Bối cảnh quốc tế của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979

Bốn mươi năm đã qua kể từ ngày bùng nổ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam (1979 - 2019). Độ lùi thời gian cho phép nhìn lại sự kiện lịch sử để có sự đánh giá khách quan, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết. Bài viết này phân tích vấn đề từ góc độ quan hệ quốc tế trong hai thập niên 70 và 80 thế kỷ XX nhằm tìm hiểu tác động của mối quan hệ giữa các nước lớn đến tình hình khu vực và đối sách của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc.

pdf 14 trang thom 04/01/2024 3620
Bạn đang xem tài liệu "Bối cảnh quốc tế của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bối cảnh quốc tế của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979

Bối cảnh quốc tế của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
29 
BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC CHIẾN ĐẤU 
BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NĂM 1979 
VŨ DƯƠNG NINH * 
Bốn mươi năm đã qua kể từ ngày bùng nổ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 
phía Bắc Việt Nam (1979 - 2019). Độ lùi thời gian cho phép nhìn lại sự kiện lịch 
sử để có sự đánh giá khách quan, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết. Bài 
viết này phân tích vấn đề từ góc độ quan hệ quốc tế trong hai thập niên 70 và 80 
thế kỷ XX nhằm tìm hiểu tác động của mối quan hệ giữa các nước lớn đến tình 
hình khu vực và đối sách của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương 
Tổ quốc. 
1. CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG 
GIỮA QUÂN ĐỘI HAI NƯỚC XÔ - 
TRUNG NĂM 1969 VÀ BƯỚC ĐỘT 
PHÁ TRONG MỐI QUAN HỆ TRUNG - 
MỸ NĂM 1972 
Lịch sử thế giới và khu vực trong 
thập niên 70 của thế kỷ XX đƣợc 
phác họa nhƣ một bức tranh đầy biến 
động, phản ánh cục diện vô cùng 
phức tạp trong quan hệ quốc tế. Trật 
tự hai cực và tình trạng chiến tranh 
lạnh vẫn là nét chủ đạo xuyên suốt 
thời gian từ sau Thế chiến 2 đến sự 
sụp đổ của chế độ Xô viết (1945 - 
1991). Mâu thuẫn cơ bản chi phối 
toàn cục vẫn là mâu thuẫn giữa hai 
chế độ chính trị đối lập nhau - chủ 
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tƣ bản do 
hai siêu cƣờng đứng đầu là Liên Xô 
và Mỹ. Nhƣng từ cuối thập niên 50 
bắt đầu xuất hiện cuộc tranh luận nội 
bộ, sau dẫn đến cuộc đối đầu công 
khai giữa Liên Xô và Trung Quốc - 
hai đảng cộng sản, hai quốc gia lớn 
trong khối xã hội chủ nghĩa. Đỉnh 
điểm của mâu thuẫn Xô - Trung là 
cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội 
hai nƣớc ở vùng đảo Damansky/Trân 
Bảo kéo dài hơn 6 tháng, từ ngày 2/3 
đến 11/9/1969. 
Không chấp nhận vị trí lãnh đạo của 
Liên Xô trong khối xã hội chủ nghĩa 
theo thuyết “thế giới hai cực”, ngƣời 
đứng đầu Trung Quốc đƣa ra luận 
thuyết về “ba thế giới”. Theo lập luận 
của Mao Trạch Đông, các nƣớc 
nghèo, đã từng là thuộc địa và nửa 
thuộc địa hợp lại thành thế giới thứ ba, 
trong đó có Trung Quốc và đƣơng 
nhiên Trung Quốc phải là nƣớc lãnh 
đạo thế giới này. Quan điểm đó thể 
hiện trong đƣờng lối chính trị của Bắc 
Kinh khi coi Liên Xô là kẻ thù và sau 
đây là sự cân nhắc mối nguy hiểm của 
kẻ thù Xô viết so với Mỹ: “Kẻ địch 
chính yếu nhất này có trên 2.000km 
đƣờng biên giới với Trung Quốc, 
không cách xa Trung Quốc bởi một 
* 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 VŨ DƢƠNG NINH – BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC CHIẾN ĐẤU 
30 
Thái Bình Dƣơng rộng lớn nhƣ nƣớc 
Mỹ xa xôi kia. Do đó cần phải liên kết 
gây dựng đồng minh với kẻ địch 
không đe dọa trực tiếp tới mình để đối 
phó với kẻ địch đang là mối đe dọa 
trực tiếp của mình”(1) (Tiêu Thị Mỹ, 
2016: 350). Cách lập luận đó đã làm 
nổi lên hình thái tam giác ba đỉnh Mỹ - 
Xô - Trung trong quan hệ quốc tế. 
Cuộc gặp gỡ Mao - Nixon ở Bắc Kinh 
và Thông cáo Thƣợng Hải tháng 
2/1972 là bƣớc đột phá trong mối 
quan hệ Trung - Mỹ, qua đó Trung 
Quốc muốn kéo Mỹ để cùng chống 
Liên Xô. Mối quan hệ này diễn biến 
phức tạp trong suốt thập niên 70, chi 
phối tình hình thế giới, nhất là ở khu 
vực Đông Á. 
Việt Nam bị kẹt trong mối quan hệ tam 
giác đó. Song giữ vững đƣờng lối đối 
ngoại độc lập tự chủ, tranh thủ tối đa 
sự đồng tình và viện trợ quốc tế, Việt 
Nam đã kết thúc thành công cuộc hòa 
đàm Paris và đƣa cuộc kháng chiến 
đến thắng lợi cuối cùng. Miền Nam 
đƣợc giải phóng, đất nƣớc thống nhất, 
chuẩn bị bƣớc vào thời kỳ hòa bình, 
xây dựng. Nhƣng thực tiễn cuộc sống 
đã không diễn ra đúng nhƣ điều mong 
ƣớc đó. 
2. NHỮNG TRẬN CHIẾN MỚI TRÊN 
BA VÙNG ĐẤT NƯỚC (1974 - 1989) 
Tiếng súng lại vang lên từ biển khơi, 
từ những vùng biên cƣơng của Tổ 
quốc Việt Nam. Chỉ trong vòng 15 
năm (1974 - 1989), đã xảy ra những 
trận chiến mới trên ba vùng đất nƣớc 
với đối tƣợng mới và nội dung mới. 
Có ba sự kiện lớn sau đây: 
2.1. Trận chiến trên vùng biển đảo 
(1974 và 1988) 
Hiệp định Genève 1954 về Đông 
Dƣơng quy định nƣớc Việt Nam tạm 
thời bị chia cắt thành hai miền theo vĩ 
tuyến 17. Vùng biển phía Nam gồm 
các quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng 
Sa thuộc quyền quản lý của Chính 
phủ Việt Nam Cộng hòa. Lợi dụng 
thời gian chuyển giao quyền quản lý 
các quần đảo giữa quân đội Pháp và 
quân đội Sài Gòn, quân Trung Quốc 
đã chiếm đóng trái phép phía đông 
Hoàng Sa, trong đó có 2 đảo lớn là 
Phú Lâm và Linh Côn: “Năm 1956 
nửa phía đông quần đảo Hoàng Sa bị 
ngƣời Trung Quốc chiếm đóng, có thể 
nói là lén lút nhân lúc quân đội viễn 
chinh Pháp rút khỏi khu vực. Hải quân 
Nam Việt Nam lúc này còn giữ phần 
phía Tây” (Monique Chemilier - 
Gendreau, 1998: 8). Chính quyền Việt 
Nam Cộng hòa đã nhiều lần ra tuyên 
bố khẳng định chủ quyền của Việt 
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa 
và Trƣờng Sa. 
Tháng 1/1974, Trung Quốc điều 
nhiều chiến hạm đánh chiếm các đảo 
thuộc phía tây Hoàng Sa và đổ bộ 
quân chiếm đóng các đảo trên. Đây 
thực sự là hành động xâm lƣợc đối 
với vùng biển đảo thuộc chủ quyền 
của Việt Nam. Tại thời điểm này 
chính quyền Sài Gòn kêu gọi sự trợ 
giúp của Mỹ nhƣng các chiến hạm 
Hạm đội 7 hoạt động trên Biển Đông 
đƣợc lệnh rút xa nơi chiến sự. Rõ 
ràng, sự thỏa hiệp Bắc Kinh năm 
1972 đã dẫn đến thái độ lảng tránh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
31 
của Mỹ năm 1972, có lợi cho phía 
Trung Quốc. 
Sau nhiều vụ khiêu khích ngang 
ngƣợc trên Biển Đông, tháng 3/1988 
Trung Quốc dùng một biên đội chiến 
đấu gồm 6 chiếc tấn công vào đoàn 
tàu vận tải của Việt Nam ở quần đảo 
Trƣờng Sa. Các chiến sĩ hải quân Việt 
Nam đã chiến đấu dũng cảm bảo vệ 
lá cờ Tổ quốc, hy sinh gìn giữ chủ 
quyền biển đảo của đất nƣớc. Nhƣng 
cuối cùng, đối phƣơng đã dùng vũ 
lực chiếm đóng trái phép các đảo đá 
Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tƣ 
Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi. Khoảng giữa 
các lần đánh chiếm, nhiều loại tàu 
Trung Quốc thƣờng xuyên quấy phá, 
ngăn cản việc đánh bắt cá của ngƣ 
dân, gây tình trạng mất an ninh trên 
vùng biển thuộc chủ quyền của Việt 
Nam. 
2.2. Trận chiến bảo vệ biên giới Tây 
Nam năm 1975 - 1979 
Ngay sau khi Sài Gòn đƣợc giải 
phóng, ngày 1/5/1975 quân Khmer 
Đỏ đã đồng loạt xâm phạm nhiều 
điểm biên giới Việt Nam - Campuchia 
từ Hà Tiên đến Tây Ninh, tấn công 
đảo Phú Quốc, chiếm đảo Thổ Chu 
của Việt Nam. Ngày 30/4/1977, quân 
Khmer Đỏ tiến đánh 14 xã biên giới 
thuộc tỉnh An Giang, mở cuộc chiến 
tranh xâm lƣợc Việt Nam. Trong các 
cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo cấp 
cao hai Đảng, Việt Nam nhiều lần 
đƣa ra đề nghị chấm dứt xung đột 
nhƣng phía Khmer Đỏ vẫn liên tiếp 
xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, đốt 
phá làng mạc, giết chết thƣờng dân. 
Đến ngày 31/12/1977 Chính phủ 
Campuchia Dân chủ ở Phnom Penh 
tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao 
với Việt Nam. Ngày 18/7/1978 chúng 
tấn công suốt dọc biên giới dài 40km 
thuộc tỉnh Kiên Giang. Tháng 
12/1978 chúng tập trung 19 trong 
tổng số 25 sƣ đoàn chủ lực ở biên 
giới đánh vào Tây Ninh, vạch kế 
hoạch tiến về TPHCM. Hành động 
xâm phạm của Khmer Đỏ bị quân dân 
Việt Nam giáng trả đích đáng, đẩy lui 
chúng ra khỏi bờ cõi. 
Cùng thời gian đó, tập đoàn Khmer 
Đỏ thi hành chính sách diệt chủng, tàn 
sát ngƣời dân Campuchia, giết chết 
gần 2 triệu ngƣời (trong tổng số dân 
cƣ 8 triệu, chiếm 25%). Nhiều ngƣời 
Việt sinh sống lâu đời ở Campuchia 
cũng bị đánh đập, giết chóc. Những 
ngƣời cách mạng chân chính 
Campuchia đã nổi dậy chống chế độ 
tàn bạo Polpot nhƣng đều bị đàn áp 
dã man. Một số chạy sang Việt Nam 
kêu gọi sự giúp đỡ. Ngày 2/12/1978 
Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nƣớc 
Campuchia đƣợc thành lập đề ra 
cƣơng lĩnh 11 điểm với nhiệm vụ 
chính là đoàn kết toàn dân đánh đổ 
tập đoàn Khmer Đỏ, xây dựng đất 
nƣớc Campuchia hòa bình, độc lập, 
dân chủ, trung lập, không liên kết và 
tiến lên chủ nghĩa xã hội. 
Đáp lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc 
cứu nƣớc Campuchia, quân tình 
nguyện Việt Nam cùng nhiều đơn vị 
những ngƣời Campuchia yêu nƣớc 
mở cuộc phản công quyết liệt, ngày 
2/1/1979 giải phóng toàn bộ miền 
 VŨ DƢƠNG NINH – BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC CHIẾN ĐẤU 
32 
đông sông Mekong, ngày 7/1 tiến vào 
giải phóng Thủ đô Phnom Penh. Bè lũ 
Polpot hoảng loạn bỏ chạy, phần đông 
tan rã tại chỗ, một số lẩn quất trong 
rừng hoặc chạy sang lãnh thổ Thái 
Lan, bọn cầm đầu cuốn gói về Bắc 
Kinh. Tuy vậy, cuộc chiến đấu tiêu diệt 
tàn quân Khmer Đỏ phải kéo dài tới 
10 năm tiếp sau (1979 - 1989). Nhân 
dân Campuchia đƣợc giải phóng khỏi 
chế độ thống trị tàn bạo Khmer Đỏ 
nhƣng đất nƣớc bị tàn phá tan tành, 
nhà cửa, đƣờng sá, đồng ruộng, 
trƣờng học, bệnh viện bị phá hủy 
hoàn toàn. Nhân dân Việt Nam sát 
cánh cùng nhân dân Campuchia, viện 
trợ lƣơng thực, thực phẩm và đồ dùng 
sinh hoạt, xây dựng lại đất nƣớc “từ 
con số không” theo cách gọi của nhà 
báo phƣơng Tây. 
Việc đánh đuổi tập đoàn Polpot là 
thắng lợi của nhân dân Campuchia 
cùng tình nguyện quân Việt Nam đấu 
tranh giành quyền sống của con 
ngƣời, của cả một dân tộc. Nhƣng các 
thế lực bên ngoài bấy lâu nuôi dƣỡng, 
bợ đỡ cho bè lũ diệt chủng không chịu 
nổi thất bại đau đớn này, cả về 
phƣơng diện quân sự, cả về thể diện 
nƣớc lớn, đã phản ứng bằng cuộc tấn 
công biên giới phía Bắc Việt Nam. 
2.3. Trận chiến bảo vệ biên giới 
phía Bắc 1979 - 1989 
Vừa đúng 40 ngày sau khi bè lũ cầm 
đầu Khmer Đỏ bỏ chạy khỏi đất nƣớc 
Campuchia, mờ sáng 17/2/1979, 60 
vạn quân Trung Quốc đồng loạt vƣợt 
đƣờng biên giới dài tới 1.400km, tấn 
công 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam gồm 
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà 
Tuyên (Hà Giang và Tuyên Quang), 
Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Lai Châu. 
Dù Trung Quốc có biện minh dƣới 
chiêu bài “phản kích tự vệ”, nhƣng về 
thực chất đây là hành động xâm lƣợc 
Việt Nam - một quốc gia độc lập, có 
chủ quyền. Quân dân Việt Nam đã 
đánh trả anh dũng để bảo vệ đất 
nƣớc. Mặc dù phía Trung Quốc 
tuyên bố rút quân ngày 14/3/1979, 
nhƣng trên thực tế, cuộc chiến còn 
kéo dài tới 10 năm sau (1979 - 
1989). Đặc biệt ác liệt là mặt trận Vị 
Xuyên (Hà Giang) vào mùa hè năm 
1984. Chiến tranh biên giới phía 
Bắc để lại nhiều hậu quả nặng nề 
về vật chất và tinh thần, khắc sâu 
một vết hằn trong lịch sử quan hệ 
lâu đời giữa hai nƣớc láng giềng, 
nhất lại là hai nƣớc xã hội chủ nghĩa! 
Những trận chiến kể trên xảy ra ở 
những địa bàn xa nhau, thời gian khác 
nhau nhƣng suy cho cùng, vẫn là một 
kịch bản của một “tác giả” nhằm mục 
đích bƣớc ra thế giới với nhiều tham 
vọng. Phân tích vấn đề trên bình diện 
quan hệ quốc tế sẽ làm rõ hơn cội 
nguồn, động cơ và hành động dẫn tới 
các sự kiện trên. 
3. VÒNG XOÁY CỦA TAM GIÁC MỸ - 
TRUNG - XÔ VÀ CUỘC CHIẾN 
TRANH XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA 
BẮC VIỆT NAM NĂM 1979 CỦA 
QUÂN TRUNG QUỐC 
Sau tháng 4/1975, Việt Nam vẫn nằm 
trong vòng xoáy của tam giác Mỹ - 
Trung - Xô nhƣng mối tƣơng quan 
giữa các đỉnh tam giác đã có sự thay 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
33 
đổi sâu sắc, đã bùng nổ cuộc “chiến 
tranh Đông Dƣơng lần thứ Ba” hay 
nhƣ cách gọi của các nhà báo 
phƣơng Tây là “cuộc chiến tranh 
giữa những ngƣời anh em Đỏ”. Đó là 
mâu thuẫn giữa ba nƣớc đều do ba 
đảng cộng sản lãnh đạo gồm Trung 
Quốc, Việt Nam, Campuchia. Ngƣời 
ta đã khơi sâu những mâu thuẫn này 
để thực hiện ý đồ riêng của họ. 
Nếu trƣớc đây, quan hệ Việt Nam - 
Trung Quốc và Việt Nam - Liên Xô, 
tuy có điểm bất đồng, nhƣng đứng 
trƣớc đối thủ chính là đế quốc Mỹ thì 
cả hai nƣớc xã hội chủ nghĩa đều là 
đồng minh của Việt Nam, đồng tình 
ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Nhƣng 
những cái bắt tay Mỹ - Trung và Mỹ - 
Xô năm 1972 là dấu hiệu chuyển dịch 
trong quan hệ quốc tế, báo trƣớc giai 
đoạn kết thúc của thời kỳ Chiến tranh 
lạnh mà gần hai chục năm sau, nó trở 
thành hiện thực với sự sụp đổ của 
nhà nƣớc Xô Viết năm 1991. Mâu 
thuẫn giữa chủ nghĩa tƣ bản và chủ 
nghĩa xã hội vẫn còn đó nhƣng đã 
giảm đi ý nghĩa chi phối những biến 
động lớn của thế giới. Giới lãnh đạo 
Trung Quốc nhìn nhận giữa hai mâu 
thuẫn Trung Quốc với Mỹ và Trung 
Quốc với Liên Xô thì mâu thuẫn Trung 
- Xô là nguy hiểm nhất, có thể dẫn tới 
cuộc chiến tranh hạt nhân do nƣớc 
láng giềng Liên Xô phát động để 
chống Trung Quốc. Cho nên Bắc Kinh 
đi tìm sự đồng tình của Washington 
trong cuộc đấu tranh chống Moscow. 
Đó là bản chất của những biến động 
chính trị trong quan hệ quốc tế những 
năm 70 - 80 mà Việt Nam bị cuốn vào 
vòng xoáy đó. 
Từ nửa sau thập kỷ 70, tình hình 
Trung Quốc có nhiều biến chuyển 
quan trọng. Chủ tịch Mao Trạch Đông 
qua đời (9/1976), liền sau đó là “nhóm 
bốn ngƣời” – những kẻ chủ chốt trong 
cách mạng văn hóa bị bắt, đất nƣớc 
Trung Hoa phải giải quyết những tàn 
dƣ của cách mạng văn hóa, đi dần 
vào thời kỳ ổn định. Năm 1978, kế 
hoạch cải cách của Đặng Tiểu Bình 
“bốn hiện đại hóa” (công nghiệp, nông 
nghiệp, khoa học - công nghệ, quốc 
phòng) đã mở ra thời kỳ phát triển 
mới của nƣớc Cộng hòa Nhân dân. 
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tính 
đến những vấn đề đối nội và đối ngoại 
nhằm mục tiêu ổn định bên trong và 
bành trƣớng bên ngoài. 
Khu vực Đông Nam Á là cái đích đầu 
tiên họ nhắm tới. Sau thất bại ở Việt 
Nam, Tổ chức Hiệp ƣớc Đông Nam Á 
(SEATO) giải thể đánh dấu sự rút lui 
của Mỹ ra khỏi khu vực. Liên Xô ngoài 
cứ điểm Cam Ranh của Việt Nam, 
hầu nhƣ chƣa xâm nhập vào khu vực 
này, chƣa thể với tay đến Đông Nam 
Á. Xuất hiện một “khoảng trống quyền 
lực” sau khi Mỹ rút, tạo thời cơ để 
Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng, Bắc 
Kinh chọn Campuchia làm bàn đạp 
ngăn chặn Việt Nam, dùng Khmer 
Đỏ làm “đội quân xung kích” chống 
phá Việt Nam. Đó là lý do khiến cho 
từ năm 1975 tình hình khu vực Đông 
Dƣơng ngày càng xấu đi, quan hệ 
Việt Nam - Campuchia luôn căng 
thẳng dẫn tới chiến tranh. 
 VŨ DƢƠNG NINH – BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC CHIẾN ĐẤU 
34 
Sau khi cuộc chiến ở Việt Nam kết 
thúc, cuộc đàm phán Việt - Mỹ xoay 
quanh vấn đề thiết lập quan hệ ngoại 
giao giữa hai nƣớc gặp nhiều trở ngại. 
Việt Nam đặt vấn đề Mỹ phải “hàn gắn 
hậu quả chiến tranh” nhƣ một điều 
kiện tiên quyết để tiến tới bình thƣờng 
hóa quan hệ, nhƣng luật pháp Mỹ 
không cho phép Tổng thống đƣợc chi 
ngân sách khi không có sự đồng ý của 
Quốc hội, vả lại “hội chứng Việt Nam” 
khiến cho tâm lý ngƣời Mỹ khó chấp 
nhận khoản bồi thƣờng này. Sau 
nhiều lần gặp gỡ căng thẳng, đến 
giữa năm 1978, cuộc đàm phán Việt - 
Mỹ tại Paris bế tắc, khả năng bình 
thƣờng hóa quan hệ giữa hai nƣớc 
ngƣng lại. Trong khi đó, ngoại giao 
giữa Mỹ và Trung Quốc đã đi đến 
quyết định thiết lập quan hệ chính 
thức vào ngày 1/1/1979. 
Trung Quốc coi Việt Nam nhƣ một trở 
ngại trên con đƣờng của họ đi xuống 
Đông Nam Á. Cùng với việc tiếp tay 
cho hành động xâm lấn của Khmer Đỏ 
ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam là 
nhiều hoạt động quấy rối bên trong 
Việt Nam, kích động vụ “nạn kiều” kêu 
gọi ngƣời Hoa về nƣớc, từng bƣớc 
cắt giảm viện trợ để cuối cùng chấm 
dứt hoàn toàn(2) (Bộ Ngoại giao, 
Nguyễn Đình Bin, 2002: 198). Họ coi 
mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô nhƣ 
một sự câu kết giữa hai đối thủ để bao 
vây phía Bắc và phía Nam Trung 
Quốc. Việc Việt Nam gia nhập Hội 
đồng Tƣơng trợ Kinh tế (khối SEV), ký 
Hiệp ƣớc Hợp tác và hữu nghị với 
Liên Xô (tháng 11/1978) là cái cớ để 
họ tấn công dƣới chiêu bài “phản kích 
tự vệ”. 
Thực chất sự toan tính của Bắc Kinh 
khi phát động cuộc chi ... ện chính 
sau đây trong quan hệ quốc tế với điểm 
mốc là năm 1989. 
Trên phạm vi thế giới, ngày 2/12/1989 
trong cuộc gặp không chính thức giữa 
Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Liên Xô M. 
Gorbachev và Tổng thống Mỹ G. Bush 
tại Malta, hai bên ra tuyên bố chấm dứt 
tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài gần 
nửa thế kỷ đối đầu căng thẳng. Tháng 
11/1990 hai vị đã cùng các nhà lãnh 
đạo 20 nƣớc thành viên thuộc khối 
NATO và khối Warsaw ký hiệp ƣớc 
không xâm phạm lẫn nhau, đƣa ra Hiến 
chƣơng Paris tuyên bố chấm dứt chiến 
tranh lạnh. Những sự kiện trên đánh 
dấu một bƣớc chuyển quan trọng, mở 
đƣờng giải quyết tình hình phức tạp ở 
nhiều nơi trên thế giới. 
Cùng thời gian đó, Liên Xô và Trung 
Quốc tìm giải pháp để bình thƣờng 
hóa quan hệ giữa hai nƣớc. Trong 
diễn văn của M. Gorbachev tại 
Vladivostok năm 1986, sau đó tại 
Krasnoyarsk năm 1988, Liên Xô chủ 
trƣơng giảm bớt sự hiện diện quân sự 
tại các khu vực Châu Á - Thái Bình 
Dƣơng, bình thƣờng hóa quan hệ với 
Trung Quốc, Nhật Bản và thiết lập 
quan hệ với Hàn Quốc. Về vấn đề lập 
lại quan hệ Xô - Trung, Bắc Kinh nêu 
lên “bốn trở ngại” là việc quân đội Xô 
Viết ở Afghanistan, quân đội Việt Nam 
ở Campuchia, sự hiện diện của Liên 
Xô ở Mông Cổ và các đơn vị quân 
Liên Xô đóng dọc biên giới phía Bắc 
Trung Quốc mà điều cấp thiết nhất là 
quân đội Việt Nam phải rút khỏi 
Campuchia. Vấn đề này cũng đƣợc 
thảo luận giữa Liên Xô và Mỹ, qua đó, 
“Liên Xô hứa sẽ hạn chế giúp đỡ Việt 
Nam, Mỹ sẽ thuyết phục Thái Lan 
trục xuất khỏi lãnh thổ của họ những 
căn cứ Khmer Đỏ. Vấn đề còn lại là 
đấu tranh để Trung Quốc chấm dứt 
viện trợ cho Khmer Đỏ” (Bogaturov 
Aleksey Dermofenovich - Averkov Viktor 
Viktorovich (2009), 2013: 460-462). 
Ở Trung Quốc, bên cạnh một số 
thành tựu bƣớc đầu trong công cuộc 
cải cách, một biến cố lớn đã bùng nổ 
tại Bắc Kinh từ tháng 4 đến tháng 
6/1989. Đó là phong trào đòi quyền tự 
do dân chủ, cải cách giáo dục, thậm 
chí đòi thay đổi lãnh đạo, thay đổi chế 
độ. Đông đảo thanh niên, sinh viên tụ 
tập tại Quảng trƣờng Thiên An Môn, 
nhiều trƣờng đại học ở Bắc Kinh, 
Thƣợng Hải, Thiên Tân, Vũ Hán 
hƣởng ứng mạnh mẽ bằng những 
cuộc mít tinh, biểu tình, lôi cuốn nhiều 
tầng lớp nhân dân tham gia. Để lập lại 
trật tự, ngày 4/6 quân đội đƣợc lệnh 
dùng xe tăng tiến vào Quảng trƣờng 
Thiên An Môn trấn áp những ngƣời 
chống đối, gây nên vụ tàn sát đẫm 
máu. Các nƣớc phƣơng Tây lập tức 
lên tiếng phản đối, đồng loạt ban hành 
chính sách cấm vận đối với Trung 
Quốc(4) (Tạ Ích Hiển, tr. 390). Tình 
 VŨ DƢƠNG NINH – BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC CHIẾN ĐẤU 
38 
trạng bị cô lập trên thế giới trở thành 
một nhân tố buộc Bắc Kinh tìm cách 
hòa dịu với các nƣớc, giải quyết các 
vấn đề quốc tế trong đó có vấn đề 
Campuchia. 
Đông Nam Á sau nhiều thập kỷ chiến 
tranh, rất cần một môi trƣờng hòa 
bình, an ninh để ổn định và phát triển. 
Về phần mình, Việt Nam cần ra khỏi 
tình trạng bị bao vây để có điều kiện 
khôi phục kinh tế và phát triến xã hội. 
Từ năm 1982, Việt Nam đã tiến hành 
rút quân từng đợt khỏi Campuchia, 
đến năm 1987 tổng cộng là 6 đợt. 
Tháng 7/1986, Nghị quyết 32 của Bộ 
Chính trị (khóa V) đề ra phƣơng 
hƣớng điều chỉnh chính sách đối 
ngoại nhằm tạo thế ổn định để tập 
trung xây dựng kinh tế, chủ động 
chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hòa 
bình, góp phần xây dựng Đông Nam Á 
thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp 
tác và phát triển. Giải pháp về 
Campuchia phải dựa trên nguyên tắc 
hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền 
của nƣớc bạn, đồng thời bảo đảm giữ 
vững thành quả của nhân dân 
Campuchia đấu tranh chống chế độ 
diệt chủng. Đại hội Đảng Cộng sản 
Việt Nam lần VI (12/1986) đánh dấu 
bƣớc ngoặt quan trọng, mở ra thời kỳ 
Đổi mới trong đƣờng lối phát triển 
kinh tế - xã hội, đồng thời mở cánh 
cửa hội nhập quốc tế. Nghị quyết 13 
của Bộ Chính trị (khóa VI) khẳng định: 
“Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân 
dân ta là phải củng cố và giữ vững 
hòa bình để tập trung xây dựng và 
phát triển kinh tế” và chỉ ra nhiệm vụ 
quan trọng trƣớc mắt là “bình thƣờng 
hóa quan hệ với Trung Quốc và góp 
phần giải quyết vấn đề Campuchia” 
(Bộ Ngoại giao, Nguyễn Đinh Bin, 
2002: 323-325). Đến cuối năm 1988, 
Việt Nam đã rút khỏi Campuchia toàn 
bộ chuyên gia dân sự về nƣớc và rút 
quân lần thứ 7. Ngày 5/1/1989 Tổng Bí 
thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn 
Văn Linh tuyên bố tại Phnom Penh 
“Việt Nam hoàn toàn nhất trí với 
Campuchia về quyết định rút toàn bộ 
quân tình nguyện Việt Nam còn lại ra 
khỏi Campuchia vào tháng 9/1989, nếu 
có một giải pháp chính trị. Việc rút hết 
quân Việt Nam khỏi Campuchia phải 
đặt song song với việc chấm dứt viện 
trợ quân sự của nƣớc ngoài cho tất cả 
các bên Campuchia, chấm dứt sử dụng 
lãnh thổ nƣớc ngoài làm đất thánh 
chống lại nhân dân Campuchia. Những 
điều thỏa thuận này phải đƣợc tiến 
hành dƣới sự kiểm soát quốc tế có 
hiệu quả”(5) (Nguyễn Văn Linh, 1989). 
Sự chuyển biến tình hình thế giới và 
đƣờng lối Đổi mới của Việt Nam có 
tác động tích cực đối với khu vực. Tại 
Hội nghị Bàn tròn Châu Á - Thái Bình 
Dƣơng tháng 6/1989 Thủ tƣớng 
Malaysia Mahathir Mohamed tuyên bố: 
“Một Đông Nam Á chia rẽ không đem 
lại lợi ích cho bất cứ bên nào”. Trƣớc 
đó, Thủ tƣớng Thái Lan Chattichai 
Choohavan bày tỏ mong muốn “Biến 
Đông Dƣơng từ chiến trƣờng thành 
thị trƣờng”. Tổng thống Philippines 
Korazon Aquino khẳng định “không 
coi Việt Nam là mối đe dọa đối với 
Philippines” và không chống việc Việt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
39 
Nam gia nhập ASEAN. Tháng 11/1990, 
Tổng thống Indonesia Suharto là vị 
nguyên thủ đầu tiên của một nƣớc 
ASEAN sang thăm Việt Nam. Đó là 
những tín hiệu thuận lợi cho việc giải 
quyết vấn đề Campuchia. Lịch sử hiện 
đại Đông Nam Á cho thấy những cuộc 
chiến tranh kéo dài, những vụ xung 
đột quân sự nghiêm trọng ở nơi đây 
hầu hết đều do tác nhân từ bên ngoài 
Đông Nam Á, chỉ đem lại lợi ích cho 
các nƣớc lớn ngoài khu vực. Quyết 
định của Việt Nam đƣợc coi là bƣớc 
đột phá tạo điều kiện thúc đẩy việc tìm 
kiếm giải pháp cho Campuchia. 
Hội nghị quốc tế về Campuchia đƣợc 
tổ chức tại Paris ngày 30/7/1989 dƣới 
sự chủ trì của hai đồng chủ tịch là 
Ngoại trƣởng Pháp và Ngoại trƣởng 
Indonesia. Các bên đều chấp nhận 
vai trò hòa giải của Liên Hợp Quốc, 
cụ thể là 5 nƣớc thƣờng trực Hội 
đồng Bảo an (gọi tắt là P.5 gồm Anh, 
Pháp, Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc). 
Ngày 23/10/1991, Hiệp định Paris về 
Campuchia đƣợc ký kết đã chấm dứt 
tình trạng căng thẳng, đối đầu ở 
Campuchia. Theo tinh thần của Hiệp 
định, ngày 23/5/1993, cuộc Tổng tuyển 
cử đƣợc tiến hành ở Campuchia bầu 
ra Quốc hội của Vƣơng quốc, lịch sử 
đất nƣớc Campuchia bƣớc sang một 
thời kỳ mới đồng thời làm dịu tình 
hình khu vực, Đông Nam Á đi vào thời 
kỳ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát 
triển. 
5. ĐÁNH GIÁ VỀ BỐI CẢNH QUỐC 
TẾ TRONG THỜI GIAN DIỄN RA 
NHỮNG CUỘC CHIẾN BẢO VỆ 
BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VÀ BIỂN ĐẢO 
VIỆT NAM 
Một, cuộc chiến tranh trên biên giới 
Việt Nam - Trung Quốc đã bộc lộ sự 
chuyển biến về thực chất mối quan hệ 
giữa các nƣớc lớn và giữa các nƣớc 
xã hội chủ nghĩa. Đó không chỉ là sự 
đối đầu giữa hai siêu cƣờng Liên Xô 
và Mỹ mà là mâu thuẫn giữa ba đỉnh 
tam giác Mỹ - Trung - Xô, trong đó 
Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy với 
tính cách là một liên minh của Liên Xô 
và một đối thủ của Trung Quốc. Sự 
thực đó đánh dấu chấm hết cho mối 
liên minh xã hội chủ nghĩa một thời có 
tác động tích cực đối với hai cuộc 
kháng chiến cứu nƣớc của Việt Nam. 
Không phủ nhận, và từ góc độ sử học 
càng không nên phủ nhận, sự đồng 
tình ủng hộ và sự giúp đỡ có hiệu quả 
của hai nƣớc lớn xã hội chủ nghĩa đối 
với Việt Nam. Song cho rằng đó là 
những hành động “vô tƣ, khẳng khái” 
thì e rằng không thấy rõ bản chất của 
quan hệ giữa các nƣớc lớn, cũng nhƣ 
giữa nƣớc lớn và nƣớc nhỏ. Vì thế, có 
phần bất ngờ khi xảy ra cuộc chiến 
tranh ở phía Tây Nam và phía Bắc 
nƣớc ta, những nƣớc đều do đảng 
cộng sản cầm quyền. Với kinh nghiệm 
hàng chục năm trận mạc, các nhà 
lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã 
nhanh chóng giành thế chủ động, tiêu 
diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và 
chống trả hành động xâm lấn từ 
phƣơng Bắc, bảo vệ chủ quyền dân 
tộc và lãnh thổ quốc gia. 
Từ quá khứ đến hiện tại, chúng ta vẫn 
gìn giữ những tình cảm tốt đẹp mà 
 VŨ DƢƠNG NINH – BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC CHIẾN ĐẤU 
40 
nhân dân thế giới đã dành cho Việt 
Nam, mãi mãi tỏ lòng biết ơn sự hy 
sinh của nhiều ngƣời dân, nhiều 
ngƣời lính các nƣớc xã hội chủ nghĩa 
đã từng bỏ mình trong cuộc chiến đấu 
trên đất Việt Nam vì nền độc lập của 
Việt Nam. Ghi nhớ công ơn đó là 
lƣơng tri, là đạo lý của dân tộc ta. 
Nhƣng sau khi hệ thống xã hội chủ 
nghĩa tan rã trên phạm vi thế giới thì 
mối liên hệ về ý thức hệ tuy vẫn tồn tại 
ở đây đó song không còn là chất keo 
dính bền chặt trong quan hệ giữa các 
nƣớc trƣớc đây đã từng là xã hội chủ 
nghĩa. Về cơ bản, mối quan hệ đó 
phải dựa vào sự cân nhắc quyền lợi 
quốc gia, sự bảo vệ lợi ích dân tộc và 
sự gìn giữ hòa bình, hữu nghị trên thế 
giới. Đây là điều cần nhận thức rõ để 
bảo đảm đƣờng lối đối ngoại độc lập, 
tự chủ, vì lợi ích quốc gia mà không 
mơ hồ, không bị ràng buộc bởi sợi 
dây ý thức hệ, bởi thể chế chính trị. 
Hai, sự phân hóa dẫn đến chia rẽ giữa 
hai nƣớc lớn xã hội chủ nghĩa xuất 
hiện từ cuối thập niên 50, bộc lộ công 
khai sau Đại hội lần thứ XX của Đảng 
Cộng sản Liên Xô. Ban đầu là cuộc 
tranh cãi về lý thuyết, sau dẫn tới sự 
phân liệt nghiêm trọng trong phong 
trào cộng sản và công nhân thế giới. 
Điều nguy hại là mâu thuẫn gay gắt đó 
bộc lộ trong lúc Việt Nam phải chiến 
đấu với một thế lực mạnh hàng đầu 
thế giới. Nhƣng đƣờng lối đoàn kết 
quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên 
nguyên tắc cân bằng “đoàn kết với 
Liên Xô, đoàn kết với Trung Quốc” đã 
phát huy tác dụng tích cực trong công 
cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
Nhƣng trên đỉnh cao chiến thắng năm 
1975, Việt Nam đã có sự đánh giá 
không đúng về đối thủ, về đồng minh 
và về chính mình. Niềm say sƣa của 
ngƣời thắng trận dẫn tới sự nhìn nhận 
không chính xác về vị thế và thực lực 
của mình trên bàn cờ quốc tế. Về đối 
thủ, nƣớc Mỹ phải rút khỏi chiến 
tranh Việt Nam nhƣng trên phạm vi 
thế giới, đó vẫn là một siêu cƣờng có 
tác động mạnh mẽ đến tình hình 
chung. Mặc dù Việt Nam nhận thức 
rõ sự cần thiết phải xác lập quan hệ 
bình thƣờng với Mỹ nhƣng những đòi 
hỏi về việc “hàn gắn vết thƣơng chiến 
tranh” không phù hợp với luật pháp 
của Mỹ và động chạm đến lòng tự ái 
của ngƣời dân Mỹ nên cuối cùng đã 
để lỡ thời cơ. Về đồng minh, giới lãnh 
đạo nƣớc nhà khi đó đã xa rời chính 
sách cân bằng của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, nghiêng hẳn về Moscow khiến 
cho giới cầm quyền Bắc Kinh lợi 
dụng điều đó để tạo cớ gây ra cuộc 
chiến tranh biên giới. Họ tính toán 
nhiều mặt để phát động cuộc chiến 
dƣới chiêu bài “phản kích tự vệ”, 
song nếu Việt Nam giữ đƣợc thế cân 
bằng theo khuôn mẫu mà Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đã thực hiện trong 
những năm 60 thì bài toán thời cuộc 
có thể đƣợc giải theo một phƣơng án 
khác, Việt Nam không bị sa vào thế 
cô lập nghiêm trọng chƣa từng có 
trong lịch sử nƣớc nhà. Cho nên, bài 
học về tinh thần cảnh giác và cách 
ứng xử cân bằng trong quan hệ đối 
ngoại theo tƣ tƣởng ngoại giao Hồ 
Chí Minh đã đƣợc minh chứng tính 
đúng đắn trong quá khứ, luôn là 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
41 
nguyên tắc cần tuân thủ trƣớc những 
vấn đề quốc tế hôm nay và mai sau. 
Ba, lịch sử đã qua đi, song câu chuyện 
quá khứ vẫn còn đƣợc nhắc lại mãi. 
Sự thực lịch sử dù vui hay buồn đều 
cần đƣợc ghi lại để rút ra những bài 
học cho đời sau. 
Các sách giáo khoa về lịch sử, về văn 
học và nhiều môn khoa học xã hội 
khác cần quan tâm đầy đủ công việc 
này nhƣ chúng ta đã từng viết về hai 
cuộc kháng chiến trƣớc. Không khơi 
gợi hận thù, song nhắc lại quá khứ để 
có cách ứng xử đúng đắn hôm nay và 
phòng ngừa cho ngày mai là điều rất 
cần thiết và cấp thiết đối với sự 
nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và 
toàn vẹn lãnh thổ nƣớc nhà.  
CHÚ THÍCH 
(1) 
Ngày 22/2/1974 khi hội kiến với Tổng thống nƣớc Zambia (Châu Phi), Mao Trạch Đông 
nói: Tôi coi Mỹ, Liên Xô là thế giới thứ nhất; các nƣớc trung gian nhƣ Nhật Bản, Châu Âu, 
Canada là thế giới thứ hai; còn chúng ta là thế giới thứ ba (Tiêu Thị Mỹ, 2016: 350). 
(2) 
Năm 1978, ngày 12/5 Trung Quốc tuyên bố cắt giảm viện trợ cho Việt Nam 21 hạng mục 
công trình, ngày 30/5 cắt thêm 51 hạng mục, đến ngày 3/7, Trung Quốc cắt toàn bộ viện trợ 
và rút hết chuyên gia về nƣớc (Bộ Ngoại giao, Nguyễn Đình Bin, 2002: 198). 
(3) 
Theo thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Washington, cuối năm 1979, các máy bay quân sự Mỹ 
đã vận chuyển sang Trung Quốc trang thiết bị để xây dựng một căn cứ thu âm thanh Mỹ - 
Trung tại vùng viễn tây Trung Quốc. Các trạm giám sát đƣợc đặt trên các triền núi cao thuộc 
tỉnh Tân Cƣơng, qua đó có thể theo dõi thông tin liên lạc quân sự của Liên Xô từ Trung Á 
đến Viễn Đông, nắm bắt đƣợc tín hiệu radar từ các chuyến bay quân sự, phát hiện mọi thay 
đổi của các căn cứ vũ khí hạt nhân cũng nhƣ tín hiệu về các vụ bắn tên lửa đạn đạo của 
Liên Xô. Đồng thời CIA mở một trƣờng huấn luyện kỹ thuật để ngƣời Trung Quốc đủ khả 
năng sử dụng các thiết bị của căn cứ này. Hành động của Mỹ đã tạo lợi thế cho nền an ninh 
Trung Quốc trong sự đối đầu với Liên Xô (Patrick Tyler, 2008: 480-481). 
(4) 
Ngày 5/6 Chính phủ Mỹ ra lệnh dừng việc bán hàng hóa quân sự cho Trung Quốc, chấm 
dứt các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức cao cấp Mỹ với Trung Quốc, dừng các khoản cho 
vay, Thƣợng viện và Hạ viện Mỹ lần lƣợt thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc, “tình 
hình Trung Quốc lúc này nhƣ mây đen che phủ bầu trời” (Tạ Ích Hiển, 2002). 
(5) 
Diễn văn của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tại Lễ kỷ niệm lần 
thứ 10 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia (báo Nhân dân ngày 7/1/1989). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bộ Ngoại giao. Nguyễn Đinh Bin (chủ biên). 2002. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000. 
Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
2. Bogaturov Aleksey Dermofenovich - Averkov Viktor Viktorovich. 2009. Lịch sử quan 
hệ quốc tế. 2013. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia (bản tiếng Nga do Trƣờng Đại học 
Quan hệ Quốc tế Moscow xuất bản năm 2009). 
3. Chemilier, Monique - Gendreau. 1998. Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa (bản dịch tiếng Việt). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
 VŨ DƢƠNG NINH – BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC CHIẾN ĐẤU 
42 
4. Dobrynin, A. 2001. Đặc biệt tin cậy. Vị Đại sứ ở Washington qua sáu đời Tổng thống 
Mỹ. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
5. Kissinger, H. 2015. Bàn về Trung Quốc. Hà Nội: Nxb. Công an Nhân dân. 
6. Nguyễn Văn Linh. 1989. Diễn văn của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn 
Văn Linh tại Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. 
Báo Nhân dân ngày 7/1/1989. 
7. Tạ Ích Hiển (chủ biên). 2002: Lịch sử ngoại giao Trung Quốc đương đại (1949-2001). 
Bản dịch của Tổng cục 2, lƣu tại Tổng cục 2. 
8. Tiêu Thị Mỹ. 2016. Mưu lược Mao Trạch Đông. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
9. Tyler, Patrick. 2008. Một thiên lịch sử sáu đời tổng thống Mỹ - Trung. Hà Nội: Nxb. 
Công an Nhân dân. 

File đính kèm:

  • pdfboi_canh_quoc_te_cua_cuoc_chien_dau_bao_ve_bien_gioi_phia_ba.pdf