Biện pháp quản lí công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Thông qua các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền phổ biến, thông tin kịp thời đến từng PHHS về chủ

trương đường lối, định hướng phát triển giáo dục. Bằng phân tích, đánh giá thực trạng công tác KT, ĐG ở các trường tiểu học trong địa bàn quận 8 hiện nay, giúp phụ huynh thấy được sự cần thiết của việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường trong công tác đánh giá HS.

pdf 7 trang thom 09/01/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp quản lí công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp quản lí công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Biện pháp quản lí công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 51-57 
 51 
Email ngahoang244@gmail.com
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thị Nga - Trường Tiểu học Tuy Lý Vương, phường 12, quận 8, TP. Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 12/04/2018; ngày sửa chữa: 27/04/2018; ngày duyệt đăng: 08/05/2018. 
Abstract: The article mentions some theoretical bases of assessing learning outcomes of students. 
Based on these bases, the article presents situation of assessing learning outcomes of students at 
primary schools at District 8, Ho Chi Minh City. Also, the article proposes measures to manage 
the assessment of learning results of students in line with actual conditions of localities in order to 
meet the requirements on test and assessment at primary schools of the education reform in our 
country today. 
Keywords: Measures, management, assessment, learning outcomes. 
1. Mở đầu 
Từ khi áp dụng cách đánh giá theo Thông tư số 
22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về sửa đổi, bổ sung 
một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban 
hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 
28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, công tác đánh giá 
kết quả học tập (ĐGKQHT) theo hướng tiếp cận năng lực 
của học sinh (HS) ở các trường tiểu học quận 8, TP. Hồ 
Chí Minh đã bước đầu có những dấu hiệu đáng mừng: HS 
tích cực, tự tin, hăng hái sôi nổi hơn trong học tập, giáo 
viên (GV) bớt áp lực trong việc đánh giá HS bằng điểm 
số, thực hiện hồ sơ sổ sách, báo cáo thống kê,... Điều đó 
cho thấy, việc đổi mới cách thức đánh giá học sinh tiểu học 
(HSTH) đã mang lại kết quả tích cực đáng khích lệ. Tuy 
nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực thì kết quả đã 
đạt được vẫn còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao, cụ 
thể: Việc quản lí công tác ĐGKQHT của HS chưa được 
quan tâm đúng mức; một số cán bộ quản lí (CBQL) còn 
cho rằng, việc ĐGKQHT của HS là nhiệm vụ của GV, 
không phải nhiệm vụ của lãnh đạo; đội ngũ GV ngại đổi 
mới hoặc còn lúng túng khi thực hiện, chưa nhận thức 
được tầm quan trọng của việc đánh giá bằng nhận xét thay 
cho điểm số; phụ huynh học sinh (PHHS) còn mới lạ theo 
cách đánh giá của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và 
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, vì thế còn lơ là, thiếu 
quan tâm hoặc quan tâm quá mức trong việc đọc nhận xét 
của GV cho con em mình; do thói quen “lối mòn” trong 
việc thực hiện đánh giá theo quy định cũ nên một bộ phận 
không nhỏ CBQL còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn 
trong việc quản lí công tác ĐGKQHT của HSTH. 
Từ thực trạng trên, cần có những biện pháp quản lí 
tốt công tác này trong thời gian tới. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái niệm “quản lí công tác đánh giá kết quả học 
tập của học sinh” 
“ĐGKQHT là quá trình thu thập, phân tích và xử lí 
thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, 
tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp 
HS học tập ngày càng tiến bộ” [1; tr 35]. 
Theo Trần Thị Tuyết Oanh: “ĐGKQHT là quá trình 
thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng mà người 
học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo 
cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho 
nhà trường và bản thân HS để giúp họ học tập tiến bộ 
hơn” [2; tr 12]. 
Từ khái niệm “ĐGKQHT”, chúng tôi đưa ra khái 
niệm “Quản lí công tác ĐGKQHT của HS” theo hướng 
nghiên cứu của mình như sau: Quản lí công tác 
ĐGKQHT của HS là những tác động tự giác của những 
chủ thể quản lí vào quá trình ĐGKQHT của HS nhằm 
làm cho công tác này đảm bảo tính khách quan, trung 
thực, phản ánh đúng thực trạng chất lượng dạy học. Từ 
đó, tìm ra nguyên nhân và biện pháp để cải thiện thực 
trạng, nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá cũng như 
chất lượng giáo dục tổng thể. 
2.2. Một số biện pháp quản lí công tác đánh giá kết quả 
học tập của học sinh ở các trường tiểu học quận 8, TP. 
Hồ Chí Minh 
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo 
viên, phụ huynh học sinh về sự cần thiết phải đổi mới công 
tác đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học 
2.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp 
- Nhằm nâng cao nhận thức và xác định rõ trách 
nhiệm, nghĩa vụ của CBQL, GV, phụ huynh HS về tầm 
quan trọng của công tác ĐGKQHT của HSTH theo 
Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 
22/2016/TT-BGDĐT, đồng thời giúp cho hiệu trưởng 
(HT) đánh giá một cách khách quan về chất lượng học 
tập của HS, chất lượng giảng dạy của GV, từ đó xây dựng 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 51-57 
 52 
kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường một cách hiệu 
quả nhất. 
- Tác động đến tư tưởng của CBQL, GV và PHHS về 
sự cần thiết phải đổi mới cách thức đánh giá. Việc HT 
quán triệt tốt tầm quan trọng của công tác đánh giá trong 
nhà trường sẽ nâng cao trách nhiệm, chủ động, nhiệt tình 
hơn của đội ngũ trong việc đánh giá HS theo hướng đổi 
mới, góp phần đánh giá chính xác chất lượng giáo dục 
của nhà trường nói riêng; chất lượng giáo dục của toàn 
xã hội nói chung. 
2.2.1.2. Nội dung của biện pháp 
Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng 
cao nhận thức và năng lực đánh giá cho đội ngũ CBQL, 
GV. Tạo được động lực đổi mới cho đội ngũ, đồng thời 
xây dựng động cơ học tập đúng đắn, thái độ tích cực 
trong đánh giá HSTH và có các biện pháp chấn chỉnh 
những nhận thức chưa đúng, tránh chủ quan, lúng túng 
dẫn đến sai sót. 
2.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp 
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng 
của công tác ĐGKQHT của HS theo hướng đổi mới: 
+ Cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của các cấp, từ 
đó tổ chức triển khai tập huấn có hiệu quả để nâng cao 
nhận thức về tầm quan trọng của công tác đánh giá, trách 
nhiệm cá nhân cho CBQL, GV trực tiếp thực hiện đánh 
giá HS. Tuyên truyền trong cộng đồng để mọi đối tượng 
hiểu được sự cần thiết phải đổi mới công tác đánh giá và 
hiểu rõ về chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo 
dục nói chung và đổi mới đánh giá theo định hướng phát 
triển năng lực nói riêng. 
+ Việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, 
GV được thực hiện thông qua các đợt học tập chính trị, 
nghị quyết, các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ 
chuyên môn giúp đội ngũ hiểu rõ tinh thần chỉ đạo, chủ 
trương của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lí giáo dục về 
đổi mới công tác đánh giá; quán triệt kế hoạch hoạt động 
đánh giá, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng bộ 
phận, từng cá nhân trong việc thực hiện. 
+ HT phải quản lí tốt việc xây dựng mục tiêu, nội 
dung, hình thức ĐGKQHT của HS sao cho phù hợp với 
đặc thù các môn học. Phó HT chuyên môn hướng dẫn 
cho GV kĩ thuật xây dựng ma trận ra đề, cách thức thành 
lập các ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đáp ứng mục tiêu 
môn học, mục tiêu kiểm tra, đánh giá (KT, ĐG). 
+ HT tạo điều kiện cho CBQL, GV tham gia các lớp 
tập huấn do Sở và Phòng GD-ĐT tổ chức; phối hợp với 
trường bồi dưỡng giáo dục tổ chức nhiều chuyên đề, hội 
thảo, nhằm bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ KT, 
ĐG theo hướng đổi mới. CBQL, GV thường xuyên cập 
nhật thông tin, trao đổi và học tập kinh nghiệm về KT, 
ĐG giữa các trường tiểu học trong địa bàn quận. 
+ Thông qua các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền 
phổ biến, thông tin kịp thời đến từng PHHS về chủ 
trương đường lối, định hướng phát triển giáo dục. Bằng 
phân tích, đánh giá thực trạng công tác KT, ĐG ở các 
trường tiểu học trong địa bàn quận 8 hiện nay, giúp phụ 
huynh thấy được sự cần thiết của việc phối hợp chặt chẽ 
giữa gia đình với nhà trường trong công tác đánh giá HS. 
+ Công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho HS cần 
được thực hiện thường xuyên trong các buổi sinh hoạt 
dưới cờ, tích hợp ở các tiết sinh hoạt chủ nhiệm xuyên 
suốt trong quá trình dạy học hàng ngày. 
+ Có chế độ khen thưởng kịp thời cho những tập thể, 
cá nhân thực hiện tốt công tác ĐGKQHT của HS và kịp 
thời nhắc nhở, uốn nắn CBQL, GV, HS, có biểu hiện 
không nghiêm túc, vi phạm quy chế, đi lệch, ngược với 
mục tiêu ĐGKQHT của HSTH. 
- Tạo động lực đổi mới KT, ĐG cho GV và xây dựng 
động cơ học tập đúng đắn, kĩ năng tự học cho HS: 
+ HT cần phải có sự đánh giá đúng mức về năng lực 
và mức độ thực hiện công việc của các cá nhân trong một 
tập thể, tác động đến nhu cầu được tôn trọng, được khẳng 
định mình hoặc nỗ lực bằng những chính sách, tạo điều 
kiện hoặc chế tài, để thúc đẩy đội ngũ GV có thêm 
động lực, tích cực đổi mới trong KT, ĐG. 
+ Để xây dựng động cơ học tập đúng đắn, hình thành 
thái độ tích cực trong KT, ĐG, phát huy ưu điểm năng 
lực cá nhân, trước hết cần xây dựng nhu cầu, hứng thú 
học tập cho HS. Hứng thú học tập của HS được khơi 
nguồn từ GV. Sự tận tâm trong công tác giảng dạy, lòng 
yêu nghề yêu trẻ của người GV tiểu học có thể khơi dậy 
và lan truyền hứng thú, ham học hỏi, tìm tòi, say mê học 
tập cho HS. Nhà trường cần tổ chức KT, ĐG một cách 
khách quan, công bằng; việc cho điểm, nhận xét phải 
nghiêm túc để HS có thể tự đánh giá năng lực của 
mình,vừa khích lệ để HS có thái độ tích cực hơn trong 
học tập và KT, ĐG. 
+ HT cần tổ chức các buổi nói chuyện, giới thiệu cho 
HS về đổi mới công tác đánh giá. Thông qua đó giúp HS 
có định hướng tích cực hơn về mục tiêu học tập, góp phần 
xây dựng ý thức, động cơ và thái độ học tập đúng đắn 
nhằm đạt được mục tiêu. 
+ Xác định vai trò chức năng và nguyên tắc 
ĐGKQHT đến từng HS và nêu rõ tầm quan trọng của 
thông tin phản hồi từ kết quả đánh giá đối với hoạt động 
học tập. Mục tiêu, tiêu chí, hình thức và nội dung KT, 
ĐG phải được thông báo với HS ngay từ đầu năm học để 
giúp các em định hướng và chủ động hơn trong học tập. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 51-57 
 53 
+ Hướng dẫn HS tự học, tự KT, ĐG giúp các em phát 
triển năng lực tự học; giới thiệu các tài liệu tham khảo, 
hướng dẫn học ở nhà; giao việc vừa sức và yêu cầu HS tự 
chuẩn bị bài trước khi đến lớp; khuyến khích HS sưu tầm 
tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến bài học để mở rộng 
thông tin; hướng dẫn HS cách đọc và sử dụng tài liệu thích 
hợp giúp các em có khả năng tự tra cứu, tự học hiệu quả. 
+ Thông qua những thông tin phản hồi từ các bài kiểm 
tra thường xuyên và kiểm tra định kì, giúp HS tự đánh giá 
kiến thức, kĩ năng đạt được và chưa đạt được của bản thân 
để từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình. 
2.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 
- Bộ, Sở và Phòng GD-ĐT cần có các văn bản pháp 
lí, quy chế, hướng dẫn cụ thể. HT cần phải có trình độ, 
khả năng hiểu rõ, nắm vững các văn bản hướng dẫn để 
có thể vận dụng chính xác vào việc xây dựng kế hoạch 
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nâng cao nhận thức và 
năng lực thực hiện công tác dạy học, KT, ĐG cho CBQL, 
GV, PHHS theo hướng đổi mới. 
- Đầu tư trang thiết bị cho công tác bồi dưỡng, công 
tác KT, ĐG; trong đó sự đồng thuận, ủng hộ của PHHS 
và công tác xã hội hóa phục vụ cho hoạt động KT, ĐG là 
vô cùng quan trọng và cần thiết. 
2.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho cán bộ 
quản lí, giáo viên 
2.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp 
- Nhằm bồi dưỡng năng lực cho GV để thực hiện 
công tác ĐGKQHTcủa HSTH dựa trên chuẩn đầu ra và 
rèn kĩ năng tự đánh giá cho HS. Từ kết quả đánh giá giúp 
cho GV điều chỉnh hoạt động dạy, tăng cường vai trò, 
trách nhiệm của đội ngũ GV trực tiếp tham gia đánh giá 
HS HS; điều chỉnh hoạt động học, đồng thời nâng cao 
năng lực quản lí thực tiễn của CBQL và điều chỉnh các 
hoạt động giáo dục trong nhà trường 
- Tạo động lực, tinh thần thi đua, thái độ tích cực 
trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ cho CBQL, GV; phát huy tính chủ động, năng lực tự 
đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong HS. 
2.2.2.2. Nội dung biện pháp 
- Bồi dưỡng một số năng lực về công tác KT, ĐG cho 
đội ngũ CBQL, GV: xây dựng nội dung và sử dụng các 
phương pháp, hình thức đánh giá theo Thông tư số 
30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-
BGDĐT; sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ, phục 
vụ cho công tác KT, ĐG 
- Nâng cao năng lực tự đánh giá cho HS. Nhà trường 
tạo mọi điều kiện giúp HS tự tin, hứng thú tìm thấy niềm 
vui trong học tập, từ đó phát triển các kĩ năng tự chiếm 
lĩnh kiến thức, tự giác, tích cực, nỗ lực hơn trong học tập, 
đồng thời giúp các em hiểu rõ, học để có kiến thức; 
không phải vì thi đua hay vì điểm số. 
2.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp 
- Nâng cao năng lực cho CBQL, GV về công tác 
ĐGKQHT của HS theo hướng đổi mới: 
+ HT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng 
lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ một cách thường 
xuyên, định kì cho CBQL, GV về công tác đánh giá. Kế 
hoạch được xây dựng phải rõ về mục tiêu, cụ thể về 
chương trình, nội dung, thời gian, địa điểm và các điều 
kiện về tài chính. 
+ HT thường xuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, 
sưu tầm tài liệu, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn từ cấp trên 
về đổi mới KT, ĐG. Từ đó, xây dựng được các biện pháp 
quản lí hiệu quả về công tác KT, ĐG theo hướng tiếp cận 
và phát triển năng lực, sau đó tiến hành bồi dưỡng thường 
xuyên, tập huấn học tập các văn bản, quy định hướng dẫn 
cụ thể cho đội ngũ CBQL, GV trong toàn trường. 
+ Vận động đội ngũ CBQL, GV tham gia đầy đủ các 
buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Sở và Phòng 
GD-ĐT tổ chức; tổ chức học tập, nghiên cứu, thảo luận 
các chuyên đề về đổi mới công tác ĐGKQHT của HSTH 
tại đơn vị. Tổ chức các buổi hướng dẫn, bồi dưỡng cho 
đội ngũ CBQL, GV về đổi mới cách thức đánh giá, phối 
hợp với các chủ thể tham gia đánh giá. Mời chuyên gia 
về tập huấn, lãnh đạo cấp trên chỉ đạo cụ thể công tác 
đánh giá theo hướng đổi mới. 
+ Đổi mới hình thức tập huấn, GV không ngồi ghi 
chép một cách thụ động mà thông qua các hình thức hoạt 
động nhóm, thảo luận, trò chơi tạo môi trường học tập 
thân thiện, tâm lí thoải mái, cởi mở sẵn sàng chia sẻ. 
+ Tổ chức giao lưu với các đơn vị trường bạn trong 
địa bàn quận để cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm 
về đổi mới công tác đánh giá theo Thông tư số 
30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-
BGDĐT. Tiến hành dự giờ thông qua các tiết dạy, đối 
chiếu, kiểm nghiệm việc GV đã vận dụng đổi mới cách 
thức đánh giá cụ thể ở các tiết dạy như thế nào để từ đó 
trao đổi, rút kinh nghiệm và thống nhất cách thức, kĩ 
thuật đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì trong các 
buổi họp chuyên môn tổ khối. 
+ Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ, 
CBQL, GV nhằm nâng cao năng lực thực hiện các 
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục đáp 
ứng yêu cầu đổi mới công tác đánh giá HSTH trong giai 
đoạn hiện nay. Phát động phong trào tự học, tự nghiên 
cứu thông qua các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, 
viết sáng kiến kinh nghiệm, các hội thi. 
+ Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao 
năng lực kĩ năng đánh giá theo Thông tư số 30/2014/TT-
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 51-57 
 54 
BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT cho đội 
ngũ CBQL, GV; đồng thời hướng dẫn PHHS cách thức 
đánh giá; khích lệ động viên họ tích cực tham gia đánh 
giá và hợp tác trong các hoạt động giáo dục. 
- Nâng cao năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau 
cho HS: 
+ Thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học tích 
cực “lấy HS làm trung tâm”. GV là người hướng dẫn, 
động viên, tạo động lực cho HS học tập tích  ... n hiện nay. 
- Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện đổi mới đánh 
giá chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực là 
công việc cần thiết, là công cụ quan trọng trong công tác 
quản lí nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mà nhà trường 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 51-57 
 55 
đặt ra. Tổ chức bộ máy phân công nhiệm vụ cho từng 
thành viên, quyết định phương thức ĐGKQHT của 
HSTH một cách phù hợp là việc làm quan trọng quyết 
định chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
2.2.4.2. Nội dung biện pháp 
Để đổi mới công tác đánh giá có hiệu quả thì HT phải 
hoàn thiện các nội dung cơ bản của công tác tổ chức KT, 
ĐG bao gồm: Hoàn thiện công tác tổ chức đổi mới công 
tác đánh giá và hoàn thiện công tác tổ chức đội ngũ. 
2.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp 
- Hoàn thiện công tác tổ chức đổi mới đánh giá: 
+ HT thành lập các tổ chức phục vụ cho công tác KT, 
ĐG: Ban chỉ đạo ra đề, duyệt đề, in đề, bảo mật đề, hội 
đồng coi chấm kiểm tra. Phân công chuẩn bị cơ sở vật 
chất, ấn phẩm. Quán triệt cho đội ngũ về công tác coi, 
chấm kiểm tra. Tổ chức thành lập hệ thống ngân hàng đề 
cả 5 tổ khối. Việc ra đề phải được xây dựng theo ma trận 
đề đã thống nhất trong toàn Quận theo chỉ đạo. 
+ Cần coi trọng đánh giá quá trình, phối hợp một cách 
hợp lí và đa dạng các phương pháp và hình thức đánh 
giá: Đánh giá thường xuyên, đánh giá ngay trong quá 
trình học với các hoạt động trên lớp (quan sát thái độ, tinh 
thần học tập, phân các tích các sản phẩm: câu trả lời, cách 
lập luận để đi đến kết quả, cách giải, cách sử dụng kiến 
thức trong hoạt động vui chơi,). Ngoài ra, cần đánh giá 
bằng việc kiểm soát các hoạt động vận dụng kiến thức 
khi giải quyết vấn đề; kĩnăng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng 
suy luận, đánh giá với các dạng câu hỏi mở với nhiều 
kết quả phù hợp, để tạo cơ hội cho người học tư duy 
độc lập, tư duy phản biện 
+ Tổ chức đánh giá thật nghiêm túc theo quy định, 
không thách đố HS, không tạo áp lực với HS và PHHS. 
Để tổ chức đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực có hiệu 
quả, cần thiết kế nội dung đánh giá và giải trình được các 
mục tiêu về năng lực và phẩm chất với mỗi nội dung khi 
cần thiết. HS đạt tới mức nào trong thang đánh giá theo 4 
mức độ: biết, hiểu, vận dụng trực tiếp hoặc vận dụng phản 
hồi có sáng tạo linh hoạt. Người tổ chức đánh giá cần để 
nguyên mức đánh giá; không vì cả nể mà “chiều” theo tâm 
lí kì vọng của PHHS. Ngoài việc hướng dẫn ở các buổi 
họp phụ huynh, nhà trường cần sử dụng phương tiện 
truyền thông để giúp một bộ phận PHHS không còn nhầm 
lẫn giữa việc đánh giá với việc động viên học tập cho con 
em. Nếu thực hiện được điều này một cách đồng bộ, nhất 
quán và liên tục thì đây là một bước ngoặc mang tính cách 
mạng có vai trò quyết định trong việc đổi mới KT, ĐG nói 
riêng và đổi mới quá trình dạy học nói chung. 
- Hoàn thiện công tác tổ chức đội ngũ: 
+ Xây dựng đội ngũ CBQL, GV đủ về số lượng, 
chuẩn hóa về trình độ và năng lực chuyên môn; gương 
mẫu và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Tổ chức các hoạt 
động giao lưu cho CBQL học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh 
nghiệm để nâng cao và hoàn thiện hơn về năng lực quản 
lí trong việc đổi mới công tác đánh giá. 
+ HT lập kế hoạch đổi mới công tác đánh giá, công 
bố kế hoạch, chỉ đạo thực hiện thông qua phó HT; kiểm 
tra, giám sát và ra quyết định xử lí các tình huống có thể 
xảy ra; tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm 
+ Phó HT trực tiếp tiến hành giao việc và giám sát, 
quản lí công việc đã giao cho các tổ trưởng chuyên môn; 
tham mưu và đề xuất với HT phương án xử lí các tình 
huống cụ thể. 
+ Các tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lí các 
thành viên trong tổ, phân công công việc cụ thể; triển 
khai thực hiện đổi mới công tác đánh giá cho các thành 
viên trong tổ. 
2.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 
- Lãnh đạo các cấp giáo dục cần có kế hoạch chỉ đạo 
cụ thể, thống nhất các kế hoạch, quy chế về việc tổ chức 
chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác đánh giá. 
- HT cần phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, 
trách nhiệm của từng thành viên ứng với từng nội dung 
công việc. 
- HT hoặc CBQL cần nắm rõ đặc điểm, tâm lí, sở 
trường của đội ngũ để thiết kế, cơ cấu các bộ phận sao 
cho phù hợp với mục tiêu, năng lực của từng thành viên, 
điều kiện hoạt động của nhà trường. Đồng thời, để tổ 
chức thực hiện kế hoạch đổi mới công tác đánh giá hiệu 
quả, đúng định hướng, nhà quản lí còn phải nắm vững 
nội dung chương trình, am hiểu phương pháp, hình thức 
và quy trình tổ chức công tác đánh giá theo hướng tiếp 
cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giai đoạn hiện nay. 
2.2.5. Đổi mới việc chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá 
kết quả học tập của học sinh 
2.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp 
- Đề ra các hoạt động hỗ trợ CBQL trong việc nâng 
cao năng lực chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác đánh giá, 
đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho HSTH trong giai 
đoạn hiện nay. 
- Nâng cao năng lực chỉ đạo đổi mới công tác 
ĐGKQHT của HSTH góp phần nâng cao năng lực quản 
lí của đội ngũ CBQL; tạo điều kiện cho việc đảm bảo 
chất lượng giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả theo 
mục tiêu đã đề ra. 
2.2.5.2. Nội dung biện pháp 
- Công tác chỉ đạo bao gồm việc hướng dẫn, động 
viên, thúc đẩy, giám sát tập thể cán bộ, GV và các tổ chức 
trong nhà trường đạt tới mục tiêu mong muốn. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 51-57 
 56 
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng, tập huấn 
cho đội ngũ GV kĩ thuật đánh giá theo Thông tư số 
30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-
BGDĐT; giúp GV tiếp cận quá trình tổ chức ĐGKQHT 
của HSTH cả về mục đích, nội dung, hình thức, phương 
pháp và quy trình đánh giá. 
- Chỉ đạo công tác bồi dưỡng bao gồm việc tạo điều 
kiện cho GV học tập nâng cao trình độ nhận thức cũng 
như nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức các hoạt động hội 
thảo, chuyên đề, tổ chức dự giờ thăm lớp,Tạo động lực 
cho GV trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, 
phương pháp đánh giá. 
- Tổ chức tập huấn sử dụng và quản lí hồ sơ điện tử 
nhằm giảm bớt việc thực hiện hồ sơ sổ sách, giúp GV có 
thời gian đầu tư cho chuyên môn. 
2.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp 
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ của GV về đổi mới công tác ĐGKQHT của 
HSTH tại đơn vị dưới nhiều hình thức: Chuyên đề, thao 
giảng, tọa đàm, chia sẻ và rút kinh nghiệm trong các buổi 
sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm giúp GV tích cực tiếp cận 
đổi mới đánh giá theo năng lực HS và hiểu rõ mục đích, 
lợi ích và tính nhân văn của Thông tư số 30/2014/TT-
BGDĐT và Thông tư số 2/2016/TT-BGDĐT. 
- Tập trung bồi dưỡng cho GV các hình thức, phương 
pháp đánh giá mới. Từng bước thay đổi thói quen của 
GV trong đánh giá theo kiểu truyền thống, thay bằng 
cách đánh giá vì sự tiến bộ của HS, coi trọng việc động 
viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học 
tập và rèn luyện của HS; coi trọng đánh giá ngay trong 
quá trình học tập với các hoạt động trên lớp (quan sát thái 
độ, tinh thần học tập; phân tích các sản phẩm). Hướng 
dẫn GV cách ra đề kiểm tra theo hướng mở để tạo cơ hội 
cho HS tư duy độc lập, tư duy phản biện, 
- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, xác định 
lại cho GV nắm vững mục đích, nội dung và cách thức 
của việc đổi mới công tác đánh giá HS theo hướng tiếp 
cận năng lực; giúp đội ngũ GV hiểu rõ hơn về yêu cầu 
đổi mới trong giáo dục, dạy học hiện nay và giai đoạn tới 
chính là: Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng 
lực; chuyển từ quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo 
dục; chuyển từ quá trình dạy học thành quá trình tự học 
của HS; từ hình thức dạy đồng loạt sang hình thức tự học 
theo nhóm; chuyển từ việc học ngheo lời thầy giảng theo 
kiểu truyền thống sang tự học, tự tìm hiểu với tài liệu 
hướng dẫn, tự thực hành trải nghiệm khám phá có sự 
tương tác với bạn bè; HS tự quản; tự đánh giá cùng với 
sự đánh giá của bạn, của thầy, của cha mẹ và cộng đồng. 
- Trong quá trình thực hiện đổi mới công tác đánh giá 
cần đảm bảo đánh giá đúng trình độ HS với thái độ khách 
quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng 
lực của bản thân và tạo điều kiện cho các em tham gia 
vào quá trình đánh giá bạn, nhóm bạn giúp HS tự tin, phát 
huy tối đa khả năng của bản thân, thích học và say mê 
tìm tòi, khám phá, sáng tạo trong quá trình học tập để 
phát triển năng lực, phẩm chất của chính mình. 
- Phó HT cần tổ chức sinh hoạt, hướng dẫn cho GV 
thật kĩ cách cập nhật các loại hồ sơ, sổ sách đầu năm theo 
chỉ đạo của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 
22/2016/TT-BGDĐTgiúp GV tường minh trong quá 
trình thực hiện 
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn GV thật cụ thể và chi 
tiết cách cập nhật kết quả đánh giá trên cổng thông tin điện 
tử, sử dụng và quản lí thành tạo hồ sơ điện tử. Cho phép 
GV được in sổ liên lạc, học bạ từ cổng thông tin điện tử 
giúp tiết kiệm sức lao động trong việc thực hiện hồ sơ sổ 
sách, có thời gian tập trung đầu tư cho chuyên môn. 
2.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 
- Lãnh đạo các cấp giáo dục cần thống nhất kế hoạch, 
chỉ đạo cụ thể, thống nhất các kế hoạch, quy chế và đảm 
bảo đầy đủ các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện đổi 
mới công tác đánh giá. 
- HT thường xuyên tác động, nâng cao nhận thức, sự 
hiểu biết, ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ của CBQL, GV về đổi mới phương pháp giảng 
dạy và đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HSTH. 
Việc chỉ đạo đổi mới công tác đánh giá cần phải được thể 
hiện trong các kế hoạch. 
2.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công 
tác đánh giá kết quả học tập của học sinh 
2.2.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp 
- Nhằm ngăn chặn, khắc phục và điều chỉnh kịp thời 
những sai sót, lệch lạc của quá trình KT, ĐG. 
- Giúp cho việc đánh giá thực trạng kết quả đạt được 
của nhà trường khi kết thúc một giai đoạn của kế hoạch 
và giúp cho việc chuẩn bị phần tiếp theo của kế hoạch 
thuận lợi, chính xác 
- Giúp CBQL, GV thấy được những tồn tại cần khắc 
phục và từ đó đề ra những biện pháp quản lí hữu hiệu hơn. 
2.2.6.2. Nội dung biện pháp 
- Kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị KT, ĐK; coi, 
chấm và xử lí kết quả KT, ĐG. 
- Thông qua kiểm tra nội bộ, kiểm tra quy chế chuyên 
môn, kiểm tra chuyên đề, dự giờ thăm lớp, CBQL và các 
TTCM có thể kiểm tra, giám sát các hoạt động giảng dạy 
nói chung và hoạt động đánh giá nói riêng. Qua đó, nhà 
quản lí kiểm tra các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra 
việc GV sử dụng các hình thức, phương pháp và kĩ thuật 
đánh giá trong đánh giá thường xuyên theo Thông tư số 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 51-57 
 57 
30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-
BGDĐT; kiểm tra cách ghi nhận xét của GV trong vở 
HS để theo dõi, giám sát hoạt động đổi mới phương pháp 
đánh giá của đội ngũ. 
2.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp 
- HT cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và ra 
quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ; tổ chức tập 
huấn cho trưởng các bộ phận về cách thực hiện, nội dung 
và phương pháp KT, ĐG mức độ thực hiện. 
Kiểm tra công tác chuẩn bị KT, ĐG: Xây dựng kế 
hoạch chỉ đạo KT, ĐG; ban hành các quyết định phân 
công CBQL, GV tham gia công tác KT, ĐG theo đúng 
quy chế; kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất như phòng 
ốc, bàn ghế, đèn quạt, kinh phí; kiểm tra, giám sát việc ra 
đề, in sao đề và bảo mật đề. 
Kiểm tra công tác tổ chức KT, ĐG: Kiểm tra việc sắp 
xếp, phân công nhân sự coi, chấm kiểm tra; phổ biến, nhắc 
nhở quy chế coi kiểm tra, thu, phát đề kiểm tra; giám sát 
việc tuân thủ quy chế kiểm tra; giám sát việc xây dựng đáp 
án, biểu điểm và kiểm tra việc chấm bài của GV đảm bảo 
tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng. 
Kiểm tra công tác xử lí kết quả: Giám sát việc chấm 
thẩm định bài kiểm tra (xác suất 20 %) và chỉ đạo điều 
chỉnh kịp thời nếu cần thiết; kiểm tra việc ghi nhận xét, 
vào điểm của GV ở sổ liên lạc, học bạ và nhập điểm trên 
cổng thông tin điện tử phải trùng khớp; kiểm tra, rà soát 
đánh giá HS của GV và việc phản hồi kết quả cho PHHS 
phải đảm bảo chính xác, đúng quy định với mục đích 
tránh tiêu cực trong ĐGKQHT của HSTH trên địa bàn 
quận 8. 
- HT cần trực tiếp kiểm tra, giám sát các khâu quan 
trọng có tính bảo mật. Các khâu khác có thể phân quyền 
cho các phó HT, tổ trưởng chuyên môn hoặc chỉ đạo 
kiểm tra chéo trong đội ngũ GV (Kiểm tra chéo trong và 
ngoài khối). 
2.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 
- Lãnh đạo các cấp cần tăng cường việc kiểm tra, 
giám sát công tác kiểm tra định kì tại các trường tiểu học; 
chỉ đạo thống nhất các phương pháp KT, ĐG thông qua 
hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước, ngành và 
địa phương. 
- HT xây dựng kế hoạch phục vụ hoạt động kiểm tra, 
giám sát việc đổi mới công tác ĐGKQHT của HS phải 
thật chi tiết, cụ thể, rõ ràng và thực hiện quá trình kiểm 
tra, giám sát phải bằng văn bản. 
- Đội ngũ CBQL, GV làm việc trên tinh thần nhiệt 
tình, công bằng và nghiêm túc. Các đối tượng tham gia 
kiểm tra cần có ý thức hợp tác trong quá trình thực hiện 
KT, ĐG để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
- Các thành viên tham gia kiểm tra, giám sát phải là 
người có năng lực chuyên môn, có uy tín và ý thức trách 
nhiệm cao. 
- Cần có kinh phí phục vụ cho công tác kiểm tra, 
giám sát. 
3. Kết luận 
Để nâng cao hiệu quả việc đổi mới công tác KT, ĐG, 
HT cần thực hiện đồng bộ 6 biện pháp nêu trên. Các biện 
pháp này dựa trên nội dung, quy trình của công tác quản 
lí, có tính độc lập tương đối nhưng có mối quan hệ mật 
thiết, chặt chẽ; tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung 
cho nhau trong công tác quản lí của HT. Vì vậy, nếu coi 
nhẹ biện pháp này hoặc đề cao quá mức biện pháp khác 
đều có ảnh hưởng đến việc đổi mới công tác đánh giá. Vì 
vậy, có thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới thúc đẩy, 
nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, hạn chế được tiêu 
cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Thực 
hiện tốt, có hiệu quả 6 biện pháp là góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục toàn diện đáp ứng 
được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn 
hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn “Dạy học và 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng 
phát triển năng lực học sinh”. 
[2] Trần Thị Tuyết Oanh (2007). Đo lường và đánh giá 
kết quả học tập. NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Phó Đức Hòa (2012). Đánh giá kết quả học tập của 
học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Đỗ Thị Thúy Hằng (2016). Đánh giá kết quả học tập 
của học sinh tiểu học trước yêu cầu đổi mới giáo dục 
phổ thông. Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 7 (tháng 
7/2016), tr 24-27. 
[5] Phó Đức Hoà - Nguyễn Huyền Trang - Lê Tiến 
Thành - Nguyễn Đình Khuê (2013). Tăng cường 
năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của 
học sinh: Dành cho giáo viên tiểu học (Tài liệu bồi 
dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên). 
NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Nguyễn Thị Lan Phương (chủ biên) - Dương Văn 
Hưng - Nguyễn Đức Minh - Nguyễn Lê Thạch 
(2011). Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ 
thông - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo 
dục Việt Nam. 
[7] Bộ GD-ĐT (2007). Điều lệ trường tiểu học (Ban 
hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT 
ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_quan_li_cong_tac_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc.pdf