Bản chất và nội dung của giáo dục nhân văn đối với sự phát triển con người Việt Nam hiện nay

Khi sinh ra, mỗi con người mới chỉ là

một cá thể, về cơ bản, mang những bản

chất và bản tính tự nhiên. Cá thể đó lớn lên

và trưởng thành như một con người thông

qua sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội

bao gồm toàn bộ quá trình tiếp xúc với môi

trường bên ngoài, các tri thức khoa học,

nghệ thuật, tôn giáo, pháp lý, đạo đức,.

Bằng chính hoạt động giao tiếp, ứng xử, lao

động, tranh đấu trong cuộc sống, thông qua

hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội và

thiên nhiên , ở các cá thể hình thành và

phát triển “bản tính thứ hai” (Hêghen) - bản

tính con người. Toàn bộ quá trình hình

thành và phát triển “bản tính con người”

đó, thực chất là quá trình tự giáo dục và

giáo dục của chính con người. Sự tiếp thu

của mỗi cá thể đối với kinh nghiệm lịch sử

- xã hội chính là sự thẩm thấu tinh hoa văn

hóa nhân loại vào trong mỗi cá thể - đó là

sự tự giáo dục, tự văn hóa hóa. Sự tác động

một cách tự giác có chủ đích các kinh

nghiệm lịch sử - xã hội, văn hóa cộng đồng,

văn minh nhân loại lên mỗi cá thể chính là

sự giáo dục, giáo hóa con người. Tự giáo

dục và giáo dục là hai mặt của một quá

trình thống nhất trong sự chuyển hóa biện

chứng của sự phát triển con người.

pdf 7 trang kimcuc 6100
Bạn đang xem tài liệu "Bản chất và nội dung của giáo dục nhân văn đối với sự phát triển con người Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản chất và nội dung của giáo dục nhân văn đối với sự phát triển con người Việt Nam hiện nay

Bản chất và nội dung của giáo dục nhân văn đối với sự phát triển con người Việt Nam hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Văn Huyên 
13 
BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC NHÂN VĂN 
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 
THE NATURE AND CONTENT OF HUMANISTIC EDUCATION 
FOR VIETNAMESE PEOPLE DEVELOPMENT TODAY 
NGUYỄN VĂN HUYÊN 
 GS.TS. Nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung Ương 
TÓM TẮT: Giáo dục nhân văn là giáo dục vì lý tưởng cao đẹp nhất mà loài người mong 
muốn, nhằm những mục đích cao đẹp – mục đích của chính mình và mục đích của xã hội. 
Tư tưởng nhân văn đối với việc phát triển con người Việt Nam trong tương lai đã được 
Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam gìn giữ và không ngừng phát huy. 
Từ khóa: nhân văn, giáo dục nhân văn, sự phát triển con người Việt Nam. 
ABSTRACT: Humanity education is the education for the highest ideal that humanity’s 
desires, for their own purpose and community’s purpose. Humanistic thinking for the 
future development of the Vietnamese people has been maintained and continuously 
promoted by the Party, the State and the people. 
Key words: humanities, humanities education, people development in Vietnam. 
1. BẢN CHẤT CỦA GIÁO DỤC NHÂN VĂN 
VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 
Khi sinh ra, mỗi con người mới chỉ là 
một cá thể, về cơ bản, mang những bản 
chất và bản tính tự nhiên. Cá thể đó lớn lên 
và trưởng thành như một con người thông 
qua sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội 
bao gồm toàn bộ quá trình tiếp xúc với môi 
trường bên ngoài, các tri thức khoa học, 
nghệ thuật, tôn giáo, pháp lý, đạo đức,... 
Bằng chính hoạt động giao tiếp, ứng xử, lao 
động, tranh đấu trong cuộc sống, thông qua 
hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội và 
thiên nhiên, ở các cá thể hình thành và 
phát triển “bản tính thứ hai” (Hêghen) - bản 
tính con người. Toàn bộ quá trình hình 
thành và phát triển “bản tính con người” 
đó, thực chất là quá trình tự giáo dục và 
giáo dục của chính con người. Sự tiếp thu 
của mỗi cá thể đối với kinh nghiệm lịch sử 
- xã hội chính là sự thẩm thấu tinh hoa văn 
hóa nhân loại vào trong mỗi cá thể - đó là 
sự tự giáo dục, tự văn hóa hóa. Sự tác động 
một cách tự giác có chủ đích các kinh 
nghiệm lịch sử - xã hội, văn hóa cộng đồng, 
văn minh nhân loại lên mỗi cá thể chính là 
sự giáo dục, giáo hóa con người. Tự giáo 
dục và giáo dục là hai mặt của một quá 
trình thống nhất trong sự chuyển hóa biện 
chứng của sự phát triển con người. 
Triết lý nhân văn quan niệm giáo dục 
như một quá trình “sinh - dưỡng” (sinh ra 
và duy dưỡng) liên tục từ thấp đến cao 
những tố chất người, tức là quá trình cá 
nhân không ngừng tiếp biến văn hóa - văn 
minh nhân loại thành văn hóa - văn minh 
của riêng mình để trở thành một nhân cách 
phát triển cao. Trong quá trình đó, giáo dục 
với tư cách là hoạt động nhằm tác động một 
cách có chủ đích, có hệ thống đến sự phát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
14 
triển mỗi con người, làm cho con người đó 
ngày càng nâng cao được những phẩm chất 
và năng lực do yêu cầu xã hội và cá nhân 
đề ra,... là phương thức tích cực và hiệu quả 
đối với việc phát triển Người, tức là đối với 
mục đích giáo dục nhân văn. 
Như vậy, giáo dục nhân văn là giáo 
dục vì lý tưởng cao đẹp nhất mà loài người 
mong muốn. Giáo dục nhân văn không chỉ 
là một quá trình “duy dưỡng” theo những 
mục đích tùy tiện, mà là thực hiện hướng 
hình thành và phát triển những cá nhân 
ngày càng có nhiều phẩm chất Người - đó 
là những Con Người được phát triển toàn 
diện các tư chất, năng khiếu, tài năng; được 
thể hiện sức mạnh bản chất của mình vì 
những mục đích cao đẹp – mục đích của 
chính mình và mục đích của xã hội. 
Với bản chất đó, giáo dục nhân văn là 
vấn đề có tính nhân loại và tính toàn cầu. 
Bởi thực tế lịch sử giáo dục của xã hội loài 
người cho thấy: một mặt, bất cứ quốc gia 
nào cũng thực hiện giáo dục cho các thế hệ 
người của mình; mặt khác, sản phẩm giáo 
dục (con người) của các quốc gia với các 
hệ thống giáo dục khác nhau lại mang 
những đặc trưng phẩm chất khác nhau. Ở 
đây (ngoại trừ trường hợp những cá nhân 
có khuynh hướng cá biệt), có vấn đề lý 
tưởng xã hội, mục tiêu giáo dục và quan 
điểm giáo dục. Lý tưởng xã hội khác nhau 
dẫn dến mục tiêu và quan điểm giáo dục 
khác nhau. Cùng là giáo dục nhưng nhiều 
nền giáo dục khác nhau đã tạo ra những 
con người khác nhau, trong đó có những 
mẫu người có thể phát triển rất cao mặt này 
nhưng lại thiếu hụt trầm trọng mặt kia. Có 
người phát triển cao về trí tuệ nhưng phẩm 
chất đạo đức và văn hóa lại thấp. Có người 
có học thức phong phú nhưng lại thiếu chất 
nhân văn và thậm chí hành động ngược lại 
với lý tưởng nhân văn; không chỉ không 
phấn đấu cho tiến bộ xã hội mà còn cản trở, 
thậm chí xâm hại thành quả tiến bộ xã hội! 
Rõ ràng, triết lý giáo dục nhân văn 
hiện đang là vấn đề bức bách đối với nhân 
loại. Giáo dục nhân văn và phát triển con 
người là hai phạm trù nhưng thực sự cùng 
mang một nội dung bản chất: giáo dục nhân 
văn, tự nó hàm chứa phát triển con người. 
Phát triển con người có nghĩa là hướng con 
người vươn tới những phẩm chất và giá trị 
nhân văn. Hoặc có thể nói, chỉ có con 
người nhân văn mới là con người phát triển 
đúng nghĩa của nó. 
2. THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC NHÂN 
VĂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON 
NGƯỜI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 
Lý tưởng phát triển con người theo 
hướng nhân văn ở Việt Nam thể hiện rõ 
trong nền văn hiến lâu đời, trong lịch sử 
văn hóa, văn học, nghệ thuật phong phú 
của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong các 
chế độ xã hội khác nhau, lý tưởng đó không 
được thực hiện thực sự đúng nghĩa và hoàn 
toàn đầy đủ. 
Suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, 
nền giáo dục Việt Nam được tiến hành chủ 
yếu theo tư tưởng Nho giáo. Theo chuẩn 
mực của nền giáo dục này, nhiều phẩm chất 
con người được chú trọng (trung hiếu, nhân 
nghĩa, tu thân, khiêm tốn, học hỏi, ôn 
hòa,...), song nhìn chung là phiến diện và 
nhiều giá trị lệch lạc. Mục đích của nền 
giáo dục Nho giáo là tạo ra những người 
quân tử, những bậc trượng phu thông làu 
kinh sử, nhưng khi hành động thì lại lấy các 
quy phạm lễ nghĩa làm đầu, cốt sao giữ yên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Văn Huyên 
15 
nền nếp phong kiến; đó là những con người 
lệ thuộc và phục tùng - “khắc kỷ phục lễ”! 
Hơn 80 năm dưới chế độ thống trị của 
thực dân Pháp, người dân Việt Nam mất 
quyền làm chủ đất nước, mất cả quyền làm 
người. Nền giáo dục do thực dân Pháp tiến 
hành ở Việt Nam là trang bị kiến thức 
phương Tây cho một số ít người Việt Nam 
nhằm dùng người Việt trị người Việt. Nền 
giáo dục đó không thực sự mang ý nghĩa 
“khai hóa văn minh” (như người Pháp nói), 
lại càng không hề có ý nghĩa nhân văn, mà 
thực chất đó là văn hóa nô dịch. 
Thực hiện lý tưởng giáo dục nhân văn, 
từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
ra đời (1945), với bản chất chế độ xã hội 
mới, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan 
tâm đến bản chất, nội dung đúng đắn về 
phát triển con người. Bằng môi trường xã 
hội mới - nền dân chủ theo hướng xã hội 
chủ nghĩa; bằng tinh thần lao động mới - 
lao động làm chủ đất nước, lao động sáng 
tạo vì một nước Việt Nam giàu mạnh, văn 
minh, con người hạnh phúc, Chính phủ 
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi 
để toàn dân được tự giáo dục và được giáo 
dục đúng hướng. 
Với một hệ thống giáo dục từ Trung 
ương đến địa phương, ngay từ những thập 
niên mới hòa bình, nền giáo dục Việt Nam 
đã nâng cao tầm dân trí và điều đặc biệt 
quan trọng là bước đầu xây dựng được 
những chủ thể lao động có tri thức, có trình 
độ nhất định về khoa học, kỹ thuật và năng 
lực làm chủ xã hội, xây dựng một xã hội 
mới - xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa. 
Mục tiêu giáo dục của nhà nước Việt 
Nam Xã hội Chủ nghĩa là xây dựng những 
con người phát triển toàn diện, “vừa hồng 
vừa chuyên” (Hồ Chí Minh) - những chủ 
nhân xã hội có phẩm chất đạo đức trong 
sáng, trung hiếu với nhân dân và có trình 
độ chuyên môn cao. Con người lý tưởng 
mà nền giáo dục xã hội chủ nghĩa vươn tới 
là con người phát triển toàn diện và hài hòa 
“trí, đức, thể, mỹ”, những con người có khả 
năng từng bước làm chủ bản thân, làm chủ 
xã hội, làm chủ thiên nhiên (C. Mác). 
Mẫu hình giáo dục đó là hết sức cao 
đẹp. Tuy nhiên, giữa lý tưởng và hiện thực 
bao giờ cũng có những khoảng cách. Hơn 
nữa, tính khả thi của một nền giáo dục luôn 
đi liền với những điều kiện kinh tế - xã hội 
của một quốc gia. Qua nửa thế kỷ phấn đấu 
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Việt 
Nam đã tạo ra được bước nhảy vọt về nhiều 
mặt so với lịch sử của mình. Về phát triển 
con người: những phẩm chất, giá trị truyền 
thống quý báu của dân tộc được phát huy 
cao độ; những phẩm chất chính trị và bản 
lĩnh con người được rèn luyện; học vấn và 
sự hiểu biết, khoa học, kỹ thuật, năng lực 
lao động và văn hóa nói chung, lối sống nói 
riêng được nâng lên một trình độ cao. 
Tuy nhiên, sự chiếm lĩnh những mục 
tiêu con người phát triển là một quá trình. 
Quan niệm và thực tiễn giáo dục, do những 
hạn chế lịch sử, kể cả nhận thức, thời gian 
qua vẫn còn nhiều hạn chế. Những tiêu chí 
về con người phát triển còn có những mặt 
thiên lệch và thiếu hụt. Nhu cầu giáo dục 
tinh thần xã hội chủ nghĩa cao nhiều khi 
làm cho mục tiêu con người “vừa hồng vừa 
chuyên” bị phá vỡ, con người đạo đức được 
chú trọng hơn con người tài năng. Mặt 
khác, do cần nhanh chóng nâng cao trình 
độ dân trí mà giáo dục chủ yếu tập trung 
vào con người kiến thức - hiểu biết, ít quan 
tâm đến con người hành động - thực hành. 
Khả năng biến tri thức thành kỹ năng thực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
16 
hành; việc vận dụng kiến thức khoa học, kỹ 
thuật, công nghệ vào lao động sản xuất 
cũng như các hoạt động xã hội ở người 
Việt Nam hiện nay còn yếu. Từ chỗ thiếu lý 
thuyết, qua mấy chục năm giáo dục, con 
người Việt Nam hiện nay lại quá thiên về lý 
thuyết, ít chú ý tạo ra những con người 
năng động, sáng tạo, chưa thật quý trọng 
giá trị sáng tạo. Do điều kiện kinh tế - xã 
hội, mô hình giáo dục lý tưởng “trí, đức, 
thể, mỹ” chưa được phát triển cân đối: mặt 
thể chất bị xem nhẹ; mỹ dục chưa trở thành 
phương diện thiết yếu trong cấu trúc nhân 
cách. Các khía cạnh quan hệ con người cá 
nhân - con người tập thể, con người tự 
nhiên - con người xã hội, con người lý trí - 
tình cảm, con người như là sản phẩm lịch 
sử và con người như là chủ thể tạo ra lịch 
sử, con người hiện tại - con người tương 
lai, chưa được kết hợp đầy đủ trong một 
chỉnh thể thống nhất và hài hòa. 
Sự chuyển biến mạnh mẽ của thời đại, 
sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước mở 
ra nhiều cách nhìn mới, tư duy mới về mọi 
mặt của cuộc sống, trong đó có những vấn 
đề như thang giá trị con người, các tiêu chí 
nhân văn về con người, vấn đề mẫu người 
theo lý tưởng nhân văn. Trên thế giới 
những năm gần đây xuất hiện nhiều mẫu 
người. Triết gia người Anh - Drucker nêu 
lên 5 mẫu người thời đại: con người tinh 
thần, con người trí tuệ, con người hùng, 
con người kinh tế, con người tâm lý. Nhà 
triết học người Bungari V. Prodanop lại 
đưa ra các mẫu người: con người cách 
mạng, con người đa diện, con người cực 
quyền, con người chính trị, con người tư 
tưởng, con người giáo dục, con người kinh 
doanh, con người văn hóa,... 
Ở Việt Nam, trong bối cảnh chuyển 
đổi lớn các hệ giá trị, hiện nay đang có thể 
tạm gọi có sự đấu tranh giữa “con người 
kinh tế” và “con người đạo đức”, “con 
người công chức” và “con người kinh 
doanh”, “con người tập thể” và “con người 
cá thể”, đặc biệt, trong phát triển khoa học 
công nghệ 4.0 hiện nay, đó là “con người 
thông minh”, “ con người hành động”, “con 
người khám phá và sáng tạo”,... Thực trạng 
đó thể hiện sự chuyển biến quan trọng 
trong nhận thức và quan niệm lý tưởng về 
con người trong khát vọng tìm ra những 
hướng đi thích hợp nhất cho mục tiêu nhân 
đạo Việt Nam nói chung, giáo dục nhân 
văn Việt Nam nói riêng. 
3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 
VIỆT NAM THEO LÝ TƯỞNG NHÂN VĂN 
Loài người đang bước tự tin qua thập 
niên đầu thiên niên kỷ thứ ba với đặc điểm 
của kinh tế tri thức và khoa học công nghệ 
lần thứ tư (4.0). Điều đó về nguyên tắc 
cũng có nghĩa, đòi hỏi về hàm lượng nhân 
văn trong con người đã đạt tới mức rất cao. 
Mặt khác, nhu cầu phát triển con người 
cũng tiến lên một trình độ mới, rất đa dạng 
và với nhiều đặc trưng mới. Xã hội Việt 
Nam, nền giáo dục Việt Nam tiếp tục thực 
hiện lý tưởng giáo dục của mình, phấn đấu 
tạo ra những con người theo mẫu hình có 
chất nhân văn cao nhất. 
Phát triển thể chất là cơ sở đầu tiên 
của một con người phát triển theo hướng 
nhân văn. Người Việt Nam thuộc chủng 
người nhỏ hơn so với nhiều chủng người 
khác. Tất nhiên, sức khỏe và sự cường 
tráng của một cơ thể không chỉ phụ thuộc 
vào chiều cao và trọng lượng, song đó cũng 
là những chỉ số quan trọng. Giáo dục thể 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Văn Huyên 
17 
chất với khoa học hiện đại và các điều kiện 
kinh tế - xã hội tốt cần làm tăng dần các chỉ 
số hình thể. Điều đặc biệt trong phát triển 
thể chất là phát triển bộ não, huy động tối 
đa khả năng hoạt động của não, rèn luyện 
độ linh hoạt và tinh nhạy của “bộ máy 
thông minh” người Việt. Phát triển thể chất 
cũng có nghĩa là làm tinh nhuệ hóa các khí 
quan thao tác, cảm giác, xúc giác,... Đó là 
những điều kiện tiên quyết để mỗi con 
người hy vọng đạt tới những đỉnh cao của 
cuộc sống. 
Thể chất phát triển là nền tảng đầu tiên 
của sự phát triển trí tuệ. Bộ não là hiện 
thân vật chất của trí tuệ. Hàm lượng trí tuệ 
của não tăng lên trong quá trình tự giáo dục 
và giáo dục. Nhưng giáo dục nhân văn 
không chỉ đơn thuần là “nạp” kiến thức vào 
não. Điều quyết định nhất đối với việc phát 
triển não là luyện trí thông minh với 
phương pháp tư duy uyển chuyển, năng 
động và sắc bén, với sự thu nạp và vận 
động theo hướng mở. Đó chính là tố chất 
không thể thiếu của một trí tuệ hiện đại, mà 
muốn vươn tới tầm sáng tạo trong thời đại 
hiện nay thì mỗi người phải có. Hệ thống 
mở cũng cho phép con người trí tuệ tự tin 
lựa chọn thông tin, chủ động xác định 
hướng đi đúng, cách tiến hành hoạt động 
tối ưu. 
Tinh thần (tình cảm) là hệ quả trực tiếp 
của thể chất và trí tuệ. Khi thể chất cường 
tráng, trí tuệ minh mẫn và phong phú thì 
tinh thần sảng khoái và sáng trong. Tinh 
thần sảng khoái và sáng trong ở mỗi cá 
nhân nâng tâm hồn, phẩm chất của con 
người lên, thôi thúc con người hành dộng 
vì điều hay lẽ phải. Thực tế cuộc sống cho 
thấy đời sống tinh thần cao hơn nhiều lần 
đời sống vật chất. Có nhà văn đã từng nói: 
“Tầm hồn con người còn nặng gấp nghìn 
lần thể xác con người”. Thế giới tinh thần 
được giải tỏa, tình cảm được rung lên là lúc 
người ta được giải phóng mọi sức mạnh 
bản chất người, mọi tiềm năng người; đó 
cũng là lúc cá nhân được gắn với cộng 
đồng, cá nhân gắn với xã hội, con người 
giao hòa với thiên nhiên - vũ trụ. Đó chính 
là hạnh phúc của con người - mục đích cao 
quý mà cuộc sống hằng vươn tới. 
Đạo đức vừa là những chuẩn mực, 
những quy ước xã hội để cả cộng đồng 
được tự do hòa mục bên nhau, vừa là nhu 
cầu tinh thần mà con người tự nêu lên để 
phấn đấu vươn tới. Triết gia người Đức 
I.Kant hết sức tinh tế khi cho rằng, đạo đức 
là lĩnh vực mà con người vượt qua được 
giới hạn “bất khả tri” của lý tính để vươn 
tới tự do. Vươn tới tự do là vươn tới sự 
thánh thiện. Phát triển ý thức đạo đức, tình 
cảm đạo đức và hành vi đạo đức, dù ở thời 
đại nào cũng là thuộc tính tinh thần - thực 
tiễn và nhu cầu thiết yếu của con người - xã 
hội; cho nên là bộ phận không thể thiếu của 
một cấu trúc nhân cách phát triển; và do 
vậy, bao giờ cũng là mục tiêu của giáo dục 
nhân văn. 
Khi phân loại nhu cầu của con người, 
nhà xã hội học người Mỹ H. Maslaw đã 
xếp nhu cầu thẩm mỹ lên đỉnh điểm của 
tam giác nhu cầu. Nhà tâm lý học người 
Nga Rubinstein cũng cho rằng, nhu cầu 
thẩm mỹ là loại nhu cầu Người nhất. Thẩm 
mỹ là chất được thăng hoa bởi sự kết hợp 
hài hòa và hoàn thiện các yếu tố giá trị 
nhận thức, giá trị đạo đức, ý nghĩa cuộc 
sống, thỏa mãn nhu cầu đẹp của con người. 
Do vậy, yếu tố thẩm mỹ trong cấu trúc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 06/2017 
18 
người chiếm vị trí đặc biệt. Nó là đỉnh cao 
của tổ hợp các phẩm chất người. Sự phát 
triển ý thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, tri 
thức và năng lực thẩm mỹ của con người 
chính là lĩnh vực tự do và rất nhạy cảm của 
thế giới tinh thần, đưa con người tới trạng 
thái hài hòa chân - thiện - mỹ. 
Trên đây là các phẩm chất nhân văn 
cấu thành chỉnh thể của một nhân cách do 
lịch sử và văn hóa nhân loại tạo nên. 
Nhưng con người theo đúng nghĩa lý tưởng 
nhân văn không thể chỉ là chỉnh thể như là 
sản phẩm của lịch sử và văn hóa. Mặt quan 
trọng hơn của con người là ở tư cách chủ 
thể tạo ra lịch sử - văn hóa, tức là con 
người, bằng tất cả sức mạnh và tài năng tác 
động vào xã hội, tự nhiên, xây dựng cuộc 
sống theo mục đích chân chính. 
Nói cách khác, bản chất và mục tiêu 
giáo dục nhân văn trong xã hội hiện nay 
không thể chỉ là xây dựng, phát triển con 
người đạo lý, công lý và nhân lý, mà còn là 
những công dân có ý thức và tài năng tác 
động vào ngoại giới để ngày càng tạo ra bộ 
mặt xã hội mới, thỏa mãn ngày càng cao 
yêu cầu chân chính của chính con người. 
Con người đó, trước hết có khả năng 
kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết và thực 
hành, biến tri thức thành kỹ năng; có thể 
đặt mình vào công nghệ thực hành của một 
lĩnh vực chuyên môn. Điều đó có nghĩa, ở 
con người lý trí, trí tuệ phát triển cao, trí 
tuệ không chỉ là tri thức mà biến thành “bộ 
não” nhạy bén, không chỉ thể hiện ở “sự 
biết” mà ở sự tinh thông và “khéo léo”. Ở 
con người này, trí tuệ phải được huy động, 
phải được kích hoạt để nó trở thành tuệ 
năng – một trí tuệ chứa đầy năng lượng, 
luôn tìm kiếm, khám phá, sáng tạo ra giá trị 
mới cho cuộc sống. 
Như vậy, đặc trưng nổi bật ở con người 
hành động còn là khả năng sáng tạo. Cuộc 
sống hiện đại đòi hỏi con người phải vận 
dụng kho năng lực tổng hợp theo kiểu tư 
duy năng động, tích cực. Những cá nhân 
tồn tại như những “kho bách khoa tri thức” 
xưa nay không hiếm. Vấn đề là từ kho tri 
thức đó, bằng cách nhìn mới, cách nghĩ 
mới, thông qua quy luật vận động của thiên 
nhiên và xã hội, chủ thể vạch ra được 
hướng đi mới. Đó là tính năng động lịch sử 
của cá nhân. Chỉ với tính năng động sáng 
tạo đó người ta mới có thể tạo ra được khả 
năng để từng bước làm chủ bản thân, làm 
chủ xã hội, đi sâu khám phá bí mật của thế 
giới, tìm ra hướng đi tối ưu cho phát triển 
xã hội. 
Nhà giáo dục học người Nhật Bản 
T.Makiguchi, ngay từ đầu thế kỷ trước đã 
nêu lên quan điểm rất đúng rằng: Cuộc 
sống con người là một quá trình tạo ra giá 
trị, và đồng thời với quá trình sáng tạo đó 
của chủ thể, nhân phẩm của bản thân chủ 
thể đó cũng được hình thành. Theo ông, 
giáo dục cần hướng con người đi tới mục 
tiêu đó. 
Con người hiện đại cũng phải là con 
người có khả năng chuyển học vấn, kinh 
nghiệm thành văn hóa; kiến tạo nên sự tiến 
bộ văn hóa của cá nhân cũng như của xã 
hội. Mỗi người tự giáo dục để tạo ra giá trị 
văn hóa cho mình; đồng thời cũng phải trở 
thành nhà giáo dục - tạo ra giá trị văn hóa 
cho người khác. Đối với giáo dục nhân văn, 
vấn đề không phải là con người “phải như 
thế nào”, mà là con người “có khả năng và 
sẽ có khả năng ra sao” trước sứ mệnh lịch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Văn Huyên 
19 
sử đối với sự phát triển văn hóa của chính 
mình cũng như của cộng đồng. Hướng phát 
triển như vậy, thực sự là hệ thống mở đối 
với sự phát triển con người văn hóa. Đó 
chính là điều kiện mở rộng tự do phát triển 
con người trước trách nhiệm cũng như ý 
nguyện và khả năng của con người. 
Nhưng con người không phải chỉ biết 
sáng tạo ra lịch sử, văn hóa, nghĩa là nó 
không chỉ biết hy sinh và cống hiến. Tất 
nhiên, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới 
và với tư cách là chủ thể tạo ra văn hóa thì 
hy sinh và cống hiến vừa là nghĩa vụ vừa là 
niềm vinh quang. Nhưng đặc trưng quan 
trọng nhất trong cuộc sống mỗi con người, 
cuối cùng, đó là được hưởng thụ và được 
thưởng ngoạn một cách hợp lý, chính đáng 
những thành quả do mình sáng tạo ra. Với 
ý nghĩa nhân văn, thì thưởng ngoạn và 
hưởng thụ chính đáng và hợp lý chính là 
mục tiêu vươn tới lý tưởng của loài người. 
Để bảo vệ và thực hiện lý tưởng đó, 
con người sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, 
hy sinh cả chính bản thân mình. Chịu đựng 
và hy sinh, đó là ý chí vượt qua sự cản trở 
của cái xấu, cái ác, để đạt tới cái tốt, cái 
đẹp - tới hạnh phúc con người. Thưởng 
ngoạn và hưởng thụ (với nghĩa chân chính 
và hợp lý) phải là một nhu cầu và khả năng 
lớn trong con người hiện đại. Cách hưởng 
thụ đúng, trình độ thưởng ngoạn cao - đó là 
trình độ văn hóa của nhân cách phát triển 
cao. Quá trình tiến bộ đi tới tự do, hạnh 
phúc chân chính là quá trình giảm dần mẫu 
số hy sinh, chịu đựng, tăng dần tỷ số hưởng 
thụ, thưởng ngoạn; phát triển văn hóa 
hưởng thụ và thưởng ngoạn cho mỗi người. 
Đó thực sự là đỉnh cao của con người phát 
triển theo hướng nhân văn. 
Như vậy, con người phát triển theo lý 
tưởng nhân văn là con người được thực sự 
là mình, được thực sự trở về chính mình, 
được phát triển tất cả các tố chất, các năng 
khiếu, thiên hướng thuộc bản chất nhân 
bản, nhân đạo, nhân văn của mình, thực 
hiện được tất cả những gì con người cần có 
và sẽ phải có. 
Tư tưởng nhân văn đối với việc phát 
triển con người Việt Nam trong tương lai 
đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt 
Nam ghi trong Cương lĩnh xây dựng đất 
nước trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã 
hội: Đặt “con người ở vị trí trung tâm của 
phát triển kinh tế - xã hội; con người vừa là 
mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển 
kinh tế - xã hội”. 
Việc thực hiện mục tiêu đó đã được 
Đảng, Nhà nước và toàn dân ta coi là Cuộc 
cách mạng con người và bằng một Chiến 
lược phát triển con người;tất cả vì con 
người và do con người. 
Sự nghiệp giáo dục nhân văn và kết 
quả của giáo dục nhân văn là một quá trình, 
không có điểm tận cùng, cũng giống như 
phẩm chất nhân văn, khát vọng nhân văn, 
năng lực vươn tới thế giới nhân văn của 
con người là vô cùng tận. Có thể nói, mẫu 
người phát triển nhân văn - đó là lý tưởng 
để các nền giáo dục của từng thời đại, từng 
quốc gia, từng mức độ không ngừng phấn 
đấu vươn tới. 
Ngày nhận bài: 11/09/2017. Ngày biên tập xong: 30/09/2017. Duyệt đăng: 18/10/2017 

File đính kèm:

  • pdfban_chat_va_noi_dung_cua_giao_duc_nhan_van_doi_voi_su_phat_t.pdf