Bài giảng Tiếng Việt 1 (Dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học)
- Phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, nắm vững khái niệm ngôn ngữ.
- Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học trong việc dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 1 (Dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tiếng Việt 1 (Dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học)
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT I DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC HỌ TÊN GV: Th. sĩ NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN TỔ : GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHOA : SƯ PHẠM TỰ NHIÊN QUẢNG NGÃI - 2013 2 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ tốt cho việc học tập và thi kết thúc học phần Tiếng Việt I của các sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ CĐ và TCCN, hệ chính quy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu “Bài giảng Tiếng Việt I – ở Tiểu học”. Để biên sọan tài liệu này, chúng tôi đã dựa vào nội dung chương trình của Bộ và các giáo trình “Tiếng Việt” ở tiểu học dành cho sinh viên hệ CĐ, THSP của Bộ GD&ĐT cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước. Đặc biệt, trong lần tái bản này, chúng tôi có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn. Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm ba phần chính: a. Hướng dẫn sinh viên học tập; b. Hệ thống câu hỏi, đánh giá, và bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng chương, từng phần. c. Những thông tin cơ bản về kiến thức tiếng Việt giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt và vận dụng trong quá trình thực hành. Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Bài giảng môn Tiếng Việt I – ở Tiểu học” sẽ có tác dụng tốt đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ chính quy, và mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc gần xa. GV. Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên 3 HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT 1 PHẦN THỨ I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN Học phần “Tiếng Việt 1” được biên soạn theo “Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học và cao đẳng” ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐ- BGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627/QĐ- ĐHPVĐ ngày 10/9/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG. Chương trình học phần gồm ba phần: Phần thứ nhất: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết): có các chương Chương I. Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết) Chương II. Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết) Chương III. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết) Chương IV. Phân loại ngôn ngữ (3tiết) Chương V. Chữ viết (1 tiết) Phần thứ hai. Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương Chương I. Đại cương về ngữ âm học (6 tiết) Chương II. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết) Phần thứ ba. Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương Chương I. Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết) Chương II. Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết) Chương III. Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết) Chương IV. Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết) PHẦN THỨ II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên - Những tri thức lí thuyết cơ bản nhất về dẫn luận ngôn ngữ học, ngữ âm học tiếng Việt hiện đại và từ vựng học tiếng Việt. 4 - Tri thức và kĩ năng nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ nói chung và về tiếng Việt nói riêng. 2. Kỹ năng: Tiếp tục hoàn thiện việc sử dụng công cụ tiếng Việt bao gồm các kĩ năng nói – viết nhằm đáp ứng yêu cầu giao tiếp và dạy học của người giáo viên tiểu học. cụ thể: rèn kĩ năng phát âm chuẩn, phát triển năng lực ngôn ngữ, làm cơ sở tốt cho việc giảng dạy ở các lớp tiểu học. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu quý tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. PHẦN THỨ III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Học phần Tiếng Việt 1 1. Số tín chỉ: 3 2. Trình độ sinh viên: Năm nhất hệ cao đẳng Giáo dục Tiểu học 3. Phân bố thời gian - Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ): 45 tiết - Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết 4. Nhiệm vụ của sinh viên: - Dự lớp. Thực hiện các hoạt động dạy – học trên lớp. - Tự nghiên cứu làm bài tập và báo cáo kết quả tự nghiên cứu làm bài tập. 5. Tiêu chí đánh giá sinh viên: 5.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20% hoặc.. điểm - Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận) - Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,) 5.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 20% hoặc.. điểm 5.3. Thi cuối kỳ: thi viết 60% hoặc.. điểm PHẦN THỨ IV: NỘI DUNG HỌC PHẦN 5 PHẦN I DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Sinh viên đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau: 1. Những vấn đề chung - Phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, nắm vững khái niệm ngôn ngữ. - Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ. - Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học trong việc dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng. 2. Bản chất của ngôn ngữ - Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ. - Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. - Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu. Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản. 3. Chức năng của ngôn ngữ - Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. - Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ. 4. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ - Nắm vững các khái niệm hệ thống và kết cấu. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống – kết cấu. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở sự tồn tại các đơn vị đồng loại và khác loại. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ còn thể hiện ở các mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ, đặc biệt là những mối quan hệ chung nhất, bao trùm lên toàn bộ hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ: quan hệ liên tưởng, quan hệ ngữ đoạn và quan hệ tôn ti. 5. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ 6 - Nắm vững nội dung cơ bản của một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế ước xã hội. - Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ. 6. Về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt và chữ quốc ngữ - Về nguồn gốc tiếng Việt, cần nắm vững nội dung của việc phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc và phương pháp so sánh – lịch sử. - Nắm vững quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. - Nắm vững sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ? Đặc điểm của chữ quốc ngữ, những ưu điểm và hạn chế của nó? - Nắm vững những nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giữ gìn và phát triển tiếng Việt hiện nay (nhất là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). 7. Phân loại các ngôn ngữ Sinh viên cần nắm vững hai phương pháp phân loại các ngôn ngữ. - Phân loại theo nguồn gốc là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – lịch sử. - Phân loại theo loại hình là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – loại hình. B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói. Câu 2: Một số người đã nêu ra những bằng chứng để chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên (như đồng nhất ngôn ngữ với cơ thể sinh vật, với bản năng sinh vật của con người, với những nét đặc trưng về chủng tộc và với tiếng kêu của loài vật) có đúng không? Câu 3: Chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng cá nhân. Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Câu 4: Phân tích và chứng minh rằng ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp. Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và ưu việt nhất của con người? Câu 5: Phân tích chức năng tư duy của ngôn ngữ. Giải thích và chứng minh câu nói của 7 Mác:“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”? Câu 6: Trình bày nội dung một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Trình bày quan điểm của Ăng ghen về nguồn gốc của ngôn ngữ. Câu 7: Hãy phân tích và chứng minh: sự phát triển không đồng đều giữa các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ? Câu 8: Tóm tắt quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ: thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Câu 9: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc? Phân tích nội dung, vai trò và tác dụng của hai quan hệ - quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ. Câu 10: Hãy phân tích và chứng minh ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu? Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt? C. THÔNG TIN PHẢN HỒI Phần I: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ, NGÔN NGỮ HỌC 1. Khái niệm ngôn ngữ 1.1 Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ. 1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói Ngôn ngữ và lời nói có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ được thực hiện hóa trong lời nói và lời nói chính là ngôn ngữ đang hoạt động. Lời nói vừa mang tính cá nhân của người sử dụng vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ. 2. Khái niệm ngôn ngữ học 2.1. Ngôn ngữ học là gì : Ngôn Ngữ học là một khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. 2.2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học - Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học : Ngôn ngữ chính là đối tượng nghiên cứu và học tập của ngôn ngữ học. Nhưng ngôn ngữ có thể tồn tại ở hai trạng thái : trạng thái tĩnh 8 và trạng thái động. Nên đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ ở cả hai trạng thái này. + Ở trạng thái tĩnh, ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố (các đơn vị) ngôn ngữ và các quan hệ cùng các quy tắc kết hợp các yếu tố. Trạng thái tĩnh chính là trạng thái tồn tại của ngôn ngữ trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người. + Ở trạng thái động của ngôn ngữ chính là trạng thái khi ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động hành chức, thực hiện trước hết chức năng giao tiếp (nói, viết, nghe, đọc). Ở trạng thái này, nó tồn tại trong các sản phẩm như các cụm từ, các câu, các lời, các đoạn, các bài cụ thể Những sản phẩm này được gọi chung là lời nói. Vậy lời nói chính là sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra bởi một các nhân trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Lời nói mang những đặc điểm : cá nhận, địa phương, nghề nghiệp hay phạm vi xã hội, đặc điểm về phong cách thể loại. - Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học : + Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ : xác định nguồn gốc và họ hàng của ngôn ngữ. + Phải tìm ra những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ, rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả các hiện tượng đặc biệt. + Nghiên cứu những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ. + Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội, những ứng dụng của ngôn ngữ trong xã hội. Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngôn ngữ học sẽ được thực hiện trong các ngành, các bộ môn ngôn ngữ học khác nhau. 2.3. Các phân ngành và phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ. a) Các phân ngành trong ngôn ngữ học : Trong khi nghiên cứu về ngôn ngữ, ngôn ngữ học tách ra các bộ phận, các bình diện khác nhau để khảo sát và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu riêng của từng chuyên ngành trong ngôn ngữ học. a.1. Ngữ âm học : Là chuyên ngành nghiên cứu thành phần ngữ âm của một ngôn ngữ. Đó là các yếu tố ngữ âm, các quy tắc kết hợp chúng và hệ thống chữ viết của ngôn ngữ. 9 a.2. Từ vựng học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về thành phần từ vựng của ngôn ngữ về các phương diện : đặc điểm cấu tạo của các lớp từ theo nguồn gốc, phạm vi sử dụng, bình diện ngữ nghĩa. a.3. Ngữ pháp học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về cú pháp học và từ pháp học. Cụ thể, nghiên cứu các quy tắc cấu tạo và biến đổi từ, cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu, cùng những quy luật kết hợp của của các đơn vị ấy tạo thành ngữ pháp của một ngôn ngữ. a.4. Ngữ pháp văn bản : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu các hệ thống, phương thức và phương tiện liên kết văn bản, cấu trúc văn bản, đặc điểm của các tiểu loại văn bản. a.5. Phong cách học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt những hiệu quả mong muốn trong những điều kiện giao tiếp nhất định. a.6. Phương ngữ học : Là chuyên ngành nghiên cứu về những đặc điểm của ngôn ngữ ở một địa phương, một vùng dân cư nào đó. a.7. Ngôn ngữ học lịch sử (ngôn ngữ học lịch đại): Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong sự phát triển lịch sử của nó hoặc nghiên cứu ngôn ngữ ở một thời điểm nào đó trong lịch sử, (tương ứng với các cấp độ ngôn ngữ có ngữ âm học lịch sử, từ vựng học lịch sử). a.8. Ngôn ngữ học miêu tả (Ngôn ngữ học đồng đại) : Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong trạng thái hiện nay (tương ứng với các chuyên ngành : ngữ âm học miêu tả, từ vựng học miêu tả) a.9. Ngôn ngữ học đại cương : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những vấn đề chung của ngôn ngữ loài người gắn liền với bản chất, nguồn gốc, quá trình phát triển cùng chức năng của nó và các mối tương quan giữa các ngôn ngữ. b) Một số phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học: Việc nghiên cứu và học tập ở các ngành khoa học đều cần đến phương pháp. Phương pháp chính là con đường nhận thức và lý giải các hiện tượng được đề cập đến trong một ngành khoa học nào đó. Có những phương pháp chung cho nhiều ngahnf khoa học, nhưng cũng có những phương pháp riêng cho từng ngành để vận dụng cho phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng những yêu cầu, mục đích của hoạt động nghiên cứu. Sau đây là một số phương pháp thường dùng trong ngôn ngữ học : b.1. Phương pháp miêu tả : Phương pháp này đòi hỏi phải hiểu, phân tích và lý giải các 10 hiện tượng ngôn ngữ. Nó đòi hỏi việc xác định tỉ mỉ và chính xác các đơn vị ngôn ngữ cả về mặt hình thức và nghĩa. Thực ra đó chính là việc phân tích, hệ thống hóa các yếu tố ngôn ngữ và bộ phận trong cấu trúc của một ngôn ngữ đang còn được sử dụng (sinh ngữ). Ví dụ : miêu tả đặc tính cấu âm và âm học của một âm vị /t/ trong tiếng việt là một phụ âm tắc, vô thanh, không bật hơi, phụ âm đầu lưỡi – răng không vang, âm cao, thăng và không ngắt. Có khả năng kết hợp với tất cả các nguyên âm và âm đệm. b.2. Phương pháp lịch sử : Có nhiệm vụ nghiên cứu sự phát triển lịch sử và các quy luật phát triển của ngôn ngữ trong lịch sử. Tức là, nhận thức được sự phát triển về ngữ âm, cú pháp và các phương diện khác trong cấu trúc của một ngôn ngữ cụ thể nào đó. Ví dụ : nghiên cứu sự phát triển của lịch sử tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học phát hiện ra : nhiều hư từ trong tiếng Việt ngày nay là kết quả của quá trình hư từ hóa thực từ. Chẳng hạn ; từ «của» chỉ quan hệ sở hữu là do danh từ «của» (tài sản) chuyển hóa thành. Từ «rằng» hư từ dùng sau nhóm động từ chỉ chỉ sự nói năng là do từ « rằng » động từ chỉ hoạt động «nói» biến thành Nghiên cứu theo phương pháp này đòi hỏi phải so sánh, đối ... Việt hóa chưa sâu. Trong tiếng Việt chúng mất khả năng sử dụng độc lập, chỉ được sử dụng với tư cách như những yếu tố cấu tạo từ. So sánh từ cỏ và thảo, miệng và khẩu, mặt và nhancó thể thấy rõ điều đó. Do đó, để hiểu được từ Hán-Việt , người Việt thường đặt nó vào trong các chùm quan hệ. Ví dụ: Thảo > thảo mộc, thu thảo, thảo đường, thảo khấu, thảo dã, Hòa > hòa hiếu, hòa bình, bất hòa, hòa hoãn, hiền hoà, Về mặt cấu tạo, từ đa tiết Hán-Việt do phần lớn là mượn từ tiếng Hán nên được cấu tạo theo ngữ pháp Hán. Trong các kết cấu chính phụ, yếu tố phụ bao giờ cũng được đặt trước. Ví dụ: + Ðịnh tố + danh từ : chính phủ, thủ pháp, thiên tử. thủy điện, ngoại quốc, độc giả, + Bổ tố + động từ : cưỡng đoạt, độc lập, độc tấu, bi quan, ngoại lai, lạm dụng, kí sinh, Một số lớn từ Hán-Việt cũng được cấu tạo theo kết cấu đẳng lập.Ví dụ: + Danh từ + danh từ : mô phạm, quy củ, nhân dân, phụ nữ, thư tịch, quốc gia, + Tính + tính : hạnh phúc, phú quý, khổ sở, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm thích hợp, + Ðộng từ + động từ : tiếp nhận, tàn sát, chiến đấu, thương vong, đả phá, giáo dưỡng, Có điều cần chú ý là những từ Hán-Việt kiểu này ít có thể đảo vị trí giữa các yếu tố như những từ thuần Việt . Ngoài ra trên cơ sở những yếu tố Hán-Việt này, hàng loạt những từ mới sau đó đã được tạo ra. Người Việt có thể kết hợp yếu tố Hán-Việt với yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới. Ví dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, súng trường, kẻ địch, tàu hoả, - Từ Hán-Việt được Việt hóa là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách của những từ Hán-Việt. So với những từ Hán-Việt, những từ Hán-Việt được Việt hóa mang ý nghĩa cụ thể hơn. So sánh: can và gan, đình và dừng, hoạ và vẽ. 1.2.2. Từ vay mượn các ngôn ngữ khác (Pháp, Nga, Anh) a) Quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ ấn-Âu bắt đầu từ thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Tiếng Pháp 102 là nguồn chủ yếu của những từ gốc ấn-Âu trong tiếng Việt. Sau đó là những từ gốc Anh, Mỹ và cuối cùng là những từ gốc Nga. So với những từ gốc Hán, những từ gốc ấn-Âu chiếm số lượng ít hơn, do chúng được tiếp nhận sau, khi tiếng Việt đã có diện mạo tương đối ổn định . Những từ gốc ấn- Âu chủ yếu được tiếp nhận để diễn đạt những khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, hoặc những khái niệm có liên quan đến những sinh hoạt hành chính, công vụ hay quân sự. – Từ chỉ những sản phẩm hàng hoá: ximăng, xàphòng, sơmi, len, áo ghilê, – Thuật ngữ khoa học kĩ thuật: ête, ampe, compa, bêtông, canxi, vitamin, – Thuật ngữ âm nhạc: acmônica, tănggô, viôlông, guita, – Thuật ngữ quân sự, hành chánh: canông, lôcốt, moócchê, ca, kíp, b) Cách thức vay mượn: Có hai cách thức vay mượn: trực tiếp và gián tiếp. b.1) Vay mượn trực tiếp: Mượn cả âm lẫn nghĩa, có sự biến đổi nhất định cho phù hợp hệ thống ngữ âm tiếng Việt.Hình thức ngữ âm có thể biến đổi theo các dạng chủ yếu sau đây: - Chuyển âm: Những phụ âm đầu hoặc âm cuối nào không có trong tiếng Việt sẽ được chuyển sang một âm gần gũi về phương thức và vị trí phát âm . Cụ thể: Âm cuối / b / , / f / > / p / : double > đúp, chef > sếp. Âm cuối / d /, / g / , / s /: Mode > mốt ; vis > vit; chemise > sơmi ; fromage > phó mát - Giảm âm: Có nhiều cách giảm âm: + Giảm đi một phụ âm trong nguyên âm đôi của ngôn ngữ được vay mượn. Fromage > phó mát ; crem > kem ; gram > gam; + Giảm hẳn một âm tiết trong nguyên ngữ : equipe > kip ; course > cua ; caisse > két. - Thêm âm: có thể thêm âm bằng cách âm tiết hoá các phụ âm đôI hay lặp lại một phụ âm nhằm tạo ra những tù mà âm cuối của âm tiết này trùng với âm đầu của âm tiết đứng sau đó. Ví dụ: Crem > cà rem ; gram > gờ ram ; scandale > xì căng đan. Cần chú ý là những hình thức biến âm trên không biệt lập mà nhiều khi được kết hợp với nhau làm thay đổi hình thức ngữ âm của cùng một từ. b.2) Vay mượn gián tiếp: Vay mượn gián tiếp dưới hai hình thức: dịch nghĩa và vay mượn thông qua một ngôn ngữ khác. – Dịch nghĩa hay suy phỏng: Gardeboue > chắn bùn ; ultrason > siêu âm ; sofware > phần mềm. 103 – Vay mượn từ của một ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán. Ví dụ, các trường hợp vay mượn ở các từ: câu lạc bộ , Anh, Pháp, Mĩ, Mạnh Ðức Tư Cưu , Kha Luân Bố. Vay mượn trong ngôn ngữ là một hiện tượng tất yếu. Ðồng thời với việc làm giàu cho ngôn ngữ, chúng có tác dụng mở rộng nhận thức về thế giới khách quan của dân tộc trong đà phát triển văn minh chung của xã hội loài người. Vay mượn là cần thiết, tuy nhiên lạm dụng từ vay mượn là điều đáng phê phán. 2. Từ vựng xét theo phạm vi sử dụng 2.1. Từ toàn dân: - Là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó vốn là từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các địa phương khác nhau trên toàn lãnh thổ. - Từ toàn dân là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. Nó làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ trong một quốc gia. - Là bộ phận nòng cốt, cơ bản của từ ngữ văn học. - Là cơ sở để cấu tạo các từ mới. 2.2. Từ địa phương. 2.2.1. Quan niệm về từ địa phương Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp. Nguyên nhân xuất hiện chủ yếu của từ địa phương là do sự phân hoá về dân cư, địa lí và hàng rào kinh tế. Ngoài ra sự phân hóa về mặt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố khác tác động đến sự hình thành của phương ngữ . 2.2.2. Vấn đề phân chia các vùng phương ngữ trong tiếng Việt: Có hai xu hướng phân chia khác nhau: - Xu hướng thứ nhất, phân chia thành ba vùng phương ngữ. Bao gồm các phương ngữ: + Phương ngữ Bắc Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Thanh Hoá trở ra. + Phương ngữ Trung Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Nghệ An trở vào. + Phương ngữ Nam Bộ gồm các phương ngữ các vùng từ Sông Bé trở vào. - Xu hướng thứ hai, phân chia thành bốn vùng phương ngữ. + Phương ngữ Bắc Bộ bao gồm trung tâm Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến Thanh Hóa. 104 + Phương ngữ Bắc Trung Bộ gồm các vùng từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên. + Phương ngữ Nam Trung Bộ gồm các vùng từ Quảng Nam, Ðà Nẵng đến Thuận Hải. + Phương ngữ Nam Bộ gồm vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ từ Ðồng Nai, Sông Bé đến Mũi Cà Mau. Trung tâm của phương ngữ Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.3. Phân loại từ địa phương: Có thể thấy có một số kiểu từ địa phương sau: a) Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân: + Từ địa phương Nam Bộ: Chôm chôm, sầu riêng. măng cụt, chao, tràm, đước, + Từ địa phương Bắc Trung Bộ: chẻo, cối, khoé, nhút, thưng,.. b) Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân toàn dân: Kiểu này có thể chia ra hai loại nhỏ. Căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng. + Từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa. Những từ ngữ này về ngữ âm giống với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Từ ngữ Ngôn ngữ toàn dân Nghĩa trong phương ngữ cậu Em trai mẹ Hải Hưng: Anh trai của mẹ. té Hắt nước Nam Bộ: ngã Ở các từ ngữ địa phương kiểu trên cần phân biệt hai trượng hợp: 1/Từ địa phương và từ toàn dân vốn cùng một nguồn gốc, nhưng có sự biến dổi về nghĩa. Sự biến đổi này diễn ra theo hướng mở rộng (nón = nón+ mũ), hoặc chuyển đổi trong phạm vi cùng một trường nghĩa (chén=bát, mận= roi ). 2/ Từ địa phương và từ toàn dân đồng âm với nhau chứ không có quan hệ nguồn gốc. Ví dụ giữa té (hắt nước) và té (ngã). c) Từ địa phương có sự đối lâp về mặt ngữ âm. Kiểu này có thể chia ra làm hai loại nhỏ, căn cứ vào mức độ khác biệt về ngữ âm so với từ ngữ toàn dân tương ứng. + Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác hoàn toàn với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: Toàn dân Hải Hưng Thanh Hóa Nghệ Tĩnh Nam Bộ bà mậu mụ cá quả cá tràu cá lóc lợn ỉn heo 105 + Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: Toàn dân Hải Hưng Thanh Hóa Nghệ Tĩnh Nam Bộ đu đủ thù đủ thu đủ gà kê kha trâu râu tru tru thật thiệt sinh sanh Từ địa phương là bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên cần chú ý là ranh giới giữa từ địa phương và từ toàn dân rất sinh động. Từ địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ, cần sử dụng nó đúng chỗ, đúng lúc để đảm bảo tính đúng đắn, tính trong sáng của văn bản được tạo lập. Tóm lại, thuật ngữ khoa học kỹ thuật, từ nghề nghiệp, biệt ngữ và từ địa phương là những nhánh phụ của ngôn ngữ toàn dân. Sau thời gian được thử thách, những yếu tố được đánh giá là tích cực sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân, làm giàu cho ngôn ngữ toàn dân. Do phạm vi sử dụng của chúng hạn chế cho nên cần chú ý đến loại phong cách ngôn ngữ phù hợp với từng lớp từ để sử dụng chúng được tốt, phát huy được hiệu quả. 2.3. Thuật ngữ khoa học 2.3.1. Khái niệm: Thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một nghành khoa học xác định. 2.3.2. Ðặc điểm: - Tuy là bộ phận từ vựng không thể thiếu được trong vốn từ dân tộc, nhưng so với từ thường, thuật ngữ ít được sử dụng rộng rãi. - Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế của các ngành khoa học – kĩ thuật tương ứng. - Ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm về các đối tượng ấy trong ngành khoa học cụ thể. - Nội dung của thuật ngữ thường đồng nhất ở mọi ngôn ngữ do nó không bị sự chia cắt thực tế khách quan khác nhau của từng ngôn ngữ tác động. Vì vậy, nếu những từ thường mang tính dân tộc, thì thuật ngữ mang tính quốc tế. 2.3.3. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ khoa học (đặc điểm): 106 - Tính chính xác: Một thuật ngữ chính xác có nghĩa là nó chỉ biểu đạt được một khái niệm duy nhất mà không gây nhầm lẫn. Muốn vậy, cần làm sao cho hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong một ngành khoa học không xuất hiện hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa hay nhiều nghĩa. - Tính hệ thống: Tính hệ thống biểu hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung. + Về mặt nội dung, mỗi thuật ngữ tương ứng với một khái niệm nhất định có quan hệ chặt chẽ với các thuật ngữ khác trong hệ thống, và mang một giá trị riêng biệt. + Về mặt hình thức, tính hệ thống biểu hiện ở chỗ nhìn vào mặt cấu tạo của thuật ngữ, những người trong chuyên ngành có thể nhận diện được đấy là tên gọi của đối tượng nhóm nào, miền nào trong chuyên ngành ấy nhờ những điểm đồng nhất và đối lập của nó với các đơn vị khác về mặt phương thức cấu tạo hay các yếu tố cấu tạo. - Tính dân tộc và tính quốc tế: + Do thuật ngữ là một bộ phận trong vốn từ dân tộc nên đồng thời nó phải mang tính dân tộc. Tính dân tộc biểu hiện chủ yếu ở mặt hình thức của thuật ngữ. Thuật ngữ phải có những đặc điểm phát âm, cấu tạo phù hợp với tiếng nói dân tộc. + Ngoài ra, bởi vì các khái niệm khoa học là tài sản chung của toàn nhân loại nên thuật ngữ cũng phải mang tính quốc tế. Tính quốc tế biểu hiện chủ yếu ở mặt nội dung. Nói như thế không có nghĩa tính quốc tế không có quan hệ gì với mặt hình thức. Các ngôn ngữ cùng khu vực thường có hệ thống thuật ngữ tương tự nhau ở cả mặt cấu tạo. Có một điều cần chú ý là tính dân tộc và tính quốc tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói tính quốc tế là cái khuôn hình thức để định hình cho thuật ngữ. Còn tính dân tộc là điều kiện để cho thuật ngữ tồn tại trong một ngôn ngữ cụ thể. Nhờ tính dân tộc, thuật ngữ trở nên gần gũi, dễ nhớ đối với người bản ngữ. 2.4. Từ nghề nghiệp 2.4.1. Ðịnh nghĩa: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm và quá trình sản xuất có tính thủ công, được một số người trong một ngành nghề nào đó sử dụng. 2.4.2. Ðặc điểm của từ nghề nghiệp: - Phạm vi sử dụng hạn chế. - Ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế ngành nghề và ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm của ngành nghề về sự vật hiện tượng đó. Ở điểm 107 này, từ nghề nghiệp có nhiều nét tương đồng với thuật ngữ. Ngoài ra, so với thuật ngữ khoa học- kỹ thuật, mức độ khái quát của từ nghề nghiệp chưa cao song nó lại mang tính cụ thể cao hơn. - Về mặt cấu tạo, hầu hết từ nghề nghiệp đều sử dụng những đơn vị có sẵn của tiếng Việt và có nguồn gốc thuần Việt. Tỉ lệ những từ mang tính võ đóan thấp. - Từ nghề nghiệp và thuật ngữ có mối quan hệ chặt chẽ. Từ nghề nghiệp được phát triển và chỉnh đốn lại sẽ được bổ sung vào hệ thống thuật ngữ. Do đó có thể nói từ nghề nghiệp là thuật ngữ khoa học cấp thấp. - Từ nghề nghiệp là một bộ phận trong ngôn ngữ dân tộc, nó có quan hệ gần gũi với đời sống nhân dân, do đó nó dễ dàng trở thành từ ngữ toàn dân khi những khái niệm riêng ấy trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội 3. Từ vựng xét theo thời gian sử dụng 3.1. Từ cổ: Là những từ ra đời rất sớm, mang sắc thái cổ, vốn đã từng tồn tại trong tiếng Việt, nhưng nay đã bị thay thế bởi những từ đồng nghĩa tương ứng. Từ cổ bị đẩy vào lớp từ vựng tiêu cực. Hiện nay không được dung nữa; chỉ tồn tại trong thơ văn cổ. 3.2. Từ mới: Là những từ ngữ mới xuất hiện trong từ vựng của tiếng Việt trong khoảng thời gian ngần đây. Chúng biểu thị những sự vật hiện tượng mới nảy sinh mà tiếng Việt chưa có tên gọi hoặc chúng là những tên gọi mới của những sự vật, hiện tượng đã từng có tên gọi nhưng tên gọi ấy nay không còn phù hợp nữa. - Thể hiện sự phát triển không ngừng qua thời gian của từ vựng tiếng Việt nói riêng, của tiếng Việt nói chung. D. BÀI TẬP THỰC HÀNH (SV làm các bài tập ở giáo trình Tiếng Việt, tr 232) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình giản yếu về Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt,1995 2. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học Từ vựng, Nxb Giáo dục, 1998 3. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1999 4. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục,1998 5.Nguyễn Thị Ly Kha, Giáo trình tiếng Việt II, 2004 6. Nguyễn Văn Tu, Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN,1982. 108 MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHẦN THỨ II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN PHẦN THỨ III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC 2 3 3 4 Phần I: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết): A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ C. THÔNG TIN PHẢN HỒI Chương 1. Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết) .. Chương 2. Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết) Chương 3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết) . Chương 4. Phân loại ngôn ngữ (3tiết) . Chương 5. Chữ viết (1 tiết) .. Phần II. Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương . A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ C. THÔNG TIN PHẢN HỒI Chương 1. Đại cương về ngữ âm học (6 tiết) . Chương 2. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết) . Phần III. Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương .. A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ C. THÔNG TIN PHẢN HỒI Chương 1. Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết) . Chương 2. Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết) . Chương 3. Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết) Chương 4. Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết) .. 5 5 6 7 7 12 31 37 43 45 45 46 47 47 56 68 68 69 69 70 71 86 96
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_1_dung_cho_he_cao_dang_nganh_giao_duc_t.pdf