Các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân trong phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị

Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch theo đúng nghĩa là sự cùng

tham gia quản lý, cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi trong tiến trình phát triển du lịch tại địa

phương đó. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng, và do đó ảnh hưởng

không nhỏ đến phát triển du lịch ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu sự tham gia của người dân địa

phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị

cho thấy sự tham gia của người dân ở đây đang ở dạng khá sơ khai. Các hình thức chủ yếu là hoạt động

kinh doanh tự phát, qui mô buôn bán nhỏ, và thiếu tính hệ thống và chuyên nghiệp. Các yếu tố quan

trọng giải thích cho thực trạng này gồm các hạn chế về nhận thức và hiểu biết của người dân đối với du

lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung nói riêng, hạn chế về cơ chế và nguồn lực cũng như

các rào cản trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ hội khuyến khích sự

tham gia của người dân vào hoạt động du lịch nói chung cũng như cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung là

khả quan nếu có các giải pháp và chính sách phù hợp để nâng cao nhận thức và năng lực tham gia của

người dân. Do vậy, các giải pháp đề xuất nhằm tập trung cải thiện các yếu tố hạn chế trên góp phần gia

tăng sự tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích lịch sử văn hóa

tỉnh Quảng Trị

pdf 12 trang kimcuc 22121
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân trong phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân trong phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị

Các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân trong phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 95–106; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4497 
* Liên hệ: mlequyen@gmail.com 
Nhận bài: 18–09–2017; Hoàn thành phản biện: 19–10–2017; Ngày nhận đăng: 30–10–2017 
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI 
DÂN TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH BỔ SUNG TẠI 
CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ 
Mai Lệ Quyên* 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch theo đúng nghĩa là sự cùng 
tham gia quản lý, cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi trong tiến trình phát triển du lịch tại địa 
phương đó. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng, và do đó ảnh hưởng 
không nhỏ đến phát triển du lịch ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu sự tham gia của người dân địa 
phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị 
cho thấy sự tham gia của người dân ở đây đang ở dạng khá sơ khai. Các hình thức chủ yếu là hoạt động 
kinh doanh tự phát, qui mô buôn bán nhỏ, và thiếu tính hệ thống và chuyên nghiệp. Các yếu tố quan 
trọng giải thích cho thực trạng này gồm các hạn chế về nhận thức và hiểu biết của người dân đối với du 
lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung nói riêng, hạn chế về cơ chế và nguồn lực cũng như 
các rào cản trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ hội khuyến khích sự 
tham gia của người dân vào hoạt động du lịch nói chung cũng như cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung là 
khả quan nếu có các giải pháp và chính sách phù hợp để nâng cao nhận thức và năng lực tham gia của 
người dân. Do vậy, các giải pháp đề xuất nhằm tập trung cải thiện các yếu tố hạn chế trên góp phần gia 
tăng sự tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích lịch sử văn hóa 
tỉnh Quảng Trị. 
Từ khóa: sự tham gia, dịch vụ du lịch bổ sung, di tích lịch sử văn hóa, người dân, nguồn lực 
1 Đặt vấn đề 
Với tư cách là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch được xem là một trong số ít các ngành 
kinh tế có tác động tích cực đến tiến trình giảm nghèo thông qua các cơ hội việc làm và thu 
nhập cho người dân địa phương, cũng như góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các 
ngành kinh tế khác phát triển. Đặc biệt, khi ngành du lịch đang tăng trưởng với tốc độ 7–12 % 
năm ở hầu hết các nước đang phát triển và đang được đưa vào chiến lược giảm nghèo của hơn 
80 % các nước thu nhập thấp (ODI, 2007) thì vai trò của du lịch trong chiến lược phát triển kinh 
tế xã hội của các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. 
Thực tế thành công của hoạt động du lịch của các quốc gia, các địa phương phụ thuộc rất 
lớn vào việc phối hợp, điều hòa lợi ích, chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia như 
các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, du khách và đặc biệt một bộ phận không thể thiếu 
Mai Lệ Quyên Tập 126, Số 5D, 2017 
96 
đó là dân cư địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch 
theo đúng nghĩa là sự cùng tham gia quản lý, cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi 
trong tiến trình phát triển du lịch tại địa phương đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều yếu 
tố cản trở sự tham gia của cộng đồng, và chúng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch ở 
các địa phương. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết phải đánh giá đúng các nhân tố tác động đến 
sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch, góp phần phát triển du lịch bền vững. 
Bài báo này phân tích các hình thức và nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân 
địa phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh 
Quảng Trị. Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của người 
dân, góp phần phát triển du lịch bền vững tại các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh này. 
2 Một số vấn đề cơ bản về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong 
phát triển du lịch 
Sự tham gia của cộng đồng địa phương được xem là một công cụ hữu hiệu và luôn được 
mong đợi như là một thành tố quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch (Tosun, 2000; Aref và 
Redzuan, 2008). Về mặt khái niệm, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển kinh tế thường 
được luận giải theo hai hướng: 1) là quá trình theo đó sự tham gia ảnh hưởng đến tiến trình 
hoạch định, thực hiện và kết quả phát triển; 2) là cơ chế mà theo đó năng lực của cộng đồng 
được củng cố để giải quyết các vấn đề của họ và thúc đẩy khả năng tự thích ứng (Simmons, 
1994; Reed, 1997). 
Trong phát triển du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương lại được tiếp cận theo 
hướng kết quả với sự kết hợp của cả hai quan điểm trên nhằm hướng tới sự phân phối công 
bằng hơn các lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương (Brohman, 1996; Aref và Redzuan, 
2008). Đây cũng chính là cách tiếp cận hợp lý có thể giải thích sự hình thành của một cơ chế mà 
trong đó có sự tham gia thực sự của người dân trong phát triển du lịch theo hướng bền vững. 
Leksakundilok (2006) đã khái quát sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch 
theo một phổ từ bị động đến chủ động bao gồm các dạng sau: (1) Tham gia theo hướng dẫn: dựa 
trên các dự án thường được đưa đến từ các cá nhân hay tổ chức bên ngoài mà không có bất cứ 
sự thảo luận nào với cộng đồng hoặc đại diện của họ. Lợi ích thường thuộc về người giàu hoặc 
có quyền lực trong cộng đồng; (2) Tham gia được thông báo: người dân được thông báo về 
chương trình phát triển du lịch (đã được xác định trước), nhưng họ cũng không được góp ý 
kiến; (3) Tham gia dưới sự tư vấn: người dân được tư vấn theo một số cách và họ có thể góp ý để 
tham gia và hưởng lợi từ sự tham gia; (4) Tham gia có tương tác: người dân có sự tham gia nhiều 
hơn và có quyền nêu ý kiến và tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương, mặc dù họ được 
nhận rất ít hỗ trợ từ phía chính quyền hay tổ chức, công ty bên ngoài; (5) Tham gia theo dạng hợp 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
97 
tác: có sự thống nhất giữa các bên trong phát triển du lịch và lợi ích mang lại có thể dưới dạng 
lợi ích chung và lợi ích thông qua việc làm và thu nhập; (6) Nâng cao năng lực: đây được xem là 
mức độ cao nhất của sự tham gia, theo đó người dân có quyền lựa chọn và quyết định đến mọi 
hoạt động du lịch ở địa phương mà không bị can thiệp nào từ bên ngoài. Lợi ích được phân 
phối trong cộng đồng; và (7) Tự quản: tự người dân chủ động trong phát triển du lịch. Có thể có 
một số chương trình của các tổ chức phi chính phủ mà không có sự tham gia trong quá trình ra 
quyết định của cộng đồng địa phương. 
Ở mức độ khái quát hơn, Tosun (1999) đã khái quát 3 dạng tham gia của cộng đồng, gồm: 
(1) Sự tham gia tự phát: sự tham gia tự phát được xem là hình thức tham gia thực sự và chủ động 
của người dân trong quá trình phát triển du lịch bao gồm cả trong quá trình lập kế hoạch và lựa 
chọn giải pháp phát triển; (2) Sự tham gia mang tính hình thức: mang tính bị động và thường là 
áp đặt từ trên xuống, có ít lựa chọn cho người dân, thậm chí có những hoạt động có tính biểu 
tượng; (3) Sự tham gia bắt buộc: cũng mang tính bị động áp đặt từ trên xuống có tính bắt buộc, 
chỉ đạo và hoàn toàn hình thức, không có tính tham gia thực sự. 
Tuy nhiên, dù theo cách phân loại nào thì trên thực tế các dạng thức này là sự thể hiện 
các mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong tiến trình phát triển du lịch và chịu ảnh 
hưởng của nhiều nhân tố. Các chuyên gia du lịch (Tosun, 2000; Fariborz và Ma’rof, 2008; 
Moscardo, 2008) khái quát 3 nhóm nhân tố chính gồm các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh 
doanh du lịch (thông tin cho người dân, sự hợp tác giữa các bên, tính tập trung bao cấp trong 
quản lý du lịch); các yếu tố về cơ chế chung và nguồn lực (cơ chế hợp tác, nguồn nhân lực có 
chất lượng, tài chính, chi phí tham gia, chuyên gia hỗ trợ); các nhân tố về văn hóa/ nhận thức 
(nhận thức của cộng đồng về du lịch, mức độ quan tâm, thói quen, tập quán). Có thể khái 
quát khung lý thuyết phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng trong phát 
triển du lịch trên Sơ đồ 1. 
Sơ đồ 1. Các yếu tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch 
Nguồn: tổng hợp của tác giả, 2017 
Mai Lệ Quyên Tập 126, Số 5D, 2017 
98 
Trên cơ sở các nhân tố này, bảng hỏi kín được thiết kế để đánh giá mức độ và các nhân tố 
ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ 
sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa (LSVH) ở tỉnh Quảng Trị. Dựa trên thực tế khảo sát 
tình hình tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH của tỉnh 
Quảng Trị và với điều kiện hạn chế về nguồn lực, nghiên cứu này chỉ lựa chọn địa điểm điều 
tra là một số di tích nổi trội, có hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung và có dân cư sinh 
sống xung quanh di tích. Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, 120 chủ hộ gia 
đình tại các địa phương quanh các di tích được chọn điều tra nhằm đảm bảo đủ qui mô mẫu 
hợp lý để phân tích thống kê mô tả và kiểm định thống kê. Thông tin về cơ cấu mẫu điều tra 
được tổng hợp ở Bảng 1. 
Bảng 1. Thông tin mẫu điều tra 
Tiêu chí Số người Cơ cấu (%) 
1. Giới tính 120 100,0 
Nam 70 58,3 
Nữ 50 41,7 
2. Độ tuổi 120 100,0 
 < 18 0 0 
 18–25 4 3,3 
 26–35 20 16,7 
 36–55 70 58,3 
 > 55 26 21,7 
3. Trình độ văn hóa 120 100,0 
 Cấp 1 22 18,4 
 Cấp 2 70 58,2 
 Cấp 3 22 18,4 
 Cao đẳng – Đại học 6 5,0 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra, 2–4/2017 
Đồng thời, phương pháp điền dã và phỏng vấn sâu một số hộ gia đình cũng được sử 
dụng để thu thập các thông tin chi tiết về thực trạng tham gia của người dân trong phát triển 
dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH ở tỉnh Quảng Trị. 
3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1 Nhận thức của người dân về tài nguyên và hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Trị 
 Nhận thức về giá trị tài nguyên 
Nhận thức của người dân về giá trị tài nguyên là yếu tố quan trọng hình thành sự quan 
tâm về hoạt động du lịch tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân chỉ nhận biết 
và đánh giá cao tiềm năng về tài nguyên du lịch là các di tích lịch sử văn hóa, cụ thể: 47,5 % 
đánh giá có tiềm năng “cao” và “rất cao” cho các tài nguyên này, với giá trị trung bình (GTTB) 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
99 
là 3,45. Đối với các tài nguyên còn lại đều không được nhận biết rõ ràng hoặc được đánh giá rất 
thấp, kể các một số tài nguyên du lịch khá đặc trưng của Quảng Trị như các danh lam thắng 
cảnh, các làng nghề (Bảng 2). 
Bảng 2. Đánh giá của người dân địa phương về tiềm năng và mức độ khai thác các tài nguyên du lịch 
Các yếu tố tài nguyên Tiềm năng tài nguyên* Mức độ khai thác hiện tại* 
Các di tích lịch sử văn hóa 3,45 3,03 
Các danh lam thắng cảnh 3,03 2,57 
Các tập tục, lễ hội truyền thống 2,58 2,33 
Các tài nguyên thiên nhiên khác 2,35 2,15 
Người dân và cuộc sống của họ 2,73 2,43 
Ẩm thực 2,56 2,23 
Các làng nghề truyền thống 2,27 2,02 
Ghi chú: * Theo thang đo từ 1: rất thấp đến 5: rất cao 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra tháng 3–4/2017 
Bên cạnh các di tích lịch sử văn hóa, tỉnh Quảng Trị còn có nhiều làng nghề truyền thống 
như nghề làm hương Đông Định (thị trấn Cam Lộ), nghề đan lát Lan Đình (ở vùng gò đồi 
huyện Gio Linh), nghề làm bún, bánh ướt Phương Lang (huyện Hải Lăng), nghề mộc Gio 
Linh Tương tự, ý kiến đánh giá của người dân địa phương về mức độ khai thác hiện tại của 
các tài nguyên du lịch cũng cho thấy chỉ có các di tích LSVH đang được khai thác ở mức trung 
bình (GTTB = 3,03), các tài nguyên khác chưa thực sự được khai thác. Điều này cũng phù hợp 
với thực tế vì ngoài các tour du lịch đến các di tích LSVH thì Quảng Trị vẫn chưa hình thành các 
tour du lịch khám phá các tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa khác của tỉnh. 
Nhận thức về du lịch như là sinh kế của hộ 
Xem xét dưới góc độ cơ hội việc làm và thu nhập của du lịch so với các hoạt động khác, 
người dân nhận thấy không có cơ hội việc làm nổi trội. Điều này thể hiện ở mức độ đánh giá 
dưới mức trung bình cho tất cả các hoạt động kinh tế ở địa phương (Bảng 3). Tuy nhiên, nếu so 
sánh mức độ đánh giá của từng hoạt động và kết hợp ý kiến đánh giá về cơ hội thu nhập thì có 
thể thấy xu hướng đánh giá tích cực hơn dành cho các hoạt động du lịch dịch vụ so với các hoạt 
động khác. Cụ thể, ý kiến của người dân về cơ hội việc làm và thu nhập trong hoạt động sản 
xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm vườn, làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm thuê thời vụ đều ở 
mức thấp (khó có cơ hội). Trong khi họ đánh giá cao hơn về cơ hội thu nhập đối với các hoạt 
động kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí, dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhà hàng (Bảng 3). Kết 
hợp với ý kiến đánh giá của người dân về giá trị tài nguyên du lịch và mức độ khai thác hiện tại 
của tài nguyên cho thấy cơ hội khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch 
nói chung cũng như cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung là khả quan nếu có các giải pháp và 
chính sách phù hợp để nâng cao nhận thức và năng lực tham gia của người dân. Nói cách khác, 
một khi người dân chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động du lịch và các cơ hội việc làm và thu 
Mai Lệ Quyên Tập 126, Số 5D, 2017 
100 
nhập do du lịch mang lại thì mức độ quan tâm và từ đó là sự tham gia của họ vào hoạt động du 
lịch cũng sẽ hạn chế. 
Bảng 3. Đánh giá của người dân địa phương về cơ hội việc làm của các hoạt động kinh tế tại địa phương 
Các hoạt động kinh tế 
Ý kiến đánh giá 
Cơ hội việc làm* Cơ hội thu nhập** 
Trồng trọt 2,66 2,44 
Chăn nuôi 2,62 2,58 
Lâm nghiệp 2,49 3,25 
Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản 2,45 2,57 
Làm vườn 2,33 2,18 
Làm đồ thủ công mỹ nghệ 2,05 3,52 
Buôn bán nhỏ 2,94 3,03 
Nhà hàng 2,68 3,33 
Kinh doanh lưu trú 2,54 3,14 
Dịch vụ du lịch, giải trí 2,68 3,30 
Vận tải/ vận chuyển 2,70 2,82 
Làm thuê mùa vụ 2,30 2,38 
Ghi chú: * Theo thang đo từ 1: rất khó đến 5: rất dễ; ** Theo thang đo từ 1: rất thấp đến 5: rất cao 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra tháng 3–4/2017 
Nhận thức về khả năng phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH của 
địa phương 
 Ý kiến đánh giá về khả năng phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH 
của địa phương được tổng hợp ở Bảng 4. Kết quả điều tra cho thấy người dân chưa thực sự 
hiểu được các cơ hội tham gia của họ trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích 
LSVH. Điều này thể hiện ở mức độ đánh giá thấp với hầu hết các dịch vụ bổ sung được đề xuất 
và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm chủ hộ khác nhau về độ tuổi, giới 
tính và trình độ văn hóa (p ≤ 0,05). Tuy nhiên, một số dịch vụ được nhận thức rõ hơn như dịch 
vụ cung cấp thức ăn đồ uống (3,02), dịch vụ đi lại tại địa phương (3,36), dịch vụ cho thuê các 
tiện nghi (3,00). Riêng dịch vụ thuyết minh viên tại chỗ được đánh giá cao hơn bởi nhóm các 
chủ hộ có trình độ cao đẳng/ đại học (3,50). 
Bảng 4. Nhận thức của người dân địa phương về khả năng phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung 
tại các di tích LSVH 
Các dịch vụ du lịch bổ sung 
GT 
TB 
Các biến độc lập 
Giới 
tính 
Độ tuổi Trình độ 
Bán hàng lưu niệm địa phương 2,96 ns ns ** 
Cung cấp thức ăn đồ uống 3,02 ns ns ns 
Biểu diễn lễ hội 2,73 ns ** ns 
Sản xuất hàng thủ công 2,45 ns ns ns 
Trình diễn một số hoạt động sản xuất đặc trưng 2,70 ns ns ns 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
101 
Các dịch vụ du lịch bổ sung 
GT 
TB 
Các biến độc lập 
Giới 
tính 
Độ tuổi Trình độ 
Thuyết minh viên tại chỗ 3,19 ns ns ns 
Lưu trú tại nhà dân 3,19 ns ns ns 
Dịch vụ đi lại tại địa phương 3,36 ns ns ns 
Dịch vụ y tế cho du khách 2,20 ns ns ns 
Cho thuê các tiện nghi khác 3,00 ns ns ns 
Thông tin liên lạc 3,28 ns ns ns 
Tham gia chỉnh trang cảnh quan, môi trường quanh các di tích 2,79 ns ns ns 
Ghi chú: Theo thang đo từ 1: rất thấp đến 5: rất cao; mức độ ý nghĩa: Sig. ≤ 0,01 (***): Có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê cao; 0,01 < Sig. ≤ 0,05 (**): Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình; Sig. ≤ 0,1(*): có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp; Sig > 0,1 (ns): Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra tháng 3–4/2017 
3.2 Ý kiến của người dân địa phương về những rào cản khi tham gia phát triển các dịch vụ 
du lịch bổ sung 
Nếu các rào cản về nhận thức tác động đến mức độ quan tâm và ý định tham gia của 
người dân thì các yếu tố cơ chế, nguồn lực và hoạt động là những nhân tố trực tiếp quyết định 
mức độ và kết quả tham gia hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy thủ tục kinh doanh 
khó khăn, thiếu vốn kinh doanh, thiếu kỹ năng ngoại ngữ và thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ từ 
chính quyền là những yếu tố có tác động lớn đến sự tham gia của họ trong cung cấp các dịch vụ 
du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH (Bảng 5). Tương tự, thiếu kỹ năng, kiến thức kinh 
doanh và cơ sở vật chất nghèo nàn cũng được xem là các yếu tố khó khăn khi tham gia kinh 
doanh dịch vụ du lịch bổ sung. 
Bảng 5. Ý kiến của người dân về những khó khăn đã/ sẽ gặp phải khi tham gia phát triển các DVDLBS 
tại các di tích LSVH 
Các yếu tố GTTB 
Các biến độc lập 
Giới 
tính 
Độ 
tuổi 
Trình 
độ 
Các rào cản về cơ chế và nguồn lực 
1. Thủ tục kinh doanh khó khăn 4,60 ns * ns 
2. Thiếu vốn kinh doanh 4,32 ns ns ns 
3. Không giao tiếp được với khách du lịch (ngoại ngữ) 4,30 ns ns ns 
4. Chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương 4,29 ns ns ns 
5. Thiếu kiến thức, kỹ năng kinh doanh dịch vụ du lịch 4,20 ns ns ns 
6. Cơ sở vật chất nghèo nàn 4,08 ns ns ns 
Các rào cản về tổ chức hoạt động kinh doanh 
7. Thuế kinh doanh dịch vụ cao 4,58 ns * ns 
8. Phụ thuộc thị trường khách 4,30 ns ns ns 
9. Thu nhập từ hoạt động DVDL thấp 2,40 ns ns ** 
10. Mùa vụ hoạt động du lịch và dịch vụ liên quan bấp bênh 3,61 ns ns ns 
Ghi chú: theo thang đo từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra tháng 3–4/2017 
Mai Lệ Quyên Tập 126, Số 5D, 2017 
102 
Bên cạnh các yếu tố về cơ chế và nguồn lực của hộ thì các yếu tố liên quan hoạt động 
kinh doanh cũng tạo ra các rào cản lớn đối với người dân khi tham gia kinh doanh dịch vụ du 
lịch bổ sung gồm các yếu tố thuế, thị trường và tính mùa vụ của hoạt động du lịch (Bảng 5). 
Tuy nhiên, người dân không đồng ý với nhận định về thu nhập của dịch vụ du lịch thấp (GTTB 
= 2,4) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm người trả lời khác nhau về độ 
tuổi, giới tính. Điều này cũng phù hợp với nhận thức của họ về cơ hội việc làm và sinh kế nêu ở 
phần trên rằng so với các hoạt động khác thì hoạt động du lịch vẫn được xem có cơ hội thu 
nhập cao hơn. Nói cách khác, người dân kỳ vọng việc tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch bổ 
sung sẽ đem lại cho cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. 
Tổng hợp các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ 
du lịch bổ sung ở Sơ đồ 2 cho thấy nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động du lịch, cùng với các 
điều kiện khó khăn về cơ chế, nguồn lực và những hạn chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ 
du lịch bổ sung là những rào cản lớn đối với sự tham gia của người dân. Trong đó, đa số các 
khó khăn là các yếu tố bên ngoài như thủ tục kinh doanh, thuế cao, sự phụ thuộc thị trường 
khách Đồng thời, các yếu tố nội tại gây cản trở nhiều nhất đến sự tham gia của người dân là 
những yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực như nhận thức về du lịch, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ 
năng giao tiếp kinh doanh. Như vậy, để cải thiện sự tham gia của người dân trong phát triển 
các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH của tỉnh Quảng Trị thì cần có những 
chính sách và giải pháp có hiệu lực trong bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cũng như cải thiện 
thủ tục và môi trường kinh doanh. 
Sơ đồ 2. Đánh giá chung các yếu tố cản trở sự tham gia của người dân trong phát triển dịch vụ du lịch 
bổ sung tại các điểm di tích LSVH tỉnh Quảng Trị 
 Nguồn: xử lý số liệu điều tra tháng 3–4/2017 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
103 
3.3 Mong muốn tham gia của người dân địa phương và nhu cầu hỗ trợ trong phát triển 
dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH tỉnh Quảng Trị 
Kết quả khảo sát các chủ hộ quanh di tích về mong muốn của họ trong việc tham gia phát 
triển các dịch vụ du lịch bổ sung (bao gồm cả những hộ đã và đang tham gia trong một số hoạt 
động) cho thấy một tỉ lệ khá thấp các hộ muốn tham gia và chỉ tập trung vào một số hoạt động 
phổ biến hoặc quen thuộc với họ, ví dụ cung cấp dịch vụ đi lại, lưu trú tại nhà dân, dịch vụ 
thông tin liên lạc, bán hàng lưu niệm và thức ăn đặc sản địa phương (Bảng 6). Trong khi nhiều 
loại dịch vụ khác cũng rất cần sự tham gia của người dân địa phương và có ý nghĩa đặc biệt 
trong việc tạo trải nghiệm cho du khách thì lại chưa được người dân quan tâm, ví dụ: dịch vụ 
thuyết minh tại chỗ, tham gia chỉnh trang môi trường quanh di tích, sản xuất hàng thủ công, 
trình diễn một số hoạt động sản xuất truyền thống Thực trạng này có thể được giải thích bởi 
những hạn chế về nhận thức, kiến thức và kỹ năng của người dân, cùng với các rào cản về cơ 
chế và chính sách hỗ trợ trong phát triển dịch vụ du lịch bổ sung như đã phân tích ở phần trên. 
Bảng 6. Mong muốn tham gia của người dân địa phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung 
tại các di tích LSVH 
Các dịch vụ 
Nhu cầu tham gia (%) 
Có Không 
Dịch vụ đi lại tại địa phương 45 55 
Lưu trú tại nhà dân 36,7 63,3 
Thông tin liên lạc 26,7 73,3 
Bán hàng lưu niệm của địa phương 25,8 74,2 
Cung cấp thức ăn đồ uống đặc sản 25 75 
Cho thuê các tiện nghi khác 20,8 79,2 
Trình diễn một số hoạt động sản xuất đặc trưng tại địa phương 9,2 90,8 
Biểu diễn lễ hội truyền thống 8,3 91,7 
Sản xuất hàng thủ công truyền thống 5 95 
Tham gia chỉnh trang cảnh quan, môi trường quanh các di tích 8,3 91,7 
Thuyết minh viên tại chỗ 2,5 97,5 
Dịch vụ y tế cho du khách 1,7 98,3 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra tháng 3–4/2017 
Khi được hỏi về các giải pháp và hoạt động hỗ trợ cần thiết để tăng cường sự tham gia 
của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH của tỉnh 
Quảng Trị, đa số người trả lời đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào nhóm các giải 
pháp cơ chế và cải thiện nguồn lực của hộ, các giải pháp nâng cao năng lực tham gia của người 
dân (bao gồm kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ) và các giải pháp cải thiện môi trường chung và 
điều kiện tiếp cận các di tích (Bảng 7). Tuy nhiên, một trong những giải pháp có tính tiền đề 
trong việc tổ chức kinh doanh các dịch vụ du lịch bổ sung đó là công tác qui hoạch các khu vực 
kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung quanh các di tích thì lại chưa được đánh giá là cần thiết. 
Điều này cũng có thể do nhận thức của người dân về công tác qui hoạch phát triển. Mặt khác, 
Mai Lệ Quyên Tập 126, Số 5D, 2017 
104 
trên thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung ở đây chưa phát triển nên chưa thấy 
rõ được nhu cầu cần tổ chức sắp xếp qui hoạch hoạt động này. 
Bảng 7. Ý kiến của người dân về các giải pháp và hoạt động hỗ trợ cần thiết trong phát triển các dịch vụ 
du lịch bổ sung tại các di tích LSVH 
Các giải pháp/hoạt động hỗ trợ 
% người trả lời theo các mức độ 
GTTB 
1 2 3 4 5 
Hỗ trợ vốn (Sản xuất rau quả, thủ công mỹ nghệ, kinh 
doanh ăn uống) 
0 0,8 2,5 62,5 34,2 4,30 
Hỗ trợ cải thiện đường sá, cơ sở hạ tầng du lịch đến các 
di tích 
0 0 0,8 67,5 31,7 4,31 
Cải thiện vệ sinh môi trường trong và quanh các 
DTLSVH 
0 0 1,7 70,8 27,5 4,26 
Hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp du lịch trong kinh 
doanh DVDLBS 
0 0 5,0 75,8 19,2 4,14 
Hỗ trợ phát triển thị trường du lịch của các di tích LSVH 0 0 7,5 82,5 10,0 4,03 
Nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch 0 0,8 3,3 88,3 7,5 4,02 
Tập huấn kiến thức, kỹ năng làm du lịch 0 1,7 15,8 63,3 19,2 4,00 
Hỗ trợ máy móc trang thiết bị 0 0 9,2 78,3 12,5 4,03 
Sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức xã hội địa phương (hội 
nông dân, phụ nữ) 
0 1,7 10,8 76,7 10,8 3,97 
Xây dựng thương hiệu một số đặc sản địa phương 0 0,8 10 80,8 8,3 3,97 
Tập huấn ngoại ngữ 0 1,7 21,7 58,3 18,3 3,93 
Hỗ trợ xây dựng một số mô hình trình diện DVDL bổ 
sung 
0 2,5 20,8 66,7 10,0 3,84 
Ban hành các quy định, hướng dẫn rõ ràng về kinh 
doanh DVDL bổ sung 
4,2 5,0 39,2 38,3 13,3 3,52 
Chuyên gia tư vấn du lịch 3,3 10,0 35,0 40,0 11,7 3,47 
Qui hoạch các khu vực kinh doanh DVDL bổ sung 10,0 16,7 41,7 20,8 10,8 3,06 
Ghi chú: Theo thang đo từ 1: hoàn toàn không cần thiết đến 5: hoàn toàn cần thiết 
Nguồn: xử lý số liệu điều tra, tháng 3–4/2017 
4 Kết luận 
Sự tham gia của người dân trong hoạt động kinh doanh du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan 
trọng không chỉ từ góc độ quản lý và phát triển điểm đến bền vững mà còn góp phần gia tăng 
tác động của phát triển du lịch đối với sinh kế của người dân địa phương. Kết quả khảo sát thực 
tế cho thấy tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích 
LSVH của tỉnh Quảng Trị đang ở dạng khá sơ khai, mới chỉ là hoạt động kinh doanh tự phát, 
qui mô buôn bán nhỏ, thiếu tính hệ thống và chuyên nghiệp. Các rào cản chính giải thích cho 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
105 
thực trạng này gồm các hạn chế về nhận thức và hiểu biết của người dân về du lịch nói chung 
và kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung nói riêng, nguồn lực hạn chế của các hộ gia đình (tài 
chính và nhân lực) cùng với sự thiếu vắng của cơ chế và chính sách hỗ trợ. 
Việc tăng cường sự tham gia của người dân phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các 
điểm di tích LSVH tỉnh Quảng Trị trước hết thuộc về vai trò chủ động của chính quyền địa 
phương trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển du lịch văn hóa cũng như có 
chính sách hỗ trợ tích cực cho phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung như nâng cao nhận thức và 
năng lực tham gia của cộng đồng, các chính sách ưu đãi vốn, thuế, cải thiện hạ tầng du lịch cơ 
bản quanh các di tích, cũng như xây dựng cơ chế hợp tác rõ ràng giữa chính quyền – doanh 
nghiệp – người dân trong phát triển du lịch tại các di tích LSVH ở tỉnh Quảng Trị. 
Tài liệu tham khảo 
1 Aref, F. and Redzuan, M. B. (2008), Barriers to community participation toward tourism 
development in Shiraz, Iran, Pakistan Journal of Social Sciences, 5(9): 936–940. 
2 Brodman, J. (1996), New direction in tourism for third world development, Annal of 
Tourism Research, 23 (1), 48–70. 
3 Fariborz, A. and Ma’rof, B. R. (2008), Tourism and community capacity building: a 
literature review, Pakistan Journal of Social Sciences, 5(8): 806–812. 
4 Leksakundilok, A. (2006), Community participation in ecotourism development in 
Thailand (Doctoral dissertation), Geosciences, University of Sydney. 
5 Moscardo, G. (2008), Building community capacity for tourism development, CABI Oxfordshire, 
UK. 
6 Oversea Development Institute (ODI) (2007), Can Tourism offer pro-poor pathways to 
prosperity? Examining evidence on the impact of tourism on poverty Briefing paper, available 
at:  
(accessed 10/02/2017). 
7 Reed, M. (1997), Power relations and community-based tourism planning, Annals of 
Tourism Research. 24(3), 566–591. 
8 Simmons, D. G. (1994), Community participation in tourism planning, Tourism 
Management. 15(2), 98–108. 
9 Tosun, C. (2000), Limits to community participation in the tourism development process in 
developing countries, Tourism Management, 21, 613–633. 
10 Tosun, C. (1999), Towards a typology of community participation in the tourism 
development process. Anatolia: An International Journal of Tourism and Hospitality Research, 
10 (2), 113–134. 
Mai Lệ Quyên Tập 126, Số 5D, 2017 
106 
DETERMINANTS OF COMMUNITY PARTICIPATION IN 
DEVELOPING SUPPLEMENTING TOURISM SERVICES AT 
THE CULTURAL AND HISTORICAL SITES IN QUANG TRI 
Mai Le Quyen* 
HU – College of Economics, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
Abstract: The local community participation in tourism development, in the real sense, is sharing and 
involving in management and responsibility, as well as benefit sharing from the tourism development 
process. In fact, there are barriers to local participation, and they then hamper the local tourism 
development. The results showed that the local community participation in the development of tourism 
supplementing products at the cultural and historical sites of Quang Tri is very superficial and mainly in 
the forms of spontaneous tourism businesses and thus lacking efficiency and professionalism. The main 
barriers that account for this situation include the lack of people awareness and knowledge about tourism, 
in general, and tourism supplementing businesses, in particular, shortage of household’s resources, and 
lack of supporting policies to tourism supplementing businesses. There exist promising opportunities for 
improvement, therefore, solutions are needed to remove the barriers to enhancing the local community 
participation in the supplementing tourism businesses at the cultural and historical sites of Quang Tri. 
Keywords: community participation, tourism supplementary products, cultural and historical sites, 
household, resources 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_su_tham_gia_cua_nguoi_dan_trong_pha.pdf