Bàn về sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Sản phẩm du lịch là một nhân tố then chốt nâng cao năng lực cạnh tranh du

lịch của Việt Nam và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Bài viết này, chúng tôi thấy

cần nhận thức đúng về sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nói

cách khác, sản phẩm du lịch Việt Nam muốn cạnh tranh được tốt với các nước trong khu

vực ASEAN và thế giới cần phải theo chuẩn mực quốc tế và đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa

Việt Nam. Hội nhập quốc tế về du lịch là một xu thế khách quan, nhiều nước tham gia

trong đó Việt Nam ngày càng tham gia sâu, rộng. Hơn nữa, du lịch là một ngành có tính

liên vùng, liên ngành, liên quốc gia. Chính vì vậy hội nhập quốc tế vừa là xu hướng vừa là

bản chất của ngành du lịch Việt Nam cần nắm bắt cơ hội vượt lên thách thức, nâng cao

năng lực cạnh tranh của mình qua nhiều tiêu chí, trong đó có việc xây dựng và phát triển

sản phẩm du lịch vừa mang tính thời đại và vừa mang tính dân tộc là cần thiết để thu hút

du khách.

pdf 12 trang kimcuc 8200
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Bàn về sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
9 
BÀN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VIỆT NAM 
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 
VIETNAM TOURISM PRODUCTS IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION 
PHAN HUY XU
 và VÕ VĂN THÀNH 
 PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, Email: xuphanhuy@gmail.com 
 ThS. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 
Email:vonhanchi@gmail.com. 
TÓM TẮT: Sản phẩm du lịch là một nhân tố then chốt nâng cao năng lực cạnh tranh du 
lịch của Việt Nam và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Bài viết này, chúng tôi thấy 
cần nhận thức đúng về sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nói 
cách khác, sản phẩm du lịch Việt Nam muốn cạnh tranh được tốt với các nước trong khu 
vực ASEAN và thế giới cần phải theo chuẩn mực quốc tế và đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa 
Việt Nam. Hội nhập quốc tế về du lịch là một xu thế khách quan, nhiều nước tham gia 
trong đó Việt Nam ngày càng tham gia sâu, rộng. Hơn nữa, du lịch là một ngành có tính 
liên vùng, liên ngành, liên quốc gia. Chính vì vậy hội nhập quốc tế vừa là xu hướng vừa là 
bản chất của ngành du lịch Việt Nam cần nắm bắt cơ hội vượt lên thách thức, nâng cao 
năng lực cạnh tranh của mình qua nhiều tiêu chí, trong đó có việc xây dựng và phát triển 
sản phẩm du lịch vừa mang tính thời đại và vừa mang tính dân tộc là cần thiết để thu hút 
du khách. 
Từ khóa: Sản phẩm du lịch, hội nhập quốc tế, tính phổ quát và tính đặc thù của sản phẩm 
du lịch, dịch vụ du lịch,... 
ABSTRACTS: Tourism products are the key factor to enhance the competitiveness of 
Vietnam tourism and sustainable tourism development. In this article, we find that it is 
neccesary to recognize the product of Vietnam tourism during the international integration 
as well as the current situation of tourism Vietnam products. In other words, it is 
significant for Vietnam tourism products would compete well with other ASEAN countries 
and the rest of the world in the basic of international standards and they must carry 
special, bearing the cultural marks of Vietnam. International integration in tourism is an 
objective trend, with many participating countries in which Vietnam is becoming more and 
more deeply involved. Moreover, tourism is the interdisciplinary, interregional an inter-
national sector. Therefore, international integration is both a trend and the essence of the 
tourism and Vietnam tourism industry needs to seize the opportunity to overcome 
challenges to improve their competitiveness through many indicators, including the design 
and development of tourism products that both carry the modernity and nationality are 
necessary to attract tourists. 
Key words: Tourism products, international integration, universality and uniqueness of 
tourism products, tourism services etc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 08/2018 
10 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo số liệu hằng năm của Tổ chức Du 
lịch Thế giới (UNWTO), du lịch thế giới 
đang tăng trưởng đều đặn và ổn định. Năm 
2016, số du khách đi du lịch bên ngoài lãnh 
thổ của họ là hơn 1.235 triệu lượt người, 
tăng lên 3,9% (tức tăng khoảng 46 triệu 
lượt du khách so với năm 2015) và là năm 
thứ 7 liên tiếp lượng khách liên tục tăng lên 
từ năm 2009 [16]. Theo ông Pascal Lamy, 
nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Thương 
mại Thế giới (WTO): “Trong một thế giới 
kết nối với nhau, khối lượng kinh doanh du 
lịch bằng hoặc thậm chí vượt quá lượng 
xuất khẩu dầu, sản phẩm thực phẩm hoặc 
xe ô tô,”. Du lịch đóng góp ngày càng 
nhiều về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội cũng 
như các mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ 
mà Liên hợp Quốc đã đề ra từ năm 2000. 
Năm 2017, ngành Du lịch Việt Nam đạt 
thành tích ngoạn mục: 13 triệu lượt khách 
quốc tế, 73 triệu lượt khách nội địa, tổng 
thu trên 500.000 tỉ đồng, đóng góp 7,3% 
GDP và là một trong sáu nước có tăng 
trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Quan 
trọng và then chốt nhất là du lịch tăng 
trưởng nhanh nhưng phải phát triển bền 
vững thì vấn đề sản phẩm du lịch được xem 
là giải pháp hàng đầu. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Nhận thức về sản phẩm du lịch và 
hội nhập quốc tế 
Sản phẩm du lịch có ý nghĩa quan 
trọng, đó là kết quả và thành tựu du lịch, là 
thước đo trình độ du lịch của một quốc gia, 
là sức hấp dẫn du khách mạnh mẽ nhất. 
Tác giả Michael M. Coltman có quan 
niệm rất linh hoạt về sản phẩm du lịch: 
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm 
các thành phần không đồng nhất hữu hình 
và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một 
món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một 
món hàng không cụ thể như chất lượng 
dịch vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” [9, 
tr.194]. Theo đó, sản phẩm du lịch là một 
khái niệm rất rộng, được cấu thành bởi 
nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất, có khả 
năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa 
dạng của con người đương đại. Theo Tổ 
chức Du lịch thế giới (UNWTO), sản phẩm 
du lịch là tổng hợp ba yếu tố cấu thành: (1) 
Tài nguyên du lịch đặc thù; (2) Các dịch vụ 
hỗ trợ từ cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động 
và quản lý du lịch; (3) Dịch vụ du lịch gia 
tăng từ điểm đến [9, tr.195]. 
Theo tác giả Allete van Leur, sản phẩm 
du lịch có ba yếu tố cơ bản: (1) Điểm đến 
du lịch; (2) Cơ sở vật chất và dịch vụ và (3) 
Có thể tiếp cận được. Cụ thể, điểm đến du 
lịch là vùng lãnh thổ có tài nguyên thiên 
nhiên và văn hóa và các đặc điểm khác hấp 
dẫn du khách. Cơ sở vật chất bao gồm cơ 
sở hạ tầng, thiết bị, dịch vụ phục vụ du 
khách trong một môi trường an toàn. Có thể 
tiếp cận được chính là giao thông, dịch vụ 
vận tải phục vụ du khách [14, tr.10]. 
Khoản 5, Điều 3, Luật Du lịch, 2017: 
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ 
trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du 
lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du 
lịch” [13]. 
Sản phẩm du lịch là hàng hóa, dịch vụ 
cung cấp cho khách du lịch trên cơ sở khai 
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp 
cho khách du lịch một khoảng thời gian thú 
vị, một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và sự 
hài lòng. Chúng tôi cho rằng, sản phẩm du 
lịch được cấu thành từ 5 nhóm yếu tố: (1) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
11 
Khách du lịch; (2) Tổng thể tự nhiên, lịch 
sử - văn hóa, tức tài nguyên du lịch; (3) Cơ 
sở hạ tầng - kỹ thuật và cơ sở vật chất du 
lịch; (4) Các dịch vụ du lịch và hàng hóa; 
(5) Hệ thống quản lý, điều hành và nhân 
lực phục vụ du lịch. Trong 5 nhóm yếu tố 
trên, trừ nhóm yếu tố thứ nhất là khách du 
lịch (chúng tôi cũng quan niệm rằng khách 
du lịch đ ng hành cùng quá trình tạo ra 
sản phẩm du lịch), bốn nhóm yếu tố còn lại 
đều nằm trong tổng hợp các thành phần tạo 
nên sản phẩm du lịch. Có thể mô hình hóa 
quan niệm của chúng tôi về sản phẩm du 
lịch như sau: Sản phẩm du lịch = Tài 
nguyên du lịch + Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật 
và cơ sở vật chất du lịch + Dịch vụ du lịch 
và hàng hóa + Hệ thống quản lý, điều hành 
và nhân lực phục vụ du lịch + Văn hóa du 
lịch. Như vậy, trên bình diện lý luận, sản 
phẩm du lịch là loại sản phẩm mang tính 
tổng hợp và hoàn chỉnh, bao gồm các yếu 
tố tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên 
du lịch nhân văn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật 
chất kỹ thuật, môi trường du lịch, nguồn 
nhân lực, các dịch vụ du lịch, các hàng hóa, 
tiện nghi, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử 
của người dân nhằm thỏa mãn nhu cầu và 
kỳ vọng của du khách. 
Tóm lại, sản phẩm du lịch phải được 
tập hợp từ các dịch vụ cần thiết: dịch vụ 
vận chuyển, dịch vụ lưu trú ăn uống, dịch 
vụ tham quan giải trí, hàng hóa tiêu dùng, 
đồ lưu niệm và các dịch vụ du lịch khác 
cho du khách (còn gọi là dịch vụ tăng thêm 
như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc 
trẻ em kèm theo,), phải được liên kết hợp 
tác chặt chẽ giữa các tổ chức, đơn vị và cá 
nhân cùng tham gia trong chuỗi giá trị sản 
phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du 
khách. Sản phẩm du lịch phải đạt chất 
lượng cao, có tính cạnh tranh, tính đặc thù, 
đặc sắc vùng, miền. Cần nâng cao sản 
phẩm du lịch thành thương hiệu du lịch, có 
đẳng cấp trong bối cảnh hội nhập kinh tế 
quốc tế hiện nay. Chẳng hạn, một công ty 
lữ hành khi thiết kế, tổ chức tour du lịch 
cần chú ý đầy đủ các khâu, các công đoạn 
từ lúc đón tiếp đến khi chia tay, từ vận 
chuyển, lưu trú, ẩm thực, tham quan, giải 
trí đến thuyết minh, mua sắm, giá cả, vệ 
sinh, Nếu trong chuỗi sản xuất sản phẩm 
du lịch trên có một khâu chất lượng kém, 
khách du lịch sẽ không hài lòng với cả tour 
du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch tại 
điểm đến theo hướng hai tiếp cận: (1) Các 
yếu tố thu hút du khách như cơ sở hạ tầng, 
phương tiện vận chuyển, cơ sở vật chất kỹ 
thuật phục vụ du khách, nhân viên phục vụ, 
tiếp thị, quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm 
đến. (2) Các yếu tố điểm đến du lịch như di 
sản vật thể và phi vật thể, các hoạt động 
tham quan, các dịch vụ phục vụ du khách. 
Trong hai cách tiếp cận trên thì cách tiếp 
cận đầu tiên mang tính quyết định, cách 
tiếp cận thứ hai cũng quan trọng không 
kém nhằm đáp ứng nhu cầu du khách trong 
và ngoài nước và cộng đồng địa phương. 
Hội nhập quốc tế là một tiến trình mở 
cửa của các quốc gia, đi ra một “sân chơi” 
mới với các xu thế quốc tế hóa và khu vực 
hóa, với các “luật chơi” mang tính quốc tế. 
“Có thể nói hiện nay hầu như không có một 
quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập 
quốc tế nếu không muốn tự cô lập và rơi 
vào nguy cơ tụt hậu” [3, tr.6]. “Hội nhập 
quốc tế là hình thức phát triển cao của hợp 
tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp 
nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 08/2018 
12 
luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ 
tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc” [6, tr.29]. 
Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu, 
không thể đảo ngược của thời đại mà các 
quốc gia đều phải tham gia “để khỏi bị gạt 
ra ngoài lề của sự phát triển và tăng 
cường sức mạnh cạnh tranh kinh tế” [3, 
tr.21]. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế 
thực sự là một định hướng chiến lược để 
phát triển, nâng tầm Việt Nam về nhiều 
mặt. Hội nhập quốc tế chính thức được nêu 
ra trong văn kiện Đại hội VIII (phần Định 
hướng mở rộng kinh tế đối ngoại) và đến 
Đại hội IX, trở thành chủ trương đối ngoại 
quan trọng của Việt Nam. Năm 1995, Việt 
Nam gia nhập ASEAN, năm 1998, Việt 
Nam gia nhập vào APEC. Năm 2006, Việt 
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới 
(WTO), trong đó Việt Nam chỉ cam kết đối 
với các phân ngành dịch vụ đại lý và kinh 
doanh lữ hành dịch vụ. Năm 2015, Việt 
Nam đã tham gia và hoàn tất 12 Hiệp định 
thương mại tự do (FTA),... và đặc biệt là sự 
hội nhập sâu hơn của Việt Nam vào Cộng 
đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo các 
nguyên tắc thỏa thuận với các nước thuộc 
AEC, có 8 ngành nghề được luân chuyển 
trong khối ASEAN, trong đó có các nghề 
thuộc ngành du lịch. Hội nhập quốc tế còn 
có thể hiểu là “Hành động hoặc quá trình 
gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp 
chung các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất 
thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác 
nhau lại” [6, tr.20]. Như vậy, Việt Nam đã 
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và 
toàn diện, xem hội nhập quốc tế là động lực 
phát triển kinh tế nước ta. 
Quan điểm về hội nhập quốc tế đối với 
ngành du lịch Việt Nam là tạo cơ hội cho 
nước ta tham gia sâu rộng vào thị trường 
khu vực và thế giới, nhờ vậy mà số lượng 
lượt du khách đến Việt Nam tăng lên, tốc 
độ du lịch tăng trưởng tăng nhanh. Thêm 
vào đó, làn sóng đầu tư vào du lịch Việt 
Nam được đẩy mạnh như xây dựng các khu 
resort, khách sạn, các khu vui chơi giải 
trí,... Hơn nữa, chúng ta còn được tăng thị 
phần du lịch quốc tế, mở rộng thị trường và 
phát triển nhiều loại hình du lịch mới, giúp 
nhiều công ty du lịch lớn mạnh. Ngoài ra, 
ngành Du lịch Việt Nam học tập được 
nhiều kinh nghiệm về quản trị du lịch của 
các công ty và tập đoàn du lịch nước ngoài. 
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng tạo ra 
nhiều thách thức đối với du lịch Việt Nam 
như sức ép cạnh tranh từ các nước trong 
khu vực và thế giới, đòi hỏi ngành du lịch 
Việt Nam phải chuyển biến mạnh mẽ về 
sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ mới 
nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách 
trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 
Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa, 
nhỏ và siêu nhỏ (chiếm 80%), còn nhiều 
hạn chế về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và 
quản trị du lịch. Xúc tiến, quảng bá du lịch 
Việt Nam còn thấp, văn hóa du lịch, văn 
hóa giao thông còn yếu. Cơ hội không tự 
đến mà phải hiện thực hóa chúng bằng chủ 
trương, chính sách đúng đắn và cụ thể, 
bằng tầm nhìn chiến lược sáng suốt, bằng 
quyết tâm cao độ và đồng bộ, đồng thời 
phải biến thách thức thành cơ hội. 
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chúng 
ta cần vận dụng triết lý “tư duy toàn cầu, 
hành động địa phương” (think globally, 
act locally) hay khẩu hiệu glocalization 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
13 
(vừa toàn cầu hóa và địa phương hóa) để 
xây dựng sản phẩm du lịch vừa mang tầm 
vóc quốc tế và vừa có tính đặc thù của văn 
hóa địa phương, tức là sản phẩm du lịch 
Việt Nam phải có tính cạnh tranh cao, có 
chất lượng tốt theo chuẩn quốc tế (mang 
tính toàn cầu hóa) và vừa có tính đặc thù 
của từng vùng miền (mang đậm nét văn 
hóa địa phương). Khái niệm 
“Glocalization” được ghép từ 
“Globalization” và “Localization” của nhà 
xã hội học Roland Robertson, người 
Scotland, được áp dụng trong Marketing 
điểm đến có nghĩa là mong muốn “bản sắc 
địa phương” luôn gắn liền với quá trình 
“toàn cầu hóa”. Glocalization trong kinh 
doanh là “tầm nhìn toàn cầu được áp dụng 
cho các địa phương” hay để chỉ cho sự gia 
tăng yếu tố địa phương trong các sản phẩm 
mang nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. 
2.2. Tính phổ quát và tính đặc thù của 
sản phẩm du lịch 
Chương trình EU - ESRT 2011 - 2016: 
Phát triển du lịch có trách nhiệm và bền 
vững, chủ đề 2: “Phát triển sản phẩm du 
lịch có trách nhiệm” đề cập đến 10 đặc 
điểm riêng của sản phẩm du lịch như: (1) 
Tính vô hình (không có việc chuyển quyền 
sở hữu); (2) Tính cố định (dịch vụ không 
thể mang đến chỗ khách hàng); (3) Đặc 
trưng tâm lý (du khách thu được những trải 
nghiệm mang tính cá nhân); (4) Không có 
sự sở hữu (sở hữu chỉ tồn tại với nhà cung 
cấp); (5) Không thể lưu kho (sản phẩm du 
lịch chỉ tồn tại khi có mặt khách hàng); (6) 
Tính không đồng nhất (sản phẩm du lịch 
biến đổi da dạng về tiêu chuẩn và chất 
lượng theo thời gian); (7) Sản phẩm mang 
tính hỗn hợp (không thể được cung cấp chỉ 
bởi một doanh nghiệp); (8) Nhiều rủi ro 
(sản phẩm du lịch được khách hàng mua 
trước khi sử dụng); (9) Cầu không ổn định 
(nhu cầu về sản phẩm du lịch bị chi phối 
bởi nhiều yếu tố bên ngoài); (10) Có tính 
thị trường (đòi hỏi hoạt động tiếp thị cho 
điểm đến và cho các dịch vụ) [5, tr.10]. 
Chúng tôi đề cập thêm hai đặc điểm nữa 
của sản phẩm du lịch là tính thời vụ cao 
(seasonality) và tính dễ dao động (easy to 
oscillate). Ngoài những đặc điểm trên đã 
được phân tích nhiều, chúng tôi không nhắc 
lại ở đây, thay vào đó, chúng tôi bàn đến 
tính phổ quát và tính đặc thù của sản phẩm 
du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 
Tính phổ quát của sản phẩm du lịch: 
Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu 
hóa và hội nhập quốc tế với hệ thống thông 
tin l ... KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 08/2018 
16 
tour lặp đi lặp lại, không đổi mới, sinh ra 
nhàm chán, cho nên số du khách quốc tế ít 
trở lại. 
Nhiều năm qua, một số du khách quốc 
tế vì không hài lòng với sản phẩm du lịch 
nên họ đã rút ngắn thời gian lưu trú lại 
nước ta. Theo khảo sát của trang 
VNexpress, 7 điều khách Tây không muốn 
nhớ khi rời Việt Nam: (1) Không thể đi bộ 
trên vỉa hè (2) “Chặt chém” (3) Chen lấn 
khi xếp hàng (4) Mọi thứ đều nhỏ (5) Xe 
máy (6) Thói quen xấu tại nơi công cộng 
(7) Mặc cả khi mua đồ ăn [1]. Số khách du 
lịch trở lại Việt Nam cũng rất ít vì ngành 
Du lịch nước ta chưa xây dựng được sản 
phẩm du lịch có chất lượng mà chỉ thụ 
động khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, 
tùy tiện, hàm lượng trí tuệ và tâm hồn ít 
dẫn đến sự nhàm chán và đơn điệu. Gần 
đây, chúng tôi có trao đổi với nhà nghiên 
cứu Huỳnh Quốc Thắng, ông cho rằng ở 
Việt Nam còn có tình trạng nhầm lẫn giữa 
sản phẩm du lịch và tài nguyên du lịch, 
khiến cho việc khai thác tài nguyên du lịch 
một cách quá mức và bán với giá rất rẻ. 
Nếu so với các nước trong khu vực, Việt 
Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế về tài 
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đặc 
biệt, nước ta có nhiều di sản tự nhiên và 
nhân văn đã được UNESCO công nhận, 
đồng thời Việt Nam là quốc gia ổn định về 
chính trị và an toàn. Đó là những thuận lợi 
cơ bản để thu hút khách quốc tế. Nhưng vì 
sản phẩm du lịch của chúng ta còn nhiều 
yếu kém nên chưa thu hút và hấp dẫn khách 
quốc tế, chưa mang lại giá trị và gia tăng 
hiệu quả kinh tế. Theo Nguyễn Việt Thông, 
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam (VCCI), cho đến nay du lịch Việt 
Nam chưa có sản phẩm du lịch chủ lực, đặc 
thù, mang đậm bản sắc dân tộc, chất lượng 
sản phẩm du lịch chưa cao, khả năng hạn 
chế, nhiều khu du lịch phát triển tự phát, 
chưa đầu tư đúng tầm, thiếu khu vui chơi 
giải trí, thiếu sức hấp dẫn, chưa có thương 
hiệu quốc gia, hệ thống bán hàng lưu niệm 
du lịch đặc trưng vùng miền còn nghèo 
nàn, thiếu đồng bộ và chưa nắm bắt được 
nhu cầu từng thị trường,... chưa có kinh 
nghiệm và đang lúng túng trong việc xây 
dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nổi bật cho 
từng phân đoạn thị trường khách du lịch. 
Kinh phí đầu tư chưa đầy đủ, cơ chế thu hút 
nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm du 
lịch chưa được thực sự khuyến khích,... 
[10, tr.68]. Nhận thức về hội nhập quốc tế 
của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn 
chưa đầy đủ và chưa sâu sắc, do đó chất 
lượng sản phẩm du lịch của chúng ta phần 
nhiều chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện 
nay, du lịch nước ta đang có một số điểm 
nghẽn đã làm cho sản phẩm du lịch Việt 
Nam chưa đạt chất lượng quốc tế: quản lý 
điểm đến du lịch chưa chặt chẽ và thiếu 
sáng tạo, quảng bá du lịch chưa chuyên 
nghiệp, visa có thời hạn lưu trú ngắn,... Xây 
dựng và phát triển sản phẩm du lịch ở nước 
ta chưa bắt kịp với cách mạng công nghiệp 
4.0. Từ quảng bá điểm đến cho tới việc đặt 
tour tuyến và các dịch vụ khác,... cho du 
khách còn theo cách làm cũ mà không sử 
dụng kỹ thuật số nên hiệu quả còn thấp và 
lãng phí thời gian, phiền hà du khách. 
2.4. Một số giải pháp đối với sản phẩm 
du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 
quốc tế 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
17 
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu 
ra 7 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát 
triển du lịch nước ta, trong đó có nhóm giải 
pháp về phát triển sản phẩm du lịch đã 
được đặt lên hàng đầu, cụ thể là: Phát triển 
hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc 
sắc, đa dạng và đ ng bộ, có giá trị gia tăng 
cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách 
du lịch nội địa và quốc tế; Phát triển sản 
phẩm du lịch xanh, tôn trọng yếu tố tự 
nhiên và văn hóa địa phương. Nâng cao 
chất lượng sản phẩm du lịch là nhiệm vụ 
trọng tâm hiện nay và xây dựng sản phẩm 
du lịch dựa trên thế mạnh của từng vùng và 
liên kết vùng. Phó Thủ tướng Vương Đình 
Huệ tại kỳ họp lần thứ V khóa XIV của 
Quốc hội cho rằng khai thác dầu thô không 
đơn giản, trong khi đó năm 2017, Việt Nam 
đón 1 triệu lượt khách mỗi tháng thì năm 
nay sẽ đón khoảng 13 triệu lượt khách. 
Hiệu ứng lan tỏa từ du lịch tới dịch vụ làm 
tăng trưởng GDP. Phó Thủ tướng còn nhấn 
mạnh rằng “Nếu cố gắng tăng 1 triệu tấn 
dầu thô thì thà tăng 1 triệu khách du lịch 
còn hơn bởi nó vừa xanh, vừa sạch, vừa 
đẹp, vừa an toàn” [8]. 
Sản phẩm du lịch như đã phân tích ở 
trên là tập hợp từ nhiều thành tố, mang tính 
tổng hợp nhiều nhóm đối tượng có liên 
quan đến hoạt động du lịch như du khách, 
tài nguyên du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du 
lịch, cộng đồng địa phương, quản lý nhà 
nước. Có nhiều giải pháp nhằm “đa dạng 
hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh 
của sản phẩm, dịch vụ du lịch” [4, tr.4]. 
Tuy nhiên, chúng tôi thấy có một số giải 
pháp rất cần thiết và cụ thể như: 
Đổi mới tư duy và nhận thức về sản 
phẩm du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc 
tế: trước hết và quan trọng là ngành du 
lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng 
làm du lịch, cơ quan quản lý du lịch phải 
có tư duy đột phá chiến lược, có nhận 
thức đúng về thời kỳ hội nhập quốc tế, 
dám nghĩ, dám làm, thay đổi sản phẩm 
cũ đơn điệu, nhàm chán bằng sản phẩm 
du lịch mới độc đáo, khác biệt, chất 
lượng cao và sáng tạo vừa mang tính thời 
đại và vừa mang tính dân tộc. Doanh 
nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó 
doanh nghiệp tư nhân là quan trọng. 
Liên kết để phát triển sản phẩm du 
lịch: doanh nghiệp du lịch Việt Nam phần 
lớn là loại vừa, nhỏ và siêu nhỏ, do đó cần 
liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm du lịch 
mới, chất lượng cao, đa dạng, có thương 
hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, 
cạnh tranh được với các nước trong khu 
vực và thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam 
cần đưa sản phẩm du lịch và dịch vụ “Made 
in Vietnam” chinh phục thị trường trong 
nước và quốc tế nhằm thay đổi thị hiếu, 
nâng cao tầng cảm thụ của du khách nội địa 
và nước ngoài. 
Nghiên cứu xu hướng và nhu cầu của 
du khách: đặc biệt là du khách quốc tế: phải 
hướng tới sản phẩm du lịch và dịch vụ đẳng 
cấp cao dựa vào hai yếu tố là sự khác biệt 
và mức độ thỏa mãn. Vì khách du lịch hiện 
nay là “tận hưởng” sản phẩm du lịch phải 
“tận hiến” [15, tr.31 - 35]. Thực tế cho 
thấy, khách du lịch ngày càng có nhiều 
kinh nghiệm, hướng tới những giá trị thiết 
thực hơn. Họ quan tâm hơn đến những 
chuyến đi có những trải nhiệm so với 
những chuyến đi đã được dịch vụ định sẵn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 08/2018 
18 
và các điểm đến thuần túy. Khách hướng 
tới những hoạt động với những giá trị trải 
nghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá 
trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, 
nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên 
sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ 
(tính hiện đại, tiện nghi). Du khách tiềm 
năng sẽ trở thành những người đưa ra các ý 
tưởng để hình thành nên các sản phẩm du 
lịch cụ thể trong tương lai. Khách du lịch 
ngày càng có ý thức về tác động của hành 
vi khi đi du lịch đối với môi trường tự 
nhiên và xã hội. Có trách nhiệm hơn đối 
với môi trường sống của chính họ và cả 
môi trường của cộng đồng dân cư tại các 
điểm đến. 
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: xây 
dựng các sản phẩm du lịch mới theo nhu 
cầu và thị hiếu của du khách và cải tiến các 
sản phẩm du lịch hiện có, duy trì sự hấp 
dẫn của chúng, tạo ra các sản phẩm phục 
vụ thị trường ngách. Phát triển sản phẩm du 
lịch theo hướng sản phẩm du lịch xanh, đặc 
thù đi liền với việc kiểm soát chất lượng 
dịch vụ. Việc xây dựng điểm đến có chất 
lượng cao là hết sức quan trọng. Nhà quản 
lý địa phương, nhà doanh nghiệp và cộng 
đồng dân cư cần quan tâm đầu tư về cơ sở 
hạ tầng kỹ thuật, văn hóa và dịch vụ thật tốt 
để hấp dẫn du khách. 
Nghiên cứu loại hình du lịch mới: du 
lịch tâm linh, du lịch vì sức khỏe, du lịch 
sành điệu mang tính chất thâm nhập, trải 
nghiệm cá nhân để thỏa mãn nhu cầu một 
tổ hợp những nhu cầu về thể chất và tâm 
trí, tinh thần con người. Sản phẩm du lịch 
cần phải kết hợp văn hóa truyền thống đặc 
sắc tại các điểm đến với những tổ hợp dịch 
vụ cao cấp như mua sắm, không gian du 
lịch hiện đại. Cần quán triệt nhận thức mới 
về phát triển du lịch như một ngành kinh tế 
tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng, 
liên quốc gia nhằm tránh tình trạng phát 
triển sản phẩm du lịch đi ngược lại logic 
tồn tại của nó. 
Cần kết hợp công nghệ thông tin trong 
việc tạo ra sản phẩm du lịch. Cách mạng 
công nghiệp 4.0 phải được áp dụng rộng rãi 
từ việc thông tin, quảng bá sản phẩm du 
lịch, điểm đến giúp du khách tiếp cận thông 
tin càng nhiều càng tốt. Hiện nay, xu hướng 
sử dụng dịch vụ trên internet để đưa ra 
quyết định cho các chuyến đi và các hoạt 
động du lịch ngày càng tăng. 
Sản phẩm du lịch phải có tính tiêu 
chuẩn, quy chuẩn chất lượng toàn cầu 
trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vì vậy, 
muốn có sản phẩm du lịch chất lượng, đặc 
thù, độc đáo, có đẳng cấp cao thì phải thực 
hiện đồng bộ, có tính chuyên nghiệp và có 
tính cạnh tranh cao nhằm đáp ứng phân 
khúc thị trường cao cấp. 
Nhà nước cần kiểm tra, đánh giá sản 
phẩm du lịch các vùng miền để điều chỉnh 
cho phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế. 
Cần có bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm du 
lịch trong cả chuỗi từ khâu đón khách, vận 
chuyển, lưu trú, chương trình tham quan, 
ẩm thực, vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ 
sung, văn hóa ứng xử và tiễn khách. Cần 
xây dựng và quản lý sản phẩm du lịch theo 
chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh 
tranh, đo lường hiệu quả từng công đoạn và 
từng tác nhân tham gia. Từ đó, xây dựng 
thương hiệu du lịch Việt Nam đặc sắc, hấp 
dẫn, chất lượng để đáp ứng yêu cầu của 
thời kỳ hội nhập quốc tế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
19 
Đào tạo ngu n nhân lực có tính 
chuyên nghiệp: huấn luyện có bài bản, 
chuẩn hóa nhân lực du lịch để hội nhập 
quốc tế vì nhân lực du lịch cũng là một 
nhân tố cấu thành nên sản phẩm du lịch. Do 
đó cần chú ý nâng cao năng lực cán bộ 
quản lý du lịch, đặc biệt là trình độ ngoại 
ngữ, kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ. 
Xây dựng và thực hiện tốt văn hóa du 
lịch: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao 
thông, văn hóa cộng đồng,... là rất quan 
trọng và cần thiết để tạo ra sản phẩm du 
lịch Việt Nam ngày càng có chất lượng cao, 
có tính đặc thù và hấp dẫn du khách. 
Phát triển đ ng thời cả du lịch nội địa 
và du lịch quốc tế: trong đó chú trọng du 
lịch quốc tế đến (inbound tourism), tăng 
cường quản lý du lịch ra nước ngoài 
(outbound tourism). Phát triển du lịch bền 
vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy 
các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh 
quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, 
quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. 
Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần định 
hướng phát triển sản phẩm du lịch mang 
tính khả biến, có khả năng cạnh tranh với 
khu vực và quốc tế. Phát triển các sản phẩm 
du lịch văn hóa dựa trên các giá trị văn hóa 
đặc sắc của Việt Nam và cần đẩy mạnh 
phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du 
lịch biển, đảo. Phát triển các sản phẩm du 
lịch thuộc các loại hình du lịch còn tương 
đối mới tại Việt Nam như du lịch tâm linh, 
du lịch sành điệu,... Tăng cường liên kết 
vùng, liên kết ngành tạo sản phẩm du lịch 
đa dạng và phong phú với đẳng cấp cao. 
Chú ý tính liên hoàn trong chuỗi sản phẩm 
du lịch. 
3. KẾT LUẬN 
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, du lịch 
Việt Nam chỉ có thể phát triển trên nền tảng 
văn hóa mà ở đó, mọi mặt đời sống xã hội 
đã cơ bản hội đủ các điều kiện cần thiết về 
sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch và mức 
độ thuận lợi, tiện nghi của dịch vụ do các 
ngành liên quan cung cấp. Việc xây dựng 
sản phẩm du lịch trong thời đại toàn cầu 
hóa và hội nhập quốc tế phải chú ý đến tính 
phổ quát và tính đặc thù như chúng tôi đã 
phân tích ở trên. Cần phải có nhận thức 
đúng đắn rằng, sản phẩm du lịch là sản 
phẩm tổng hợp, hoàn chỉnh, không phải là 
sản phẩm riêng lẻ, tách rời vì logic tồn tại 
của ngành du lịch là liên kết, phối hợp đồng 
bộ của tất cả các bên có liên quan để phát 
triển hiệu quả và bền vững. 
Sản phẩm du lịch Việt Nam phải tích 
hợp được những đặc tính vừa thiên nhiên 
và văn hóa của Việt Nam. Cần phải xem 
những điểm mạnh và lợi thế so sánh của 
Việt Nam trong khu vực và thế giới, khác 
biệt nào là cốt lõi, quan trọng để xây dựng 
và quảng bá sản phẩm du lịch trong thời 
gian sắp tới. Trong tương lai gần, du lịch 
Việt Nam phấn đấu xây dựng sản phẩm du 
lịch đa dạng, đặc thù mang dấu ấn quốc gia 
- dân tộc, có chất lượng và đẳng cấp cao sẽ 
đáp ứng nhu cầu của du khách hiện đại 
nhằm đưa du lịch nước ta thành ngành kinh 
tế mũi nhọn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 08/2018 
20 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bảo Anh (2017), 7 điều khách Tây không mốn nhớ khi rời Việt Nam, đăng trên 
Vnexpress, tại địa chỉ: https://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/dau-chan/7-dieu-khach-tay-
khong-muon-nho-khi-roi-viet-nam-3570531.html, truy cập 23/11/2017. 
2. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08 - NQ/TW, về phát triển du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn. 
3. Bộ Ngoại giao (1999), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb. Chính trị 
Quốc gia. 
4. Chính phủ (2014), Nghị quyết 92/NQ-CP, Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du 
lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. 
5. Chương trình EU - ESRT (2011 - 2016), Phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững, 
chủ đề 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm. 
6. Đặng Đình Quý (2012), Bàn thêm về khái niệm và nội hàm hội nhập quốc tế của Việt 
Nam trong giai đoạn mới, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (91), 12/2012. 
7. Lê Hữu Khóa (2015), Du lịch bền vững hay du lịch có hậu?, in trong: Toàn cầu hóa du 
lịch và Địa phương hóa du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
8. Lê Kiên (đưa tin) (2017), Tăng 1 triệu du khách còn hơn hút thêm 1 triệu tấn dầu, đăng 
trên Tuổi trẻ Online ngày 24/10/2017, 
them-1-trieu-tan-dau-201710241306349.htm, truy cập 29/10/2017. 
9. Ngô Hoàng Đại Long (2016), Khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo Lý Sơn gắn với 
mục tiêu đảo bảo an ninh - Một góc nhìn từ địa văn hóa, in trong Các loai hình du lịch 
hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
10. Nguyễn Việt Thông (2015), Những rào cản trong phát triển doanh nghiệp kinh doanh 
du lịch vừa và nhỏ ở Việt Nam, in trong Kỷ yếu Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ 
mới, Hà Nội, tháng 7/2015. 
11. Phạm Trung Lương (Chủ biên), (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, 
Nxb. Giáo dục. 
12. Phạm Trung Lương (2015), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, in 
trong Toàn cầu hóa du lịch và Địa phương hóa du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
13. Quốc hội (2017), Luật du lịch. 
14. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2011), Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo 
thông qua du lịch, chương 3: Xúc tiến và tiếp thị du lịch. 
15. Trần Đình Thiên (2015), Thế giới hiện đại và xu hướng phát triển của du lịch - Những 
vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch Việt Nam, in trong Kỷ yếu Phát triển du lịch Việt Nam 
trong thời kỳ mới, Hà Nội, tháng 7/2015. 
16. UNWTO barometer (2017), Volume 15, January 2017. 
Ngày nhận bài:14/11/2017. Ngày biên tập xong: 30/01/2018. Duyệt đăng: 17/3/2018. 

File đính kèm:

  • pdfban_ve_san_pham_du_lich_viet_nam_trong_thoi_ky_hoi_nhap_quoc.pdf