Các cấp độ và xu hướng biến đổi ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ góc độ xã hội học

Khái niệm

Biến đổi xã hội là quá trình xã hội

trong đó các yếu tố cấu thành của xã hội

và cả hệ thống xã hội thay đổi từ trạng

thái này sang trạng thái khác.

Khái niệm biến đổi xã hội vừa nêu

cho thấy bất kỳ một sự thay đổi nào ở

thành phần và cấu trúc của xã hội đều

được gọi là “sự biến đổi xã hội”. Biến đổi

xã hội diễn ra ở quy mô, cấu trúc và

thành phần của xã hội như nhóm xã

hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, thiết

chế xã hội, văn hoá, mạng lưới xã hội và

toàn bộ hệ thống xã hội mà các yếu tố

này tạo nên. Cùng với chiều cạnh cấu

trúc-hệ thống xã hội còn có chiều cạnh

thời gian: bất kỳ một sự biến đổi xã hội

nào cũng diễn ra trong khung thời gian

nhất định và có thể làm tạm thời, ngắn

gọn hoặc bền vững, lâu dài.(*)

 

pdf 5 trang kimcuc 6480
Bạn đang xem tài liệu "Các cấp độ và xu hướng biến đổi ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ góc độ xã hội học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các cấp độ và xu hướng biến đổi ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ góc độ xã hội học

Các cấp độ và xu hướng biến đổi ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ góc độ xã hội học
 CáC CấP Độ Và XU HƯớNG BIếN ĐổI Xã HộI ở VIệT NAM HIệN NAY: 
nhìn từ góc độ xã hội học 
Lê Ngọc Hùng(*) 
 Việt Nam, nhiều nghiên cứu về vấn 
đề biến đổi xã hội trong các lĩnh vực 
và chiều cạnh của đời sống xã hội đã 
đ−ợc thực hiện. Trong đó, các cuộc điều 
tra xã hội học đã chỉ ra đ−ợc các đặc 
điểm và tính chất của sự biến đổi xã hội 
trong thời gian qua, ví dụ ở nông thôn 
miền Bắc, cấu trúc xã hội đơn điệu về 
giai tầng xã hội biến đổi sang cấu trúc 
xã hội phức tạp với rất nhiều giai tầng 
và nhóm xã hội rất đa dạng. Tuy nhiên, 
các kết quả điều tra khảo sát về chủ đề 
này ch−a đ−ợc khái quát hoá để phát 
hiện ra những xu h−ớng của sự biến đổi 
xã hội trên các cấp độ xã hội từ vi mô 
đến vĩ mô. Đây chính là mục đích và nội 
dung chủ yếu của bài viết này. 
1. Biến đổi xã hội: khái niệm và các cấp độ 
Khái niệm 
Biến đổi xã hội là quá trình xã hội 
trong đó các yếu tố cấu thành của xã hội 
và cả hệ thống xã hội thay đổi từ trạng 
thái này sang trạng thái khác. 
Khái niệm biến đổi xã hội vừa nêu 
cho thấy bất kỳ một sự thay đổi nào ở 
thành phần và cấu trúc của xã hội đều 
đ−ợc gọi là “sự biến đổi xã hội”. Biến đổi 
xã hội diễn ra ở quy mô, cấu trúc và 
thành phần của xã hội nh− nhóm xã 
hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, thiết 
chế xã hội, văn hoá, mạng l−ới xã hội và 
toàn bộ hệ thống xã hội mà các yếu tố 
này tạo nên. Cùng với chiều cạnh cấu 
trúc-hệ thống xã hội còn có chiều cạnh 
thời gian: bất kỳ một sự biến đổi xã hội 
nào cũng diễn ra trong khung thời gian 
nhất định và có thể làm tạm thời, ngắn 
gọn hoặc bền vững, lâu dài.(*) 
Thực chất, biến đổi với tính cách là 
một dạng của sự vận động là ph−ơng thức 
tồn tại của vạn vật, trong đó có xã hội với 
tất cả các thành phần và cấu trúc rất 
phức tạp của nó. Nói cách khác, các thực 
thể xã hội, các hiện t−ợng xã hội luôn ở 
trong trạng thái vận động và biến đổi 
không ngừng. Ví dụ, trong lĩnh vực dân 
số: mỗi năm Việt Nam có thêm hơn 1 
triệu trẻ em ra đời; trong lĩnh vực kinh tế: 
kể từ năm 1986 đến nay mức sống của 
ng−ời dân Việt Nam liên tục đ−ợc cải 
thiện; trong lĩnh vực quan hệ quốc tế: 
Việt Nam đã trở thành thành viên chính 
thức của WTO. 
Sự biến đổi xã hội có thể diễn ra một 
(*) PGS., TS. Học viện Chính trị – Hành chính 
quốc gia Hồ Chí Minh. 
ở 
Các cấp độ và xu h−ớng biến đổi xã hội... 7
cách tuần tự, từ từ theo quy luật tiến 
hoá hoặc diễn ra một cách mạnh mẽ và 
đột ngột d−ới tác động của các cuộc cách 
mạng. Sự biến đổi xã hội từ chế độ 
phong kiến lên TBCN là sự biến đổi có 
tính chất cách mạng. Sự biến đổi từ xã 
hội TBCN lên xã hội XHCN là sự biến 
đổi có tính chất cách mạng. Sự biến đổi 
xã hội có thể theo chiều h−ớng suy thoái 
với biểu hiện là mỗi trạng thái tiếp theo 
lại trở nên thấp kém hơn trạng thái 
tr−ớc đó. Sự biến đổi xã hội có thể theo 
chiều h−ớng phát triển, tiến bộ với đặc 
tr−ng là trạng thái tiếp theo đạt tới mức 
hoàn thiện cao hơn trạng thái tr−ớc đó. 
Các cấp độ biến đổi xã hội 
Các quan niệm tr−ớc đây về sự biến 
đổi th−ờng tập trung vào cấp độ vĩ mô 
tức là sự biến đổi của những xã hội loài 
ng−ời hoặc chỉ chú ý đến một cấp độ 
nhất định của sự biến đổi xã hội, ví dụ 
một vùng nông thôn hoặc thành thị. 
Cần thấy rằng khái niệm biến đổi xã hội 
nh− vừa nêu ở trên hàm ý rằng sự biến 
đổi xã hội có thể diễn ra trên từng cấp 
độ từ bộ phận – vi mô đến toàn thể - vĩ 
mô và mối quan hệ giữa các bộ phận và 
giữa các bộ phận với tổng thể, tức là sự 
biến đổi liên cấp. Cụ thể nh− sau: 
Trên cấp độ vi mô, sự biến đổi xã hội 
thể hiện rõ nhất ở sự biến đổi nhận 
thức, thái độ và hành vi của các cá nhân 
và các nhóm nhỏ. Trên cấp độ này còn 
diễn ra sự biến đổi của gia đình về cả 
quy mô, thành phần và các mối quan hệ 
giữa các thế hệ. 
Trên cấp độ trung mô, sự biến đổi 
xã hội thể hiện rõ nhất ở sự biến đổi mô 
hình tổ chức, cấu trúc của tổ chức. Ví dụ 
rõ nhất là sự biến đổi của tổ chức từ dựa 
vào cấu trúc tình cảm kiểu tổ chức gia 
đình sang dựa vào cấu trúc chức năng 
kiểu tổ chức nhiệm sở (tổ chức quan liêu 
– bureaucratic organization). 
Trên cấp độ vĩ mô, sự biến đổi xã hội 
thể hiện rõ nhất ở sự biến đổi của các hệ 
thống cấu trúc xã hội, ví dụ biến đổi từ 
xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, 
từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công 
nghiệp, biến đổi cấu trúc phân công lao 
động dựa vào quan hệ gia đình, dòng họ 
sang dựa vào chức năng, nhiệm vụ. 
Các nghiên cứu xã hội học về sự 
biến đổi xã hội th−ờng mắc phải hai loại 
sai sót. Đó là: một, nghiên cứu tập trung 
vào sự biến đổi xã hội trên cấp độ này 
mà xem nhẹ hoặc bỏ qua sự biến đổi xã 
hội ở các cấp độ khác. Cách tiếp cận này 
dễ tạo ra khả năng “thấy cây mà không 
thấy rừng”, tức là chỉ nhìn thấy sự biến 
đổi ở từng bộ phận mà thiếu cái nhìn về 
tổng thể của sự biến đổi xã hội; hai, các 
nghiên cứu tập trung nhiều vào sự biến 
đổi của từng thành phần của hệ thống 
xã hội mà ít phân tích sự biến đổi ở mối 
quan hệ giữa các thành phần. Ngay cả 
những nghiên cứu về sự biến đổi cấu 
trúc xã hội cũng chủ yếu tập trung vào 
sự biến đổi về các thành tố của cấu trúc 
mà ít chú ý đến các mối quan hệ giữa 
các thành tố của cấu trúc. Nghiên cứu 
về sự biến đổi luôn rất phức tạp do đối 
t−ợng là sự biến đổi xã hội và sẽ phức 
tạp hơn nữa khi xem xét sự biến đổi của 
mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm, 
giai tầng và cả hệ thống xã hội trong 
những khung cảnh lịch sử cụ thể theo 
chiều thời gian. 
2. Một số xu h−ớng biến đổi xã hội ở Việt Nam 
hiện nay 
Biến đổi xã hội ở cấp độ vi mô: thái 
độ đối với công việc và thu nhập 
 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2010 8
Sự hài lòng là một trạng thái trải 
nghiệm của cá nhân, phản ánh mối 
quan hệ của con ng−ời với những sự 
kiện nhất định của xã hội. Sự hài lòng 
cũng biến đổi theo thời gian: ví dụ, sự 
hài lòng của ng−ời dân đối với công việc 
của mình đã tăng từ 57,5% lên 72,1% 
trong những năm 1992-1997. Trong các 
nhóm dân c−, nhóm có mức sống trung 
bình có thay đổi lớn nhất về tỉ lệ hài 
lòng: từ 49,1% lên 80%. 
Sự biến đổi về tỉ lệ hài lòng đối với 
mức thu nhập của ng−ời dân diễn ra 
nhanh gần gấp đôi: từ 24% năm 1992 
lên 42,9% năm 1997. Trong năm nhóm 
dân c−, nhóm có mức sống trung bình có 
tốc độ thay đổi nhanh nhất: hơn gấp hai 
lần, từ 18,9% lên 49,2% trong cùng thời 
kỳ này (2, tr.43). 
Biến đổi hệ giá trị cá nhân - động 
lực bên trong của sự biến đổi xã hội 
Giá trị cá nhân là những gì mà mỗi 
cá nhân cho là quan trọng, cần thiết và 
theo đuổi để đạt đ−ợc. Giá trị cá nhân có 
thể là sự thành đạt, sự giàu có, tri thức, 
học vấn, tự do, sáng tạo, gia đình, v.v... 
Sự biến đổi hệ giá trị cá nhân diễn 
ra trên cấp độ vi mô, thể hiện ở chỗ các 
cá nhân coi trọng những giá trị gì, xếp 
hạng các giá trị cá nhân ra sao. Xét trên 
khía cạnh này có thể thấy một bức 
tranh rất mâu thuẫn sau đây: một mặt, 
các cá nhân nhất là thanh niên đang 
ngày càng coi trọng sự thành đạt cá 
nhân, sự độc lập và sẵn sàng làm bất cứ 
việc gì mà pháp luật không cấm để có 
thu nhập. Tức là có sự thay đổi rất lớn 
so với thế hệ cha ông chỉ muốn làm việc 
trong khu vực nhà n−ớc. Nh−ng mặt 
khác, một giá trị cá nhân là “học vấn” 
vẫn tiếp tục đ−ợc duy trì và thể hiện rõ 
qua tỉ lệ đến tr−ờng của trẻ em tăng 
liên tục, ví dụ tỉ lệ nhập học học sinh 
bậc trung học phổ thông tăng từ 32% 
năm học 2000-2001 lên hơn 54% năm 
học 2005-2006 và vẫn tiếp tục tăng lên 
(xem: 3). Đó còn là số l−ợng thí sinh 
đăng ký dự thi đại học năm nay luôn 
cao hơn năm tr−ớc, bất chấp các chính 
sách phân ban, phân luồng giáo dục phổ 
thông đã đ−ợc thực hiện nhiều năm. 
Cho dù tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên đ−ợc 
đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Việt 
Nam còn rất thấp và chỉ đạt 13,4% năm 
2009, nh−ng tỉ lệ này đã tăng liên tục 
trong 10 năm qua ở cả thành thị và 
nông thôn. ở thành thị, tỉ lệ dân số từ 
15 tuổi trở lên đ−ợc đào tạo chuyên môn 
kỹ thuật đã tăng từ 17,5% năm 1999 lên 
25,5% năm; ở nông thôn tỉ lệ này tăng 
từ 4% lên 8% trong cùng thời kỳ. Nhờ 
trình độ học vấn và chuyên môn nghề 
nghiệp của ng−ời lao động Việt Nam 
tăng dần, mặc dù còn chậm và còn thấp, 
nên năng suất lao động của Việt Nam 
cũng tăng lên, ví dụ: năng suất lao động 
bình quân đầu ng−ời tăng từ 11,7 triệu 
đồng/ng−ời năm 2000 lên 32,9 triệu 
đồng/ng−ời năm 2008 (xem: 3). 
Biến đổi sự phân công lao động 
trong xã hội 
Từ cuối những năm 1980 đến nay, 
các cuộc điều tra về cấu trúc xã hội lao 
động-nghề nghiệp ở nông thôn đều góp 
phần phát hiện và làm rõ xu h−ớng biến 
đổi mô hình phân công lao động theo 
kinh tế thị tr−ờng. Cấu trúc xã hội-nghề 
nghiệp gồm hai thành phần cơ bản là 
nông dân tập thể của nhà n−ớc và nông 
dân hợp tác xã đặc tr−ng cho thời kỳ 
quản lý tập trung-hành chính-mệnh 
lệnh-quan liêu-bao cấp đang chuyển 
mạnh sang cấu trúc xã hội-nghề nghiệp 
đa dạng đặc tr−ng cho thời kỳ Đổi mới 
Các cấp độ và xu h−ớng biến đổi xã hội... 9
với các hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh 
doanh, trong đó nổi bật ba nhóm nghề 
nghiệp chính là thuần nông, phi nông và 
hỗn hợp nghề nông với nghề phi nông. 
Trên phạm vi toàn xã hội gồm cả 
thành thị và nông thôn, một hình thức 
biến đổi xã hội to lớn nhất trong thời 
gian qua ở Việt Nam là sự biến đổi 
trong phân công lao động theo ngành 
kinh tế và khu vực kinh tế. Tỉ lệ lao 
động đã tăng nhanh trong thành phần 
có vốn đầu t− n−ớc ngoài, tăng từ 0,99% 
năm 2000 lên 3,73% năm 2008; trong 
khi tỉ lệ lao động trong thành phần kinh 
tế nhà n−ớc giảm từ 9,31% xuống còn 
9,07% và ngoài nhà n−ớc giảm từ 
89,70% xuống 87,20% trong cùng thời 
kỳ (xem: 3). Cơ cấu lao động theo ngành 
nghề biến đổi mạnh trong vòng 10 năm 
qua: cụ thể là tỉ lệ lao động trong nông 
nghiệp giảm mạnh từ 69,4% năm 1999 
xuống còn 51,8% năm 2009, tỉ lệ lao 
động công nghiệp và xây dựng tăng từ 
14,9% lên 15,4% và tỉ lệ lao động dịch 
vụ tăng mạnh từ 15,7% lên 32,8% trong 
cùng thời kỳ này (xem: 3). Biến đổi 
trong phân công lao động tất yếu sẽ dẫn 
đến biến đổi xã hội ở cấp độ vĩ mô: xã 
hội nông nghiệp chuyển dần sang xã hội 
công nghiệp - dịch vụ và cấu trúc xã hội 
thành thị-nông thôn cũng biến đổi theo 
h−ớng đô thị hoá. Điều này thể hiện rõ ở 
tỉ lệ dân số thành thị đã tăng từ 23,5% 
năm 1999 lên 29,6% năm 2009 và tỉ lệ 
dân số nông thôn giảm từ 74,5% xuống 
còn 70,4% trong những năm 1999-2009 
(xem: 4). 
Biến đổi mức sống và cấu trúc phân 
tầng xã hội 
Xét theo tiêu chí mức sống đo bằng 
thu nhập bình quân đầu ng−ời, có thể 
thấy khoảng cách thu nhập giữa thành 
thị và nông thôn dần dần bị thu hẹp, ví 
dụ khoảng cách này đã giảm từ mức 2,3 
lần năm 1999 xuống còn 2,1 lần năm 
2006. Xu h−ớng biến đổi về mức sống 
của các vùng diễn ra phức tạp hơn 
nh−ng đều theo xu h−ớng cải thiện về 
mức thu nhập bình quân đầu ng−ời qua 
các năm trong giai đoạn 1991-2006. 
Cấu trúc phân tầng xã hội biến đổi 
nhanh chóng và thể hiện rõ qua tỉ lệ 
nghèo chung trên phạm vi cả n−ớc đã 
giảm mạnh từ 37,4% năm 1998 xuống 
13,5% năm 2008. Trong 8 vùng địa lý 
kinh tế cả n−ớc, những vùng nghèo có 
tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, ví dụ: 
vùng Tây Nguyên, tỉ lệ nghèo giảm từ 
52,4% năm 1998 xuống còn 11,1% năm 
2008; và vùng Tây Bắc giảm hơn 3,5 lần 
tỉ lệ nghèo từ mức 73,4% xuống còn 
19,8% trong cùng thời kỳ này. Điều này 
có nghĩa là tầng đáy gồm những ng−ời 
nghèo khổ của mô hình cấu trúc xã hội 
Việt Nam nói chung và của từng vùng 
miền nói riêng đều đã giảm rất mạnh 
trong hơn m−ời năm qua. Chỉ riêng điều 
này cũng đã làm cho mô hình cấu trúc 
hình tháp với tầng đáy rất rộng, gồm 
những ng−ời nghèo khổ có mức thu 
nhập d−ới ng−ỡng nghèo chung đã bị 
thu hẹp lại, và do vậy cả hình tháp biến 
đổi thành hình thoi với đặc tr−ng là tỉ lệ 
nghèo tức là tầng đáy của mô hình đã bị 
co nhỏ lại (xem: 5). 
Việc Bộ Lao động - Th−ơng binh và 
Xã hội đề xuất chuẩn nghèo mới(*), theo 
đó chuẩn nghèo nông thôn tr−ớc đây là 
mức thu nhập bình quân 200.000 
đồng/ng−ời/tháng tăng lên 350.000 
đồng/ng−ời/tháng và chuẩn nghèo 
(*) Tỷ lệ hộ nghèo đ−ợc tính theo thu nhập bình 
quân 1 ng−ời 1 tháng với chuẩn mới của Chính 
phủ giai đoạn 2006-2010, trong đó thành thị 
260.000 đồng; nông thôn 200.000 đồng. 
 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2010 10
thành thị tăng từ mức thu nhập trung 
bình 260.000 đồng/ng−ời/tháng lên 
450.000 đồng/ng−ời/tháng làm cho tỉ lệ 
nghèo sẽ tăng lên tới 20%. Nh−ng điều 
này sẽ giúp cho nhiều ng−ời sống “cận 
nghèo”, gần ng−ỡng nghèo tr−ớc đây sẽ 
đ−ợc h−ởng sự hỗ trợ từ chính sách 
giảm nghèo. Điều đó cũng có nghĩa là cả 
cấu trúc xã hội hình thoi đều đ−ợc cải 
thiện theo xu h−ớng mức sống của các 
giai tầng xã hội từ nhóm nghèo nhất 
đến nhóm giàu nhất đều tăng, mặc dù 
mức tăng không đồng đều giữa các giai 
tầng, các nhóm xã hội. Mối quan hệ giữa 
các giai tầng xã hội, các nhóm xã hội 
biến đổi theo xu h−ớng cởi mở, thông 
cảm, hợp tác cùng h−ớng vào phát triển, 
dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, 
tự do, dân chủ, văn minh và hạnh phúc. 
3. Kết luận 
Xã hội Việt Nam đang biến đổi mạnh 
mẽ và sâu rộng theo đ−ờng lối đổi mới 
toàn diện đời sống kinh tế-xã hội do Đảng 
và Nhà n−ớc ta khởi x−ớng từ năm 1986 
đến nay. Một trong những biểu hiện rõ 
nhất của sự biến đổi này là đổi mới kinh 
tế theo cơ chế thị tr−ờng XHCN. Biến đổi 
cơ cấu kinh tế gắn liền với biến đổi cấu 
trúc xã hội diễn ra trên tất cả các cấp độ 
từ vi mô là cá nhân, gia đình đến vĩ mô là 
toàn thể xã hội. 
Việc phân tích sự biến đổi xã hội 
trên các cấp độ giúp ta hiểu rõ hơn, đầy 
đủ hơn tính chất phức tạp và các chiều 
h−ớng của sự biến đổi xã hội Việt Nam 
trong thời gian qua, từ đó có thể dự báo 
xu h−ớng biến đổi trong t−ơng lai. 
Có thể thấy sự biến đổi xã hội trên 
cấp độ vi mô là ng−ời dân thấy thoải 
mái hơn với công việc và thu nhập của 
mình. Học vấn nói chung và nhất là 
trình độ học vấn và chuyên môn cao trở 
thành giá trị quan trọng và cần thiết đối 
với mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng xã 
hội, từ làng xã đến toàn xã hội, và đóng 
vai trò là động lực và nguồn vốn ng−ời 
cho sự phát triển cá nhân, gia đình và 
cộng đồng xã hội. Cấu trúc lao động xã 
hội biến đổi theo xu h−ớng giảm lao 
động nông nghiệp và tăng lao động công 
nghiệp, dịch vụ. Cấu trúc phân tầng xã 
hội về mức sống biến đổi từ mô hình 
tháp với tỉ lệ nghèo rất cao đặc tr−ng 
cho thời kỳ quản lý kinh tế kiểu cũ đã 
chuyển mạnh sang mô hình thoi với tỉ lệ 
nghèo thấp. Khoảng cách giàu nghèo 
trong cấu trúc xã hội cũng biến đổi theo 
xu h−ớng tăng nhanh dần vào những 
năm đầu của thời kỳ đổi mới, nh−ng sau 
đó tăng chậm dần trong những năm gần 
đây, và sẽ đ−ợc kiềm chế tốc độ gia tăng, 
tiến tới giảm dần trong t−ơng lai. 
Tuy nhiên, cách tiếp cận liên cấp 
còn đòi hỏi phải xem xét chiều tác động 
của sự biến đổi chính sách, thiết chế, 
tức là chiều tác động vĩ mô đến cá nhân 
con ng−ời. Sự biến đổi xã hội có thể tạo ra 
cả những hệ luỵ không mong muốn, 
nh−ng phải chấp nhận để có thể kiểm 
soát một cách phù hợp, ví dụ nh− sự biến 
đổi xã hội dẫn đến sự phân hoá giàu 
nghèo, bất bình đẳng giới và bất bình 
đẳng xã hội giữa các cá nhân, hộ gia đình, 
vùng miền. Cũng nh− có cả những biến 
đổi về hệ giá trị không mong muốn và do 
vậy cần phải kiên trì đấu tranh ngăn 
chặn nh− thói tham lam, ích kỷ, đố kỵ, 
l−ời biếng. 
(xem tiếp trang 24) 

File đính kèm:

  • pdfcac_cap_do_va_xu_huong_bien_doi_o_viet_nam_hien_nay_nhin_tu.pdf