Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du

lịch tỉnh Quảng Ngãi. Từ lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nghiên cứu định tính đã xác định các yếu tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bao gồm Năng lực Marketing du lịch,

Thương hiệu, Năng lực ứng dụng công nghệ, Năng lực quản trị, tổ chức liên kết hoạt động, Trách nhiệm

xã hội, Sản phẩm và dịch vụ du lịch, Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính; Hạ tầng – cơ sở vật chất, Chiến

lược về giá và Chiến lược doanh nghiệp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 300 cá nhân giữ chức

vụ quản lý từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng–ban, trưởng bộ phận trở lên tại các doanh

nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy các yếu tố trên đều tác động

tích cực đến năng lực cạnh tranh, trong đó các yếu tố Nguồn nhân lực, Thương hiệu và Sản phẩm và dịch

vụ đóng vai trò quan trọng.

pdf 13 trang kimcuc 10560
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 125–137; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4504 
* Liên hệ: viethungpham1107@yahoo.com.vn 
Nhận bài: 19–09–2017; Hoàn thành phản biện: 02–10–2017; Ngày nhận đăng: 30–10–2017 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC 
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH 
TỈNH QUẢNG NGÃI 
Phạm Việt Hùng1*, Lại Xuân Thủy2, Trần Hữu Tuấn3 
1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
2 Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Hà Nội 
3 Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du 
lịch tỉnh Quảng Ngãi. Từ lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nghiên cứu định tính đã xác định các yếu tố 
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bao gồm Năng lực Marketing du lịch, 
Thương hiệu, Năng lực ứng dụng công nghệ, Năng lực quản trị, tổ chức liên kết hoạt động, Trách nhiệm 
xã hội, Sản phẩm và dịch vụ du lịch, Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính; Hạ tầng – cơ sở vật chất, Chiến 
lược về giá và Chiến lược doanh nghiệp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 300 cá nhân giữ chức 
vụ quản lý từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng–ban, trưởng bộ phận trở lên tại các doanh 
nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy các yếu tố trên đều tác động 
tích cực đến năng lực cạnh tranh, trong đó các yếu tố Nguồn nhân lực, Thương hiệu và Sản phẩm và dịch 
vụ đóng vai trò quan trọng. 
Từ khóa: năng lực cạnh tranh, du lịch, Quảng Ngãi 
1 Đặt vấn đề 
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam đến năm 2020, du lịch được xác 
định là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu 
ngoại tệ, tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống của người dân. Cùng với sự phát triển kinh tế – 
xã hội, du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong 
nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Cùng với sự phát triển đó, du 
lịch Quảng Ngãi cũng được nhiều người biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như di tích lịch 
sử văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, di tích thành Lũy, di tích lịch sử cách mạng như Ba Tơ, Vạn 
Tường, Sơn Mỹ hoặc nhóm các di tích kiến trúc – nghệ thuật như chùa Thiên Ấn, chùa Ông hay 
các lễ hội như Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội Điện Trường Bà (Trà Bồng)... Đặc 
biệt, bãi biển tự nhiên trải dài hàng chục ki lô mét được du khách ưu chuộng bởi vẻ đẹp hoang 
sơ. 
Tổng thu du lịch năm 2015 là 560 tỷ đồng, tăng 160 % so với năm 2010. Tốc độ tăng 
trưởng bình quân giai đoạn 2011–2015 là 21,1 %. Năm 2016 lượng khách thăm quan đến 
Phạm Việt Hùng và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
126 
Quảng Ngãi là hơn 725.000 lượt người, tăng 12 % so với năm 2015; tổng doanh thu đạt hơn 
640 tỷ đồng. Ngày 13 tháng 2 năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 
197/KH–UBND về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 
04–NQ/TU ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh 
Quảng Ngãi giai đoạn 2016–2020; chỉ tiêu đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt trên 1,1 
triệu lượt, trong đó 80 ngàn lượt khách quốc tế; tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa 
giai đoạn 2016–2020 đạt 11,4 %/năm; tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2016–2020 
đạt 7,8 %/năm; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.200 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tổng 
thu du lịch giai đoạn 2016–2020 đạt 16,5 %/năm; số lượng cơ sở lưu trú: đến năm 2020 có 
4.500 buồng, trong đó tỷ lệ buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 15–25 % [25]. 
Tuy nhiên, hiện nay du lịch của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế 
như chưa đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm; quy mô hoạt động 
nhỏ; phát triển chưa đồng đều; thiếu tính chuyên nghiệp; hiệu quả và chất lượng chưa cao; mức 
độ xã hội hóa chưa mạnh mẽ; hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ; công tác quy hoạch, 
thực hiện quy hoạch, quản lý nhà nước còn hạn chế; chưa hình thành các chuỗi giá trị, chưa tạo 
ra các sản phẩm, điểm đến hấp dẫn, nổi trội, khác biệt có tính cạnh tranh cao; nguồn nhân lực 
du lịch hạn chế về số lượng và chất lượng; thiếu những dự án chiến lược để tạo sự phát triển 
đột phá cho du lịch của tỉnh [25]. Điều đó làm ảnh hưởng năng lực cạnh tranh (NLCT) của 
ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu 
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi là việc 
làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 
2 Cơ sở lý thuyết 
2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 
Năng lực cạnh tranh (NLCT) là một chủ đề có tầm quan trọng lớn, không chỉ đối với các 
nhà hoạch định chính sách mà còn đối với doanh nghiệp. Mặc dù nó có tầm quan trọng trên 
nhiều khía cạnh, nhưng NLCT vẫn còn thiếu một định nghĩa thống nhất, tất cả cách tiếp cận về 
kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đều có định nghĩa NLCT khác nhau [20]. 
Theo Porter, năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT; năng lực cạnh tranh là 
khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 
để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và 
phát triển bền vững. Ông cũng cho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng 
trưởng và đa dạng hóa sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài. Điều quan 
trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào đó là phải xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền 
vững. Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực. Ông 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
127 
cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động: (1) Sự cạnh tranh 
giữa các công ty đang tồn tại; (2) Mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; 
(3) Nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; (4) Vai trò của các công ty bán lẻ; (5) Nhà cung 
cấp đầy quyền lực [14]. 
Theo Report [21], doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất 
sản phẩm, dịch vụ với chất lượng vượt trội, giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong và ngoài 
nước. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, khả 
năng đảm bảo thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp. 
Theo D’Cruz và Rugman [6], NLCT có thể được định nghĩa là khả năng thiết kế, sản xuất 
và tiếp thị sản phẩm vượt trội hơn so với thủ cạnh tranh, xem xét đến chất lượng về giá và phi 
giá cả. Còn theo Dunning [7], NLCT là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp 
trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của doanh nghiệp đó. Hay NLCT 
của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi 
trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản 
xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi 
phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao [10]. 
Theo quan điểm của Nguyễn Bách Khoa [15], NLCT của doanh nghiệp được hiểu là tích 
hợp các khả năng, nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những 
ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối 
thủ tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định. 
Tóm lại, NLCT không phải là một khái niệm một chiều, thay vào đó phải có nhiều yếu tố 
được xem xét. Theo Barclay [1] và Williams [27], việc xác định được những yếu tố này là rất 
quan trọng và thông qua các yếu tố này các doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng cạnh tranh 
của mình. Các tác giả này cho rằng những yếu tố tạo ra sự cải thiện NLCT của doanh nghiệp 
bao gồm: sự đổi mới, các tiêu chuẩn quốc tế, khả năng lãnh đạo, tập trung chất lượng, đáp ứng 
cạnh tranh. 
2.2 Các nghiên cứu có liên quan 
Craigwell [4] đã đưa ra mô hình gồm có 7 ảnh hưởng đến NLCT cho các đảo du lịch nhỏ 
đang phát triển tại Mỹ: (1) Nhân lực du lịch; (2) Cạnh tranh về giá; (3) Cơ sở hạ tầng; 
(4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu 
cũng chưa tập trung đi sâu vào những yếu tố đặc thù của từng hòn đảo như: sản phẩm –dịch 
vụ, chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý. 
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của điểm đến và khách sạn” [24] đã chỉ ra các yếu tố 
ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch trong mối quan hệ với NLCT của khách sạn: 
(1) Nguồn nhân lực, trình độ giáo dục, đào tạo; (2) Kỹ thuật; (3) Chiến lược; (4) Năng suất; (5) 
Phạm Việt Hùng và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
128 
Vốn; (6) Hình ảnh thương hiệu; (7) Chiến lược liên minh; (8) Thỏa mãn khách hàng – chất lượng 
dịch vụ; (9) Chi phí hoạt động môi trường; (10) Điều kiện thị trường; (11) Điều kiện nhu cầu; 
(12) Tiếp thị; (13) Giá cả; (14) Đặc tính vật chất; (15) Quản lý quá trình. Nghiên cứu cũng dừng 
lại ở các yếu tố chính quyết định NLCT chung cho điểm đến và khách sạn chứ chưa nói đến đặc 
thù của điểm đến và quy mô của khách sạn. 
Mô hình nghiên cứu về NLCT của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh [16] 
chỉ ra 9 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch ở thành phố này gồm (1) Cơ 
sở vật chất; (2) Tổ chức quản lý; (3) Hệ thống thông tin; (4) Nhân sự; (5) Thị trường; (6) 
Markerting; (7) Vốn; (8) Tình hình cạnh tranh nội bộ ngành; (9) Chủ trương, chính sách. Tuy 
nhiên, nghiên cứu đã không tiến hành khảo sát để xác định nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất 
và mối quan hệ giữa các nhân tố này với nhau. Tác giả cũng chưa làm rõ đâu là yếu tố tạo ra, 
đâu là yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh. 
Nghiên cứu cũng chưa làm rõ đặc thù về sản phẩm, dịch vụ, quy mô của doanh nghiệp du lịch 
thành phố Hồ Chí Minh khác gì so với các địa phương khác. 
Năng lực cạnh tranh của khách sạn nhỏ tại Jamaica bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Sự 
đổi mới; (2) Thương hiệu; (3) Khả năng tổ chức quản lý; (4) Yếu tố điều kiện môi trường; 
(5) Chất lượng dịch vụ; (6) Kiến thức ngành; và (7) Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh. Tuy 
nhiên, nghiên cứu chưa tổng hợp hết các nguồn lực của khách sạn và chưa đặt những khách 
sạn nhỏ dưới một tổ chức bảo trợ hoặc trong chuỗi hệ thống du lịch và khách sạn. Nghiên cứu 
cũng chưa tiến hành khảo sát, phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến 
NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica [28]. 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạn bốn sao trên địa bàn tỉnh 
Thừa Thiên Huế, Trần Bảo An và cs. [23] cho thấy có bốn nhân tố tạo nên NLCT của khách sạn: 
(1) Uy tín và hình ảnh; (2) Các phối thức marketing; (3) Cơ sở vật chất kỹ thuật; (4) Trình độ tổ 
chức và phục vụ khách hàng; tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới phát hiện ra yếu tố ảnh hưởng 
đến NLCT chung của khách sạn, vẫn chưa đánh giá được mối quan hệ giữa các nhân tố này 
cũng như đánh giá kết quả đạt được khi nâng cao các nhân tố này tại các khách sạn trên. 
Đối với doanh nghiệp du lịch, Review và cs. [22] cho thấy năng lực cạnh tranh của 
doanh nghiệp lữ hành tại thị trường du lịch châu Âu được tạo ra bởi sáu yếu tố: (1) Chất 
lượng dịch vụ; (2) Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề môi trường; (5) 
Các vấn đề xã hội; (6) An ninh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã sử dụng mẫu quá rộng (500 
doanh nghiệp du lịch tại 20 quốc gia châu Âu) để kết luận về năng lực cạnh tranh cho tất cả 
các doanh nghiệp du lịch tại Châu Âu. Vì vậy , nó bị hạn chế bởi yếu tố địa lý, đặc thù sản 
phẩm dịch vụ, quy mô của doanh nghiệp, năng lực quản lý, marketing, thương hiệu, tài 
chính của các doanh nghiệp này là khác nhau, nhưng nghiên cứu chưa thể đề cập đến. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
129 
Nhìn vào các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các mô hình nghiên cứu, phương 
pháp, nội dung, kết quả nghiên cứu trong các công trình đã đề cập chỉ xoay quanh năng lực 
cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng với nhiều 
yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa phát hiện nghiên cứu nào đề cập đến các 
yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại một địa 
phương cụ thể. Tỉnh Quảng Ngãi với vị trí chiến lược quan trọng trong vùng kinh tế trọng 
điểm miền Trung, sản phẩm du lịch cũng mang nhiều yếu tố đặc trưng, đa dạng như du 
lịch “biển đảo” (Lý Sơn; Thiên Đàng; Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Mộ Đức); du lịch “về nguồn” 
(Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khu chứng tích Sơn Mỹ, đền thờ anh hùng dân 
tộc Trương Định, bệnh xá nữ Anh hùng – Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm); du lịch “văn 
hóa, tâm linh” (Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội Điện Trường Bà, chùa Thiên Ấn, chùa 
Ông, chùa Hang); du lịch “sinh thái” (suối nước nóng khoáng Thạch Bích, Thác Trắng, 
Gành Yến) [25]. Đây chính là hướng để chúng tôi kiểm chứng những yếu tố đặc thù nào 
tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Quảng Ngãi . 
3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 
3.1 Mô hình nghiên cứu 
Dựa vào các kết quả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và 
doanh nghiệp du lịch nói riêng của các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả đưa ra 
mô hình nghiên cứu lý thuyết như sau: 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu 
3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 
H1: Năng lực Marketing du lịch; H2: Thương hiệu; H3: Năng lực ứng dụng công nghệ 
trong các nghiệp vụ du lịch; H4: Năng lực quản trị, tổ chức liên kết hoạt động; H5: Trách nhiệm 
xã hội; H6: Sản phẩm, dịch vụ du lịch; H7: Nguồn nhân lực; H8: Năng lực tài chính, hạ tầng – cơ 
Phạm Việt Hùng và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
130 
sở vật chất; H9: Chiến lược về giá; H10: Chiến lược doanh nghiệp là các thành phần có ảnh 
hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi. 
4 Phương pháp và kết quả nghiên cứu 
4.1 Mẫu và thang đo sử dụng trong nghiên cứu 
Chúng tôi tiến hành khảo sát 300 cá nhân giữ chức vụ quản lý từ giám đốc, phó giám 
đốc, trưởng phó phòng – ban, trưởng bộ phận trở lên tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu sử dụng các thang đo đã được kiểm định nhiều lần 
trong các nghiên cứu trước (Bảng 1). Có 287 bảng trả lời hợp lệ đã được sử dụng. Để kết quả 
nghiên cứu có tính đại diện cao, trong số 287 mẫu được phân bố theo thời gian làm việc, chức 
vụ quản lý trong doanh nghiệp. 
Bảng 1. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu 
Biến Thang đo Nguồn 
Năng lực 
marketing 
du lịch 
(M) 
M1. Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp luôn đảm 
bảo 
[24] 
M2. Doanh nghiệp luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh [24] 
M3. Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường [24] 
M4. Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của DN luôn phát huy 
hiệu quả. 
[19] 
M5. Chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng luôn đảm bảo. [24] 
Thương 
hiệu 
(TH) 
TH1. Thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều người biết đến [18] 
TH2. Thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng và quản lý bài bản [20] 
TH3. Thương hiệu của doanh nghiệp đảm bảo niềm tin và cảm xúc với khách hàng [18] 
TH4. Các thành phần chính ... h hang [6] 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
131 
Biến Thang đo Nguồn 
XH5. Doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tốt. [6] 
Chất 
lượng sản 
phẩm, 
dịch vụ 
du lịch 
(SP) 
SP1. Thời gian cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhanh [7] 
SP2. Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp rất phong phú, đa dạng [7] 
SP3. Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy 
tín 
[24] 
SP4. Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp mang nét đặc trưng riêng của 
du lịch sinh thái 
[24] 
SP5. Các sản sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đổi mới. [24] 
Nguồn 
nhân lực 
(NNL) 
NNL1. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn [21] 
NNL2. Nguồn nhân lực đảm bảo các kỹ năng cho hoạt động du lịch [21] 
NNL3. Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả [9] 
NNL4. Nguồn nhân lực luôn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức. [9] 
Năng lực 
tài chính, 
hạ tầng– 
cơ sở vật 
chất 
(CSVC) 
CSVC1. Khả năng tài chính vững mạnh trong ngắn hạn và dài hạn [6][23] 
CSVC2. Chi phí đầu tư cho hạ tầng kiến trúc, cơ sở vật chất của doanh nghiệp luôn 
đảm bảo 
[6] [23] 
CSVC3. Hạ tầng kiến trúc của doanh nghiệp tốt (Mặt bằng, nhà hàng, khách sạn, 
văn phòng, vị trí) 
[6] [23] 
CSVC4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp tốt [6] [23] 
CSVC5. Các ký hiệu, biểu tượng, tạo tác về kiến trúc của doanh nghiệp hấp dẫn và 
thu hút. 
[6] [23] 
Chiến 
lược giá 
(CLG) 
CLG1. Giá tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp [12] 
CLG2. Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn cạnh tranh so với đối thủ [12] 
CLG3. Giá cả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn có mức chiết khấu theo đối 
tượng, số lượng khách du lịch 
[12] 
CLG4. Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp rất linh hoạt phù hợp với nhu 
cầu và thu nhập của từng khách hàng. 
[12] 
Chiến 
lược 
doanh 
nghiệp 
(CLDN) 
CLDN1. Nghiên cứu môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp 
[26] 
CLDN2. Nghiên cứu môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp 
[26] 
CLDN3. Nghiên cứu môi trường nội bộ của doanh nghiệp [26] 
CLDN4. Đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược [26] 
CLDN5. Đề ra giải pháp chiến lược và các chính sách kinh doanh [26] 
Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả 
4.2 Đánh giá và gạn lọc thang đo 
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 1 có 4 biến M4, CN5, QT4, SP4 cần phải loại 
khỏi mô hình vì hệ số tương quan biến tổng 0,60) 
(Bảng 2). 
Bảng 2. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 
Khái niệm Số biến Cronbach’s alpha Hệ số tải 
Năng lực marketing 
Thương hiệu 
Ứng dụng công nghệ 
Năng lực quản trị 
Trách nhiệm xã hội 
Sản phẩm, dịch vụ 
Nguồn nhân lực 
4 
5 
4 
4 
4 
4 
4 
0,871 
0,908 
0,871 
0,865 
0,839 
0,830 
0,850 
0,683–0,781 
0,740–0,825 
0,692–0,757 
0,664–0,771 
0,611–0,756 
0,595–0,719 
0,637–0,781 
Phạm Việt Hùng và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
132 
Khái niệm Số biến Cronbach’s alpha Hệ số tải 
Cơ sở vật chất 
Cạnh tranh giá 
Chiến lược doanh nghiệp 
Năng lực cạnh tranh 
5 
4 
5 
4 
0,900 
0,821 
0,914 
0,915 
0,710–0,787 
0,632–0,694 
0,750–0,822 
0,756–0,853 
Nguồn: xử lý số liệu của nhóm tác giả 
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1 loại biến XH2 khỏi mô hình vì trọng số tải < 
0,5; EFA lần 2 cho thấy các trọng số tải nhân tố đều thỏa mãn (Bảng 3). Các giá trị KMO 
(0,850) và Bartlett (p = 0,000) đạt yêu cầu. Thang đo đạt phương sai trích (63,186). 
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 
Khái niệm KMO Sig. Phương sai trích (%) Hệ số tải 
1. Các biến độc lập 
Năng lực marketing 
Thương hiệu 
Ứng dụng công nghệ 
Năng lực quản trị 
Trách nhiệm xã hội 
Sản phẩm, dịch vụ 
Nguồn nhân lực 
Cơ sở vật chất 
Cạnh tranh giá 
Chiến lược doanh nghiệp 
2. Biến phụ thuộc 
Năng lực cạnh tranh 
0,850 
0,846 
0,000 
0,000 
63,186 
73,267 
0,723–0,896 
0,731–0,900 
0,734–0,853 
0,705–0,837 
0,687–0,861 
0,679–0,832 
0,663–0,884 
0,718–0,875 
0,647–0,786 
0,769–0,876 
0,793–0,911 
Nguồn: xử lý số liệu của nhóm tác giả 
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho từng khái niệm trong thang đo cho 
thấy, tất cả 2 có giá trị giá trị p > 5 %; các giá trị Cmin/Bậc tự do ≤ 2, GFI > 0,8, TLI và CFI ≥ 0,9. 
Như vậy, CFA cho các khái niệm đều đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ 
tin cậy và giá trị phân biệt [18]. 
4.3 Kiểm định SEM mô hình chính thức 
Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) mô hình nghiên cứu cho mô hình có 979 bậc tự do, giá trị 
kiểm định 2 = 1232,560 với giá trị p = 0,000, 2/Bậc tự do = 1,259 đạt yêu cầu < 2 và các chỉ số chỉ 
ra mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường (GFI = 0,852, CFI = 0,967, TLI = 0,963, và RMSEA < 
0,030) cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. 
Kết quả ước lượng với N = 500 được tính trung bình kèm theo, cho thấy độ chệch có xuất 
hiện nhưng rất nhỏ (Bảng 4). Vì vậy, có thể kết luận các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy 
được. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
133 
Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình bằng bootstrap với N = 500 
Mối quan hệ 
Ước lượng ML Ước lượng Bootstrap 
Ước lượng 
SE SE–SE 
Trung 
bình Độ lệch SE–Độ lệch 
NLCT ← TH 0,22 0,07 0,002 0,215 –0,005 0,003 
NLCT ← CLDN 0,035 0,05 0,002 0,034 –0,001 0,002 
NLCT ← CSVC 0,127 0,07 0,002 0,129 0,002 0,003 
NLCT ← NNL 0,268 0,07 0,002 0,276 0,008 0,003 
NLCT ← CN 0,133 0,05 0,002 0,131 –0,002 0,002 
NLCT ← QT 0,077 0,06 0,002 0,081 0,004 0,003 
NLCT ← M 0,151 0,08 0,003 0,152 0,001 0,004 
NLCT ← SP 0,173 0,06 0,002 0,171 –0,002 0,003 
NLCT ← XH 0,074 0,05 0,002 0,072 –0,002 0,002 
NLCT ← CLG 0,127 0,08 0,002 0,12 –0,007 0,003 
Nguồn: xử lý số liệu của nhóm tác giả 
Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Hình 2) 
cho thấy các mối quan hệ được giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức có giá trị thống 
kê vì có p có giá trị cao nhất là nhỏ hơn 0,05, đạt ý nghĩa cần thiết (ở độ tin cậy 95 %). Nói cách 
khác, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức đều được chấp nhận (Bảng 5). 
Bảng 5. Hệ số hồi quy của mô hình nghiên cứu chính thức 
Mối quan hệ Hệ số 
Hệ số 
(chuẩn hóa) 
SE CR Giá trị p 
NLCT ← TH 0,212 0,22 0,0578 13,499 0,000 
NLCT ← CLDN 0,038 0,035 0,0592 16,301 0,000 
NLCT ← CSVC 0,141 0,127 0,0588 14,858 0,000 
NLCT ← NNL 0,295 0,268 0,0571 12,827 0,000 
NLCT ← CN 0,139 0,133 0,0587 14,768 0,000 
NLCT ← QT 0,078 0,077 0,0591 15,628 0,000 
NLCT ← M 0,165 0,151 0,0586 14,499 0,000 
NLCT ← SP 0,224 0,173 0,0583 14,175 0,000 
NLCT ← XH 0,07 0,074 0,0591 15,676 0,000 
NLCT ← CLG 0,14 0,127 0,0588 14,858 0,000 
Nguồn: xử lý số liệu của nhóm tác giả 
Phạm Việt Hùng và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
134 
Hình 2. Kết quả SEM (chuẩn hóa) của mô hình nghiên cứu 
5 Kết luận 
Nghiên cứu làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 
du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 10 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực 
cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Quảng Ngãi. Trong đó, một số yếu tố có mức ảnh hưởng 
mạnh đến năng lực cạnh tranh như nguồn nhân lực (0,268); Thương hiệu (0,22) hay sản phẩm, 
dịch vụ du lịch (0,173). Bên cạnh đó cũng có những yếu tố ảnh hưởng nhưng yếu như: trách 
nhiệm xã hội (0,074); Chiến lược doanh nghiệp (0,035). Từ các kết quả trên gợi mở những hàm 
ý quản trị cho các doanh nghiệp du lịch nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh 
tranh trong thời gian tới. Trước hết, các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch cần nhận thấy rõ 
tầm quan trọng của nguồn nhân lực; Thương hiệu hay sản phẩm, dịch vụ du lịch ảnh hưởng 
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo (đào 
tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu phát triển của địa phương), bồi dưỡng nguồn nhân lực 
trong ngắn hạn và dài hạn. Song song đó, các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi cần quan 
tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. 
Mặt khác, với tiềm năng phát triển du lịch hiện có của tỉnh Quảng Ngãi, các doanh nghiệp du 
lịch cần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, biển 
đảo Đồng thời, tập trung xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch để thu hút du khách. Thứ hai, 
du lịch là loại sản phẩm đặc biệt, để du khách hài lòng và trung thành với điểm đến du lịch 
tỉnh Quảng Ngãi thì các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch cần có các chiến lược như 
marketing; ứng dụng công nghệ trong quản lý và tiếp nhận thông tin của khách hàng; đầu tư 
cơ sở vật chất, tiện nghi cơ sở lưu trú, phương tiện lưu thông; tổ chức liên kết các hoạt động để 
tạo thành chuỗi các sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để du khách có thêm nhiều lựa chọn khi 
đi du lịch, từ đó tạo năng lực cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại. Cuối cùng, 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
135 
để phát triển du lịch bền vững và tạo ra năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp cần phải đặt ra 
giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp cần có tầm 
nhìn, mục tiêu, chiến lược rõ ràng, gắn trách nhiệm xã hội với sự phát triển bền vững. 
Tuy nghiên cứu đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế. 
Trước hết, nghiên cứu chỉ thực hiện với doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ngãi, do đó cần mở 
rộng nghiên cứu sang các lĩnh vực kinh doanh khác, địa phương khác. Thứ hai, nghiên cứu 
chỉ mới xem xét ở góc nhìn của các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch mà chưa tìm hiểu, 
nghiên cứu từ phía khách du lịch (nội địa và quốc tế). Những hạn chế này là cơ sở mở ra 
những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 
Tài liệu tham khảo 
1. Barclay, L. A. (2005), The Competitiveness of Trinidad and Tobago and Manufacturing 
Firms in an Increasingly Liberalised Trading Environment, Journal of Eastern Caribbean 
Studies, 30, (2): 41–74. 
2. Carroll, A. B. & Shabana, K. M. (2010), The Business Case for Corporate Social 
Responsibility: A Review of Concepts, Research and Practice, International Journal of 
Management Reviews. 
3. Choi, T. Y., & Chu, R. K. S. (1999), Consumer perceptions of the quality of services in three 
hotel categories in Hong Kong. Journal of Vacation Marketing, 5(2), 176–189. 
4. Craigwell, R. (2007), Tourism Competitiveness in Small Island Developing States. South Asia: 
Research Paper No. 2007/19. 
5. David, F. (2001), Strategic Management, Concepts (8th edn). Upper Saddle River, NJ: 
Prentice Hall. 
6. D’Cruz, J. & Rugman, A. (1992), New Concepts for Canadian Competitiveness, Canada: 
Kodak. 
7. Dunning, J. H., (1993), Multinational Enterprises and the Global Economy, Wokingham, 
England: Addison – Wesley Publishing Company. 
8. Dwyer, L., & Kim, C. (2003), Destination competitiveness: Determinants and indicators by 
current issues. Current Issues in Tourism, 6(5), 369–414. 
9. Erkus¸ H. (2009), The role of cluster types and firm size in designing the level of network 
relations: the experience of the Antalya tourism region, Tourism Management, 30(4), 589–
597. 
10. Fafchamps, M. (1999), Ethnicity and Credit in African Manufacturing, Mimeo, Stanford 
University. 
11. Hosany, S., Ekinci, Y., & Uysal, M. (2006), Destination image and destination personality: 
an application of branding theories to tourism places, Journal of Business Research, Vol. 59, 
638–642. 
Phạm Việt Hùng và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
136 
12. Keh H. T., Nguyen Thi Tuyet Mai & Nguyen H. P. (2007), The effect of entrepreneurial 
orientation and marketing information on the performance of SMEs, Journal of Business 
Venturing, 22: 592–611. 
13. Kim, H. & Kim, W. G. (2005), “The relationship between brand equity and firms” 
performance in luxury hotels and chain restaurants,Tourism Management, 26(4), 549–560. 
14. Porter M. (1980), Chiến lược cạnh tranh, Nxb. Trẻ, TP. HCM. 
15. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế 
quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí khoa học thương mại, số 4, 5 Hà Nội. 
16. Nguyễn Cao Trí (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch TP. HCM 
đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế – Đại học Kinh tế TP. HCM. 
17. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Năng lực động của doanh nghiệp Việt 
Nam trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí phát triển kinh tế, số 17, 2–6. 
18. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nxb. Lao động 
Xã hội, Hà Nội. 
19. Pine, R., & Phillips, P. (2005), Performance compar isons of hotels in China, International 
Journal of Hospitality Management, 24(1), 57–73. 
20. Porter, M. E. & Ketels, H. M. C. (2003), UK competitiveness: Moving to the next stage, s.l.:DTI 
economics Paper 3. London: Department of Trade and Industry. 
21. Report, A., (1985), Report from the Select Committee of the House of Lords on Overseas Trade, 
London: HMSO. 
22. Review, C. B., Assistant, S., & Dubrovnik, B. E. (2013), Competitiveness of Travel Agencies 
in the European, Tourism Market, 12(4), 278–286. 
23. Trần Bảo An và cộng sự (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh 
tranh của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, 
72B(3), 9-18. 
24. Tsai, H., Song, H., & Wong, K. K. F., (2009), Tourism and Hotel Competitiveness Research, 
Journal of Travel & Tourism Marketing, 26(5–6), 522–546 
25. UBND tỉnh Quảng Ngãi. (2017), Đề án Phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến 
năm 2020. 
26. Van, Đ. T. H. & Đat, K. N., (2011), Quản trị chiến lược, Nxb. Tổng hợp, Hà Nội. 
27. Williams, D. A., (2007), Competitiveness of Small Enterprises: Insights from a Developing 
Economy, The Round Table, 96(390), 347–363. 
28. Williams, D., & Hare, L., (2012), Competitiveness of Small Hotels in Jamaica: An 
Exploratory Analysis: EBSCO host, Journal of Eastern Caribbean Studies, 37(December), 71–
96. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
137 
FACTORS AFFECTING THE COMPETITIVENESS OF 
TOURISM ENTERPRISES IN QUANG NGAI PROVINCE 
Pham Viet Hung1*; Lai Xuan Thuy2; Tran Huu Tuan3 
1 HU – University of Economics, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
2 Vietnam National University, 144 Xuan Thuy St., Dich Vong Hau, Hanoi, Vietnam 
3 HU – School of Hospitality and Tourism, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam 
Abstract: In this research, the factors that influence the competitiveness of tourism enterprises 
in Quang Ngai province were studied. Theories of both the competitiveness and qualitative 
research have confirmed that the competitiveness of a tourism enterprise depends on 
marketing, brand, information technology, management, social responsibility, products and 
services, human resources, financial ability, infrastructures, pricing strategy and organizational 
strategy. The authors interviewed 300 high profile candidates who are directors, vice directors, 
heads of department in various tourism enterprises in Quang Ngai province. The results reveal 
that all the factors above positively influence the competitiveness, and the following factors: 
human resource, brand, and products and service play a significant role. 
Keywords: Competitiveness, tourism, Quang Ngai 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_nang_luc_canh_tranh_cua_cac_doanh_n.pdf