Ðánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn Geosites vùng Hà Tiên – Kiên Lương

Sự ña dạng ñịa học ñã tạo cho khu vực Hà Tiên – Kiên Lương những geosite có giá

trị về khoa học, kinh tế, xã hội, giáo dục và mỹ quan. Một số geosite cảnh quan là danh thắng quốc gia,

ñang ñược khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nhiều geosite ñang bị suy thoái bởi các tác ñộng tự

nhiên và con người. Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp khảo sát thực ñịa, ñiều tra nhanh bằng

phiếu phỏng vấn, tham khảo chuyên gia và kinh nghiệm các nước ñể ñánh giá hiện trạng công tác quản

lý, bảo tồn tại 5 geosite nổi tiếng gồm: Mũi Nai, Thạch ðộng, Núi ðá Dựng, Hòn Chông và Moso. Kết

quả nghiên cứu ñã ñề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý xoay quanh 6 khía cạnh: mô hình

quản lý, chính sách quy ñịnh, kế hoạch tài chính, tham vấn cộng ñồng, giáo dục tuyên truyền và ñối tác

hợp tác.

pdf 13 trang kimcuc 6440
Bạn đang xem tài liệu "Ðánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn Geosites vùng Hà Tiên – Kiên Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ðánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn Geosites vùng Hà Tiên – Kiên Lương

Ðánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn Geosites vùng Hà Tiên – Kiên Lương
Science & Technology Development, Vol 14, No.M4- 2011 
Trang 62 
ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN 
GEOSITES VÙNG HÀ TIÊN – KIÊN LƯƠNG 
Nguyễn Trường Ngân (1), Hà Quang Hải (2), Trần Công Thành (2) 
(1) Trường ðại học Bách Khoa, ðHQG-HCM 
(2) Trường ðại học Khoa học Tự nhiên, ðHQG-HCM 
(Bài nhận ngày 21 tháng 03 năm 2011, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 14 tháng 09 năm 2011) 
TÓM TẮT: Sự ña dạng ñịa học ñã tạo cho khu vực Hà Tiên – Kiên Lương những geosite có giá 
trị về khoa học, kinh tế, xã hội, giáo dục và mỹ quan. Một số geosite cảnh quan là danh thắng quốc gia, 
ñang ñược khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nhiều geosite ñang bị suy thoái bởi các tác ñộng tự 
nhiên và con người. Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp khảo sát thực ñịa, ñiều tra nhanh bằng 
phiếu phỏng vấn, tham khảo chuyên gia và kinh nghiệm các nước ñể ñánh giá hiện trạng công tác quản 
lý, bảo tồn tại 5 geosite nổi tiếng gồm: Mũi Nai, Thạch ðộng, Núi ðá Dựng, Hòn Chông và Moso. Kết 
quả nghiên cứu ñã ñề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý xoay quanh 6 khía cạnh: mô hình 
quản lý, chính sách quy ñịnh, kế hoạch tài chính, tham vấn cộng ñồng, giáo dục tuyên truyền và ñối tác 
hợp tác. 
Từ khóa: ña dạng ñịa học, ñịa quyển, bảo tồn, cảnh quan, Geosite, Hà Tiên, Kiên Lương. 
1. GIỚI THIỆU 
Hà Tiên – Kiên Lương, vùng ñất Tây Nam 
của Việt Nam, ñược thiên nhiên ban tặng nhiều 
thắng cảnh biển, núi, ñảo và ñồng bằng ñẹp bậc 
nhất ðồng bằng Sông Cửu Long. 
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh 
Kiên Giang, trong tổng số 83 tài nguyên ñang 
khai thác cho hoạt ñộng du lịch của tỉnh thì khu 
vực Hà Tiên – Kiên Lương chiếm ñến 30 
(chiếm 36,13%). Khu vực này còn có 29 tài 
nguyên khác có tiềm năng khai thác cho du lịch 
[6]. 
Kết quả phân loại geosite khu vực Hà Tiên - 
Kiên Lương (Hà Quang Hải, 2009), trong khu 
vực có 46 geosite có giá trị thuộc các nhóm ðịa 
tầng, Kiến tạo, Bờ biển, Karst và Cảnh quan 
[5]. Năm geosite nổi tiếng trong số ñó: Mũi 
Nai, Thạch ðộng, ðá Dựng, Chùa Hang và 
Moso (hình 1) ñược chọn cho nghiên cứu này. 
Quá trình khảo sát cho thấy công tác quản lý 
và bảo tồn tại các geosite còn nhiều hạn chế. 
ðể nâng cao hiệu quả công tác này, nhóm tác 
giả ñề xuất các giải pháp về mô hình quản lý, 
chính sách quy ñịnh, kế hoạch tài chính, tham 
vấn cộng ñồng, giáo dục tuyên truyền và ñối 
tác hợp tác. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M4- 2011 
 Trang 63 
Hình 1. Bản ñồ vị trí các geosite khảo sát 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Khảo sát thực ñịa 
Kết quả của khảo sát thực ñịa sẽ là cơ sở cho 
việc chọn ñịa ñiểm nghiên cứu chi tiết và thiết 
kế phiếu khảo sát. 
Công tác khảo sát thực ñịa tiến hành trong 2 
ñợt: ñợt 1 từ ngày 09 ñến 14/8/2009; ñợt 2 từ 
ngày 25 ñến 30/8/2009 tại 38 geosite vùng Hà 
Tiên – Kiên Lương. Lựa chọn các ñịa ñiểm 
nghiên cứu chi tiết căn cứ vào các tiêu chí như: 
tính ñại diện, có giá trị cao, ñã có hoạt ñộng 
quản lý bảo tồn và ñang chịu tác ñộng mạnh 
của con người. 
2.2. ðiều tra nhanh bằng phiếu câu hỏi 
ðiều tra theo hình thức phỏng vấn cá nhân 
trực tiếp ba ñối tượng: người dân, khách du lịch 
và nhân viên quản lý. Phương pháp này thu 
thập thông tin nhanh hơn, có thể mở rộng vấn 
ñề nhờ các câu hỏi mở, người phỏng vấn dễ 
kiểm soát cuộc phỏng vấn hơn [17]. 
Tổng số phiếu ñiều tra trong khu vực nghiên 
cứu là 100 phiếu. Các nội dung phỏng vấn bao 
gồm: (1) Phần thông tin nền, (2) Phần nhận biết 
chung về các ñiểm geosite (giá trị, tác ñộng) và 
(3) Công tác quản lý bảo tồn. 
2.3. Tham khảo chuyên gia và kinh 
nghiệm các nước 
Công tác quản lý bảo tồn geosite ở nước ta 
chưa ñược ñặt ra, vì vậy nghiên cứu này chủ 
yếu tham khảo kiến thức chuyên gia trong và 
ngoài nước cũng như các tài liệu, kinh nghiệm 
bảo tồn geosite của các nước Anh, Mỹ, Canada, 
Hong Kong, Tasmanian và Serbia. 
Theo IUCN [7], cấu trúc một hệ thống quản 
lý tài nguyên bao gồm các thành phần như sau: 
Science & Technology Development, Vol 14, No.M4- 2011 
Trang 64 
Hình 3. Cấu trúc một hệ thống quản lý tài nguyên (Nguồn: IUCN, 2008 [7]) 
Hai thành phần ñược các chuyên gia ñánh giá quan trọng nhất trong hệ thống này là (1) Mô hình quản 
lý và (2) Chính sách tài chính. 
(1) Mô hình quản lý 
Hình 2. Các mô hình quản lý tài nguyên (Nguồn: P. McConney, 2003 [11]) 
(2) Kế hoạch tài chính: IUCN [7] chỉ ra 
rằng yếu tố tài chính quyết ñịnh sự thành công 
của một chương trình quản lý tài nguyên. Tài 
chính bền vững nghĩa là một tỷ lệ nhất ñịnh 
kinh phí chi cho các hoạt ñộng quản lý và bảo 
tồn phải do chính tài nguyên ñó sinh ra. Muốn 
thế, ñưa tài nguyên vào kinh doanh phát triển 
du lịch là giải pháp hiệu quả nhất. 
3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BẢO TỒN 
GEOSITES 
Nhóm tác giả dựa vào cấu trúc hệ thống quản 
lý tài nguyên theo IUCN ñể phân tích, ñánh giá 
hiện trạng quản lý bảo tồn tại 5 ñiểm geosite ñã 
chọn. 
3.1. Mô hình quản lý 
Mô hình do nhà nước quản lý ñang ñược áp 
dụng tại 4 trong tổng số 5 geosite khảo sát, một 
số ñiểm kết hợp giữa nhà nước với nhà chùa 
hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Hang Moso 
hiện ñang ñược người dân quản lý tự phát. 
Quản lý dựa vào Chính phủ 
Quản lý dựa vào Cộng ñồng 
Viên chức Chính 
phủ và những 
người ra quyết 
ñịnh nắm quyền 
kiểm soát 
Công dân và ñại 
diện cộng ñồng 
nắm quyền kiểm 
soát 
ðồng quản lý 
tham vấn 
ðồng quản lý 
cộng tác 
ðồng quản lý 
ủy thác 
Chính phủ hợp tác 
thường xuyên nhưng là 
người ra quyết ñịnh 
Chính phủ và các bên 
liên quan hợp tác chặt 
chẽ và cùng ra quyết 
ñịnh 
Chính phủ ñể cho bên 
liên quan hoặc người sử 
dụng ra quyết ñịnh 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M4- 2011 
 Trang 65 
Bảng 1. Mô hình quản lý, bảo tồn tại các ñiểm geosite ở Hà Tiên – Kiên Lương 
STT ðịa ñiểm Mô hình quản lý ðối tượng quản lý chính 
1 Mũi Nai 
ðồng quản lý ủy 
thác 
Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại – Du Lịch Hà Tiên và 
các công ty tư nhân 
2 Thạch ðộng 
ðồng quản lý ủy 
thác 
Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại – Du Lịch Hà Tiên và 
Chùa Tiên Sơn 
3 ðá Dựng Dựa vào Chính phủ Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại – Du Lịch Hà Tiên 
4 Chùa Hang 
ðồng quản lý ủy 
thác 
Công ty cổ phân du lịch Kiên Giang và Chùa Hải Sơn 
5 Moso Chưa có Người dân ñịa phương tự phát 
ðối với những geosite mô hình ñồng quản lý 
ủy thác: nhà nước chịu trách nhiệm khu vực 
bên ngoài (bán vé vào cổng, bảo vệ, vệ sinh), 
nhà chùa hay các công ty tư nhân quản lý 
khuôn viên bên trong. Mô hình này dẫn ñến 
chồng chéo trong quản lý, sự phối hợp thiếu 
chặt chẽ và thường ñổ trách nhiệm lẫn nhau. 
Hang Moso chưa có mô hình quản lý, người 
dân ñịa phương tự phát hướng dẫn khách du 
lịch, xây dựng các công trình phụ trợ, bảo vệ an 
ninh khu vựcTuy số lượng du khách ñến 
Moso chưa nhiều nhưng cũng ñã bộc lộ nhiều 
tác ñộng tiêu cực ñáng báo ñộng và cấp thiết 
cần tiến hành quản lý. 
3.2. Chính sách và quy ñịnh 
Nội dung này gồm các khía cạnh: (1) Chính 
sách pháp luật của chính quyền trung ương và 
ñịa phương, (2) Chiến lược quy hoạch phát 
triển trung hạn và dài hạn. (3) Quy chế, nội quy 
quản lý tại từng geosite. Chính sách và quy 
ñịnh càng chặt chẽ, chi tiết chứng tỏ mức ñộ 
quan tâm của người quản lý ñến công tác quản 
lý bảo tồn càng cao. 
(1) Chính sách của nhà nước 
Ngày 21/01/1989, Bộ Văn hóa ban hành 
quyết ñịnh số 100-VH/Qð công nhận Hòn 
Chông là thắng cảnh cấp Quốc gia (trong ñó có 
Chùa Hang). 
Ngày 19/10/2004, UBND tỉnh Kiên Giang ñã 
ra quyết ñịnh phê duyệt dự án “Khai thác bền 
vững ñồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ 
công ñịa phương tại xã Phú Mỹ, huyện Kiên 
Lương, tỉnh Kiên Giang”. ðến nay, dự án này 
ñang triển khai giai ñoạn 3. 
Tháng 04/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch công nhận Núi ðá dựng là di tích Quốc 
gia. 
Ngày 20/08/2008, UBND Tỉnh Kiên Giang 
ban hành Quyết ñịnh 1994/2008/Qð-UBND 
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu 
Dịch vụ - du lịch Mũi Nai, quy mô 11,722ha. 
Công tác quản lý, bảo tồn geosite ñã ñược 
chính quyền các cấp quan tâm, tuy nhiên mới 
tập trung quản lý bảo tồn các giá trị cảnh quan, 
lịch sử và sinh thái, chưa quan tâm ñến các giá 
trị ñịa chất, ñịa mạo. 
(2) Chiến lược quy hoạch phát triển: Theo 
kết quả khảo sát, hầu hết các geosites chưa có 
Science & Technology Development, Vol 14, No.M4- 2011 
Trang 66 
ñịnh hướng chiến lược, quy hoạch hay duy trì, 
tôn tạo, mở rộng khai thác các giá trị khác 
trong tương lai. 
(3) Quy chế và nội quy tại các ñịa ñiểm: Tại 
các geosite chưa có các quy chế, nội quy cụ thể 
rõ ràng cho các hoạt ñộng kinh doanh và thăm 
viếng. ðiều này dẫn ñến các hành vi thiếu ý 
thức của du khách diễn ra khá phổ: Viết, vẽ tùy 
tiện lên vách hang, trần hang (Thạch ðộng, ðá 
Dựng, Chùa Hang, Moso), cột băng vải, ống 
hút trên các cây và công trình kiến trúc (ðá 
Dựng, Thạch ðộng), phóng uế bừa bãi (Moso, 
ðá Dựng) hay xả rác không ñúng nơi quy ñịnh 
(Thạch ðộng, ðá Dựng và Chùa Hang). 
3.3. Chính sách tài chính 
Do gặp khó khăn trong thu thập thông tin tài 
chính tại các ñịa ñiểm nên nhóm tác giả chỉ 
thực hiện phác tính các nguồn thu chi (bảng 2, 
bảng 3 và bảng 4). 
(1) Nguồn thu 
Các nguồn thu ñược phân chia theo hướng 
dẫn của NOAA [12]. Trong ñó: Vé vào cổng 
ñược bán thống nhất là 5.000ñ/người; quản lý 
phí từ các dịch vụ du lịch: là tiền các chủ 
doanh nghiệp và người bán lẻ phải trả cho cơ 
quan quản lý (bao gồm dịch vụ ăn uống, quà 
lưu niệm, kinh doanh trò chơi, khách sạn); 
tiền kinh doanh dịch vụ: chủ yếu ở các khu du 
lịch là tiền giữ xe, tính trung bình phí giữ xe là 
1.000ñ/người/lượt. 
Bảng 2. Kết quả thống kê số lượng du khách tại các ñịa ñiểm trong năm 2009 
STT ðịa ñiểm Diện tích (ha) Số du khách năm 2009 (người) 
1 Mũi Nai 11,7 971.691 
2 Thạch ðộng 5,0 305.002 
3 ðá dựng 35,0 67.775 
4 Chùa Hang 0,5 - 
5 Moso 1,0 - 
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang [2] 
Bảng 3. Phác tính các nguồn thu của Trung tâm xúc tiến thương mại – Du lịch Hà Tiên 
STT ðịa ñiểm 
Nguồn thu (triệu ñồng/năm) 
Vé vào cổng 
Quản lý phí từ các 
dịch vụ du lịch 
Kinh doanh 
các dịch vụ 
Tiền phạt 
vi phạm 
Tiền tài 
trợ 
1 Mũi Nai 4.858,46 1376,4 971,69 0 0 
2 Thạch ðộng 1.525,01 76,8 305,00 0 0 
3 ðá Dựng 338,88 20,88 67,78 0 0 
 Tổng cộng 6.722,35 1474,08 1.344.47 
Theo kết quả ước tính, doanh thu hàng năm 
tại 3 ñịa ñiểm trên của Trung Tâm Xúc Tiến 
Thương Mại – Du Lịch Hà Tiên khoảng 10 tỷ 
ñồng. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M4- 2011 
 Trang 67 
(2) Nguồn chi: 
Khoản thu trên ñược chi cho trả lương nhân 
viên, mua sắm trang thiết bị và trích một phần 
nộp ngân sách nhà nước. 
Theo NOAA [12], ñể hoạt ñộng du lịch bền 
vững, các khoản thu phải ñược chi cho các mục 
ñích khác nhau theo một tỷ lệ nhất ñịnh. Theo 
kinh nghiệm của các khu du lịch Nam 
Califonia, tỷ lệ chi tiêu hợp lý ñược xác ñịnh 
như sau: 
Bảng 4. Tỷ lệ chi tiêu bền vững cho các mục ñích quản lý bảo tồn 
STT Khoản chi tiêu 
Tỷ lệ chi tiêu bền vững 
theo NOAA 
Phân phối nguồn thu cho 
TT XTTM Hà Tiên 
1 Nộp ngân sách quản lý bảo tồn 15% 1,5 tỷ 
2 Quỹ khẩn cấp 20% 2,0 tỷ 
3 Quảng cáo, giáo dục, tuyên truyền 30% 3,0 tỷ 
4 Trả lương nhân viên 35% 3,5 tỷ 
 Tổng cộng 100% 10,0 tỷ 
 Nguồn: NOAA [12] 
Số nhân viên quản lý tại 3 ñịa ñiểm này là 
30 người với mức lương khoảng 2,0 triệu 
ñồng/người/tháng. Số tiền thực tế trả lương cho 
nhân viên hàng năm là 1,5 tỷ ñồng (kể cả phụ 
cấp, tháng lương thứ 13 và các chi phí phúc lợi 
khác), chiếm 15% doanh thu. 
Như vậy, thiếu hụt tài chính chưa phải là 
vấn ñề nghiêm trọng ñối với công tác quản lý 
bảo tồn geosite ở Hà Tiên. 
3.4. Tham vấn cộng ñồng 
Người dân ñịa phương chưa ñược tham gia 
trong các quyết ñịnh của cơ quan quản lý. 
Trình ñộ dân trí còn hạn chế là nguyên nhân 
chính khiến người dân thờ ơ ñối với công tác 
quản lý bảo tồn. 
3.5. Giáo dục và tuyên truyền 
Công tác giáo dục, tập huấn ñối với nhân 
viên quản lý, du khách và người dân là khía 
cạnh còn bỏ ngỏ tại các geosite. Hầu hết các 
ñiểm khảo sát chỉ có những bảng chỉ dẫn 
ñường ñi, tên công trình, thiếu các bảng thuyết 
minh, tờ rơi, sách hướng dẫn và hướng dẫn 
viên. 
Trong các geosite khảo sát, chỉ có Mũi Nai 
ñã xây dựng và vận hành ñược website riêng tại 
ñịa chỉ  Tuy nhiên, 
website này cũng chỉ giới thiệu các hoạt ñộng 
du lịch và ẩm thực, chưa ñề cập ñến các giá trị 
tài nguyên. Sự liên kết giữa website này với 
các trang về du lịch khác còn yếu nên số người 
truy cập ñể xem thông tin rất hạn chế. 
Trong các công cụ quảng bá du lịch thì công 
cụ truyền miệng ñược các chuyên gia ñánh giá 
là ít tốn kém và hiệu quả nhất. Hiệu quả của 
công cụ này thể hiện qua mức ñộ hài lòng của 
du khách. 
Theo khảo sát thực tế, du khách tại năm ñiểm 
khảo sát chủ yếu là khách hành hương theo 
ñoàn, một số ít là khách ñiểm ñến. Mức ñộ hài 
Science & Technology Development, Vol 14, No.M4- 2011 
Trang 68 
lòng của khách du lịch về ñiểm cảnh quan ñược 
khảo sát dựa trên sáu yếu tố: cảnh quan thiên 
nhiên, cảnh quan nhân tạo, dịch vụ, phương 
tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng và chi phí. 
Thang ñiểm ñược chia từ 1 ñến 5 (1: không hài 
lòng, 2-4: hài lòng, 5: rất hài lòng). Hình 5 cho 
thấy mức ñộ hài lòng của hai ñối tượng khách 
hành hương và khách ñiểm. 
ðối với khách hành hương: Chỉ quan tâm 
ñến giá trị du lịch tín ngưỡng. ðánh giá của họ 
có tính chất ngẫu nhiên, mức ñộ hài lòng phụ 
thuộc vào yếu tố giá trị tín ngưỡng. 
ðối với khách ñiểm ñến: Khách ñiểm ñến 
rất quan tâm ñến các giá trị tự nhiên của geosite 
cũng như những dịch vụ du lịch kèm theo. Họ 
ñánh giá cao giá trị cảnh quan tự nhiên và 
mong muốn bảo tồn theo hướng khai thác 
nhưng không làm tổn thương giá trị tự nhiên. 
Khách ñiểm ñến chưa hài lòng về cảnh quan 
nhân tạo, chất lượng phục vụ, vệ sinh môi 
trường, nạn bán hàng rong, ăn xin và các ứng 
xử thiếu ý thức của một số du khách. 
Hình 4. Biểu ñồ về mức ñộ hài lòng của khách du lịch với các ñiểm khảo sát 
Hàng hóa du lịch (sản phẩm lưu niệm, ñặc 
sản ñịa phương) vừa là một hình thức tốt ñề 
quảng bá giá trị geosite, vừa tạo nguồn thu 
nhập cho người quản lý và cộng ñồng. Tuy 
nhiên, tại các ñiểm geosite ñang khai thác, loại 
hàng hóa này vẫn còn rất khan hiếm. 
3.6. ðối tác và hợp tác 
Một trong những giải pháp cho vấn ñề kinh 
phí quản lý bảo tồn là tìm kiếm các ñối tác và 
hợp tác từ bên ngoài. Tuy nhiên, công tác này 
hầu như chưa ñược ñịa phương và những người 
trực tiếp quản lý quan tâm. Hiện chưa có cơ sở 
nghiên cứu khoa học, tổ chức phi chính phủ 
hoặc doanh nghiệp nào ñược kêu gọi hợp tác 
hay tài trợ. 
3.7. Nhận xét chung 
Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn geosite 
khu vực Hà Tiên Kiên Lương còn một số tồn 
tại chính cần khắc phục: thiếu quy hoạch và 
phân khu chức năng, ý thức của du khách về 
bảo tồn vệ sinh môi trường còn kém, mô hình 
quản lý và phân cấp quản lý chưa phù hợp, hoạt 
ñộng quảng cáo và tiếp thị còn yếu, thiếu các 
sản phẩm và hàng hóa du lịch, người quản lý 
chưa quan tâm ñến ñời sống của cộng ñồng ñịa 
phương, một số ñịa ñiểm có hiện tượng “thả 
nổi” trong quản lý, dẫn ñến tình trạng bán hàng 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M4- 2011 
 Trang 69 
rong và ăn xin tràn lan (Thạch ðộng, Hòn 
Chông), nhận thức về quản lý và bảo tồn của 
nhân viên quản lý chưa cao và các giá trị của 
geosite chưa ñược khai thác toàn diện và bền 
vững. 
4. ðỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, 
BẢO TỒN CÁC GEOSITES VÙNG HÀ 
TIÊN – KIÊN LƯƠNG 
Căn cứ vào cấu trúc hệ thống quản lý tài 
nguyên và thực trạng công tác quản lý, nhóm 
tác giả ñề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu 
quả quản lý bảo tồn cho các geosite khảo sát. 
4.1. Mô hình quản lý 
ðể ñề xuất mô hình quản lý phù hợp cho 
từng ñịa ñiểm, các tác giả căn cứ vào: (1) ñặc 
ñiểm mô hình quản lý hiện nay, (2) năng lực 
của các bên liên quan, (3) ñặc ñiểm giá trị của 
geosite, (4) các tác ñộng và nguy cơ suy thoái 
và (5) các ý kiến và ñề xuất từ các chuyên gia. 
Bảng 5. Mô hình quản lý ñề xuất cho các geosite khảo sát ở Hà Tiên – Kiên Lương 
STT ðịa ñiểm Mô hình hiện tại Mô hình ñề xuất 
1 Mũi Nai Dựa vào Chính Phủ ðồng quản lý tham vấn 
2 Thạch ðộng ðồng quản lý ủy thác ðồng quản lý cộng tác 
3 ðá Dựng Dựa vào Chính phủ Dựa vào Chính phủ 
4 Moso Chưa có mô hình quản lý ðồng quản lý cộng tác 
5 Chùa Hang ðồng quản lý ủy thác ðồng quản lý cộng tác 
Mô hình ñồng quản lý cộng tác: tại Thạch 
ðộng, Chùa Hang là cộng tác giữa Nhà nước 
và chùa. Tại Moso là cộng tác giữa Nhà nước 
và cộng ñồng ñịa phương. 
4.2. Chính sách và quy ñịnh 
(1) Về chính sách, quy hoạch 
ðối với các geosite tích hợp nhiều loại giá trị 
(như Thạch ðộng, ðá Dựng, Moso), Nhà nước 
nên sớm có quyết ñịnh công nhận là các di sản 
ñịa chất ñể làm căn cứ pháp lý cho công tác 
quản lý, bảo tồn và nâng cao nhận thức du 
khách. 
Các cấp quản lý nên sớm triển khai dự án 
quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng cho các 
geosite ñể giảm nguy cơ suy thoái do tác ñộng 
của hoạt ñộng du lịch thiếu quản lý. Trong 
công tác quy hoạch, hai vấn ñề sau ñây nên ñặc 
biệt quan tâm: (1) Khoảng cách và sắp xếp các 
khu chức năng bao gồm khu triển lãm và lưu 
niệm, khu ẩm thực, khu giữ xe, khu vệ sinh, 
khu cắm trại, khu tắm, khu trò chơi, khu dân cư 
lân cận. và (2) Hạn chế bố trí các công trình 
nhân tạo làm che khuất hoặc làm tổn thương 
ñến tính toàn vẹn của cảnh quan tự nhiên, nhất 
là các geosite nhạy cảm như Moso, Chùa Hang, 
Thạch ðộng. 
(2) Về quy chế, quy ñịnh 
Các quy chế, quy ñịnh ñược xây dựng dựa 
vào kết quả phân tích ñặc ñiểm của du khách. 
Theo NOAA [12], du khách ñược phân thành 4 
loại: (1) ði ngang qua, (2) Thăm viếng (bạn bè, 
người thân, hành hương), (3) ði theo tour 
(không xác ñịnh trước ñịa ñiểm, ñi theo tour do 
Science & Technology Development, Vol 14, No.M4- 2011 
Trang 70 
các công ty du lịch tổ chức) và (4) ðiểm ñến 
(xác ñịnh ñịa ñiểm trước khi ñi). 
Theo khảo sát thực tế, ở Hà Tiên – Kiên 
Lương du khách thăm viếng hành hương là chủ 
yếu, một số ít là khách ñiểm ñến. ðặc ñiểm 
khách du lịch ñược mô tả như bảng 6. 
Bảng 6. ðặc ñiểm khách du lịch hành hương và khách ñiểm ñến 
Tiêu chí Khách hành hương Khách ñiểm ñến 
Mối quan tâm Tín ngưỡng Cảnh quan ñẹp, mới lạ 
Số lượng Theo ñoàn Cá nhân hoặc nhóm 
Thành phần ða số phụ nữ, lớn tuổi ða số nam/nữ trẻ tuổi 
Ý thức bảo tồn Trung bình hoặc thấp Cao 
Thời ñiểm du lịch Các rằm lớn trong năm Quanh năm 
Quy chế và quy ñịnh tại mỗi geosite nên 
quan tâm ñến ñiều chỉnh hành vi cho từng loại 
du khách. Các biện pháp quản lý cụ thể sau ñây 
có thể cân nhắc ñể áp dụng: 
Giới hạn thời gian và mùa vụ tham quan, ñặc 
biệt hạn chế tham quan vào những mùa geosite 
dễ bị tổn thương nhất. Ví dụ: hạn chế du khách 
tham quan Moso vào mùa mưa dầm. 
Quy ñịnh số người của mỗi nhóm tham quan, 
áp dụng cho các vị trí dễ tổn thương của Chùa 
Hang, Moso, Thạch ðộng, ðá Dựng. 
Hạn chế những ứng xử của du khách như: 
hạn chế các tiếng ồn và ánh sáng, cấm viết vẽ 
bậy, cấm xả rác bừa bãi, hạn chế thắp nhang 
trong hang ñộng. 
Phân vùng như ñóng lại một số vùng ñối với 
du khách, hoặc hạn chế số lượng du khách ñến 
một số vùng quan trọng về mặt sinh thái. Chỉ 
cho phép khách hành hương tham quan những 
khu vực có giá trị tín ngưỡng. 
ðiều tiết giá vé vào các mùa cao ñiểm hoặc 
phụ thu phí bảo tồn tại các vị trí dễ bị tổn 
thương. 
Thiết kế các ñường ñi bộ hoặc tuyến xe ñiện 
ñể hạn chế tác ñộng của các phương tiện giao 
thông. 
Bố trí các thùng ñựng rác ñể khuyến khích 
du khách không thải rác bừa bãi. 
4.3. Kế hoạch tài chính 
Như ñã phân tích, thiếu hụt tài chính cho 
hoạt ñộng quản lý bảo tồn không phải là vấn ñề 
chính tại các ñịa ñiểm khảo sát. Vấn ñề ở ñây là 
hiệu quả và tính hợp lý trong việc sử dụng 
nguồn thu từ hoạt ñộng du lịch. 
Ngoài ra, nhà quản lý cũng nên huy ñộng các 
nguồn tài trợ, hợp tác từ phía các tổ chức phi 
chính phủ, các cơ quan nghiên cứu bảo tồn và 
các doanh nghiệp hoạt ñộng du lịch. 
4.4. Tham vấn cộng ñồng 
Một thực tế tại các geosite là số lượng nhân 
viên quản lý còn khiêm tốn nên không thực 
hiện ñược tất cả các hoạt ñộng quản lý, ñặc biệt 
vào các thời ñiểm ñông du khách. Do ñó, công 
tác giáo dục, tập huấn cho cộng ñồng và mời 
họ tham gia vào công tác quản lý là cần thiết. 
Người dân ñịa phương có thể hỗ trợ tốt các 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M4- 2011 
 Trang 71 
khía cạnh: Nhắc nhở ý thức cho du khách, bảo 
vệ tài sản và cảnh quan tự nhiên, giữ gìn an 
ninh trật tự, vệ sinh môi trường và giám sát 
trách nhiệm của nhân viên quản lý. 
4.5. Giáo dục và tuyên truyền 
(1) Giáo dục bảo tồn 
 Giáo dục cần tiến hành ở tất cả các cấp quản 
lý và tất cả các bên liên quan: cộng ñồng ñịa 
phương, người ñiều hành du lịch, hướng dẫn 
viên, du khách và nhân viên quản lý geosite. 
Các nội dung giáo dục bảo tồn: giá trị của 
geosite, các hoạt ñộng bảo tồn ñang thực hiện, 
ñịnh hướng quy hoạch, các hành vi ứng xử có 
thể tổn hại ñến geosite bị cấm hay hạn chế và 
biện pháp xử lý vi phạm, quyền lợi và trách 
nhiệm. 
Các công cụ hỗ trợ cho giáo dục bao gồm: tờ 
rơi, sách mỏng, sách hướng dẫn, bản tin, lịch, 
vật lưu niệm (áo thun, mũ, huy hiệu, móc khóa, 
ly), bảng hiệu, trang web, video, phương tiện 
truyền thông (truyền hình, radio, báo chí), tổ 
chức sự kiện, hội thảo, lớp tập huấn, triển lãm, 
hội chợ. 
(2) Tuyên truyền, quảng bá du lịch 
 Theo kết quả nghiên cứu thị trường du lịch ở 
Mỹ của công ty du lịch Quensland, tỷ lệ các 
nguồn thông tin ñược du khách sử dụng ñể tìm 
kiếm ñịa ñiểm du lịch thể hiện như bảng 7. 
Bảng 7. Nguồn thông tin mà du khách tham khảo về các ñịa ñiểm du lịch 
STT Nguồn thông tin tham khảo Tỷ lệ du khách sử dụng 
1 Các websites trên Internet 55% 
2 Sách, tờ rơi hoặc cẩm nang du lịch 49% 
3 Tạp chí du lịch 44% 
4 Bạn bè ñã ñến ñó 43% 
5 Cơ quan quản lý du lịch của Nhà nước 36% 
6 Gia ñình và người thân 31% 
7 Những người khác 29% 
Nguồn: Queensland, 2006 [16] 
Theo kết quả trên, các công cụ tuyên truyền 
hiệu quả nhất hiện nay là Internet, tờ rơi và 
truyền miệng (qua bạn bè, người thân và người 
ñam mê du lịch khác). Trong vùng nghiên cứu, 
việc áp dụng các công cụ này nên lưu ý các 
ñiểm sau: 
Công cụ internet: Sử dụng Internet cho tiếp 
thị và quảng bá hình ảnh, giá trị của các ñiểm 
geosite. Hai bước sử dụng hiệu quả công cụ 
Internet là: 
(i) Bước 1: Thiết lập một websites riêng cho 
từng ñịa ñiểm du lịch, yêu cầu thiết kế sạch sẽ, 
ñơn giản, có tính thẩm mỹ cao, nội dung dễ 
hiểu, thông tin chính xác, không nên có quá 
nhiều hình ảnh gây nhiễu thông tin, giao diện 
thân thiện và dễ sử dụng, dễ truy vấn. Các 
thông tin một website cần cung cấp: giá trị của 
geosite, các hoạt ñộng, các chỉ dẫn về thời gian, 
vị trí (kèm bản ñồ), các loại phí, lợi ích của du 
khách khi ñến tham quan, nội quy và các ràng 
buộc (nếu có) ñối với du khách. 
Science & Technology Development, Vol 14, No.M4- 2011 
Trang 72 
(ii) Bước 2: Liên kết vào các websites của 
người ñiều hành du lịch, văn phòng du lịch, 
UBND và các websites khác liên quan ñến du 
lịch. Du khách có thể không tìm thấy trực tiếp 
websites của ñiểm geosite nhưng họ sẽ tìm 
ñược khi truy cập vào các websites có liên kết 
ñến. 
Công cụ tờ rơi và sách hướng dẫn: Tại mỗi 
geosite nên có một sách mỏng hoặc sách hướng 
dẫn, trong ñó ñề cập ñến các nội dung sau: Sơ 
ñồ vị trí, phân khu chức năng, các ñiểm tham 
quan, các giá trị và ý nghĩa của từng ñiểm tham 
quan, nội quy, quy ñịnh, các ứng xử bị cấm 
hoặc hạn chế và biện pháp xử lý nếu vi phạm, 
các chương trình, hoạt ñộng mà du khách có 
thể tham gia, công khai các khoản chi phí dịch 
vụ ngoài giá vé vào cổng mà du khách phải 
chịu, số ñiện thoại hoặc ñịa chỉ nơi góp ý, chăm 
sóc khách hàng. 
Sách mỏng hoặc sách hướng dẫn ñược 
chuyển ñến tay du khách ngay tại cổng vào 
geosite thông qua hình thức tặng kèm, tính vào 
giá vé vào cổng hoặc bán riêng với giá ưu ñãi. 
Nếu áp dụng hình thức bán riêng, người quản 
lý có thể khuyến khích du khách trả lại sau khi 
kết thúc chuyến tham quan bằng cách ñổi sách 
lấy một vật lưu niệm có ý nghĩa. 
Tờ rơi ñược cung cấp miễn phí cho du khách 
tại các nơi cung cấp dịch vụ hỗ trợ du lịch như: 
khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành, bến 
xe, bến tàu. 
Công cụ truyền miệng: Những lời giới thiệu 
từ bạn bè, người thân quen về sự hài lòng, mức 
ñộ chuyên nghiệp, giá trị của ñịa ñiểm là các 
kênh thông tin ảnh hưởng nhiều nhất ñến du 
khách. Do ñó, công tác quản lý cần chú trọng 
ñến việc nâng cao hình ảnh, sự chuyên nghiệp 
và chất lượng du lịch. 
ðịa phương cần phát triển ña dạng hàng hóa 
du lịch: vật lưu niệm trên nhiều loại vật liệu, 
tranh phong cảnh, tranh thơ, hàng thủ công mỹ 
nghệ. Các biểu tượng có thể dùng ñưa vào hàng 
hóa du lịch: Hòn Phụ Tử, Thập cảnh, Mũi Nai, 
các bài thơ của Mạc Thiên Tích, truyền thuyết 
Thạch Sanh. 
4.6. ðối tác và hợp tác 
Người quản lý cần hợp tác với các trường ñại 
học, các cơ quan nghiên cứu ñể ñánh giá ñúng, 
ñủ giá trị các geosite; tìm kiếm các nguồn chi 
phí bảo tồn từ các tổ chức phi chính phủ trong 
và ngoài nước; phối hợp với các doanh nghiệp 
có nguyện vọng tham gia vào lĩnh vực du lịch. 
5. KẾT LUẬN 
Mô hình quản lý bảo tồn geosite ở Hà Tiên – 
Kiên Lương hiện nay vẫn dựa vào Nhà nước 
với các ñặc ñiểm: số lượng cán bộ quản lý, 
chưa có chiến lược quy hoạch phát triển rõ 
ràng, còn thiếu các quy ñịnh, quy chế và còn 
xem nhẹ công tác tiếp thị tuyên truyền. Những 
hạn chế trên dẫn ñến thực trạng các geosites 
ñang ngày càng suy giảm về giá trị. 
Nhóm tác giả ñề xuất các mô hình quản lý 
phù hợp cho từng ñịa ñiểm. Các khu chức năng 
cần bố trí lại hợp lý, phân biệt giữa cảnh quan 
tự nhiên và các kiến trúc nhân tạo. Kết quả 
phân tích tài chính cho thấy áp lực về thiếu hụt 
tài chính trong quản lý bảo tồn là không 
nghiêm trọng, do ñó cần nâng cao hiệu quả sử 
dụng ñồng vốn và tăng cường tìm kiếm sự hợp 
tác và tài trợ từ bên ngoài cũng như khuyến 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M4- 2011 
 Trang 73 
khích và thu hút cộng ñồng tham gia vào các 
hoạt ñộng quản lý. Các công cụ tuyên truyền 
ñược ñề xuất sử dụng bao gồm: trang web, tờ 
rơi, sách hướng dẫn truyền miệng và hàng hóa 
du lịch. 
Trên tất cả mọi giải pháp, nhận thức của nhà 
nước và người quản lý về giá trị tài nguyên, 
tầm quan trọng của bảo tồn, sự sẵn lòng từ bỏ 
lợi ích kinh tế cá nhân vì lợi ích của toàn xã hội 
là yếu tố quyết ñịnh sự thành công của công tác 
quản lý và bảo tồn geosite. 
ASSESSING THE SITUATION AND PROPOSING THE SOLUTIONS TO MANAGE 
AND CONSERVE GEOSITES IN HA TIEN-KIEN LUONG AREA 
Nguyen Truong Ngan (1), Tran Cong Thanh (2), Ha Quang Hai (2) 
(1) University of Technology, VNU-HCM 
(2) University of Science, VNU-HCM 
ABSTRACT: Thanks to its geodiversity, the Ha Tien – Kien Luong area has several geosites of 
great scientific, economic, social, educational and aesthetic values. Some geosites were recognized as 
national beauty spots, and they have been exploited for tourism. However, many of them have been 
degraded by the natural and human impacts. Research methods including field study, interviewing the 
people, specialist consultation, and reference to international experiences were used to evaluate the 
actual state of the geosites. Results of this study determined the current management and conservation 
of five geosites including Mui Nai, Thach Dong, Da Dung, Hon Chong and Moso. The authors proposed 
a number of solutions of management models, policy rules, financial planning, community consultation 
and education, and cooperation. 
Keywords: geodiversity, geosphere, conservation, landscape, geosite, Ha tien, Kien luong. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. C. Sharples, Concepts and principles of 
geoconservation, Tasmanian Parks & 
Wildlife Service website, 
 (2002) 
[2]. C. V. Burek, The History of 
Geoconservation, Geological Society, 
Special Publications, (2008) 
[3]. David Newsome, Geotourism, Elsevier Ltd, 
(2006) 
[4]. Dj. A. Vasiljević, Geoconservation of 
Loess-Palaeosol Sequences in the 
Vojvodina Region: significant Geoheritage 
of Serbia, Quaternary International, (2010) 
[5]. Hà Quang Hải, Nghiên cứu, ñánh giá và 
phân loại các Geosite phục vụ công tác bảo 
tồn các di sản thiên nhiên (ví dụ vùng Hà 
Science & Technology Development, Vol 14, No.M4- 2011 
Trang 74 
Tiên - Kiên Lương (báo cáo ñợt 1), ñề tài 
cấp ðại học Quốc gia, (2009) 
[6]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên 
Giang, Khái quát hệ thống tài nguyên du 
lịch tỉnh Kiên Giang, 
p?pageid=1390&topicid=77&pagenum=1 
[7]. IUCN, 2008, Hướng dẫn quản lý khu bảo 
tồn thiên nhiên, (2010) 
[8]. Kevin Kiernan, Human Impacts on 
Geodiversity and Associated Natural 
Values of Bedrock Hills in the Mekong 
Delta, Springer-Verlag, (2010) 
[9]. Luis Carcavilla, Geological Heritage and 
Geoconservation in Spain: Past, Present, 
and Future, Springer-Verlag, (2009) 
[10]. Murray Gray, Geodiversity-valuing and 
conserving abiotic nature, John 
Wiley&Sons Ltd, (2004) 
[11]. P. McConney, Guidelines for coastal 
resource co-management in the Caribbean: 
communicating the concepts and conditions 
that favour success, (2003) 
[12]. NOAA, Tài liệu khóa tập huấn Quy hoạch 
du lịch bền vững cho các khu bảo tồn biển 
vùng biển ðông, 
ernational/sc_st.html, (2005) 
[13]. Peter W Scott, GeoValue: Valuing 
Geodiversity for the Community, David 
Roche GeoConsulting, (2007) 
[14]. Richard L. Knight & Sarah F. Bates, A new 
century for natural resources management, 
Island Press (1995) 
[15]. Sai L Ng and Lawal M Marafa, 
Geodiversity, geoconservation and 
sustainable development of Hong Kong, 
Chinese University of Hong Kong (2008) 
[16]. Tourism Queensland, The U.S. ecotourism 
market, (2006) 
[17]. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài, Phương 
pháp nghiên cứu khoa học, NXB ðH Cần 
Thơ (2003) 
[18]. UK GlobalInfluence, Geodiversity and 
Geoconservation, 
 (2009) 

File đính kèm:

  • pdfanh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_quan_ly_bao_ton_geos.pdf