Tú Tượng Đệ Bát Tài Tử Tiên Chú và truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi

Với sự đồng điệu về cảm xúc, Nguyễn Huy Tự đã phóng tác Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú

thành truyện thơ Nôm Hoa tiên ký. Nhưng với lý tưởng thẩm mỹ, truyền thống văn học riêng, tác

giả truyện Hoa tiên ký đã để lại dấu ấn của sự sáng tạo trên nhiều phương diện từ thể loại đến xây

dựng nhân vật, phương thức tự sự Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những thay đổi nhỏ về

mặt cốt tuyện, tình tiết, bố cục, số câu, tên hồi của Hoa Tiên ký so với Ca bản. Ở phương diện này

dù không thật sự thể hiện được hết tài năng của Nguyễn Huy Tự như ở các phương diện khác,

nhưng nó cũng góp phần khá quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng nghệ thuật của tác giả cũng

như truyền thống văn học của dân tộc.

pdf 8 trang kimcuc 5400
Bạn đang xem tài liệu "Tú Tượng Đệ Bát Tài Tử Tiên Chú và truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tú Tượng Đệ Bát Tài Tử Tiên Chú và truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi

Tú Tượng Đệ Bát Tài Tử Tiên Chú và truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 35 
TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN THƠ NÔM HOA TIÊN KÝ 
TRONG CÁI NHÌN SO SÁNH VỀ MẶT CỐT TRUYỆN, BỐ CỤC, SỐ CÂU, TÊN HỒI 
Ngô Thị Thanh Nga* 
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Với sự đồng điệu về cảm xúc, Nguyễn Huy Tự đã phóng tác Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú 
thành truyện thơ Nôm Hoa tiên ký. Nhưng với lý tưởng thẩm mỹ, truyền thống văn học riêng, tác 
giả truyện Hoa tiên ký đã để lại dấu ấn của sự sáng tạo trên nhiều phương diện từ thể loại đến xây 
dựng nhân vật, phương thức tự sựTrong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những thay đổi nhỏ về 
mặt cốt tuyện, tình tiết, bố cục, số câu, tên hồi của Hoa Tiên ký so với Ca bản. Ở phương diện này 
dù không thật sự thể hiện được hết tài năng của Nguyễn Huy Tự như ở các phương diện khác, 
nhưng nó cũng góp phần khá quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng nghệ thuật của tác giả cũng 
như truyền thống văn học của dân tộc. 
Từ khóa: Hoa tiên ký - Nguyễn Huy Tự - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú - truyện Nôm - So sánh 
Trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại 
học Thái nguyên số tháng 3/2010, chúng tôi 
đã có bài viết so sánh truyện thơ Nôm Hoa 
tiên ký (HTK) và Ca bản Đệ bát tài tử tiên chú 
(CB) về phương diện thể loại. Qua đó chỉ ra 
sự sáng tạo cũng như bản lĩnh tiếp nhận văn 
học nước ngoài của Nguyễn Huy Tự trong 
phương diện “hoán cốt đột thai” đầu tiên này. 
Ở bài viết này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến 
một biểu hiện nữa của sức sáng tạo ấy của tác 
giả Trường Lưu trên mặt cốt truyện, bố cục, 
số câu, tên hồi. 
Có thể nói khi đối chiếu giữa CB và truyện 
thơ HTK rất nhiều nhà nghiên cứu đã dễ dàng 
nhận ra sự thêm bớt và thay đổi của Nguyễn 
Huy Tự khi diễn Nôm CB, nhất là trong việc 
giản lược số câu. Vì dụng ý của mình (và 
cũng chính là xuất phát từ truyền thống 
chuộng thơ ca của dân tộc) là giữ vững chất 
thơ của câu chuyện phong tình, nên có những 
hồi tác giả đã gạt đi khá nhiều câu trong CB 
(mang đậm tính chất kể) để ý thơ nhẹ nhàng 
súc tích mà vẫn gợi hình gợi cảm. Nếu như 
CB gồm có 60 hồi với 3422 câu thơ, thì sang 
truyện Nôm HTK, mặc dù tác giả vẫn giữ 
nguyên số hồi, nhưng dung lượng của nó chỉ 
còn khoảng 1532 câu. Theo nhà nghiên cứu 
Lại Văn Hùng thì: “Nhìn một cách tổng quát 
ta thấy ngoài một số thay đổi về bố cục ở các 
 Tel:0280.3.822.065 
hồi 4, 15, 25, 39, 46, 51, 55, 60, còn lại nói 
chung về cốt truyện thì đúng như Lại Ngọc 
Cang nói, Hoa tiên không thay đổi gì nhiều so 
với CB. Những thay đổi khác của Hoa tiên về 
tên hồi, về một chữ trong bài thơ họa (chu 
môn ở Hoa tiên, chu gian ở CB) cũng chỉ là 
những thay đổi nhỏ. Điều đáng chú ý nhất ở 
đây là sự giảm thiểu số câu của Hoa tiên. Trừ 
hồi cuối không chắc Hoa tiên còn bao nhiêu 
câu và trừ hai hồi tăng so với CB, còn lại 57 
hồi Hoa tiên giảm so với CB rất nhiềutỷ lệ 
giảm chung gần 55%, quá một nửa số câu” 
[1-164,165]. 
Ở phương diện này, trong Dòng văn Nguyễn 
Huy ở Trường Lưu, nhà nghiên cứu Lại Văn 
Hùng đã có một bản phụ lục trình bày khái 
lược. Chúng tôi xin thống kê lại và diễn đạt 
cụ thể hơn về vấn đề này (nhất là ở những hồi 
chúng tôi đã cùng nhà nghiên cứu dịch lại), 
đồng thời có sửa chữa một số chi tiết nhỏ 
nhầm lẫn trong bản phụ lục (ví dụ: thống kê 
sai số câu dẫn đến chia tỷ lệ sai). 
Hồi thứ nhất (Hoa tiên đại ý), số câu của CB 
là 32, ở truyện HTK là 24 (giảm 25%). Ở hồi 
này, trong truyện HTK không có những câu 
nói về chuyện khoái lạc trăng gió ở CB, mà 
Nguyễn Huy Tự thêm một số câu tả về Ấn 
Ba, đồng thời nói thêm về tính hiếu đễ của 
Lương Sinh. 
Hồi thứ 2 (Bái mẫu đăng trình), số câu của 
CB là 46, truyện HTK là 20 (giảm 57%). Tác 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 36 
giả truyện HTK đã “giảm nhẹ mục đích tìm 
bạn tình để nói việc Lương Sinh tìm thầy, tìm 
bạn và mừng sinh nhật mợ” [1-315]. 
Hồi thứ 3 (Diêu phủ chúc thọ), số câu của CB 
là 54, của truyện HTK là 14 (giảm 74%). 
Nguyễn Huy Tự đã chuyển cuộc gặp gỡ giữa 
hai chàng Lương - Dương xuống hồi 4. 
Hồi thứ tư (Huynh đệ đàm tình), số câu của 
CB là 24, của truyện HTK là 4 (giảm 83%). Ở 
hồi này, Nguyễn Huy Tự không khai thác 
cuộc nói chuyện của Lương - Dương ở nhiều 
khía cạnh như CB mà chỉ để hai chàng nói về 
chuyện phong nguyệt. 
Hồi thứ 5 (Kỳ biên tương hội), số câu của CB 
là 82, của truyện HTK là 48 (giảm 41%). Hồi 
này, sự thay đổi chủ yếu của Nguyễn Huy Tự 
là về số câu, còn về tình tiết không có gì thay 
đổi nhiều so với CB. Tác giả chỉ gia tăng 
thêm một chút trong việc miêu tả sắc đẹp của 
Dao Tiên. 
Hồi thứ 6 (Bích Nguyệt thu kỳ), số câu của 
CB là 74, của truyện HTK là 44 (giảm 39%). 
Cũng giống như hồi 5, ở hồi 6, Nguyễn Huy 
Tự vẫn giữ nguyên tình tiết của CB, tác giả 
truyện HTK chỉ sửa lại lời nói của nhân vật 
Lương Sinh và Bích Nguyệt sao cho nhã hơn. 
Hồi thứ 7 (Lương Sinh si tưởng), số câu của 
CB là 28, của truyện HTK là 14 (giảm 50%). 
Ở hồi này, Nguyễn Huy Tự giảm tình tiết và 
thay đổi phần nào tính tư tưởng của nhân vật 
Lương Sinh. Nếu như CB nhân vật Lương 
Sinh sau khi nhìn thấy một nàng Dao Tiên 
“dung trang tuyệt chừng” đã si mê và tưởng 
nhớ đến mức muốn nghĩ ngay ra thủ đoạn để 
mà “thâu hương”, thì ở truyện HTK, Lương 
Sinh chỉ si mê ngây dại mà không nghĩ đến 
thủ đoạn trộm hương như CB. 
Hồi thứ 8 (Lương Sinh vấn cấm), số câu của 
CB là 58, của truyện HTK là 38 (giảm 35%). 
Ở hồi này, Nguyễn Huy Tự giữ nguyên tình 
tiết như CB. 
Hồi thứ 9 (Bộ nguyệt tương tư), số câu của 
CB là 44, của truyện HTK là 20 (Giảm 55%). 
Ở hồi 9, tác giả truyện HTK giữ tình tiết như 
CB, nhưng cũng giống như hồi 7, ở hồi này, 
Nguyễn Huy Tự chỉ uốn nắn thêm một chút 
về tư tưởng của nhân vật Lương Sinh. Ông bỏ 
khá nhiều câu nói đến những thủ đoạn để đến 
được với người đẹp trong CB. Hồi thứ 10 
(Hồi phủ tố tình), số câu ở CB là 58, của 
truyện HTK là 30 (giảm 48%). Hồi 10, 
Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết như CB, nhưng 
ông tạo cho nhân vật Dao Tiên một phong 
thái khuê các, dịu dàng hơn, chứ không có 
phần chua ngoa như CB. 
Hồi thứ 11 (Phỏng mại thư phòng), số câu của 
CB là 59 (kể cả hai câu chuyển ý ở đầu hồi), 
của truyện HTK là 30 (giảm 49%). Trong hồi 
này, Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết như CB, 
nhưng ông giảm khá nhiều số câu tả về cảnh 
vật nơi ở mới của Lương Sinh trong CB. 
Hồi thứ 12 (Bái phỏng họa thi), số câu của 
CB là 87, của truyện thơ HTK là 52 (giảm 
40%). Ở hồi thứ 12, tác giả truyện HTK giữ 
tình tiết tiết như CB, nhưng tác giả truyện đã 
đặc biệt chuyển ngôn ngữ từ kể lể quá chi tiết 
trong CB sang “tả và gợi” trong HTK. Ngoài 
ra ở câu thứ ba trong bài thơ họa của Lương 
Sinh, ở truyện HTK có khác một chữ so với 
CB, đó là chữ “chu môn” (HTK) và “chu 
gian” (CB). 
Hồi thứ 13 (Quy quán tương tư), số câu của 
CB là 25, của truyện HTK là 20 (giảm 20%). 
Hồi này, Nguyễn Huy Tự vẫn giữ nguyên tình 
tiết như CB, và số câu cũng lược ít. 
Hồi thứ 14 (Chủ tỳ khán thí), số câu của CB 
là 42, của truyện HTK là 24 (giảm 40%). Vẫn 
giống các hồi trước, ở hồi 14, Nguyễn Huy 
Tự giữ nguyên tình tiết của CB. Ông chỉ 
chuyển ý sao cho thanh thoát và gọn nhẹ hơn. 
Hồi thứ 15 (Dương gia hồi bái), số câu của 
CB là 32, của truyện HTK là 28 (giảm 13%). 
Hồi 15, nhìn chung Nguyễn Huy Tự giữ tình 
tiết như CB, số câu cũng giảm ít. Tác giả chỉ 
có một thay đổi nhỏ về mặt bố cục, đó là đưa 
việc Dương công ra về xuống đầu hồi 16. 
Hồi thứ 16 (Phu thê tham tế), số câu của CB 
là 16, của truyện HTK là 5 (giảm 63%). Hồi 
này về cơ bản, tác giả truyện HTK vẫn giữ 
những tình tiết quan trọng của CB như cuộc 
nói chuyện của Dương ông với Dương bà về 
Lương Sinh, và việc bàn bạc của họ làm sao 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 37 
kén được chàng rể tốt và đăng đối như Lương 
Sinh. Hồi này Nguyễn Huy Tự chỉ bớt 
một tình tiết nhỏ, đó là bỏ tình tiết Dương 
ông nói với vợ về việc mình cho phép Lương 
Sinh mở cửa sau để thông vườn giữa hai nhà. 
Hồi thứ 17 (Ngộ tỳ trần tình), số câu của CB 
là 117, của truyện HTK là 60 (giảm 49%). Ở 
hồi này vẫn là những tình tiết giống như trong 
CB, nhưng Nguyễn Huy Tự đã biến phần lớn 
văn kể của CB thành văn đối thoại trong 
truyện HTK. 
Hồi thứ 18 (Khuê môn đạt tình), số câu của 
CB là 62, của truyện HTK là 32 (giảm 49%). 
Cũng giống như hồi trước, ở hồi 18, tình tiết 
trong truyện HTK vẫn là của CB, nhưng tác 
giả Nguyễn Huy Tự đã chuyển văn kể trong 
CB thành văn đối thoại. 
Hồi 19 (Phục ngộ Vân Hương), số câu của 
CB là 78, của truyện HTK là 28 (giảm 64%). 
Ở hồi này, chúng tôi thấy tình tiết giữa CB và 
truyện HTK vẫn không có gì thay đổi, nhưng 
văn của truyện HTK giống như hồi trước đã 
phần lớn trở thành văn đối thoại thay vì văn 
kể trong CB. Cụ thể nếu như trong CB, số câu 
thuộc văn kể là 47, văn đối thoại là 31 (chiếm 
tỷ lệ 34% số câu trong hồi), thì ở truyện HTK, 
số câu thuộc văn kể là 14, văn đối thoại là 14 
(chiếm tỷ lệ 50%). 
Hồi thứ 20 (Chủ tỳ khán nguyệt), số câu của 
CB là 86, của truyện HTK là 58 (giảm 33%). 
Trong hồi này mặc dù tình tiết vẫn như trong 
CB, nhưng tâm trạng nhân vật đã được 
Nguyễn Huy Tự thay đổi chút ít. Nếu như ở 
CB, Dao Tiên đã có phần chắc chắn về tình 
yêu, thì ở truyện HTK nàng vẫn còn nhiều 
nghi ngại: “Giá nào, nào dễ mấy đâu/ Duyên 
nào, nào biết về sau nhường nào?”. 
Hồi thứ 21 (Hoa viên phục ngộ), số câu của 
CB là 91, của truyện HTK là 50 (giảm 45%). 
Ở hồi này, Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết như 
CB, song ông lược đi nhiều những câu tả quá 
chi tiết về cảnh vườn. 
Hồi thứ 22 (Đối hoa tự thán), số câu của CB 
là 44, của truyện HTK là 4 (giảm 91%). Đây 
là hồi mà Nguyễn Huy Tự lược nhiều nhất, rất 
“tiêu biểu cho việc chỉ chuyển ý” của tác giả. 
Hồi thứ 23 (Chủ tỳ tư đàm), số câu của CB là 
94, của truyện HTK là 58 (giảm 39%). Hồi 
này, tác giả truyện HTK không thay đổi gì 
nhiều so với CB ngoài việc rút gọn số câu. 
Hồi thứ 24 (Thệ biểu chân tình), số câu của 
CB là 225, của truyện HTK là 94 (giảm 59%). 
Hồi 24, Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết của CB, 
nhưng tư tưởng tình cảm của các nhân vật 
được ông diễn tả “tế nhị” và nền nã hơn. 
Hồi thứ 25 (Chu trung hứa thân), số câu của 
CB là 22 (không kể hai câu chuyển ý ở đầu 
hồi), của truyện HTK là 32 (tăng 40%). Hồi 
này đặc biệt ở chỗ, nó là một trong những 
trường hợp hiếm hoi mà Nguyễn Huy Tự đã 
tăng số câu so với CB (10 câu), mặc dù ông 
vẫn không thay đổi gì về tình tiết so với CB. 
Hồi thứ 26 (Sai bộc tiếp chủ), số câu của CB 
là 34, của truyện HTK là 16 (giảm 53%). Hồi 
này, Nguyễn Huy Tự chỉ thay đổi về số câu, 
còn tình tiết giống như CB. 
Hồi thứ 27 (Liễu âm khốc biệt), số câu của CB 
là 78, số câu của truyện HTK là 26 (giảm 
70%). Nguyễn Huy Tự ở hồi 27 chỉ giản lược 
số câu, còn những tình tiết cơ bản của CB như: 
Lương Sinh gặp Bích Nguyệt, chàng nhờ thị tì 
này chuyển lời hẹn gặp Dao Tiên giúp, sau đó 
Dao Tiên và Lương Sinh gặp nhau dặn dò, hẹn 
ước, chia tay vẫn được ông giữ nguyên. 
Hồi thứ 28 (Hồi gia kiến phụ), số câu của CB 
là 18, của truyện HTK là 20 (tăng 11%). Cũng 
giống như hồi 25, hồi này số câu của truyện 
HTK tăng so với CB (2 câu), còn tình tiết vẫn 
giữ nguyên như CB. 
Hồi thứ 29 (Đối nguyệt tự thán), số câu của 
CB là 97, của truyện HTK là 14 (giảm 85%). 
Hồi này Nguyễn Huy Tự giữ ý chính của CB, 
còn số câu ông lược đi rất nhiều (83 câu). 
Hồi thứ 30 (Văn hôn mạ tỳ), số câu của CB là 
76, của truyện HTK là 28 (giảm 73%). Cũng 
giống như đa số hồi trước, trong hồi 30, 
Nguyễn Huy Tự cũng lược nhiều và chỉ giữ 
lại tình tiết chính của CB. Hồi thứ 31 (Phòng 
trung hóa vật), số câu của CB là 52, của 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 38 
truyện HTK là 18 (giảm 71%). Mặc dù ở hồi 
này, Nguyễn Huy Tự vẫn giữ tình tiết của CB, 
nhưng những biểu hiện của nhân vật Dao 
Tiên trong truyện khác một chút so với CB. 
Nếu như Dao Tiên của CB đau khổ tột độ đến 
mức muốn đốt hết kỷ vật hòng chôn vùi mối 
tình tưởng như không thể chia lìa của nàng 
với Lương Sinh, thì Dao Tiên trong truyện 
của Nguyễn Huy Tự cũng có tâm lý như vậy. 
Nhưng sự khác biệt ở đây chính là hành động 
và ngôn từ của Dao Tiên ở hai tác phẩm 
không hoàn toàn tương đồng. Trong CB, ngôn 
ngữ và hành động của Dao Tiên không quyết 
liệt và mạnh mẽ như Dao Tiên trong truyện 
HTK, nó chỉ gợi cho người đọc cảm nhận sự 
thống thiết đau đớn của Dao Tiên khi nàng 
nghĩ rằng mình bị tình phụ, còn ở truyện 
HTK, chúng ta còn cảm nhận được sự giận dỗi, 
hờn oán của nàng với chàng Lương với số 
lượng lớn những câu hỏi tu từ như: “Cầm nào 
kẻ biện thiêng tai/ Dù say, ai với ai nài điều 
say?/ Cờ nào kẻ đấu ngang tay/ Dù mê, ai với 
ai vầy cuộc mê?/ Thơ nào kẻ họa vần quê/ 
Giấy kia dù xướng nên đề ai liên?/ Vẽ nào kẻ 
nhận nét truyền/ Bút kia dù trạng nên phiền ai 
xem?.../ Sạch sanh phó trận lửa hồng”. 
Hồi thứ 32 (Văn gia thăng nhậm), số câu của 
CB là 20, của truyện HTK là 12 (giảm 40%). 
Tương tự như các hồi trên, Nguyễn Huy Tự 
giữ tình tiết chính và giảm số câu. 
Hồi thứ 33 (Thác quyến Tiền nha), số câu của 
CB là 34, của truyện HTK là 18 (giảm 47%). 
Trong hồi này, Nguyễn Huy Tự cũng giữ tình 
tiết chính của CB và giảm số câu. 
Hồi thứ 34 (Phục vãng Tràng Châu), số câu của 
CB là 92, của truyện HTK là 38 (giảm 59%). Số 
câu của truyện HTK trong hồi này vẫn trong xu 
thế giảm khá nhiều so với CB, còn tình tiết tác 
giả Nguyễn Huy Tự vẫn giữ nguyên. 
Hồi 35 (Văn gia tao khốn), số câu của CB là 
36 (không kể hai câu ở đầu hồi dùng để 
chuyển ý), của truyện HTK là 18 (giảm 50%). 
Tình tiết của truyện HTK trong hồi này không 
có gì thay đổi nhiều so với CB. Tác giả 
Nguyễn Huy Tự chỉ lược giản số câu và bỏ 
một tình tiết, đó là việc Dao Tiên than thở về 
kiếp hồng nhan của mình (“Trộm nghĩ mệnh 
ta đã bạc như tờ giấy/Hồng nhan bạc mệnh 
người xưa đã nói như thế”), đồng thời thêm 
một câu mang tư tưởng nhà Phật (“Kiếp trước 
chưa tu kiếp này khốn khổ”). 
Hồi thứ 36 (Diêu Sinh khuyến thí), số câu của 
CB là 38, của truyện HTK là 20 (giảm 47%). 
Trong hồi 36 này, Nguyễn Huy Tự chỉ giản 
lược câu còn giữ tình tiết chính của CB. 
Hồi thứ 37 (Đồng phó thu vi), số câu của CB 
là 20, của truyện HTK là 18 (giảm 10%). Hồi 
này số câu của truyện HTK giảm ít so với CB 
(2 câu). Về cơ bản, Nguyễn Huy Tự giữ tình 
tiết chính của CB, tác giả chỉ bỏ một chi tiết 
nhỏ, đó là chi tiết Diêu Sinh từ biệt cha mẹ 
cùng Lương Sinh lên đường đi thi. 
Hồi thứ 38 (Thiên khai văn vận), số câu của 
CB là 46, số câu của truyện HTK là 38 (giảm 
17%). Giống hồi 37, ở hồi này số câu của 
truyện HTK cũng giảm không nhiều so với 
CB, tình tiết vẫn được giữ nguyên, chỉ khác 
một chi tiết nhỏ, đó là Diêu Sinh trong CB đỗ 
kỳ thi Hương ở vị trí thứ 30, còn Diêu Sinh 
trong truyện HTK cũng ở kỳ thi này, chàng thi 
và đỗ ở vị trí thứ 5. 
Hồi thứ 39 (Hàn uyển trùng phùng), số câu 
của CB là 230, của truyện HTK là 92 (giảm 
60%). Tác giả Nguyễn Huy Tự giữ nguyên 
tình tiết của CB, nhưng ông giản lược nhiều 
câu hai nhân vật Lương Sinh và Dao Tiên kể 
về những việc đã xảy ra, đồng thời chuyển 
một số câu đầu của hồi 40 trong CB lên thành 
những câu cuối của hồi này. 
Hồi thứ 40 (Tấu chỉ chinh Phiên), số câu của 
CB là 22, của truyện HTK là 8 (giảm 63%). 
Hồi này, Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết chính 
của CB, giản lược về cơ bản những câu kể về 
tình cảnh của Lương Sinh ở chiến trường, còn 
tên hồi thì thay đổi một chữ (“Tấu” ở CB 
sang “Phụng” ở truyện HTK). 
Hồi thứ 41 (Lương Sinh bị khốn), số câu của CB 
là 36, của HTK là 8 (giảm 78%). Tình tiết trong 
CB ở hồi này vẫn được tác giả truyện HTK giữ 
nguyên. Tuy nhiên Nguyễn Huy Tự đã giản 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 39 
lược khá nhiều số câu của CB, đặc biệt là những 
câu tả về cảnh giao chiến ở nơi sa trường. 
Hồi thứ 42 (Biệt sầm giải lương), số câu của 
CB là 22, của truyện HTK là 4 (giảm 82%). 
Đây là một trong những hồi mà Nguyễn Huy 
Tự lược nhiều nhất. Tác giả chỉ giữ tình tiết 
chính còn giảm 38 câu so với CB, đặc biệt là 
nhân vật Diêu Sinh cũng tỏ ra cứng cỏi hơn 
nhân vật Diêu Sinh ở CB. Chàng có kể lại 
tình cảnh của chàng Lương nhưng không 
khóc lóc đau đớn như Diêu Sinh trong CB. 
Hồi thứ 43 (Vân Hương báo chủ), số câu 
của CB là 92, của HTK là 22 (giảm 76%). Ở 
hồi này, Nguyễn Huy Tự chỉ giản lược cơ 
bản về số câu, còn tình tiết trong CB được 
ông giữ nguyên. 
Hồi thứ 44 (Văn nhi thân táng), số câu của 
CB là 24, của truyện HTK là 8 (giảm 65%). 
Hồi 44, Nguyễn Huy Tự vẫn giữ tình tiết chủ 
yếu của CB và giản lược về số câu so với 
CB, song thay đổi một chữ ở tên hồi (CB là 
“Văn nhi”, truyện HTK là “Văn Lương”). 
Hồi thứ 45 (Ngọc Khanh tư tiết), số câu của 
CB là 79, của HTK là 18 (giảm 76%). Hồi 
này, Nguyễn Huy Tự cũng giữ ý chính của 
CB nhưng tác giả giản lược số câu nói về lời 
khuyên của a hoàn với Ngọc Khanh, và 
những câu nói về “lẽ thường khi người phụ 
nữ chết chồng”. 
Hồi thứ 46 (Lương Sinh nghị kế), số câu của 
CB 34, của truyện HTK là 8 (giảm 77%). 
Trong hồi 46, ngoài việc chuyển ý và giản 
lược số câu so với CB, Nguyễn Huy Tự còn 
chuyển hai câu đầu ở hồi 47 lên thành hai câu 
cuối của hồi này. 
Hồi thứ 47 (Lưu phủ bức hôn), số câu của CB 
là 110 (không kể hai câu chuyển ý ở đầu hồi), 
số câu của truyện HTK là 32 (giảm 70%). 
Nguyễn Huy Tự trong hồi này vẫn giữ những 
tình tiết chính của CB, nhưng tác giả lược đi 
rất nhiều những câu kể quá chi tiết về Lam 
công tử. Hồi thứ 48 (Ngọc Khanh đầu giang), 
số câu của CB là 74, của truyện HTK là 18 
(giảm 75%). Ở hồi 48, Nguyễn Huy Tự “giữ ý 
chính như CB, lược nhiều chi tiết phụ”. 
Hồi thứ 49 (Đề học cứu vấn), số câu của CB 
là 80, của truyện HTK là 20 (giảm 75%). Hồi 
này, tình tiết của CB vẫn được Nguyễn Huy 
Tự giữ đầy đủ, nhưng những câu mà nhân vật 
Ngọc Khanh kể về hoàn cảnh của mình đã 
được tác giả truyện HTK lược về cơ bản. 
Hồi thứ 50 (Văn báo tầm thi), số câu của CB 
là 26, của HTK là 8 (giảm 69%). Hồi thứ 50 
của CB kể một cách chi tiết, tường tận sự việc 
xảy ra, còn ở truyện HTK, Nguyễn Huy Tự 
lược đi rất nhiều câu kể sự việc của CB, tác 
giả chỉ giữ nội dung chính. 
Hồi thứ 51 (Tiễn truyền cơ mật), số câu của 
CB là 46 (không kể hai câu chuyển ý ở đầu 
hồi), của HTK là 24 (giảm 48%). Hồi này, tác 
giả Nguyễn Huy Tự đã lược đi rất nhiều câu 
kể về việc Diêu Sinh trình báo quan Tổng 
trấn, xin binh, rồi thám thính tình hình quân 
rợ Hồ, hay làm lễ tế trời đất. Ông chỉ giữ lại 
những ý chính cần thiết của hồi. Ngoài ra tác 
giả truyện HTK còn đưa việc Lương Sinh 
nhận được tên thư của người em họ Diêu lên 
phần cuối của hồi này. 
Hồi thứ 52 (Tấu khải hồi triều), số câu của 
CB là 54, của truyện HTK là 6 (giảm 89%). 
Trong hồi thứ 52, Nguyễn Huy Tự đã giảm 
khá nhiều số câu so với CB. Ông chỉ giữ 
những tình tiết chính (như: Diêu, Dương, 
Lương cùng hợp lực tấn công quân Hồ; quân 
Hồ thất bại thảm hại; ba người lập biểu thắng 
trận rồi "chân nưng khải hoàn"), và giản lược 
đến tối đa những câu miêu tả trận chiến ở CB. 
Hồi thứ 53 (Dao Tiên văn hỉ), số câu của CB 
là 40 (không kể hai câu chuyển ý ở đầu hồi), 
số câu của truyện HTK là 6 (giảm 86%). Hồi 
này ở nguyên bản chữ Nôm, Nguyễn Huy Tự 
không đề tên hồi, ở bản phiên âm ra chữ quốc 
ngữ thì tên hồi giống CB. Về nội dung chính 
của hồi, tác giả truyện HTK cơ bản vẫn giữ 
nguyên như CB (đó là Dao Tiên nhận được 
tin mừng cha mình cũng như chàng Lương 
vẫn còn sống, đã chiến thắng giặc Hồ và đang 
trở về trong vinh quang). Tuy nhiên, tác giả 
đã lược đi rất nhiều những câu tả tâm trạng 
đau khổ của Dao Tiên trước khi nhận được tin 
báo của Vân Hương. 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 40 
Hồi thứ 54 (Thánh chỉ giai phong), số câu của 
CB là 28, của truyện HTK là 10 (giảm 63%). 
Hồi 54, Nguyễn Huy Tự lược bỏ tình tiết so 
với CB. Nếu như CB ngoài việc nói về 
chuyện ba người Dương, Lương, Diêu được 
vua phong thưởng, còn thuật lại việc họ trên 
đường đi từ chiến trường trở về kinh đô đã 
bàn luận một số chuyện, trong đó có chuyện 
Diêu Sinh đã kể mình tình nguyện xin vua đi 
cứu Dương, Lương như thế nào, đồng thời tác 
giả CB cũng chỉ rõ thành đô mà họ trở về là 
Yên Kinh; thì trong truyện HTK, Nguyễn Huy 
Tự chỉ giữ tình tiết vua được tin và đã ban 
thưởng hậu hĩnh cho Lương, Dương, Diêu (họ 
đều được phong liệt hầu và con cháu đời sau 
được tập ấm). Hồi thứ 55 (Lưu cữu tố tình), 
số câu của CB là 24, số câu của truyện HTK 
là 22 (giảm 8%). Đây là hồi mà số câu của hai 
tác phẩm gần như tương đương nhau. Nguyễn 
Huy Tự chỉ thay đổi một chút về bố cục, đó là 
tác giả đưa việc Dương công đến khuyên 
Lương Sinh làm biểu tâu xin vua ban biển 
trinh tiết cho Ngọc Khanh từ đầu thứ 26 lên 
cuối hồi này. 
Hồi thứ 56 (Thánh chỉ vi môi), số câu của CB 
là 46, số câu của truyện HTK là 16 (giảm 
65%). Vì Nguyễn Huy Tự đã đưa tình tiết 
Dương công khuyên Lương Sinh xin vua 
phong biển trinh tiết cho Ngọc Khanh lên hồi 
55, nên hồi này ở truyện HTK chỉ còn sự kiện 
Dương công tâu với vua về gia cảnh của 
mình, và nhà vua đã đứng ra làm mối cho 
Lương Sinh và Dao Tiên. 
Hồi thứ 57 (Phụng chỉ nghinh thân), số câu 
của CB là 19, của truyện HTK là 14 (giảm 
27%). Hồi này, Nguyễn Huy Tự lược không 
nhiều (chỉ 5 câu). Tuy nhiên tác giả không nói 
cụ thể Lương Sinh đón người thân như ở CB, 
chỉ chú trọng nói về hôn lễ của Lương Sinh 
và Dao Tiên. Tên hồi, vì thế, đã được tác giả 
sửa một chữ so với CB (từ "nghinh thân" ở 
CB sang "nghinh hôn" ở truyện HTK). 
Hồi thứ 58 (Long gia tấu hôn), số câu của CB 
là 34, của truyện HTK là 30 (giảm 12%). 
Trong hồi này, Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết 
như CB và lược ít. 
Hồi 59 (Dao Tiên khuyến thú), số câu của CB 
là 18, của truyện HTK là 10 (44%). Ở hồi này, 
Nguyễn Huy Tự giữ tình tiết chính của CB, 
nhưng tác giả lược bớt những câu Lương Sinh 
kể với Dao Tiên về tấm lòng chung thuỷ của 
Ngọc Khanh đối với mình. 
Hồi thứ 60 (Song phụng đoàn viên), số câu 
của CB là 56, của truyện HTK là khoảng trên 
30 (giảm khoảng 54%). Ở hồi cuối cùng này, 
Nguyễn Huy Tự giữ không khí đoàn viên đầy 
viên mãn của câu chuyện tình trong CB, 
nhưng ông có thay đổi một số chi tiết. Thứ 
nhất, Dương công, ở truyện HTK về trí sĩ 
cùng ngày Lương, Dương vinh quy. Thứ hai, 
Lương Sinh sau khi thành hôn đã cùng Diêu 
Sinh đưa vợ về Tràng Châu và Ngô Giang. 
Còn chi tiết cuối nói về nhà họ Lưu vì ở truyện 
HTK bị rách nên chúng tôi cũng không biết nó 
có giống với tình tiết của CB hay không. 
Như vậy qua sự thống kê so sánh và phần nào 
sự phân tích những nét tương đồng và khác 
biệt giữa CB và truyện HTK ở phương diện 
này, chúng tôi nhận thấy: 
Thứ nhất, về cốt truyện, bố cục, tên hồi hầu 
như Nguyễn Huy Tự không có thay đổi gì 
nhiều so với CB. Để phục vụ ý tưởng nghệ 
thuật và tư tưởng, tác giả chỉ thêm bớt một số 
tình tiết nhỏ, hoặc sửa một số từ trong tên hồi. 
Thứ hai, vì đặc trưng của thể loại là một mặt 
giữ vững cốt truyện, một mặt phát huy tối đa 
tính trữ tình, chất thơ của câu chuyện, nên 
Nguyễn Huy Tự đã gọt bớt khá nhiều dung 
lượng của tác phẩm vay mượn. Đặc biệt tính 
cô đọng hàm súc của lời thơ đã được ông thể 
hiện rõ nét. Mặc dù cũng có nhà nghiên cứu 
(như Đào Duy Anh) có cảm giác rằng có 
những chỗ Nguyễn Huy Tự giản lược quá 
khiến cho “nội tâm nhân vật hoá sơ sài”, 
nhưng nhìn chung, về cơ bản, Nguyễn Huy 
Tự đã làm tốt thao tác này. Người đọc khi tiếp 
cận tác phẩm vẫn cảm nhận được trọn vẹn câu 
chuyện tình yêu của tài tử giai nhân. Hơn thế 
nữa với những sáng tạo bất ngờ (như vận 
dụng ngôn ngữ dân tộc mình, văn hoá nước 
mình), Nguyễn Huy Tự đã cho thấy bản 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 41 
lĩnh của nhà sáng tác, bản lĩnh dân tộc trong 
khi tiếp nhận nền văn hoá, văn học nước 
ngoài để sáng tác văn học, đồng thời mở ra 
một xu hướng chuyển thể đầu tiên cho những 
truyện Nôm bác học sau này được sáng tác 
dựa trên những tác phẩm văn học nước ngoài. 
Đó là giữ tình tiết chính, giản lược tình tiết 
phụ và tăng cường chất thơ cho tác phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lại Văn Hùng (2000), Dòng văn Nguyễn Huy 
ở Trường Lưu, Nxb Khoa học xã hội, H. 
[2]. Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, Tĩnh Tịnh 
Trai bình đính, Thư viện Viện thông tin Khoa 
học xã hội, ký hiệu P.705 (Bản chụp của PGS 
Phạm Tú Châu). 
[3]. Nguyễn Huy Tự - Nguyễn Thiện (1961), 
Truyện Hoa tiên. Lại Ngọc Cang khảo đính và 
giới thiệu, Nxb Văn hóa, Viện Văn học, H.
SUMMARY 
TU TUONG ĐE BAT TAI TU TIEN CHU AND HOA TIEN KY IN COMPARISON OF 
PLOT, DISPOSITION, VERSES, ACT NAMES 
Ngo Thi Thanh Nga
College of Education – Thai Nguyen University 
Under the same feelings and emotions, Nguyen Huy Tu adapted Hoa tien ky from Tu tuong de bat tai 
tu tien chu (Ca ban). But with unique aesthetic ideal and literature tradition, the author of Hoa tien ky 
left a special impression of creativity in terms of many aspects, such as genre, character building, 
first-person narrative modeIn this article, we focus on studying the small changes of plot, details, 
disposition, verses, act names of Hoa tien ky in compared with Tu tuong de bat tai tu tien chu. 
Although these aspects did not show fully the talent of Nguyen Huy Tu like the others, they played 
an important role in expressing the author’s artistic ideal as well as the nation’s literature tradition. 
Keywords: Hoa tien ky - Nguyen Huy Tu - Tu tuong đe bat tai tu tien chu - Nom story – compare 
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 42 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_de_bat_tai_tu_tien_chu_va_truyen_tho_nom_hoa_tien_k.pdf