Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non

Bài viết tập trung trình bày vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và mô tả cách thức thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt động giáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầm non. Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế được nhiều tư liệu giáo dục và giáo án điện tử sinh động, có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy của trẻ đồng thời tạo

môi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầm non.

pdf 10 trang thom 04/01/2024 4460
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0064
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 122-131
This paper is available online at 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIÁO DỤC Ở BẬCMẦM NON
Nguyễn Thị Hà Lan
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức
Tóm tắt. Bài viết tập trung trình bày vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm
non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và mô tả cách thức
thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt động
giáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầm
non. Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế được nhiều tư liệu giáo dục
và giáo án điện tử sinh động, có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy của trẻ đồng thời tạo
môi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầm non.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, giáo dục mầm non, giáo án điện tử, hoạt động giáo dục, trẻ
mầm non, tư liệu giáo dục.
1. Mở đầu
Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục đã được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu và xem như là một xu hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà
trường. Ở Việt Nam, các tác giả phần lớn đề cập đến ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung [1,
3], một số tác giả tập trung nghiên cứu kĩ thuật thiết kế bài giảng các môn học ở trường phổ thông
[6, 7]. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, nghiên cứu về vai trò của CNTT trong GDMN [8], ứng
dụng CNTT trong thiết kế tư liệu dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên ngành giáo dục mầm
non [2], nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên mầm non [4], một số
sáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong GDMN; khai thác các tính năng ứng dụng một
số phần mềm như HappyKid, Kidmard... nhằm phát triển nhận thức, ngôn ngữ của trẻ mầm non.
Bài viết tập trung vào các kĩ năng ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non từ việc thiết kế tư liệu
đến việc thiết kế giáo án điện tử phục vụ hoạt động giáo dục ở bậc mầm non.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vai trò của CNTT trong GDMN
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cũng như yêu cầu của giáo dục hiện đại, đòi hỏi giáo
viên nói chung và GVMN nói riêng cần có những kiến thức và kĩ năng về CNTT để ứng dụng hợp
lí và sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp. Trong giáo dục mầm non (GDMN), ứng dụng CNTT
hợp lí, sáng tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tương tác giữa GVMN và trẻ thông qua các dạng
Ngày nhận bài: 18/2/2017. Ngày nhận đăng: 5/5/2017.
Liên hệ: Nguyễn Thị Hà Lan, e-mail: nguyenhalanhdu@gmail.com
122
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non
thức thông tin (hình ảnh, hoạt hình, âm nhạc, mô phỏng. . . ), tạo môi trường nhận thức hiện đại,
hấp dẫn, kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của trẻ. Có thể thấy một số vai trò quan trọng của
việc ứng dụng CNTT trong GDMN như sau:
Tổ chức hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi
trường giáo dục hiện đại, có tính tương tác cao; kích thích hứng thú và khả năng ghi nhớ, tri giác,
tư duy của trẻ
Mở rộng các nguồn thông tin thông qua các kênh hình ảnh, âm thanh, video, hoạt hình, mô
phỏng... Hiện nay với tính năng hữu ích của Internet, GVMN có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập,
khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện phù hợp với các nội dung dạy học ở bậc mầm non. Với
các nguồn tư liệu đa dạng và sinh động sẽ tạo nên những giờ học thực sự hấp dẫn trẻ, giúp việc
tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của trẻ trở nên dễ dàng.
Dễ chỉnh sửa, hoàn thiện khi cần thiết: Một trong những điểm mạnh của CNTT trong giáo
dục đó là dễ chỉnh sửa, bổ sung GAĐT. Nếu như giáo án soạn viết truyền thống trước đây không
chỉ mất thời gian của GVMN mà những lúc cần điều chỉnh, thay đổi cũng rất bất tiện. Còn với
giáo án điện tử (GAĐT), chỉ cần một vài thao tác đơn giản, GVMN có thể thoải mái điều chỉnh,
bổ sung những nội dung phù hợp. Chính vì vậy, sử dụng GAĐT cũng tiết kiệm không ít thời gian
cho GVMN.
Giúp GVMN không ngừng nâng cao và rèn luyện các kĩ năng sư phạm cần thiết: kể chuyện,
đọc thở (ghi âm, lồng tiếng); thiết kế giáo án điện tử. Đây là một trong những vai trò rất quan
trọng. Chính vì vậy, kĩ năng sử dụng CNTT được xem là một trong những chuẩn kĩ năng của GV
nói chung và GVMN nói riêng do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Bởi lẽ, để khai thác được
các phần mềm thu âm, lồng tiếng, GVMN nhất thiết không chỉ có kĩ thuật tin học mà còn phải
có giọng kể hay, truyền cảm...; Để cắt, nối những đoạn Video thì GVMN cũng cần kĩ thuật nhưng
đồng thời phải hiểu sâu sắc những nội dung nào cần cắt, nối cho logic và độc đáo; khi thiết kế các
chuyển động, mô phỏng... cũng không thể thiếu ý tưởng sư phạm để giúp trẻ quan sát và tư duy.
2.2. Ứng dụng một số tính năng của CNTT trong GDMN
Ứng dụng CNTT của GVMN không chỉ đơn giản là mặt kĩ thuật, công nghệ giáo dục mà
nó còn là sự tích hợp hài hòa giữa kiến thức, kĩ năng, nghệ thuật sư phạm với trình độ CNTT của
giáo viên, sự sáng tạo và tận tụy trong lao động sư phạm. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, có
một số tính năng của CNTT phù hợp với giáo dục ở bậc mầm non như sau.
a/ Thiết kế tư liệu cho các hoạt động giáo dục ở trường mầm non: Từ Internet, GVMN có
thể tìm kiếm, khai thác và lưu giữ các nguồn tư liệu sẵn có một cách thuận tiện. Còn thiết kế các
nguồn tư liệu giáo dục lại đòi hỏi GVMN có những kĩ năng sư phạm và kĩ năng CNTT nhất định.
- Vẽ, xé, cắt dán tranh và đưa vào máy tính phục vụ hoạt động giáo dục: Với tài năng sư
phạm của mình, GVMN có thể vẽ, xé dán những bức tranh phù hợp với các chủ đề và nội dung
giáo dục ở bậc mầm non để sử dụng trực tiếp hoặc đưa vào máy tính và chiếu trên màn hình rộng
nhằm giúp trẻ quan sát dễ hơn. Bên cạnh việc trình chiếu với các hiệu ứng sinh động, GVMN có
thể kết hợp với lồng ghép âm thanh để tạo nên sự thu hút của các đối tượng cần quan sát. Những
tranh ảnh do giáo viên vẽ, cắt, xé dán có tác dụng đặc biệt đối với trẻ vì trẻ được học tập, lĩnh hội
các nội dung giáo dục từ chính sản phẩm của cô tạo nên, kích thích hứng thú cũng như tạo nên tính
xúc cảm trong dạy học.
Sử dụng các tranh ảnh do giáo viên vẽ, cắt và xé dán sẽ giúp cho giáo viên tận dụng tối đa
sản phẩm của mình, đặc biệt những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao sẽ có tác dụng tích cực
trong hoạt động giáo dục, giúp nâng cao hứng thú và chú ý của trẻ, hình thành tình cảm và đam
mê nghề nghiệp của giáo viên
123
Nguyễn Thị Hà Lan
Hình 1a: Tranh do GVMN vẽ phục vụ cho các giờ kể chuyện
Hình 1b: Tranh do GVMN cắt dán phục vụ cho các giờ kể chuyện
Hình 1c: Tranh do GVMN xé dán phục vụ cho các giờ kể chuyện
Thiết kế hoạt hình
Để thiết kế các hoạt hình, trước tiên phải thiết kế các đối tượng cần chuyển động (hoa, quả,
cây cối. . . )
GVMN có thể sử dụng các tính năng của CNTT để thiết kế các đối tượng, nhóm đối tượng,
tập hợp... để làm tư liệu cho hoạt động Làm quen với Toán của trẻ mầm non.
124
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non
Hình 1d: Thiết kế các đối tượng phục vụ giờ Làm quen với Toán
Để nâng cao hứng thú và khả năng tư duy của trẻ, GVMN có thể sử dụng các hiệu ứng hoặc
chuyển động phù hợp với mục đích của hoạt động. Chẳng hạn, sử dụng tính năng của CNTT để
thiết kế chuyển động của các đối tượng để hình thành cho trẻ các biểu tượng về số lượng, tập hợp....
Hình 1e: Slide mô phỏng chuyển động của các đối tượng trong tập hợp
Xây dựng video từ các nguồn tranh ảnh
Thực tiễn cho thấy, một bộ phận GVMN sử dụng những bài giảng điện tử có sẵn trên mạng,
các video clips có sẵn mà trẻ đã được xem, được biết nên nhiều trẻ không hoàn toàn hứng thú.
Nhiều giáo viên sử dụng những tư liệu dạy học do chuyên gia CNTT thiết kế, hoặc nhờ các chuyên
gia CNTT thiết kế bài giảng dựa trên ý tưởng của mình. Chính vì vậy, nhiều nội dung giáo dục đặc
biệt (như Video, mô phỏng...) không phải từ chính giáo viên thiết kế và vì vậy không tích hợp được
các yêu cầu sư phạm của tư liệu, chưa hẳn đã hoàn toàn phù hợp với hoạt động giáo dục mầm non.
Thực trạng này có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt
động học có chủ đích ở trường mầm non, ảnh hưởng đến kĩ năng nghề của GVMN.
Chính vì vậy, để tránh nhàm chán đối với trẻ, GVMN nên tận dụng những bức tranh do bản
thân vẽ, sử dụng các phần mềm làm phim để thiết kế các Video phù hợp. Kế hợp với thu âm, lồng
tiếng tinh tế, khéo léo để có các Video hay, hấp dẫn trẻ. Phần mềm được sử dụng nhiều và tiện lợi
125
Nguyễn Thị Hà Lan
Hình 1g: Giao diện thao tác tạo chuyển động của các đối tượng trong tập hợp
Hình 1h: Slide mô phỏng sau khi đối tượng chuyển động
Hình 1k: Giao diện thao tác ẩn(biến mất) đối tượng trong tập hợp
trong xây dựng Video, hoạt hình chính là Movie Makert.
Windows Movie Maker là phần mềm dựng video có sẵn trên Windows XP. Movie Maker
cũng đủ các tính năng cần thiết và tiện ích đối với giáo viên nói chung, GVMN nói riêng để thiết
kế video phù hợp với các chủ đề, nội dung giáo dục mầm non, đặc biệt đáp ứng được mục tiêu và ý
tưởng kịch bản của mỗi giáo viên. Trong giáo dục mầm non, sử dụng phần mềm này cũng đủ giúp
126
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non
Hình 1f: Slide mô phỏng sau khi đối tượng ẩn
cho giáo viên thiết kế các Video sinh động, hấp dẫn, sáng tạo theo khả năng của từng giáo viên
đồng thời kích thích hứng thú và óc quan sát của trẻ. Có thể xây dựng Video từ các nguồn tư liệu,
tranh ảnh, mô hình được khai thác trên Internet; có thể thiết kế Video từ các sản phẩm tạo hình do
giáo viên tự làm (tranh do giáo viên vẽ, xé dán, cắt dán....).
Hình 2a: Các tranh do GVMN vẽ bằng màu nước
Hình 2b: Giao diện phần mềm Movie Maker (khi thiết kế Video)
Để thiết kế các Video minh họa các giờ học ở bậc mầm non, bên cạnh các kĩ thuật thiết kế,
127
Nguyễn Thị Hà Lan
Hình 2c: Video đã hoàn thành (Câu chuyện Cậu bé Tích Chu)
GVMN cần có kĩ năng sư phạm khác như: ngôn ngữ truyền cảm, lời nói tròn vành rõ tiếng để thu
âm các lời thoại của các nhân vật trong các câu chuyện hoặc người dẫn chuyện. Có thể sử dụng
phần mềm Soud Record để thu âm sau đó lồng âm thanh vào Video. Với sự gia công sư phạm và
sự tận tụy trong công việc, GVMN sẽ có những nguồn tư liệu và bài giảng thực sự hấp dẫn, tạo
được sự yêu quý, kính trọng từ trẻ.
b/ Thiết kế hoạt động giáo dục (bài giảng điện tử)
Sau khi đã có các tư liệu giáo dục (khai thác, tìm kiếm hoặc thiết kế), GVMN xây dựng
kịch bản cho hoạt động giáo dục, tiếp đến là ứng dụng các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử để
thiết kế hoạt động giáo dục hoàn chỉnh và chạy thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng.
Có thể sử dụng phần mềm Power Point hoặc Violet để thiết kế bài giảng điện tử phù hợp
với độ tuổi và chủ điểm, nội dung giáo dục ở trường mầm non. Nguồn tư liệu càng phong phú,
hấp dẫn càng giúp GVMN thiết kế các bài giảng điện tử sinh động và độc đáo.Phần mềm Violet
và phần mềm Power point có tính năng ưu việt trong thiết kế bài giảng điện tử và được nhiều giáo
viên sử dụng. GVMN có thể tận dụng và lựa chọn các hình ảnh, mô phỏng từ các nguồn khác nhau
để thiết kế giáo án điện tử (hình 5a).
Hình 2p: Giao diện phần mềm Powerpoint khi thiết kế giáo án điện tử
GVMN có thể ứng dụng ngay tính năng đồ họa của phần mềm thiết kế bài giảng điện tử để
vẽ hình, mô phỏng các đối tượng và thiết kế bài giảng.
128
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non
Hình 2r: Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế giáo án điện tử
2.3. Quy trình thiết kế giáo án điện tử trong giáo dục mầm non
Bước 1: Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp: Trong dạy học nói chung và dạy học ở bậc
mầm non nói riêng (các hoạt động học có chủ đích), không phải bài dạy nào cũng có thể thiết kế
bằng giáo án điện tử (GAĐT). Chủ đề hay bài dạy thích hợp với GAĐT là những chủ đề mà những
nội dung của nó có thể thiết kế đa phương tiện phù hợp để dạy học và sẽ tạo ra hiệu quả dạy học
tốt hơn khi sử dụng giáo án và các thiết bị dạy học truyền thống.Có thể sử dụng GAĐT trong bậc
học mầm non trong một số trường hợp sau:Khi bài học có nội dung kiến thức mà cần có những
hoạt động trình diễn bổ trợ, giúp cho quá trình nhận thức của trẻ có kết quả hơn. Ví dụ như sử dụng
hình ảnh, âm thanh, mô phỏng, hoạt hình, phim...
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học: Trên cơ sở lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp với GAĐT,
GVMN phải xác định cụ thể mục tiêu bài học cần đạt được về Kiến thức, kĩ năng, thái độ là gì?
Với các mục tiêu đó việc ứng dụng CNTT có thực sự cần thiết không? Nếu ứng dụng thì sẽ thực
hiện như thế nào? Từ đó, có thể dự kiến kết quả cần đạt được của trẻ sau bài học.
Bước 3: Xác định trọng tâm và nội dung mà trẻ cần phải chiếm lĩnh: (i) Cần bám sát vào Kế
hoạch, chương trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ; (ii) Phải đọc thêm tài liệu, tư liệu để mở rộng hiểu
biết về vấn đề cần dạy; (iii) Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp
xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó rõ
thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài học.
Bước 4: Phân chia nội dung học tập theo từng module: Đây là quá trình chia nhỏ nội dung
kiến thức cần dạy thành những lượng kiến thức nhỏ phù hợp với hoạt động của module giảng dạy
và khả năng nhận thức của trẻ.Sau đó mô tả module. Bao gồm 2 phần: (1) Phần tóm tắt thể hiện ý
đồ sư phạm: Nội dung kiến thức cần truyền đạt và mục đích, kĩ năng cần đạt được qua module này;
(2) Mô tả thao tác của GVMN: trình diễn kiến thức (dạng text, tranh ảnh, movie, mô phỏng, hoạt
hình..); Các hoạt động của trẻ (quan sát, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, tương tác với các nhiệm vụ
của GVMN...); Đánh giá sự lĩnh hội của trẻ thông qua các bài tập, trắc nghiệm, câu đố, trò chơi...
Bước 5: Xây dựng kịch bản cho giờ học: (i) Xác định cấu trúc của kịch bản; (ii) Chi tiết hóa
cấu trúc của kịch bản; (iii) Xác định các bước của quá trình dạy học; (iv) Xác định quá trình tương
tác giữa GVMN và trẻ và các đối tượng khác (phim, ảnh, text) – hoạt động của GVMN và trẻ và
công cụ hỗ trợ; (v) Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động; (vi) Hình dung (lắp ghép)
thành tiến trình dạy học.
129
Nguyễn Thị Hà Lan
Bước 6: Chuẩn bị những tư liệu minh hoạ cho từng nội dung giờ học, hỗ trợ để thực hiện
kịch bản: Tư liệu minh hoạ trong GAĐT thông thường là: Phim (video), ảnh (image), hoạt cảnh
(animation)...; Tìm kiếm tư liệu; Xử lí tư liệu (cắt, nối, bóc, tách, lồng âm thanh, chỉnh sửa ảnh,
hoạt hình....); Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động. Để tìm kiếm những tư liệu phục vụ cho GAĐT,
GVMN cần phải biết nguồn tư liệu (khai thác ở đâu) và mục đích sử dụng. Hiện nay, nguồn tư liệu
phục vụ cho dạy học là rất phong phú trên các phương tiện thông tin. Dễ cập nhật và thu thập, chọn
lọc thông tin nhất là trên các trang Web, các VCD minh hoạ dạy học, các PM có bán trên mạng, ở
các trung tâm thiết bị trường học... Tuy nhiên, GVMN có thể tự thiết kế tư liệu dạy học phù hợp
với ý tưởng và kịch bản do mình xây dựng để thiết kế GAĐT (đã mô tả một số kĩ thuật thiết kế tư
liệu ở mục 2.2).
Bước 7: Xác định cấu trúc, logic của bài học và các file liên kết với cấu trúc đó: Yêu cầu
GVMN phải xác định, hình dung cấu trúc khoa học, cô đọng nhất của bài học cần hiển thị thường
xuyên. Cấu trúc này cần phải thiết kế thật xúc tích về nội dung, khoa học, hài hoà về hình thức thể
hiện để giúp trẻ hứng thú, chú ý và ghi nhớ nhanh chóng các vấn đề cơ bản của nội dung bài học.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng kĩ thuật tạo liên kết trong phần mềm Powerpoint, Violet để thiết
kế các file hỗ trợ minh hoạ, đưa tình huống, vấn đề, bài tập, trắc nghiệm... Nếu thiết kế như vậy,
GAĐT sẽ khoa học và hiệu quả truy cập thông tin trong dạy học sẽ nhanh chóng.
Bước 8: Dự kiến thời gian cho từng nội dung và các phương pháp dạy học phù hợp: Đây
là vấn đề GVMN phải chú ý trong thiết kế GAĐT. Cần phải chính xác hoá thời gian cho từng nội
dung dạy học, thời gian cho hoạt động của GVMN, thời gian cho hoạt động của trẻ để đảm bảo
đúng tiến trình dạy học.
Bước 9: Lựa chọn các phần mềm hỗ trợ: Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp; Tạo hiệu
ứng trong các tương tác
Bước 10: Thiết kế, chạy thử và chỉnh sửa để đảm bảo các yêu cầu về sư phạm, kĩ thuật và
khả năng tương tác giữa GVMN và trẻ: (i)Trình diễn thử; (ii) Soát lỗi; (iii) Kiểm tra tính logic, hợp
lí của các thành phần; (iv) Chỉnh sửa; (v) Hoàn thiện.
3. Kết luận
Qua nghiên cứu các tính năng của CNTT như khai thác, thiết kế các nguồn tư liệu giáo dục,
thiết kế các hoạt hình, Video phục vụ hoạt động giáo dục ở trường mầm non, giáo viên mầm non
có thể chuyển tải những ý tưởng, kịch bản đầy sáng tạo và nghệ thuật của mình trong các tư liệu
giáo dục, các hoạt hình và đặc biệt thiết kế một giáo án điện tử (hoạt động học có chủ đích) nhằm
nâng cao hứng thú, khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Để có kĩ năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu
cầu giáo dục của bậc học, đòi hỏi giáo viên mầm non phải trau dồi, rèn luyện về kĩ năng sư phạm
để đáp ứng nguyên lí, yêu cầu sử dụng, nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên mầm non hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ĐỗMạnh Cường, 2005. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, Nhà xuất bản Sư phạm
kĩ thuật TP Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Thị Hà Lan, 2014. Ứng dụng một số phần mềm trong dạy học môn Giáo dục học
cho sinh viên ngành GDMN trường Đại học Hồng Đức, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số tháng 4, Trang 101-104.
[3] Lưu Lâm, 2002. Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam. Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, Số 20, tr. 4- 5.
130
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non
[4] Đào Thị Minh Tâm, 2011. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên mầm non
tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 31/2011,
tr. 102-111.
[5] Trần Thị Tuyết, Ứng dụng CNTT trong Giáo dục mầm non
[6] Phạm Ngọc Sơn, 2011. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phần hoá học hữu cơ
chương trình nâng cao – nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Nxb Giáo
dục.
[7] Đỗ Thị Kim Oanh, 2009. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học văn ở lớp 1 theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, Nxb Đại học Quốc gia.
[8] Ukwueze F. N, 2014. The Role of information and communication technology in early
childhood education, Computer Education Research Journal, (CERJ) Vol. 1, No 1,
pp.127-133
[9] Wood, E., J. Specht, T. Willoughby, J. Mueller, 2008. Integrating Computer Technology in
Early Childhood Education Environments: Issues Raised by Early Childhood Educators. The
Alberta Journal of Educational Research, 54 (2): 210-226.
[10] Courtney K. Blackwell, Alexis R. Lauricella, Ellen Wartella, 2014, Factors influencing
digital technology use in earlychildhood education, Computers & Education, 77, 82–90.
ABSTRACT
Information technology applications in early childhood education
Nguyen Thi Ha Lan
Faculty of Early childhood Education, Hong Duc University
This paper presents the role and features of information technology in early childhood
education. It provides a description of how to design educational materials and the process
of designing e-lesson plans at preschool level. These educational activities are created to suit
preschool children’s perception of visualization and images. By using this approach, nursery
school teachers can design a variety of educational materials and fun e-lesson plans that stimulates
the children’s excitement and thinking as well as creates a modern and interesting educational
environment in nursery schools.
Keywords: Information technology, early childhood education, e-lesson plans, educational
activities, preschool children, educational materials.
131

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giao_duc_o_bac_mam_non.pdf