Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Trong những năm qua, vấn đề xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN và chuẩn đầu ra của sinh viên (SV) ngành Giáo dục Mầm non (GDMN) đã được thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc đánh giá năng lực TƯNN của GVMN chưa được quan tâm một cách thích đáng, còn thiếu các bộ công cụ đánh giá. Vì vậy, để có thêm công cụ giúp các nhà quản lí tham khảo khi muốn đánh giá năng lực TƯNN của GVMN, giúp GVMN tự đánh giá khả năng TƯNN của mình, bài viết này chúng tôi xin đề xuất bộ công cụ đánh giá năng lực TƯNN của GVMN.

pdf 8 trang thom 06/01/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
15 
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 
THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON 
Vũ Phương Liên - Trần Lan Anh 
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 
Nguyễn Thị Như Ngọc - Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 
Ngày nhận bài: 01/11/2017; ngày sửa chữa: 20/11/2017; ngày duyệt đăng: 28/11/2017. 
Abstract: The objective of this study is to building a toolkit for assessing the career adaptability 
of pre-primary teachers in order to improve the quality of education at ECE institutions. ) in the 
current period. A pilot test with a toolkit of 45 criteria has been conducted with 219 teachers who 
were working at preschools in Soc Trang Province and have been recruited over the period 2012-
2016. The results confirm that the toolkit is appropriate for evaluating pre-primary teachers’ career 
adaptability. 
Keywords: Building toolkit, Evaluation, Capacity for career adaptation, Pre-primary teacher. 
1. Mở đầu 
Thuật ngữ “năng lực” do R.W. White đưa ra năm 
1959. Từ đó đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về 
năng lực. Các tác giả Field và Drysdale (1991) cho rằng, 
năng lực là khả năng thực hiện một công việc một cách 
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu có tính thách thức (trích theo 
[1; tr 107 ]). Tác giả McClure cho rằng, năng lực thích 
ứng nghề nghiệp (TƯNN) được hình thành bởi 2 yếu tố 
chủ yếu đó là năng lực nhận diện, phân tích những thay 
đổi mà mình phải đối mặt và năng lực hành động để tạo 
ra những thay đổi của chính mình nhằm đáp ứng được 
các yêu cầu thay đổi của bối cảnh (trích theo [1; tr 114]). 
Người lao động có năng lực TƯNN thì có khả năng 
chuẩn bị công việc, nghề nghiệp trong tương lai (quan 
tâm), chịu trách nhiệm về sự phát triển nghề nghiệp của 
họ (kiểm soát), khám phá bản thân tương lai và cơ hội 
nghề nghiệp (tò mò) và tin tưởng vào khả năng thành 
công trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề 
nghiệp (tự tin) [2]. Từ nhận định trên, chúng tôi cho rằng, 
Năng lực TƯNN của giáo viên mầm non (GVMN) là việc 
cá nhân tích cực tìm hiểu về nghề, quan tâm đến nghề, có 
khả năng kiểm soát, tự tin trong nghề, chủ động hòa nhập 
với các hoạt động nghề nghiệp và nội dung nghề nghiệp, 
tự giác rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng lòng yêu 
nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề. Bài viết này trình 
bày cách tiếp cận và xây dựng công cụ đánh giá năng lực 
TƯNN của GVMN, nhằm góp phần đánh giá năng lực này 
của giáo viên (GV), từ đó có những định hướng cần thiết 
trong việc đào tạo và bồi dưỡng GVMN. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Việc đánh giá năng lực TƯNN của GVMN là một 
trong những yếu tố quan trọng, khuyến khích sự phấn 
đấu vươn lên của GVMN, góp phần phát triển nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong những năm 
qua, vấn đề xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ 
GVMN và chuẩn đầu ra của sinh viên (SV) ngành Giáo 
dục Mầm non (GDMN) đã được thực hiện. Tuy nhiên, 
trong thực tế việc đánh giá năng lực TƯNN của GVMN 
chưa được quan tâm một cách thích đáng, còn thiếu các 
bộ công cụ đánh giá. Vì vậy, để có thêm công cụ giúp 
các nhà quản lí tham khảo khi muốn đánh giá năng lực 
TƯNN của GVMN, giúp GVMN tự đánh giá khả năng 
TƯNN của mình, bài viết này chúng tôi xin đề xuất bộ 
công cụ đánh giá năng lực TƯNN của GVMN. 
2.1. Mô hình nghiên cứu 
Đánh giá năng lực TƯNN dựa theo mẫu khảo sát và 
thang đo Career Adapt-Abilities Scale (CAAS) đã được 
nhiều nước trên thế giới áp dụng và kết quả đã chứng 
minh độ tin cậy và sự phù hợp với hầu hết các nước trên 
thế giới. Trong đó, họ đã sử dụng thang đo 5 mức độ: 
5 = Mạnh nhất; 4 = Rất mạnh; 3 = Mạnh; 2 = Hơi mạnh; 
1 = Không mạnh để đánh giá năng lực TƯNN. 
Mô hình 1. Mô hình đánh giá năng lực TƯNN CAAS 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
16 
Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Giang, Lại Xuân Thủy 
cũng đã dựa trên cơ sở mẫu khảo sát chuẩn CAAS 2.0 để 
xây dựng bộ câu hỏi đánh giá khả năng TƯNN của SV 
tốt nghiệp đại học hiện làm việc trong các công ty Nhật 
Bản tại Thừa Thiên - Huế [3]. Bộ công cụ này gồm 4 yếu 
tố, mỗi yếu tố gồm 6 mục đo và các yếu tố khảo sát này 
được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức của người Việt 
Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thang đo 
do Savickas và Porfeli đề xuất gồm 5 mức độ, theo đó 1 
tương ứng với mức độ thích ứng rất thấp, 2 tương ứng 
với mức độ thích ứng thấp, 3 tương ứng với mức độ thích 
ứng trung bình, 4 tương ứng với mức độ thích ứng cao 
và 5 tương ứng với mức độ thích ứng rất cao. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy, với 24 biến quan sát theo thang đo 
CAAS 2.0 quốc tế, đã đánh giá khá phù hợp về khả năng 
TƯNN của SV tốt nghiệp đại học đang làm việc trong 
các doanh nghiệp Nhật Bản tại Thừa Thiên - Huế. Tác 
giả cũng nhận định có thể vận dụng thang đo chuẩn quốc 
tế CAAS trong việc nghiên cứu các lĩnh vực liên quan tại 
nước ta ở quy mô rộng hơn. 
Từ nghiên cứu về mô hình đánh giá năng lực của 
CAAS và thông qua việc lấy ý kiến từ các chuyên gia 
đang công tác trong lĩnh vực GDMN trên địa bàn tỉnh 
Sóc Trăng, chúng tôi sử dụng mô hình CAAS làm cơ sở 
để xây dựng công cụ đánh giá năng lực TƯNN của GV 
chuyên ngành GDMN. 
Mô hình 2. Đề xuất mô hình năng lực TƯNN của GVMN 
 Bộ công cụ chúng tôi xây dựng gồm 4 nhân tố và 45 
tiêu chí. Nội dung các tiêu chí dựa trên 24 mục đo của 
thang đo CAAS quốc tế, dựa trên chuẩn nghề nghiệp của 
GDMN [4] và một số tài liệu tham khảo như [5], [6]. 
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo 
Likert 5 mức độ (1 = Tôi hoàn toàn không có năng lực 
này; 2 = Năng lực này được tôi thực hiện chưa tốt; 3 = 
Năng lực này được tôi thực hiện ở mức độ trung bình; 4 
= Năng lực này được tôi thực hiện tốt, dễ dàng; 5 = Năng 
lực này được tôi thực hiện rất tốt). Sử dụng phần mềm 
thống kê SPSS 20 và Conquest làm công cụ hỗ trợ. Nội 
dung 4 yếu tố được mô tả trong bảng sau: (Bảng 1) 
Nhân 
tố/Nội 
dung 
nhân tố 
Số 
lượng 
Item 
Nội dung các tiêu chí 
Mã 
hóa 
Năng lực 
tìm hiểu 
về nghề 
nghiệp 
của 
GVMN 
(là năng lực 
trong việc 
khám phá, 
nhận biết 
những sự 
thay đổi của 
thế giới bên 
ngoài và cơ 
hội phát 
triển nghề 
nghiệp của 
mình một 
cách hiệu 
quả). 
14 
Item 
Mong muốn tìm kiếm cơ hội học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. TH1 
Phân tích các lựa chọn trước khi đưa ra quyết định trong việc xử lí các tình huống sư 
phạm xảy ra trong và ngoài lớp cho phù hợp. 
TH2 
Có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho các hoạt động. TH3 
Có năng lực nghiên cứu toàn diện các câu hỏi đặt ra trong quá trình giáo dục trẻ. TH4 
Kĩ năng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp các kiến thức vệ sinh cá 
nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. 
TH5 
Khả năng sử dụng một số thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn trong giáo dục. TH6 
Khả năng nắm vững mục tiêu chương trình GDMN TH7 
Nắm vững kiến thức về GDMN bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. TH8 
Nắm vững kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non. TH9 
Khả năng nắm vững những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lí, sinh lí trẻ lứa tuổi mầm non. TH10 
Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm an toàn cho trẻ. TH11 
Hiểu biết về an toàn, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ TH12 
Chủ động tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lí ban đầu. TH13 
Có năng lực về đánh giá sự phát triển của trẻ. TH14 
Năng lực 
tự tin 
trong 
nghề 
nghiệp 
của 
GVMN 
(là sự tự 
tin trong 
việc ra 
12 
Item 
Thực hiện các công việc một cách tỉ mỹ. TT1 
Có khả năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. TT2 
Luôn thực hiện công việc phù hợp với năng lực. TT3 
Yêu nghề, tập tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. TT4 
Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp 
trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. 
TT5 
Luôn cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. TT6 
Có năng lực chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công. 
TT7 
Có kế hoạch sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục 
TT8 
Bảng 1. Bảng tiêu chí đo năng lực TƯNN GVMN 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
17 
Nhân 
tố/Nội dung 
nhân tố 
Số 
lượng 
Item 
Nội dung các tiêu chí 
Mã 
hóa 
Năng lực tự 
tin trong 
nghề 
nghiệp của 
GVMN (là 
sự tự tin trong 
việc ra các 
quyết định, 
cũng như 
thực hiện các 
công việc 
được giao). 
12 
Item 
Thực hiện các công việc một cách tỉ mỉ. TT1 
Có khả năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. TT2 
Luôn thực hiện công việc phù hợp với năng lực. TT3 
Yêu nghề, tận tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. TT4 
Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp 
trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. 
TT5 
Luôn cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. TT6 
Có năng lực chấp hành kỉ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công. 
TT7 
Có kế hoạch sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với 
mục đích chăm sóc, giáo dục. 
TT8 
Có lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, nhân 
dân tín nhiệm và trẻ yêu quý 
TT9 
Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ được phân công. 
TT10 
Tự tin trong giao tiếp, khéo léo trong ứng xử với đồng nghiệp TT11 
Luôn giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm. TT12 
Năng lực 
quan tâm 
về nghề 
nghiệp của 
GVMN (là 
năng lực quan 
tâm đến nghề 
nghiệp hiện tại 
cũng như sự 
phát triển sự 
nghiệp trong 
tương lai). 
09 
Item 
Suy nghĩ về tương lai của bản thân tôi. QT1 
Quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp. QT2 
Lập kế hoạch học tập phát triển nghề nghiệp. QT3 
Biết cần học gì để phát triển sự nghiệp. QT4 
Quan tâm việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. QT5 
Quan tâm việc giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn 
tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương. 
QT6 
Luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và 
trách nhiệm của một nhà giáo. 
QT7 
Luôn quan tâm việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và tác phong sư phạm mẫu mực. QT8 
Luôn quan tâm tạo hứng thú học tập cho trẻ mầm non. QT9 
Năng lực 
kiểm soát 
trong nghề 
nghiệp của 
GVMN (là 
năng lực trong 
việc kiểm soát 
những vấn đề 
phát sinh trong 
công việc phù 
hợp với môi 
trường nghề 
nghiệp). 
10 
Item 
Giữ được tinh thần lạc quan trong công việc. KS1 
Tự đưa ra quyết định giải quyết các tình huống sư phạm trong và ngoài lớp học. KS2 
Chịu trách nhiệm về hành động của mình trong giáo dục trẻ. KS3 
Có khả năng tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. KS4 
Có năng lực tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp. KS5 
Có khả năng sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) 
và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 
KS6 
Có khả năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần. KS7 
Luôn có kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, 
giáo dục trẻ. 
KS8 
Luôn quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp. KS9 
Thường xuyên lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích 
hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. 
KS10 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
18 
2.2. Phương pháp thu thập số liệu 
Để đảm bảo tính đại diện, chúng tôi tiến hành thu thập 
số liệu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Với 
bảng khảo sát sử dụng trong nghiên cứu này là 45 câu, 
do đó kích thước mẫu dự kiến đề ra là 225 (GV ngành 
GDMN có thời gian công tác từ năm học 2012-2103 đến 
năm học 2016-2017 tại 20 cơ sở GDMN trong tỉnh Sóc 
Trăng). Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 241, tổng số 
phiếu thu về là 241. Số lượng phiếu hợp lệ là 219 phiếu, 
chiếm tỉ lệ 90.9%. 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
2.3.1. Kết quả hệ số độ tin cậy Cronbach'Alpha đối với 
thang đo các thành phần của phiếu khảo sát 
 Biến 
Tương 
quan 
tổng 
biến 
Alpha 
nếu 
loại 
biến 
Năng lực tìm hiểu về nghề nghiệp của GVMN: Cronbach Alpha =0.906 
TH1 
Mong muốn tìm kiếm cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 
của bản thân 
.714 .895 
TH2 
Phân tích các lựa chọn trước khi đưa ra quyết định trong việc xử lí các tình huống 
sư phạm xảy ra trong và ngoài lớp cho phù hợp 
.553 .902 
TH3 Có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho các hoạt động .598 .900 
TH4 Có năng lực nghiên cứu toàn diện các câu hỏi đặt ra trong quá trình giáo dục trẻ .669 .897 
TH5 
Kĩ năng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp các kiến thức vệ sinh cá 
nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 
.692 .896 
TH6 Khả năng sử dụng một số thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn trong giáo dục. .457 .905 
TH7 Khả năng nắm vững mục tiêu chương trình GDMN .468 .905 
TH8 
Khả năng nắm vững kiến thức về GDMN bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ khuyết 
tật 
.619 .899 
TH9 Nắm vững kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non .622 .899 
TH10 
Khả năng nắm vững những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lí, sinh lí trẻ lứa tuổi 
mầm non. 
.584 .901 
TH11 Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm an toàn cho trẻ .637 .899 
TH12 Hiểu biết về an toàn, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ .606 .900 
TH13 
Chủ động tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lí ban 
đầu. 
.672 .897 
TH14 Có năng lực về đánh giá sự phát triển của trẻ .598 .900 
Năng lực tự tin trong nghề nghiệp của GVMN: Cronbach Alpha =0.919 
TT1 Thực hiện các công việc một cách tỉ mỉ .506 .919 
TT2 Có khả năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả .563 .916 
TT3 Luôn thực hiện công việc phù hợp với năng lực .769 .907 
TT4 Yêu nghề, tận tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ .781 .907 
TT5 
Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp 
trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. 
.735 .909 
TT6 Luôn cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .547 .917 
TT7 
Có năng lực chấp hành kỉ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công. .681 .911 
TT8 
Có kế hoạch sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với 
mục đích chăm sóc, giáo dục. 
.615 .914 
TT9 
Có lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, nhân 
dân tín nhiệm và trẻ yêu quý 
.734 .909 
TT10 
Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ được phân công. 
.691 .911 
TT11 Tự tin trong giao tiếp, khéo léo trong ứng xử với đồng nghiệp .671 .912 
TT12 Luôn giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm .695 .911 
Năng lực quan tâm về nghề nghiệp của GVMN: Cronbach Alpha =0.938 
Bảng 2. Kết quả kiểm định các tiêu chí đánh gia bằng Cronbach Alpha 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
19 
Kết quả trên cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của các 
nhân tố có giá trị khá cao, từ 0.91 đến 0.95. Hệ số tương 
quan giữa các mục hỏi và tổng điểm đều lớn hơn 0.3. 
Điều này cho thấy bộ công cụ có độ tin cậy tốt, các items 
trong một thành tố được thiết kế logic, chặt chẽ, đo lường 
cùng nội dung. 
 Biến 
Tương 
quan 
tổng 
biến 
Alpha 
nếu 
loại 
biến 
TT8 
Có kế hoạch sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với 
mục đích chăm sóc, giáo dục. 
.615 .914 
TT9 
Có lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, nhân 
dân tín nhiệm và trẻ yêu quý 
.734 .909 
TT10 
Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ được phân công. 
.691 .911 
TT11 Tự tin trong giao tiếp, khéo léo trong ứng xử với đồng nghiệp .671 .912 
TT12 Luôn giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm .695 .911 
Năng lực quan tâm về nghề nghiệp của GVMN: Cronbach Alpha =0.938 
QT1 Suy nghĩ về tương lai của bản thân tôi .679 .936 
QT2 Quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp .803 .928 
QT3 Lập kế hoạch học tập phát triển nghề nghiệp .863 .924 
QT4 Biết cần học gì để phát triển sự nghiệp .759 .931 
QT5 Quan tâm việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. .866 .924 
QT6 
Quan tâm việc giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, 
thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương 
.494 .944 
QT7 
Luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách 
nhiệm của một nhà giáo. 
.816 .928 
QT8 Luôn quan tâm việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và tác phong sư phạm mẫu mực. .731 .932 
QT9 Luôn quan tâm tạo hứng thú học tập cho trẻ mầm non .870 .924 
Năng lực kiểm soát trong nghề nghiệp của GVMN: Cronbach Alpha =0.945 
KS1 Giữ được tin thần lạc quan trong công việc .688 .943 
KS2 Tự đưa ra quyết định giải quyết các tình huống sư phạm trong và ngoài lớp học .718 .941 
KS3 Chịu trách nhiệm về hành động của mình trong giáo dục trẻ .756 .939 
KS4 Có khả năng tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. .700 .942 
KS5 Có năng lực tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp. .711 .941 
KS6 
Có khả năng sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và 
các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 
.863 .935 
KS7 Có khả năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần. .887 .933 
KS8 
Luôn có kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, 
giáo dục trẻ. 
.809 .937 
KS9 Luôn quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp. .885 .933 
KS10 
Thường xuyên lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích 
hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. .688 .943 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
20 
2.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá 
Năng lực TƯNN của GVMN được đo bằng 45 biến 
quan sát. Sau khi kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach’s 
Alpha, ta thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy. 
Ở bảng 3. ta thấy, Kiểm định KMO và Bartlett's trong 
phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO cao (0.893 > 0.5) 
giá trị kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa (Sig. = 0.000 < 
0.05) cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. 
Bảng 3. Hệ số KMO và Bartlett’s 
KMO and Bartlett's Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 
Adequacy. 
.893 
Bartlett's Test of 
Sphericity 
Approx. Chi-Square 12840,454 
df 990 
Sig. .000 
Ở bảng 4, ta thấy các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 
1 và với phương pháp rút trích Principal components và 
phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 7 
nhân tố (thực tế chỉ có 6 nhân tố, do có 1 nhân tố rỗng) 
từ 45 biến quan sát và với phương sai trích là 70.252% 
(> 50%) đạt yêu cầu. 
Bảng 4. Bảng Eigenvalues và phương sai trích 
 Dựa vào kết quả ở bảng 4, ta thấy: Các biến quan sát 
đều có trọng số lớn hơn 0,3, nghĩa là cả 45 biến quan sát 
điều thỏa mãn trong phần phân tích nhân tố khám phá 
thang đo năng lực TƯNN của GV ngành GDMN. 
 Sau khi phân tích nhân tố, chúng tôi thu được kết quả 
như sau (bảng 54 nhân tố được xây dựng theo phương 
pháp chuyên gia ban đầu là “Năng lực kiểm soát trong 
nghề nghiệp của GVMN”, “Năng lực tự tin trong nghề 
nghiệp của GVMN”, “Năng lực quan tâm về nghề 
 Rotated Component Matrixa 
Tên nhân tố 
 Component 
1 2 3 4 5 6 7 
Năng lực kiểm soát trong nghề 
nghiệp của GVMN 
KS7 .884 
KS9 
.882 
KS6 .867 
KS8 .704 
KS5 .681 
KS10 .647 
KS4 .637 
KS2 .592 
KS3 .589 
KS1 .505 
TT2 .381 
Năng lực tự tin trong nghề nghiệp 
 của GVMN 
TT12 .749 
TT4 .746 
TT6 .742 
TT3 .735 
TT9 .703 
TT10 .686 
TT7 .663 
TT8 .587 
TT5 .548 
QT6 .517 
TT11 .496 
TT1 .339 
Năng lực quan tâm về nghề nghiệp 
của GVMN 
QT9 .860 
QT5 .857 
QT3 .848 
QT2 .694 
QT7 .692 
Bảng 5. Bảng Ma trận xoay 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
21 
nghiệp của GVMN”, “Năng lực tìm hiểu về nghề nghiệp 
của GVMN” đã phân thành 6 nhóm. 
Diễn giải kết quả: - Nhân tố 1 (Nhóm 1): Đánh giá 
năng lực kiểm soát trong nghề nghiệp của GVMN gồm 
11 Item (Có 1 Item từ nhóm 2 chuyển sang); - Nhân tố 2 
(Nhóm 2): Đánh giá năng lực tự tin trong nghề nghiệp 
của GVMN gồm 12 Item (Có 1 Item từ nhóm 3 chuyển 
sang). Ở nhóm 1 và nhóm 2 có sự thay đổi vị trí của các 
Item giữa các nhóm. Theo ý kiến của các chuyên gia 
trong lĩnh vực mầm non, sự thay đổi vị trí này là phù hợp. 
Vì vậy, chúng tôi quyết định chuyển vị trí các Item như 
kết quả phân tích nhân tố; - Nhân tố 3 (Nhóm 3): Đánh 
giá năng lực quan tâm trong nghề nghiệp của GVMN 
gồm 8 Item; - Nhân tố 4 "Đánh giá năng lực tìm hiểu về 
nghề nghiệp" được phân chia thành 3 nhóm và được đặt 
tên như sau: + Nhóm 4 gồm 5 Item: Năng lực khám phá 
 Rotated Component Matrixa 
Tên nhân tố 
 Component 
1 2 3 4 5 6 7 
Năng lực tự tin 
trong nghề nghiệp 
của GVMN 
TT5 .548 
QT6 .517 
TT11 .496 
TT1 .339 
Năng lực quan tâm 
về nghề nghiệp 
của GVMN 
QT9 .860 
QT5 .857 
QT3 .848 
QT2 .694 
QT7 .692 
QT4 .646 
QT8 .622 
QT1 .607 
Năng lực khám phá bản thân 
phát triển nghề nghiệp 
của GVMN 
TH1 .841 
TH5 .829 
TH2 .650 
TH4 .521 
TH3 .511 
Năng lực tìm hiểu 
kiến thức chuyên môn 
của GVMN 
TH10 .725 
TH11 .660 
TH14 .571 
TH12 .539 
TH13 .519 
Năng lực tìm hiểu 
kiến thức cơ bản 
của GVMN 
TH7 .791 
TH6 .728 
TH9 .549 
TH8 .435 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 15-22 
22 
bản thân phát triển nghề nghiệp của GVMN; + Nhóm 5 
gồm 5 Item: Năng lực tìm hiểu kiến thức chuyên môn của 
GVMN; + Nhóm 6 gồm 4 Item: Năng lực tìm hiểu kiến 
thức cơ bản của GVMN. Mặc dù, nhóm được phân chia 
thành 3 nhóm, nhưng theo ý kiến chuyên gia thì nhìn chung 
mục đích đánh giá gần như nhau nên chúng tôi quyết định 
gom 3 nhóm này thành một nhóm và cũng có tên "Đánh giá 
năng lực tìm hiểu về nghề nghiệp của GVMN". 
Như vậy, mặc dù kết quả phân tích nhân tố khám phá 
(EFA) đã hình thành 6 nhóm nhân tố có khả năng ảnh 
hưởng đến năng lực TƯNN của GV ngành GDMN. Tuy 
nhiên, do mục đích đánh giá của 3 nhóm 4, 5, 6 gần như 
nhau, vì vậy Mô hình phân tích không có sự khác biệt 
nhiều so với mô hình được thiết lập ban đầu, chỉ có sự 
tăng giảm Item giữa các nhân tố. Chính vì thế, mô hình 
được hiệu chỉnh như sau (xem mô hình 3): 
3. Kết luận 
Việc đánh giá năng lực TƯNN của GVMN hiện nay 
là vấn đề cần thiết trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 
Bộ công cụ đánh giá năng lực TƯNN của GVMN với 45 
biến quan sát đã đánh giá khá phù hợp về năng lực 
TƯNN của GVMN. Mặc dù còn hạn chế ở đối tượng 
khảo sát khá hẹp và quy mô không lớn, nhưng kết quả 
nghiên cứu có ý nghĩa cả về thực tiễn và lí luận, nó đã 
gợi ý cho các cá nhân cũng như những tổ chức đào tạo 
và giáo dục định hướng phát triển các kĩ năng TƯNN cho 
người học để có thể tham gia có hiệu quả vào công tác 
giảng dạy. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đặng Xuân Hải. (2017). Năng lực thích ứng của cán 
bộ quản lí nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo 
dục. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[2] Rudolph, C. W. - Lavigne, K. N. - Zacher, H. (2017). 
Career adaptability: A meta-analysis of relationships 
with measures of adaptivity, adapting responses, and 
adaptation results. Journal of Vocational Behavior, 
Vol. 98, pp. 17-34. 
[3] Nguyễn Hồng Giang - Lại Xuân Thủy (2014). Năng 
lực thích ứng nghề nghiệp của Sinh viên tốt nghiệp 
đại học làm việc trong các công ty Nhật Bản tại Thừa 
Thiên - Huế. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 2, 
tr 43-44. 
[4] Bộ GD-ĐT (2008). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
mầm non. Quyết định số: 02/2008/QĐ-BGDĐT, 
ngày 22/1/2008. 
[5] Hồ Hồng Lam (2012). Giáo trình Giáo viên mầm non 
(tập 1). NXB Đại học Huế. 
[6] Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng (2011). Chuẩn 
đầu ra ngành Giáo dục mầm non. 
[7] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). 
Phân tích dữ liệu với SPSS. NXB Hồng Đức. 
[8] Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2009). 
Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh. 
NXB Thống kê. 
[9] Savickas, M. L. - Porfeli, E. J. (2012). Career Adapt-
Abilities Scale: Construction, reliability, and 
measurement equivalence across 13 countries. Journal 
of Vocational Behavior, Vol. 80 (3), pp. 661-673. 
Tên 
năng 
lực 
Tên nhân tố Các biến 
Năng 
lực 
TƯNN 
của 
GVMN 
(Gồm 4 
nhân 
tố) 
Thể hiện mức độ kiểm 
soát trong nghề nghiệp 
của GVMN 
KS1; KS2; KS3; 
KS4; KS5; KS6; 
KS7; KS8; KS9; 
KS10; KS11 
Thể hiện mức độ tự tin 
trong nghề nghiệp của 
GVMN 
TT1; TT2; TT3; 
TT4; TT5; TT6; 
TT7; TT8; TT9; 
T10; TT11; TT12 
Thể hiện mức độ quan 
tâm trong nghề nghiệp 
của GVMN 
QT1; QT2; QT3; 
QT4; QT5; QT6; 
QT7; QT8 
Thể hiện 
mức độ 
tìm hiểu 
về nghề 
nghiệp 
của 
GVMN 
gồm 14 
Item 
Năng lực 
khám phá 
bản thân 
phát triển 
nghề 
nghiệp của 
GVMN 
TH1; TH2; TH3; 
TH4; TH5 
Năng lực 
tìm hiểu 
kiến thức 
chuyên 
môn của 
GVMN 
TH6; TH7; TH8; 
TH9; TH10 
Năng lực 
tìm hiểu 
kiến thức 
cơ bản của 
GVMN 
TH11; TH12; 
TH13; TH14 
Mô hình 3. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_bo_cong_cu_danh_gia_nang_luc_thich_ung_nghe_nghiep.pdf