Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phát triển du lịch tại quần đảo Nam Du. Nghiên cứu được thực hiện theo

phương pháp điều tra xã hội học, gồm thu thập dữ liệu thứ cấp từ Ủy ban

nhân dân xã Nam Du và khảo sát 116 khách du lịch nội địa tại quần đảo

Nam Du bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS qua

công cụ thống kê mô tả, và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên

cứu cho thấy có sáu nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch ở quần đảo

Nam Du. Nơi đây có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi như cảnh quan

thiên nhiên đẹp, sóng êm đềm, bãi cát trắng cùng với ánh nắng tốt để phát

triển du lịch biển. Ngoài ra, quần đảo Nam Du còn gìn giữ những phong

tục tâm linh của cư dân vùng biển, có các lễ hội truyền thống của địa

phương và nhiều di tích lịch sử - văn hóa khác góp phần thu hút khách du

lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch biển ở đây còn tự phát, tình trạng rác

thải từ sinh hoạt, du khách và nước ngọt sử dụng là các vấn đề cần quan

tâm cho vùng đảo này.

pdf 13 trang kimcuc 5340
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang

Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 100 
DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.013 
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI 
QUẦN ĐẢO NAM DU, HUYỆN KIÊN HẢI, KIÊN GIANG 
Lê Thị Tố Quyên1*, Lý Mỷ Tiên1 và Huỳnh Tấn Mãi2 
1Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ 
2Sinh viên ngành Việt Nam Học, khoá 40, Trường Đại học Cần Thơ 
*Người chịu trách nhiệm về bài viết: Lê Thị Tố Quyên (email: lttquyen@ctu.edu.vn) 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 06/07/2018 
Ngày nhận bài sửa: 30/08/2018 
Ngày duyệt đăng: 27/02/2019 
Title: 
The factors influencing 
tourism development at Nam 
Du archipelago, Kien Hai 
district, Kien Giang Province 
Từ khóa: 
Nhân tố ảnh hưởng, phát triển 
du lịch quần đảo Nam Du, 
tiềm năng du lịch 
Keywords: 
Impact factor, tourism 
potential, tourism development 
at Nam Du archipelago 
ABSTRACT 
The research is aimed to evaluate assess the potential and current status 
of tourism development, and impacted factors on tourism development at 
Nam Du archipelago. The research method used includes collecting 
secondary and interviewing 116 domestic travellers to the Nam Du 
archipelago. Data were processed using SPSS software through 
descriptive statistics and exploratory factor analysis tools. This outcome 
indicated that there are six factors that influenced tourism development in 
the Nam Du archipelago. This place had many favorable natural 
conditions such as beautiful natural scenery, calm waves, white sand and 
good sunshine to develop sea tourism. In addition, at Nam Du 
archipelago, many preserved spiritual customs of coastal residents, local 
festivals and many historical-cultural relics contribute to attracting 
tourists. However, the spontaneous development of marine tourism, 
wastes from households and tourists, and freshwater availability remain 
the concerns for this area. 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự 
phát triển du lịch tại quần đảo Nam Du. Nghiên cứu được thực hiện theo 
phương pháp điều tra xã hội học, gồm thu thập dữ liệu thứ cấp từ Ủy ban 
nhân dân xã Nam Du và khảo sát 116 khách du lịch nội địa tại quần đảo 
Nam Du bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS qua 
công cụ thống kê mô tả, và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy có sáu nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch ở quần đảo 
Nam Du. Nơi đây có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi như cảnh quan 
thiên nhiên đẹp, sóng êm đềm, bãi cát trắng cùng với ánh nắng tốt để phát 
triển du lịch biển. Ngoài ra, quần đảo Nam Du còn gìn giữ những phong 
tục tâm linh của cư dân vùng biển, có các lễ hội truyền thống của địa 
phương và nhiều di tích lịch sử - văn hóa khác góp phần thu hút khách du 
lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch biển ở đây còn tự phát, tình trạng rác 
thải từ sinh hoạt, du khách và nước ngọt sử dụng là các vấn đề cần quan 
tâm cho vùng đảo này. 
Trích dẫn: Lê Thị Tố Quyên, Lý Mỷ Tiên và Huỳnh Tấn Mãi, 2019. Các nhân tố tác động đến sự phát triển 
du lịch tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần 
Thơ. 55(1C): 100-112. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 101 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Kiên Giang là vùng đất tiềm năng nằm trong 
vùng Tây Nam, đây là một trong những tỉnh hiếm 
hoi của vùng có địa hình vừa có biển, vừa có núi, 
vừa có đồng bằng. Kiên Giang có năm quần đảo lớn: 
Quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Hải 
Tặc, quần đảo Nam Du và nằm xa nhất là quần đảo 
Thổ Chu. Với nhiều đảo và quần đảo, cùng với nhiều 
danh lam thắng cảnh, Kiên Giang có nhiều tiềm 
năng để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du 
lịch biển đảo. Khách du lịch ở các tỉnh lân cận cũng 
như nhiều tỉnh khác trong cả nước đến với Kiên 
Giang ngày càng nhiều, đặc biệt trong vài năm trở 
lại đây, một số quần đảo với bãi biển đẹp, hoang sơ 
được chú ý và phát triển một cách mạnh mẽ, tiêu 
biểu có thể kể đến là quần đảo Nam Du. 
Nguồn: (https://dulichbui.org/kien-giang/nam-du) 
Quần đảo Nam Du nằm ở phía Đông Nam của 
đảo Phú Quốc, trong Vịnh Thái Lan, dưới sự quản lí 
của xã An Sơn và xã Nam Du thuộc huyện Kiên Hải, 
Kiên Giang gồm khoảng 21 đảo lớn nhỏ với diện 
tích khoảng 1.054 ha. Nam Du có nhiều tiềm năng 
để phát triển du lịch bởi vẻ đẹp còn rất hoang sơ, 
những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh, hải 
sản tươi ngon và những khu rừng nguyên sinh. Theo 
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang 
(2016), mặc dù quần đảo Nam Du phát triển rất 
nhanh trong những năm qua nhưng tiềm ẩn nguy cơ 
phát triển thiếu bền vững do chưa giải quyết các vấn 
đề về tình trạng rác thải và môi trường biển. Vì vậy, 
những nghiên cứu khoa học để đánh giá tiềm năng, 
thực trạng và các nhân tố ảnh hướng đến sự phát 
triển du lịch tại quần đảo Nam Du là rất cần thiết, từ 
đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại 
quần đảo theo hướng bền vững và đem lại hiệu quả 
kinh tế cho địa phương. 
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp gồm: 
tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp và khảo sát bảng 
câu hỏi. Đối với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu được 
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, 
sách, báo, tạp chí khoa học, tài liệu, nghị quyết, có 
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm 
nghiên cứu còn thu thập số liệu về lượng khách, 
doanh thu từ Ủy ban nhân dân xã Nam Du, sau đó 
tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp khai thác 
những thông tin và tài liệu ở dạng thứ cấp phục vụ 
cho bài viết. Đối với khảo sát bảng câu hỏi, việc xác 
định kích cỡ mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố như phương pháp xử lý số liệu hay độ 
tin cậy cần thiết (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nghiên 
cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám 
phá để tìm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển 
du lịch tại quần đảo Nam Du. Theo Hair et al. (2006) 
(trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011), để sử dụng 
phương pháp phân tích nhân tố khám phá kích thước 
mẫu tối thiểu phải là 50, cỡ mẫu (n) = 100 thì tốt 
hơn. Về mặt kinh nghiệm, Hoyle (1995) (trích dẫn 
bởi Li và Uysal, trong Sirakaya-Turk et al., 2017) 
đề nghị cỡ mẫu cho một nghiên cứu tối thiểu phải từ 
100 đến 200. Trên cơ sở đề xuất của các nghiên cứu 
nêu trên và điều kiện thực tế, nhóm tác giả thu thập 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 102 
được 116 mẫu khách du lịch, với số lượng mẫu có ý 
nghĩa thống kê. 
Nghiên cứu khảo sát 116 khách du lịch nội địa 
tại quần đảo Nam Du bằng bảng câu hỏi theo kỹ 
thuật lấy mẫu thuận tiện phi xác suất. Dữ liệu sau 
khi thu thập được tiến hành rà soát và nhập liệu trên 
phần mềm phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS 
(Statistical Package for the Social Sciences) for 
windows phiên bản 20.0. Dữ liệu được phân tích 
bằng các phương pháp: thống kê mô tả (Descriptive 
Statistics), đánh giá độ tin cậy thang đo (Scale 
Reliability) và phân tích nhân tố khám phá 
(Exploratory Factors Analysis). Phân tích nhân tố 
khám phá EFA (Exploratory Factors Analysis): 
nhằm mục đích tìm ra được các nhân tố tác động đến 
phát triển du lịch Nam Du và nhận biết được các tiêu 
chí quan trọng trong từng nhân tố. Đó là cơ sở để 
đưa ra những giải pháp và đề xuất cho du lịch tại 
quần đảo Nam Du. 
3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 
 Việc phát huy các thế mạnh về tài nguyên du 
lịch tự nhiên sẵn có sẽ tạo điều kiện để phát triển du 
lịch (Clare, 2006). Việc phát triển du lịch của một 
điểm đến tương đồng với việc nâng cao sự thu hút 
của điểm đến đó và các yếu tố góp phần vào sự hấp 
dẫn của điểm đến gồm tài nguyên du lịch, khí hậu, 
văn hóa thực phẩm, lịch sử, cơ sở vật chất kĩ thuật, 
cơ sở hạ tầng, dịch vụ và hệ thống an ninh. Theo 
Islam (2015), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 
sự phát triển du lịch, con đường dẫn đến sự phát triển 
du lịch bền vững tại Bangladesh, bài viết nghiên cứu 
các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch ở Bangladesh làm 
nổi bật sự tương tác giữa các yếu tố sinh học và phi 
sinh học cần được xem xét. Các công trình xây dựng 
bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải, 
hành vi và thái độ của khách đối với thiên nhiên và 
động vật hoang dã. Mặt khác, vận chuyển du lịch 
bao gồm vận tải đường thủy đang gây ra những vấn 
đề nghiêm trọng cho môi trường du lịch. Sự tràn dầu 
trên biển và sông cũng gây ra các vấn đề nghiêm 
trọng cho hệ sinh thái biển và thủy sinh. Âm thanh 
không mong muốn, ô nhiễm tiếng ồn do du khách 
tạo ra cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với du 
lịch. Nguyễn Thị Bảo Châu và ctv. (2016) với mô 
hình phân tích nhân tố (EFA) kết hợp phân tích hồi 
quy đa biến (MLR) đã chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng 
đến sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong 
Điền là: Giá trị lịch sử, Giá trị tâm linh, Giá trị nghệ 
thuật và Giá trị sinh thái. Trong đó, nhân tố giá trị 
lịch sử có tác động mạnh nhất đến sự hấp dẫn của 
tài nguyên du lịch huyện Phong Điền. 
Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu có liên 
quan đến chủ đề các nhân tố tác động đến sự phát 
triển du lịch trước đó, cùng với việc khảo sát thực tế 
tại Nam Du từ 5/2017 – 7/2017, các giả thuyết được 
đề xuất như sau: 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch quần đảo Nam Du, 
huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 103 
Từ kết quả sơ bộ, thang đo Likert 5 được sử dụng 
với mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không 
đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý 
cho các biến quan sát. Sáu tiêu chí và 33 biến đo 
lường được sử dụng để đánh giá các nhân tố tác động 
đến sự phát triển du lịch Nam Du –Kiên Giang như 
sau:
Bảng 1: Thang đo các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch Nam Du – tỉnh Kiên Giang 
Tên nhân tố Kí hiệu biến Nội dung biến 
F1: Tài nguyên du 
lịch 
X1 Phong cảnh rất đẹp 
X2 Bãi biển đẹp 
X3 Hệ sinh thái tự nhiên phong phú đa dạng 
X4 Di tích lịch sử - văn hóa có giá trị 
X5 Người dân rất thân thiện, mến khách 
X6 Môi trường trong lành, chưa bị ô nhiễm 
F2: Cơ sở hạ tầng 
phục vụ du lịch 
X7 Đường sá đến điểm du lịch thuận tiện 
X8 Phương tiện giao thông có chất lượng tốt 
X9 Các tàu du lịch được trang bị áo phao, cứu hộ 
X10 Nhà vệ sinh công cộng đảm bảo phục vụ du lịch tốt 
X11 Hệ thống cung cấp điện đảm bảo phục vụ tốt 
X12 Hệ thống cung cấp nước đảm bảo phục vụ tốt 
X13 Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ tốt 
F3: Cơ sở lưu trú, 
mua sắm, tham 
quan và giải trí 
X14 Nhà nghỉ, nhà trọ sạch sẽ 
X15 Đa dạng các địa điểm mua sắm 
X16 Địa bàn du lịch có nhiều điểm tham quan hấp dẫn 
X17 Các món ăn có tính độc đáo, hấp dẫn với du khách 
X18 Dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
X19 Có nhiều hoạt động giải trí cho khách 
F4: Giá cả dịch vụ 
ở điểm du lịch 
X20 Giá cả dịch vụ ăn uống hợp lý 
X21 Giá cả dịch vụ mua sắm 
X22 Giá cả dịch vụ lưu trú hợp lý 
X23 Giá cả dịch vụ tham quan du lịch hợp lý 
F5: Hướng dẫn viên 
du lịch 
X24 Luôn thân thiện, niềm nở với khách 
X25 Sẵn sàng giúp đỡ, đáp ứng nhu cầu của khách 
X26 Có kiến thức và kĩ năng du lịch tốt 
X27 Lắng nghe và kịp thời giải quyết phàn nàn của khách 
X28 Khách luôn cảm thấy tin tưởng và hài lòng 
F6: Tình trạng an 
ninh trật tự và an 
toàn 
X29 Có tình trạng ăn xin tại điểm tham quan 
X30 Có tình trạng bán hàng rong tại điểm du lịch 
X31 Du khách bị chèo kéo, nài ép 
X32 Tình trạng trộm cắp diễn ra tại điểm du lịch 
X33 Có tình trạng bán vé tàu cao cho khách du lịch 
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần 
chính: 
Phần 1: Khai thác những thông tin chung của du 
khách như: họ tên, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, 
nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hôn nhân. 
Phần 2: Tập trung thông tin về hoạt động du lịch 
tại Nam Du, thông qua các tiêu chí như: mục đích 
chuyến đi, du khách biết đến Nam Du qua kênh 
thông tin nào, và hình thức đi du lịch đến Nam Du. 
Phần 3: Gồm các câu hỏi để đo lường các nhân 
tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở Nam Du với 
6 nhân tố và 33 biến quan sát. Các tiêu chí được đo 
lường theo thang đo Likert 5 mức độ: (1) Hoàn toàn 
không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) 
Đồng ý và (5) Rất đồng ý. 
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN 
4.1 Khái quát mẫu nghiên cứu 
Kết quả khảo sát 116 du khách, trong đó có 68 
du khách có giới tính là nam chiếm tỷ lệ 58,6% và 
48 du khách mang giới tính nữ chiếm tỷ 41,4%. Kết 
quả trên cho thấy rằng khách du lịch nam giới có xu 
hướng đến điểm tham quan này nhiều hơn nữ giới. 
Tuy nhiên, mức chênh lệch không quá lớn. Qua kết 
quả còn cho thấy sự đa dạng về độ tuổi, cụ thể như 
sau: Du khách có độ tuổi từ 18- 30 chiếm tỷ lệ cao 
nhất (62,1%) đây là những người còn khá trẻ trung, 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 104 
năng động, đã có sự tự lập và thích khám phá đến 
những điểm du lịch mới lạ. Kế đến là độ tuổi từ 31-
43 (chiếm 25%) và từ 44-56 (chiếm 11,2%). Hai 
nhóm khách này họ thường là những người có công 
việc ổn định, thường đi du lịch chung với gia đình. 
Cuối cùng là nhóm khách trên 57 tuổi chiếm tỷ lệ 
thấp nhất 1,7%. Nam Du là điểm du lịch còn khá 
mới mẻ, phương tiện di chuyển bằng tàu khá khó 
khăn, nên nhóm tuổi này thường ít đến đây vì ở độ 
tuổi này họ thường có một sức khỏe không đảm bảo. 
Mẫu nghiên cứu gồm 116 du khách đến từ các tỉnh 
thành khác nhau trên tổ quốc, chủ yếu từ các tỉnh 
Đồng bằng sông Cửu Long là chủ yếu (chiếm 93%) 
vì nhóm khách này dễ tiếp cận với điểm du lịch hơn. 
Còn lại 7% là các khách đến từ nhiều tỉnh khác nhau 
trên cả nước như: Bình Dương, Bình Phước, Lâm 
Đồng, Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh. Xét 
về nghề nghiệp của đối tượng khảo sát, cán bộ, công 
chức, viên chức chiếm tỉ lệ cao nhất (35,3 %). Đây 
là các nhóm nghề phổ biến trong xã hội đa phần họ 
có thu nhập ổn định, làm việc trong môi trường có 
tổ chức nên họ thường đi du lịch theo cơ quan, tổ 
chức, công ty, du lịch của nhóm khách này thường 
vào dịp nghỉ lễ hay dịp hè. Kế đến là sinh viên chiếm 
tỉ lệ là 23,3%, họ là những người còn khá trẻ, đang 
có xu hướng thích khám phá. Sinh viên thường tiếp 
nhận các thông tin quảng bá du lịch từ các trang 
mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, zalo, 
viber rất nhanh chóng. Nhóm du khách làm nông 
dân, công nhân và làm kinh doanh chiếm tỉ lệ lần 
lượt là 18,2% và 10,3%. Ngoài ra, còn có nhiều nghề 
nghiệp khác nhau như kế toán, kĩ sư, nhân viên văn 
phòng, những người kinh doanh trong lĩnh vực du 
lịch đến du lịch Nam Du chiếm tỉ lệ 12,9%. Qua 
khảo sát ngẫu nhiên ta có thể thấy khách đến tham 
quan Nam Du là người đọc thân chiếm 56,1%. Số 
lượng khách du lịch đã lập gia đình chiếm 43,9%. 
Như vậy, có thể thấy rằng những người độc thân có 
xu hướng đi du lịch nhiều hơn những người lập gia 
đình. Tuy nhiên mức chênh lệch không nhiều. 
Nguyên nhân có thể do đa phần những người đã lập 
gia đình đều bận rộn hơn, ít có thời gian nghỉ ngơi 
và thư giản. 
4.2 Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát 
triển du lịch tại quần đảo Nam Du 
4.2.1 Đánh giá về tiềm năng du lịch tại quần 
đảo Nam Du 
Quần đảo Nam Du với nhiều tiềm năng về du 
lịch tự nhiên như Hòn Mấu, Hòn Ngang, Hòn Nồm, 
 ... ịch tốt (X26), 
hướng dẫn viên luôn thân thiện, niềm nở với khách 
(X24) và khách luôn cảm thấy tin tưởng và hài lòng 
với hướng dẫn viên du lịch (X28). Nhân tố này có 
thể được đặt tên là “Hướng dẫn viên du lịch”. Các 
yếu tố đều có tác động thuận chiều với nhân tố F1, 
trong đó X27 có tác động mạnh nhất đến nhân tố 
“Hướng dẫn viên du lịch” do có điểm số nhân tố lớn 
nhất. 
Nhân tố 2 chịu sự tác động của 5 biến đo lường: 
giá cả dịch vụ ăn uống hợp lý (X20), giá cả dịch vụ 
mua sắm hợp lý (X21), giá cả dịch vụ lưu trú hợp lý 
(X22), giá cả dịch vụ tham quan du lịch hợp lý (X23) 
và dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm (X18). Nhân tố này có thể được đặt tên là “Giá 
cả dịch vụ du lịch và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các 
yếu tố đều có tác động thuận chiều với nhân tố F2, 
trong đó X20 có tác động mạnh nhất đến nhân tố 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 109 
“Giá cả dịch vụ du lịch và an toàn vệ sinh thực 
phẩm” do có điểm số nhân tố lớn nhất; vì vậy, để cải 
thiện giá cả dịch vụ quần đảo Nam Du thì cần quan 
tâm đến giá cả dịch vụ ăn uống hợp lý. 
Bảng 4: Ma trận nhân tố sau khi xoay 
Biến đo lường Nhân tố 1 2 3 4 5 6 
X27 0,904 
X25 0,865 
X26 0,861 
X24 0,851 
X28 0,829 
X20 0,878 
X21 0,861 
X22 0,730 
X23 0,662 
X18 0,660 
X31 0,905 
X32 0,847 
X29 0,756 
X33 0,645 
X30 0,602 
X16 0,861 
X19 0,753 
X15 0,715 
X11 0,923 
X12 0,867 
X1 0,856 
X2 0,789 
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp khách du lịch năm 2017, n=116)
Nhân tố 3 chịu sự tác động của 5 biến đo lường: 
du khách bị chèo kéo, nài ép (X31), tình trạng trộm 
cắp diễn ra tại điểm du lịch (X32), tình trạng ăn xin 
tại điểm du lịch (X29), tình trạng bán vé tàu cao cho 
khách du lịch (X33) và tình trạng bán hàng rong tại 
điểm du lịch (X30). Nhân tố này có thể được đặt tên 
là “Tình trạng an ninh trật tự an toàn”. Các yếu tố 
đều có tác động thuận chiều với nhân tố F3, trong 
đó X31 có tác động mạnh nhất đến nhân tố “Tình 
trạng an ninh trật tự an toàn” do có điểm số nhân tố 
lớn nhất; vì vậy, để tình trạng an ninh trật tự an toàn 
trên quần đảo Nam Du thì cần chú trọng cải thiện 
tình trạng chèo kéo và nài ép du khách. 
Nhân tố 4 chịu sự tác động của 3 biến đo lường: 
địa bàn có nhiều điểm tham quan hấp dẫn (X16), có 
nhiều hoạt động giải trí (X19), đa dạng các điểm 
mua sắm (X15). Nhân tố này có thể được đặt tên là 
“Hoạt động mua sắm, tham quan và giải trí”. Các 
yếu tố đều có tác động thuận chiều với nhân tố F4, 
trong đó X16 có tác động mạnh nhất đến nhân tố 
“Hoạt động mua sắm, tham quan và giải trí” do có 
điểm số nhân tố lớn nhất; vì vậy, để nâng cao hoạt 
động mua sắm, tham quan và giải trí trên quần đảo 
Nam Du thì cần quan tâm đến đầu tư các điểm tham 
quan hấp dẫn trên đảo. 
Nhân tố 5 chịu sự tác động của 2 biến đo lường: 
hệ thống điện đảm bảo phục vụ du lịch tốt (X11) và 
hệ thống nước đảm bảo phục vụ du lịch tốt (X12). 
Nhân tố này có thể được đặt tên là “Cơ sở hạ tầng 
phục vụ du lịch”. Các yếu tố đều có tác động thuận 
chiều với nhân tố F5, trong đó X11 có tác động 
mạnh nhất đến nhân tố “Cơ sở hạ tầng phục vụ du 
lịch” do có điểm số nhân tố lớn nhất; do đó, để nâng 
cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thì cần 
quan tâm hơn nữa hệ thống điện cũng như hệ thống 
nước đảm bảo phục vụ du lịch trên quần đảo Nam 
Du. 
Nhân tố 6 chịu sự tác động của 2 biến đo lường: 
phong cảnh rất đẹp (X1) và bãi biển đẹp (X2). Nhân 
tố này có thể được đặt tên là “Cảnh quan thiên 
nhiên”, trong đó X1 có tác động mạnh nhất đến nhân 
tố “Tài nguyên du lịch” do có điểm số nhân tố lớn 
nhất. 
Để đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến 
sự phát triển du lịch quần đảo Nam Du huyện Kiên 
Hải, tỉnh Kiên Giang, cần tiến hành thống kê mô tả 
cho các biến quan sát. Để thuận lợi hơn cho việc 
nhận xét, các quy ước như sau được thực hiện: 
Mean < 1,8: Mức thấp 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 110 
1,8 ≤ Mean ≤ 2,6: Mức trung bình 
2,61≤ Mean ≤ 3,4: Mức Khá 
3,41 ≤ Mean ≤ 4,2: Mức tốt 
4,21 ≤ Mean ≤ 5,0: Mức rất tốt
Bảng 5: Đánh giá của du khách về các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch Nam Du 
Kí hiệu 
biến Tiêu chí 
Giá trị trung 
bình Độ lệch chuẩn 
 Hướng dẫn viên du lịch 
X27 Hướng dẫn viên lắng nghe và kịp thời giải quyết phàn nàn của khách 3,86 0,89 
X25 Hướng dẫn viên sẵn sàng giúp đỡ, đáp ứng yêu cầu của khách 4,03 0,85 
X26 Hướng dẫn viên có kiến thức và kĩ năng du lịch tốt 3,76 0,94 
X24 Hướng dẫn viên luôn thân thiện, niềm nở với khách 3,96 0,87 
X28 Khách luôn cảm thấy tin tưởng và hài lòng với hướng dẫn viên du lịch 3,80 0,90 
 Giá cả dịch vụ và an toàn vệ sinh thực phẩm 
X20 Giá cả dịch vụ ăn uống hợp lý 3,41 0,88 
X21 Giá cả dịch vụ mua sắm hợp lý 3,27 0,91 
X22 Giá cả dịch vụ lưu trú hợp lý 3,53 0,76 
X23 Giá cả dịch vụ tham quan du lịch hợp lý 3,63 0,79 
X18 Dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 3,37 0,89 
 Tình hình an ninh trật tự và an toàn 
X31 Du khách bị chèo kéo, nài ép 2,26 0,95 
X32 Tình trạng trộm cắp diễn ra tại điểm du lịch 2,34 0,95 
X29 Tình trạng ăn xin tại điểm du lịch 2,25 1,11 
X33 Tình trạng bán vé tàu cao cho khách du lịch 2,83 1,09 
X30 Tình trạng bán hàng rong tại điểm du lịch 2,75 1,06 
 Hoạt động mua sắm, tham quan và giải trí 
X16 Địa bàn có nhiều điểm tham quan hấp dẫn 3,19 0,95 
X19 Có nhiều hoạt động giải trí cho khách 2,71 1,02 
X15 Đa dạng các điểm mua sắm 2,80 0,93 
 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
X11 Hệ thống điện đảm bảo phục vụ du lịch tốt 3,07 1,01 
X12 Hệ thống nước đảm bảo phục vụ du lịch tốt 3,23 1,02 
 Cảnh quan thiên nhiên 
X1 Phong cảnh rất đẹp 4,01 0,85 
X2 Bãi biển đẹp 4,05 0,71 
(Nguồn: Phỏng vấn khách du lịch đến Nam Du 2017, n=116) 
Kết quả phân tích thống kê mô tả thông qua đánh 
giá của 116 du khách du lịch tại quần đảo Nam Du, 
huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang được thể hiện cụ 
thể qua Bảng 5 cho thấy: 
Nhóm thang đo “Hướng dẫn viên du lịch” bao 
gồm 5 biến quan sát được đánh giá ở mức độ tốt với 
giá trị trung bình 3,88, điều đó cho thấy hướng dẫn 
viên du lịch tác động tốt đến sự phát triển du lịch của 
quần đảo Nam Du, tuy nhiên cần phải đảm bảo tốt 
chất lượng hướng dẫn viên du lịch nơi đây hơn để 
thu hút thêm những nguồn khách hiện có và nguồn 
khách tiềm năng đến đây du lịch. 
Nhóm thang đo “Giá cả dịch vụ và an toàn vệ 
sinh thực phẩm” bao gồm 5 biến quan sát được đánh 
giá ở mức độ tốt với giá trị trung bình 3,44 qua đó 
thấy được rằng giá cả dịch vụ và an toàn vệ sinh có 
sự tác động tốt đến sự phát triển du lịch của quần 
đảo Nam Du, tuy nhiên cần phải đảm bảo bình ổn 
giá cả dịch vụ hợp lý và đảm bảo an toàn vệ sinh nơi 
đây hơn để Nam Du trở thành điểm du lịch lý tưởng 
trong mắt mỗi du khách. 
Nhóm thang đo “Tình trạng an ninh trật tự và an 
toàn” bao gồm 5 biến quan sát được đánh giá ở mức 
độ trung bình với giá trị trung bình 2,49, qua đó thấy 
được rằng tình trạng an ninh trật tự chỉ tác động ở 
mức trung bình đối với sự phát triển du lịch của quần 
đảo Nam Du; vì thế, cần nâng cao an ninh trật tự an 
toàn cho điểm đến nơi đây hơn mỗi khi du khách 
đến luôn cảm thấy là Nam Du là một điểm đến an 
toàn. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 111 
Nhóm thang đo “Hoạt động mua sắm tham quan 
và giải trí” bao gồm 3 biến quan sát được đánh giá 
ở mức độ khá với giá trị trung bình 2,90, qua đó thấy 
được rằng hoạt động mua sắm, tham quan và giải trí 
tác động khá đến sự phát triển du lịch của quần đảo 
Nam Du, tuy nhiên cũng cần phải đa dạng hóa các 
điểm mua sắm, tham quan và giải trí hơn để đảm bảo 
việc phục vụ khách du lịch ngày một tốt hơn. 
Nhóm thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” 
bao gồm 2 biến quan sát được đánh giá ở mức độ 
khá với giá trị trung bình 3,15, qua đó thấy được 
rằng cơ sở hạ tầng du lịch tác động khá đến sự phát 
triển du lịch của quần đảo Nam Du, tuy nhiên cần 
phải nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đảm bảo 
phục vụ du khách tốt. 
Nhóm thang đo “Cảnh quan thiên nhiên” bao 
gồm 2 biến quan sát được đánh giá ở mức độ tốt với 
giá trị trung bình 4,03, qua đó thấy được rằng cơ sở 
hạ tầng du lịch tác động tốt đến sự phát triển du lịch 
của quần đảo Nam Du, tuy nhiên cần phải đảm bảo 
chất lượng môi trường nguyên thủy vốn có và có 
những giải pháp thích hợp để giữ môi trường trong 
lành, sạch đẹp trong tương lai mà vẫn phục vụ tốt 
cho du khách. 
4.4 Kết luận 
Nhìn chung, quần đảo ở Nam Du có điều kiện tự 
nhiên thuận lợi phù hợp phát triển nhiều hoạt động 
du lịch khác nhau như: tắm biển, du thuyền và lặn 
ngắm san hô, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo 
tồn biển, đảo và du lịch thể thao biển và các loại hình 
du lịch “Phượt” rất được giới trẻ ưa chuộng, là xu 
hướng du lịch mới hiện nay. Đồng thời, cảnh quan 
thiên nhiên đẹp và thanh bình, khí hậu điều hòa, địa 
hình đồi nhỏ đây là điều hấp dẫn cho du khách. Bên 
cạnh đó, trên quần đảo Nam Du thường có phong 
tục tập quán, tín ngưỡng lịch sử và các lễ hội truyền 
thống của người dân địa phương đã góp phần thu hút 
khách du lịch như miếu bà Chúa, Giếng Vua 
Ngoài ra, với nét văn hoá ẩm thực đặc sắc với các 
món đặc trưng của cá xương xanh, nhum. Tuy nhiên, 
rác thải là vấn đề đặt ra cần giải quyết cho quần đảo 
Nam Du để hướng đến việc phát triển bền vững. Về 
không gian du lịch, quần đảo Nam Du thu hút du 
khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Tuy nhiên, theo 
xu hướng phát triển du lịch, các công trình kiến trúc, 
khách sạn, nhà nghỉ đang được xây dựng theo kiến 
trúc hiện đại sẽ phá vỡ cảnh quan tự nhiên, làm mất 
đi hình ảnh vốn có của Nam Du. 
Thông qua nghiên cứu, kết quả đánh giá của 116 
du khách cho thấy có sáu nhân tố tác động đến sự 
phát triển du lịch ở quần đảo Nam Du bao gồm: 
Hướng dẫn viên du lịch; Giá cả dịch vụ du lịch và 
an toàn vệ sinh thực phẩm; Tình hình an ninh trật tự 
an toàn; Hoạt động mua sắm, tham quan và giải trí; 
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; Tài nguyên du lịch. 
4.5 Một số đề xuất để phát triển du lịch ở 
quần đảo Nam Du bền vững 
Chính quyền địa phương cần tăng cường công 
tác kiểm tra, tổ chức hoạt động thu gom rác mỗi 
ngày, tổ chức các chuyên đề về vấn đề ô nhiễm môi 
trường và các tác hại của rác thải ảnh hưởng đến đời 
sống, sinh hoạt và cảnh quan trên địa bàn cho người 
dân nắm thông tin. 
Chính quyền địa phương tăng cường vận động 
cho người dân ý thức tham gia vào việc bảo vệ môi 
trường, đặc biệt là môi trường biển đảo, cần có chính 
sách khuyến khích người dân tham gia thu gom rác, 
thành lập đội tình nguyện viên làm những công tác 
tình nguyện như thu gom rác thải ở các bãi biển. 
Bố trí thêm nhiều thùng đựng rác, hố chứa rác 
thải trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi làm tổn 
hại đến môi trường; Quy quy định các ghe, tàu chở 
khách tham quan phải có thùng đựng rác; yêu cầu 
các lái tàu và hướng dẫn viên thường xuyên nhắc 
nhở du khách về việc bảo vệ môi trường trong lúc 
tham quan; thành lập đội thường xuyên kiểm tra và 
đưa ra khung xử phạt hợp lý cho từng trường hợp 
gây ô nhiễm môi trường hoặc những trường hợp phá 
hại các tài nguyên biển. 
Ngoài ra, chính quyền nên tận dụng sức gió tại 
Nam Du để sản xuất năng lượng sạch phục vụ cho 
người dân trên đảo nhằm tránh tình trạng thiếu điện 
sử dụng và bảo vệ môi trường. Nhân tố tài nguyên 
thiên nhiên là nhân tố có tác động tốt đến sự phát 
triển du lịch tại quần đảo Nam Du, vì vậy việc bảo 
vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường du lịch là 
việc làm quan trọng cấp cần thực hiện ngay không 
chỉ đối với chính quyền địa phương mà còn cả du 
khách và cư dân bản địa, cần kêu gọi đầu tư phát 
triển với các dự án bảo tồn cảnh quan và môi trường 
quanh đảo. 
Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, ban 
quản lí du lịch và các bộ phận có liên quan cần có 
những định hướng và kế hoạch hợp lý, sao cho các 
công trình hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên và 
không làm mất đi vẻ mỹ quan tự nhiên. Đồng thời, 
ban quản lý du lịch cần có biện pháp quản lý sức 
chứa tại các điểm du lịch để tránh tình trạng quá tải 
ở các bãi biễn, cần có kế hoạch quy hoạch cụ thể, 
mở rộng diện tích các bãi biển cho du khách có 
không gian rộng rãi và thoải mái, đáp ứng nhu cầu 
cao độ của du khách vào mùa cao điểm. 
Ủy ban nhân dân xã An Sơn cần phát huy vai trò 
lãnh đạo của mình trong việc xúc tiến phát triển du 
lịch thường xuyên thực hiện công tác thanh tra kiểm 
tra các cơ sở kinh doanh du lịch về cơ sở vật chất kỹ 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1C (2019): 100-112 
 112 
thuật phục vụ du lịch như: quán ăn, nhà nghỉ và tàu 
du lịch... nhằm đảm bảo an toàn cho du khách mỗi 
dịp đến đây. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự 
quanh đảo xử lí một số tình trang chèo kéo, ăn xin 
thách giá du khách tại các điểm du lịch; xử lí nghiêm 
tình trạng trộm cắp tại điểm du lịch và nhà nghỉ dành 
cho khách, bố trí thêm lực lượng cứu hộ tại các bãi 
biển, tại cầu cảng nhằm hạn chế tình trạng làm mất 
an ninh trật tự và tình trạng trộm cắp; thống nhất về 
giá cả của các mặt hàng tại khu vực mua sắm. 
Chính quyền địa phương nên khuyến khích và 
hỗ trợ vốn cho người dân địa phương tham gia vào 
hoạt động nuôi cá lồng bè. Nghề nuôi cá lồng bè vừa 
đem lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo tồn làng nghề 
truyền thống và góp phần phát triển sản phẩm du 
lịch. 
Đối với hướng dẫn viên du lịch, cần quan tâm 
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nhằm trang 
bị cho các hướng dẫn viên những kiến thức chuyên 
ngành cũng như kiến thức nghiệp vụ. Đặc biệt, quan 
tâm nhiều nhất là thái độ thân thiện, chân thành, 
nhiệt tình của hướng dẫn viên đối với du khách vì 
đây là thái độ tác động lớn nhất đến thái độ của 
hướng dẫn viên. Điều này góp phần tác động đến sự 
phát triển của Nam Du ngày một tốt hơn. Ủy Ban 
Nhân Dân xã An Sơn cần khuyến khích cộng đồng 
dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch 
như hướng dẫn khách tham quan, bán các hàng lưu 
niệm mang đậm giá trị bản địa cũng như vận chuyển 
hành khách nhưng phải được đào tạo một cách bài 
bản chuyên môn thông qua đó họ có ý thức hơn 
trong việc giữ gìn an ninh trật tự cũng như bảo vệ 
môi trường ngày một tốt hơn./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Clare, L., 2006. Tourism clusters on the Murray 
River: success factors and barriers. Australasian 
Journal of Regional Studies. 12(3): 321-342. 
Nguyễn Thị Bảo Châu, Nguyễn Quốc Nghi và Ong 
Thị Ến Nga, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự 
hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong 
Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ. 42: 91-98. 
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu 
khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao 
Động - Xã Hội, Hà Nội, 593 trang. 
Islam, M.S., 2015. Study on factors influencing 
tourism: Way forward for sustainable tourism in 
Bangladesh. Journal of Tourism, Hospitality and 
Sports, 6, 1-13. 
Sirakaya, T.E., Uysal, M., Hammitt, W., Vaske, J.J., 
2017. Research Methods for Leisure, Recreation 
and Tourism. Cambridge University Press. 
Cambridge, 278 pages. 
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, 
2016. Số liệu thống kê du lịch năm 2017. 
Uỷ ban Nhân dân xã Nam Du, 2017. Số liệu thống 
kê xã Nam Du năm 2017.

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_su_phat_trien_du_lich_tai_quan_dao.pdf