Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới

u hướng chung là, tỷ trọng lao

động trong khu vực nhà nước giảm, khu

vực ngoài nhà nước liên tục tăng, lao

động nông nghiệp giảm, lao động công

nghiệp, dịch vụ tăng. Đáng chú ý là sự

tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp,

theo đó là tăng số lượng các doanh

nhân. Theo đà phát triển như hiện

nay, mục tiêu 500.000 doanh nghiệp với

cả triệu doanh nhân vào năm 2010-2011

như mục tiêu Đại hội Đảng X đặt ra

chắc chắn là sẽ không chỉ đạt tới mà có

thể còn vượt xa hơn.

Sự lớn mạnh không ngừng của tầng

lớp doanh nhân cũng như sự đa dạng,

phong phú của nó (nguồn gốc xuất thân,

tuổi tác, các đặc trưng theo giới, trình

độ học vấn, quy mô, loại hình, vốn đầu

tư hoạt động, liên kết tổ chức, vùng

miền sản xuất đầu tư, kinh doanh.) sẽ

tạo ra một cục diện mới cho nền kinh tế

cũng như đặt ra những yêu cầu bức

bách hơn đối với những thay đổi trong

chính sách, thể chế pháp luật cho phù

hợp. Sự lớn mạnh này diễn ra không chỉ

ở các địa bàn đô thị, trong các lĩnh vực

công nghiệp, dịch vụ tài chính, kỹ thuật,

công nghệ cao mà cả ở các địa bàn nông

thôn, rừng núi, biên cương, hải đảo, cả

các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy sản, cả những nơi chưa đòi hỏi

nhiều đến công nghệ cao, kỹ thuật cao,

nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số

tác giả của các bài báo gọi họ là "tầng

lớp trung lưu" và họ nhận định rằng: Sự

lớn mạnh của tầng lớp này sẽ góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng

cường sức mạnh tổng hợp của đất nước;

tạo ra được nhiều việc làm, hạn chế thất

nghiệp góp phần ổn định xã hội, giảm

thiểu những căng thẳng xã hội, nhất là

áp lực về việc làm; thúc đẩy cải cách

kinh tế, đổi mới thể chế, thủ tục hành

chính, hoàn thiện các chính sách, thúc

đẩy sự liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà

nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học;

đóng góp to lớn vào nguồn thu ngân

sách nhà nước thông qua việc nộp thuế

cũng như nhiều hoạt động phúc lợi xã

hội, cứu trợ xã hội, từ thiện xã hội.

Phải thấy rằng, tầng lớp doanh nhân

đang trở thành một lực lượng chủ công,

đội quân xung kích trong công cuộc phát

triển kinh tế – xã hội nước ta.

 

pdf 6 trang kimcuc 5700
Bạn đang xem tài liệu "Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới

Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới
 Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam 
trong tiến trình đổi mới 
Nguyễn Đình Tấn(*) 
ơ cấu xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội 
là những chủ đề lớn, nhạy cảm và 
mang tính "cốt lõi", "căn cốt" của xã hội 
học nói riêng, của các khoa học xã hội và 
nhân văn nói chung. Nghiên cứu cơ cấu 
xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội để hiểu 
đ−ợc những đặc tr−ng, đặc tính của xã 
hội, để đánh giá đ−ợc trình độ phát 
triển của xã hội, để chỉ ra đ−ợc sự cân 
bằng hay những nghiêng lệch trong xã 
hội. Đó cũng là “chìa khoá” để hiểu đ−ợc 
biến đổi xã hội, từ đó cho phép Đảng và 
Nhà n−ớc cũng nh− các tổ chức đoàn thể 
xã hội đ−a ra đ−ợc những dự báo xã hội; 
trên cơ sở đó có những cơ sở khoa học cần 
thiết để đề ra các chính sách, giải pháp 
nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo 
h−ớng năng động, tích cực, tiến bộ, đồng 
thời hoá giải những xu h−ớng thoái bộ, 
bất ổn hoặc nguy cơ đổ vỡ xã hội. 
Trên cơ sở phân tích lý luận và khái 
quát hoá thực tiễn biến đổi cơ cấu xã hội 
n−ớc ta thời kỳ đổi mới, chúng tôi xin 
nêu ra một số nét biến đổi chính trong 
các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản ở n−ớc 
ta hiện nay với hy vọng cung cấp một 
nguồn tham khảo bổ ích cho việc tái cấu 
trúc lại cơ cấu xã hội theo h−ớng phù 
hợp với xu h−ớng hội nhập, đổi mới toàn 
diện nền kinh tế xã hội đất n−ớc trong 
thời gian tới.(*) 
I. Biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp, giai tầng xã hội 
Từ Đại hội Đảng VI (Đại hội đổi mới 
năm 1986), đặc biệt là từ những năm 90 
(thế kỷ XX) đến nay, theo các số liệu từ 
Tổng cục Thống kê, có thể thấy cơ cấu 
xã hội giai cấp, giai tầng xã hội ở n−ớc 
ta đã có những biến đổi đáng kể. Tỷ 
trọng c− dân nông nghiệp từ chỗ chiếm 
xấp xỉ 70% tr−ớc đây đã giảm xuống chỉ 
còn 50% (năm 2007), tỷ trọng lao động 
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ từ chỗ 
còn hết sức bé nhỏ tr−ớc đổi mới đều đã 
tăng lên mức 30% trong nền kinh tế 
(năm 2007). Năm 2009, −ớc tính lao 
động công nghiệp khoảng trên 12,5 
triệu ng−ời, lao động dịch vụ cũng ở mức 
t−ơng tự khoảng 12 triệu ng−ời. Nh−ng 
điều đáng nói là ở chỗ: tỷ trọng lao động 
công nghiệp (thực chất là lao động của 
ng−ời công nhân, giai cấp công nhân 
theo cách nói truyền thống) và lao động 
dịch vụ sẽ còn tiếp tục tăng lên mạnh 
mẽ trong những năm tới, tỷ trọng lao 
động nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm. Cho 
đến nay, cả n−ớc đã có hàng trăm ngàn 
(*) GS., TS., Viện tr−ởng Viện Xã hội học, Học viện 
Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 
C 
4 Thông tin Khoa học xã hội, số 3.2010 
doanh nghiệp, 3 triệu hộ sản xuất kinh 
doanh với hàng triệu doanh nhân. Lực 
l−ợng lao động trong khu vực nhà n−ớc 
chỉ ở mức 3,975 triệu ng−ời (năm 2007). 
Trong khi đó lao động khu vực ngoài 
nhà n−ớc (cùng năm) là 40,197 triệu 
ng−ời, −ớc tính năm 2009 có thể là 41-
42 triệu lao động, lớn gấp 10 lần lực 
l−ợng lao động khu vực nhà n−ớc, chiếm 
tuyệt đại lực l−ợng lao động toàn xã hội. 
Xu h−ớng chung là, tỷ trọng lao 
động trong khu vực nhà n−ớc giảm, khu 
vực ngoài nhà n−ớc liên tục tăng, lao 
động nông nghiệp giảm, lao động công 
nghiệp, dịch vụ tăng. Đáng chú ý là sự 
tăng nhanh số l−ợng các doanh nghiệp, 
theo đó là tăng số l−ợng các doanh 
nhân... Theo đà phát triển nh− hiện 
nay, mục tiêu 500.000 doanh nghiệp với 
cả triệu doanh nhân vào năm 2010-2011 
nh− mục tiêu Đại hội Đảng X đặt ra 
chắc chắn là sẽ không chỉ đạt tới mà có 
thể còn v−ợt xa hơn. 
Sự lớn mạnh không ngừng của tầng 
lớp doanh nhân cũng nh− sự đa dạng, 
phong phú của nó (nguồn gốc xuất thân, 
tuổi tác, các đặc tr−ng theo giới, trình 
độ học vấn, quy mô, loại hình, vốn đầu 
t− hoạt động, liên kết tổ chức, vùng 
miền sản xuất đầu t−, kinh doanh...) sẽ 
tạo ra một cục diện mới cho nền kinh tế 
cũng nh− đặt ra những yêu cầu bức 
bách hơn đối với những thay đổi trong 
chính sách, thể chế pháp luật cho phù 
hợp. Sự lớn mạnh này diễn ra không chỉ 
ở các địa bàn đô thị, trong các lĩnh vực 
công nghiệp, dịch vụ tài chính, kỹ thuật, 
công nghệ cao mà cả ở các địa bàn nông 
thôn, rừng núi, biên c−ơng, hải đảo, cả 
các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, 
thủy sản, cả những nơi ch−a đòi hỏi 
nhiều đến công nghệ cao, kỹ thuật cao, 
nguồn nhân lực chất l−ợng cao. Một số 
tác giả của các bài báo gọi họ là "tầng 
lớp trung l−u" và họ nhận định rằng: Sự 
lớn mạnh của tầng lớp này sẽ góp phần 
thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế, tăng 
c−ờng sức mạnh tổng hợp của đất n−ớc; 
tạo ra đ−ợc nhiều việc làm, hạn chế thất 
nghiệp góp phần ổn định xã hội, giảm 
thiểu những căng thẳng xã hội, nhất là 
áp lực về việc làm; thúc đẩy cải cách 
kinh tế, đổi mới thể chế, thủ tục hành 
chính, hoàn thiện các chính sách, thúc 
đẩy sự liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà 
n−ớc, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học; 
đóng góp to lớn vào nguồn thu ngân 
sách nhà n−ớc thông qua việc nộp thuế 
cũng nh− nhiều hoạt động phúc lợi xã 
hội, cứu trợ xã hội, từ thiện xã hội... 
Phải thấy rằng, tầng lớp doanh nhân 
đang trở thành một lực l−ợng chủ công, 
đội quân xung kích trong công cuộc phát 
triển kinh tế – xã hội n−ớc ta. 
Đội quân này cùng với những ng−ời 
lao động −u tú khác đang “nổi lên”, “trội 
v−ợt” lên từ khắp các giai cấp, tầng lớp 
xã hội hợp thành một tầng lớp xã hội 
“−u trội”- tầng lớp bao gồm những phần 
tử năng động nhất, tài hoa, xuất sắc 
nhất. Họ trở thành những mạnh th−ờng 
quân, những đầu tàu thật sự sung mãn, 
khoẻ mạnh, đi tiên phong trong tất cả 
các hoạt động xã hội. Họ sẽ là ng−ời lôi 
kéo, dẫn dắt mỗi nhóm xã hội cũng nh− 
toàn xã hội đi lên. 
Sự hình thành tầng lớp xã hội "−u 
trội" gắn chặt với quá trình hình thành 
cấu trúc phân tầng xã hội hợp thức. 
Tầng lớp −u tú này cần phải đ−ợc Đảng, 
Nhà n−ớc và các đoàn thể xã hội nhìn 
nhận một cách đúng đắn, đánh giá đúng 
tài năng, công lao và những giá trị đóng 
góp của họ, tôn vinh họ, vinh danh họ. 
Đồng thời, cần phải chú ý theo dõi, thu 
Biến đổi cơ cấu xã hội... 5
hút, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm họ vào 
các vị trí then chốt trong bộ máy của 
Đảng và Nhà n−ớc. Nếu họ là doanh 
nhân, nhà khoa học, chúng ta cần có các 
chính sách an toàn, thông thoáng, tạo 
điều kiện để họ có thể phát huy cao 
nhất năng lực kinh doanh và sáng tạo 
của mình. Cần phải tạo ra cho họ những 
hành lang, môi tr−ờng rộng rãi, những 
−u đãi về thuế, vốn, những t− vấn và hỗ 
trợ pháp lý và những chế tài bảo vệ họ 
khi lợi ích của họ bị đe dọa, xâm hại. 
Thiết nghĩ, Đảng và Nhà n−ớc Việt 
Nam nên sớm chỉ đạo cho các nhà khoa 
học, các nhà lý luận nghiên cứu thật sự 
sâu sắc, thấu đáo, từ đó tiến hành tổng 
kết, đánh giá và rút ra những nhận định 
thật sự khách quan, toàn diện, khoa học 
về tầng lớp xã hội này. Chúng tôi tin 
t−ởng rằng, những đánh giá chính thức, 
đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà 
n−ớc ta sẽ có ý nghĩa thực sự quan trọng 
trong việc giải toả, tháo gỡ những băn 
khoăn, xao động của không ít cán bộ, 
đảng viên hiện nay đối với họ. 
Song hành với sự hình thành nhóm 
xã hội "v−ợt trội", tầng lớp xã hội "−u 
trội" là sự xuất hiện một cách tất yếu, 
không tránh khỏi các nhóm xã hội "yếu 
thế", tầng lớp xã hội “yếu thế”. Những 
nhóm xã hội này đ−ợc hình thành từ 
khắp các giai cấp, tầng lớp, tổ chức, 
nghề nghiệp nh− công nhân, nông dân, 
trí thức, công chức, thợ thủ công, tiểu 
th−ơng, tiểu chủ... Đó là những ng−ời 
không có nghề nghiệp ổn định, học vấn, 
tay nghề thấp, không có tay nghề hoặc 
có nghề rồi song ch−a kiếm đ−ợc việc 
làm... Đó là những ng−ời sống trong các 
gia đình đông con, ít nhân lực lao động, 
đông nhân khẩu phụ thuộc, sức khoẻ 
yếu, hay ốm đau, hoặc gia đình có nhiều 
ng−ời đau bệnh, tàn tật, gặp nhiều rủi 
ro, thiên tai, địch hoạ... Đó là những 
ng−ời sống ở vùng sâu, vùng xa, đất đai 
cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, địa hình 
chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, cơ 
sở hạ tầng thấp kém, phong tục làm ăn 
lạc hậu... Họ có thể là những ng−ời dân 
ở diện "giải toả" đất đai, nhà ở..., sang 
môi tr−ờng sống mới họ ch−a đ−ợc đào 
tạo nghề nghiệp, ch−a đ−ợc chuẩn bị về 
mặt tâm lý để thích nghi và hội nhập 
với nơi ở mới. 
Họ có thể là những doanh nhân, 
những tiểu th−ơng, tiểu chủ, thợ thủ 
công làm ăn thua lỗ, tụt hậu về mặt kỹ 
thuật, công nghệ, không theo kịp hoặc 
không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại 
và phát triển. Họ cũng có thể là những 
ng−ời thuộc diện chính sách xã hội nh− 
th−ơng binh, gia đình liệt sĩ, những 
ng−ời có công với cách mạng..., nay 
thiếu sức khoẻ, học vấn, chuyên môn 
nghề nghiệp... 
Những ng−ời thuộc các nhóm xã hội, 
tầng lớp xã hội “yếu thế” này khá đông 
đảo và đang là một hiện t−ợng xã hội 
nhức nhối, là nỗi băn khoăn, lo lắng và 
mối quan ngại cho nhiều nhà lãnh đạo, 
quản lý ở các tổ chức, địa ph−ơng cũng 
nh− Đảng, Nhà n−ớc và các tổ chức xã hội. 
II. Biến đổi cơ cấu xã hội dân số ở Việt Nam 
Sự biến đổi cơ cấu dân số ở n−ớc ta 
trong vài thập kỷ qua biểu hiện rõ nhất 
và đáng chú ý nhất là trong cơ cấu tuổi, 
cùng với đó là những biến đổi nhẹ trong 
cơ cấu giới tính, sau nữa và gắn với nó 
là sự biến đổi trong mức sinh, mức tử. 
Do thành quả của công tác dân số 
và KHHGĐ trên phạm vi toàn xã hội, 
đặc biệt rõ nét là từ sau Nghị quyết 
Trung −ơng 4 khoá VII (năm 1993), mức 
6 Thông tin Khoa học xã hội, số 3.2010 
sinh giảm liên tục, mức tử cũng giảm, 
đời sống nhân dân không ngừng đ−ợc 
cải thiện, tuổi thọ bình quân của ng−ời 
dân tăng đáng kể... đã dẫn đến sự thay 
đổi lớn trong cơ cấu tuổi của dân số n−ớc 
ta. Tỷ trọng dân số phụ thuộc (bao gồm 
nhóm dân số d−ới 15 tuổi, cộng với số 
ng−ời trên 60 tuổi) từ 49,6% dân số 
(năm 1979) giảm xuống 35% dân số 
(năm 2007). Tỷ trọng dân số trong độ tuổi 
lao động (bao gồm những ng−ời từ 15 đến 
d−ới 60 tuổi) tăng nhanh từ 50,4% (năm 
1979) lên 65% (năm 2007) (1). 
Những thay đổi về cơ cấu tuổi trên 
đây chứng tỏ Việt Nam không còn là 
một quốc gia dân số trẻ mà đang b−ớc 
vào giai đoạn "d− lợi dân số" (các nhà 
nhân khẩu học gọi đó là thời kỳ dân số 
vàng). "D− lợi nhân khẩu" hay "lợi tức 
nhân khẩu" là giai đoạn tỷ trọng trẻ em 
d−ới 15 tuổi ít hơn 30% và tỷ trọng 
ng−ời cao tuổi từ 65 tuổi trở lên ít hơn 
15%. Năm 2007, trẻ em d−ới 15 tuổi ở 
n−ớc ta là 25,5%, ng−ời cao tuổi trên 65 
tuổi là 7,2%. Cơ cấu dân số vàng hay 
còn gọi là d− lợi dân số là khái niệm 
dùng để chỉ một dân số có ng−ời lao 
động (từ 15-59 tuổi) đạt tỷ lệ cao nhất, 
và nhóm dân số phụ thuộc ở mức thấp 
nhất (những ng−ời có độ tuổi từ 0 đến 
14 tuổi và từ 60 tuổi trở lên) (1, 2). 
Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đáng 
kể nhất và trực tiếp nhất là nguồn lực 
con ng−ời (nguồn lực lao động, bao gồm 
cả số l−ợng lao động và chất l−ợng lao 
động). Nguồn lực lao động lại đ−ợc xem 
xét trong mối quan hệ với nhóm dân số 
phụ thuộc (ch−a lao động hoặc thôi lao 
động). Tỷ số phụ thuộc là một trong các 
chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng dân số, cho 
biết gánh nặng của dân số trong độ tuổi 
có khả năng lao động đối với nhóm dân 
số ngoài độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số 
phụ thuộc ở n−ớc ta ch−a bao giờ đạt ở 
mức thấp 54% (nh− năm 2007), thấp 
hơn nhiều so với 98% (năm 1979) và đây 
là khởi đầu của một thời kỳ "d− lợi dân 
số", "cơ cấu dân số vàng" (1, 2). 
Cơ cấu dân số này đã và đang tác 
động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế 
xã hội n−ớc ta. Đó có thể sẽ là cơ hội để 
chúng ta cất cánh tăng khoảng 1/3 mức 
tăng tr−ởng kinh tế hàng năm và kéo 
dài khoảng 30 năm nh− những con hổ 
châu á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung 
Quốc) mấy thập kỷ tr−ớc đây nhờ nguồn 
lao động dồi dào, đông đảo, lại “mang 
vác” nhóm dân số phụ thuộc ít nhất. 
Một số nhà khoa học cho rằng, thời 
kỳ vận hội do d− lợi dân số ở Việt Nam 
mang lại sẽ kéo dài khoảng 30 năm: từ 
năm 2010 đến năm 2040. Với vận hội 
này, nếu Chính phủ có chính sách tốt 
trên cả 3 lĩnh vực: giáo dục-đào tạo, 
kinh tế-xã hội và quản lý thì −ớc mơ hoá 
rồng của n−ớc ta không còn chỉ là mong 
muốn mà có thể sẽ trở thành hiện thực. 
Chính sách giáo dục, đào tạo tốt nhằm 
sớm đ−a nhóm dân số trẻ n−ớc ta trở 
thành một lực l−ợng lao động có trình 
độ học vấn, tay nghề cao, chuyên môn 
giỏi, năng động thị tr−ờng, lao động có 
năng suất cao. Chính sách kinh tế và 
chính sách xã hội tốt để khuyến khích 
các doanh nghiệp mở mang đầu t− và 
tạo ra nhiều việc làm; tạo môi tr−ờng 
thông thoáng, linh hoạt để lực l−ợng lao 
động trẻ tìm đ−ợc việc làm, cơ động, linh 
hoạt trong thị tr−ờng việc làm. Chính 
sách quản lý vĩ mô và vi mô tốt nhằm 
tăng c−ờng pháp luật, đổi mới thể chế, 
tăng hiệu lực quản lý, giảm thiểu sự 
Biến đổi cơ cấu xã hội... 7
phiền hà, tham nhũng, kết hợp tốt giữa 
các nhà (nhà n−ớc, nhà doanh nghiệp, 
nhà khoa học), kết hợp tốt giữa các chủ 
doanh nghiệp với chính quyền sở tại và 
ng−ời lao động... 
Nh−ng "cơ cấu dân số vàng" của 
chúng ta cũng có thể sẽ là một thách 
thức lớn, nếu chúng ta không làm tốt ba 
vấn đề nói trên. Bởi lực l−ợng lao động 
đạt mức tối đa (−ớc tính mỗi năm tăng 
thêm khoảng 1,6 triệu lao động), song 
Nhà n−ớc, các tổ chức đoàn thể xã hội 
không tạo đủ việc làm cho ng−ời lao 
động hoặc chỉ tạo ra những việc làm 
nhàm chán, thu nhập thấp, điều kiện 
làm việc yếu kém, tham nhũng tràn 
lan... thì nguy cơ khủng hoảng, đổ vỡ, 
rối loạn xã hội sẽ là điều bất khả kháng. 
III. Biến đổi cơ cấu xã hội lãnh thổ và các phân hệ 
cơ cấu xã hội cơ bản khác 
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá, mạng l−ới đô thị quốc gia 
đã đ−ợc mở rộng, từ 629 đô thị chiếm 
20,7% (năm 1999) tăng lên 754 đô thị 
chiếm xấp xỉ 30% (năm 2009). Đô thị 
loại một tăng thêm 5 đô thị, trong khi 
đó đô thị loại năm tăng thêm 99 đô thị. 
Kéo theo đó là sự gia tăng liên tục quy 
mô dân số đô thị, từ 14,9 triệu ng−ời 
(năm 1998) lên 23,9 triệu ng−ời chiếm 
20/7% dân số cả n−ớc (năm 2005), −ớc 
tính khoảng 25-26 triệu ng−ời chiếm 
khoảng 29% dân số cả n−ớc (năm 2009). 
Tăng tr−ởng kinh tế trung bình ở khu 
vực đô thị đạt từ 12-15%, cao gấp 1,5-2 
lần so với mặt bằng chung của cả n−ớc 
(năm 2007), và đạt khoảng 8-10% (năm 
2009). Hiện nay, nguồn thu đô thị chiếm 
tỷ lệ 70% trong cơ cấu GDP cả n−ớc. Sự 
phát triển kinh tế đô thị đã và đang tạo 
ra hàng triệu việc làm cho ng−ời lao 
động, góp phần quan trọng trong việc 
duy trì sự ổn định và phát triển của xã 
hội (3, tr.4). 
Ngoài 3 vùng kinh tế trọng điểm, 
hàng chục khu kinh tế với hàng trăm 
các đô thị lớn, nhỏ mọc lên và đ−ợc mở 
rộng, kéo theo là sự phát triển cơ sở hạ 
tầng nhà x−ởng, khu công nghiệp... đã 
làm cho cơ cấu lãnh thổ n−ớc ta có sự 
thay đổi khá mạnh mẽ. C− dân nông 
thôn giảm, c− dân đô thị, lối sống đô thị 
tăng. Đây là thời kỳ đô thị hoá mạnh mẽ 
nhất ở n−ớc ta. Nó sẽ còn mang lại 
nhiều thay đổi căn bản (cả những cơ hội, 
cũng nh− thách thức) cho con ng−ời Việt 
Nam, xã hội Việt Nam. Nó sẽ là dấu 
hiệu tốt, triển vọng tốt nếu quá trình đô 
thị hoá đ−ợc gắn kết chặt chẽ với quá 
trình CNH, HĐH, phản ánh tính tất 
yếu kinh tế-chính trị, xã hội và đ−ợc 
quy hoạch, điều hành, quản lý một cách 
bài bản, khoa học, không "nhảy cóc". 
Nếu không, nó sẽ là nguy cơ của những 
vấn nạn về ô nhiễm môi tr−ờng, ách tắc 
giao thông, tệ nạn xã hội, tình trạng 
thiếu việc làm, thiếu điện, thiếu n−ớc, 
lai căng văn hoá và những vấn đề bức 
xúc đáng cảnh báo khác... 
Biến đổi cơ cấu xã hội lãnh thổ là 
một trong những chỉ báo hết sức quan 
trọng để có thể xem xét và dự báo bao 
giờ Việt Nam sẽ trở thành con rồng, con 
hổ của khu vực. Đó cũng là chỉ báo đánh 
giá trình độ văn minh mà chúng ta sẽ 
đạt đ−ợc ở mức độ nào sau nhiều năm 
tìm tòi, đổi mới. 
Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã 
hội, chúng ta cũng cần phải xem xét 
những biến đổi trong cơ cấu xã hội tôn 
giáo ở n−ớc ta - một quốc gia đa tôn giáo 
(với 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên 
Chúa giáo, Tin Lành giáo, Hồi giáo, Hoà 
Hảo giáo, Cao Đài giáo) trong thời kỳ 
8 Thông tin Khoa học xã hội, số 3.2010 
mở cửa đang có rất nhiều sự biến đổi. 
Từ năm 2007 đến nay, đã có thêm nhiều 
tôn giáo với hàng chục các tổ chức tôn 
giáo, “nhánh phái tôn giáo” khác nhau 
đ−ợc Nhà n−ớc chính thức thừa nhận và 
đi vào hoạt động. Chính trong bối cảnh 
này, Đảng và Nhà n−ớc ta cần chăm chú 
theo dõi và có những chính sách thông 
minh, trí tuệ nhằm hoá giải đ−ợc những 
mâu thuẫn, xung đột, tăng tính đồng 
thuận xã hội, xây dựng vững chắc khối 
đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hài 
hoà giữa đời và đạo, đạo pháp và CNXH. 
Song hành với sự biến đổi cơ cấu xã 
hội tôn giáo là sự biến đổi không kém 
phần quan trọng trong cơ cấu xã hội 
dân tộc. Một quốc gia 54 dân tộc phải 
đối mặt với rất nhiều thách thức của đổi 
mới, mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. 
Các lực l−ợng thù địch luôn tìm mọi 
cách “chọc” vào những điểm yếu, những 
sơ hở trong các chính sách và sự vận 
hành chính sách dân tộc, tôn giáo ở 
n−ớc ta để kích động chủ nghĩa dân tộc 
cực đoan, gây chia rẽ, mất đoàn kết làm 
yếu đi sức mạnh của quốc gia, dân tộc 
chúng ta. Tr−ớc bối cảnh hiện nay, việc 
nắm chắc các quan điểm về đoàn kết 
dân tộc của Đảng, những chỉ đạo sâu 
sắc và chân thực trong các Di huấn t− 
t−ởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập 
hợp một cách thông minh, khoa học, 
nhất quán, trung thực các dân tộc xung 
quanh ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc 
của Đảng d−ới ánh sáng của đổi mới - đó 
là những điều kiện tiên quyết và con 
đ−ờng duy nhất đúng đắn đ−a đất n−ớc 
đi đến xây dựng thành công chủ nghĩa 
xã hội, một xã hội t−ơi đẹp, nhân văn, 
“nhân đạo hoàn bị” mà chúng ta quyết 
tâm h−ớng tới. 
Tài liệu trích dẫn 
1. Tổng cục Thống kê. Tổng điều tra 
dân số và nhà ở 1979, 1989, 1999 và 
Điều tra biến động dân số – Kế 
hoạch hoá gia đình 2007. 
2. UNDP. Human Development Report 
1998-2008. 
3. Tạp chí Xây dựng, số 11/2009. 

File đính kèm:

  • pdfbien_doi_co_cau_xa_hoi_o_viet_nam_trong_tien_trinh_doi_moi.pdf