Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh – phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã và đang góp

phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của Thành

phố (TP) theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ

nông nghiệp (HTTCLTNN) đô thị nơi đây vẫn còn những bất cập. Bài viết này phân tích

vấn đề trên từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái, đồng thời đưa ra những nhận xét để làm cơ

sở cho việc hoạch định phát triển các HTTCLTNN đô thị ở TPHCM.

pdf 7 trang kimcuc 5740
Bạn đang xem tài liệu "Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh – phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh – phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái

Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh – phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Quốc Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
171 
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ 
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 
PHÂN TÍCH TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LÍ KINH TẾ VÀ SINH THÁI 
TRẦN QUỐC VIỆT* 
TÓM TẮT 
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã và đang góp 
phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của Thành 
phố (TP) theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ 
nông nghiệp (HTTCLTNN) đô thị nơi đây vẫn còn những bất cập. Bài viết này phân tích 
vấn đề trên từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái, đồng thời đưa ra những nhận xét để làm cơ 
sở cho việc hoạch định phát triển các HTTCLTNN đô thị ở TPHCM. 
Từ khóa: tổ chức lãnh thổ, nông nghiệp đô thị, phát triển, hợp lí. 
ABSTRACT 
Forms of territorial organization of urban agriculture in Ho Chi Minh City 
- An analysis from the aspects of economic and ecology geography 
Territorial organization of agriculture in Ho Chi Minh City has been contributing to 
the development and shift of agricultural economic structure in the direction of modern. 
However, the developmental issue of territorial organization of urban agriculture still some 
of the limit. So, analysis and comments for territorial organization of urban agriculture in 
Ho Chi Minh City is essential. 
Keywords: territorial organization, urban agriculture, development, reasonable. 
* ThS 
1. Đặt vấn đề 
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị 
lớn của cả nước với diện tích 
2.095,06km2. Đây cũng là thành phố có 
dân số đông nhất cả nước với 7,75 triệu 
người (năm 2012). Trong cơ cấu GDP, 
ngành nông nghiệp TP chiếm tỉ trọng 
thấp (khoảng 1,1% năm 2012) nhưng vẫn 
được ưu tiên phát triển nhằm giải quyết 
những hệ lụy do quá trình đô thị hóa 
mang lại. [2] 
Để thúc đẩy ngành nông nghiệp đô 
thị (NNĐT) ở TP phát triển thì việc tổ 
chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị đóng 
vai trò rất quan trọng. Tổ chức lãnh thổ 
nông nghiệp đô thị có hợp lí hay không 
sẽ phản ánh trực tiếp qua sự phát triển và 
phân bố các HTTCLTNN đô thị. Vì vậy, 
việc nghiên cứu các HTTCLTNN đô thị ở 
TPHCM là rất cần thiết. Bài viết này chủ 
yếu tập trung vào phân tích thực trạng và 
đánh giá hiệu quả hoạt động của các 
HTTCLTNN đô thị dưới góc độ địa lí 
kinh tế và sinh thái. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
Về khái niệm Tổ chức lãnh thổ, có 
nhiều quan niệm khác nhau. Ngày nay, 
nó đã trở thành khoa học quản lí. Theo 
Jean Paul DecGaudmar, tổ chức lãnh thổ 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 60 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
172 
được hiểu là “nghệ thuật sử dụng lãnh thổ 
một cách đúng đắn và có hiệu quả” [6]. 
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được 
hiểu là hệ thống liên kết không gian của 
các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và 
các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình 
kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập 
trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa 
sản xuất, cho phép sử dụng hiệu quả nhất 
sự khác nhau theo lãnh thổ về điều kiện 
tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo 
năng suất lao động xã hội cao nhất (theo 
K. I. Ivanov). [6] 
Về nông nghiệp đô thị, theo Tổ 
chức Nông lương Liên hiệp quốc FAO 
(1996) và Chương trình phát triển Liên 
hiệp quốc UNDP (1999) [5] thì đây là 
những hoạt động sản xuất nông nghiệp ở 
trung tâm, ngoại ô và khu vực lân cận đô 
thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, 
chế biến và phân phối các loại thực phẩm, 
lương thực và các sản phẩm khác, sử 
dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, 
các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị 
và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại 
cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao 
cấp. NNĐT bao gồm nông nghiệp nội thị 
và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt 
động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, 
lâm nghiệp và thủy sản. 
Đây là quan niệm được nhiều nhà 
nghiên cứu và nhiều tổ chức trên thế giới 
cũng như ở Việt Nam công nhận và đánh 
giá cao. 
Các HTTCLTNN đô thị là những 
HTTCLTNN tồn tại và phát triển phù hợp 
với những đặc trưng của nền NNĐT. Ở 
TPHCM, HTTCLTNN đô thị chủ yếu bao 
gồm vườn đô thị, trang trại (TT), khu 
nông nghiệp công nghệ cao (KNNCNC), 
hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) và 
vành đai nông nghiệp xung quanh TP. 
Biểu đồ. Biến động số lượng TT giai đoạn 1985 – 2012 
Nguồn: [1] 
21 62 129
223
1248
2336
1801
2294
0
500
1000
1500
2000
2500
1985 1990 1995 2000 2003 2005 2006 2012
(số trang trại) 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Quốc Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
173 
2.2. Các hình thức tổ lãnh thổ nông 
nghiệp đô thị ở TPHCM 
2.2.1. Vườn đô thị 
Vườn đô thị là HTTCLTNN chỉ có 
mặt tại các đô thị. Đây là HTTCLTNN 
mang tính chất đặc thù và phổ biến nhất 
tại khu vực nội thị. 
Ở TPHCM, vườn đô thị hiện chưa 
thật sự phát triển. Nó chỉ phát triển manh 
mún ở một vài nơi như ban công, sân 
thượng tại một số hộ gia đình. Trong khi 
tại các đô thị khác ở châu Á như Tokyo, 
Singapore, Thượng Hải... vườn đô thị 
được chú trọng phát triển cả trên không, 
mặt đất và dưới lòng đất. 
Phát triển vườn đô thị thật sự là một 
yêu cầu cấp thiết tại các đô thị, nhất là ở 
các đô thị lớn như TPHCM. Vì vậy, trong 
tương lai, TP cần đầu tư, ưu tiên phát 
triển vườn đô thị nhằm cung cấp nguồn 
lương thực, thực phẩm tại chỗ, đồng thời 
tạo không gian xanh cho TP. 
2.2.2. Trang trại 
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, 
mô hình TT còn khá xa lạ với đa số nông 
dân TP. Những năm gần đây, do tác động 
của kinh tế thị trường, sự đổi mới về 
chính sách đất đai, đầu tư vốn, nhân lực, 
mở rộng thị trường tiêu thụ đã tạo điều 
kiện để kinh tế TT phát triển một cách 
nhanh chóng cả về số lượng và chất 
lượng. 
Năm 2012, TPHCM có 2294 TT, 
thu hút đến 6774 lao động (lao động nữ 
chiếm 26%). Tuy nhiên, trình độ học vấn 
của người lao động chưa cao: trung cấp, 
cao đẳng và đại học chỉ chiếm 5,5%, 
trung học cơ sở và trung học phổ thông 
chiếm 90,6% và tiểu học là 3,8%. Về cơ 
cấu TT theo ngành, số lượng TT thủy sản 
là nhiều nhất với 1460 TT (chiếm đến 
63,64%), ít nhất là lâm nghiệp với 1 TT 
(chiếm 0,05%). Năm 2006, do xảy ra 
dịch bệnh đối với nuôi trồng thủy sản nên 
nhiều hộ dân đã ngừng hoạt động làm 
cho số lượng TT giảm đáng kể xuống còn 
1801 TT. Trong những năm gần đây, dịch 
bệnh trên thủy sản được khống chế nên 
nhiều hộ dân đã thành lập lại nhiều TT 
mới. [1] 
Bảng 1. Số lượng và cơ cấu TT theo loại hình năm 2012 
Loại hình TT Số lượng TT Tỉ lệ (%) 
Thủy sản 1460 63,64 
Chăn nuôi 584 25,46 
Trồng trọt 158 6,98 
Lâm nghiệp 1 0,05 
Dịch vụ nông nghiệp 91 3,96 
Tổng 2294 100 
Nguồn: [1] 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 60 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
174 
Về số lượng TT theo quận/huyện 
thì nhiều nhất vẫn là Cần Giờ, với 1585 
TT (chiếm 69,1%), chủ yếu là thủy sản 
(1444 TT) và trồng trọt (130 TT); thứ hai 
là Củ Chi với 271 TT (chiếm 11,8%), chủ 
yếu là chăn nuôi; Hóc Môn với 223 TT 
(chiếm 9,7%) với ngành chăn nuôi; Thủ 
Đức với 116 TT (chiếm 5,1%), chủ yếu là 
dịch vụ nông nghiệp và chăn nuôi; Quận 
9 có 75 TT (chiếm 3,3%) chuyên về chăn 
nuôi; còn lại Nhà Bè với 17 TT; Bình 
Chánh với 4 TT và Quận 12 với 3 TT. [1] 
Về quy mô, hầu hết TT tại TPHCM 
có diện tích không lớn, bình quân chỉ 
2,7ha (cả nước là 5,7ha/TT) và giữa các 
địa phương có sự chênh lệch khá lớn. 
Cần Giờ và Củ Chi là hai huyện có diện 
tích TT lớn nhất, có TT lên đến 27 ha, thì 
ở Quận 12 và Thủ Đức chỉ có 0,4ha/TT. 
Số TT có diện tích dưới 1ha chiếm nhiều 
(2150 TT), từ 1 – 3 ha là 128 TT, từ 3 – 
10 ha là 16 TT, chỉ có 1 TT trên 10ha. [1] 
Tuy diện tích nhỏ nhưng do được 
đầu tư, thâm canh nên đa phần TT ở 
TPHCM đã tạo ra giá trị sản xuất trên 
một đơn vị diện tích khá cao. Tỉ suất lợi 
nhuận trong năm (thu nhập/vốn) là 61%, 
trong đó vốn đầu tư và thâm canh cao là 
các TT nuôi cá cảnh, nhưng cao nhất là 
trồng lan cắt cành; nguồn thu từ 2 đối 
tượng này cũng vào hàng cao nhất, lên 
đến vài trăm triệu đồng/ha/năm. [1] 
Như vậy, việc phát triển kinh tế TT 
ở TPHCM không những đem lại nguồn 
lợi cho các chủ TT mà còn có những 
đóng góp đáng kể về phát triển KT - XH 
và môi trường, là mô hình sản xuất đầu 
tàu trong việc chuyển đổi sang nền 
NNĐT tại địa phương. 
2.2.3. Khu nông nghiệp công nghệ cao 
Khu nông nghiệp công nghệ cao là 
HTTCLTNN chỉ mới xuất hiện vài năm 
gần đây ở nước ta, tập trung chủ yếu ở 
các thành phố và trung tâm công nghiệp 
lớn, chuyên nghiên cứu và ứng dụng 
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. 
KNNCNC là cơ sở quan trọng để hướng 
đến nền sản xuất nông nghiệp công nghệ 
cao. 
TP hiện chỉ có 1 KNNCNC 
TPHCM (thành lập năm 2010) với diện 
tích 88,26ha ở huyện Củ Chi, trong đó có 
gần 60ha dành cho nhà đầu tư. Đây là nơi 
nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công 
nghệ và sản xuất dịch vụ cung cấp giống, 
vật tư, chế phẩm sinh học phục vụ sản 
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ 
cao trên địa bàn TP và cả nước, chủ yếu 
cho lĩnh vực trồng trọt. 
KNNCNC là HTTCLTNN quan 
trọng, nó có tác động mạnh mẽ đến việc 
phát triển ngành nông nghiệp theo hướng 
hiện đại trên địa bàn. Vì vậy, TP đang 
tiến hành quy hoạch xây dựng Khu Thủy 
sản công nghệ cao tại huyện Cần Giờ 
(89ha), và Khu chăn nuôi gia cầm công 
nghệ cao tại huyện Bình Chánh (100ha). 
2.2.4. Hợp tác xã nông nghiệp 
Với số dân đông nhất cả nước, 
TPHCM có thị trường lớn tiêu thụ các 
loại nông sản, nên những năm gần đây, 
sản xuất nông nghiệp có xu hướng liên 
kết, hợp tác để giảm chi phí đầu vào và 
tăng giá trị sản phẩm đầu ra. Từ đó, nhiều 
HTXNN đã ra đời, bao gồm cả hợp tác xã 
đơn ngành và đa ngành. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Quốc Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
175 
Bảng 2. Số lượng và cơ cấu HTXNN theo loại hình năm 2012 
Loại hình HTXNN Số lượng HTXNN Tỉ lệ (%) 
Nông nghiệp – dịch vụ tổng hợp 38 88,3 
Nông - công nghiệp 1 2,3 
Thủy sản – dịch vụ thủy sản 3 6,9 
Sản xuất muối 1 2,5 
Tổng 43 100 
Nguồn: [4] 
Năm 2012, TPHCM có 43 HTXNN 
phân bố tại 13/24 quận huyện. Trong đó, 
huyện Củ Chi dẫn đầu với 10 HTXNN, 
kế đến là huyện Bình Chánh (8), quận 
Thủ Đức (5), Quận 8 (4), huyện Hóc 
Môn (3), Quận 2 (3), huyện Cần Giờ (2), 
Quận 12 (2), quận Gò Vấp (1), quận Bình 
Thạnh (1), Quận 1 (1), huyện Nhà Bè (1). 
[4] 
Về cơ cấu ngành nghề hoạt động, 
TP có 26 HTXNN và dịch vụ, chiếm 
60,5%; thủy sản - dịch vụ thủy sản (3), 
chiếm 7,1%; ít nhất là loại hình hợp tác 
xã nông – công nghiệp (1) và sản xuất 
muối (1), chiếm 2,3%. [4] 
Dù gặp nhiều khó khăn, do ảnh 
hưởng của quá trình đô thị hóa, đất đai 
canh tác giảm, giá vật tư nông nghiệp 
tăng cao, thời tiết không thuận lợi. Tuy 
nhiên, các HTXNN đã có sự chuyển đổi 
nhanh chóng để thích nghi với các hoạt 
động sản xuất, thương mại nông nghiệp, 
cung ứng vật tư và các dịch vụ hàng hóa 
nông nghiệp. Hiện có hơn 75% số 
HTXNN hoạt động hiệu quả. 
2.2.5. Vành đai nông nghiệp xung quanh 
Thành phố 
Trước đây, khu vực ven đô ở 
TPHCM chủ yếu là các vùng đất hoang 
hóa do hoàn cảnh sau chiến tranh và điều 
kiện tự nhiên kém thuận lợi cho phát 
triển nông nghiệp. Trong những năm gần 
đây, nền nông nghiệp TP được chú trọng 
phát triển, khu vực sản xuất tập trung dần 
được hình thành và có sự phân hóa theo 
lãnh thổ do địa tô chênh lệch và giá nhân 
công lao động. Đây là cơ sở để hình 
thành nên vành đai nông nghiệp xung 
quanh TP. Tuy nhiên, vành đai nông 
nghiệp ở TPHCM hình thành chưa rõ nét 
so với các đô thị khác như Hà Nội, Đà 
Lạt... nhưng có thể khái quát thành các 
vòng đai cụ thể như sau: 
- Vòng đai thực phẩm tươi sống: nằm 
gần trung tâm TP nhất so với các vòng 
đai khác. Nó cung cấp rau, đậu và các sản 
phẩm chăn nuôi (thịt, trứng và sữa) cho 
người dân TP. Vòng đai này bao gồm 
Quận 12, quận Bình Tân, Quận 8, quận 
Bình Thạnh, quận Thủ Đức, Quận 2, một 
phần huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc 
Môn, Nhà Bè và Quận 9. 
- Vòng đai lương thực: nằm liền kề 
vòng đai thực phẩm tươi sống. Cây lương 
thực chủ yếu là cây lúa, ngô và khoai các 
loại. Vòng đai này bao gồm một số khu 
vực thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình 
Chánh và Nhà Bè. Nhìn chung hiệu quả 
kinh tế thấp nên vòng đai lương thực 
đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ sang cây 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 60 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
176 
trồng, vật nuôi khác phù hợp với nền 
NNĐT. 
- Vòng đai nuôi trồng thủy sản tập 
trung tại khu vực huyện Cần Giờ và ven 
sông Sài Gòn, Đồng Nai. Vòng đai này 
cung cấp nguồn thủy sản tươi sống cho 
dân cư đô thị, gồm cả thủy sản nước ngọt, 
lợ và mặn. 
- Vòng đai rừng sinh thái, rừng 
phòng hộ và vườn cây ăn trái phân bố tại 
các khu vực ven TP như huyện Củ Chi, 
Bình Chánh, Cần Giờ. Đây là vòng đai có 
ý nghĩa quan trọng về trong việc bảo vệ 
môi trường sinh thái cho TP. 
2.3. Nhận xét 
2.3.1. Về những mặt đạt được 
Trong những năm qua, với sự phát 
triển của các HTTCLTNN đô thị, 
TPHCM đã đạt được những hiệu quả tích 
cực sau: 
- Các HTTCLTNN đô thị ở TPHCM 
khá phong phú và đa dạng, bao gồm các 
HTTCLTNN từ cấp đơn giản đến cấp 
phức tạp hơn. Đó là vườn đô thị, TT, 
KNNCNC, HTXNN và vành đai nông 
nghiệp xung quanh TP. 
- Quy mô và số lượng của một số 
HTTCLTNN đô thị ngày càng tăng, đặc 
biệt là các TT và HTXNN. 
- Hiệu quả hoạt động của một số 
HTTCLTNN đô thị ngày càng cao; trong 
đó, số TT hoạt động hiệu quả lên đến 
75% [1], số HTXNN hoạt động hiệu quả 
đạt trên 70% [4], KNNCNC TPHCM đã 
thu hút 85% số nhà đầu tư cả trong và 
ngoài nước nghiên cứu ứng dụng khoa 
học công nghệ cao vào sản xuất nông 
nghiệp. [2] 
Các HTTCLTNN đô thị ở TP nhìn 
chung phân bố ngày càng hợp lí, phù hợp 
với yêu cầu của nền NNĐT phát triển 
theo hướng hiện đại. Theo đó, vườn đô 
thị chủ yếu tập trung tại khu vực nội thị; 
các HTTCLTNN đô thị khác như TT, 
HTXNN, KNNCNC được phân bố ở 
vùng ven đô dựa trên sự phát triển nông 
nghiệp hàng hóa và là cơ sở hình thành 
nên vành đai nông nghiệp xung quanh 
TP. 
2.3.2. Hạn chế 
Bên cạnh những mặt đạt được thì 
các HTTCLTNN đô thị ở TPHCM vẫn 
còn bọc lộ nhiều hạn chế, đó là: 
- Các HTTCLTNN đô thị phân bố 
không đều giữa nội thị và ngoại thị, giữa 
các khu vực ngoại thị với nhau. Đặc biệt, 
vườn đô thị tại khu vực nội thị ở TPHCM 
còn kém phát triển, chưa tương xứng với 
tiềm năng. 
- Một số HTTCLTNN phát triển một 
cách ồ ạt, không theo quy hoạch, đặc biệt 
là các TT và HTXNN, đã dẫn đến nhiều 
trường hợp hoạt động kém hiệu quả và 
gây ô nhiễm môi trường. 
- HTXNN ở TP là HTTCLTNN đô 
thị mang tính chất liên kết sản xuất cao. 
Tuy nhiên, trên địa bàn TP vẫn còn nhiều 
HTXNN hoạt động chưa thật hiệu quả 
(hơn 30%) và đang đứng trước nguy cơ 
bị giải thể. 
- Phát triển nền NNĐT đồng nghĩa 
với việc phát triển nền nông nghiệp công 
nghệ cao. Tuy nhiên, TP hiện chỉ có 1 
KNNCNC chuyên về trồng trọt nên chưa 
đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và ứng 
dụng công nghệ cao vào sản xuất nông, 
lâm và thủy sản. 
- Dưới tác động mạnh mẽ của quá 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Quốc Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
177 
trình đô thị hóa, diện tích đất sản xuất 
nông nghiệp giảm nhanh, manh mún và 
ngày càng suy thoái. Điều này đã tác 
động mạnh mẽ đến sự phát triển và phân 
bố các HTTCLTNN đô thị mà thể hiện rõ 
nhất là vành đai nông nghiệp xung quanh 
TP. Vành đai nông nghiệp trên địa bàn TP 
đang thu hẹp dần và đứng trước nguy cơ 
bị biến mất nếu không có định hướng và 
giải pháp kịp thời bảo vệ “vành đai xanh” 
của TP. 
3. Kết luận 
Việc phát triển NNĐT ở TPHCM là 
xu thế phát triển tất yếu để giải quyết 
những hệ lụy do quá trình đô thị hóa 
mang lại. Sự phát triển của ngành NNĐT 
phải gắn liền với sự phát triển của các 
HTTCLTNN đô thị ở TP. 
Trong những năm qua, các 
HTTCLTNN đô thị đã có những bước 
phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy 
mô và hiệu quả hoạt động để phù hợp với 
nền sản xuất NNĐT. Tuy nhiên, một số 
HTTCLTNN đô thị ở TP vẫn còn bộc lộ 
nhiều hạn chế nhất định. Vì vậy, để các 
HTTCLTNN đô thị ở TP phát triển một 
cách hợp lí, chúng tôi thiết nghĩ, TP cần 
tiến hành điều tra, quy hoạch và định 
hướng phát triển cụ thể từng 
HTTCLTNN. Trên cơ sở đó đưa ra các 
giải pháp khuyến khích phát triển các 
HTTCLTNN phù hợp với nền NNĐT; hỗ 
trợ vốn, khoa học kĩ thuật; điều tra và 
nghiên cứu thị trường; đồng thời giải 
quyết một số HTTCLTNN không hiệu 
quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chi Cục phát triển nông thôn TPHCM (2012), Báo cáo hiện trạng phát triển kinh tế 
trang trại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM. 
2. Cục Thống kê TPHCM (2013), Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 
2012, TPHCM. 
3. Vũ Xuân Đề (2003), Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù 
hợp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở Thành phố Hồ 
Chí Minh, Viện kinh tế. 
4. Liên minh các hợp tác xã TPHCM (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động của các 
hợp tác xã nông nghiệp năm 2012, TPHCM. 
5. Nguyễn Đăng Nghĩa (2011), Nông nghiệp đô thị và ven đô, Trung tâm Khuyến nông 
quốc gia. 
6. Đăng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục. 
7. Phạm Thị Xuân Thọ (2009), Địa lí đô thị, Nxb Giáo dục. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 22-01-2014; ngày phản biện đánh giá: 02-7-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 18-7-2014) 

File đính kèm:

  • pdfcac_hinh_thuc_to_chuc_lanh_tho_nong_nghiep_do_thi_o_thanh_ph.pdf