Bài giảng Internet và thương mại điện tử
Mạng máy tính
Mạng máy tính (computer network) : là sự kết nối của ít nhất hai máy tính nhằm mục đích dùng chung (chia sẻ) các nguồn tài nguyên.
Vai trò của mạng máy tính:
Sử dụng chung tài nguyên
Tăng độ tin cậy của hệ thống
Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin
Các thành phần của một mạng máy tính
Card giao diện mạng (NIC – Network Interface card)
Bộ chuyển mạch mạng (hub hay switch)
Bộ định tuyến (router)
Cổng nối (gateway)
Modem
Cáp mạng (cable), điểm truy cập (access point)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Internet và thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Internet và thương mại điện tử
INTERNET & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Nguyễn Sĩ Thiệu Bộ môn: Tin học TCKT Khoa: Hệ Thống Thông Tin Kinh tế - HVTC Email: thieuns.hvtc@gmail.com 1 NỘI DUNG Chương 1: I nternet và các dịch vụ Chương 2: Tổng quan về thương mại điện tử Chương 3: Giao dịch điện tử Chương 4: Ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Internet & Thương mại điện tử – Học Viện Tài Chính Các tài liệu giáo trình khác về Internet, TMĐT Các nguồn tài liệu khác 3 Chương 1 INTERNET 4 Giới thiệu về Internet Giới thiệu về WWW Một số dịch vụ Internet Tìm kiếm trên Internet 5 Nội dung 1.1. Mạng máy tính Mạng máy tính (computer network) : là sự kết nối của ít nhất hai máy tính nhằm mục đích dùng chung (chia sẻ) các nguồn tài nguyên. Vai trò của mạng máy tính: Sử dụng chung tài nguyên Tăng độ tin cậy của hệ thống Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin 6 1. INTERNET Phân loại mạng máy tính Dựa trên khoảng cách địa lý Mạng cục bộ ( Local Area Network - LAN ) Mạng đô thị ( Metropolitan Area Network - MAN ) Mạng diện rộng ( Wide Area Network - WAN ) Mạng toàn cầu ( Global Area Network - GAN ) Dựa trên kiến trúc mạng Mạng kiểu Bus (Bus Topology ) Mạng hình Sao (Star Topology ) Mạng Vòng tròn (Ring Topology) 7 Dựa trên logic mạng Mạng ngang hàng (Peer to Peer) Mạng khách chủ (Client-Server) 8 Mạng cục bộ - LAN (Local Area Network) 9 Mạng đô thị - MAN ( Metropolitan Area Network) 10 Mạng diện rộng - WAN (Wide Area Network) Mạng toàn cầu - GAN (Global Area Network) 11 Mạng kiểu Bus (Bus Topology ) 12 Mạng hình Sao (Star Topology ) 13 Mạng Vòng tròn (Ring Topology ) 14 15 Mạng ngang hàng (Peer to Peer) 16 Mạng khách chủ (Client-Server) Các thành phần của một mạng máy tính Card giao diện mạng (NIC – Network Interface card) Bộ chuyển mạch mạng (hub hay switch) Bộ định tuyến (router) Cổng nối (gateway) Modem Cáp mạng (cable), điểm truy cập (access point ) 1.1. Mạng máy tính 17 18 Card mạng - NIC Bộ chuyển mạch mạng HUB SWITCH 19 20 Router 21 Gateway 22 Modem 1.2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của Internet Khái niệm: Internet ( Inter-network ) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rải rộng khắp toàn cầu. Đặc điểm: Đ ược sử dụng bởi hàng tỷ người trên thế giới: Là của chung nhưng không có ai thực sự sở hữu L à mạng của các mạng máy tính Các mạng liên kết với nhau dựa trên bộ giao thức TCP/IP 23 1.2. Tổng quan về INTERNET Lịch sử phát triển của Internet Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet ) ra đời. Đầu năm 1980 giao thức TCP/IP được phát triển và trở thành giao thức mạng chuẩn. Năm 1983, ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET . MILNET tích hợp với mạng dữ liệu quốc phòng ARPANET trở thành 1 mạng dân sự . Năm 1986, mạng NSFnet chính thức được thiết lập, kết nối các trung tâm máy tính. Năm 1990, ARPANET bị hủy bỏ và thay thể bởi NSFnet. Năm 1991: Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu (CERN) triển khai dịch vụ WWW , tạo một cuộc cách mạng giúp internet bùng nổ 24 1.2. Tổng quan về INTERNET Internet tại Việt Nam Ngày 19/11/1997 , Việt Nam gia nhập vào Internet Hà Nội và TPHCM là hai đầu nối kết nối với Internet thông qua các đường cáp quang và vệ tinh Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ: VNPT, FPT, NETNAM , SaiGon Postel, Viettel 25 1.2. Tổng quan về INTERNET Sơ đồ khái quát mạng Internet 26 1.2. Tổng quan về INTERNET 27 1.2.2. Kiến trúc của một mạng internet Các giao thức (Internet Protocols): Là tập các luật, qui tắc mà các máy phải tuân theo khi giao tiếp trên Internet Một số giao thức: TCP ( Transmision Control Protocol ), UDP ( User Datagram Protocol ), IP ( Internet Protocol ), HTTP ( Hyper-text Transfer Protocol ), FTP ( File Transfer Protocol ), SMTP ( Simple Mail Transfer Protocol ) , POP3 ( Post Office Protocol 3 ) 28 Một số khái niệm của Internet Mô hình tham chiếu OSI ( Open Systems Interconnection ) Là m ô hình cơ bản để so sánh các giao thức Đ ược tổ chức ISO (International Organization of Standards) phát triển vào năm 1978 Bao gồm 7 tầng 1.2.3. Giao thức TCP/IP 29 30 Các tầng của mô hình OSI Tầng Vật Lý : Cung cấp các phương tiện điện, cơ, hàm và thủ tục để khởi động, duy trì và huỷ bỏ các liên kết vật lý cho phép đường truyền các dòng dữ liệu ở dạng bit. Tầng Liên kết Dữ liệu : Thiết lập, duy trì và huỷ bỏ các liên kết dữ liệu. Kiểm soát luồng dữ liệu, phát hiện và khắc phục sai sót truyền tin trên các liên kết đó. Tầng Mạng : thực hiện chức năng chuyển tiếp, đảm bảo việc chọn đường truyền tin trong mạng; cũng có thể thực hiện kiểm soát luồng dữ liệu, khắc phục sai sót, cắt / hợp dữ liệu. 31 Các tầng của mô hình OSI Tầng Giao vận : kiểm soát từ mút - đến - mút (end to end) luồng dữ liệu, khắc phục sai sót. Tầng này cũng có thể thực hiện việc cắt / hợp dữ liệu, ghép kênh / phân kênh (multiplexing /demultiplexing). Tầng Phiên : thiết lập, duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền thông. Tầng Trình diễn : Biểu diễn, mã hoá thông tin theo cú pháp dữ liệu của người sử dụng. Tầng ứng dụng : Là giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI. Nó định danh các thực thể truyền thông và định danh các đối tượng được truyền. 32 Các tầng của mô hình OSI TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol) Là một tập hợp các giao thức kết nối sử dụng cho việc truyền thông tin từ máy tính này sang máy tính khác và từ mạng máy tính này sang mạng máy tính khác. Giao thức TCP/IP 33 Công việc của hệ thống giao thức TCP/IP Cắt thông tin thành những gói dữ liệu để có thể dễ dàng đi qua bộ phận truyền tải trung gian. Tương tác với phần cứng của card mạng. Xác định địa chỉ nguồn và đích: máy tính gửi thông tin đi phải có thể xác định được nơi gửi đến. Máy tính đích phải nhận ra đâu là thông tin gửi cho mình. Định tuyến: hệ thống phải có khả năng hướng dữ liệu tới các mạng con, cho dù mạng con nguồn và đích khác nhau về mặt vật lý. Kiểm tra lỗi, kiểm soát đường truyền và xác nhận: đối với một phương tiện truyền thông tin cậy, máy tính gửi và nhận phải xác định và có thể sửa chữa lỗi trong quá trình vận chuyển dữ liệu. Chấp nhận dữ liệu từ ứng dụng và truyền nó tới mạng đích Giao thức TCP/IP 34 Mối quan hệ giữa OSI và TCP/IP 35 Tầng liên kết : bao gồm các giao thức cung cấp khả năng truy nhập đến một kết nối mạng . Tầng mạng : Cung cấp chức năng định tuyến các gói tin. Tầng giao vận : Giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Tầng này đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng. Tầng ứng dụng : bao gồm các giao thức cấp cao mà chúng được sử dụng để cung cấp các giao diện với người sử dụng hoặc các ứng dụng (FTP, HTTP, DNS, SMTP, POP, ) Các tầng của g iao thức TCP/IP 36 Dùng để xác định một máy tính trên mạng Gồm một tập 4 số có giá trị từ 0 đến 255 ngăn cách bởi dấu chấm . xxx.xxx.xxx.xxx Ví dụ: 203.113.134.35 Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit có khả năng cung cấp 2 32 = 4 . 294 . 967 . 296 địa chỉ 1.2.4. Địa chỉ IP (IP address ) 37 Các địa chỉ IP gồm 2 phần , một phần để xác định mạng (net id) và một phần để xác định host (host id). Các lớp mạng xác định số bits được dành cho mỗi phần mạng và phần host (Có 5 lớp mạng là A, B, C, D, E) Cấu trúc của địa chỉ IP: Ph ươ ng pháp đánh địa chỉ trong TCP/IP 38 Bảng phân lớp địa chỉ IP và khuôn dạng Lớp mạng Số mạng Số Host trong mạng A 126 16.777.214 B 16.382 65.534 C 2.097.150 254 39 Tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi tên miền ứng với một địa chỉ IP nhất định. Ví dụ: tên miền hvtc.edu.vn ứng với IP 118.70.205.168 Hệ thống quản lý tên miền (Domain name system): giúp chuyển đổi từ địa chỉ IP khó nhớ mà máy sử dụng sang một tên dễ nhớ cho nguời sử dụng 40 1.2.5. Tên miền Internet 41 Ví dụ: tên miền hvtc.edu.vn Tổ chức Hệ thống DNS 42 Để quản lý các máy đặt tại những vị trí vật lý khác nhau trên hệ thống mạng nhưng thuộc cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động người ta nhóm các máy này vào một tên miền (Domain). Trong miền này nếu có những tổ chức nhỏ hơn, lĩnh vực hoạt động hẹp hơn thì được chia thành các miền con (Sub Domain). Tên miền dùng dấu chấm (.) làm dấu phân cách. Cấu trúc miền và các miền con giống như một cây phân cấp. CẤU TẠO TÊN MIỀN (Domain Name) 43 Phân cấp của tên miền 44 Các tên miền thông dụng 45 Bảng ký hiệu tên vùng của một số n ước 46 Tên miền nên được đặt đơn giản Chứa tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu chấm. Chỉ gồm chữ cái, chữ số, dấu - Không bắt đầu bằng dấu - Quy tắc đặt tên miền 47 Nguồn gốc: Năm 1989, Tim Berners –Lee đã viết một chương trình lưu trữ dữ liệu tên là “Enquire” là cơ sở để sau này phát triển chương trình cho Web Server và Web Client đầu tiên Năm 1993, một sinh viên trẻ tên là Marc Andressen, trường đại học Illinois tại Urbana - Champaign đã tạo ra một giao diện đồ họa đầu tiên dành cho Web được gọi là Mosaic 48 1.3. World Wide Web (WWW) Khái niệm WWW: World Wide Web gọi tắt là Web hay WWW WWW l à mạng lưới nguồn thông tin cho phép mọi người khai thác thông tin qua một số công cụ, chương trình hoạt động duới các giao thức mạng. WWW là một dịch vụ của Internet. Một tài liệu siêu văn bản ( trang web ) được tạo ra bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản ( HTML - H yperText Markup Languages). 1.3. World Wide Web 49 Khái niệm WWW (tiếp): Một Website là một dãy các trang Web liên kết với nhau và liên kết với các site khác M ỗi WebSite được lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web Việc sao chép một trang Web lên một Web Server được gọi là tải (hoặc nạp) lên (uploading) hay công bố ( publishing ) 1.3. World Wide Web 50 HyperText Markup Language – HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) HTML sử dụng các thẻ (tags) để định dạng dữ liệu Trang HTML có phần mở rộng (đuôi) là .HTM hoặc .HTML Có thể tạo trang HTML bằng bất cứ trình soạn thảo văn bản thuần nào (Notepad, EditPlus, Turbo Pascal,) Có nhiều trình soạn thảo HTML cho phép soạn thảo trực quan, kết quả sinh ra HTML tương ứng như: M icrosoft FrontPage , Macromedia Dreamweaver Ngôn ngữ HTML 51 Cấu trúc cơ bản của HTML: Title of page This is my first homepage. Ngôn ngữ HTML 52 Các thành phần của WWW: Trang chủ (home page) Là trang đầu tiên khi nạp một URL. Trang chủ chứa các liên kết đến vùng riêng trong website. Web page : Trang tài liệu điện tử chứa nội dung của một site Website : Tập hợp các trang web được liên kết lẫn nhau, chứa thông tin liên quan tới một chủ đề nào đó. Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web server ) URL ( Uniform Resource Locator ): Địa chỉ của một website hoặc tài nguyên trên internet Web browser : Trình duyệt web dùng để truy xuất các trang web qua URL, ví dụ: Internet Explorer, Firefox, Opera, Nescape 53 1.4. World Wide Web Trình duyệt web : là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau 54 Trình duyệt W eb Website trong TMĐT là một Show-room trên mạng Internet , nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ. Đặc điểm tiện lợi của website : T hông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, K hách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào T iết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện , fax, T hông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in...) K hông giới hạn phạm vi địa lý. 1.4. World Wide Web 55 Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin). Những phần nội dung thường gặp của một website: Trang chủ : trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang liên hệ : chứa thông tin liên hệ với doanh nghiệp Trang giới thiệu về doanh nghiệp (About us): giúp người xem hiểu về doanh nghiệp Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ : giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh họa. Trang hướng dẫn hoặc chính sách 1.4. World Wide Web 56 57 Ví dụ Website Ưu điểm của một website: Có thể cho phép hàng ngàn người truy cập nhanh chóng. Thông báo về sự hiện diện của doanh nghiệp. Giảm chi phí phục vụ khách hàng. Vươn ra thị trường thế giới. Dễ dàng phản hồi các chiến dịch khuếch trương. Luôn sẵn sàng (24/7/365) Là công cụ hỗ trợ thuận tiện T iết kiệm nhân lực từ sử dụng FAQ (frequent asked questions). Có thể nhằm vào thị trường địa phương và thị trường quốc tế. Chi phí thấp. T ự động thu thập thông tin. 1.4. World Wide Web 58 Lợi ích khi có website TMĐT Chi phí thấp so với các ấn phẩm quảng cáo thông thường Thị trường mở rộng Đa dạng hóa Doanh thu Phục vụ 24/7 và 365 ngày Thuận tiện Thêm giá trị gia tăng và hài lòng Cải thiện tin cậy Cơ hội tăng trưởng Dễ dàng nhận thông tin phản hồi 1.3. World Wide Web 59 Chi phí thấp so với các ấn phẩm quảng cáo thông thường Internet rất khác các ấn phẩm quảng cáo thông thường là giá rẻ . Q uảng cáo của bạn có thể truy cập trong một thời gian dài . N ội dung có thể thay đổi mà không cần phải yêu cầu một ai đó để làm điều đó cho bạn (nếu bạn sử dụng một hệ thống quản lý nội dung) . K hả năng tiếp cận với một đối tượng rộng lớn hơn. N gười truy cập vào trang web của bạn và tìm hiểu về công ty của bạn . C ó khả năng mở hai cách thức giao tiếp giữa các khách hàng tiềm năng và một người bán hàng. 60 Lợi ích khi có website Thị trường mở rộng I nternet đã cho phép các doanh nghiệp quảng bá và bán sản phẩm của mình không phụ thuộc vào vị trí địa lý . T ừ bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có các khách hàng tiềm năng có truy cập Internet. Đa dạng hóa Doanh thu Một trang web không phải chỉ là một phương tiện truyền thông đại diện cho một công ty, nó là một hình thức của phương tiện thông tin mà từ đó mọi người có thể thu được thông tin. Bạn có thể sử dụng phương tiện truyền thông này để bán không gian quảng cáo cho các doanh nghiệp khác. 61 Lợi ích khi có website Phục vụ 24/7 và 365 ngày Khi bạn đóng cửa hàng hoặc nghỉ , webiste như một công cụ hữu ích để cung cấp thông tin mọi nơi mọi lúc. Nó tự phục vụ khách hàng của bạn như một nhân viên tận tâm mà không kêu ca gì! Thuận tiện Các khách hàng tiềm năng có thể truy cập vào trang web của bạn bất cứ khi nào họ muốn riêng tư và thoải mái, không có những căng thẳng tồn tại trong thế giới thực. 62 Lợi ích khi có website Thêm giá trị gia tăng và hài lòng Trang web của bạn có thể tăng thêm giá trị trong các mặt khác, bởi có lời khuyên, tư vấn và nội dung quan tâm bạn có thể cung cấp cho khách hàng. Điều này cũng sẽ giúp khách hàng nhớ bạn tốt hơn. Cải thiện độ tin cậy Một trang web sẽ cho bạn cơ hội để thông báo cho các khách hàng tiềm năng về những gì bạn đang có và t ại sao bạn xứng đáng được họ tin tưởng. Trong thực tế, nhiều người sử dụng Internet nghiên cứu trước khi mua hàng để họ có thể xác định cho mình cái mà họ cần mua. Internet cũng cho phép các khách hàng của bạn làm tiếp thị cho bạn . 63 Lợi ích khi có website Cơ hội tăng trưởng Một trang web phục vụ như một nơi tuyệt vời để giới thiệu tiềm năng cho các nhà đầu tư . H iển thị cho các nhà đâ u t ư : Những gì đã đạt được N hững gì nó có thể đạt được trong tương lai. Dễ dàng nhận thông tin phản hồi Khách hàng có thể nhanh chóng và dễ dàng đưa ra ý kiến phản hồi về sản phẩm của bạn . 64 Lợi ích khi có website World Wide Web – WWW Làm việc từ xa – Telnet Truyền, tải tệp tin – FTP Th ư đ iện tử - Email Tán gẫu – Chat Nhóm tin tức – Usenet, newsgroup Dịch vụ danh mục (Directory Services ) 1.4. Một số dịch vụ trên Internet (Internet services) 65 1.4.1. World Wide Web – WWW Là dịch vụ thông dụng nhất trên Internet Để truy cập vào một trang web, cần phải biết địa chỉ (URL – Uniform Resource Location) của trang web Dịch vụ này sử dụng giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol). HTML (Hypertext Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản): là một ngôn ngữ sử dụng các thẻ html để biểu diễn các trang web. 1.4. Một số dịch vụ trên Internet 66 1.4.2. Thư điện tử (Email) Email (Electronic mail) là dịch vụ trao đổi các thông điệp điện tử bằng mạng viễn thông. Giao thức thường dùng để gửi/nhận email là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol)/POP3 (Post Office Protocol 3 ). Để sử dụng dịch vụ email, cần phải có: Địa chỉ email : có dạng name@domainname , được quản lý bởi một Mail Server. Ví dụ : thieuns.hvtc @gmail.com Tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào hộp thư: Điều này đảm bảo rằng chỉ có bạn mới có thể đọc và gửi các thư của chính mình . 1.4. Một số dịch vụ trên Internet 67 Cấu trúc của một bản tin (Message) : Một bản tin điện tử gồm có những thành phần chính sau đây: Đầu bản tin ( Header ): chứa địa chỉ thư của người nhận , sử dụng địa chỉ này để phân bản tin về đúng hộp thư của người nhận. To : Địa chỉ của người nhận bản tin. From : Địa chỉ của người gửi bản tin. Subject : Tiêu đề của bản tin. Cc : Các địa chỉ người nhận bản tin ngoài người nhận chính ở trường “To:”. Bcc : Các địa chỉ người nhận bản tin bí mật, khi người gửi không muốn các người nhận ở trường “To:” và “Cc:” biết. Thân bản tin ( Body ): chứa nội dung của bản tin. 1.4.2 . Thư điện tử 68 1.4.3 . Truyền , tải tập tin – FTP Dịch vụ FTP dùng để truyền tải các file dữ liệu giữa các host trên Internet Sử dụng một giao thức của Internet là giao thức FTP (File Transfer Protocol). Để sử dụng FTP , cần 2 phần mềm. Một là ứng dụng FTP client chạy trên máy của người d ù ng . Hai là FTP server chạy trên máy chủ ở xa, dùng để xử lý các lệnh FTP của người dùng và tương tác với hệ thống file trên host mà nó đang chạy. Một số phần mềm FTP: WS_FTP, CuteFTP, FTP Explorer, FTP Voyager 1.4. Một số dịch vụ trên Internet 69 1.4.4. Làm việc từ xa – Telnet Dịch vụ telnet cho phép người sử dụng kết nối vào 1 máy tính ở xa và làm việc trên máy đó. Với Telnet người sử dụng hoàn toàn có thể làm việc với hệ thống từ xa như thể họ đang ngồi làm việc ngay trước màn hình của hệ thống. Để sử dụng dịch vụ này, cần phải có 1 chương trình máy khách (telnet client program). Và máy chủ để kết nối phải bật dịch vụ Telnet server. 70 1.4. Một số dịch vụ trên Internet 1.4.5. Tán gẫu – Chat C ho phép người dùng có thể trao đổi trực tuyến với nhau qua mạng Internet. Text chat là gõ phím trên một chương trình chat nào đó một lời nhắn, sau đó gõ Enter. Lời nhắn lập tức được gửi tới máy của người được gửi và sau đó người gửi có thể nhận ngược lại các lời nhắn từ người bạn chat đó. Voice chat cho phép các bạn nói chuyện với nhau (giống như nói chuyện điện thoại) mà chỉ phải trả một lượng tiền rất ít so với bạn gọi điện thoại trực tiếp, có thể truyền hình ảnh bằng thiết bị là Webcam. HÌnh thức này đòi hỏi đường truyền lớn, ổn định để thực hiện. 1.4. Một số dịch vụ trên Internet 71 1.4.6. Nhóm tin tức - Usenet , newsgroup Đây là dịch vụ cho phép người sử dụng có thể trao đổi thông tin về một chủ đề mà họ cùng quan tâm. 1.4.7. Dịch vụ danh mục (Directory Services) Dịch vụ danh mục giúp cho người ta có thể tiếp xúc và sử dụng tài nguyên trên máy chủ ở bất cứ nơi nào trong mạng mà không cần biết vị trí vật lý của chúng 72 1.4. Một số dịch vụ trên Internet Xác định mục đích sử dụng thông tin Chuẩn bị các từ khóa cần tìm Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc VB tài liệu Nó phản ánh một phần hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó Dùng trình duyệt, font, và bộ gõ tiếng việt (Nếu muốn tìm các tài liệu tiếng V iệt) Dùng các trang web thuộc lĩnh vực đang quan tâm Trang web có nhiều liên kết tới trang khác, có thể thông qua các trang này để tới các trang khác Dùng các công cụ tìm kiếm: Các trang web tìm kiếm, các phần mềm tìm kiếm, chia sẻ. 73 1.5. Tìm kiếm trên Internet Xác định thông tin và phạm vi cần tìm kiếm T rước tiên cần phải xác định từ khóa (Key Words) của thông tin muốn tìm kiếm , đây là phần rất quan trọng. Từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn. Từ khóa không nên quá dài. 74 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm Lựa chọn từ khoá phù hợp là yếu tố quan trọng nhất trong việc tìm đúng thông tin cần tìm. Cần chọn từ khoá miêu tả chính xác nhất về thông tin bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin về đội bóng Hà Nội T&T , hãy gõ “ Hà Nội T&T ” vào ô tìm kiếm Thông tin của từ khoá càng gần với thông tin thì kết quả càng chính xác hơn. Ví dụ: v ới cụm từ “hoa nhài” sẽ có kết quả tốt hơn so với cụm từ “hoa lá ”. Trong trường hợp bạn cần tìm kiếm nhưng chưa rõ thông tin cụ thể thì bạn có thể dùng từ khoá có phạm vi nội dung rộng. Ví dụ : bạn muốn biết về Hà Nội mà chưa cụ thể về văn hoá, con người, lối sống, lịch sử thì bạn chỉ cần gõ “Hà Nội” rồi từ những kết quả tìm kiếm bạn sẽ có hướng tìm thông tin sâu hơn rất nhiều . 75 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm V iệc sử dụng các từ khóa chung chung sẽ khiến các trang tìm kiếm trả về rất nhiều kết quả khiến bạn khó tìm được thông tin cần thiết. Ngược lại, các từ khóa quá chi tiết hay quá dài cũng khiến bạn bỏ qua một số trang hữu ích. Ví dụ, bạn muốn tìm hiểu về Vịnh Hạ Long, bạn có thể gõ từ khóa “ Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh miền Bắc nước Việt Nam”. Chỉ cần từ khóa “Hạ Long” là bạn có thể tìm ra ngay website chính thức của Hạ Long tại halong.org.vn. Một điều cũng rất quan trọng đối với từ khoá tìm kiếm là : P hải gõ đúng chính tả C họn đúng font chữ. Bạn nên chọn font và bộ gõ Unicode vì hầu hết các tài liệu bằng tiếng Việt trên Internet hiện nay đều dùng loại font này. 76 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm Gõ tiếng Việt Với những từ khoá bằng tiếng Việt, bạn có thể sử dụng ch ươ ng trình gõ tiếng Việt (Vietkey, Unikey, VietSpell) hoặc sử dụng công cụ gõ tiếng Việt tích hợp có sẵn của trang tìm kiếm trước ô tìm kiếm. Chữ viết hoa Thường thì các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Mọi ký tự đều được coi là chữ thường. Ví dụ, "THỂ CÔNG", "Thể Công" hay "thể công" đều cho kết quả tìm kiếm như nhau. 77 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm Thứ tự các từ tìm kiếm Mặc định, trang tìm kiếm sắp xếp kết quả theo thứ tự ưu tiên của các từ mà bạn nhập vào. Do vậy, bạn nên đặt các từ quan trọng lên trước. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin du lịch ở Hạ Long, hãy đặt “Du lịch” trước “Hạ Long”. Tìm chính xác cụm từ Trong trường hợp bạn muốn kết quả trả lại chứa chính xác cụm từ nào đó, bạn chỉ cần cho cụm từ vào trong dấu ngoặc kép (“ ”). Phương pháp này rất hiệu quả khi bạn tìm tên người hay địa danh “Hạ Long”, tìm tên tài liệu, tên một bài báo, những câu nói nổi tiếng Tuy nhiên, nếu bạn không nhớ chính xác cụm từ hay thứ tự đúng của cụm từ thì bạn không nên dùng dấu ngoặc kép. 78 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm Phép toán hỗ trợ tìm kiếm: Toán tử “and” hoặc “+” Mặc định, trang tìm kiếm sẽ tìm các tài liệu có tất cả các từ khóa mà bạn nhập. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các toán tử "and" hoặc "+" để đảm bảo kết quả trả về có tất cả các cụm từ mà bạn muốn tìm. Ví dụ: "Hạ Long" and "Động Thiên Cung". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được sẽ có chứa cả cụm từ “Hạ Long” và “Động Thiên Cung”. 79 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm Phép toán hỗ trợ tìm kiếm : Toán tử “or” Nếu bạn muốn tìm các tài liệu chứa một trong các từ hoặc cụm từ thì bạn có thể sử dụng toán tử "or" ngăn cách giữa các cụm từ. Ví dụ: "Hạ Long" hoặc "Đồ Sơn". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được sẽ có từ “Hạ Long” hoặc “Đồ Sơn” hoặc chứa cả 2 từ khoá. 80 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm Phép toán hỗ trợ tìm kiếm: Toán tử “not” hoặc “-” Nếu bạn muốn một tài liệu không có một từ hoặc một cụm từ, bạn có thể thêm dấu " -" hay thêm "not" vào trước từ khóa. Ví dụ: -“khách sạn” hoặc not "khách sạn". Lưu ý cần phải có dấu cách trước dấu "-". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được về “Hạ Long” sẽ bỏ qua các thông tin có chứa từ khoá “khách sạn”. 81 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các từ khóa và phép toán hỗ trợ tìm kiếm Kết hợp các toán tử Bạn có thể kết hợp các toán tử với nhau trong việc tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm tài liệu có từ "Hạ Long" hoặc tài liệu có từ "Đồ Sơn" và có cả từ “Khách sạn" thì các trang tìm kiếm sẽ tìm các tài liệu có chứa "Hạ Long" hoặc "Đồ Sơn" và phải có cả "Khách sạn". 82 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các ký tự thay thế và kí tự ~ trong bộ từ khoá: K ý tự thay thế là ký tự được dùng để đại diện cho một ký tự, hay một chuỗi ký tự trong một từ khoá, mệnh đề, câu hay dãy các ký tự Sử dụng ký tự thay thế “*” : Kí tự “*” có thể được sử dụng trong những từ mà có một phần đó bạn không biết đến Chẳng hạn bạn tìm kiếm “friend*” thì Google sẽ trả lại những kết quả chứa những từ friend , friends , friendship 83 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các ký tự thay thế và kí tự ~ trong bộ từ khoá: Sử dụng dấu “? “: Nó được dùng đến khi bạn không biết đầy đủ các chữ cái của một từ nào đó. Chẳng hạn tìm kiếm : “fri??d” thì Google sẽ đưa ra kết quả trong những kết quả mà bất cứ chữ cái nào thêm vào có thể có nghĩa trong dấu “ ? “. Điều này sẽ hữu dụng cho những ai cần tìm kiếm 1 từ nhưng lại không biết làm sao để đánh vần từ đó. 84 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các ký tự thay thế và kí tự ~ trong bộ từ khoá: Sử dụng dấu “ ~ “: Sử dụng ~ trước từ khóa sẽ đem lại kết quả chứa các từ đồng nghĩa của từ khóa đó. Điều này đặc biệt thích hợp với những ai muồn tìm kiếm các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh. Định nghĩa một từ : Để đưa ra định nghĩa của một từ chỉ cần dùng tìm kiếm theo từ khóa: define:abc Ví dụ : define: Computer. G oogle sẽ đưa ra cho bạn kết quả định nghĩa về “Computer“ Điều này là thực sự cần thiết cho những ai bắt gặp 1 từ ngữ chuyên ngành nào đó và không nắm rõ rằng từ chuyên ngành đó có nghĩa là gì . 85 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Sử dụng các ký tự thay thế và kí tự ~ trong bộ từ khoá: 86 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Tận dụng chức năng Đã lưu trong bộ nhớ cache Nhiều trường hợp bạn tìm thấy kết quả cần tìm nhưng khi mở liên kết đến trang chứa thông tin cần thiết thì không mở được hoặc mở rất chậm. Bạn hãy dùng chức năng xem bản lưu của các trang tìm kiếm . Các trang tìm kiếm sử dụng hệ thống máy chủ riêng lưu trữ dữ liệu đảm bảo thông tin vẫn có thể được truy xuất ngay khi trang gốc chứa thông tin không còn tồn tại. Đặc biệt, tốc độ khi mở bằng chức năng này nhanh hơn so với mở trang gốc và những từ khoá bạn gõ sẽ được đánh dấu, rất dễ nhận ra . 87 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Tìm kiếm thông tin ở một trang duy nhất Trong trường hợp bạn có nhu cầu tìm thông tin chỉ ở một trang nào đó, bạn có thể áp dụng cú pháp với từ “site” theo thứ tự: từ khoá_site:têntrang. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin về iPhone trong phạm vi trang bạn gõ: “iphone site:www.pcworld.com.vn”. Hãy nhớ có một khoảng trống giữa từ khoá và toán tử “site”. Tìm kiếm ở một trang sẽ rất hữu ích khi bạn biết chắc thông tin mình cần ở trang nào, trong một diễn đàn hay một blog cụ thể . 88 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Tìm kiếm thông tin theo thời gian hay kết quả mới nhất Với nhiều người làm trong lĩnh vực truyền thông, cần liên tục tổng hợp tin, việc tìm tin theo thời gian hoặc tin tức mới nhất rất có ý nghĩa quan trọng. Khi có được kết quả tìm kiếm, bạn có thể lựa chọn các tính năng bổ sung (mới nhất, 24 giờ qua, tuần qua). 89 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet 90 Kỹ thuật tìm kiếm trên Internet Các trang trong nước http ://xalo.vn / http ://baamboo.com/ / Các trang nước ngoài www.google.com www.bing.com 91 Một số trang web tìm kiếm: Đọc giáo trình 92 Một số ví dụ tìm kiếm thông tin trên Internet Tìm hiểu vể các giao thức Tìm hiểu về một trang web bất kỳ. Yêu cầu xác định: Tên miền, địa chỉ IP Thông tin về máy chủ phục vụ Thực hành tạo và gửi email Tìm kiếm trên Web các tài liệu môn học 93 Bài tập chương 1 Gửi về: t hieuns.hvtc@gmail.com 94
File đính kèm:
- bai_giang_internet_va_thuong_mai_dien_tu.pptx