Các phương thức hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập

Hiện nay, các cơ sở đào tạo ngành du lịch

và khách sạn được coi là nơi cung cấp nguồn

nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tháng

12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức

được thành lập đã tạo ra xu hướng dịch

chuyển lao động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có

sự dịch chuyển về lao động du lịch giữa 10

quốc gia và bắt đầu tạo ra sự cạnh tranh với

nguồn lao động trong nước. Hơn nữa, trong xu

thế hội nhập các yêu cầu của doanh nghiệp với

người lao động cũng càng ngày càng cao hơn.

Điều đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo liên tục phải

cải tiến chương trình để nâng cao chất lượng

đào tạo. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng

đào tạo, các chương trình đào tạo phải gắn với

thực tiễn. Các cơ sở đào tạo phải có sự phối

hợp chặt chẽ với doanh nghiệp theo các

phương thức hợp tác khác nhau Việc hợp

tác giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào

tạo trong lĩnh vực du lịch và khách sạn sẽ tạo

ra nhiều lợi ích cho mỗi bên đồng thời mang lại

các lợi ích thiết thực cho sinh viên. Thông qua

việc tìm hiểu các phương thức hợp tác với các

doanh nghiệp du lịch và khách sạn tại một số

trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà

Nội cũng như kinh nghiệm của một số trường

đại học nổi tiếng trên thế giới, bài viết tổng hợp

các phương thức hợp tác giữa các cơ sở đào

tạo và các doanh nghiệp du lịch – khách sạn

trong quá trình đào tạo sinh viên nhằm đáp

ứng các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện

nay.

pdf 7 trang kimcuc 10300
Bạn đang xem tài liệu "Các phương thức hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các phương thức hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập

Các phương thức hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 120 
Các phương thức hợp tác giữa cơ sở đào 
tạo với doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên 
ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập 
 Phạm Thị Thu Phương 
Đại học Kinh tế Quốc dân 
TÓM TẮT: 
Hiện nay, các cơ sở đào tạo ngành du lịch 
và khách sạn được coi là nơi cung cấp nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tháng 
12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức 
được thành lập đã tạo ra xu hướng dịch 
chuyển lao động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có 
sự dịch chuyển về lao động du lịch giữa 10 
quốc gia và bắt đầu tạo ra sự cạnh tranh với 
nguồn lao động trong nước. Hơn nữa, trong xu 
thế hội nhập các yêu cầu của doanh nghiệp với 
người lao động cũng càng ngày càng cao hơn. 
Điều đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo liên tục phải 
cải tiến chương trình để nâng cao chất lượng 
đào tạo. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng 
đào tạo, các chương trình đào tạo phải gắn với 
thực tiễn. Các cơ sở đào tạo phải có sự phối 
hợp chặt chẽ với doanh nghiệp theo các 
phương thức hợp tác khác nhau Việc hợp 
tác giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào 
tạo trong lĩnh vực du lịch và khách sạn sẽ tạo 
ra nhiều lợi ích cho mỗi bên đồng thời mang lại 
các lợi ích thiết thực cho sinh viên. Thông qua 
việc tìm hiểu các phương thức hợp tác với các 
doanh nghiệp du lịch và khách sạn tại một số 
trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà 
Nội cũng như kinh nghiệm của một số trường 
đại học nổi tiếng trên thế giới, bài viết tổng hợp 
các phương thức hợp tác giữa các cơ sở đào 
tạo và các doanh nghiệp du lịch – khách sạn 
trong quá trình đào tạo sinh viên nhằm đáp 
ứng các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện 
nay. 
Từ khóa: Doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và khách sạn, phương thức hợp tác, du 
lịch và khách sạn 
1. Đặt vấn đề 
Trên thế giới, hình thức hợp tác đào tạo giữa 
doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp 
là các trường đại học, trường cao đẳng đã trở nên 
phổ biến và là tất yếu, đặc biệt ở các nước phát triển 
như: Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ, Canada, Mỹ 
Tại Việt Nam, khẩu hiệu “học đi đôi với hành” 
vốn đã quen thuộc trong mỗi người và cũng là 
“khẩu hiệu” trong các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, 
hình thức đào tạo sinh viên chủ yếu vẫn áp dụng 
theo phương thức truyền thống, tức là nhà trường 
hay cơ sở đào tạo tự xây dựng chương trình đào tạo, 
kể cả lý thuyết và thực hành. Sản phẩm là các sinh 
viên ra trường, được gửi tới các doanh nghiệp để 
làm việc. Vấn đề đặt ra là mặc dù các sinh viên có 
kết quả học tập rất xuất sắc nhưng vẫn không đáp 
ứng ngay được nhu cầu từ phía doanh nghiệp. Nói 
cách khác là các doanh nghiệp cần đào tạo bổ sung, 
đào tạo lại đối với sinh viên trước khi sinh viên có 
cơ hội làm việc chính thức tại doanh nghiệp, tổ 
chức. 
Cùng với đó, quá trình hội nhập đã có tác động 
rất lớn đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước. 
Việc cộng đồng ASEAN được thành lập vừa qua đã 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 121 
tạo ra xu hướng dịch chuyển lao động về du lịch 
giữa 10 quốc gia và tạo ra sự cạnh tranh với lao 
động trong nước. Để nâng cao chất lượng và năng 
lực cạnh tranh của lao động ngành du lịch Việt Nam 
trên thị trường lao động trong và ngoài nước cần sự 
nỗ lực từ nhiều phía, trong đó có vai trò quan trọng 
của các cơ sở đào tạo. Sự gắn kết của các cơ sở đào 
tạo với các doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất 
lượng nguồn nhân lực ngành du lịch và khách sạn 
trong bối cảnh hội nhập. 
2. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo, doanh 
nghiệp và sinh viên 
Ngày nay, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và sinh 
viên có mối liên hệ về mặt lợi ích khá chặt chẽ. Mỗi 
bên sẽ có được những lợi ích của riêng mình thông 
qua mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và 
doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên 
Nguồn: Lê Trung Kiên, 2008 
Sự cần thiết của việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo 
và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn 
trong bối cảnh hiện nay được thể hiện trên những 
khía cạnh sau: 
Thứ nhất, chất lượng dịch vụ tốt là mong muốn 
của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của khách hàng 
và của cả người lao động. Chất lượng dịch vụ chịu 
ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng ảnh hưởng do 
con người quyết định phần lớn. 
Thứ hai, con người là yếu tố quan trọng, nhân sự 
là vấn đề sống còn của giới doanh nghiệp, tổ chức. 
Thứ ba, sinh viên vốn được nghĩ là sản phẩm 
đào tạo của các cơ sở đào tạo. Sinh viên mong 
muốn tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay tại các doanh 
nghiệp, tổ chức có uy tín, danh tiếng và chuyên 
nghiệp. 
Thứ tư, doanh nghiệp, tổ chức có quyền đánh 
giá chất lượng sinh viên và tiếp đến là quy cho 
chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo. Doanh 
nghiệp cho rằng sinh viên tốt nghiệp vẫn chưa đáp 
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, các 
doanh nghiệp, tổ chức cho rằng, phải đào tạo lại 
sinh viên bằng những chương trình phù hợp với 
doanh nghiệp của mình. 
Thứ năm, các cơ sở có đào tạo chuyên ngành du 
lịch và khách sạn, mong muốn hoàn thiện chương 
trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội và của 
doanh nghiệp. Sản phẩm đào tạo là các sinh viên, 
họ có thái độ tốt trong công việc, họ tự tin về kiến 
thức, năng lực và sẵn sàng làm việc chuyên nghiệp 
tại các doanh nghiệp, phục vụ mọi nhu cầu về du 
lịch của xã hội. 
Vấn đề đặt ra là các bên: cơ sở đào tạo, doanh 
nghiệp và sinh viên đều là các bên liên quan có 
trách nhiệm chung với xã hội, ngành du lịch và bản 
thân mỗi bên cần hợp tác, hỗ trợ để đạt được mục 
Doanh nghiệp 
Cơ sở đào tạo Sinh viên 
Lợi ích 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 122 
tiêu riêng của mình: doanh nghiệp có lao động tốt, 
sẵn sàng làm việc tại cơ sở; cơ sở đào tạo muốn 
sinh viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng tốt; 
sinh viên muốn tốt nghiệp là có việc làm ngay, có 
thu nhập xứng đáng với khả năng của mình. 
3. Các phương thức hợp tác giữa doanh 
nghiệp và cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịch và 
khách sạn 
Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và sinh viên đều 
nhận thức được sự cần thiết và vai trò của việc hợp 
tác. Vấn đề ở đây là tìm ra một phương thức hợp tác 
hợp lý, làm sao để việc hợp tác có thể mang lại lợi 
ích thiết thực cho các bên. Qua quá trình khảo sát 
các mô hình hợp tác của một số trường đại học, cao 
đẳng trên địa bàn Hà Nội, cũng như tìm hiểu kinh 
nghiệm của một số trường đại học nổi tiếng trên thế 
giới như Đại học Cornell (Hoa Kỳ), Đại học 
Stenden (Hà Lan) việc hợp tác với doanh nghiệp 
trong đào tạo sinh viên ngành du lịch đáp ứng nhu 
cầu hội nhập có thể thực hiện theo 02 mô hình 
phương thức hợp tác như sau: 
3.1 Từ phía các doanh nghiệp 
Các doanh nghiệp có thể tham gia hợp tác cùng 
các cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo sinh viên 
thông qua các cách thức sau (Sơ đồ 2): 
Thứ nhất, tư vấn chương trình đào tạo cùng cơ 
sở đào tạo: trong quá trình phát triển chương trình 
đào tạo, doanh nghiệp tư vấn cho cơ sở đào tạo về 
các yêu cầu của doanh nghiệp đối với sinh viên 
cũng như các xu hướng mới nhất của thị trường du 
lịch. Từ đó, cơ sở đào tạo có căn cứ để xây dựng 
chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo. 
Thứ hai, phối hợp trong đào tạo sinh viên cùng 
cơ sở đào tạo: đối với quá trình đào tạo, doanh 
nghiệp có thể phối hợp với cơ sở đào tạo trong việc 
đào tạo sinh viên qua các nội dung về đào tạo định 
hướng, các chủ đề gắn với thực tiễn, các nội dung 
về thực hành, kỹ năng nghề 
Thứ ba, hỗ trợ sinh viên cơ sở thực tập: quá 
trình thực tập đóng vai trò quan trọng để sinh viên 
có thể vận dụng được các kiến thức, kỹ năng được 
học tại trường lớp và hòa nhập tốt với môi trường 
làm việc trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp có 
thể tạo điều kiện để các sinh viên có thể có được 
môi trường thực tập tốt nhất. 
Sơ đồ 2. Phương thức hợp tác từ phía các doanh nghiệp 
Nguồn: tác giả tổng hợp 
Các hoạt động phối hợp với 
cơ sở đào tạo từ phía doanh nghiệp Lợi ích 
Có cơ hội tuyển 
được những sinh 
viên xuất sắc theo 
yêu cầu của doanh 
nghiệp 
Giảm chi phí đào tạo 
ban đầu. Tiết kiệm 
chi phí đào tạo 
Đào tạo sinh viên 
ngay khi còn học tập 
trong nhà trường 
Hỗ trợ cơ sở thực 
tập 
Tư vấn chương 
trình đào tạo với 
cơ sở đào tạo 
Thuyết trình 
(Guest Speaker) 
Phối hợp tổ chức các 
khóa đào tạo 
ngắn hạn 
Tham gia cùng giảng 
dạy các học phần với 
cơ sở đào tạo 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 123 
Thứ tư, tham gia các hoạt động khác cùng cơ sở 
đào tạo: Ngoài các hoạt động trên, các doanh 
nghiệp có thể đóng góp vào quá trình đào tạo sinh 
viên thông qua các hoạt động như: đóng góp vào 
quỹ khuyến học, tham gia các hoạt động của nhóm 
các doanh nghiệp/tổ chức ngành du lịch – khách sạn 
hợp tác với cơ sở đào tạo, cùng cơ sở đào tạo đánh 
giá sinh viên 
3.2 Từ phía các cơ sở đào tạo 
Cùng với phương thức hợp tác từ phía doanh 
nghiệp, các cơ sở đào tạo có thể thúc đẩy mối quan 
hệ hợp tác thông qua các hoạt động như sau (Sơ đồ 
3): 
Thứ nhất, quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp: 
các cơ sở đào tạo có thể đưa các thông tin về doanh 
nghệp tới sinh viên về cơ hội thực tập, thông tin 
tuyển dụng 
Thứ hai, hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực: 
hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về 
tuyển dụng lao động, lao động thời vụ. Vì vậy, các 
cơ sở đào tạo có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong 
việc đưa thông tin đến sinh viên hoặc giới thiệu sinh 
viên vào làm việc, thực tập tại doanh nghiệp. 
Sơ đồ 3. Phương thức hợp tác từ phía cơ sở đào tạo 
Nguồn: tác giả tổng hợp 
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo có thể cung cấp 
thông tin và tài liệu về các chương trình, các hoạt 
động giáo dục và đào tạo của nhà trường; đào tạo 
sinh viên theo yêu cầu của doanh nghiệp kết hợp 
với chương trình đào tạo của nhà trường; tạo điều 
kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các tài liệu 
nghiên cứu về chuyên ngành du lịch và khách sạn; 
cập nhật các xu hướng mới nhất về ngành du lịch và 
khách sạn trong khu vực và trên thế giới cũng như 
tạo điều kiện tốt nhất cùng hợp tác đào tạo thực 
hành đối với sinh viên. 
4. Kinh nghiệm của Trường Đại học Kinh tế 
Quốc dân về việc hợp tác với doanh nghiệp trong 
đào tạo sinh viên ngành du lịch và khách sạn 
Trong quá trình đào tạo sinh viên ngành du lịch 
và khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã 
xác định các doanh nghiệp du lịch và khách sạn là 
một mắt xích quan trọng. Đó không chỉ là đối tác hỗ 
trợ thực tập, thực hành, tiếp nhận và sử dụng lao 
động mà còn là một bộ phận chính yếu tham gia vào 
tất cả các hoạt động đào tạo bao gồm: xây dựng 
chương trình, thực hiện chương trình, giảng dạy, 
Lợi ích 
Nâng cao chất lượng 
đầu ra 
Tăng tính thực tiễn của 
chương trình đào tạo 
Tăng uy tín của 
 cơ sở đào tạo 
CƠ SỞ ĐÀO TẠO 
Thực hiện 
Phân loại 
sinh viên 
Xây dựng 
uy tín về 
chất lượng 
đào tạo 
sinh viên 
Quảng bá 
hình ảnh 
doanh 
nghiệp 
Hỗ trợ 
tuyển 
dụng 
nguồn 
nhân lực 
Hỗ trợ tiếp 
cận các tài 
liệu, kết quả 
nghiên cứu 
Theo chuyên ngành Theo yêu cầu riêng 
của doanh nghiệp 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 124 
hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả 
đào tạo, sử dụng sản phẩm đào tạo, hợp tác nghiên 
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ... Hợp tác 
giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo 
sinh viên ngành du lịch và khách sạn là một điều 
kiện cơ bản trong quá trình xây dựng và triển khai 
đào tạo. Mối quan hệ hợp tác này sẽ tạo ra lợi ích 
tương hỗ cho cả nhà trường, các tổ chức doanh 
nghiệp, người học và xã hội nói chung. Để việc hợp 
tác với doanh nghiệp được hiệu quả, Trường Đại 
học Kinh tế Quốc dân triển khai việc hợp tác theo 
tiến trình như sau: 
Thứ nhất, xác định vai trò của các doanh nghiệp 
du lịch và khách sạn: nhận thức về vị trí, vai trò và 
đặc điểm của doanh nghiệp du lịch và khách sạn 
trong ngành nghề đào tạo là yêu cầu đầu tiên được 
đặt ra. Căn cứ trên những yêu cầu của hoạt động 
đào tạo, đặc điểm chương trình đào tạo, đặc điểm và 
năng lực của nhà trường, nhà trường xác định rõ 
mục tiêu và những yêu cầu khi xây dựng mối quan 
hệ với từng các loại hình doanh nghiệp khác nhau. 
Thứ hai, tìm kiếm, xây dựng và duy trì mối quan 
hệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và 
khách sạn: việc lựa chọn các đối tượng doanh 
nghiệp phù hợp sẽ đảm bảo yêu cầu thực hiện 
chương trình cũng như duy trì mối quan hệ bền 
vững. Lựa chọn doanh nghiệp trước hết phụ thuộc 
vào năng lực, đặc điểm của cơ sở đào tạo cũng như 
khả năng quản lý và phát triển các mối quan hệ. Các 
chương trình hợp tác cụ thể sẽ được các giảng viên, 
nhà trường phát triển nhằm khai thác các mối quan 
hệ với thế giới nghề nghiệp. 
Thứ ba, thiết kế các phương thức, hoạt động 
hợp tác cụ thể giữa nhà trường và doanh nghiệp: 
các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp và Trường 
Đại học Kinh tế Quốc dân khá đa dạng, từ việc phối 
hợp tư vấn cung cấp thông tin tới việc tham gia trực 
tiếp vào quá trình đào tạo và kiểm tra đánh giá sinh 
viên. Các hoạt động hợp tác bao gồm: tổ chức các 
hoạt động thỉnh giảng, seminar; tổ chức kiến tập 
cho sinh viên; phát triển các hoạt động thực tập tại 
doanh nghiệp, phát triển các bài tập học tập dựa trên 
giải quyết vấn đề; phát triển các dự án sinh viên 
Thứ tư, thu thập và sử dụng thông tin phản hồi 
từ các doanh nghiệp: các thông tin phản hồi từ các 
doanh nghiệp khá đa dạng. Các phản hồi từ các 
doanh nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng đối 
với nhà trường nhằm xây dựng, thực hiện và hoàn 
thiện chương trình đào tạo ngành du lịch và khách 
sạn. 
5. Kết luận và kiến nghị 
Để quá trình đào tạo có chất lượng cao, tạo ra 
nguồn nhân lực có năng lực đáp ứng nhu cầu của xã 
hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc 
hợp tác giữa các các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo 
là một tất yếu đặt ra, việc lựa chọn mô hình hợp tác 
trong việc đào tạo thực hành hợp lý sẽ tạo ra tính 
hiệu quả trong công tác đào tạo nói chung của nhà 
trường cũng như trong việc sử dụng lao động của 
doanh nghiệp. Tuy vậy, việc hợp tác giữa cơ sở đào 
tạo và các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo sinh 
viên ngành du lịch và khách sạn phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các bên liên 
quan. Do đó, mỗi bên cần thực hiện tốt vai trò của 
mình trên các góc độ sau: 
Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước về 
giáo dục: cần có cơ chế hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự 
phát triển hiệu quả của các mối quan hệ hợp tác 
giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo như: cần có các 
quy chế, văn bản, tiêu chí cụ thể về mối quan hệ với 
doanh nghiệp trong các cơ sở đào tạo; có các văn 
bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo thực hiện quy trình 
thiết lập, duy trì, quản lý mối quan hệ với doanh 
nghiệp; có chính sách xem xét hỗ trợ các doanh 
nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo như cấp giấy 
khen tôn vinh, giảm thuế, hạ lãi suất hoặc ưu đãi 
vay vốn 
Thứ hai, đối với các cơ sở đào tạo: các cơ sở 
đào tạo cần có chiến lược phát triển gắn liền với 
nhu cầu xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập 
hiện nay. Ngoài ra, cần có sự chủ động của các cơ 
sở đào tạo trong việc tiếp cận và đưa ra cách thức 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 125 
phối hợp, cùng với các đề xuất hợp tác với doanh 
nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn. 
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp du lịch và 
khách sạn: cần có sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo 
doanh nghiệp đối với việc hợp tác với các cơ sở đào 
tạo. Các doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã 
hội của mình và hỗ trợ tối đa trong khả năng để góp 
phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành 
du lịch và khách sạn. 
The modes of cooperation 
between educational institutions and enterprises 
in training tourism students 
to meet the demand of integration 
 Pham Thi Thu Phuong 
National Economics University 
ABTRACT: 
Nowadays, educational institutions with 
tourism and hospitality majors are a place 
providing high-quality human resources to 
society. The official establishment of ASEAN 
Economic Community in December 2015 
allows a free movement of labor within different 
areas including tourism among ten Southeast 
Asian countries and creates a competition with 
domestic labor. Moreover, the trend of 
integration also means higher requirements for 
employees from enterprises, which demands 
educational institutions to continuously improve 
curriculum to enhance educational quality. 
However, training programs must be practical 
in order to improve quality of education. 
Educational institutions must be closely 
coordinated with enterprises through various 
modes of cooperation. Collaborating between 
enterprises and educational institutions with 
majors in tourism and hospitality industry not 
only benefits each party tremendously but also 
benefits students practically. Through 
understanding different cooperating modes 
between universities in Ha Noi with tourism 
enterprises as well as learning experiences 
from many prestigious universities in the world, 
the paper summarizes collaborating modes 
between educational institutions with tourism 
enterprises in training students to satisfy 
requirements in the current situation. 
Keywords: tourism enterprises, educational institutions, modes of cooperation, tourism and 
hospitality 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 126 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hoàng Thị Lan Hương và cộng sự (2015), 
Quan hệ với thế giới nghề nghiệp, Dự án phát 
triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp 
ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2. 
[2]. Lê Trung Kiên (2008), Hợp tác với WOW, Tài 
liệu dự án Việt Nam - Hà Lan. 
[3]. Nguyễn Đình Luận (2015), Sự gắn kết giữa 
nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo 
nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã 
hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, 
Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 22, trang 82-
87. 
[4]. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử 
dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp chí 
Kinh tế và Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà 
Nội, số 25, trang 77-81. 

File đính kèm:

  • pdfcac_phuong_thuc_hop_tac_giua_co_so_dao_tao_voi_doanh_nghiep.pdf