Bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử ở miền Tây Nam Bộ

Tại Nam Bộ, có nhiều di sản văn hóa của

người Kinh cần được bảo tồn, như ca Vọng cổ,

Cải lương, Đờn ca Tài tử Vừa qua, UNESCO

đã ghi danh nghệ thuật Đờn ca Tài tử là di sản

văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó

là một tin vui, nhưng để bảo tồn và phát huy di

sản văn hóa này nói riêng, các di sản văn hóa

thuộc lĩnh vực ca nhạc cổ nói chung trước tình

hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay là điều

không dễ cho địa phương. Vì vậy, cần một sự

quan tâm của cả cộng đồng xã hội. Bài viết

này đề cập tới thực trạng Đờn ca Tài tử hiện

nay: việc chưa có chiến lược truyền nghề,

nặng tính bao cấp và hội diễn phong trào,

không phát huy được hiệu quả kinh tế, chưa

dung hòa được tính bác học và chất bình

dân ; từ đó, thử đưa ra một số ý kiến đề xuất

cho việc bảo tồn và phát huy loại hình âm nhạc

cổ truyền không chỉ được UNESCO công nhận

mà còn được đông đảo công chúng Nam Bộ

mến mộ, xa hơn còn được công chúng và giới

chuyên môn, khoa học của các vùng miền

trong cả nước quan tâm, yêu thích. Các đề

xuất này là một giải pháp tổng hợp bao gồm:

bồi dưỡng nhân lực, hỗ trợ ban đầu, hoạt động

pháp lí, du lịch Đờn ca Tài tử trên sông

pdf 9 trang kimcuc 22580
Bạn đang xem tài liệu "Bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử ở miền Tây Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử ở miền Tây Nam Bộ

Bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử ở miền Tây Nam Bộ
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 116 
Bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử 
ở miền Tây Nam Bộ 
 Huỳnh Công Tín 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Tại Nam Bộ, có nhiều di sản văn hóa của 
người Kinh cần được bảo tồn, như ca Vọng cổ, 
Cải lương, Đờn ca Tài tử Vừa qua, UNESCO 
đã ghi danh nghệ thuật Đờn ca Tài tử là di sản 
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó 
là một tin vui, nhưng để bảo tồn và phát huy di 
sản văn hóa này nói riêng, các di sản văn hóa 
thuộc lĩnh vực ca nhạc cổ nói chung trước tình 
hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay là điều 
không dễ cho địa phương. Vì vậy, cần một sự 
quan tâm của cả cộng đồng xã hội. Bài viết 
này đề cập tới thực trạng Đờn ca Tài tử hiện 
nay: việc chưa có chiến lược truyền nghề, 
nặng tính bao cấp và hội diễn phong trào, 
không phát huy được hiệu quả kinh tế, chưa 
dung hòa được tính bác học và chất bình 
dân; từ đó, thử đưa ra một số ý kiến đề xuất 
cho việc bảo tồn và phát huy loại hình âm nhạc 
cổ truyền không chỉ được UNESCO công nhận 
mà còn được đông đảo công chúng Nam Bộ 
mến mộ, xa hơn còn được công chúng và giới 
chuyên môn, khoa học của các vùng miền 
trong cả nước quan tâm, yêu thích. Các đề 
xuất này là một giải pháp tổng hợp bao gồm: 
bồi dưỡng nhân lực, hỗ trợ ban đầu, hoạt động 
pháp lí, du lịch Đờn ca Tài tử trên sông 
Từ khóa: Đờn ca Tài tử, bảo tồn, phát huy, phát triển 
1. UNESCO đã ghi danh nghệ thuật Đờn ca Tài 
tử là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân 
loại. Lễ đón nhận bằng đã diễn ra tối ngày 
11/02/2014 tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM). 
Phát biểu trong buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ 
Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Trong buổi lễ trọng 
thể hôm nay, tôi yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch, các tỉnh thành cùng các nghệ sĩ - nghệ 
nhân và đồng bào ta, nhất là các địa phương quê 
hương của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, với tất 
cả tình cảm và trách nhiệm hãy hợp tác chặt chẽ, 
triển khai có hiệu quả chương trình hành động quốc 
gia bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật Đờn 
ca Tài tử Nam Bộ để nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam 
Bộ - một loại hình nghệ thuật độc đáo vừa mang 
đậm tính cách dân gian vừa có tính bác học - luôn 
được bảo tồn và phát triển sáng tạo, luôn có vị trí 
xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của 
đồng bào miền Nam, của nhân dân Việt Nam và của 
nhân loại”1. Bên cạnh niềm tự hào của người Việt 
Nam, người Nam Bộ nói riêng, nỗi lo là chúng ta sẽ 
bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa truyền thống 
này “với tất cả tình cảm và trách nhiệm” như thế 
nào? Đó vẫn là câu hỏi khó làm đau đầu nhà quản 
lí, giới chuyên môn và công chúng yêu nghệ thuật 
ca Tài tử và Vọng cổ Nam Bộ. Bài viết này trình 
bày một số khó khăn hiện nay của hoạt động câu lạc 
bộ Đờn ca Tài tử và một số đề nghị cá nhân cho 
việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật 
truyền thống Việt Nam, ít ra là trong công chúng 
Nam Bộ và không gian của vùng đất phương Nam. 
1 Trích Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ vinh 
danh Đờn ca Tài tử, theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 117 
2. Không thể bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử 
thuần túy chỉ dựa trên niềm tự hào quá khứ. Cần 
phải thấy hết những khó khăn trong việc duy trì và 
đặc biệt là việc nhân rộng hoạt động Đờn ca Tài tử 
trong tình hình hiện nay. 
2.1. Nhìn chung, “chơi nhạc Tài tử” chưa có 
chiến lược truyền nghề rộng rãi, nên lượng người 
tham gia thực chất không lớn và cũng không đủ 
chuyên môn để thưởng thức, tham gia sâu vào hoạt 
động nghệ thuật. Qua khảo sát người Nam Bộ bất kì 
về Đờn ca Tài tử, kết quả là hơn ¾ số người được 
khảo sát2 không biết về Đờn ca Tài tử; nên họ hoàn 
toàn không quan tâm đến Đờn ca Tài tử; khiến 
chúng tôi cũng băn khoăn về sự tiếp nhận Đờn ca 
Tài tử của công chúng nơi mảnh đất đã sinh ra nó. 
Mặt khác, xét về những trường lớp đào tạo chính 
quy loại hình nghệ thuật đất phương Nam, ngoài 
trường nghệ thuật sân khấu và các trường văn hóa-
nghệ thuật các địa phương, mã ngành đào tạo này 
không thu hút được bao nhiêu thí sinh. Vả chăng, 
nếu có thì chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành nghệ thuật 
âm nhạc cũng không phải là lớn. Đơn cử, chỉ tiêu 
tuyển sinh năm học vừa qua 2012-20133 ở một học 
viện lớn như Học viện âm nhạc Quốc gia VN, tổng 
thể chỉ là 150 chỉ tiêu cho hệ chính quy và 50 cho 
hệ vừa học vừa làm, thì số lượng đăng kí theo học 
ngành âm nhạc truyền thống sẽ rất ít hoặc không có. 
Hay như thông tin của Trường đại học Sân khấu-
Điện ảnh, TP. HCM thì chỉ tiêu tuyển sinh năm 
2014 cũng chỉ 155 học viên4, còn Nhạc viện TP. 
HCM, cũng chỉ dừng lại ở mức 150 cho hệ đại học 
chính quy 4 năm và 120 cho hệ trung cấp 4,6,7 hay 
9 năm5. Cũng trong năm 2014, kết quả Tuyển sinh 
2 Tỉ lệ giữa biết và không về Đờn ca Tài tử, theo thăm dò của 
chúng tôi, có kết quả khoảng 2/8, trong 10 người được hỏi, dựa 
trên gần 200 phiếu kháo sát. 
3 
&CatID=9&SubID=5. 
4 
anh-tp.hcm.html. 
5
category&layout=blog&id=34&Itemid... 
của Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP. HCM 
đăng ngày 12/8/2014 cho thấy, con số thí sinh trúng 
tuyển vào ngành diễn viên Cải lương, cũng còn quá 
ít ỏi so với các ngành: “Đạo diễn sân khấu (11 thí 
sinh), Đạo diễn điện ảnh truyền hình (39 thí sinh), 
Diễn viên sân khấu kịch hát (16 thí sinh. Nếu diễn 
viên sân khấu kịch hát là sân khấu nhạc Tài tử, Cải 
lương, thì con số này cũng hết sứt khiêm tốn), Diễn 
viên kịch điện ảnh (39 thí sinh), quay phim (20 thí 
sinh), Thiết kế mỹ thuật (16 thí sinh) và TC diễn 
viên kịch điện ảnh (21 thí sinh)”6 . Còn kết quả 
tuyển sinh Nhạc viện TP. HCM, “năm 2013-2014, 
bậc Đại hoc trên tổng số 152 thí sinh trúng tuyển, 
ngành âm nhạc dân tộc có: 04 thí sinh đờn tranh, 05 
thí sinh đờn bầu, 01 thí sinh đàn nguyệt; bậc Trung 
cấp trên tổng số 335 thí sinh trúng tuyển, ngành âm 
nhạc dân tộc có: 06 sáo trúc, 03 tranh, 01 bầu, 03 
ghi ta dân tộc”7. Mặt khác, các trường Cao đẳng, 
Trung cấp văn hóa, số lượng theo học ngành âm 
nhạc cổ truyền cũng không có là bao. Đơn cử 
trường Trung cấp văn hóa-nghệ thuật Cần Thơ, năm 
2013 thông báo tuyển sinh, ngành biểu diễn Cải 
lương với chỉ tiêu chính quy là 10 và vừa học vừa 
làm là 15, biểu diễn nhạc cụ truyền thống với chỉ 
tiêu chính quy là 58; riêng năm 2014, trường tuyển 
sinh được 08 thí sinh vào khoa sân khấu9. Có thể 
nói, con số theo học ngành âm nhạc truyền thống là 
không đáng kể. 
Vậy những người tham gia chơi nhạc Tài tử họ 
học từ đâu? Câu trả lời, đơn giản là họ “khoái” thì 
theo “học lóm” từ bạn bè (học một cách gián tiếp 
những điều nghe, thấy rồi làm theo, chớ không có 
người trực tiếp chỉ bảo), hoặc học theo kiểu cha 
6  
7 
&id=440%3Athong-bao-kt-qu-tuyn-sinh-
2013&catid=34%3Athong-bao-hc-tp&Itemid=165&lang=vi, truy 
cập ngày 02/4/2015 
8  
9 Ghi nhận từ thông tin của thầy Trưởng khoa, trường Trung cấp 
văn hóa-nghệ thuật Cần Thơ. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 118 
truyền con nối. Và thực chất thì khả năng chuyên 
môn họ như thế nào? Chúng tôi đã tiếp xúc với một 
địa phương có câu lạc bộ Đờn ca Tài tử được đánh 
giá là có hạng ở địa phương quận Cái Răng, như 
phường Thường Thạnh, thì được biết các câu lạc bộ 
này xét về mặt chất lượng là không có. Tính chung 
địa phương có khoảng 7 câu lạc bộ trên danh nghĩa, 
nhưng xét về mặt chất lượng, hội đủ lực lượng bao 
gồm, sáng tác (soạn giả), thầy đờn, Tài tử ca thì 
gom lại thành 1 câu lạc bộ cũng không được. Và nói 
chung, hoạt động để truyền bá cho thế hệ sau thì 
bằng không: không có người dạy và có mở dạy thì 
cũng không có người học10. Còn vấn đề dạy và học, 
ý kiến của ông Lý Thiện Hoàng, Giám đốc Trung 
tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Tiền Giang, một trong 
những tỉnh ở ĐBSCL có phong trào Đờn ca Tài tử 
mạnh ở đồng bằng như sau: “Cách đây khoảng 5 
năm, khi nghệ nhân Minh Tô còn sống thì Trung 
tâm có phối hợp nghệ nhân Minh Tô mở các lớp 
Đờn ca Tài tử tại trung tâm. Dù lớp ít học viên, 
nhưng vì lòng đam mê nghề nên nghệ nhân Minh Tô 
vẫn duy trì lớp đều đặn. Sau khi nghệ nhân Minh Tô 
mất, Trung tâm có phối hợp với các nghệ nhân khác 
mở lớp, nhưng không duy trì được do học viên ít, 
nghệ nhân không muốn dạy vì nguồn thu không đảm 
bảo11”. 
2.2. Nặng tính bao cấp và hội diễn phong trào 
nên hoạt động không diễn ra trên diện rộng và 
thường xuyên. Thường những người chơi nhạc Tài 
tử gom lại chơi theo kiểu “khoái mà chơi”; nhưng 
đa phần, đời sống của họ quá khó khăn nên phần 
lớn thời gian họ phải lo chuyện mưu sinh. Đôi khi 
có hội diễn, 1 năm đôi lần, họ gom lại tập dượt với 
khoản tiền thù lao ít ỏi mà chính quyền địa phương 
cấp phát cho họ, quả không đủ để họ ăn uống, nói 
chi đến thù lao nghề nghiệp. Mặt khác, các câu lạc 
bộ hoạt động theo kiểu “ngụ binh ư nông” (gửi binh 
ở nông), thì làm sao phát huy và nâng cao tính 
10 Ý kiến của nghệ nhân đờn sến 3 dây Minh Đức (Trần Văn 
Đức). 
11 
id=18754. 
chuyên nghiệp cho được, dù là nhạc Tài tử. Nói 
chung, hoạt động hòa tấu trong câu lạc bộ không 
diễn ra thường xuyên và cũng không được thử thách 
thi diễn trên diện rộng thì khả năng nâng cao lí luận, 
nghiệp vụ cho các câu lạc bộ là không thể. Ngay cả 
việc duy trì sự ăn ý thường xuyên trong ca đờn cũng 
đã khó, nói chi đến sự phát triển, vươn lên. Ý kiến 
của nghệ nhân Lê Hoàng Chương tự Hồ Hải12, một 
nghệ nhân đa năng: chuyên sáng tác, giỏi đờn, thạo 
ca, cho rằng: “Hiện nay, hầu hết các câu lạc bộ ít 
người biết sáng tác, nhất là những sáng tác hay có 
tính nghệ thuật, đậm chất văn chương; còn thầy 
đờn “nghe được” thì mãi lo chạy đi làm ăn, kiếm 
“sô” (show). Đôi khi tập hợp lại, họ “ca bậy, ca 
bạ” một chút cho có, rồi chán nản nên kéo nhau đi 
nhậu”13. Nghệ nhân Minh Đức14 cũng cho rằng: 
“Hiện nay các câu lạc bộ Đờn ca Tài tử địa phương, 
như quận Cái Răng - TP. Cần Thơ, không thể có đủ 
đội ngũ thầy đờn; soạn giả, người sáng tác cũng gần 
như khan hiếm; đội ngũ Tài tử ca thì quen ca Vọng 
cổ hơn là ca Tài tử”. 
Sở dĩ có tình trạng trên là do các câu lạc bộ Đờn 
ca Tài tử hiện nay không có kinh phí đủ cho hoạt 
động để có quy định ràng buộc trong tập luyện. 
Được biết hiện nay, các địa phương không có ngân 
sách hỗ trợ, hoặc nếu có hỗ trợ, ngành chức năng 
cũng chỉ chi cho các câu lạc bộ khoảng năm trăm 
ngàn đồng/tháng như địa phương huyện Tân Phước 
(Tiền Giang). Về việc này, nghệ nhân Phan Thị 
Kim Phương, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước 
(Tiền Giang) cho biết: “Mấy năm trước, xã chỉ hỗ 
trợ cho câu lạc bộ 1 trăm ngàn đồng/tháng, thậm 
chí lúc không có kinh phí, lãnh đạo xã còn "động 
viên" câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 3 tháng/lần”. Hay 
như ý kiến của nghệ nhân Cao Văn Cừ, xã Phú Mỹ, 
huyện Phú Tân (An Giang): “Hàng tháng xã hỗ trợ 
12 Nghệ nhân Lê Hoàng Chương là cộng tác viên của Đài PT-TH 
Cần Thơ, Hậu Giang. Ông là soạn giả và là nghệ nhân đờn 
nguyệt (đờn kìm). 
13 Ý kiến của nghệ nhân Lê Hoàng Chương, tự Hồ Hải. 
14 Nghệ nhân Minh Đức là nghệ nhận đờn sến của câu lạc bộ 
Đờn ca Tài tử phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần 
Thơ. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 119 
cho câu lạc bộ năm trăm ngàn đồng. Số tiền ấy chủ 
yếu để tổ chức ăn uống sau khi biểu diễn, còn các 
khoản xăng xe, trang phục, hóa trang... thì các Tài 
tử đều phải tự trang bị”15. 
2.3. Hoạt động Đờn ca Tài tử hiện nay không 
phát huy được hiệu quả kinh tế để kích thích phong 
trào chuyên nghiệp lẫn bán chuyên nghiệp phát 
triển. Nhìn chung, hoạt động nghệ thuật không có 
sàn diễn để thường xuyên rèn luyện chuyên môn và 
có kinh phí tự nuôi sống mình mà chỉ để phục vụ 
cho sự vui chơi hoặc chờ lúc hội diễn thì khó có cơ 
hội duy trì sự liên kết bền vững, cùng sự thăng tiến 
trong nghệ thuật. Cái khó này, theo giới chuyên 
môn, nó xuất phát từ 2 nguyên nhân: một là, bản 
thân các câu lạc bộ chưa có được các bài bản diễn 
hay, đủ để thu hút lượng công chúng tối thiểu đến 
nghe họ biểu diễn, hoặc khá hơn vui lòng chi một ít 
tiền để góp phần trả thù lao cho người biểu diễn; hai 
là, các ngành chức năng có liên quan cũng chưa có 
phương cách giúp họ có sân chơi để phô diễn tài 
năng thường xuyên và có được thu nhập ổn định, dù 
là ở mức tối thiểu, để họ yên tâm mà theo đuổi hoạt 
động nghệ thuật, chớ không phải bản thân Đờn ca 
Tài tử không hấp dẫn công chúng. Bởi trong tâm 
thức người miền Nam bài bản Tài tử in sâu và gắn 
liền với cuộc sống của họ. Hơn nữa, người ở các 
vùng miền khác, cả người nước ngoài cũng cảm 
thấy thú vị với loại nhạc này, như đánh giá của giới 
báo chí Pháp, khi họ có dịp sang biểu diễn ở Paris, 
năm 1906: “Mặc dầu âm nhạc này lạ tai với chúng 
ta, làm chúng ta hoàn toàn ngơ ngác, nhưng người 
ta không thể nói âm nhạc này là hoàn toàn khó 
chịu. Nhạc này có trong một thang âm của nó chứa 
đựng một dấu vết êm dịu, có một chút đặc tính u sầu 
mà không phải là không có một loại duyên dáng êm 
dịu đu đưa”16. Nghệ nhân ghi ta phím lõm Tam 
15 
id=18754. 
16 Nguyễn Lê Tuyên, Nguyễn Đức Hiệp, Hát bội, Đờn ca Tài tử 
và Cải lương, NXB. VH-VN, TP. HCM, 2013, tr. 75. 
Bền, Đặng Văn Bền17, có vẻ thất vọng khi nói về 
hoạt động của các câu lạc bộ Đờn ca Tài tử địa 
phương. Anh cho rằng, hoạt động Đờn ca Tài tử 
không có hướng đi, không có thực lực và cũng 
chẳng có mấy lãnh đạo chính quyền địa phương, 
giới chuyên gia văn hóa quan tâm tìm hướng đi, tạo 
thực lực tiếp họ. 
Tại trung tâm thành phố Cần Thơ hiện nay, thật 
tình cũng không có một tụ điểm biểu diễn Đờn ca 
Tài tử thường xuyên để giới thiệu bạn bè, du khách, 
nếu họ muốn đến nghe, dù phải trả tiền. Điểm lại, 
ngoài nhà hàng nổi Ninh Kiều trên sông Cần Thơ, 
hằng đêm có biểu diễn cả nhạc tân lẫn nhạc cổ, chủ 
yếu là ca Vọng cổ, nhưng chủ yếu là phục vụ giới 
ăn uống hơn là phục vụ giới thưởng thức. Còn ở 
Trung tâm văn hóa thành phố Cần Thơ, định kì 1-2 
tháng mới có biểu diễn Đờn ca Tài tử của câu lạc bộ 
Tri Âm, Tây Đô hoặc một câu lạc bộ nào đó được 
mời; nhưng thường các buổi biểu diễn này mang 
tính chất phục vụ phong trào (miễn phí là chính) và 
không “thường nhật” nên số lượng công chúng 
không đông, quá ít ỏi, có thể đếm được trên đầu 
ngón tay. Lẽ ra, hoạt động Đờn ca Tài tử ở ĐBSCL 
phải có tính “thương hiệu” như hoạt động “ca Huế 
trên sông Hương” mà bất cứ ai đến Huế, dù đến 1 
lần hay nhiều lần cũng mong muốn được thưởng 
thức mỗi khi có dịp ra Huế. 
2.4. Chưa dung hòa được chất bình dân và tính 
bác học trong Đờn ca Tài tử nên không thu hút 
được công chúng ham thích rộng rãi. Như chúng ta 
biết, nhạc Tài tử vốn xuất phát từ nhạc Lễ, Nhã 
nhạc cung đình có tính bác học; nhưng trong quá 
trình Nam tiến, loại nhạc này đã được bình dân hóa, 
nhằm phục vụ cho người bình dân, cho người dân 
Nam Bộ hát ca khuây khỏa, sau những giờ lao 
động. Không kể những bản nhỏ phục vụ cho sân 
khấu Cải lương có hơi Quảng, Bắc, ai, oán và lý có 
17 Nghệ nhận Đăng Văn Bền, chuyên đờn ghi ta Việt Nam cho 
các tụ điểm ca Vọng cổ TP. Cần Thơ và các câu lạc bộ Đờn ca 
Tài tử quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 120 
đến gần 100 bản, bài; trên đại thể giới cổ nhạc còn 
thừa nhận 20 bài bản Tổ  ...  Sân khấu Cải lương ở TP. 
HCM, 100 câu hỏi đáp, NXB. Văn hóa Sài Gòn, 2007, tr. 60-61. 
nhưng hiểu biết của họ về Đờn ca Tài tử không hẳn 
là kém. Vì thế, không thể xem thường khả năng 
thưởng thức của công chúng, mà trong âm nhạc cần 
tính tới sở thích số đông. Trao đổi vấn đề này, nhiều 
nghệ nhân cho rằng: “Cái chính là chưa có một quy 
chuẩn khoa học nào làm cơ sở thống nhất giữa giới 
khoa học, giới chuyên môn nói chung, ban giám 
khảo nói riêng, với giới nghệ sĩ, nghệ nhân trực tiếp 
chơi nhạc Tài tử. Mặt khác, một vài câu lạc bộ chơi 
các bài oán phụ, như Văn Thiên Tường, Bình Sa lạc 
Nhạn, Trường Tương Tư thì ban tổ chức lại 
không chấm; vì cho rằng, Viện âm nhạc chưa chứng 
nhận”20. Lại có vấn đề, do có tính chất “du dương, 
lãng mạn” nên không công nhận thì liệu có đúng? 
Đành rằng, khi thi thì có yêu cầu quy tắc trường 
quy, nhưng ca Tài tử mà không tính tới nhu cầu của 
lớp công chúng “điệu nghệ” hiểu và biết thưởng 
thức như cụ Vương Hồng Sển với 50 năm mê hát để 
mà linh hoạt trong cách bình xét thì vô tình đã làm 
mất đi ít nhiều tính chất Tài tử: “Về âm nhạc, thì bỏ 
những lối hát Nam, hát Khách, bỏ luôn lối xướng, 
bạch, hường, tán, chỉ giữ và khai thác thêm cách 
nói lối cho thật muồi rệu du dương hạp với lối âm 
nhạc tiếng đờn Tài tử rỉ rả réo rắc Nhạc phẩm 
chánh còn lại sáu bài Bắc, gia vị thêm nhiều điệu 
nhạc mạnh và phấn khởi: bình bán vắn, kim tiền, 
mẫu tầm tử, Khổng Minh tọa lầu và thêm nhiều 
nhạc êm ái trữ tình: Vọng cổ, trường tương tư, tứ 
đại oán, Văn Thiên tường”21. 
Có thể còn những khó khăn khác nữa, nhưng 
trong khuôn khổ bài chỉ xin điểm qua một số nội 
dung cơ bản trên. 
3. Về giải pháp, cần có một kế hoạch tổng hợp 
cho việc phát triển bền vững hoạt động câu lạc bộ 
Đờn ca Tài tử, vì không thể bảo tồn như kiểu lưu 
giữ hiện vật trong viện bảo tàng, mà phải bảo tồn 
trên cơ sở phát huy, phát triển. Từ những nội dung, 
20 Ý kiến của nghệ nhân Lê Hoàng Chương, tự Hồ Hải. 
21 Vương Hồng Sển, Hồi ký 50 năm mê hát, 50 năm Cải 
lương, NXB. Trẻ, 2007, tr. 209-210. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 121 
bất cập vừa nêu, xin trình bày một số giải pháp phối 
hợp như sau: 
3.1. Cần có chương trình bồi dưỡng nhân lực 
thường xuyên, ngắn hạn đôi ba buổi, dài hạn nhiều 
tháng, cả năm. Trước hết, để nâng cao nhận thức 
công chúng trong thưởng thức; sau là để đào tạo đội 
ngũ, nhất là đội ngũ soạn giả, thầy đờn. Đây là yếu 
tố quyết định cho hoạt động Đờn ca Tài tử lớn 
mạnh. Đào tạo 2 đội ngũ này phải dài hơi. 
Về soạn giả, các trường đại học phía Nam nên 
thêm vào chương trình đào tạo ngành Ngữ Văn, 
Văn Hóa, Viết Văn, học phần bắt buộc nếu được, 
còn không cũng tự chọn để giúp đội ngũ có nền 
tảng khoa học văn chương, ngôn ngữ, văn hóa, khoa 
học xã hội và nhân văn nói chung, biết sáng tác bài 
bản ca Tài tử và Vọng cổ có chất lượng văn học, 
không “lòng thòng, sáo rỗng làm chai tai người 
nghe”22. Mặt khác, có những lớp bồi dưỡng đội ngũ 
đang sáng tác hiểu biết thêm về khoa học văn 
chương, ngôn ngữ, văn hóa để nâng cao nghệ thuật 
ca từ, thẩm mỹ văn chương, tri thức văn hóa, lịch sử 
cho sáng tác phẩm. Vì không thể nói tới bài ca hay 
chỉ do yếu tố âm nhạc mà quan trọng hơn là tính 
văn chương của Cải lương, vấn đề lời từ của bài ca, 
như yêu cầu đặt ra của nghệ sĩ Nhân dân Sỹ Tiến: 
“Ta phải nhận rằng lời lẽ trong một số vở diễn còn 
ít trong sáng, rõ ràng, chính xác, còn ít chất thơ mà 
đầy rẫy những sáo ngữ, những “công thức” rất kêu 
nhưng rất rỗng”23. 
Về thầy đờn, cần đào tạo họ biết chơi từ 1 đến 
nhiều nhạc cụ cổ truyền, vững lí thuyết âm nhạc, 
thạo ngón đờn. Các trường âm nhạc, văn hóa, nghệ 
thuật, có thể xin mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh và linh 
hoạt trong việc mời giảng viên đờn. Đòi hỏi thầy 
đờn có bằng tiến sĩ, học hàm giáo sư, có bằng cấp 
thì e khó như chuyện “hái sao trời”. Mặt khác, cần 
tận dụng thầy đờn để mở lớp ở địa phương, vì dạy 
22 Hà Văn Cầu, Phong cách và thi pháp trong nghệ thuật Cải 
lương, NXB. Sân Khấu, HN, 1994, tr. 142. 
23 Sỹ Tiến, Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương, NXB. TP. 
HCM, 1984, tr. 12. 
đờn thì khó hơn luyện ca: “học ca ba tháng thì học 
đờn ít ra phải ba năm”. Ấy là chưa kể đến việc phải 
khổ luyện ngón đờn sao cho có sức “sáng tạo”, biết 
tùy hứng “nhấn nhá, đàn chuyền” tạo được sức sống 
cho bản đờn24. Trừ những lớp đào tạo, các lớp bồi 
dưỡng tất nhiên không nên mở quá dài, mà có hạn 
thời gian tương đối 3, 6 tháng. Kinh phí cho việc 
mở lớp, bước đầu địa phương, ban ngành chức năng 
nên chi hỗ trợ để đảm bảo thù lao người dạy. Còn 
tùy điều kiện, tùy nơi, tùy cấp học mà thu học phí 
người học thích hợp. Về thầy đờn của địa phương, 
cũng cần mở lớp nâng cao mời chuyên gia giỏi hỗ 
trợ họ thêm kĩ năng chơi đờn, lí luận âm nhạc. 
Về Tài tử ca, người học chỉ cần vài tháng là có 
thể ca được cơ bản, rồi dần học nâng cao thêm. Tất 
nhiên ca Vọng cổ thì dễ và cũng được nhiều người 
ham thích, lại có thể dễ “kiếm tiền” hơn ca các bài 
bản Tổ của nhạc Tài tử, nên nhiều người không 
muốn học ca Tài tử. Phát biểu về ca Tài tử, hai nghệ 
sĩ chuyên ca Tài tử Trường Út25 và Võ Thị Kim 
Xuyến26, cùng cho biết: “Người học ca những bài 
bản Tài tử, đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức hơn học 
ca Vọng cổ mà cũng không dễ có đất diễn. Bởi đó, 
có người chỉ học ca được vài câu ca Vọng cổ, có 
thể đi ca cho các quán ca Vọng cổ và kiếm tiền 
được”. Những trường hợp có ngoại hình, chất giọng 
tốt thì giúp họ có thêm “nghề phụ” là ca hát nhạc 
cổ, Tài tử. Có thể mở lớp ngoại khóa, trong Trường 
phổ thông Trung học, nhất là ở Nam Bộ, để giúp 
học sinh đam mê ca hát sớm có điều kiện tiếp nhận 
và ca được Vọng cổ, nhạc Tài tử. Đoàn Thanh niên 
ở các trường đại học, cao đẳng phía Nam nên tranh 
thủ vận động sự hỗ trợ để mở các lớp dạy ca Tài tử 
cho học sinh, sinh viên ham thích, thay vì chỉ chú 
trọng mở những lớp khiêu vũ, ca tân nhạc. Nhà 
24 Đặc Nhẫn- Ngọc Thới, Nội dung tính chất bài bản Cải lương, 
NXB. Văn hóa, HN, 1974, tr. 27. 
25 Tài tử ca, Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử Tây Đô, thành phố Cần 
Thơ. 
26 Tài tử ca, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Tri âm, thành 
phố Cần Thơ. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 122 
trường trung học, đại học hai cấp ở miền Tây, nếu 
được nên dành ít quỹ phúc lợi chi phí cho hoạt động 
này để bồi dưỡng thầy dạy mà không thu học phí 
học sinh, sinh viên. 
3.2. Cần có phần hỗ trợ tối thiểu ban đầu cho 
các câu lạc bộ đã được chọn, thẩm định đến cấp xã, 
phường, từ nguồn ngân sách, hoặc mời gọi các cơ 
quan báo đài, công ty giới thiệu, hỗ trợ giúp chi phí 
hoạt động, phương tiện nhạc cụ, âm thanh, ánh sáng 
và chút ít tiền thu lao tập luyện trước khi đưa vào 
hoạt động doanh thu. Thành lập một câu lạc bộ mà 
phương tiện đàn không đủ, âm thanh “rột rẹt” nhếch 
nhác; còn các nghệ nhân phải bỏ thời gian lao động 
kiếm sống, ăn cơm nhà, phương tiện riêng đi tập 
luyện, thì vì phong trào trong thời gian ngắn còn có 
thể cố gắng được chứ không thể duy trì lâu dài. Một 
ít kinh phí mà xã hội dành cho câu lạc bộ là không 
đủ, nhưng thể hiện sự quan tâm, tránh lâu dài gây 
nơi họ một tâm lí tự ti, mặc cảm vì thấy xã hội coi 
thường, chính quyền không quan tâm. Thật ra, 
nhiều lúc chúng ta quá “hào phóng” đóng góp 
thường xuyên cho những sô diễn đình đám với thù 
lao ngất ngưởng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp mà 
quên mất việc “chăm chút” nguồn cung (những tài 
năng tương lai) cho hoạt động chuyên nghiệp là 
hoạt động cơ sở. Muốn có trái phải chăm sóc cây. 
Hơn nữa, phải thấy rằng, việc chăm lo cho hoạt 
động Đờn ca Tài tử là góp phần duy trì và phát huy 
bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc, của người dân 
Nam Bộ; đồng thời, trực tiếp bảo tồn di sản văn hóa 
phi vật thể đại diện cho nhân loại mà Unesco đã 
công nhận và cũng là gián tiếp phát huy, cổ vũ cho 
sự nghiệp văn hóa quần chúng và xa hơn là tạo 
nhân tố thúc đẩy sân khấu Cải lương phát triển, bởi 
hiện nay hoạt động nghệ thuật Cải lương đang trong 
quá trình để mất khán giả ngay chính trên quê 
hương của nó. 
3.3. Địa phương cần tạo điều kiện, hỗ trợ hoạt 
động pháp lí giúp các câu lạc bộ đã được chọn, 
thẩm định để họ có đất diễn, tự kiếm thêm thu nhập 
phát triển nghề. Vì trong điều kiện kinh tế, xã hội 
còn nhiều khó khăn, không có nguồn ngân sách nào 
chu cấp nổi cho các câu lạc bộ lâu dài được. Nên 
đưa các câu lạc bộ vào hoạt động thường xuyên ở 
các khu du lịch, nhà hàng, vừa tăng lượng khách, 
doanh thu cho các hoạt động kinh doanh nơi này, 
vừa giúp các câu lạc bộ có đất diễn để kiếm thu 
nhập và nghệ sĩ phát triển được nghề. Các khu du 
lịch, nhà hàng nên có cái nhìn, như hoạt động hai 
bên cùng có lợi, hay ít ra là gián tiếp hỗ trợ cho sự 
bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử, di sản văn hóa 
nhân loại mà có sự hỗ trợ, tích cực tạo đất diễn; 
đừng cho rằng mình có cơ sở, đã có thương hiệu, 
mà ép các câu lạc bộ phải chi trả hoặc chia sẻ tiền 
thuê điểm hoạt động. Nhìn chung, chúng ta làm du 
lịch mà thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hoạt động, 
giữa các địa phương; chỉ mãi tâm lí “nhà ai nấy lo”, 
thậm chí còn tranh thủ “chém, chặt” lẫn nhau thì 
quả khó để tiến lên được. 
3.4. Đặc biệt, nên xem xét thực hiện hoạt động 
du lịch Đờn ca Tài tử trên sông nước Đồng bằng 
sông Cửu Long kết hợp với Đờn ca Tài tử, theo 
kiểu du thuyền trên sông Hương như Huế đã làm. 
Các tỉnh ở ĐBSCL đều có sông chính chia hai thành 
phố, kiểu như sông Cần Thơ, Long Xuyên, Bến Tre, 
Mỹ Tho, các đơn vị huyện cũng thế, nên có thể 
áp dụng mô hình biểu diễn Đờn ca Tài tử trên sông. 
Hiện nay, các tỉnh miền Tây đều có nhiều ghe, 
thuyền lớn, nhỏ phục vụ đưa khách du lịch trong, 
ngoài nước tham quan chợ nổi, vườn trái cây, khu 
nghỉ dưỡng; sao không nghĩ tới việc tạo thêm hoạt 
động nhà ghe, nhà bè cho hoạt động Đờn ca Tài tử? 
Vì vậy, chúng ta nên nghiên cứu thêm mô hình 
khuyến khích đầu tư, nối kết 2 ghe thuyền, để tạo 
“nhà diễn nổi”, lưu động cho câu lạc bộ và khách 
tham quan muốn nghe và xem biểu diễn nhạc Tài tử 
trên sông nước, nhất là về đêm (ghe thuyền và nhà 
diễn nên thiết kế kiểu Nam Bộ, không nên mô 
phỏng rập khuôn kiểu thuyền rồng, sơn son thếp 
vàng như thuyền bè trên sông Hương, Huế). Làm 
được mô hình này, mô hình nhà nổi chơi Đờn ca 
Tài tử, sẽ tạo thêm “điểm nhấn” cho hoạt động du 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 123 
lịch ĐBSCL: sông rạch + nhà nổi + Đờn ca Tài tử. 
Lúc đầu chỉ cần vài nhà diễn, mỗi đêm có khoảng 
hai, ba xuất diễn vừa đáp ứng nhu cầu của du khách 
muốn thưởng ngoạn tính đặc thù của hoạt động 
nhạc Tài tử trên sông nước miền Tây, lại cũng đáp 
ứng được nhu cầu kinh doanh du lịch ghe, thuyền 
và đồng thời, tạo ra thu nhập cho hoạt động Đờn ca 
Tài tử của các câu lạc bộ. Khởi nghiệp, chưa có 
doanh thu nhiều và lớn, chính quyền địa phương 
nên hỗ trợ cho hoạt động lớn mạnh bằng cách 
không tính thuế, cho vay ưu đãi, tạo nhiều điều kiện 
thuận lợi... Khi đã có thương hiệu như hoạt động ở 
Huế, thì áp dụng quy tắc kinh doanh như các hoạt 
động kinh doanh khác, hoặc có gia giảm cho tính 
đặc thù của hoạt động nghệ thuật thì cũng nên. 
4. Kết luận: Chúng ta không thể bảo tồn và phát 
huy di sản theo kiểu bao cấp lâu dài, toàn diện từ A 
đến Z, vì nước ta nghèo, địa phương còn nhiều khó 
khăn. Nhưng cũng không thể bảo tồn và phát huy 
theo kiểu cứ tự hào quá khứ, đề cao danh hiệu; mà 
không có kế hoạch chăm lo sự phát triển Đờn ca Tài 
tử theo đà phát triển của kinh tế-xã hội. Như vậy, 
chúng ta chỉ có thể bảo tồn trên cơ sở phát huy. Phát 
huy là chính quyền địa phương giúp tạo điều kiện 
ban đầu, những cái cần giúp. Để họ “tự lực” thì cần 
hỗ trợ họ đi vào hoạt động kinh doanh. Câu lạc bộ 
Đờn ca Tài tử có thể tháo gỡ khó khăn nếu họ có 
đất diễn là các khu du lịch, nhà hàng. Đặc biệt, 
hướng ca nhạc Tài tử trên những nhà diễn nổi, kiểu 
nhà bè trên sông nước, theo mô hình “ca nhạc Huế 
trên sông Hương”, có thể là một hướng mở khả thi. 
Mô hình này, hi vọng không chỉ thu hút du khách 
trong nước mà chắc chắn sẽ thu hút được du khách 
nước ngoài, muốn thưởng thức di sản văn hóa nhân 
loại tại không gian chủ thể của nó. Tách không gian 
sông nước Nam Bộ, Đờn ca Tài tử cũng mất đi ít 
nhiều tính “Tài tử” của nó vậy. Hi vọng rằng, việc 
nỗ lực vực dậy phong trào Đờn ca Tài tử trong xã 
hội cũng là biện pháp góp phần tiếp thêm sức mạnh 
cho việc phục hồi Cải lương đang trong xu hướng 
thoái trào cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy: 
“Chúng ta nên quan tâm hơn trong việc cố gắng 
vực dậy Cải lương, một di sản phi vật thể đáng 
được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Mong sao mọi 
người cùng chung sức để mang lại cho Cải lương 
một sức sống, chớ đừng để môn sân khấu sinh ra tại 
miền Nam mà phải chết tại miền Nam”27 như GS. 
Trần Văn Khê lo lắng. 
27 Trần Văn Khê, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt 
Nam, NXB. Trẻ, 2004, tr. 362-363. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 124 
Preservation and promotion 
of Đờn ca Tài tử in the Southwest 
 Huynh Cong Tin 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
In the South of Vietnam exist many cultural 
heritages of the Kinh which need to be 
preserved, such as “ca Vọng cổ”, “Cải lương”, 
“Đờn ca Tài tử” etc. Recently, “Đờn ca Tài tử” 
has, with honour, been recorded as intangible 
cultural heritage of humanity by UNESCO. 
That is good news, but it is not easy at all to 
preserve and promote cutural heritage of this 
kind in the current socio-economic situation. 
Therefore, a great concern of the whole society 
is needed. This paper refers to the actual state 
of “Đờn ca Tài tử” at present: lack of 
communication strategy, heavily subsidized 
without economic effects, etc. From there, the 
paper tries to make some suggestions for the 
preservation and promotion of this traditional 
music form which is not only regconized by 
UNESCO but also admired by a huge number 
of Southern people, professionals, scientists 
from many regions in the country with deep 
concern. The suggestions form an integrated 
solution including human resources training, 
initial support from the budget of government, 
legal activities, tourism models with Đờn ca Tài 
tử for river cruises, etc. 
Keywords: Đờn ca Tài tử (Traditional music), conservation, promotion, development 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sách: 
[1]. Hà Văn Cầu, Phong cách và thi pháp trong 
nghệ thuật Cải lương, NXB. Sân Khấu, HN, 
1994. 
[2]. Trần Văn Khê, Du ngoạn trong âm nhạc 
truyền thống Việt Nam, NXB. Trẻ, 2004. 
[3]. Minh Lời, Bài bản sân khấu Cải lương và Tài 
tử Nam Bộ, Sở VH-TT, T. Bến Tre, 2001. 
[4]. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương, Sân khấu 
Cải lương ở TP. HCM, 100 câu hỏi đáp, NXB. 
Văn hóa Sài Gòn, 2007. 
[5]. Đặc Nhẫn- Ngọc Thới, Nội dung tính chất bài 
bản Cải lương, NXB. Văn hóa, HN, 1974. 
[6]. Vương Hồng Sển, Hồi ký 50 năm mê hát, 50 
năm Cải lương, NXB. Trẻ, 2007. 
[7]. Sỹ Tiến, Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải 
lương, NXB. TP. HCM, 1984. 
[8]. Nguyễn Lê Tuyên, Nguyễn Đức Hiệp, Hát 
bội, Đờn ca Tài tử và Cải lương, NXB. VH-
VN, TP. HCM, 2013. 
Tài liệu trên Internet: 
[9].  
[10].  
[11].  
[12].  
[13].  
[14].  
[15].  
[16].  
[17].  

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_va_phat_huy_don_ca_tai_tu_o_mien_tay_nam_bo.pdf