Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập

Khuyết tật thị giác không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi của học sinh khiếm thị mà còn ảnh hưởng đến kĩ năng sống của các em. Hiện nay, một số trường tiểu học hòa nhập đã bắt đầu quan tâm đến việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho các em còn chưa cao. Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinh khiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất.

pdf 7 trang thom 04/01/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập

Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0112
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 158-164
This paper is available online at 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
KHIẾM THỊ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NHẬP
Nguyễn Thị Thắm
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Khuyết tật thị giác không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, ngôn ngữ, giao
tiếp, hành vi của học sinh khiếm thị mà còn ảnh hưởng đến kĩ năng sống của các em. Hiện
nay, một số trường tiểu học hòa nhập đã bắt đầu quan tâm đến việc thực hiện giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên hiệu quả giáo
dục kĩ năng sống cho các em còn chưa cao. Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩ
năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnh
hưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tố
ảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinh
khiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất.
Từ khóa: Trẻ khiếm thị, trường tiểu học hòa nhập, giáo dục hòa nhập, kĩ năng sống, yếu tố
ảnh hưởng.
1. Mở đầu
Giáo dục hòa nhập là xu thế của xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, năm 2010 Luật người khuyết
tật được ban hành đã khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc cung cấp cơ hội giáo dục cho
toàn xã hội, tiến hành giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thị nói
riêng [2]. Học sinh khiếm thị có cơ hội học tập, vui chơi, hòa nhập cùng các bạn học sinh sáng.
Đối với học sinh khiếm thị tiểu học, mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống (KNS) là tạo cơ
hội cho các em có được sự độc lập [4]. Độc lập giúp học sinh khiếm thị phát triển cảm giác tự tin
và tham gia và cộng đồng như một người chủ. Khi còn nhỏ, trẻ học các kĩ năng sống bằng cách
quan sát ngẫu nhiên và bắt chước hành động của người khác [6]. Khoảng 80% kiến thức và kĩ năng
học được thông qua kênh thị giác. Với học sinh sáng mắt, khi thành thạo kĩ năng này em có thể
khái quát hóa những gì học được và phát triển các kĩ năng mới. Nhưng với học sinh khiếm thị, do
hạn chế về khả năng thị giác nên khi học các kĩ năng sống khó khái quát hóa được từ tình huống
này sang tình huống khác. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị cần phải có những
phương pháp đặc biệt, hướng dẫn kĩ năng sống phù hợp với các em, tạo cơ hội để học sinh được
thực hành, tự làm quen và khám phá [4].
Kĩ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị
tiểu học. Hiện nay, các trường tiểu học hòa nhập đã lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh vào các môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa. Học sinh khiếm thị được học một số
Ngày nhận bài: 5/4/2016. Ngày nhận đăng: 5/8/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thị Thắm, e-mail: Thamnguyencwd@gmail.com
158
Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường...
kĩ năng sống giống như học sinh sáng mắt. Bên cạnh đó, trong những tiết cá nhân học sinh khiếm
thị cũng được giáo dục các kĩ năng khác như: kĩ năng định hướng di chuyển, kĩ năng đọc viết chữ
Braille, âm nhạc. Trong quá trình thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị tiểu học,
giáo viên, các trường tiểu học hòa nhập đã gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức ảnh hưởng
đến kết quả giáo dục. Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh khiếm thị tiểu học sẽ là cơ sở để các trường hòa nhập có các giải pháp điều chỉnh, nâng cao
chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho các em.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Kĩ năng sống
Năm 1960, thuật ngữ KNS (life skills) lần đầu tiên đã được đề cập đến bởi những nhà tâm
lí thực hành, coi đó như là một khả năng quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Ở Việt Nam,
thuật ngữ KNS được biết đến bắt đầu từ năm 1996 cùng với chương trình của UNICEF “Giáo dục
KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”
do các chuyên gia Australia tập huấn [8]. Trong những năm gần đây, thuật ngữ KNS xuất hiện ngày
càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới và và được coi như một trong những vấn đề quan trọng, cấp
bách cần hình thành và rèn luyện cho học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học.
Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:
Theo quan điểm của UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng
và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): KNS là năng lực đáp ứng hoặc những hành vi tích
cực giúp cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày [8].
Có quan niệm khác cho rằng: KNS là những khả năng tâm lí xã hội của con người để để
tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày
một cách tích cực và có hiệu quả [1].
Tóm lại, KNS được hiểu theo các nghĩa khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là; “KNS
nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chung ta đã có) và thái độ, giái trị (cái chung ta đã
nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế làm gì và làm cách nào là tính tích cực nhất và
mang tính chất xây dựng” [3].
2.1.2. Khái niệm trẻ khiếm thị
Trẻ khiếm thị là trẻ em dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, sau khi đã có các phương tiện
trợ thị vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động (sinh hoạt, học tập, vui chơi,. . . ) cần sử dụng
mắt [2].
Trẻ khiếm thị được chia thành hai loại: trẻ mù và trẻ nhìn kém.
2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố là một trong những bộ phận cấu thành nên các sự vật, hiện tượng, là những cái cần
thiết hình thành và tạo nên cái khác (Từ điển Tiếng Việt).
Yếu tố ảnh hưởng là những cái tác động lên một sự vật, hiện tượng làm thay đổi quá trình
phát triển hoặc hiệu quả hoạt động của sự vật, hiện tượng đó.
Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị tiểu học hòa nhập là
159
Nguyễn Thị Thắm
những cái tác động đến quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị tiểu học học hòa
nhập [3]. Đó là các yếu tố liên quan đến điều kiện trường học, giáo viên, cha mẹ, môi trường,. . .
2.2. Một số kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học
Cũng giống như học sinh sáng mắt, học sinh khiếm thị tiểu học cần phải được giáo dục
những kĩ năng sống cơ bản. Nếu thiếu các kĩ năng sống này học sinh khiếm thị sẽ gặp khó khăn
lớn trong việc tự chăm sóc bản thân, trong giao tiếp xã hội, hòa nhập với cộng đồng. Thành thạo
các kĩ năng sống này sẽ tạo cho học sinh khiếm thị “tăng sự tự tin và cảm giác tự hào về bản thân
– điều này rất quan trọng đối với phát triển tâm lí xã hội của học sinh khuyết tật thị giác” (Rosen,
1993). Một số kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị [6]:
- Kĩ năng tự nhận thức [7]: Tự nhìn nhận đánh giá về bản thân để xác định được những mặt
mạnh, mặt yếu của bản thân. Nhận thức được sự thay đổi về tâm sinh lí của bản thân khi bước vào
tuổi vị thành niên để có thái độ và hành vi đúng đắn: không hoảng hốt, lo sợ khi có sự thay đổi về
tâm lí, sinh lí, có ý thức giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì, có lối sống lành mạnh về thể chất và tinh thần,
hiểu rõ vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường học và ngoài xã hội thông qua các
hoạt động giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bè bạn và những người xung quanh. Đối với học sinh
khiếm thị, việc nhận thức được bản thân sẽ giúp các em cảm thấy tự tin hơn, không mặc cảm, xấu
hổ vì mình bị khuyết tật.
- Kĩ năng tự phục vụ [4]: Đối với học sinh sáng mắt, việc học kĩ năng tự phục vụ chủ yếu
qua bắt chước. Đối với học sinh khiếm thị, các em cần được hướng dẫn các kĩ năng tự phục vụ
cụ thể, bằng những phương pháp đặc thù. Các kĩ năng tự phục vụ dạy cho học sinh khiếm thị bao
gồm: kĩ năng đi vệ sinh, kĩ năng vệ sinh cá nhân (tắm, gội, rửa tay, rửa mặt, đánh răng,. . . ), kĩ năng
mặc quần áo,. . .
- Kĩ năng tự bảo vệ: Học sinh biết cách tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân liên
quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh, an toàn ở nhà,
ở trường và ở nơi công cộng. Do khiếm khuyết về thị giác nên việc giữ an toàn, bảo vệ chăm sóc
bản thân với học sinh khiếm thị là rất quan trọng. Các em cần được hướng dẫn cụ thể các kĩ thuật
để đảm bảo sự an toàn khi tham gia vào các hoạt động ở trường hòa nhập. Với học sinh nhìn kém,
các em còn cần biết cách chăm sóc và bảo vệ kính, đôi mắt của mình để tận dụng tối đa khả năng
thị lực còn lại.
- Kĩ năng giao tiếp [5]: Trong kĩ năng này học sinh khiếm thị cần hiểu được các qui tắc giao
tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, biết cách ứng xử phù hợp với
một số người gần gũi quen thuộc với các em như: thầy cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình,
phụ nữ có thai, người có hoàn cảnh khó khăn, người già. . . Biết cách giao tiếp trong các tình huống
đặc biệt cần sự hỗ trợ của giáo viên, các bạn sáng mắt cùng trang lứa.
- Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: Học sinh biết kiên quyết giữ vững lập trường và
biết nói lời từ chối trước những chất gây nghiện, trước lời mời mọc, rủ rê của bạn bè và người xấu,
không tham gia vào việc làm, hành vi mang tính tiêu cực.
- Kĩ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng [6]: Học sinh biết cách học tập, nghỉ ngơi,
vui chơi, giải trí phù hợp để có tâm trạng thoải mái, lành mạnh, tránh các tình huống căng thẳng
không cần thiết. Đồng thời, học sinh khiếm thị tiểu học cũng cần biết xác định rõ các mối quan
hệ giữa bản thân với những người xung quanh để có thể chia sẻ, tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ của
người đáng tin cậy để tìm ra các giải pháp tối ưu khi gặp phải các tình huống căng thẳng trong
cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: khi bị các bạn sáng mắt trêu trọc học sinh khiếm thị phải biết cách
giải quyết.
- Kĩ năng ra quyết định: Học sinh khiếm thị tiểu học cũng cần biết cách đưa ra các quyết
160
Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường...
định nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi
trường, để phòng tránh bị xâm hại, tránh các hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến cuộc sống, học
tập của bản thân và những người xung quanh.
- Kĩ năng đặt mục tiêu và giải quyết các công việc [5]: Học sinh khiếm thị tiểu học cũng
nên được học kĩ năng phân chia công việc thành các bước đơn giản (Fullwood, 1984). Trước tiên
nên đặt ra cho học sinh khiếm thị các công việc đơn giản, dành cho trẻ để hoàn thành. Chấp nhận
sự sai hỏng và khuyến khích các em kiên trì thực hiện mục tiêu. Điều này rất quan trọng với học
sinh khiếm thị bởi rất nhiều em khi đi học hòa nhập vì không thể thực hiện được các nhiệm vụ đã
phải bỏ học.
2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh khiếm thị tiểu
học ở các trường hòa nhập
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình giáo dục
KNS cho học sinh khiếm thị ở trường tiểu học hòa nhập.
- Địa bàn, đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu trên 30 giáo viên đang dạy cho học sinh khiếm
thị ở 2 trường tiểu học hòa nhập: Trường Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội và Trường Tiểu học Lê
Hồng Phong – Thái Bình.
- Tiến hành nghiên cứu:
Bước 1: Phát phiếu điều tra cho 30 giáo viên
Bước 2: Giáo viên tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra
Bước 3: Thu thập phiếu điều tra, xử lí số liệu
Bước 4: Phỏng vấn sâu một số giáo viên để thu thập thêm các thông tin liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu
- Xử lí số liệu: xử lí số liệu thu được theo quy trình sau
+ Cộng số điểm mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố theo đánh giá của giáo viên: tác động
nhiều (3 điểm), tác động bình thường (2 điểm), tác động ít (1 điểm), không tác động (0 điểm).
+ Sử dụng công thức tính X
+ Dựa vào X để xếp thứ bậc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Sau quá trình điều tra và xử lí số liệu chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh khiếm thị tiểu học
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (số lượng)
X Thứ bậcTác
động
nhiều
Bình
thường
Ít tác
động
Không
tác
động
1 Sự kì thị của học sinh sáng 25 4 1 0 2,8 5
2
Học sinh khiếm thị không
được can thiệp sớm trước khi
vào học tiểu học
15 9 6 0 2,1 9
3 Sự kì thị của phụ huynh học
sinh sáng
13 12 5 0 2,25 8
161
Nguyễn Thị Thắm
4
Bốmẹ học sinh khiếm thị quá
quan tâm, nuông chiều 20 7 3 0 2,55 7
5 Bố mẹ học sinh khiếm thị ít
quan tâm, chăm sóc, giáo dục
24 6 0 0 2,8 5
6
Không có thời gian để dạy kĩ
năng sống 25 5 0 0 2,83 4
7
Giáo viên chưa có phương
pháp để dạy kĩ năng sống cho
học sinh khiếm thị
30 0 0 0 3,0 1
8
Không có chương trình, nội
dung cụ thể để dạy kĩ năng
sống
29 1 0 0 2,95 2
9 Lớp học hòa nhập quá đông 26 4 0 0 2,87 3
X 2,68
Nhận xét:
Bảng kết quả trên cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập. Mức độ tác động của các yếu tố là rất cao. Đa
số giáo viên cho rằng các yếu tố tác động nhiều đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm
thị (X = 2,68), không có ý kiến nào cho rằng các yếu tố trên không tác động. Nếu xét theo tiêu chí
tác động nhiều để xếp thứ bậc thì thứ bậc về mức độ tác động của từng yếu tố là:
Xếp ở vị trí thứ nhất là yếu tố “Giáo viên chưa có phương pháp để dạy kĩ năng sống” (X =
3,0). Mặc dù các giáo viên đều đã được tập huấn về dạy học hòa nhập nhưng dạy kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học nói chung, học sinh khiếm thị nói riêng thì các Cô chưa được học. Việc dạy kĩ
năng sống cho học sinh trong lớp chỉ bằng kinh nghiệm cá nhân, chưa có những phương pháp đặc
thù.
Xếp ở vị trí thứ 2 là yếu tố “Không có chương trình, nội dung dạy kĩ năng sống” (X = 2,95).
Qua điều tra giáo viên cho thấy các em học sinh tiểu học nói chung, học sinh khiếm thị nói riêng
chưa được giáo dục KNS một cách chính thức, bài bản. Ở trường hòa nhập, giáo viên dạy kĩ năng
sống chủ yếu mang tính cá nhân, không có một chương trình cụ thể. Đặc biệt với học sinh khiếm
thị, qua phỏng vấn giáo viên chúng tôi nhận thấy rằng: giáo viên chủ yếu dạy kĩ năng sống cho
các em bằng sự tâm huyết, yêu thương trẻ chứ không có chương trình, nội dung nào cụ thể. Ở mỗi
lớp học, giáo viên hướng dẫn những kĩ năng khác nhau, chủ yếu là trong các tình huống học sinh
khiếm thị chưa giải quyết được thì giáo viên sẽ hỗ trợ, hướng dẫn. Chính vì thế gần như học sinh
khiếm thị chưa có được những kĩ năng sống đặc thù, trừ một số học sinh ở tại Hội người mù được
các giáo viên đặc biệt hỗ trợ.
Xếp ở vị trí tiếp theo là yếu tố “Lớp học quá đông” (X = 2,87), “Thiếu thời gian dạy kĩ năng
sống” (X = 2,83). Theo các giáo viên, một lớp học tiểu học hòa nhập có khoảng 55-60 học sinh
trong đó có 3-4 học sinh khiếm thị. Chương trình giáo dục tiểu học chủ yếu dành cho các môn văn
hóa. Chính vì vậy giáo viên không có thời gian để dạy riêng các kĩ năng sống cho học sinh khiếm
thị. Với một số học sinh khiếm thị, bên cạnh học văn hóa các em phải học thêm chữ nổi Braille để
theo kịp học sinh sáng. Giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4, lớp 5 – trường tiểu học Lê Hồng Phong –
Thái Bình cho rằng họ vẫn kì vọng các trung tâm, hội người mù sẽ là nơi dạy kĩ năng sống cho các
em khiếm thị. Giáo viên, trường hòa nhập chỉ dạy văn hóa vì lớp học quá đông, chương trình nội
dung học văn hóa đã quá khó khăn đối với học sinh khiếm thị để đạt được mục tiêu theo yêu cầu.
162
Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường...
Trường hòa nhập chỉ chú trọng đến vấn đề dạy văn hóa cho các em để các em có thể theo được
chương trình học như các bạn sáng mắt.
Bên cạnh đó, các yếu tố “Ảnh hưởng của khuyết tật thị giác”, “Sự kì thị của học sinh sáng
và gia đình học sinh sáng”, “Sự thiếu quan tâm của gia đình học sinh khiếm thị” cũng khá ảnh
hưởng đến kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị. Theo các giáo viên, trong những
giờ sinh hoạt hoặc hoạt động ngoại khóa, khi giáo viên tổ chức các hoạt động, học sinh khiếm thị
thường ít tham gia cùng vì sự kì thị của học sinh sáng và gia đình các em. Mặt khác, giáo viên
cũng ít có điều kiện trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh khiếm thị vì hầu hết các em đều ở nội
trú. Do đó cơ hội để gia đình hướng dẫn các kĩ năng sống cho các em là rất hạn chế.
3. Kết luận
Hạn chế về khả năng thị giác đã làm cho học sinh khiếm thị tiểu học thiếu cơ hội tự học
các kĩ năng sống để sống độc lập, an toàn, hòa nhập xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống cơ bản
như: kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự bảo vệ chăm sóc bản
thân,. . . cho học sinh khiếm thị tiểu học là rất quan trọng và cần thiết.
Để có thể hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh khiếm thị tiểu học, các
trường hòa nhập cần xây dựng được chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp với khả năng và
nhu cầu của học sinh khiếm thị ở từng khối lớp, tập huấn nâng cao năng lực của giáo viên về giáo
dục kĩ năng sống cho cho học sinh khiếm thị tiểu học.
Đặc biệt, nhằm tăng cường sự tự tin cho học sinh khiếm thị, giảm sự kì thị của học sinh
sáng đối với học sinh khiếm thị, giáo viên cần xây dựng môi trường lớp học thân thiện. Giáo viên
tổ chức các hoạt động để học sinh sáng mắt và phụ huynh học sinh sáng hiểu được những khó khăn
mà học sinh khiêm thị gặp phải.
Giáo viên thường xuyên liên với gia đình học sinh khiếm thị để rèn luyện những kĩ năng
sống mà trẻ học được ở trường lớp. Giữa cha mẹ học sinh khiếm thị cần có sự trao đổi về những
tiến bộ cũng như những khó khăn, thách thức mà các em đang đối mặt. Gia đình và trường hòa
nhập cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo cơ hội cho học sinh khiếm thị được học các kĩ năng
sống cần thiết nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình, 2011. Giáo trình giáo dục kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Hoàng Thị Nho, 2015. Biện pháp tổ chức dạy học môn toán theo hướng phát huy tính tích
cực học tập cho học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Ngân, 2008. Biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
lớp mẫu giáo hòa nhập. Luận văn Thạc sĩ Lí luận và Lịch sử Giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[4] Amanda Hall Lueck, Deborah Chen, Linda S.Kekelis, 2013. Hướng dẫn phát triển cho trẻ
khiếm thị sơ sinh – cẩm nang can thiệp sớm, Hoàng Thị Nga dịch. Nxb Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Rona L.Pogrund, Diane L.Fazzi and Jessica S.Lampert, 1992. Early forcus: Working with
young blind and visually impaired children and their families. American Foundation for the
Blind.
163
Nguyễn Thị Thắm
[6] Sharon Zell Sacks, Linda S Kekelis and Robert J. Gaylord Ross, 1997. The development of
social skills by blind and visually impaired students. American Foundation for the Blind.
[7] Đỗ Thị Thanh Thủy, 2015. Biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh khiếm thị lớp 1
hòa nhập. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[8] Hoàng Thanh Thúy, Nguyễn Thị Thắm, 2010. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. Kỉ yếu hội thảo khoa học Tâm lí Giáo dục Việt
Nam: Thành tựu và triển vọng, Hội khoa học tâm lí giáo dục Việt Nam, trang 15 – 19.
ABSTRACT
Factors that affect the ability of visually impaired children
to acquire life skills in inclusive primary schools
Nguyen Thi Tham
Faculty of Special Education, Hanoi National University of Eduaction
A visual disability not only affects cognition, language, communication and behavior of a
children, it also affects their life skills. Currently, some inclusive schools have begun to attempt
to provide life skill education for visually impaired students. However, the teaching skills and
resources needed to provide life skills education are not adequate. Besides analyzing the life skills
that should be taught to visually impaired elementary students, this article also looks at how a life
skills education might benefit them. It is the author’s hope that this research will help inclusive
schools obtain the resources they need to provide blind students with necessary life skills.
Keywords: Visually impaired students, inclusive primary shools, inclusive education, life
skills, effective factors.
164

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_anh_huong_den_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_khie.pdf