Xác định cường độ lực liên kết của khối đá theo các thông số độ bền của mẫu đá và chỉ số khối đá RMR

Khi tính toán nền móng, ổn định công trình

với trượt thì cần phải có các số liệu về các thông

số sức chống cắt của khối đá, mà cụ thể là

cường độ lực liên kết c và góc ma sát trong

của khối đá. Việc xác định trực tiếp các thông

số này với khối đá nói chung là phức tạp, tốn

kém. Vì vậy, người ta thường muốn sử dụng

những phương pháp đơn giản hơn, nhanh hơn

hay những công thức thực nghiệm đơn giản,

ngắn gọn hơn, dễ áp dụng hơn và cũng đảm bảo

một độ tin cậy nhất định.

Đối với góc ma sát trong, thông số này sẽ

được đề cập sau, ở đây chỉ trình bày những

phương pháp xác định cường độ lực liên kết của

khối đá.

Trước kia, người ta đã sử dụng các công thức

thể hiện quan hệ giữa cường độ lực liên kết của

mẫu đá và của khối đá như của K. Terzaghi

pdf 8 trang kimcuc 3560
Bạn đang xem tài liệu "Xác định cường độ lực liên kết của khối đá theo các thông số độ bền của mẫu đá và chỉ số khối đá RMR", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định cường độ lực liên kết của khối đá theo các thông số độ bền của mẫu đá và chỉ số khối đá RMR

Xác định cường độ lực liên kết của khối đá theo các thông số độ bền của mẫu đá và chỉ số khối đá RMR
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 12 
XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ LỰC LIÊN KẾT CỦA KHỐI ĐÁ 
THEO CÁC THÔNG SỐ ĐỘ BỀN CỦA MẪU ĐÁ 
VÀ CHỈ SỐ KHỐI ĐÁ RMR 
NGUYỄN SỸ NGỌC*, PHẠM QUỐC TUẤN** 
The estimate of rock-mass cohesion by a function of intact rock 
parameters and the RMR values 
Abstract: The rock-mass cohesion is a parameter important when using 
Mohr-Coulomb model. The Mohr-Coulomb model is an elastoplastic 
model based on the Mohr-Coulomb failure criterion and is the most 
common model in the context of geotechnical modeling. When using 
model, it is essential to estimate cohesion and internal friction angle. This 
paper reviews the estimate of rock-mass cohesion as function of intact 
rock parameters and the RMR (Rock Mass Rating system) values. 
Keywords: RMR, rock-mass properties, Mohr-Coloumb failure criterion, 
intact rock properties, rock-mass classification, shear strength, rock-mass 
strength, intact rock strength. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Khi tính toán nền móng, ổn định công trình 
với trượt thì cần phải có các số liệu về các thông 
số sức chống cắt của khối đá, mà cụ thể là 
cường độ lực liên kết c và góc ma sát trong 
của khối đá. Việc xác định trực tiếp các thông 
số này với khối đá nói chung là phức tạp, tốn 
kém. Vì vậy, người ta thường muốn sử dụng 
những phương pháp đơn giản hơn, nhanh hơn 
hay những công thức thực nghiệm đơn giản, 
ngắn gọn hơn, dễ áp dụng hơn và cũng đảm bảo 
một độ tin cậy nhất định. 
Đối với góc ma sát trong, thông số này sẽ 
được đề cập sau, ở đây chỉ trình bày những 
phương pháp xác định cường độ lực liên kết của 
khối đá. 
Trước kia, người ta đã sử dụng các công thức 
* Bộ môn Địa kỹ thuật, khoa Công trình, Đại học Giao 
thông Vận tải 
DĐ: 0904364356 
Email: cogn1945@gmail.com; 
** Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Điện lực; 
DĐ: 0932218599 
E-mail: tanpq81@gmail.com; 
thể hiện quan hệ giữa cường độ lực liên kết của 
mẫu đá và của khối đá như của K. Terzaghi: 
(1) 
trong đó: ck – là cường độ lực liên kết của 
khối đá; c- là cường độ lực liên kết của mẫu đá; 
Al – là diện tích phần đá liên tục (của các cầu 
đá) trong toàn bộ diện tích mặt đá định xét A. 
hay công thực của G.L. Fixenko (1965) khi 
khối đá bị phân cắt bởi các khe nứt hầu như 
vuông góc với nhau: 
(2) 
hoặc khi khối đá bị phân cắt bởi những khe 
nứt ngiêng, chéo nhau: 
(3) 
trong đó: a- hệ số, phụ thuộc vào độ bền và 
các đặc trưng nứt nẻ của đá, có giá trị thay đổi 
từ 0,5 (với đá sét -cát không chặt, phong hóa 
mạnh) tới 10 (với đá phun trào bền chắc). 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 13 
H/l - là tỉ số giữa chiều cao của khối đá và 
kích thước trung bình của các tảng nứt nẻ do các 
khe nứt tạo thành. 
c’- là cường độ lực liên kết giữa các tảng đá 
riêng biệt. 
Như vậy, các công thức trên đều mới chỉ dựa 
vào diện tích, kích thước bên ngoài, loại đá 
mà chưa kể đến nhiều các yếu tố bên trong và 
các tác động bên ngoài đến khối đá nứt nẻ, mà 
chính các yếu tố này lại ảnh hưởng lớn đến 
cường độ lực liên kết của khối đá. 
1. PHÂN LOẠI KHỐI ĐÁ THEO CHỈ 
SỐ KHỐI ĐÁ RMR 
Z.T. Bieniawski (1973) đã phân loại khối đá 
theo chỉ số khối đá RMR dựa trên 6 thông số và 
được biểu diễn theo công thức: 
+
(4) 
trong đó: - là điểm số xét tới độ bền nén 
một trục của đá, có giá trị từ 0-:-15 tương ứng 
với độ bền nén một trục tới 
; 
 là điểm số xét tới chỉ số chất lượng đá 
RQD của đá, có giá trị từ 3-:-20, ứng với RQD 
của đá từ <25 tới 100%. 
 là điểm số xét đến khoảng cách giữa 
các mặt gián đoạn (các khe nứt), có giá trị từ 5-
:-20 khi khoảng cách giữa các khe nứt từ 
2m; 
 là điểm số xét tới đặc điểm của các khe 
nứt như độ nhám, độ mở, chất lấp đầy khe 
nứt, có giá trị từ 0-:-30 tùy theo đặc điểm của 
các khe nứt tương ứng với các loại từ E tới A. 
 là điểm số xét tới ảnh hưởng của nước 
ngầm trong khối đá, có giá trị từ 0-:-15 tùy theo 
tính ẩm, lưu lượng và áp lực nước trong khe nứt. 
 là điểm số xét tới hướng của các khe nứt 
so với công trình. Tùy thuộc vào loại công trình 
và hướng cắm của các khe nứt có thuận lợi hay 
không mà các giá trị của nó có thể thay đổi từ 0 
-:- (-12) đối với hầm; từ 0-:- (-25) đối với nền 
hay từ 0-:- (-60) đối với bờ dốc. 
Theo đó, giá trị lớn nhất của RMR là 100 và 
tùy theo giá trị RMR của khối đá, mà người ta 
đánh giá chất lượng khối đá và dự tính cường độ 
lực liên kết của khối đá như trong bảng 1. 
Bảng 1 
Cấp đá 
Trị số 
RMR 
Đặc điểm ck, kPa 
I 81-100 Rất tốt >400 
II 61-80 Tốt 300-400 
III 41-60 Trung 
bình 
200-300 
IV 21-40 Xấu 100-200 
V <21 Rất xấu <100 
Tuy rằng cách phân loại và đánh giá khối đá 
theo chỉ số RMR cũng đã đưa ra những giá trị 
của cường độ lực liên kết của khối đá, nhưng 
vẫn chỉ là trong một khoảng, khó xác định chính 
xác sẽ khó đưa ra những số liệu cụ thể khi tính 
toán, thiết kế ổn định công trình. 
2. TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ LỰC LIÊN 
KẾT THEO CHỈ DẪN EM 1110-1-2908 
Năm 1994, trong chỉ dẫn EM 1110-1-2908 
của Cục Công binh quân đội Mỹ đã nêu ra cách 
xác định cường độ lực liên kết của khối đá 
thông qua cường độ lực liên kết của mẫu đá và 
chỉ số RMR của khối đá. 
Hình 1: Tiêu chuẩn độ bền tuyến tính 
 Mohr-Coulomb. 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 14 
Xuất phát từ vòng tròn Mohr vẽ cho thí 
nghiệm nén và kéo một trục của mẫu đá và cho 
rằng đường bao vòng tròn Mohr có dạng đường 
thẳng (Hình 1) có thể viết: 
(5) 
hay biến đổi thành: 
(6) 
nghĩa là: 
(7) 
trong đó: là độ bền nén một trục của mẫu 
đá. là góc ma sát trong của mẫu đá; 
Và như vậy, cường độ lực liên kết của khối 
đá sẽ được tính qua cường độ lực liên kết của 
mẫu đá theo công thức: 
(8) 
với s là một hệ số, được tính theo công thức: 
(9) 
Giá trị lớn nhất của RMR là 100. Khi ấy, chất 
lượng khối đá là rất tốt và trị số của s sẽ bằng 1, 
nghĩa là cường độ lực liên kết của mẫu đá và 
khối đá bằng nhau. Trong những trường hợp 
khác, do trị số của RMR<100 nên giá trị của s 
luôn luôn <1. 
Tính thử với các giá trị của RMR trong 
khoảng phân loại từng cấp đá sẽ được kết quả 
như trong bảng 2. 
Bảng 2 
Cấp đá Trị số RMR s 
I 81-100 0,121-1 
II 61-80 0,013-0,108 
III 41-60 0,00142-0,012 
IV 21-40 0,000153-0,00127 
V <21 <0,000153 
Sẽ là có ý nghĩa hơn, nếu tính liên tục và lập 
thành bảng để nhanh chóng dùng được giá trị 
của s khi có một giá trị RMR cụ thể như trong 
bảng 3. 
Bảng 3 
RMR s RMR s RMR s RMR s 
100 1 79 0.0970 58 0.009404 38 0.001019 
99 0.8948 78 0.0868 57 0.008415 37 0.000912 
98 0.8007 77 0.0776 56 0.007530 36 0.000816 
97 0.7165 76 0.0695 55 0.006738 35 0.000730 
96 0.6412 75 0.0622 54 0.006029 34 0.000653 
95 0.5738 74 0.0556 53 0.005395 33 0.000585 
94 0.5134 73 0.0498 52 0.004828 32 0.000523 
93 0.4594 72 0.0446 51 0.004320 31 0.000468 
92 0.4111 71 0.0399 50 0.003866 30 0.000419 
91 0.3679 70 0.0357 49 0.003459 29 0.000375 
90 0.3292 69 0.0319 48 0.003096 28 0.000335 
89 0.2946 68 0.0286 47 0.002770 27 0.000300 
88 0.2636 67 0.0256 46 0.002479 26 0.000269 
87 0.2359 66 0.0229 45 0.002218 25 0.000240 
86 0.2111 65 0.0205 44 0.001985 24 0.000215 
85 0.1889 64 0.0183 43 0.001776 23 0.000192 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 15 
RMR s RMR s RMR s RMR s 
84 0.1690 63 0.0164 42 0.001589 22 0.000172 
83 0.1512 62 0.0147 41 0.001422 21 0.000154 
82 0.1353 61 0.0131 40 0.001273 20 0.000138 
81 0.1211 60 0.0117 39 0.001139 19 0.000123 
80 0.1084 59 0.010509 
3. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘC LẬP TÍNH 
TOÁN CƯỜNG ĐỘ LỰC LIÊN KẾT 
Sen và Sadagah (2003) đề xuất công thức 
tính toán cường độ lực liên kết của khối đá từ 
chỉ tiêu RMR như sau: 
(10) 
Phương trình (10) được thể hiện trong hình 2. 
Hình 2: Đánh giá sự phụ thuộc của cường độ 
lực liên kết của khối đá với chỉ tiêu RMR 
(theo Sen & Sadagah (2003)) 
Aydan và Kawamoto (2001) đề xuất công 
thức tính cường độ lực liên kết của khối đá 
như sau: 
(11) 
Trong đó: ; chỉ 
tiêu bền của khối đá. 
Quan hệ trực tiếp giữa cường độ lực liên kết 
của khối đá và chỉ tiêu RMR được Aydan 
(2012) thể hiện dưới dạng phương trình sau: 
(12) 
4. TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU CƯỜNG ĐỘ 
LỰC LIÊN KẾT CỦA KHỐI ĐÁ TẠI KHU 
VỰC ĐẬP DÂNG CHUYỂN NƯỚC THUỘC 
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN NAM-E-MOUN 
TỈNH SEKONG - NƯỚC CHDCND LÀO 
Như vậy đối với khối đá, bằng các giá trị đã 
tính được của chỉ số RMR qua cách phân loại 
Bieniawski đã khá phổ biến ở nước ta, chúng ta 
có thể nhanh chóng xác định được giá trị cường 
độ lực liên kết của khối đá theo các phương 
pháp của EM-1110-1-2908, hoặc của Sen và 
Sadagah (2003), của Aydan (2012). Điều này 
chắc sẽ thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều nếu 
chỉ dùng một kết quả phân loại khối đá theo chỉ 
số RMR, như đã thấy trong bảng 1, giá trị của 
cường độ lực liên kết của khối đá chỉ được xác 
định trong một khoảng chứ không phải là một 
số cụ thể, không thuận lợi rõ ràng khi tính toán 
thiết kế công trình trong đá, trên đá, và bằng đá. 
Dự án thủy điện Nam E-Moun nằm trên địa 
bàn huyện Dak cheung, tỉnh Sekong, Lào. Các 
hạng mục chính của dự án: Đập chính xây dựng 
trên sông Nam e-Moun; Đập chuyển nước xây 
dựng trên sông Houay Het, hầm chuyển nước 
vào hầm chính dài 12,235km, hầm chính 
7,838km, tháp điều áp, đường ống áp lực hở dài 
643m và nhà máy có công suất 129MW. 
Đập chuyển nước là một trong những hạng 
mục chính của dự án, có các thông số chính sau: 
Chiều dài đập: 127m. Chiều cao đập: 28,4m. 
Điều kiện địa chất công trình: Tại khu vực 
tuyến nghiên cứu được chia làm 3 khu chính: 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 16 
lòng sông, vai phải và vai trái. Trong khuôn 
khổ bài báo này, chúng tôi nghiên cứu khu 
vực vai trái, điều kiện địa chất được phân bố 
như sau: 
- Đới (tQ+edQ+IA1): Lớp này gặp ngay 
trên bề mặt địa hình, chiều dày thay đổi từ 
2,3-7,0m, trung bình 4,6m. Thành phần sét, 
sét pha màu đỏ nâu đến nâu xám, trạng thái 
dẻo cứng. 
- Đới phong hóa mạnh HW: Lớp này nằm 
tiếp theo của lớp tQ+edQ+IA1, chiều sâu bắt 
gặp từ 2,3-7,0m và kết thúc 8,8-10,0m. Chiều 
dày từ 1,8-7,7m, trung bình 4,8m. Thành phần 
sét lẫn dăm sạn, cục tảng bị phong hóa nứt nẻ 
mạnh, mất màu đá gốc. 
- Đới phong hóa MW: Đới này nằm tiếp 
theo của lớp HW, chiều sâu bắt gặp từ 8,8-
10,0m và kết thúc 12,3-20,1m. Chiều dày từ 
2,3-11,3m, trung bình 6,8m. Thành phần đá 
cát kết bị ép, sericit thạch anh, đá bị nứt nẻ 
mạnh, khe nứt mở lấp nhét bởi sét, bề mặt khe 
nứt bị phong hóa, cường độ đá giảm. 
RQDtb=57%. 
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
2.
00
 x 
 x 
 x 
 x 
 x 
 x 
 x 
 x 
xx
xx
xx
xx
xx
MW
SW
HW
5
1
5
798.00
Hình 3: Mặt cắt dọc tim tuyến đập chuyển nước 
thủy điện Nam-e-Moun (nguồn SDCC, 2019). 
- Đới phong hóa nhẹ SW: Đới này tiếp theo 
của đới MW, chiều sâu bắt gặp từ 12,3-20,1m, 
kết thúc > 25,0m. Chiều dày >4,9m. Thành phần 
đá cát kết bị ép màu xám xanh, sericit thạch anh 
màu xám đen, đá nứt nẻ yếu, có các mạch thạch 
anh xuyên cắt, đá bị dập vỡ mạnh đoạn 24-25m 
tại HK-II-02. Đá cứng chắc. RQDtb=55%. 
- Đới đá tươi Fr: Đới đá sâu nhất, chiều 
sâu bắt gặp > 25,0m. Thành phần đá cát kết 
màu xám xanh, đá cứng chắc, liền khối, 
RQDtb = 100%. 
Kết quả thí nghiệm trong phòng cho thấy kết 
quả chỉ tiêu vật lý của đá nguyên trạng được 
trình bày trong bảng 4. 
Bảng 4 (nguồn Pöyry, 2017) 
Khối 
lượng 
đơn vị 
UCS 
 Loại đá 
(g/cm3) (MPa) (độ) (MPa) 
Đá cát 
kết 
2,6 50-80 55-65 10-20 
Kết quả tính toán thông số độ bền cắt của 
khối đá được thực hiện bằng tính toán theo 
tiêu chuẩn bền Hoek-Brown dựa trên kết quả 
thí nghệm trong phòng (bảng 4) và mô tả chỉ 
tiêu bền địa chất GSI (Geological Strength 
Index) trên các khối đá lộ lòng sông khi mô 
tả hiện trường. Kết quả được thể hiện trong 
bảng 5. 
Hình 4: Chi tiết khối đá cát kết lộ bên bờ sông 
(nguồn Pöyry,2017). 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 17 
Bảng 5 (nguồn P yry,2017) 
Loại đá- mức độ phong hóa 
(độ) (kPa) 
GSI RMR 
Đá cát kết nguyên vẹn (Fr) 50-55 1000-1400 60-70 65-75 
Đá cát kết – phong hóa nhẹ (SW) 50-55 800-1000 45-55 50-60 
Đá cát kết phong hóa trung bình đến 
mạnh (MW-HW) 
50-55 500-800 25-35 30-40 
Kết quả tính toán chỉ tiêu cường độ lực liên 
kết của khối đá cát kết thuộc bờ trái khu vực 
đầu mối đập chuyển nước được thực hiện theo 
các phương pháp chỉ dẫn EM 1110-1-2908, 
công thức số (10), (12), được thể hiện trong 
bảng 6. 
Bảng 6 
EM-1110-1-
2908 
CT (10) 
Sen & Sadagah 
(2003) 
CT (12) 
Aydan (2012) Loại đá- mức độ 
phong hóa 
RMR 
(kPa) (kPa) (kPa) 
Đá cát kết nguyên 
vẹn (Fr) 
65-75 204,68-621,77 235,63-271,88 2363,64-3333,33 
Đá cát kết – phong 
hóa nhẹ (SW) 
50-60 38,66-117,44 181,25-217,50 1428,57-2000,00 
Đá cát kết phong 
hóa trung bình đến 
mạnh (MW-HW) 
30-40 4,19-12,72 108,75-145,00 666,67-1000,00 
Các kết quả tính toán cường độ lực liên kết 
của khối đá cát kết trong bảng 5 và bảng 6 được 
thể hiện trong hình 5. Nhìn vào kết quả trong 
hình 5 chúng ta có thể thấy rõ ràng xu hướng 
tăng tuyến tính cho cả bốn phương pháp, với hệ 
số tương quan R bình phương từ 0,72- 0,97, 
riêng với phương pháp của Sen & nnk đã là 
tuyến tính. Do đó, có thể thấy cả bốn phương 
pháp đều xuất phát từ thực nghiệm và xây dựng 
thành các phương trình tuyến tính. Trong 4 
phương pháp thì có thể chia thành 3 xu hướng: 
Xu hướng 1 cho giá trị cường độ lực liên kết của 
khối thiên nhỏ đó là phương pháp của EM1110-
1-2908 và phương pháp của Sen & nnk; Xu 
hướng thứ 2 là xu hướng lấy trung bình, đại diện 
là sử dụng tiêu chuẩn bền Hoek-Brown; Xu 
hướng thứ 3 là xu hướng thiên cao, đại diện là 
phương pháp của Aydan (2012); 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 18 
Hình 5: Kết quả tính toán cường độ lực liên kết của khối đá cát kết bờ trái đập chuyển nước-thủy 
điện Nam-e-Moun và phương trình hồi qui tuyến tính mô phỏng xu hướng của các phương pháp 
Chỉ tiêu cường độ lực liên kết của khối đá 
được xác định trong các tiêu chuẩn của Nhật 
(Kokichi Kikuchi & nnk,1982), tiêu chuẩn 
Trung Quốc DL 5108-1999, tiêu chuẩn Nga 
CHu 2.02.02-85: Nền công trình thủy công 
được thể hiện trong bảng 7. 
Bảng 7: Kết quả đề xuất áp dụng giá trị cường độ lực liên kết của khối đá cát kết bờ trái đập 
chuyển dòng thủy điện Nam-e-Moun theo các tiêu chuẩn Nhật, Trung Quốc, Nga 
Loại đá ứng với UCS từ 
50-80MPa 
TC Nhật 
(MPa) 
TC Trung Quốc 
(MPa) 
TC Nga 
(MPa) 
Đá cát kết nguyên vẹn 
(Fr) 
2,0-1,5 0,40 
Đá cát kết – phong hóa 
nhẹ (SW) 
1,5-0,70 0,30 
Đá cát kết phong hóa 
trung bình đến mạnh 
(MW-HW) 
0,70-0,30 0,20 
So sánh các kết quả tính toán và đề xuất 
trong các bảng 5-:-7, có thể thấy, tiêu chuẩn 
Nhật có giá trị gần với phương pháp của Aydan 
(2012), tiêu chuẩn Trung Quốc có giá trị gần với 
việc sử dụng tiêu chuẩn bền Hoek-Brown để xác 
định các thông số của tiêu chuẩn Mohr-
Colounb, tiêu chuẩn Nga cho giá trị gần với 
phương pháp tính của EM 1110-1-2908 và Sen 
& nnk (2003) và gần giống với giá trị được 
Bieniawski kiến nghị trong bảng 1. 
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Xác định cường độ lực liên kết của khối đá là 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 19 
một công việc khó khăn, đòi hỏi một loạt các 
kết quả thí nghiệm hiện trường và mô tả thực 
địa của khối đá và bộ số liệu thí nghiệm trong 
phòng kết hợp với các phương pháp phân loại 
khối đá như RMR, GSI,  
Trong khuôn khổ bài báo này, dựa trên các 
kết quả khảo sát hiện trường và thí nghiệm trong 
phòng đã kiến nghị các giá trị cường độ lực liên 
kết cho khối đá cát kết bờ trái khu vực đập 
chuyển nước thuộc công trình thủy điện Nam-e-
Moun (CHDCND Lào) với 03 xu hướng: Xu 
hướng cao có giá trị từ 2,3-3,3MPa; Xu hướng 
trung bình có giá trị từ 1,4-2,0 MPa; Xu hướng 
thấp có giá trị <1MPa. Cả ba giá trị của 03 xu 
hướng này đều phù hợp với từng tiêu chuẩn 
trong tiêu chuẩn Nhật, Trung Quốc, Nga. 
Quan hệ giữa giá trị cường độ lực liên kết của 
khối đá với giá trị RMR có thể coi là tuyến tính. 
Tuy nhiên với việc sử dụng dạng đường tuyến 
tính bao các vòng tròn Mohr, hoặc dạng đường 
tuyến tính tiếp tuyến với đường cong của tiêu 
chuẩn Hoek-Brown sẽ có một họ đường tuyến 
tính tiếp xúc với đường cong tiêu chuẩn Hoek-
Brown hoặc vòng tròn Mohr, do đó lấy đường 
thẳng nào là một công việc đòi hỏi sự đầu tư và 
kinh nghiệm của các kỹ sư địa kỹ thuật. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Khôi Hùng, Một số vấn đề về Địa chất 
công trình và các dự án xây dựng thủy điện, thủy 
lợi ở Việt Nam, NXB Dân Trí, Hà Nội, 2016. 
[2] Nghiêm Hữu Hạnh, Cơ học đá, NXB Xây 
dựng, Hà Nội, 2004. 
[3] Nguyễn Sỹ Ngọc, Cơ học đá (in lần thứ 
2), NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2011. 
[4] Aydan, Ö, Tokashiki, N., Genis ¸ M. 
“Some considerations on yield (failure) criteria 
in rock mechanics”. In: Proceedings of the 46th 
US rock mechanics/geomechanics symposium, 
Chicago, Illinois, June 24-27, 2012. ARMA 12-
640 (on CD) 2012. https://www.onepetro.org/ 
conferencepaper/ARMA-2012-640 
[5] Aydan, Ö., Kawamoto, T. “The stability 
assessment of a large underground opening at 
great depth”. In: Proceedings of the 17th 
International Mining Congress., Turkey, 
Ankara, 1. pp. 277 - 288. 2001.  
maden.org. tr/resimler/ekler/eb2f1 a06667bfb9 
_ek.pdf 
[6] Hoek, E.; Brown, E.T. Underground 
excavation in Rock, The institution of Mining 
and Metallurgy, London, 1908. 
[7] Hoek, E.; Brown, E.T. The Hoek-Brown 
failure criterion and GSI -2018 edition, Journal 
of Rock Mechanics and Geotechnical 
Engineering, 3(2018), p.p 1-19. 
https://doi.org/10. 1016/j.jrmge.2018.08.001 
[8] Pöyry Ltd,Nam-e-Moun HPP, Base 
Design - Geological Interpretation Report, 
Laos, 2017. 
[9] SDCC, Songda Corp.,Nam-e-Moun HPP, 
Detail Design - Geological Interpretation 
Report, Hanoi, 2019. 
[10] Sen, Z., Sadagah, B. H. “Modifid rock 
mass classifiation system by continuous rating”. 
Engineering Geology. 67 (3-4), pp. 269-280. 
2003. DOI: 10.1016/S0013-7952(02)00185-0 
[11] Tokashiki, N.; Aydan, O. Estimation of 
rockmass properties of Ryukyu limestone. In 
Proceedings of the ISRM Regional Symposium-
7th Asian Rock Mechanics Symposium, Seoul, 
Korea, 15–19 October 2012. 
 [12] U.S. Army Corps of Engineering EM 
1110-1-2908: Engineering and Design Rock 
Foundation; Washington DC, 1994. 
Người phản biện: PGS, TS. ĐOÀN THẾ TƯỜNG 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_cuong_do_luc_lien_ket_cua_khoi_da_theo_cac_thong_so.pdf