Bảo tồn giá trị văn hoá đình làng tại thành phố Đà Nẵng Preserving Communal House Cultural Values in Da Nang city

Bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc, cái cốt lõi cho sự

phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Một quốc gia muốn văn

minh, muốn giàu mạnh, muốn thịnh vượng thì trước tiên phải chú

trọng đến văn hóa dân tộc. Một trong những giá trị văn hóa đó là

giá trị văn hóa đình làng. Đối với người Việt, đình làng là một biểu

tượng tâm linh, tín ngưỡng quan trọng của đời sống làng xã Việt

Nam. Bài báo trình bày văn hóa đình làng, nghệ thuật kiến trúc với

các yếu tố biểu đạt ý nghĩa của kiến trúc đình làng, khảo sát sự

hiểu biết về giá trị đình làng của sinh viên một số trường đại học

trên địa bàn thành phố và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm

gìn giữ các giá trị đình làng tại thành phố Đà Nẵng.

pdf 5 trang kimcuc 2580
Bạn đang xem tài liệu "Bảo tồn giá trị văn hoá đình làng tại thành phố Đà Nẵng Preserving Communal House Cultural Values in Da Nang city", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo tồn giá trị văn hoá đình làng tại thành phố Đà Nẵng Preserving Communal House Cultural Values in Da Nang city

Bảo tồn giá trị văn hoá đình làng tại thành phố Đà Nẵng Preserving Communal House Cultural Values in Da Nang city
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 25 
BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐÌNH LÀNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 
PRESERVING COMMUNAL HOUSE CULTURAL VALUES IN DA NANG CITY 
Phan Thị Thương1, Nguyễn Ngọc Chinh2, Nguyễn Ngọc Nhật Minh2 
1Lớp 14CNQTH02, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; phanthithuong591996@gmail.com 
2Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; nnchinh@ufl.udn.vn 
Tóm tắt - Bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc, cái cốt lõi cho sự 
phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Một quốc gia muốn văn 
minh, muốn giàu mạnh, muốn thịnh vượng thì trước tiên phải chú 
trọng đến văn hóa dân tộc. Một trong những giá trị văn hóa đó là 
giá trị văn hóa đình làng. Đối với người Việt, đình làng là một biểu 
tượng tâm linh, tín ngưỡng quan trọng của đời sống làng xã Việt 
Nam. Bài báo trình bày văn hóa đình làng, nghệ thuật kiến trúc với 
các yếu tố biểu đạt ý nghĩa của kiến trúc đình làng, khảo sát sự 
hiểu biết về giá trị đình làng của sinh viên một số trường đại học 
trên địa bàn thành phố và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm 
gìn giữ các giá trị đình làng tại thành phố Đà Nẵng. 
Abstract - National cultural identity is the root, the core for the 
development of each country in the world. A country that wants to 
be civilized, to be rich and to prosper must first focus on national 
culture. One of the cultural values is that of the village. For the 
Vietnamese, the communal house is a spiritual symbol and 
important beliefs of village life in Vietnam. This article presents the 
village culture, architectural art with the elements expressing the 
meaning of village architecture, explores the understanding of 
communal values of students of some universities in the city and 
thereby proposes some specific measures to preserve the 
communal values in Da Nang city. 
Từ khóa - bản sắc; văn hóa dân tộc; văn hóa đình làng; bảo tồn; 
thành phố Đà Nẵng 
Key words - cultural identity; national culture; communal house 
culture; preservation; Danang city 
1. Đặt vấn đề 
Xu thế toàn cầu hoá đang là đặc điểm chi phối thời đại, 
do vậy, các nền văn hóa trên thế giới dễ dàng tràn vào nước 
ta bằng nhiều con đường và nhiều hình thức, nhất là từ sau 
thời kỳ mở cửa. Trong quá trình giao lưu và hội nhập, chúng 
ta không thể phủ nhận được sức tác động to lớn của những 
văn hóa ngoại nhập. Sự hấp dẫn của cái mới, cái hiện đại 
không hoàn toàn đồng nghĩa với cái không tốt, không bổ ích. 
Nhiều dân tộc trên thế giới đã đạt nền văn minh cao, đã hình 
thành được nền văn hóa đầy bản sắc, nhưng đất nước họ vẫn 
giữ được những truyền thống văn hóa hàng ngàn năm, điển 
hình là đất nước Nhật Bản. Rõ ràng sự hòa nhập là hoàn toàn 
cần thiết, hòa nhập trong điều kiện đó đồng nghĩa với tiến 
bộ. Nhưng muốn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến không 
chối bỏ hội nhập, trước hết phải đảm bảo một nền văn hóa 
đầy bản sắc dân tộc. Nền kinh tế siêu công nghiệp đang ào 
ạt diễn ra, con người hiện đại đang đứng trước một cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên cần bảo tồn những di sản 
của cha ông để lại, như một thảm đệm để con người tránh 
được những cú sốc khi tiến vào xã hội mới. 
Thêm vào đó, đình làng là biểu tượng văn hóa, tâm linh, 
tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt, là nơi hội 
tụ của cộng đồng làng xã, thể hiện khát vọng chân thiện mỹ 
của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp 
góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát 
triển toàn diện của con người Việt Nam [1]. Tuy nhiên, 
dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, vì lợi nhuận 
trước mắt, nên đây đó không ít những di tích thắng cảnh ở 
nhiều tỉnh, thành phố của nước ta bị xâm hại, thậm chí bị 
phá hủy. Trong số đó, một số di tích thành phố Đà Nẵng 
không ngoại lệ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và 
đề xuất những giải pháp để bảo tồn, gìn giữ, phát triển văn 
hóa đình làng là điều rất cần thiết và quan trọng, giúp chúng 
ta nâng cao tầm hiểu biết, giữ gìn và phát triển những giá 
trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc, đồng thời đưa 
văn hóa đình làng đến gần hơn với mọi người, và mọi người 
thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam. 
2. Nội dung 
2.1. Văn hóa đình làng Đà Nẵng 
Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ 
thời Lê Sơ, đánh dấu bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ 
truyền [1], [7]. Đình làng còn là một biểu tượng của tính 
cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là nơi hội 
tụ của cộng đồng làng xã, là trung tâm văn hóa của làng mà 
thể hiện cô đọng nhất là các lễ hội, các hình thức tín ngưỡng 
mang đậm tính nhân văn. Đó là nơi sinh hoạt văn hóa, hội 
họp, đồng thời cũng là nơi dân làng gửi gắm niềm tin, ước 
vọng về cuộc sống tốt đẹp trong tương lai [8]. 
Từ bao đời nay, “ đình làng trở thành nơi hội tụ và 
phản chiếu văn hóa của cộng đồng làng xã trong diễn trình 
lịch sử” [8]. Cùng với cây đa, bến nước, ngôi đình đã đi 
vào tâm thức của các thế hệ người Việt Nam như một giá 
trị văn hóa sâu lắng, không thể phai mờ. 
Trong phần đầu cuốn sách “Đình Việt Nam” của tác giả 
Hà Văn Tấn về nguồn gốc của đình, thời nhà Đinh, ở cố đô 
Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thần nghỉ chân trước khi 
vào chầu vua. Đến đời Trần, đình với tư cách là trạm nghỉ 
chân được ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư: “Thượng 
hoàng xuống chiếu rằng, trong nước ta, phàm chỗ nào có 
đình trạm đều phải tô tượng Phật để thờ. Trước là tục nước 
ta, sau là vì nắng mưa nên làm đình để cho người ta đi 
đường nghỉ chân, trát vách bằng vôi trắng gọi là đình trạm”. 
Dưới thời nhà Lê, đình làng từng bước phát triển, những 
người giàu có đã bỏ tiền để làm đình. Từ khoảng thế kỷ 
XV, đình không còn chức năng thờ Phật như trong những 
thế kỷ trước, mà là nơi thờ Thành hoàng - những người có 
công với nước, với dân [7]. 
Đình làng Đà Nẵng được hình thành, phát triển và từng 
bước hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở 
thành kỷ cương, linh hồn và ngưỡng vọng của mỗi người 
dân, là chốn linh thiêng và linh hồn của cả cộng đồng. Từ 
trong đình làng nhân dân muốn gửi gắm niềm tin, ước vọng 
về cuộc sống hạnh phúc, thanh bình. Theo tác giả Ngô Thị 
26 Phan Thị Thương, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 
Hường thì đình làng Đà Nẵng ra đời là sản phẩm văn hóa 
của cộng đồng người Việt trên hành trình Nam tiến [4]. 
So với các ngôi đình miền Bắc hay một số đình ở miền 
Nam thì đình làng Đà Nẵng không thể mang nhiều giá trị to 
lớn bằng. Tuy nhiên, không gian nào thì văn hóa ấy, mỗi 
vùng miền, mỗi địa phương có những dấu ấn riêng biệt và 
đặc thù. Văn hóa đình làng Đà Nẵng đã mang lại cho người 
dân nơi đây những giá trị văn hóa, lịch sử rất riêng và quan 
trọng hơn đó là sự gắn bó với lịch sử hình thành, sinh sống 
của người Đà Nẵng, của tiến trình bảo vệ, giữ gìn bờ cõi [3]. 
Năm 1306, Đà Nẵng thuộc về Đại Việt. Đến cuối thế 
kỷ XVIII, quá trình khai khẩn miền đất này đã cơ bản hoàn 
thành. Các cộng đồng cư dân Việt khi đó đã kế thừa và phát 
huy những vốn liếng văn hoá của cha ông từ đất Bắc và 
sáng tạo ra những giá trị văn hoá trên vùng đất mới, trong 
đó có đình làng Đà Nẵng. Sau khi công việc khai canh lập 
ấp hoàn thành thì cũng là lúc mọi người đồng tâm, chung 
sức dựng đình làng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm 
linh của người dân. Từ đó, ngôi đình như là một chứng 
nhân lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay của đời sống. 
Ngôi đình đã trở thành hình ảnh thân thương, chất chứa 
bao kỉ niệm và ân tình với người dân làng xã. Nó ghi lại 
những chiến tích anh hùng của nhân dân về cuộc đấu tranh 
chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương. Trên khắp địa bàn 
thành phố Đà Nẵng, ngôi đình nào cũng ghi dấu phong trào 
yêu nước của nhân dân địa phương, từ các cuộc khởi nghĩa 
Cần Vương, nghĩa hội Quảng Nam đến cuộc Cách mạng 
tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến chống Pháp, 
chống Mỹ. Khi chưa xây dựng những cơ quan hành chính, 
nhà văn hóa cộng đồng thì ngôi đình chính là ngôi nhà 
chung của làng, là cứ địa của các cuộc đấu tranh chống giặc 
ngoại xâm, là nơi nuôi giấu, che chở cán bộ cách mạng và 
bộ đội - những người con ưu tú của quê hương, những con 
người đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đất nước, vì Tổ quốc 
và tự do của dân tộc [9]. 
Ngoài giá trị lịch sử, đình làng Đà Nẵng còn mang 
những giá trị văn hóa sâu sắc, được phản ánh, thể hiện và 
duy trì thông qua các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống 
theo đúng các tập tục và nghi thức xa xưa. Trong những 
ngày diễn ra lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc của cờ, 
hoa, rộn ràng khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết, 
cùng hàng loạt các trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo 
co, Các lễ hội đình làng của Đà Nẵng có từ rất xưa, được 
lưu truyền và gìn giữ từ đời này sang đời khác, như lễ hội 
đình làng Túy Loan, lễ hội đình làng Hoà Mỹ, lễ hội đình 
làng An Hải, lễ hội đình làng Hải Châu, Theo năm tháng, 
các lễ hội đình làng đã trở thành nét đẹp văn hóa khó phai 
mờ trong tâm thức của người dân địa phương, và đó cũng 
là dịp để người dân được đắm mình trong một không gian 
lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 
Theo thống kê, hiện nay Đà Nẵng đã có 35 đình làng [8], 
trong đó có 5 đình làng được xếp hạng di tích cấp Quốc gia 
bao gồm: Đình Nại Nam, Đình Đồ Bản, Đình Tuý Loan, 
Đình Hải Châu, Đình Thạc Gián và 30 đình làng trên cả sáu 
quận, huyện được xếp hạng di tích cấp thành phố [11]. 
2.2. Nghệ thuật kiến trúc của văn hóa đình làng Đà Nẵng 
Diễn tiến lịch sử, nguồn gốc cư dân, trình độ văn hóa, 
văn hóa bản địa,  đã tác động đến sự hình thành, kết cấu, 
kiến trúc, mô típ trang trí trên ngôi đình Đà Nẵng. Sau đây 
là một số yếu tố, đặc điểm và ý nghĩa của kiến trúc đình 
làng thành phố Đà Nẵng [4], [5], [6]. 
2.2.1. Chủ đề trang trí 
Hệ đề tài thực vật: Phổ biến nhất là các mô típ hoa 
cúc, hoa mai, hoa sen. 
Ý nghĩa: - Hoa cúc biểu tượng cho những lời chúc tốt 
đẹp, trường thọ, bền bỉ; - Hoa mai biểu tượng cho sự may 
mắn, phúc lành, gân guốc, vững chãi; - Hoa sen biểu tượng 
cho đức hạnh và sự hoàn hảo. 
Hệ đề tài đồ vật: Bài trí theo kiểu ô hộc, gần gũi nhất 
là kiểu thức trang trí cuốn thư, nằm ở vị trí trung tâm mang 
tính đăng đối, rất dễ tìm thấy trên các ngôi đình của Đà 
Nẵng như đình Hải Châu, đình Hòa Mỹ, đình Đà Sơn,... 
Ý nghĩa: Mang tính thẩm mỹ, biểu tượng cho phương 
tiện chứa đựng trí tuệ và sự tài hoa. 
Hệ đề tài không gian, vũ trụ: Hình ảnh vòng thái cực 
vây quanh là vòng bát quái, có khi được thay thế cho mặt 
trời, khối cầu lửa, mặt trăng hay viên ngọc trong kiểu thức 
“Lưỡng long triều nhật”, “Lưỡng long triều nguyệt”, 
“Lưỡng long tranh châu”. 
Ý nghĩa: Biểu tượng cho điềm lành, hạnh phúc, có tác 
dụng và năng lực chống lại mọi thâm nhập của các thế lực 
tà ma và những điều bất hạnh. 
Hình 1. Lưỡng long tranh châu đình làng Thạc Gián – Đà Nẵng 
(Ảnh: Tác giả) 
Hệ đề tài động vật: Tiêu biểu nhất là hệ thống tứ linh 
Long – Ly/lân - Quy – Phụng/phượng. Ở đình làng Đà 
Nẵng, kỳ lân thường được trang trí trên hai đầu mái trước 
và trên bình phong. Thậm chí hình tượng tứ linh còn được 
trang trí trên mái đình làng. Ngoài ra, còn bổ sung bốn con 
vật nữa để thành bát vật đó là ngư - phúc - hạc - hổ. 
Ý nghĩa: - Long (rồng) biểu tượng cho khát vọng to lớn 
của con người; - Lân (kỳ lân) biểu tượng cho sự trường thọ, 
trường tồn; - Quy (rùa) tượng trưng cho sức chịu đựng và 
sinh lực, bền vững; - Phượng (phượng hoàng) thể hiện sự 
oai nghiêm, linh thiêng. 
Ngoài ra, ở nhiều đình Việt Nam nói chung, các ngôi 
đình thành phố Đà Nẵng còn có các biểu tượng khác như: 
- Ngư (cá) biểu tượng cho sự thành đạt, hanh thông; 
- Dơi (phúc) biểu tượng cho phúc đức; 
- Hạc biểu tượng cho sự cao khiết và trường thọ; 
- Hổ biểu tượng cho sức mạnh có thể trấn áp tà ma, quỷ dữ. 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 27 
2.2.2. Kĩ thuật thể hiện trong trang trí 
Trang trí trên gỗ: Nền nhà, tường vách, bình phong, 
cổng ngõ, mái cổ diềm, một số vật dụng trang trí hay thiết 
kế bên trong kiến trúc như khám thờ, bàn linh, trướng, hoành 
phi được trang trí bằng nhiều kĩ thuật khác nhau như khảm 
sành sứ, trang trí nề vôi vữa đắp nổi, trang trí bích họa. 
Được sử dụng trong phần nội thất của tất cả hệ thống 
đình làng ở Đà Nẵng. 
Mang ý nghĩa như một thuộc tính quan trọng của ngôn 
ngữ kiến trúc. 
Hình 2. Trang trí trên gỗ đình làng Thạc Gián – Đà Nẵng 
(Ảnh: Tác giả) 
Trang trí trên nền vôi vữa: Nền nhà, tường vách, bình 
phong, cổng ngõ, mái cổ diềm, một số vật dụng trang trí 
hay thiết kế bên trong kiến trúc như khám thờ, bàn linh, 
trướng, hoành phi, bình phong,  được trang trí bằng 
nhiều kĩ thuật khác nhau như khảm sành sứ, trang trí nề vôi 
vữa đắp nổi, trang trí bích họa. 
Về ý nghĩa thì những trang trí bằng vôi vữa đã tạo nên 
nét đặc thù và gây nhiều ấn tượng, thể hiện sự khéo léo của 
người thợ thủ công liên quan đến cả hai lĩnh vực điêu khắc 
và hội họa, mang đậm tính chất tâm linh. 
Hình 3. Bình phong đình làng Hải Châu – Đà Nẵng (Ảnh: Tác giả) 
2.3. Nhận thức của sinh viên về văn hóa đình làng Đà Nẵng 
2.3.1. Mức độ hiểu biết của sinh viên về văn hóa đình làng 
Đà Nẵng 
Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được ý kiến của 285 
sinh viên từ năm 1 đến năm 4 của một số trường đại học trên 
thành phố Đà Nẵng, như sinh viên Trường Đại học (ĐH) 
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), sinh viên Trường 
ĐH Kinh tế - ĐHĐN, Sinh viên Trường ĐH Sư phạm - 
ĐHĐN và sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐHĐN. Trong 
đó, sinh viên năm 1 chiếm 9%, sinh viên năm 2 chiếm 14%, 
sinh viên năm 3 chiếm 27% và 50% là sinh viên năm 4. Kết 
quả khảo sát được thể hiện ở Hình 4 và Hình 5 dưới đây: 
Hình 4. Mức độ hiểu biết của sinh viên về văn hóa đình làng 
thành phố (TP) Đà Nẵng 
Hình 5. Mức độ tham gia những hoạt động tham quan - học tập 
ngoại khóa tại các đình làng ở TP. Đà Nẵng 
Từ kết quả khảo sát có thể thấy mức độ hiểu biết văn 
hóa đình làng Đà Nẵng và mức độ tham gia các hoạt động 
thăm quan, học tập ngoại khóa tại các đình làng của sinh 
viên còn khá hạn chế, với các mức độ sau: 11% - biết rõ, 
35% - biết một số, 40% - nghe qua và 14% - hoàn toàn 
không biết (Hình 4). 
Mặt khác, có tới 56% bạn chưa từng tham gia, không 
hiểu nhiều, chỉ nghe qua và hoàn toàn không biết về văn 
hóa đình làng Đà Nẵng. Số bạn biết rõ những đặc điểm và 
từng tham gia hoạt động văn hóa của hầu hết các đình làng 
ở Đà Nẵng chiếm 44% (Hình 5). 
Tuy nhiên, khi tác giả đưa ra một danh sách gồm các 
đình làng sau: Đình Nại Nam, Đình Đồ Bản, Đình Tuý 
Loan, Đình Hải Châu, Đình Thạc Gián (5 đình làng được 
xếp hạng di tích cấp Quốc gia) thì số lượng sinh viên biết 
đến những đình làng này rất lớn (chiếm 75%) và chỉ có 
25% sinh viên là không biết đình làng Đà Nẵng nào cả. 
Điều đó chứng tỏ rằng, các đình làng nổi tiếng, được xếp 
hạng quốc gia được sinh viên biết tới nhiều hơn. 
2.3.2. Mức độ đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của 
những giá trị văn hóa đình làng Đà Nẵng 
Hình 6. Mức độ đánh giá về tầm quan trọng của 
những giá trị văn hóa, lịch sử đình làng TP. Đà Nẵng 
11%
35%
40%
14%
Tôi biết rõ những đặc điểm và 
hoạt động văn hóa của hầu hết các 
đình làng tại Đà Nẵng
Tôi chỉ biết một số đặc điểm cơ 
bản và hoạt động văn hóa của 
những đình làng nổi tiếng tại Đà 
Nẵng
Tôi chỉ nghe qua và không hiểu 
nhiều về văn hóa đình làng Đà 
Nẵng
Tôi hoàn toàn không biết về văn 
hóa đình làng Đà Nẵng
44%
56%
Có, tôi đã từng 
tham gia
Tôi chưa bao giờ 
tham gia
42%
51%
7%
Rất quan trọng
Quan trọng
Phân vân
28 Phan Thị Thương, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 
Hình 7. Mức độ đánh giá về vai trò của những hoạt động tham 
quan - học tập ngoại khóa tại các đình làng TP. Đà Nẵng 
Kết quả khảo sát từ Hình 6 về tầm quan trọng của những 
giá trị văn hóa đình làng Đà Nẵng cho thấy rằng, có 7% số 
sinh viên được hỏi là phân vân, trong khi đó số sinh viên 
cho rằng rất quan trọng là 42% và quan trọng là 51%. Như 
vậy, nhận thức của sinh viên các trường trên địa bàn thành 
phố Đà Nẵng về tầm quan trọng của văn hóa đình làng 
chiếm tỷ lệ rất cao. Hình 7 thể hiện sự đánh giá của sinh 
viên về vai trò của tham quan - học tập tại các đình làng 
thành phố Đà Nẵng lần lượt là 2% - không cần thiết, 
13% - phân vân, 23% - rất cần thiết và 62% - cần thiết. 
Có thể thấy rằng, hầu hết các bạn sinh viên đều đánh 
giá cao tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc tìm 
hiểu, học tập ngoại khóa từ những chuyến điền dã đến đình 
làng. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận văn hóa đình làng hiện 
nay còn rất hạn chế. Chính vì vậy, cần phải tăng cường 
nhiều hơn nữa các hoạt động dạy và học về văn hóa làng 
xã cho không chỉ sinh viên mà còn cả các em học sinh; liên 
kết với ban quản lý đình làng tại địa phương để tổ chức 
nhiều chuyến đi thực tế, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn 
hóa đình làng ở địa phương. 
3. Giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa đình làng tại thành 
phố Đà Nẵng 
Với những lợi thế cùng tiềm năng phong phú do thiên 
nhiên ban tặng, Đà Nẵng hoàn toàn có điều kiện để trở 
thành một thành phố phát triển lĩnh vực du lịch và nghỉ 
dưỡng. Muốn đạt được mục tiêu trên cần phải có những 
giải pháp phù hợp nhằm gìn giữ các di tích thắng cảnh nói 
chung, các đình làng nói riêng. Tổ chức các chuyến tham 
quan, du lịch, đưa các hoạt động văn hóa, giới thiệu đình 
làng Đà Nẵng với bạn bè trong và ngoài nước cũng là một 
hình thức quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa đình làng. 
- Nhận thức, tuyên truyền Luật Di sản Văn hoá: Triển 
khai và tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Luật Di sản văn hoá để đưa Luật Di sản văn hoá vào trong 
đời sống nhân dân, quán triệt một cách sâu sắc đến các cấp, 
các ngành, xuống tận các địa phương, từng tổ dân phố, từng 
thôn, xóm để nhân dân ta có ý thức giữ gìn và phát huy tốt 
công tác bảo vệ di sản văn hoá nói chung, đình làng nói 
riêng, đồng thời đưa Luật Di sản văn hoá vào trong các 
trường học, trong những tiết giảng về lịch sử văn hoá của 
đất nước để các em học sinh sớm nhận thức được giá trị 
lịch sử, văn hoá, khoa học của di sản văn hoá dân tộc, 
sớm có ý thức và không quên cội nguồn dân tộc. 
- Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về 
di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối 
tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu 
“Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO 
- Hoạch định chính sách, tổ chức, quy hoạch và quản lý 
phát triển: Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương 
nhằm phục hồi để có thể sử dụng, khai thác một cách hợp 
lý các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa. Đây hoàn toàn là 
những chủ trương, chính sách đúng đắn và cần được thực 
hiện nghiêm túc. 
Không những thế, chúng ta cần phải có kế hoạch thu 
hút, khuyến khích đầu tư phát triển và tăng cường liên kết 
các hoạt động giữa doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với 
địa phương nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá văn hóa 
đình làng, đồng thời bảo vệ, trùng tu những ngôi đình bị 
xuống cấp. 
Ngoài ra, cần phải có những chính sách quản lý sử dụng 
và bảo vệ đình làng một cách cụ thể ở các địa phương tại 
thành phố Đà Nẵng: 
- Thành lập ban quản lý đình làng, xây dựng mô hình 
quản lý với sự tham gia của cộng đồng nhân dân địa 
phương. 
- Xây dựng các mức thu phí, lệ phí tham quan du lịch 
đình làng theo quy định của pháp luật. 
- Sử dụng nguồn thu trong các hoạt động nghiệp vụ về 
quản lý di sản văn hóa; tuyên truyền quảng bá, giáo dục về 
bảo vệ di sản văn hóa; đầu tư xây dựng các công trình phục 
vụ trực tiếp công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.[2]. 
- Quy hoạch phát triển du lịch tại các đình làng Đà Nẵng 
theo quan điểm đảm bảo tính tổng thể, đảm bảo cơ sở vật 
chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm bảo vệ di sản văn 
hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. 
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho việc 
bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản 
lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư 
xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người 
làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở [2]. 
- Tổ chức các hội nghị mở rộng, mời các doanh nghiệp 
tham gia nhằm thu hút đầu tư, tăng cường thông tin, tiếp 
xúc với địa phương. 
- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lượng và 
thông tin chính xác về đình làng Đà Nẵng. 
- Điều phối, kiểm soát các đối tượng khách đến với đình 
làng, có kế hoạch tổ chức sắp xếp các đoàn khách đến tham 
quan một cách hợp lý. 
- Bổ sung các dịch vụ vận chuyển, các điểm trông giữ 
xe, các phương tiện và cách thức vận chuyển, lưu thông 
trong khu vực nội thành. 
- Nghiên cứu cơ bản về đặc điểm và giá trị của đình 
làng Đà Nẵng, nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị 
của di sản văn hóa, đồng thời trao đổi và chuyển giao kinh 
nghiệm trong công tác trùng tu, bảo vệ di sản văn hóa. 
Đối với sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại các 
trường đại học ở thành phố Đà Nẵng, cần: 
- Trau dồi kiến thức nói chung, kiến thức về văn hóa đình 
làng nói riêng cho bản thân để đáp ứng nhu cầu hội nhập; 
- Giới thiệu cái hay cái đẹp của văn hóa đình làng thành 
phố, đặc biệt là những đình làng nổi tiếng của thành phố với 
23%
62%
13%
2%
Rất cần thiết
Cần thiết
Phân vân
Không cần thiết
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 29 
bạn bè, sinh viên nước ngoài đến từ Lào, Thái Lan, 
Philippines, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga,  đang 
học tập và nghiên cứu tại các trường đại học ở Đà Nẵng. 
Thời gian qua, công tác bảo tồn các di tích thắng cảnh 
tại thành phố Đà Nẵng đã được các cấp lãnh đạo, chính 
quyền cũng như Đảng rất quan tâm nhằm đẩy mạnh hơn 
nữa trong việc quảng cáo hình ảnh của thành phố tới bạn 
bè trong nước và quốc tế. Ví dụ, cuối tháng 3/2018, có 
những dự án đầu tư vào thành phố nhưng lại ảnh hưởng tới 
một số di tích lịch sử-văn hóa và ảnh hưởng tới đời sống 
của ngư dân ven biển: “Trong hai tuần qua, làng biển Nam 
Ô liên quan đến dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô 
(Lancaster Nam O Resort, quận Liên Chiểu) đã trở thành 
điểm nóng ở Đà Nẵng. Theo nhiều người dân địa phương, 
các vấn đề họ quan tâm, đề nghị lãnh đạo thành phố giải 
quyết và làm rõ là: Lối đi xuống biển của người dân, việc 
giữ lại không gian công cộng ở ghềnh đá Nam Ô; tháo dỡ 
và hủy hoại một số di tích lịch sử-văn hóa,” 
(https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/vi-sao-lang-bien-
nam-o-tro-thanh-diem-nong-o-da-nang-3731076.html). 
Gần đây nhất, đại diện lãnh đạo chính quyền thành phố 
(Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, Bí 
thư Thành ủy) đã thị sát Nam Ô và đã điều chỉnh là giữ 
nguyên hiện trạng để trùng tu, tôn tạo các công trình di tích 
lịch sử trong khu vực; có phương án bảo tồn làng nghề, các 
yếu tố văn hóa và lịch sử của làng biển Nam Ô 
(https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/da-nang-dieu-chinh-
du-an-resort-do-chan-loi-xuong-bien-3729778.html). Với 
sự quan tâm đặc biệt như vậy, chắc chắn các di tích của 
thành phố sẽ được bảo tồn và phát triển. 
Hình 8. Ông Trương Quang Nghĩa – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng 
thị sát ở làng Nam Ô (Ảnh: Báo Đất Việt, ngày 01/4/2018) [13] 
(bổ sung tài liệu tham khảo nguồn trích dẫn hình ảnh) 
4. Văn hóa đình làng trong thời kỳ hội nhập 
Nhịp độ chuyển biến của thế giới trong giai đoạn hiện 
nay nhanh chóng đến mức khó hình dung. Quá trình đó làm 
cho tính chất của thời đại ngày càng phức tạp, cuốn con 
người vào vòng xoáy của nó. Cuộc sống dần trở nên nặng 
nề, gấp gáp và hối hả khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, 
mất cân bằng và chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là sức mạnh 
của đồng tiền đã làm băng hoại và tha hoá nhân cách cũng 
như đạo đức của con người. Hơn thế nữa, giới trẻ - những 
chủ nhân tương lai của nước nhà - thay vì tiếp thu, bảo vệ, 
giữ gìn những nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc thì 
lại hào hứng “chạy” theo các trào lưu văn hóa mới một cách 
ồ ạt, không chọn lọc, thiếu sự định hướng đúng đắn để rồi 
văn hóa đình làng dần bị mai một và chìm vào quên lãng. 
Những thế hệ lớn hơn, lớp người già hiện nay thì vẫn 
dành tình yêu cho các mái đình. Văn hóa Việt Nam nói 
chung và văn hóa đình làng nói riêng tuy gặp nhiều khó 
khăn trong việc giữ gìn và phát triển nhưng những người 
có tâm huyết và gắn bó với nó vẫn đang ngày đêm nỗ lực 
để phục hồi, tôn tạo, bảo tồn các giá trị truyền thống trên 
tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn những 
cái hay cái đẹp mà cha ông đã để lại. 
Để định vị bản thân, những người trẻ trong cuộc sống 
hiện đại cần phải biết và nâng cao những kiến thức cơ bản 
về văn hóa. Bởi văn hóa là gốc rễ, nó giúp chúng ta thư 
giãn tâm hồn, rèn luyện sự trang nhã cũng như tìm lại thăng 
bằng cho cuộc sống, làm trong sạch tâm hồn để từ đây tu 
sửa tâm, nuôi dưỡng tính. 
Bên cạnh đó, những người kế thừa, quản lý đình làng 
cũng cần phải đầu tư và xây dựng tầm chiến lược lâu dài 
để văn hóa đình làng đến gần hơn với tất cả mọi người. 
5. Kết luận 
Đình là một công trình kiến trúc lớn nhất của làng xã, là 
một di sản văn hoá với tổng thể các giá trị về kiến trúc, điêu 
khắc, lịch sử và văn hoá độc đáo. Nó nuôi dưỡng tình yêu 
quê hương, đất nước của cộng đồng người Việt Nam. Hòa 
vào dòng chảy của xã hội, ngôi đình vẫn đứng đó, vững chãi 
và uy nghiêm, hướng lòng người về với nguồn cội, nhắc 
chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những giá trị truyền thống, 
về bản sắc văn hóa của người Việt Nam nói chung và của 
người Đà Nẵng nói riêng. Việc bảo tồn và phát huy các giá 
trị văn hoá đình làng là việc làm cấp bách, cần có sự quan 
tâm, đầu tư của cả các cấp lãnh đạo và nhân dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Lâm Biền, Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ), NXB Hồng Đức, 
2017. 
[2] Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Ngọc Nhật 
Minh, Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn hóa Quảng Nam - Đà 
Nẵng: Mô hình và giải pháp, NXB Đà Nẵng, 2016. 
[3] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn học, 2015. 
[4] Ngô Thị Hường, “Nghệ thuật trang trí Đình làng Đà Nẵng”, Tạp chí 
Lịch sử tỉnh Bình Dương, Số 18, 2011, trang 23-27 . 
[5] Ngô Thị Hường, “Đình làng Đà Nẵng - Những giá trị cần bảo lưu”, 
Tạp chí Văn hóa du lịch Đà Nẵng, Số 10, 2011, trang 16-18. 
[6] Ngô Thị Hường, Đình làng Đà Nẵng dưới góc nhìn ý nghĩa và biểu 
trưng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường đại học sư 
phạm toàn quốc, Hà Nội, 2011, trang 215-219. 
[7] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Đình Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 
2014. 
[8] Hồ Tấn Tuấn, Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan, Đình làng Đà Nẵng, 
NXB Đà Nẵng, 2012. 
[9] Viện Bảo tồn di tích, Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo 
tồn di tích (tập 1), NXB Văn hóa Dân tộc, 2017. 
[10] Tân Việt, 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa 
Dân tộc, 2014. 
[11] 
nang/chi-tiet?id=1565&_c=47399624 
[12] https://baomoi.com/da-nang-dung-de-mat-ngoi-dinh-lang-co-quy-
gia/c/22814246.epi 
[13] 
resort-chan-loi-xuong-bien-da-do-bien-3355545/
(BBT nhận bài: 30/01/2018; hoàn tất thủ tục phản biện: 20/3/2018) 

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_gia_tri_van_hoa_dinh_lang_tai_thanh_pho_da_nang_pres.pdf