Bài giảng Giáo dục về biển đảo Việt Nam ở trường Tiểu học

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của giáo dục về biển đảo

Giới thiệu khái quát về Biển Đông và vùng biển nước ta, những vấn đề về mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, chiến lược, hình thức, phương pháp giáo dục về biển đảo trong giờ chính khóa và hoạt động ngoại khóa ở nhà trường phổ thông.

Phương pháp giáo dục về biển – đảo mà các tác giả trình bày ở đây là các phương pháp sư phạm tích cực, tương tác:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở,
- Phương pháp giải quyết vấn đề,
- Phương pháp thảo luận nhóm,
- Phương pháp đóng vai. Trong phần này, các tác giả giới thiệu các bài giáo dục về biển đảo có trong SGK Lịch sử và Địa lí 4, Lịch sử và Địa lí 5.
Mỗi bài đều có cấu trúc:

ppt 17 trang kimcuc 9180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục về biển đảo Việt Nam ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục về biển đảo Việt Nam ở trường Tiểu học

Bài giảng Giáo dục về biển đảo Việt Nam ở trường Tiểu học
GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM  Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÓC MÔN 
Tháng 10/2014 
Báo cáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Sương 
- Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng về biển và hải đảo (một bộ phận lãnh thổ của Tổ quốc), có ý thức và thái độ tích cực đối với vùng biển đảo, tài nguyên, môi trường biển, thiên tai thường gặp và cách phòng chống . 
- Giúp học sinh có ý thức trách nhiệm với biển cũng như tài nguyên, môi trường biển; có những hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu biết thêm về biển; nắm được vấn đề phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo theo hướng bền vững; từ đó, có ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 
Để thực hiện nhiệm vụ trên, giáo viên có thể sử dụng cuốn sách Giáo dục về biển – đảo Việt Nam dành cho giáo viên và học sinh Tiểu học để làm tư liệu tham khảo trong việc dạy – học chính khóa hoặc ngoại khóa. 
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của giáo dục về biển đảo 
Giới thiệu khái quát về Biển Đông và vùng biển nước ta, những vấn đề về mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, chiến lược, hình thức, phương pháp giáo dục về biển đảo trong giờ chính khóa và hoạt động ngoại khóa ở nhà trường phổ thông. 
Phương pháp giáo dục về biển – đảo mà các tác giả trình bày ở đây là các phương pháp sư phạm tích cực, tương tác: - Phương pháp đàm thoại gợi mở, - Phương pháp giải quyết vấn đề, - Phương pháp thảo luận nhóm, - Phương pháp đóng vai . 
Trong phần này, các tác giả giới thiệu các bài giáo dục về biển đảo có trong SGK Lịch sử và Địa lí 4, Lịch sử và Địa lí 5.  Mỗi bài đều có cấu trúc: 
Mục tiêu giáo dục về biển đảo, II. Kiến thức cơ bản, 
III. Câu hỏi và bài tập, IV. Tư liệu tham khảo. 
Đây là những bài gợi ý giúp giáo viên Tiểu học tổ chức hoạt động giáo dục về biển đảo. Ví dụ: Ở SGK Địa lí lớp 4 và lớp 5, những bài có nhiều cơ hội để giáo dục về biển đảo Việt Nam là: 
Vũng Rô, tỉnh Phú Yên. 
Canh giữ biển đảo. 
Trần Thùy Linh – 10 tuổi – Tp. Hồ Chí Minh. 
“Em đi thăm Trường Sa”. 
Trần Thanh Yến Nhi 11 tuổi – Nhà Thiếu nhi Khánh Hòa 
 Sáng 15-5-2014, Trường Tiểu học Hạ Long, TP.Vũng Tàu tổ chức lễ mít tinh với chủ đề “Trường Tiểu học Hạ Long với biển đảo quê hương”. Học sinh xếp hình bản đồ Việt Nam có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: 
HS Tiểu học & Trung học cơ sở TP. Đà Nẵng tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Cuộc thi thiết kế mô hình với chủ đề “Hoàng Sa – Trường Sa trong trái tim chúng em”. 
PHẦN THỨ 2GIẢNG DẠY KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG: 
1. Kĩ năng là gì 
	 Kĩ năng là khả năng thực hiện một công việc trong những hoàn cảnh nhất định có hiệu quả gấp nhiều lần người không có kĩ năng, từ đó tạo ra năng suất vượt trội. 
2. Kĩ năng sống là gì? 
 	Theo một số tổ chức thế giới, kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Bản chất của kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng phó phù hợp và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. 
	Kĩ năng sống nói chung bao gồm các kĩ năng chủ yếu như: Kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, 
	II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH: 
	Kĩ năng sống có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển hoàn thiện nhân cách của một con người. Nếu được trang bị kĩ năng sống đầy đủ thì học sinh sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và biết hòa nhập với môi trường xung quanh để sinh tồn, để học tập và phát triển theo hướng học để biết, học để làm việc, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. 
	III. GIẢNG DẠY KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC: 
	1. Nguyên tắc dạy thực hành kĩ năng sống: 
	Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải trên cơ sở lấy năng lực cụ thể và hoạt động tích cực của học sinh làm trung tâm, thông qua các hoạt động tương tác với người khác và trải nghiệm với các tình huống thực tế theo quan hệ đa chiều với nhiều hình thức khác nhau: 
	Thảo luận nhóm (đội, tổ) 
	Đóng vai 
	Tham gia trò chơi 
	Trả lời câu hỏi 
	Thực hành, luyện tập 
	2. Hướng dẫn giảng dạy Thực hành kĩ năng sống: 
	 Theo bộ sách Thực hành kĩ năng sống dùng cho học sinh Tiểu học, được biên soạn theo 5 khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các kĩ năng và hướng dẫn cách thực hành những kĩ năng đó một cách thành thạo, đó là những kĩ năng thiết thực, phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, như các nhóm kĩ năng phát triển bản thân, quan hệ bạn bè, ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội 
	3. Một số điểm cần lưu ý khi giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học: 
	Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm bước đầu giúp các em hình thành và rèn luyện các kĩ năng cần thiết, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giúp các em biết tự nhìn nhận bản thân để tự tin, biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ như: gia đình, thầy cô, bạn bè; biết sống chủ động tích cực trong điều kiện cụ thể, thực tế mình đang sống. 
	 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và ở bất cứ giờ học nào, môn học nào. 
	Giáo viên có thể bố trí sắp xếp dạy trong buổi thứ 2 đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày, hoặc đưa vào dạy ở các giờ ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, 
	Ngoài ra, khi giảng dạy các môn học chính khóa, giáo viên có thể sử dụng, khai thác nội dung bài học trong sách Thực hành kĩ năng sống để đưa vào nội dung bài giảng theo phương pháp tích hợp ở các môn học. 
	 Việc đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống có thể dựa trên một số phương pháp, xem đó như là những công cụ để đánh giá như: 
	Trả lời câu hỏi 
	Trắc nghiệm 
	Trình bày một vấn đề 
	Trao đổi 
	Đóng vai 
	. 
Chúc các bạn thành công 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_ve_bien_dao_viet_nam_o_truong_tieu_hoc.ppt