Ấn “Sắc mệnh chi bảo” ở hoàng thành Thăng Long và trào lưu phát ấn đương đại

Đầu thời Minh có 17 loại bảo tỷ. Loại bảo tỷ lớn nhất là Hoàng đế phụng thiên chi bảo, là Hoàng đế chi bảo, là Hoàng đế hành bảo, là Hoàng đế tín bảo, là Thiên tử chi bảo, là Thiên tử hành bảo, là Thiên tử tín bảo, là Chế cáo chi bảo, là Sắc mệnh chi bảo, là Quảng vận chi bảo, là Hoàng đế tôn thân chi bảo, là Hoàng

đế thân thân chi bảo, là Kính thiên Cần dân chi bảo; lại chế Ngự tiền chi bảo, Biểu chương kinh sử chi bảo cùng Khâm văn chi tỷ và Đan phù xuất nghiệm tứ phương. Hồng Vũ nguyên niên (1368) muốn chế bảo tỷ, có người Hồ(14) đi buôn bán qua biển đến dâng ngọc đẹp, nói loại này từ nước Vu Điền,(15) ông cha truyền lại, xứng đáng làm bảo tỷ của đế vương. Mới mệnh chế làm bảo, không rõ trong mười bảy loại trên, ngọc này chế là bảo nào. Thành Tổ lại chế Hoàng đế thân thân chi bảo, Hoàng đế phụng thiên chi bảo, Cáo mệnh chi bảo, Sắc mệnh chi bảo.(16)

pdf 16 trang thom 04/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Ấn “Sắc mệnh chi bảo” ở hoàng thành Thăng Long và trào lưu phát ấn đương đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ấn “Sắc mệnh chi bảo” ở hoàng thành Thăng Long và trào lưu phát ấn đương đại

Ấn “Sắc mệnh chi bảo” ở hoàng thành Thăng Long và trào lưu phát ấn đương đại
74 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
ẤN “SẮC MỆNH CHI BẢO” Ở HOÀNG THÀNH 
THĂNG LONG VÀ TRÀO LƯU PHÁT ẤN ĐƯƠNG ĐẠI
 Phạm Văn Tuấn*
I. Dẫn ngôn
Sau mấy năm phát triển phát ấn ở đền Trần - Nam Định, gần đây bắt đầu có 
những hình thức phát ấn mới ở nhiều nơi. Năm 2015 đã phát ấn ở Côn Sơn (Hải 
Dương), đầu xuân năm 2016 phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), cũng 
trong thời gian này, việc phát ấn cũng diễn ra tại đền Lý Thường Kiệt và đền Trần 
đều ở huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa.(1) Có thể nói, phát ấn đang trở thành phong 
trào, khi nhiều nơi các di tích văn hóa muốn phát ấn hoặc các hình thức tương tự 
như phát ấn. Phát ấn đương nhiên có lợi về du lịch, về lễ hội, về văn hóa, nhưng 
cái lợi lớn nhất vẫn là cái lợi về kinh tế. Việc phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long 
đầu xuân có thể cũng không ngoài vấn đề trên.(2)
Ngày 16 tháng 02 năm 2016, tại Hoàng thành Thăng Long diễn ra việc khai 
ấn Sắc mệnh chi bảo (từ đây viết tắt là SMCB) đầu xuân. Sau khi khai ấn, dư 
luận báo chí có nhiều bài về chiếc ấn được dùng trong lễ khai ấn ở Hoàng thành 
là một “tiêu bản” của chiếc ấn SMCB được cho là tìm thấy trong “tầng văn hóa 
thời Trần”.(3) Trước sự phản ứng của dư luận, ngày 26 tháng 02 năm 2016, Trung 
tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức buổi “Tọa đàm khoa học: Ấn gỗ 
“Sắc mệnh chi bảo” - phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành 
Thăng Long năm 2012 - 2014”, trong đó mời hầu hết các nhà nghiên cứu như 
GS Phan Huy Lê, GS Lưu Trần Tiêu, PGS, TS Tống Trung Tín, PGS Hoàng Văn 
Khoán, PGS Lê Văn Lan, PGS, TS Phạm Quốc Quân, TS Nguyễn Quốc Tuấn 
đến tham dự. Nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm, lịch sử, khảo cổ tuy không phải 
là khách mời nhưng trước sự kiện tọa đàm, bàn luận về chiếc ấn đã đến để nghe 
và thảo luận. Nhóm này có các nhà nghiên cứu như PGS, TS Đinh Khắc Thuân, 
TS Nguyễn Xuân Diện, TS Trần Trọng Dương, họa sĩ Lê Quốc Việt, nhà báo Kiều 
Mai Sơn. Trong buổi tọa đàm, PGS TS Tống Trung Tín cho biết ấn này được 
khai quật tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, gồm hai mảnh gỗ rời rạc ở hai 
nơi riêng biệt vào ngày 03 tháng 12 năm 2013.(4) Nhóm khảo cổ đã có ảnh chụp 
(hiện vật sạch sẽ không dính bùn đất) để nghiên cứu và làm tư liệu. Ấn SMCB này 
cũng được Trung tâm Nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long cho triển lãm một thời 
gian tại Hoàng thành.
* Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
75Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
PGS, TS Tống Trung Tín ngay đầu bài phát biểu đã nói: “và hiện nay trong 
thực chất thì là cái ấn này ấy là chưa có cái nghiên cứu về xử lý chi tiết”.(5) Sau 
nhiều bàn luận, cuối buổi, GS Phan Huy Lê đã có một vài kết luận như khai quật ở 
tầng văn hóa thời Trần không bị xáo trộn, nhưng “phía trên bị xáo trộn”. GS Phan 
Huy Lê cũng khẳng định: “di vật khảo cổ học phát hiện trong tầng văn hóa thời 
Trần, đây là vật thật, và chắc chắn là có niên đại thời Trần”.(6) Từ kết luận của GS 
Phan Huy Lê, ấn SMCB vỡ hai mảnh gỗ và không núm phát hiện ở Hoàng thành 
Thăng Long được coi là ấn thời Trần. Tuy nhiên, từ kết luận của GS Phan Huy Lê 
cũng đặt ra những dấu hỏi về địa tầng văn hóa “phía trên bị xáo trộn” như lời Giáo 
sư. Nhóm phản biện gồm PGS, TS Đinh Khắc Thuân, TS Nguyễn Xuân Diện, họa 
sĩ Lê Quốc Việt không đồng thuận, bởi nghi ngờ tính xác thực trên văn tự học, 
văn bản học và văn hóa của ấn triện SMCB ở Việt Nam. Một vấn đề được nêu trong 
Tọa đàm là có nên hay không nên phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long. Đa phần 
các nhà nghiên cứu đều không đồng tình với việc phát ấn. Việc này, không lâu sau 
buổi tọa đàm, ngày 29 tháng 02 năm 2016, GS Phan Huy Lê trong một bài trả lời 
phỏng vấn báo Tuổi trẻ đã khẳng định: “Chúng ta có thể tái hiện bằng cách nào đó 
lễ phong ấn và khai ấn như một nghi thức của triều đình, chứ không thể nào biến 
nó thành lễ hội rồi từ đó in ấn tùy tiện và phát cho mọi người dân được”.(7)
Sau cuộc tọa đàm nói trên, đầu tháng 5 năm 2016, tại Bộ Văn hóa lại có cuộc 
tọa đàm không công khai về ấn SMCB, một số người được mời dự. Tuy nhiên 
thông qua cách thức tọa đàm cho thấy, vấn đề chiếc ấn SMCB ở Hoàng thành 
Thăng Long vẫn là vấn đề nóng hổi, chưa có hồi kết.
Việc nóng hổi, tính thời sự của ấn SMCB, không chỉ lên báo chí mà còn trên 
hệ thống mạng facebook, trong đó, họa sĩ Lê Quốc Việt qua nghiên cứu thư pháp, 
văn tự đã nhận định rằng niên đại của ấn là rất muộn. Một nhà nghiên cứu khảo cổ 
cũng đã có nhận định trên facebook về mặt chuyên môn trong việc khảo cổ, cũng 
như mảnh vỡ ấn SMCB ở Hoàng thành Thăng Long: “1. Việc tìm thấy hiện vật này 
ở một nơi mà những người khai quật xác định là hố rác thuộc tầng văn hóa thời 
Trần giúp xác định niên đại của hiện vật này thuộc thời Trần, địa tầng không bị 
xáo trộn và hiện vật nằm cùng với những hiện vật thời Trần nên niên đại này có tỷ 
lệ phần trăm đáng tin cao hơn những niên đại đưa ra dựa trên những tiêu chí khác 
nhưng cũng không có nghĩa là phải tin 100%; 2. Từ khi được chế tác đến khi bị 
vứt đi, hiện vật gỗ giống cái ấn này đã trải qua một quá trình dài hay ngắn khó mà 
biết được, khi hết thời hạn sử dụng bị bỏ đi đến khi người khảo cổ tìm thấy trong 
đợt khai quật cũng không ai chắc được hiện vật đã biến đổi như thế nào, và nơi 
tìm thấy cuối cùng của hiện vật có phải là nơi mà người xưa vứt directly thì cũng 
chả ai nói chắc được; 3. Hiện vật này, nếu có núm đằng sau thì phải xem xét rất 
kỹ dấu vết của cái núm (được cho là bị gãy), kích thước, vị trí và dấu vết của toàn 
76 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
bộ lớp sơn phủ cả ngoài và trong phần núm bị gãy và nếu có lớp keo phải lấy mẫu 
phân tích lớp keo đó; 4. Đây là hiện vật khảo cổ (mà theo nhiều chuyên gia có thể 
sẽ thành bảo vật quốc gia) có giá trị cao về nghiên cứu, về trưng bày, có giá trị đặc 
biệt về lịch sử văn hóa... bằng chất liệu dễ bị hủy hoại nên tốt hơn cả cứ áp dụng 
những phương pháp nghiên cứu và bảo quản trưng bày vừa truyền thống vừa hiện 
đại và phải liên ngành như những comments ở trên; 5. Làm ơn đừng phát huy 
giá trị khi chưa nghiên cứu thấu đáo cả về phần vật thể và phi vật thể của hiện 
vật giống cái ấn này! February 28 at 8:12am”(8). Và đặc biệt một nhà nghiên 
cứu người Nhật là Kazuki Yoshikawa cho rằng: “Em không phải là chuyên gia về 
vấn đề này, nhưng theo công trình nghiên cứu về chế độ ấn chương Trung Quốc 
của học giả Nhật Bản, Kataoka Kazutada (片岡一忠『中国官印制度研究』東方
書店、2008), hình như trước thời Minh chưa có ấn Sắc mệnh chi bảo. Theo ông 
ấy, năm 1388 nhà Minh chế tạo ấn Sắc mệnh chi bảo và cái ấn này được sử dụng 
khi cấp sắc cho những quan liêu từ Lục phẩm 六品 đến Cửu phẩm 九品. February 
28 at 9:29am”. Nhiều ý kiến đưa ra, để khách quan tôi dẫn chứng hai ý kiến của 
hai học giả trong và ngoài nước để tái khẳng định cần cẩn thận trong nghiên cứu và 
sử dụng ấn SMCB. Thứ nữa, từ việc xác định niên đại, giá trị thực sự đến việc ban 
phát ấn, khai ấn hay phong ấn là những chuyện nên cân nhắc khi làm. Giá trị phải 
đúng, các học giả quốc tế như Nhật, Trung Quốc đều nghiên cứu và cho thời điểm 
ra đời của ấn SMCB trong khoảng thời Minh thì chúng ta không thể nói “chiếc ấn 
này được tạo tác trong thời gian từ ngày 19 tháng giêng năm 1258 đến ngày 29 
tháng giêng năm 1258, đó là lần đầu tiên có một di vật, hiện vật khảo cổ học thời 
Trần được xác định thời gian tạo tác đến từ ngày và tháng; chiếc ấn này được 
tạo tác trong vòng mười ngày nhưng mà là được tạo tác ở chỗ bây giờ là huyện 
Hưng, Diên Hà và Hưng Nguyên, Hưng Hà gần cửa Sông Luộc ở bên bờ trái 
Sông Hồng; chủ sở hữu chiếc ấn là vua Trần Thái Tông”,(9) là cách nói mà 
không rõ PGS Lê Văn Lan đã căn cứ sử liệu nào để nói như vậy.
Thực tế, có phải thời Minh chế tác ấn SMCB hay không? Và có phải năm 
1388, năm cuối thời Trần của Đại Việt hay một năm nào đó dưới thời Minh? Câu 
hỏi này thôi thúc tôi thám cứu trong hệ thống tư liệu của Trung Quốc, cũng như hệ 
thống tư liệu Hán Nôm của Việt Nam, nhằm đưa ra cái nhìn về lịch sử phát triển 
của ấn SMCB.
II. Lịch sử của ấn “Sắc mệnh chi bảo”
“Sắc mệnh chi bảo” là ấn tín của triều đình, có giá trị cao về chức năng hành 
chính cũng như giá trị văn hóa. Các giá trị của nó không chỉ tồn tại thực tế trong 
các thời kỳ đã qua ở Việt Nam mà còn mãi về sau. Nghiên cứu ấn SMCB phải đặt 
chung trong sự phát triển của văn hóa ấn tín, cũng như thể chế triều đình mang tính 
chất lịch đại của các nước đồng văn, tương đồng thể chế quản lý hành chính trong 
77Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
chế độ quân chủ phong kiến không chỉ Trung Hoa và Việt Nam.(10) Bài viết, được 
luận thuật trên quan điểm những so sánh về sự phát triển SMCB trong lịch sử hành 
chính của Trung Hoa và lịch sử Việt Nam.
Nhà Minh thống nhất Trung Quốc, kiến lập chế độ, triều đại dần dần ổn định, 
các cơ quan nhà nước, các bộ ngành trong triều chặt chẽ hơn. Ấn tín, vốn có truyền 
thống trong các triều đại từ trước ở Trung Quốc, đến thời Minh, cùng với sự ổn 
định của thể chế chính trị, ấn tín cũng được ban hành và phù hợp với từng tổ chức 
nhà nước. Nhà Minh, ban đầu sử dụng kiểu ấn tín của thời Tống đến Nguyên, tuy 
nhiên ấn thời Nguyên còn có thêm chữ của người Mông Cổ, nên không phù hợp 
với triều đình người Hán của nhà Minh. Do đó, sau một thời gian sử dụng ấn tín 
theo cách thức nhà Tống và có tiếp thu cách thức nhà Nguyên, triều đình nhà Minh 
bắt đầu chế tác những ấn tín của triều đình cho phù hợp hơn với cơ chế xã hội.
Truyền thống Trung Quốc truyền bảo và tỷ. Thời Tùy Đường các hoàng đế 
dùng tỷ, có đến bát tỷ (tám loại ấn tỷ). Tuy nhiên, bát tỷ cũng gọi là bát bảo, đều 
chỉ tám loại ấn triện của hoàng đế dùng khi đóng ấn ra ngoài. Thời Tống, cơ bản 
theo thể chế từ thời Đường, tuy nhiên gọi là lục bảo (6 ấn), sau thành bát bảo; thời 
Huy Tông có thêm một ấn nữa thành cửu bảo (9 ấn). Nhà Nam Tống lại thêm 2 ấn 
thành 11 ấn. Nhà Tống vẫn chưa có SMCB.(11) Thời Nguyên lại gọi là tỷ và cũng 
chỉ có đến 11 loại như thời Tống. Sử liệu viết về thể chế hoàng đế thời Nguyên, có 
những mục về ấn tín đều nhận định nhà Nguyên chưa hề có ấn SMCB.(12) Đến đầu 
thời Minh, kế nối nhà Nguyên, cũng gọi ấn tín hoàng đế là Tỷ, tăng lên thành 14 
loại, bắt đầu có các ghi chép về SMCB.(13)
Ấn SMCB thực chất xuất hiện vào thời Minh. Việc này không chỉ thư tịch 
viết về thời Minh là Minh sử ghi chép mà còn được các nhà nghiên cứu ngày nay 
căn cứ trên nghiên cứu liên ngành để đưa ra nhận định. Minh sử quyển 68, phần 
Chí 44 cho rằng: 
Đầu thời Minh có 17 loại bảo tỷ. Loại bảo tỷ lớn nhất là Hoàng đế phụng 
thiên chi bảo, là Hoàng đế chi bảo, là Hoàng đế hành bảo, là Hoàng đế tín bảo, là 
Thiên tử chi bảo, là Thiên tử hành bảo, là Thiên tử tín bảo, là Chế cáo chi bảo, là 
Sắc mệnh chi bảo, là Quảng vận chi bảo, là Hoàng đế tôn thân chi bảo, là Hoàng 
đế thân thân chi bảo, là Kính thiên Cần dân chi bảo; lại chế Ngự tiền chi bảo, Biểu 
chương kinh sử chi bảo cùng Khâm văn chi tỷ và Đan phù xuất nghiệm tứ phương. 
Hồng Vũ nguyên niên (1368) muốn chế bảo tỷ, có người Hồ(14) đi buôn bán qua 
biển đến dâng ngọc đẹp, nói loại này từ nước Vu Điền,(15) ông cha truyền lại, xứng 
đáng làm bảo tỷ của đế vương. Mới mệnh chế làm bảo, không rõ trong mười bảy 
loại trên, ngọc này chế là bảo nào. Thành Tổ lại chế Hoàng đế thân thân chi bảo, 
Hoàng đế phụng thiên chi bảo, Cáo mệnh chi bảo, Sắc mệnh chi bảo.(16)
78 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Từ đoạn văn trên trong Minh sử, cho thấy đầu thời Minh không rõ năm nào 
bắt đầu có bảo tỷ SMCB. Sách Truyền quốc ngọc tỷ cũng căn cứ đoạn trên cho rằng 
Chu Nguyên Chương là người chế định ra 17 loại bảo tỷ, trong đó có ấn SMCB.(17) 
Như vậy có thể ấn SMCB ra đời tính từ năm đầu Hồng Vũ nhà Minh tức năm 1368. 
Tuy nhiên, để nhấn mạnh cho niên đại xuất hiện, Minh sử đã ghi rõ ràng là Minh 
Thành Tổ Chu Lệ trị vì từ 1402 đến 1424 chế tạo ấn SMCB. Điều đó cho thấy, ấn 
SMCB khả năng sớm nhất có thể là niên đại 1402 thời Thành Tổ Chu Lệ.
Cũng trong Minh sử có ghi lại việc ban ấn cho An Nam quốc, không chỉ An 
Nam quốc mà cả Chiêm Thành, Cao Ly đều được ban ấn: Đầu thời Minh, ban 
ấn vàng cho Cao Ly, núm rùa vuông 3 tấc, văn viết “Cao Ly quốc vương chi ấn”. 
Ban cho An Nam ấn mạ bạc vàng, núm lạc đà, vuông 3 tấc, văn viết “An Nam quốc 
vương chi ấn”.(18) Đây là ấn tín mà Minh Thái Tổ ban cho Trần Dụ Tông vào năm 
1369, sau đó, cũng năm 1369, Dụ Tông chết, người cháu là Nhật Kiên lại được ban 
ấn tín một lần nữa. Cho đến khi Hồ Quý Ly cướp nhà Trần, nhà Minh lại phong ban 
ấn cho Hồ Hán Thương. Có thể thấy, từ khi nhà Minh thống nhất Trung Hoa, cũng 
vào giai đoạn mạt thời của nhà Trần. Khi ấn tín nhà Minh ban cho vua Trần, cũng 
chính giai đoạn hậu thời Dụ Tông, triều đình tranh cướp quyền lực, trong thời gian 
ngắn vào tay Hồ Quý Ly và nhà Minh sang xâm lấn. Trong mấy chục năm cho đến 
khi Lê Lợi thống nhất quốc gia năm 1428, Đại Việt có thể nói chưa có một ngày yên 
bình. Lê Lợi đánh bại quân Minh, sang triều cống nhiều lần, nhưng nhà Minh chưa 
phong cho Lê Lợi là quốc vương mà chỉ chấp nhận Lê Lợi là Quyền Thự An Nam 
quốc sự, coi như trông coi công việc ở An Nam. Đến khi Lê Lợi mất, Thái Tông 
lên ngôi, nhà Minh mới công nhận là An Nam quốc vương và lần nữa ban ấn tín.(19)
 Qua lược thuật ở trên, để thấy đến thời Minh, sớm nhất là năm 1368 mới bắt 
đầu có ấn SMCB. Theo Minh sử, có thể giai đoạn Minh Thành Tổ 1402 về sau ấn 
SMCB mới chính thức xuất hiện, và có tác dụng lưu chuyển trong xã hội. Sự ảnh 
hưởng của ấn tín, là trách nhiệm, là quyền uy của triều đình không chỉ riêng Trung 
Hoa mà còn cả Đại Việt. Ấn SMCB hình thành nên từ triều đại nhà Minh và sau đó 
dần dần ảnh hưởng sang Đại Việt.
III. Sắc mệnh chi bảo trong lịch sử Việt Nam
Hiện nay, công trình nghiên cứu đầu tiên và khả tín nhất về ấn tín là Ấn 
chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX của PGS, TS Nguyễn Công 
Việt. Trong sách này, tác giả Nguyễn Công Việt đã có những nhận định cũng như 
dẫn chứng về nội dung phát triển của ấn tín Trung Quốc cũng như Việt Nam. Lịch 
sử ấn tín ở Việt Nam có từ bao giờ, đến nay thật khó khảo thuật. Tuy nhiên, căn cứ 
vào sử liệu trong lịch đại chúng ta có thể phần nào luận giải được sự phát triển của 
ấn tín, đặc biệt là ấn SMCB.
79Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Trước tiên là Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) ghi chép về chiếc ấn bị 
mất thời Trần, mà đến nay nhiều nhà sử học, khảo cổ học đồng nhất nó với ấn gỗ 
SMCB khai quật được ở Hoàng thành Thăng Long. Nguyên bản trong ĐVSKTT 
ghi chép về việc khắc ấn gỗ thời Trần vào năm 1257 như sau: “Khi vua thân hành 
thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường 
điện Đại Minh, chỉ đem ấn Nội Mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ 
trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại 
có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên chỗ cũ”.(20) Tôi 
đã xem lại chữ Hán, so sánh các niên đại, có nhận xét như sau về đoạn dịch trên:
Nội Mật ấn, khả năng là ấn của Nội Mật Viện. Căn cứ ĐVSKTT thì Nội Mật 
Viện tồn tại từ thời Trần về sau. Lịch triều hiến chương loại chí phần Quan chức 
chí có viết: “Năm thứ 10 [niên hiệu Thiệu Long, 1267], đặt Hàn Lâm Viện học sĩ, 
Trung Thư Sảnh, Trung Thư Lệnh. Lại đặt Hành Khiển Ty ở hai cun ... 
chi bảo. Toàn bộ thời Tây Sơn đều dùng ấn SMCB được khắc từ thời Tây Sơn. Do 
tính chất thời đại, nên ấn SMCB thời Quang Toản đến nay xuất hiện rất ít, chúng 
tôi được biết còn lẻ tẻ vài đạo sắc đóng ấn SMCB của thời Quang Toản xuất hiện 
ở miền Trung Việt Nam.(35) Điểm đồng nhất của ấn thời Tây Sơn là cạnh thành nét 
dày dặn, chữ dày dặn và chữ Chi thống nhất như nhau trong hệ thống các ấn.
Dưới đây là so sánh hai chữ Chi thời Quang Trung năm thứ 4 (1791) và chữ 
Chi thời Cảnh Hưng nguyên niên (1740):(36)
Như trên đã luận thuật phần lịch sử, thì đến thời Minh Mệnh mới bắt đầu 
dùng lại ấn SMCB. Thực chất, những năm đầu thời Minh Mệnh các sắc phong đã 
dùng triện ấn là Phong tặng chi bảo. Chữ Chi và chữ Bảo trong Phong tặng chi bảo 
đã có sự khác biệt chữ với chữ Chi Bảo thời Lê.
So sánh chữ Chi Bảo thời Lê và thời Minh Mệnh:
Chữ Chi năm Quang Trung 4 (1791) Chữ Chi năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740)
Chữ thời Lê Chữ thời Minh Mệnh
84 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
So sánh chữ Bảo trong Quốc gia tín bảo thời Gia Long đóng trên sắc phong 
thì chữ Bảo vẫn giữ nguyên bộ Bối cách điệu, mà không có cách tạo nét như chữ 
Bảo của thời Minh Mệnh. Có thể nói, thể chế của ấn tín có sự thay đổi trực tiếp 
phải bắt đầu từ thời Minh Mệnh. Khi Minh Mệnh lên ngôi đã thay đổi hệ ấn tín, 
dùng ấn triện Phong tặng chi bảo, mãi sau mới dùng trở lại ấn SMCB. Điều đó 
đồng nghĩa đầu thời Nguyễn, từ Gia Long đến những năm đầu Minh Mệnh, không 
hề dùng ấn triện SMCB. 
Thời Thiệu Trị dùng lại ấn SMCB đã dùng trên chiếu và sắc từ cuối thời Minh 
Mệnh. Từ thời Minh Mệnh đến hết thời Nguyễn, ấn SMCB dùng phổ biến và khác 
biệt hoàn toàn với cách cấu tạo của ấn SMCB thời Lê cho đến thời Tây Sơn. Điểm 
khác của ấn SMCB thời Nguyễn Minh Mệnh ở từng chữ trong ấn, đặc biệt nhìn rõ 
nhất là chữ Sắc, chữ Chi và chữ Bảo. Chữ Sắc còn gần với chữ thời Lê nhưng chữ 
Chi và Bảo thì đã khác hoàn toàn.
Sự sai biệt giữa các chữ Sắc, Mệnh, Chi, Bảo trên sắc phong giữa thời Lê và 
Nguyễn từ Thiệu Trị về sau thể hiện qua bảng dưới đây:
Chữ Thời Lê Thời Thiệu Trị về sau Đặc điểm
Sắc
Chân chữ 朿 Thứ trên 
sắc Thiệu Trị về sau 
ngắn hơn chân chữ của 
sắc thời Lê.
Mệnh
Chữ Mệnh thời Nguyễn 
bộ khẩu có đầu thừa lên 
ở giữa. Thời Lê không 
như thế. 
Chi
Chữ Chi thời Lê hai bên 
đều nhau; chữ Chi thời 
Thiệu Trị về sau bên 
phải thụt xuống.
85Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Bảo Bộ Bối khác biệt.
Như phần khảo cứu, và so sánh, có thể thấy một sự gián đoạn của ấn SMCB. 
Đồng thời làm rõ sự diễn tiến của ấn SMCB cũng như sai biệt của thể chữ trên ấn. 
Từ lịch sử cũng như thể chữ, thành biên của nét, của chữ thời Lê là mỏng hơn chữ 
thời Nguyễn. Mỗi thời đều có sự thống nhất, đây chính là sự ổn định mang tính 
phong cách của từng thời đại. Ấn SMCB thời Lê mỏng thành, nét chữ thanh thoát 
nhẹ nhàng hơn; thời Nguyễn thành biên dày, nét chữ cũng dày và có phần thô kệch.
Những so sánh về văn tự, mang tính chất giám định văn bản, phân tích văn 
bản học của kiểu chữ trên ấn để đưa ra những kết luận mang tính thực chứng. Điều 
đó, cho chúng tôi nhận định rằng mảnh ấn SMCB ở Hoàng thành Thăng Long giống 
với văn tự, kết thể của ấn SMCB thời Lê về sau. Điều này, còn được họa sĩ, thư 
pháp gia Lê Quốc Việt nhấn mạnh: “Size và thư thể SMCB của Vườn Hồng trùng 
với SMCB thời Trung hưng. Anh cho đó là 1 phiên bản VỤNG VỀ”.(37) Cùng như 
Lê Quốc Việt, Trần Quang Đức cũng như nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận với khả 
năng niên đại của ấn SMCB ở Việt Nam chỉ có thể có từ thời Lê về sau.
Từ những so sánh trên các nét chữ của ấn sắc phong thời Nguyễn và thời Lê, 
đồng thời khi so sánh với ấn gỗ tìm thấy trong đợt khảo cổ ở Hoàng thành Thăng 
Long, chúng ta thấy ấn gỗ ở Hoàng thành Thăng Long giống với ấn triện thời Lê. 
Có thể nói ấn gỗ SMCB ở Hoàng thành Thăng Long không giống ấn triện thời 
Nguyễn. Thành biên, nét chữ, tự dạng đều giống với ấn triện của triều Lê.
Dưới đây là hình so sánh:
Lê Chính Hòa (Hà Tĩnh) Nguyễn Tự Đức (Hà Tĩnh) Hoàng thành (Hà Nội) ảnh mặt 
bản gỗ theo vovgiaothong.vn
86 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Từ ba hình ấn trên có thể thấy ấn Hoàng thành với các hình ảnh từ chữ Sắc, 
chữ Mệnh, chữ Chi, chữ Bảo của sắc phong giống với tự dạng của chữ sắc phong 
thời Lê. Thành biên chữ của ấn Hoàng thành cũng mỏng như ấn thời Lê, mà không 
dày dặn như chữ cũng như thành biên của ấn thời Nguyễn.
Kết luận
Thông qua luận khảo về lịch sử ấn SMCB trong lịch sử Việt Nam, cũng như 
diễn tiến phát triển từ Trung Hoa biện biệt với ấn SMCB ở Hoàng thành Thăng 
Long, tôi đi đến những kết luận sau:
- Lịch sử ấn SMCB của Việt Nam được ĐVSKTT ghi chép rất rõ từ thời Lê 
Thái Tông 1434, và kéo dài đến thời Nguyễn. Do đó, không có cứ liệu nào để 
khẳng định ấn SMCB có từ thời Trần hoặc đồng nhất với Nội Mật ấn thời Trần 
Thái Tông, để rồi biện minh cho mảnh gỗ SMCB phát hiện tại Hoàng thành Thăng 
Long là ấn thời Trần Thái Tông. Cách lập luận như thế khiên cưỡng, chưa khoa 
học. Hơn thế, chưa tính đến địa thế Hoàng thành thường xuyên ngập trong mưa 
bão lũ lụt, cũng như chất liệu gỗ và tính hỗn dung của các tầng địa lý khảo cổ thời 
Lý, Trần và Lê, Nguyễn. Không có sự phân định rõ ràng thì không thể kết luận.
- Mảnh gỗ SMCB tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long có kiểu chữ giống 
kiểu chữ trên ấn thời Lê, nên khả năng cao nhất có thể đoán được thì mảnh gỗ ấn 
có niên đại tồn tại khoảng triều Lê tức từ khi ra đời năm 1434 đến 1789 hết thời 
Chiêu Thống. Cho nên có thể nói, đây là kiểu ấn của thời Lê và không có khả năng 
xác thực niên đại cụ thể của ấn trừ phi có cách thí nghiệm về chất liệu gỗ mang 
tính chính xác cao.
- Ấn tín của triều đình, là thứ trang trọng, khi đúc, khi đóng ấn đều phải trang 
trọng thanh khiết. Do đó, không thể tùy tiện mà đóng. Thứ nữa, ấn tín sinh ra trong 
thời quân chủ, mỗi ấn khi đóng xuống một văn bản đều có NỘI DUNG phía trước, 
và đóng ấn vào niên đại phía sau. Vì thế, không thể đóng một cái ấn ra một tờ giấy, 
một mảnh vải mà không có nội dung gì để ban phát cho người dân. Đó là việc làm 
không có giá trị, không có ảnh xạ về văn hóa mà thậm chí làm xấu đi, vô giá trị, 
phản giá trị của ấn tín, của lễ nghi triều đình xưa. Do đó, không nên có hình thức 
khai ấn ở Hoàng thành Thăng Long, dù ấn loại gì trong không gian Hoàng thành.
 P V T
CHÚ THÍCH
(1) Khai ấn đền Lý Thường Kiệt: 
den-ly-thuong-kiet-20160303184353284.htm
 Và khai ấn đền Trần: 
(2) Khi chúng tôi sửa lại bài viết này, đã sang năm 2017 và việc khai ấn cũng diễn ra ở nhiều 
nơi, đáng chú ý là khai ấn với nhiều sai sót, dư luận đã có nhiều phản ảnh trong Lễ hội Khai 
ấn ở núi Bài Thơ - Hạ Long - Quảng Ninh.
87Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
(3) Chữ của PGS, TS Tống Trung Tín, tôi đọc trên báo và từ video clip quay lại buổi tọa đàm 
ngày 26 tháng 02 năm 2016.
(4) Trên các trang web, có rất nhiều nhận định khác nhau về thời gian khai quật ấn SMCB, tôi 
căn cứ trên video trên tài khoản youtube của Son Kieu (Kiều Mai Sơn) quay lại bài phát biểu 
của PGS, TS Tống Trung Tín thì có thông tin chính xác vào ngày 3 tháng 12 năm 2013.
(5) Căn cứ video trên tài khoản youtube của Son Kieu (Kiều Mai Sơn).
(6) Xem video buổi tọa đàm ngày 26 tháng 2 năm 2016 trên tài khoản youtube của Son Kieu 
(tức Kiều Mai Sơn).
(7) 
thanh/1059025.html
(8) Đoạn này, tôi lược thuật lại, trên cơ sở phần nội dung và comment trên facebook của một số 
nhà nghiên cứu trẻ vẫn còn nội dung, hình ảnh, tuy nhiên không tiện nêu tên.
(9) Tôi lược ý kiến của PGS Lê Văn Lan, xin xem video của tài khoản youtube Son Kieu (tức 
Kiều Mai Sơn).
(10) Woodside, Alexander B. (1971). Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of 
Nguyen and Ch’ing Civil Government in the First half of the Nineteenth Century. Cambrige. 
Mass: Havard University Press.
(11) Xem Trung Quốc Hoàng đế chế độ, tác giả Từ Liên Đạt, Chu Tử Ngạn, Quảng Đông giáo 
dục xuất bản xã, 1996, trang 121.
(12) Trung Quốc chính trị chế độ thông sử, quyển 8, thời Nguyên, Trần Cao Hoa, Sử Vệ Dân 
soạn, Nhân dân xuất bản xã. Xem thêm Nguyễn Công Việt, Ấn chương Việt Nam từ thế 
kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, Nxb KHXH, HN, 2005, trang 58, đoạn viết về ấn chương thời 
Nguyên và trang 59 viết thời Minh.
(13) Đoạn này và đoạn dưới tôi lược thuật từ Trung Quốc Hoàng đế chế độ, sách đã dẫn.
(14) Cổ Hồ: Chỉ người Hồ đi buôn bán.
(15) Vu Điền, một nước thuộc Tây Vực, xưa gọi là Khotan, ngày nay thuộc Khu tự trị Tân Cương 
(Trung Quốc). Vu Điền là khu vực nổi tiếng có ngọc đẹp của Trung Quốc, chuyên dùng để 
chế đồ tinh phẩm.
(16) Nguyên văn: 明初寶璽十七。其大者曰「皇帝奉天之寶」,曰「皇帝之寶」,曰「皇帝行寶」
,曰「皇帝信寶」,曰「天子之寶」,曰「天子行寶」,曰「天子信寶」,曰「制誥之寶」,曰
「敕命之寶 」,曰「廣運之寶」,曰「皇帝尊親之寶」,曰「皇帝親親之寶」,曰「敬天勤民
之寶」;又有「御前之寶」、「表章經史之寶」及「欽文之璽」、「丹符出驗四方」。洪武元年
欲制寶璽,有賈胡浮海獻美玉,曰:「此出于闐,祖父相傳,當為帝王寶璽。」乃命製為寶,不
知十七寶中,此玉製何寶也。成祖又製「皇帝親親之寶」、「皇帝奉天之寶」、「誥命之寶」、
「 敕命之寶」.Minh sử, nhóm Trương Đình Ngọc thời Thanh soạn, Dương Gia Lạc chủ biên, 
Đài Bắc Đỉnh Văn thư cục xuất bản năm 1980, trang 1657 - 1658.
(17) Truyền quốc ngọc tỷ, Vương Thiệu Tỉ soạn, Thượng Hải thư điếm xuất bản xã, 2000, trang 
365 - 367.
(18) Nguyên văn: 明初,賜高麗金印,龜紐,方三寸,文曰「高麗國王之印」。賜安南鍍金銀
印,駝紐,方三寸,文曰「安南國王之印」。 Minh Sử, sách đã dẫn, trang 1663.
(19) Xem Minh sử, quyển 321, phần Liệt truyện, An Nam, sách đã dẫn, trang 8309 đến 8337.
(20) Nguyên văn: 時帝親率六師禦冦。掌印官倉卒藏宝玺於大明殿梁上,但帶内密印隨行。途中印又
亡。軍中文書無印,帝命工刻木為之。及駕回京,又有進亡印者,所藏宝玺依然猶在. ĐVSKTT, 
88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
tập II, Nxb KHXH, HN, 2011, trang 28 - 29. Dịch là ấn báu là không chính xác, nguyên văn 
bảo tỷ. Đây chỉ ấn bảo tỷ của vua, thiết nghĩ nên giữ nguyên.
(21) Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, quyển XIII, Quan chức chí, trang 529, Nxb 
GD, HN, 2007.
(22) Về Tư Lễ Giám, hoặc đọc Ty Lễ Giám, chuyên giữ việc ấn tín của Hoàng triều, được ghi 
chép rất rõ trong Lê triều hội điển, bản dịch từ sách Một số văn bản điển chế pháp luật Việt 
Nam, Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội, 2006.
(23) Nguyên văn: 十六日,奏告天地及太廟,以鑄順天承運之寶、代天行化之寶、勑命之寶、制誥之
寶、御前之寶、御前小寶共六顆... 三月初六日鑄寶璽成命右弼黎文靈等至太廟奏告六璽皆以金
銀為之:順天承運之寶、藏而不用傳國用之.代天行化之寶征伐用之.制誥之寶制詔用之.勑命之寶
勑諭及號令賞罰大事用之.御前之寶帳簿及籍簿用之.御前小寶機密用之.然政事猶用牙印施行新
寶俱未用之.ĐVSKTT, sđd, trang 329.
(24) Nguyễn Công Việt, sđd, trang 130.
(25) Tôi có tham cứu ý kiến của PGS, TS Nguyễn Công Việt thì được biết ấn tín thời Hồng Đức 
năm thứ 28 ở Thái Bình tính xác thực không cao. Xem thêm: Cung Khắc Lược - Chu Quang 
Trứ, “Về đạo sắc “Tử Dương thần từ” sớm nhất hiện còn”, Tc Hán Nôm, số 1 (22), 1995, tr. 
73 - 75 và Thùy Vinh, “Tìm thấy hai đạo sắc thời Hồng Đức”, Tc Hán Nôm, số 2 (47) 2001, 
tr.58 - 66.
(26) Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb Giáo dục, HN, 2007, trang 40.
(27) Theo Phạm Xuân Phượng: 
chat-lieu-vai-quy-hiem-thoi-gia-long/cong-nghe-so.html
(28) Căn cứ tư liệu sắc phong của Nguyễn Đức Dũng (Cục Di sản).
(39) Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 667.
(30) Đại Nam thực lục, tập 2, sđd, trang 711 - 712.
(31) Tư liệu của tác giả về huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa.
(32) Tư liệu sắc phong tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nguyễn Văn Thanh giới thiệu.
(33) Tư liệu của tác giả về huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa.
(34) Về so sánh ấn SMCB các thời, Nguyễn Hoàng Yến trong Thông báo Hán Nôm năm 2002 đã 
có sự so sánh nhận định: “Chúng tôi thấy rằng các con dấu được đóng trên các sắc phong 
này đều có hình vuông, kích cỡ có sự khác biệt dấu của thời Lê trung hưng có kích cỡ nhỏ 
hơn thời Nguyễn, dấu niên đại Cảnh Trị có kích cỡ 11 x 11cm, niên đại Dương Đức và niên 
đại Cảnh Hưng có kích thước con dấu bằng nhau là 11,5 x 11,5cm. Dấu thời Quang Trung 
có kích thước lớn nhất là 15,5 x 15,5cm, dấu niên đại Cảnh Thịnh có kích thước 15 x 15cm. 
Còn các con dấu thời Nguyễn phần lớn có kích thước là 13,5 x 13,5cm, đó là các con dấu có 
niên đại Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, con dấu có niên đại Minh Mệnh có kích 
thước nhỏ nhất là 10,5 x 10,5cm. Còn các sắc phong có cùng niên đại thì con dấu có cùng 
kích thước đó là các niên đại Minh Mệnh nhị niên hai sắc phong có kích thước con dấu là 10,5 
x 10,5cm và niên đại Tự Đức có ba sắc phong có kích thước con dấu cùng là 13,5 x 13,5cm”.
(35) TS Võ Vinh Quang (Huế) đã tái khẳng định có ấn SMCB thời Quang Toản trong trao đổi với 
chúng tôi. Nhân đây xin cảm ơn!
(36) Ảnh được tác giả bài viết cùng PGS, TS Đinh Khắc Thuân chụp tại Sở Văn hóa Hà Tĩnh năm 
2010 trong lần đi điền dã - công tác tại địa phương.
89Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
(37) Lê Quốc Việt comment trên mạng facebook ngày 27 tháng 2 năm 2016. Cũng trong phần 
comment, Trần Quang Đức nhấn mạnh: “Xét về mặt thư pháp, cá nhân em thấy nó mang 
màu Lê trung hưng.”
TÓM TẮT
Qua khảo cứu về lịch sử ấn “Sắc mệnh chi bảo” (SMCB) trong tài liệu thư tịch ở Trung 
Quốc và Việt Nam và dấu đóng của ấn triện này trên các loại sắc phong còn lưu giữ đến ngày 
nay, tác giả bài viết kết luận:
- Lịch sử ấn SMCB ở Việt Nam khởi đầu từ năm 1434 thời vua Lê Thái Tông và kéo dài đến 
thời Nguyễn. Không có cứ liệu nào để khẳng định ấn SMCB có từ thời Trần.
- Hiện vật bằng gỗ mang dòng chữ SMCB tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long có kiểu 
chữ giống kiểu chữ trên ấn thời Lê. Có thể nói đây là kiểu ấn thời Lê và không có khả năng xác 
định niên đại cụ thể trừ phi có cách thí nghiệm về chất liệu gỗ mang tính chính xác cao.
- Ấn tín của triều đình là báu vật của quốc gia, khi đúc, khi đóng ấn đều phải trang trọng, 
thanh khiết. Thứ nữa, ấn triện chỉ dùng để xác thực nội dung của một văn bản. Vì thế không thể 
đóng ấn vào một tờ giấy, một mảnh vải mà không có nội dung gì để ban phát cho người dân. Đó 
là một việc làm không có giá trị ảnh xạ về văn hóa, thậm chí làm phản giá trị của ấn tín, của lễ 
nghi triều đình xưa. Do đó, không nên có hình thức khai ấn, dù ấn loại gì trong không gian Hoàng 
thành Thăng Long.
ABSTRACT
THE SEAL “SẮC MỆNH CHI BẢO” IN THĂNG LONG IMPERIAL CITADEL AND THE 
CURRENT MOVEMENT OF SEAL-STAMP DISTRIBUTION
Through the study on the history of the seal “Sắc mệnh chi bảo” in Chinese and Vietnamese 
bibliographies and the seal on the types of remaining royal decrees, the author concludes, as follows:
- The seal “Sắc mệnh chi bảo” first appeared in Vietnam in 1434 under the reign of King 
Lê Thái Tông and lasted until the Nguyễn Dynasty. There is no evidence confirming the seal “Sắc 
mệnh chi bảo” appeared under the Trần Dynasty.
- The characters engraved on the wooden object “Sắc mệnh chi bảo” found in Thăng Long 
Imperial City are similar to the ones on the seals under the Later Lê Dynasty. It can be said that 
the object is a seal under the Later Lê Dynasty and it is impossible to specify the date unless there 
is a precise wood experiment.
- Royal seal is a national treasure; therefore the quality of being solemn and pure must be 
kept during the performance of casting or sealing. Besides, the seal is used only to confirm the 
content of a document; correspondingly, it is impossible to stamp on a valueless sheet of paper 
or a piece of cloth to offer to the people. It does not reflect cultural values of ancient court rituals. 
For the above reasons, the form of opening a seal, whatever it is, should not be carried out within 
the space of Thăng Long Imperial Citadel.

File đính kèm:

  • pdfan_sac_menh_chi_bao_o_hoang_thanh_thang_long_va_trao_luu_pha.pdf