Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp

dẫn của tài nguyên du lịch (TNDL) huyện Phong Điền, thành phố Cần

Thơ. Sốliệu của nghiên cứuđược thu thập từ 116 du khách trong và ngoài

nước đến tham quan và trải nghiệm du lịch Phong Điền. Thông qua ứng

dụng mô hình phân tích nhân tố (EFA) kết hợp phân tích hồi quy đa biến

(MLR), nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của

TNDL huyện Phong Điền là: Giá trị lịch sử, Giá trị tâm linh, Giá trị nghệ

thuật và Giá trị sinh thái. Trong đó, nhân tố Giá trị lịch sử có tác động

mạnh nhấtđến sựhấp dẫn của TNDL huyện PhongĐiền.

pdf 8 trang kimcuc 9080
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 91 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HẤP DẪN CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH 
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Nguyễn Thị Bảo Châu, Nguyễn Quốc Nghi và Ong Thị Ến Nga 
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ 
Thông tin chung: 
Ngày nhận: 04/11/2015 
Ngày chấp nhận: 29/02/2016 
Title: 
Factors affecting the 
attractiveness of tourism 
resources in Phong Dien 
district, Can Tho city 
Từ khóa: 
Sự hấp dẫn, tài nguyên du 
lịch, giá trị lịch sử, huyện 
Phong Điền 
Keywords: 
Attractiveness, Phong Dien 
district, tourism resources, 
value of history 
ABSTRACT 
This study is aimed to determine the factors affecting the attractiveness of 
tourism resources in Phong Dien district, Can Tho city. Research data 
from the study were collected from 116 domestic and foreign tourists 
visitting and experiences in Phong Dien district. The methods of 
exploratory factor analysis (EFA) and multiple regression (MLR) were 
used. The study results showed that there are 4 factors affecting the 
attractiveness of tourism resources in Phong Dien including: value of 
history, value of spirituality, value of arts and value of ecology. The value 
of history, in particular, is the highest impact factor to the appeal of 
tourism resources in Phong Dien district. 
TÓM TẮT 
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp 
dẫn của tài nguyên du lịch (TNDL) huyện Phong Điền, thành phố Cần 
Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 116 du khách trong và ngoài 
nước đến tham quan và trải nghiệm du lịch Phong Điền. Thông qua ứng 
dụng mô hình phân tích nhân tố (EFA) kết hợp phân tích hồi quy đa biến 
(MLR), nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của 
TNDL huyện Phong Điền là: Giá trị lịch sử, Giá trị tâm linh, Giá trị nghệ 
thuật và Giá trị sinh thái. Trong đó, nhân tố Giá trị lịch sử có tác động 
mạnh nhất đến sự hấp dẫn của TNDL huyện Phong Điền. 
Trích dẫn: Nguyễn Thị Bảo Châu, Nguyễn Quốc Nghi và Ong Thị Ến Nga, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ. 42d: 91-98. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Du lịch là một ngành có sự định hướng tài 
nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch (TNDL) là một 
trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để 
hình thành và phát triển du lịch của một địa 
phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng 
của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên 
trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự 
phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch của 
một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn 
TNDL của địa phương đó. Có nhiều phương cách 
để đánh giá TNDL nhưng có thể kể đến 4 phương 
cách: (1) Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: Kiểu đánh giá 
này thường dựa vào cảm nhận, sở thích của du 
khách, dân cư đối với các loại tài nguyên môi 
trường du lịch thông qua việc điều tra thống kê và 
điều tra xã hội; (2) Kiểu sinh khí hậu: Nhằm đánh 
giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích 
hợp nhất của sức khỏe con người, hoặc một kiểu 
hoạt động nào đó khi đi du lịch. Kiểu đánh giá này 
chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu, định giá trị của 
các loại TNDL đối với một số loại hình du lịch nào 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 92 
đó, hoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, 
các khu du lịch, các trung tâm du lịch; (3) Kiểu 
đánh giá kỹ thuật: Là kiểu sử dụng các tiêu chí và 
các phương tiện kỹ thuật vào việc đánh giá số 
lượng và chất lượng của tài nguyên du lịch nhằm 
xác định giá trị của TNDL đối với các loại hình 
phát triển du lịch hoặc trong quá trình lập và thực 
hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các 
hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định và (4) Kiểu 
đánh giá kinh tế: Là vận dụng các phương pháp và 
các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả kinh tế - xã hội 
hiện tại và trong tương lai của các khu vực có 
nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ cho phát 
triển du lịch (Giáp, 2002). Nghiên cứu này áp dụng 
phương cách đánh giá theo kiểu tâm lý – thẩm mỹ 
nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp 
dẫn của TNDL Phong Điền trong sự cảm nhận và 
trải nghiệm của du khách. Kết quả nghiên cứu sẽ 
cung cấp những thông tin khoa học và thực tiễn 
góp phần định hướng khai thác hiệu quả nguồn 
TNDL huyện Phong Điền trong thời gian tới. 
2 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 
Vị trí địa lý: Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm 
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 
Hội tụ đầy đủ các lợi thế về vị trí địa lý và tài 
nguyên, Cần Thơ không chỉ có tiềm năng phát triển 
về nông nghiệp, thủy sản, mà còn có khả năng rất 
lớn trong việc phát triển du lịch và hạ tầng phục vụ 
du lịch. Thành phố Cần Thơ gồm 5 quận: Ninh 
Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 
huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, 
trong đó, Phong Điền được xem là “lá phổi xanh” 
của vùng đất Tây Đô, Huyện Phong Điền gồm 6 xã 
(Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ 
Khánh, Trường Long) và thị trấn Phong Điền, là 
nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với 
những di tích lịch sử như Lộ Vòng Cung, chiến 
thắng ông Hào, mộ cụ Phan Văn Trị, cùng 
những vườn cây ăn trái bạt ngàn. Phong Điền sẽ có 
nhiều cơ hội hơn nữa để phát triển các loại hình du 
lịch sinh thái miệt vườn và văn hóa truyền thống. 
Hình 1: Bản đồ du lịch huyện Phong Điền 
Nguồn:  
Chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT - XH): Năm 2014, 
hầu hết các chỉ tiêu KT - XH, quốc phòng, an ninh 
của huyện Phong Điền đều đạt và vượt kế hoạch. 
Sản lượng thu hoạch lúa được 62.008,4 tấn, đạt 
114,64% kế hoạch; sản lượng thu hoạch rau, màu 
đạt 36.781 tấn, đạt 106,5% kế hoạch; sản lượng cây 
ăn trái thu hoạch đạt 70.500 tấn, đạt 111% kế 
hoạch. Điều này cho thấy các vườn cây ăn trái của 
Phong Điền rất có tiềm năng để phát triển. Ước giá 
trị sản xuất công nghiệp – tiểu thu công nghiệp đạt 
917,52 tỉ đồng, tăng 9,70%. Tổng mức bán lẻ hàng 
hóa và doanh thu dịch vụ được 1.649 tỉ đồng, đạt 
110,67% kế hoạch. Huyện Phong Điền cũng đẩy 
mạnh xúc tiến thương mại thông qua các chương 
trình đưa hàng Việt về nông thôn; tăng cường công 
tác quảng bá du lịch Phong Điền. Trong năm 2014, 
các khu du lịch trên địa bàn huyện tiếp đón 
471.405 lượt khách, trong đó có khoảng 10% 
khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt khoảng 46,4 
tỉ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2013. Chính sách 
an sinh xã hội, công tác quốc phòng, an ninh được 
giữ vững1. 
Chỉ tiêu văn hóa – xã hội: Mặc dù tình hình 
kinh tế vẫn còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư từ 
ngân sách còn hạn chế nhưng trên cơ sở quán triệt 
sâu rộng trong cả hệ thống chính trị và được sự ủng 
hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, chương 
trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm qua 
tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Đáng lưu ý là công 
cuộc XDNTM năm qua tiếp tục đạt được nhiều kết 
quả. Đáng lưu ý là công cuộc XDNTM của huyện 
nhận được sự đóng góp tích cực từ nhiều tập thể, 
cá nhân trong và ngoài huyện. Đặc biệt phải kể đến 
sự chung tay của 246 tập thể, cá nhân đã đóng góp 
trên 239 tỉ đồng, chiếm 30% số vốn đầu tư thực 
hiện các tiêu chí. Thời gian qua, phần lớn kinh phí 
XDNTM của huyện Phong Điền sử dụng đúng mục 
đích, tập trung cho tiêu chí giao thông, thủy lợi, 
hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế Việc 
hoàn thiện các tiêu chí này góp phần giải quyết yêu 
cầu bức xúc trong đời sống và thực tế sản xuất tại 
địa phương nên được sự đồng thuận, ủng hộ của 
nhân dân2. 
1 Huỳnh Quốc Hoàng (2014), HĐND các quận 
Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn và huyện Phong Điền 
họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an 
ninh năm 2014,  
detnews&catid=55&id=158182 , truy cập thứ sáu, ngày 
12/12/2014. 
2 Mỹ Thanh (2015), Phong Điền hướng đến mục tiêu 
huyện nông thôn mới,  
?mod=detnews&catid=1402&id=160417 , truy cập thứ 
ba ngày 10/02/2015. 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 93 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1 Mô hình nghiên cứu 
TNDL bao gồm hai dạng: TNDL tự nhiên và 
TNDL nhân văn. Các yếu tố: địa hình, khí hậu, 
thủy văn và sinh vật thuộc nhóm TNDL tự nhiên. 
Nhóm TNDL nhân văn gồm truyền thống văn hóa, 
các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch 
sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình 
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn 
hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng 
phục vụ mục đích du lịch (Luật Du lịch Việt Nam, 
2005). Hay nói cách khác, TNDL là tổng thể tự 
nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của 
chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ 
được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng 
nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền 
vững. Để khai thác và tận dụng hiệu quả nguồn 
TNDL, đánh giá đúng giá trị của TNDL có ý nghĩa 
thiết thực. Tuy nhiên, đánh giá các loại TNDL là 
một việc làm khó và phức tạp vì có liên quan tới 
yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý của con 
người. Cùng với “khả năng sử dụng”, “tính hấp 
dẫn” của TNDL là tiêu chí quan trọng để đánh giá 
TNDL (Weipeng and Limeng, 2014). Tính hấp dẫn 
của TNDL bao gồm nhiều yếu tố như: Chris 
Cocklin et al. (1989) đã chứng minh giá trị lịch sử 
là một trong các yếu tố quyết định nhất đến sự hấp 
dẫn của tài nguyên du lịch. Julianna Priskin (2000) 
cũng nhận thấy giá trị lịch sử có tác động rất lớn 
đến mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. 
Weipeng and Limeng (2014) cho rằng ngoài giá trị 
lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật cũng là yếu tố 
quan trọng tạo nên tính hấp dẫn của TNDL. Như 
vậy, tính hấp dẫn của TNDL nói chung được quyết 
định bởi 2 yếu tố: Giá trị lịch sử, Giá trị nghệ thuật. 
Mô hình nghiên cứu sự hấp dẫn của TNDL Phong 
Điền kế thừa và sử dụng hai yếu tố này. Ngoài ra, 
thực tiễn cho thấy, huyện Phong Điền là một trong 
những điểm thu hút du lịch nổi tiếng ở thành phố 
Cần Thơ. Hằng năm, khách du lịch trong và ngoài 
nước đến đây để trải nghiệm du lịch miệt vườn 
sinh thái và đặc biệt họ rất quan tâm đến các giá trị 
tâm linh ở các thiền viện, chùa chiền của Phong 
Điền. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về sự hấp dẫn 
của TNDL Phong Điền, yếu tố về giá trị sinh thái 
và giá trị tâm linh phải được đề cập trong mô hình 
nghiên cứu. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên 
cứu như sau: 
Bảng 1: Diễn giải các biến thành phần của các thang đo 
Ký hiệu BIẾN QUAN SÁT Đo lường 
ST1 Nhiều con sông, kênh rạch tạo ấn tượng. Likert 1-5 
ST2 Chợ nổi phong Điền hấp dẫn, thú vị Likert 1-5 
ST3 Có nhiều loại trái cây ngon Likert 1-5 
ST4 Phong Điền có bầu không khí du lịch sinh thái đặc trưng vùng sông nước Likert 1-5 
ST5 Không khí miệt vườn là điểm thu hút để đến với Phong Điền Likert 1-5 
LS1 Có nhiều di tích lịch sử phong phú và đa dạng Likert 1-5 
LS2 Được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử Likert 1-5 
LS3 Giữ gìn được nếp sống truyền thống Likert 1-5 
LS4 Nét văn hóa truyền thống được phát triển Likert 1-5 
TL1 Tôi bị hấp dẫn bởi kiến trúc khi đến vãn cảnh chùa của Phong Điền Likert 1-5 
TL2 Các lễ hội tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của việc thờ phụng Likert 1-5 
TL3 Tôi cảm thất pho tượng cổ mang nét đẹp thánh thiện Likert 1-5 
TL4 Tín ngưỡng địa phương có ảnh hưởng đến cách đối xử của mọi người với nhau Likert 1-5 
TL5 Mọi người trong cộng đồng đều được tham gia cử hành nghi lễ không phân biệt tầng lớp Likert 1-5 
TL6 Tôi cảm thấy tục thờ cúng là một lễ tục độc đáo mang giá trị truyền thống sâu sắc Likert 1-5 
NT1 Phong Điền có nhiều loại nghệ thuật dân gian (vọng cổ, dân ca, cải lượng) Likert 1-5 
NT2 Tôi cảm thấy các nghệ nhân Phong Điền đờn ca tài tử phóng khoáng, hào sảng. Likert 1-5 
NT3 Tôi được thưởng thức tài năng tấu nhạc, giọng ca ngọt ngào của các nghệ nhân Likert 1-5 
NT4 Tôi được thưởng thức giá trị nghệ thuật độc đáo Likert 1-5 
HD1 Du lịch Phong Điền thu hút bởi nét đẹp sinh thái tự nhiên Likert 1-5 
HD2 Các loại hình nghệ thuật ở Phong Điền hấp dẫn Likert 1-5 
HD3 Du lịch Phong Điền có giá trị lịch sử phong phú và đa dạng Likert 1-5 
HD4 Du lịch Phong Điền có giá trị tâm linh rất thiêng liêng, được quý trọng Likert 1-5 
Nguồn: Mirela Mazilu et al (2014), Akgoz Erkan PhD (2014); Nasing Phra Thanuthat et al. (2014) 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 94 
Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 
3.2 Phương pháp phân tích 
Các phương pháp phân tích được sử dụng trong 
nghiên cứu bao gồm: Kiểm định độ tin cậy 
Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá và 
phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến: 
Kiểm định độ Cronbach’s alpha được sử 
dụng để kiểm tra độ tin cậy sơ bộ của thang đo 
trước khi đưa vào phân tích nhân tố. Kiểm định độ 
tin cậy các biến đo lường của thang đo hình ảnh và 
trải nghiệm của điểm đến du lịch vườn Phong Điền 
sẽ được thực hiện trong nghiên cứu này dựa vào hệ 
số kiểm định Cronbach’s Alpha của các thành phần 
thang đo và hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi biến 
đo lường. Thang đo có độ tin cậy chấp nhận được 
nếu đạt hệ số Cronbach’s Alpha tổng lớn hơn hoặc 
bằng 0,6. Các biến có hệ số tương quan tổng biến 
(Corrected item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 được 
xem là “biến rác” sẽ bị loại và thang đo sẽ được 
chọn khi hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,6 
(Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). 
Giá trị tâm linh 
TL1: Kiến trúc chùa chiền độc đáo 
TL2: Các lễ hội tôn trọng các nguyên tắc của việc 
thờ phụng 
TL3: Pho tượng cổ mang nét đẹp thánh thiện 
TL4: Tín ngưỡng địa phương có ảnh hưởng đến 
cách đối xử của mọi người với nhau 
TL5: Mọi người trong cộng đồng đều được tham 
gia cử hành nghi lễ không phân biệt tầng lớp 
TL6: Thờ cúng là một lễ tục độc đáo mang giá trị 
truyền thống sâu sắc. 
Giá trị lịch sử 
LS1: Có nhiều di tích lịch sử phong phú và đa dạng 
LS2: Được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử 
LS3: Giữ gìn được nếp sống truyền thống 
LS4: Nét văn hóa truyền thống được phát triển 
Mức độ hấp dẫn của TNDL 
HD1: Du lịch Phong Điền thu hút 
bởi nét đẹp sinh thái tự nhiên 
HD2: Các loại hình nghệ thuật ở 
Phong Điền hấp dẫn 
HD3: Du lịch Phong Điền có giá 
trị lịch sử phong phú và đa dạng 
HD4: Du lịch Phong Điền có giá 
trị tâm linh rất thiêng liêng, được 
quý trọng 
Giá trị sinh thái 
ST1: Nhiều con sông, kênh rạch tạo ấn tượng 
ST2: Chợ nổi phong Điền hấp dẫn, thú vị 
ST3: Có nhiều loại trái cây ngon 
ST4: Phong Điền có bầu không khí du lịch sinh 
thái đặc trưng vùng sông nước 
ST5: Không khí miệt vườn là điểm thu hút để đến 
với Phong Điền 
Giá trị nghệ thuật 
NT1: Có nhiều loại nghệ thuật dân gian (vọng cổ, 
dân ca, cải lượng) 
NT2: Các nghệ nhân đờn ca tài tử phóng khoáng, 
hào sảng. 
NT3: Các nghệ nhân có tài năng tấu nhạc, giọng 
hát ngọt ngào 
NT4: Được thưởng thức giá trị nghệ thuật độc đáo 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 95 
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory 
Factor Analysis – EFA): Sử dụng phương pháp 
phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định và 
nhận diện các nhân tố biểu hiện sự hấp dẫn của 
TNDL Phong Điền. Phương pháp EFA dùng để rút 
gọn các biến đo lường thành các nhân tố lớn có ý 
nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối 
quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến đo 
lường. Các điều kiện cần được đảm bảo đối với kết 
quả phân tích nhân tố: (1) Hệ số tải nhân tố (Factor 
Loading) >0,5 để đảm bảo sự tương quan đơn giữa 
biến và các nhân tố; (2) Chỉ số KMO (Kaiser-
Meyer-Olkin) nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 và hệ 
số Sig. của kiểm định Bartlett <0,05 để xem xét sự 
phù hợp của phân tích nhân tố. Nếu như trị số này bé 
hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù 
hợp với các dữ liệu; (3) Phần trăm phương sai 
(Cumulative) cho biết phần trăm phương sai được 
giải thích bởi các nhân tố, số này phải lớn hơn 50%; 
Hồi quy tuyến tính đa biến (Multivariate 
linear regression - MLR): Sử dụng phân tích hồi 
qui tuyến tính đa biến xác định mức độ tác động 
của từng nhân tố biểu được tạo thành từ EFA đến 
sự hấp dẫn của TNDL Phong Điền, đảm bảo có ý 
nghĩa thống kê với các điều kiện: Độ phù hợp của 
mô hình (Sig. của kiểm định Anova<=0,05); Hiện 
tượng tự tương quan và đa cộng tuyến không đáng 
kể (1,5<DW<2,5; hệ số VIF<10) (Trọng và Ngọc, 
2008; Mai Văn Nam, 2008). 
3.3 Phương pháp thu thập số liệu 
Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách 
phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa và quốc 
tế bằng bảng câu hỏi cấu trúc. Theo nhiều nhà 
nghiên cứu, kích thước mẫu càng lớn càng tốt 
(Thọ, 2011). Hair et al. (2006) cho rằng để sử dụng 
phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu 
tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan 
sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường 
cần tối thiểu 5 quan sát. Thực tế, cỡ mẫu phục vụ 
nghiên cứu đã được thu thập là 116 quan sát, đáp 
ứng yêu cầu về cỡ mẫu của phương pháp phân tích. 
Bảng 2: Thông tin về cỡ mẫu nghiên cứu 
Khách du lịch Quan sát Tỷ lệ (%) 
Khách quốc tế 20 17,24 
Khách nội địa 96 82,75 
+Đồng bằng sông 
Cửu Long 52 54,16 
+Ngoài Đồng bằng 
sông Cửu Long 44 45,84 
Tổng 116 100,00% 
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
4.1 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 
Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo Giá 
trị lịch sử, Giá trị nghệ thuật, Giá trị tâm linh và 
Giá trị sinh thái được trình bày trong Bảng 3. Kết 
quả phân tích cho thấy các thang đo đều có độ tin 
cậy khá cao bởi hệ số Cronbach Alpha của các 
thang đo đều lớn hơn 0,7. Hơn nữa, hệ số tương 
quan biến - tổng của các mục hỏi với Cronbach 
Alpha tổng đều lớn hơn 0,3 nên tất cả biến quan sát 
(mục hỏi) thuộc các thang đo sẽ được sử dụng 
trong các phân tích nhân tố khám phá tiếp theo. 
Bảng 3: Kết quả kiểm định Crobach’s Alpha 
STT Tiêu chí Số mục hỏi của thang đo 
Hệ số Cronbach’s 
Alpha 
Hệ số tương quan 
biến tổng nhỏ nhất 
1 Giá trị sinh thái 5 0,773 0,423 
2 Giá trị lịch sử 4 0,807 0,549 
3 Giá trị tâm linh 6 0,796 0,505 
4 Giá trị nghệ thuật 4 0,722 0,434 
5 Mức độ hấp dẫn 4 0,879 0,685 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2015 
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn 
của tài nguyên du lịch huyện phong Điền 
Sau 3 vòng xoay nhân tố, kết quả phân tích 
nhân tố khám phá đã loại 2 biến quan sát thuộc 2 
thang đo Giá trị lịch sử và Giá trị tâm linh do 
không đạt yêu cầu về độ hội tụ (hệ số tải nhân tố ≥ 
0,5). Các biến quan sát bị loại khỏi mô hình bao 
gồm: LS1: Có nhiều di tích lịch sử phong phú và 
đa dạng và TL1: Kiến trúc chùa chiền độc đáo. Kết 
quả cụ thể được trình bày trong Bảng 4. 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 96 
Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố 
Biến quan 
sát 
Ma trận xoay nhân tố 
F1 F2 F3 F4 
ST1 0,640 
ST2 0,677 
ST3 0,748 
ST4 0,691 
ST5 0,784 
LS2 0,741 
LS3 0,597 
LS4 0,832 
TL2 0,637 
TL3 0,772 
TL4 0,614 
TL5 0,696 
TL6 0,664 
NT1 0,735 
NT2 0,646 
NT3 0,736 
NT4 0,803 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2015 
Nhìn chung, các thành phần thuộc các nhóm 
nhân tố sau khi phân tích EFA không có nhiều sự 
xáo trộn nên tên các nhóm nhân tố vẫn được giữ 
nguyên. Như vậy, có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng 
đến sự hấp dẫn của TNDL huyện Phong Điền bao 
gồm: Giá trị sinh thái, Giá trị tâm linh, Giá trị lịch 
sử và Giá trị nghệ thuật. 
Bảng 5: Các nhân tố mới được hình thành từ 
phân tích EFA 
Ký 
hiệu Biến quan sát Tên nhân tố 
F1 5 biến: ST1, ST2, ST3, ST4, ST5 Giá trị sinh thái 
F2 4 biến: TL3, TL4, TL5, TL6 Giá trị tâm linh 
F3 4 biến: LS2, LS3, LS4, TL2 Giá trị lịch sử 
F4 4 biến: NT1, NT2, NT3, NT4 Giá trị nghệ thuật 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2015 
Như vậy, mô hình nghiên cứu ban đầu được 
hiệu chỉnh phù hợp với thực tế nghiên cứu như sau: 
Hình 3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của TNDL huyện Phong Điền 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 97 
4.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối 
với sự hấp dẫn của TNDL huyện Phong Điền 
Kết quả phân tích nhân tố khám phá đã xác 
định 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn 
của TNDL Phong Điền. Các nhân tố này chính là 
các biến giải thích được đưa vào mô hình hồi quy 
nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố 
đến biến Y (sự hấp dẫn). Mô hình hồi qui đa biến 
được thiết lập như sau: 
Y (sự hấp dẫn) = f (F1, F2, F3, F4) 
Trong đó, các biến đưa vào phương trình hồi 
qui được xác định bằng cách tính điểm của các 
nhân tố (Factor score, nhân số). Nhân số thứ i, 
được xác định qua phương trình Fi = Wi1X1 + 
Wi2X2 +  + WikXk. Wik là hệ số nhân tố được 
trình bày trong ma trận hệ số nhân tố (Component 
Score Coefficient). Xk là biến quan sát trong nhân 
tố i. 
Bảng 6: Kết quả hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn TNDL huyện Phong Điền 
Tên biến Hệ số B Hệ số beta Mức ý nghĩa VIF 
Hằng số -2,661 - 0,000 - 
F1: Giá trị sinh thái *** 0,487 0,365 0,000 1,138 
F2: Giá trị tâm linh *** 0,476 0,258 0,001 1,556 
F3: Giá trị lịch sử *** 0,548 0,405 0,000 1,533 
F4: Giá trị nghệ thuật * 0,147 0,096 0,101 1,227 
Mức ý nghĩa mô hình 0,000 
Hệ số R2 0,657 
Durbin – Watson 1,626 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2015 
Ghi chú: (***) = mức ý nghĩa 1%; (*) = mức ý nghĩa 10% 
Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 6 
cho thấy các điều kiện của mô hình hồi quy được 
đảm bảo. Tất cả 4 biến đưa vào hồi quy đều có ý 
nghĩa thống kê và đều có sự ảnh hưởng tích cực 
đến sự hấp dẫn của TNDL Phong Điền. Trong đó, 
Giá trị lịch sử có tác động mạnh nhất đến sự hấp 
dẫn của TNDL Phong Điền. Giá trị lịch sử của một 
địa điểm du lịch càng phong phú, đa dạng thì mức 
độ hấp dẫn của TNDL càng cao bởi hầu hết du 
khách khi đặt chân đến một địa điểm du lịch nào 
đó, thì phần lớn họ đều muốn tìm hiểu về lịch sử 
hình thành nơi mình đang đến - du lịch Phong 
Điền. Nhân tố này thể hiện lịch sử hào hùng của 
dân tộc, được du khách đến cảm nhận thông qua 
cuộc sống và cảnh quan của con người nơi đây. Du 
khách đến với di tích lịch sử Phong Điền, họ có thể 
đọc được cuốn sử ghi chép về những con người, 
những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách 
chân thực về lịch sử. Bên cạnh đó, người dân 
Phong Điền vẫn giữ gìn được nếp sống truyền 
thống, các lễ hội dân gian truyền thống được phát 
triển như lễ Vu Lan và các lễ hội tôn trọng các 
nguyên tắc cơ bản của việc thờ phụng. Bên cạnh 
đó, giá trị tâm linh cũng góp phần rất lớn vào việc 
đánh giá mức độ hấp dẫn khi đến Phong Điền đối 
với du khách, sở dĩ biến giá trị tâm linh tác động 
mạnh là vì nơi đây vẫn gìn giữ khá nhiều nét hoang 
sơ của thiên nhiên, song bên cạnh đó Phong Điền 
là nơi chứa nhiều di tích lịch sử, các đền chùa rất 
linh thiêng, rất được tín ngưỡng như: Thiền viện 
Trúc Lâm Phương Nam, Di tích Giàn Gừa, được 
người dân Phong Điền tôn tạo, thờ cúng và du 
khách phương xa đều ghé để hành hương lễ phật. 
Đối với những du khách phương xa ngoài việc đến 
hành hương họ cũng muốn tìm hiểu nền văn hóa 
của Phong Điền, cùng với việc thưởng thức đờn ca 
tài tử do người dân Nam Bộ trình bày, nên đây 
cũng là một trong các yếu tố không kém phần 
quan trọng để địa danh du lịch Phong Điền hấp dẫn 
du khách. 
5 KẾT LUẬN 
Thông qua ứng dụng mô hình phân tích nhân tố 
kết hợp hồi quy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 4 
nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của TNDL 
Phong Điền, bao gồm: Giá trị sinh thái, Giá trị tâm 
linh, Giá trị lịch sử và Giá trị nghệ thuật. Trong đó, 
nhân tố Giá trị lịch sử có tác động mạnh nhất đến 
sự hấp dẫn của TNDL. Kết quả nghiên cứu là 
thông tin khoa học hữu hiệu cho các cơ quan quản 
lý du lịch, các công ty lữ hành có thể tận dụng ưu 
điểm và lợi thế của TNDL Phong Điền. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Akgoz, Erkan, 2014. Sustainable Tourism and 
Use of Local Resources as Touristic 
Products: The Case of Beysehir, 
International Journal of Research in Business 
and Social Science. 3.1 (2014): 106-107. 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016): 91-98 
 98 
Chris Cocklin, 1989. Methodological Problems in 
Evaluating Sustainability, Environmental 
Conservation. 16(04): 343 - 351. 
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng, 2008. 
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB 
Thống kê. TP. Hồ Chí Minh, 294. 
Hair, William C. Black, Barry J. Babin, Rolph E. 
Anderson, 2006. Multivariate data analysis. 
Seventh Edition. Upper Saddle River. NJ 
[etc.] : Pearson Prentice Hall, 816. 
Julianna Priskin, 2000. Assessment of natural 
resources for nature-based tourism: the case of 
the Central Coast Region of Western Australia. 
PhD thesis. The University of Western 
Australia. Western Australia, Australia. 
Mai Văn Nam, 2008. Kinh tế lượng 
(Econometrics). NXB Văn hóa Thông tin, 
TP. Hồ Chí Minh, 153. 
Mirela Mazilu, Amalia Bawdită, 2014. 
Certainties and Uncertainties in the 
Development of a Rural Tourism 
Destination. The Case of Oltenia Region, 
Romania. Journal of settlements and spatial 
planning. 3 (2014): 71-80. 
Nasing Phra Thanuthat, Chamnan Rodhetbhai, 
Ying Keeratiburana, 2014. A model for the 
Management of Cultural Tourism at Temples 
in Bangkok Thailand. Journal of Asian 
Culture and History. 6.2 (2014): 242-254. 
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên 
cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao 
động Xã hội, TP. Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Hồng Giáp, 2002. Kinh tế du lịch. 
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 
Nunnally, J., 1978. Psycometric Theory. 
McGraw-Hill. New York, 701 pages. 
Peterson, R., 1994. A Meta-Analysis of 
Cronbach’s Coefficient Alpha. Journal of 
Consumer Research, 21.2: 381-391. 
Slater, S., 1995. Issues in Conducting 
Marketing Strategy Research. Journal of 
Strategic. 3.4: 257-270. 
Weipeng and Limeng, 2014. The reconstruction 
of tourism resources evaluation model 
based on regression to the original meaning 
-Taking the tourism of the Silk Road in 
Gansu Province as example. Journal of 
Chemical and Pharmaceutical Research. 
6(5):1631-1635. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_su_hap_dan_cua_tai_nguyen_du_lich.pdf