Bài giảng Di tích và thắng cảnh ở Việt Nam
Di tích lịch sử, di tích văn hoá, di tích cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến
trúc nghệ thuật
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di
tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ
Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ.
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích
lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi, Lam Kinh, đền Đồng Nhân.
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích chiến
thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Di tích và thắng cảnh ở Việt Nam
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA QUỐC TẾ HỌC BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH Ở VIỆT NAM (Tài liệu dùng cho sinh viên người nước ngoài Chuyên ngành: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam) Biên soạn: Nguyễn Ngọc Chinh (Lưu hành nội bộ) Đà Nẵng, tháng 11 năm 2015 2 Lời nói đầu Tập bài giảng cho học phần “Di tích và thắng cảnh ở Việt Nam” là tập bài giảng bao gồm 8 bài được giảng dạy bao gồm lý thuyết, thảo luận và đi thực tế trong 30 tiết (2 tín chỉ), gồm: Dẫn nhập - 4 tiết; Đặc điểm và vai trò của hệ thống di tích, danh thắng Việt Nam - 4 tiết; Hệ biểu tượng trong hệ thống di tích danh thắng Việt Nam - 4 tiết; Một số di tích danh thắng tiêu biểu Bắc bộ - 4 tiết; Một số di tích danh thắng tiêu biểu Trung bộ - 4 tiết; Một số di tích danh thắng tiêu biểu Nam bộ - 2 tiết; Một số di tích danh thắng tiêu biểu của Đà Nẵng - Quảng Nam - 2 tiết; Giải pháp bảo tồn và phát triển di tích danh thắng - 2 tiết; và Ôn tập thảo luận - 4 tiết. Mỗi bài, ngoài phần lý thuyết, còn có phần bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học. Đây là tập bài giảng được tích lũy, bổ sung và điều chỉnh qua quá trình lên lớp, giảng dạy sinh viên ngành Tiếng Việt và Văn hóa học các khóa 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012. Trong quá trình biên tập chắc hẳn còn những thiếu sót và sẽ được hiệu chỉnh trong những lần tiếp theo. Người biên soạn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh 3 MỤC LỤC Dẫn nhập 4 Đặc điểm và vai trò của hệ thống di tích, danh thắng Việt Nam 10 Hệ biểu tượng trong hệ thống di tích danh thắng Việt Nam 20 Một số di tích danh thắng tiêu biểu Bắc bộ 29 Một số di tích danh thắng tiêu biểu Trung bộ 46 Một số di tích danh thắng tiêu biểu Nam bộ 51 Một số di tích danh thắng tiêu biểu của Đà Nẵng – Quảng Nam 55 Giải pháp bảo tồn và phát triển di tích danh thắng 96 Tài liệu tham khảo 124 4 Bài 1 (4 tiết) DẪN NHẬP 1.Di tích là gì Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử Di tích: Cái của thời xưa còn để lại (tr 246, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 1997) 2.Di tích lịch sử, di tích văn hoá, di tích cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi, Lam Kinh, đền Đồng Nhân... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó... Năm 2014, ở Việt Nam có hơn 32.839 di tích, trong đó hơn 3.591 di tích quốc gia, 4.404 di tích cấp tỉnh. Trong số di tích cấp quóc gia có 62 di tích đặc biệt, 8 di sản thế giới. Di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt. Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người 5 Xưa, thánh địa Mỹ Sơn. Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1,3% các di tích được xếp hạng. Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo,... Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng. 3.Thắng cảnh là gì Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 3 danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha. Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như vịnh Hạ Long, cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng. Ở mỗi quốc gia, cùng với những di tích lịch sử - văn hóa, không nhiều thì ít, còn những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban tặng, đó là các danh lam thắng cảnh. Về cụm từ danh lam thắng cảnh, trước hết, chữ lam được gọi rút gọn từ chữ tăng già lam, hoặc tịnh lam, có nghĩa là ngôi chùa. Ở thời Lý, các ngôi chùa được phân ra làm ba hạng: Đại danh lam (chùa nổi tiếng nhất), trung danh lam (chùa nổi tiếng vừa) và tiểu danh lam (chùa ít nổi tiếng). Cũng ở thời Lý, nơi nào có núi cao, cảnh đẹp, thường được dựng chùa thờ phật. Từ đó hình thành nên khái niệm danh lam thắng cảnh, như vậy danh lam thắng cảnh là nơi có cảnh đẹp và chùa nổi tiếng. Cho đến nay, phần lớn các danh lam thắng cảnh ở nước ta đều có chùa thờ phật. 4.Di tích và thắng cảnh trên thế giới và ở Việt Nam 4.1.Di tích và thắng cảnh ở Việt Nam Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành: Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh. 6 Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) quyết định xếp hạng di tích quốc gia. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới. Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên , Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền Hùng. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó. 4.2.Thống kê di tích Việt Nam theo địa phương STT Tên tỉnh Số di tích Quốc gia Số di tích cấp tỉnh Tổng di tích Thời gian cập nhật Ghi chú 1 An Giang 26 46 1198 2010 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 31 14 150 2014 3 Bạc Liêu 10 35 130 2014 4 Bắc Giang 99 539 2237 2014 5 Bắc Kạn 12 33 160 2014 6 Bắc Ninh 197 226 1259 2014 7 Bến Tre 15 22 2015 8 Bình Dương 12 38 500 2015 9 Bình Định 33 50 231 2008 10 Bình Phước 9 3 12 2009 11 Bình Thuận 24 20 300 2012 12 Cà Mau 9 17 2015 13 Cao Bằng 26 36 226 2008 7 STT Tên tỉnh Số di tích Quốc gia Số di tích cấp tỉnh Tổng di tích Thời gian cập nhật Ghi chú 14 Cần Thơ 4 16 20 2009 15 Đà Nẵng 16 37 200 2011 16 Đăk Lăk 12 4 58 2012 17 Đăk Nông 9 1 2014 18 Điện Biên 7 10 2014 19 Đồng Nai 27 19 1800 2013 20 Đồng Tháp 13 50 91 2015 21 Gia Lai 13 3 30 2009 22 Hà Giang 15 2 36 2010 23 Hà Nam 69 54 1784 2010 24 Hà Nội 1196 1156 5175 2015 25 Hà Tĩnh 75 393 500 2015 26 Hải Dương 146 89 1098 2009 27 Hải Phòng 110 208 236 2009 28 Hậu Giang 9 6 188 2015 29 Hòa Bình 41 27 295 2015 30 Hưng Yên 159 88 1210 2010 31 Khánh Hòa 13 98 1091 2009 32 Kiên Giang 22 13 200 2009 33 Kon Tum 5 8 2014 34 Lai Châu 4 14 2014 35 Lạng Sơn 23 95 581 2013 36 Lào Cai 15 11 50 2015 37 Lâm Đồng 20 10 2013 38 Long An 16 65 186 2009 39 Nam Định 74 125 1655 2010 40 Nghệ An 50 70 1000 2010 41 Ninh Bình 103 235 1879 2015 42 Ninh Thuận 14 27 233 2014 43 Phú Thọ 73 218 1372 2014 44 Phú Yên 18 21 2014 45 Quảng Bình 45 34 150 2010 8 STT Tên tỉnh Số di tích Quốc gia Số di tích cấp tỉnh Tổng di tích Thời gian cập nhật Ghi chú 46 Quảng Nam 60 300 500 2015 47 Quảng Ngãi 28 76 199 2014 48 Quảng Ninh 60 44 626 2010 49 Quảng Trị 29 160 489 2010 50 Sóc Trăng 8 22 300 2010 51 Sơn La 11 34 64 2010 52 Tây Ninh 22 54 365 2010 53 Thái Bình 91 349 1400 2007 54 Thái Nguyên 36 70 780 2010 55 Thanh Hóa 136 441 1535 2009 56 Thừa Thiên - Huế 32 88 902 2010 57 Tiền Giang 20 86 106 2010 58 TP. Hồ Chí Minh 54 91 400 2010 59 Trà Vinh 12 16 533 2015 60 Tuyên Quang 88 55 498 2010 61 Vĩnh Long 10 36 450 2014 62 Vĩnh Phúc 65 222 1264 2010 63 Yên Bái 10 34 500 2013 CỘNG 4.3.Thống kê theo loại di tích Di tích là chùa: Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tới 2015, cả nước hiện có 14.775 ngôi chùa và 44.498 vị tăng, ni. Di tích thời Hùng Vương: Theo thống kê của Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2010, Việt Nam có 1417 di tích thời vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương như Sơn Tinh, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, ... Riêng địa bàn 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã có trên 600 nơi thờ. 4.3.Bảo tồn di tích Vấn đề bảo tồn di tích và kinh phí bảo tồn thường gây tranh luận tại Việt Nam. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Nhiều di tích như Thác Voi, Thác Liên Khương, Công ty cổ phần khai thác chỉ rào thác, kinh doanh bán vé thu tiền vào cổng mà không tu bổ và đến 9 cuối năm 2007 thì rao sang nhượng dự án, kiếm lời thêm 3 tỷ đồng. Thành nhà Hồ bị Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tôn tạo "không đúng cách" và vá víu. Theo ý kiến của các chuyên gia Đức thuộc tổ chức Dự án bảo tồn, trùng tu và đào tạo Đức (GCREP) : "Ở Việt Nam, với những di tích bị hư hại nhiều, người ta thường bỏ đi và xây lại mới. Còn theo kinh nghiệm của chúng tôi, không phải cái gì cũng cần tu tạo lại 100%, có những thứ không tu tạo được thì giữ nguyên". 4.4.Di tích và thắng cảnh thế giới Di sản văn hoá thế giới: - Các tiêu chuẩn của văn hoá thế giới (6 tiêu chuẩn). + Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người. + Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. + Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã bị biến mất. + Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa. + Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà truyền thống nói lên được một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không thể cưỡng lại được. + Có mối quan hệ trực tiếp với sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. - Nhìn chung, các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá một dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Hết năm 2014, trên toàn thế giới Hội đồng di sản thế giới đã công nhận được 1007 di sản ở trên 157 quốc gia, trong đó 779 là di sản văn hóa, 197 – di sản tự nhiên, 31 – hỗn hợp (vừa văn hóa vừa tự nhiên). Nước ta có 8 di sản thế giới, trong đó có 5 di sản văn hoá gồm cố đô Huế (công nhận năm 1993), tháp Chàm Mỹ Sơn (1999), đô thị cổ Hội An (1999) nhã nhạc cung đình Huế (2003), cồng chiêng Tây Nguyên (2005), 2 di sản tự nhiên gồm vịnh Hạ Long (1994) và Phong Nha – Kẻ Bàng (2003) và 1 di sản hỗn hợp là Quần thể danh thắng Tràng An. Trong số các di sản thế giới phải kể tới 7 kỳ quan do bàn tay khối óc con người tạo ra tập trung ở những nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là 7 kỳ quan kỳ diệu được khắc mốc ghi tên từ thế kỷ VI sau công nguyên, như những chứng tích điển hình. Cụ thể là: 1. Kim tự tháp Ai Cập. 10 2. Vườn treo Babilon (Irắc). 3. Tượng khổng lồ Hêliốt trên đảo Rốt (Hy lạp). 4. Lăng mộ vua Môdôn ở Halicacnasơ (Thổ Nhĩ Kỳ). 5. Đền thờ nữ thần Actêmis ở Ephedo (Thổ Nhĩ Kỳ). 6. Tượng thần Rớt trong ngôi đền tại Olympia (Hy Lạp). 7. Ngọn hải đăng ở Alêcxanđria (Ai Cập). Trong 7 kỳ quan trên, chỉ còn kim tự tháp Ai Cập là vẫn tồn tại. 5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của di tích và danh thắng - Gắn với địa điểm, quá trình dựng nước và giữa nước: khu di tích Đền Hùng; - Gắn với thân thế, sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa: Kim Liên (Nghệ An), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Chí Linh-Hải Dương); - Gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của cách mạng, kháng chiến: ATK Tân Trào, Định Hóa, Điện Biên Phủ, Địa đạo Vịnh Mốc, Căn cứ Trung ương cục miền Nam; - Gắn phát triển lịch sử tộc người, quốc gia, dân tộc: Núi Đọ (Thanh Hóa), thành Thăng Long; - Gắn với giai đoạn lịch sử: di tích Cố đô Huế. Câu hỏi Bài 1 1. Di tích là gì? 2. Thắng cảnh là gì ? 3. Khái niệm di sản ? Di sản văn hóa ? Di sản thiên nhiên ? 4. Thành tố di sản văn hóa là gì ? ... dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa. Ngày nay, thương hiệu du lịch quốc gia trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của đất nước một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch ấn tượng "Impressive Vietnam" trên thị trường quốc tế. Do vậy, việc xây dựng văn hóa giao tiếp, tạo thương hiệu cho khách du lịch đến tham quan các di sản văn hóa là việc làm cần thiết. Để tạo thương hiệu cho mình, nhiều năm qua Hội An đã tập trung tổ chức các sự kiện quốc tế như tổ chức cuộc thi Hoa Hậu, hay Hội nghị APEC... Khi có sự chuẩn bị tốt và công tác truyền thông được đẩy mạnh thì thương hiệu du lịch Hội An sẽ được nhiều nước trên thế giới biết đến. Đây là hoạt động không thể thiếu trong việc quảng bá thương hiệu du lịch và các cơ sở. Một điều đáng mừng là chính quyền thành phố rất quan tâm đến việc huy động lực lượng, công tác chuẩn bị, xem đây là hoạt động để quảng bá thương hiệu và các doanh nghiệp cũng đã trang bị khá tốt công tác đưa đón, thu hút khách du lịch. Vừa qua, Liên hoan và Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ nhất do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam và Tổ chức Liên minh văn hóa (Interkultur – Đức) phối hợp tổ chức tại Di sản văn hóa thế giới Hội An (Quảng Nam) từ ngày 16/3 đến 20/3 là cơ hội tốt để Hội An quảng bá, nâng cao thương hiệu, vị thế du lịch của Việt Nam với bạn bè quốc tế 109 Thực tế việc tổ chức các sự kiện quốc tế tại Hội An đã đưa lại những hiệu ứng tích cực, góp phần đẩy mạnh thương hiệu, phát triển du lịch Hội An. Vừa qua tạp chí du lịch Wanderlust bình chọn Hội An xếp thứ 2 trong Top 10 thành phố du lịch tốt nhất năm 2011. Ở Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã quảng bá “Sắc màu du lịch Đà Nẵng” tại Hà Nội vào ngày 16/2 và tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/2/2012 cũng nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cũng như các nhà đầu tư vào du lịch Đà Nẵng. Năm 2012, tại Đà Nẵng có tới 34 sự kiện lớn trải rộng trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra liên tục trong suốt năm. Đây là một trong những hoạt động thường niên nhằm quảng bá du lịch trong chương trình xúc tiến du lịch của thành phố biển. Tuy nhiên, nổi bật nhất phải kể đến Cuộc trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012, ở hai bên bờ sông Hàn vào ngày 29 - 30/4, hội tụ bốn nhà vô địch các năm đến từ Italy, Pháp, Trung Quốc, Canada cùng với đại diện đội chủ nhà Việt Nam là Đà Nẵng; Cuộc thi Dù bay quốc tế Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5/2012; hay việc khai trương khu giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á; giới thiệu các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng; các sản phẩm du lịch mới của Đà Nẵng, như: suối tắm khoáng nóng Phước Nhơn, chương trình ca nhạc đường phố, khám phá Đà Nẵng bằng trực thăng; Đà Nẵng nằm ở trung điểm của các di sản thế giới như Cố đô Huế - phố cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn. Bên cạnh đó thành phố Đà Nẵng còn có lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang đồng bộ, hiện đại với các cảng biển, sân bay quốc tế lớn, là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Vì vậy, không phải riêng năm nay sự kết nối giữa Đà Nẵng và các tỉnh lân cận có di sản mới được chú ý mà từ lâu đã có sự hợp tác rất tốt trong vấn đề cùng quảng bá các sản phẩm du lịch của các địa phương nhằm thu hút du khách đến với Đà Nẵng nói riêng và Con đường di sản miên Trung nói chung. Theo thống kê của ngành du lịch Quảng Nam, trong 6 năm qua (2005-2011), với nỗ lực quảng bá xúc tiến đầu tư, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành đạt từ 30-35%. Tổng lượng khách năm 2011 dự báo đạt trên 2,48 triệu lượt khách, gấp 1,8 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, ngành du lịch cũng thừa nhận vẫn còn quá nhiều hạn chế như: Công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức. Không có các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch Quảng Nam một cách quy mô, thường xuyên nên chưa thể có được một chiến lược quảng bá xúc tiến dài hạn. Có thể nói, trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn 110 thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Như vậy, có thể nói du lịch là một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Vì vậy, luôn có hai mục tiêu song trùng đối với ngành du lịch, đó là quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Ngày nay, thương hiệu đã và đang trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của một quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất. Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch cũng như với các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác. Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế trên thị trường quốc tế. Để thu hút khách du lịch, các nước quan tâm phát triển du lịch đều phải chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia trên thị trường du lịch thế giới và khu vực. Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còn bao gồm các yếu tố vụ hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ du lịch. Thương hiệu luôn luôn là hỗn hợp của tất cả các yếu tố này trong mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tạo dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch. Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục, liên quan tới điểm đến du lịch. Mục tiêu là để nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất. Hơn nữa, thương hiệu được sử dụng để chào bán những giá trị độc đáo này tới khách du lịch tiềm năng. Tạo dựng thương hiệu điểm đến du lịch có thể giảm rủi ro cho khách du lịch khi quyết định lựa chọn địa điểm du lịch cho kỳ nghỉ của họ. Khách du lịch cảm thấy tin tưởng với một thương hiệu mạnh vì nó cung cấp kiến thức, thông tin, an ninh và sự chắc chắn. 111 Tuy nhiên, ý tưởng để tạo dựng thành công một thương hiệu điểm đến du lịch đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và mất nhiều năm, như: thời gian qua, Quảng nam đã tạo được thương hiệu: Quảng Nam – con đường di sản và Đà Nẵng đã tạo được thương hiệu: Lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế hằng nămđã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham dự.. Thương hiệu điểm đến không chỉ tạo ra mà còn khuếch trương quảng bá những gì một đất nước, một vùng hoặc một thành phố đã cung cấp rồi. Để thành công, thương hiệu điểm đến cần phải độc đáo và khác biệt. Nếu một nước, một khu vực hoặc một điểm du lịch liên quan khác có các sản phẩm tương tự rồi thì sức mạnh của thương hiệu nhanh chóng biến mất. Vì vậy, luôn luôn phải chú ý tới đối thủ cạnh tranh nâng cao vị thế của họ như thế nào để xây dựng thương hiệu cho phù hợp. Nước ta có tiềm năng to lớn về du lịch, tuy nhiên đến nay, ngành du lịch VN vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch Việt Nam mang tầm vóc thương hiệu du lịch quốc gia. Điều cơ bản nhất mà du lịch Việt Nam đang thiếu là tính chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch: từ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển đến siêu thị, cửa hàng lưu niệm và các điểm du lịch. Công tác quảng bá du lịch của Du lịch Việt Nam vẫn chưa được quan tâm thực sự và thiếu chuyên nghiệp. Du lịch Việt Nam vẫn ít được thế giới biết đến, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa tạo được lòng tin cho du khách. Thực tế cho thấy, có những điểm du lịch được giới thiệu như là thiên đường nghỉ ngơi, trong các ấn phẩm du lịch, sách hướng dẫn du lịch, trên trang web nhưng khi du khách đến sân bay, họ đó vấp phải không ít khó chịu như cơ sở hạ tầng sân bay còn lạc hậu, lái xe taxi tranh giành lừa đảo khách, môi trường bị ô nhiễm, kinh doanh chộp giật, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đúng như quảng cáo và nhiều hạn chế khác. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đó bắt đầu quan tâm xây dựng và củng cố thương hiệu và thường đầu tư từ 1-5% doanh thu cho xây dựng và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiện của các doanh nghiệp du lịch hiện nay còn gặp khó khăn nhiều về nhân lực, tài chính, giá dịch vụ, tình trạng vi phạm bản quyền còng như cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính. Nhiều doanh nghiệp còng chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh còng như nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường để thu hút khách du lịch. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn đang ở thế yếu về năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch do thương hiệu của doanh nghiệp chưa được biết đến trên thị trường khu vực và thế giới. 112 Để có được một thương hiệu du lịch quốc gia tầm cỡ, ngành Du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng phải đóng vai trò hiệu quả hơn nữa để tạo sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch, từ đó, vạch ra chiến lược tạo dựng và quảng bá thương hiệu du lịch. Điều quan trọng nhất hiện nay phải là chấn chỉnh ngay tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch hiện đang trở thành vấn nạn phổ biến ở nhiều điểm du lịch. Đối với Đà Nẵng hiện được coi là một điểm đến an toàn, thân thiện nhưng như vậy vẫn chưa đủ. An toàn thật sự phải là làm cho khách du lịch cảm giác được tự do, thanh thản và thoải mái ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên đẹp và khám phá kho tàng văn hoá đa dạng và đặc sắc của thành phố, mà không phải băn khoăn về những chuyện rắc rối gây ra bởi đội ngũ làm du lịch nghiệp dư hay những người bán hàng rong, chèo kéo khách. Phải làm thế nào để thúc đẩy và khích lệ mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch ở địa phương kinh doanh lành mạnh, văn minh và biết tôn trọng khách du lịch thật sự. Ngày nay, mọi khu vực hoặc điểm đến du lịch đều có các khách sạn cao cấp, các điểm du lịch hấp dẫn và đều khẳng định có các di sản văn hoá độc đáo, có người dân giàu lòng mến khách và có ngành công nghiệp du lịch quan tâm tới khách du lịch nhất. Dịch vụ và tiện nghi gần như không có sự khác biệt nhiều. Vì vậy, các điểm đến khác nhau cần tạo ra điều gì đó độc đáo và khác biệt với tất cả các điểm đến khác. Do đó, trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, tạo ra sự độc đáo và khác biệt là cần thiết hơn bao giờ hết. Nó thực sự trở thành cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của một điểm đến du lịch. Đã đến lúc chúng ta cần tìm ra điểm khác biệt để tạo dựng thương hiệu cho Du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam. Việc tạo ra hình ảnh khác biệt, sẽ giúp địa phương có sự khác biệt và cạnh tranh được với các địa phương khác của cả nước. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu để thu hút khách du lịch, việc xây dựng một thương hiệu du lịch có ý nghĩa to lớn. Để xây dựng và quảng bá thành công thương hiệu du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng trên thị trường du lịch trong nước và khu vực, làm cho khách du lịch trên toàn cầu có ấn tượng đặc biệt về thương hiệu Du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng, ngành Du lịch các địa phương cần thực hiện một số chủ trương và biện pháp sau: Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng nằm trong Chiến lược marketing du lịch Việt Nam. Xây dựng hình ảnh du lịch của địa phương dựa trên nền tảng văn hoá và tiềm năng văn hóa, thiên nhiên đa dạng của Quảng Nam và Đà Nẵng để khẳng định thương hiệu của du lịch. Thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng và hình thành mạng lưới trung tâm thông tin du lịch tại các thành phố, trung tâm du lịch lớn ở trong nước để thúc đẩy quảng bá thương hiệu du lịch. 113 Thúc đẩy quảng bá thương hiệu du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng ở nước ngoài thông qua sự hiện diện thường xuyên của du lịch Việt Nam tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế có tính chuyên nghiệp cao và sự hợp tác chặt chẽ của Du lịch Việt Nam với hàng không Việt Nam. Huy động mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động tiếp thị, xúc tiến một hình ảnh mới, năng động và đầy sức bật của Đà Nẵng và Quảng Nam để khẳng định vị thế của thương hiệu du lịch của địa phương trên thị trường du lịch trong nước, khu vực và toàn cầu. Câu hỏi Bài 8 1. Hãy nêu và phân tích các giải pháp về quản lý bảo tồn và phát triển di tích thắng cảnh? 2. Hãy nêu và phân tích các giải pháp về chuyên môn bảo tồn và phát triển di tích thắng cảnh? 114 TAI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992. 2. Nguyễn Ngọc Chinh, Xây dựng mô hình và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển di tích lịch sử văn hoá Quảng Nam – Đà Nẵng để phát triển du lịch, đề tài KH&CN cấp Bộ, MS: B2010-ĐN01-23. 3. Ngô Văn Doanh, Thánh địa Mỹ Sơn, Nxb Trẻ, 2003. 4. Phan Tiến Dũng và cộng sự, Huế thành phố du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, 1997. 5. Nguyễn Quang Hà, Sổ tay địa danh các tỉnh Trung Trung bộ, Nxb Giáo dục, H, 1996. 6. Hà Nội - di tích và văn vật, Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, 1997. 7. Quảng Nam - Đà Nẵng, Di tích và thắng cảnh, Sở Văn hoá TT Quảng Nam-ĐN, nxb Đà Nẵng, 1998. 8. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự, , Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1993. 9. Hoàng Thiếu Sơn, , Việt Nam non xanh nước biếc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991. 10. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H., 1997. --------------------*****-------------------- Đà Nẵng, tháng 11 năm 2015
File đính kèm:
- bai_giang_di_tich_va_thang_canh_o_viet_nam.pdf