đến cũng được du khách đánh giá khá cao. Tuy nhiên, đây là nhóm yếu tố có điểm đánh giá thấp nhất trong sáu nhóm yếu tố có tác động. Do đó, địa phương cần quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa về cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện và thu hút thêm nhiều du khách quyết định tìm đến Mỹ Hòa Hưng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barbara, P. (2014). Destination Image and Tourism Satisfaction: The Case of a Mediterranean Destination. Mediterranean Journal of Social Sciences, 5, 538 – 544. 116 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2. Beerli, A. & Martin, J. D. (2004). Factors influencing destination image. Annals of Tourism Research, 31, 657-681. 3. Echtner, C.M., & Ritchie, J. R. B. (1991). The mean ing and measurement of destination image. The Journal of Tourism Studies, 2, 2-12. 4. Keating, B.W., & Kriz, A. (2008). Outbound tourism from China: Literature review and research agena. Journal of Hospitality and Tourism Management, 5, 32-41. 5. Lê Thị Ngọc Anh., & Trần Thị Khuyên. (2014). Đánh giá khả nĕng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội – Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 108, 22-29. 6. Lê Thị Tố Quyên., & Nguyễn Thị Phương Thảo. (2017). Những nhân tố tạo nên sự thu hút khách du lịch ở Bangkok - Thái Lan. Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 48, 46-54. 7. Mai Thị Minh Thuy., & Nguyễn Thị Mỹ Duyên. (2017). Thực trạng du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hoà Hưng – Thành phố Long Xuyên Tỉnh An Giang. Bài viết được trình bày tại hội thảo Lựa chọn mô hình du lịch cộng đồng tỉnh An Giang, An Giang, Việt Nam. 8. Mazlina, T., Muhammad, F.M., & Azlizam, A. (2018). Destination Image through the Perspectives of Travellers to State of Perak, Malaysia. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 8, 578 – 586. 9. Mutinda, R., & Mayaka, M. (2012). Application of destination choice mode l: Factors innuencing domestic tourists destination choice among residents of Nairobi, Kenya. Tourism Management, 33, 1593-1597. 10. Nguyễn Thị Minh Nghĩa., Lê Vũ Thị Thảo Nhi., & Trần Hữu Tuấn. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả nĕng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Hội An. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126, 29-39. 11. Nguyễn Xuân Hiệp. (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch: Trường hợp điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển Kinh tế, 27, 53-72. 12. Phạm Xuân Phú., Ngô Thụy Bảo Trân., Phạm Huỳnh Thanh Vân., & Phạm Duy Tiễn (2010). Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang. (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường). Trường Đại học An Giang, An Giang, Việt Nam. 13. Thanh Hải. (Ngày 5 tháng 6, 2013). Mỹ Hòa Hưng phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng. An Giang online. Truy cập từ https://baoangiang.com.vn/my-hoa- hung-phat-trien-du-lich-sinh-thai-gan-voi- cong-dong-a41811.html. 14. Trần Thị Kim Thoa. (2015). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ. (Luận vĕn Thạc sĩ không xuất bản). Trường Đại học Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng, Việt Nam. 15. Tsai, L.M., & Sakulsinlapakorn, K. (2016). Exploring Tourists’ Push and Pull Travel Motivations to Participate in Songkran Festival in Thailand as a Tourist Destination: A Case of Taiwanese Visitors. Journal of Tourism and Hospitality Management, 4, 183-197. 16. Um, S., & Crompton, T.L. (1990). The roles of Perceived Inhibitors and Facilitators in Pleasure Travel Destinations Decision. Jounal of Travel Research, 30, 18-25. 17. Việt Anh. (Ngày 11 tháng 7, 2016). Nông dân An Giang phát triển du lịch homestay. Nhân dân điện tử. Truy cập từ https:// www.nhandan.com.vn/nation_news/ item/30112102-nong-dan-an-giang-phat- trien-du-lich-homestay.html. 18. Woodside, A. G., & Lysonski, S. (1989). A general model of traveler destination choice. Journal of travel Research, 27(4), 8-14.
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_lua_chon_diem_den_my_hoa.pdf