Tính bất quy phạm trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (trường hợp Thanh hiên thi tập)

Nguyễn Du là một trong số những nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm

của ông là đối tượng chưa bao giờ cũ đối với người nghiên cứu. Thơ ông vừa chứa những đặc điểm của

văn học trung đại, vừa phá vỡ những đặc điểm ấy. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu tính bất quy

phạm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du ở những phương diện như hình tượng thiên nhiên, hình

tượng con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, Kết quả nghiên cứu này càng khẳng

định tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Du, đồng thời khẳng định tính bất quy phạm như là một đặc

điểm luôn tồn tại song hành với tính quy phạm của văn học trung đại Việt Nam.

pdf 8 trang kimcuc 2800
Bạn đang xem tài liệu "Tính bất quy phạm trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (trường hợp Thanh hiên thi tập)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính bất quy phạm trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (trường hợp Thanh hiên thi tập)

Tính bất quy phạm trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (trường hợp Thanh hiên thi tập)
66 67
Soá 12, thaùng 3/2014 66 Soá 12, thaùng 3/2014 67
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
2.1. Hình tượng thiên nhiên
Điều đầu tiên có thể nhận thấy là thiên nhiên 
trong Thanh Hiên thi tập được thể hiện qua nhiều 
hình ảnh quen thuộc của văn chương trung đại: 
trăng, sông, núi, hoa cúc, hoa đào, về mùa thì 
nhiều nhất là xuân và thu, ngoài ra còn nhiều bài 
lấy cảm hứng từ những địa danh cụ thể. Nhiều 
hình ảnh trong số đó được thể hiện ngay ở nhan 
đề bài thơ. Chúng tôi thống kê được 25 bài có địa 
danh hoặc những hình ảnh quen thuộc xuất hiện 
ngay trong nhan đề, chẳng hạn: Quỳnh Hải nguyên 
tiêu, Xuân nhật ngẫu hứng, Thu chí, Thu dạ, Xuân 
dạ, Mộ xuân mạn hứng, Vọng phu thạch, Đề Nhị 
Thanh động, Tuy nhiên, khi xem xét nội dung 
các bài thơ trên, người viết nhận thấy dù hình ảnh 
rất “cũ” nhưng qua đó, tác giả thể hiện nội dung 
không hoàn toàn giống với quy phạm truyền thống 
của văn chương trung đại. Thiên nhiên hiện diện 
trong thơ xưa không nhằm mục đích miêu tả, mà 
chủ yếu mang tính tượng trưng. Nguyên nhân là 
trong văn học trung đại Việt Nam, nói rộng ra là 
trong văn học cổ Đông Á, “tả” bao giờ cũng ít 
hơn “hoài, cảm”, nghĩa là giá trị phản ánh bao giờ 
cũng thấp hơn giá trị biểu cảm. Những hình ảnh 
vốn là ước lệ trong văn học trung đại, khi được sử 
dụng trong Thanh Hiên thi tập, mang đồng thời cả 
hai đặc điểm quy phạm và bất quy phạm. Chẳng 
hạn nguyên tiêu trong thơ ông cũng có trăng sáng, 
trăng cũng được xem như người bạn thân thiết của 
nhà thơ suốt ba mươi năm, an ủi tấm lòng người lữ 
khách lúc cô đơn: “Nguyệt dạ không đình nguyệt 
mãn thiên/()/Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến/
Hải giác thiên nhai tam thập niên” (Đêm rằm 
tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời/()/ 
Cảm động thay, lúc cùng đường, vẫn được trăng 
từ xa đến thăm/Trong ba mươi năm nay, dù ở chân 
trời góc biển) (Quỳnh Hải nguyên tiêu). Nhưng 
trăng không phải lúc nào cũng hiện lên với vẻ lãng 
mạn muôn thuở như thế. Trăng cũng có lúc gắn với 
hiện thực: “Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch” 
(Vách nát, trăng sáng, rắn mối leo quanh) (U cư). 
Trăng đi liền với vách nát, với rắn mối để tỏ cái 
nghèo của nhân vật trữ tình – hình ảnh ấy vừa lãng 
mạn vừa hiện thực. 
Một số hình tượng thiên nhiên khác cũng được 
tác giả sử dụng đầy sáng tạo, phù hợp với hoàn 
cảnh và tâm sự riêng của ông. Mùa thu trong thơ 
xưa thường gắn với hoa cúc, thu trong Thanh Hiên 
thi tập cũng có hoa cúc, nhưng hoa cúc lại xác xơ, 
tàn tạ: “Tây phong thoát mộc diệp/ Bạch lộ tổn 
hoàng hoa” (Gió tây thổi, lá rụng/ Sương trắng 
làm hoa cúc xác xơ) (Ký giang bắc Huyền Hư Tử). 
Có khi hoa cúc tươi tốt thì lại được cảm nhận một 
cách khá “phàm tục”: “Song ngoại hoàng hoa tú 
khả xan” (Ngoài cửa sổ hoa cúc vàng tươi tốt có 
thể ăn được) (Tạp ngâm), và có khi dùng hình ảnh 
ước lệ với ý phủ định: “Xuân lan thu cúc thành 
hư sự/ Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên” (Xuân 
có lan, thu có cúc, đã thành chuyện hão/ Lần lữa 
đông rét, hè nóng, cướp cả tuổi trẻ) (Tạp thi).
Hoa đào cũng không khác gì hơn, rơi rụng tả tơi 
bên cạnh cổng xiêu, nhà nghèo, vách nát, ao hoang, 
nước cạn: “Đào hoa đào diệp lạc phân phân/ Môn 
yểm tà phi nhất viện bần/()/ Hoại bích nguyệt 
minh bàn tích dịch/ Hoang trì thủy hạc xuất hà 
ma” (Hoa đào, lá đào rụng tả tơi/ Cánh cổng xiêu 
vẹo, bên trong là chiếc nhà bần bạc/()/Vách nát, 
trăng sáng, rắn mối leo quanh/Ao hoang, nước 
cạn, ếch nhái nhẩy ra) (U cư). Sự miêu tả ở đây 
cũng không còn tính chất ước lệ, tượng trưng mà 
đã gần với hiện thực, giống như hình ảnh cóc nhái, 
giun dế - bằng chứng thực tế cho cảnh nghèo nàn, 
cô quạnh của kẻ xa quê - trong bài “Bất mị”: “Phế 
táo tụ hà ma/ Thâm đường xuất khâu dẫn” (Cóc 
nhái nhóm quanh bếp vắng/Giun từ góc nhà bò ra).
Một hình ảnh khác trở đi trở lại trong thơ chữ 
Hán Nguyễn Du là hình ảnh ngọn cỏ bồng. Ông 
thường tự ví mình như ngọn cỏ bồng, loài cỏ 
thường bị gió bứt khỏi gốc rễ và lăn lông lốc trên 
những triền cát: “Hành cước vô căn nhiệm chuyển 
bồng” (Chân không bén rễ, mặc cho chuyển dời 
như ngọn cỏ bồng) (Mạn hứng II), “Đoạn bồng 
nhất phiến tây phong cấp/ Tất cánh phiêu linh hà 
xứ quy?” (Ngọn cỏ bồng lìa gốc, trước luồng gió 
tây thổi mạnh/ Không biết cuối cùng sẽ bay đến 
nơi đâu?) (Tự thán I), “Nhất lệ thiên nhai sái đoạn 
bồng” (Nơi chân trời thương thân như ngọn cỏ 
bồng lìa gốc mà rơi lệ) (Ngẫu hứng II). Hình ảnh 
ấy khiến người ta nghĩ đến sự vô định của cuộc 
đời, sự nhỏ bé của kiếp người trong vũ trụ. Nhưng 
trong thơ Nguyễn Du, nhất là trong tập thơ này, 
ngọn cỏ bồng trở thành hình ảnh gắn liền với thân 
phận và tâm sự của chính tác giả, của người khách 
phiêu bạt: quê hương thì đã xa mà đích đến thì mờ 
mịt, chưa biết sẽ còn trôi dạt về đâu. 
Như vậy, người đọc dễ có cảm giác những hình 
tượng thiên nhiên như đã nêu trên nếu không phải 
gắn với hiện thực cơ hàn của tác giả thì dường như 
cũng chỉ là cái cớ để tác giả bày tỏ tâm sự của 
mình, tâm sự của một con người cá nhân thuần tuý, 
những yếu tố chức năng xã hội ở con người đó bị 
TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 
(TRƯỜNG HỢP THANH HIÊN THI TẬP)
Bùi Thanh Thảo *
Tóm tắt
Nguyễn Du là một trong số những nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm 
của ông là đối tượng chưa bao giờ cũ đối với người nghiên cứu. Thơ ông vừa chứa những đặc điểm của 
văn học trung đại, vừa phá vỡ những đặc điểm ấy. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu tính bất quy 
phạm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du ở những phương diện như hình tượng thiên nhiên, hình 
tượng con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, Kết quả nghiên cứu này càng khẳng 
định tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Du, đồng thời khẳng định tính bất quy phạm như là một đặc 
điểm luôn tồn tại song hành với tính quy phạm của văn học trung đại Việt Nam.
Từ khóa: Tính quy phạm, tính bất quy phạm, hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người, thời gian 
nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
Abstract
Nguyễn Du is one of the excellent poets of the Vietnamese Medieval Literature. His masperpieces are 
never old to researchers. His poetry both bears and breaks medieval features. In this writing, the non-
normativeness in Thanh Hiên thi tập of Nguyễn Du is studied in some aspects of the natural and human 
image, artistic time and space. The result of this study affirms both Nguyen Du’s talent and creativeness; 
and concurrently affirms that the non-normativeness always exists paralelly with the normativeness of 
Vietnamese Medieval Literature.
Keywords: Normative, non-normative, natural image, human image, artistic time, artistic space.
* Giảng viên Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, 
Trường ĐH Cần Thơ
1. Mở đầu
Tính quy phạm trong văn học trung đại là thuật 
ngữ chỉ những khuôn thước, kiểu mẫu sẵn có, 
chúng tồn tại như là những nguyên tắc bắt buộc đối 
với nhà văn nhà thơ. Những quy phạm này rất chặt 
chẽ, từ ngôn ngữ, thể loại, người sáng tác, mục 
đích sáng tác, đề tài, ngôn từ cho đến nội dung văn 
học, chúng nhằm phục vụ mục đích chung là chở 
đạo, giáo huấn, nói chí của người quân tử. Tất cả 
những điều đó được kết hợp với những nội dung 
rút ra từ sách vở thánh hiền tạo nên những chuẩn 
mực tồn tại lâu bền trong văn học.
 Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, khi đã có 
những chuẩn mực thì sẽ có những biểu hiện đi 
ngược lại chuẩn mực đó, bởi không có gì là tuyệt 
đối, trong khi bản thân đời sống thực sự phong 
phú. Tính bất quy phạm ra đời trên cơ sở đó. Có 
lẽ khác với tính quy phạm, khó có thể thể liệt kê 
được thế nào là bất quy phạm một cách đầy đủ, 
hoặc nếu có thì chỉ có thể liệt kê những phương 
diện chính chứ không thể liệt kê nội dung cụ thể, 
bởi quy phạm là chuẩn mực, còn bất quy phạm là 
phá cách, là mỗi người một vẻ không theo khuôn 
mẫu nào nhất định. Chính vì lẽ đó, biểu hiện của 
tính bất quy phạm trong sáng tác của mỗi tác giả 
mỗi khác, và điều đó làm nên nét đặc biệt cho họ, 
tạo nên cái mà ngày nay chúng ta gọi là cá tính 
sáng tạo của người nghệ sĩ. Ở đây chúng tôi khảo 
sát Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du cũng không 
nằm ngoài mục đích đó.
2. Nội dung
Thanh Hiên thi tập được Nguyễn Du sáng tác 
trong khoảng thời gian từ 1786 đến 1804, được 
chia thành 3 phần nhỏ: Mười năm gió bụi, Dưới 
chân núi Hồng và Ra làm quan ở Bắc Hà. Đây 
chính là quãng đời lận đận nhất của Nguyễn Du, vì 
vậy nó chứa đựng nhiều tâm sự phức tạp. Ở đây, 
chúng tôi không có tham vọng chỉ ra tường tận mọi 
biểu hiện bất quy phạm trong tập thơ, chúng tôi chỉ 
tìm kiếm và đưa ra những nhận định ban đầu về 
hiện tượng này. Chúng tôi nhận thấy việc tách bạch 
quy phạm và bất quy phạm là rất khó, kể cả đối với 
những tác giả thế kỷ XVIII – XIX, bởi hai tính chất 
này vẫn hoà quyện với nhau trong từng phương 
diện của tác phẩm. Vì vậy, ở đây chúng tôi không 
khảo sát mọi phương diện mà chỉ lựa chọn khảo sát 
những phương diện mà chúng tôi cho là có thể hiện 
tính bất quy phạm ở một mức độ nhất định.
66 67
Soá 12, thaùng 3/2014 66 Soá 12, thaùng 3/2014 67
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
2.1. Hình tượng thiên nhiên
Điều đầu tiên có thể nhận thấy là thiên nhiên 
trong Thanh Hiên thi tập được thể hiện qua nhiều 
hình ảnh quen thuộc của văn chương trung đại: 
trăng, sông, núi, hoa cúc, hoa đào, về mùa thì 
nhiều nhất là xuân và thu, ngoài ra còn nhiều bài 
lấy cảm hứng từ những địa danh cụ thể. Nhiều 
hình ảnh trong số đó được thể hiện ngay ở nhan 
đề bài thơ. Chúng tôi thống kê được 25 bài có địa 
danh hoặc những hình ảnh quen thuộc xuất hiện 
ngay trong nhan đề, chẳng hạn: Quỳnh Hải nguyên 
tiêu, Xuân nhật ngẫu hứng, Thu chí, Thu dạ, Xuân 
dạ, Mộ xuân mạn hứng, Vọng phu thạch, Đề Nhị 
Thanh động, Tuy nhiên, khi xem xét nội dung 
các bài thơ trên, người viết nhận thấy dù hình ảnh 
rất “cũ” nhưng qua đó, tác giả thể hiện nội dung 
không hoàn toàn giống với quy phạm truyền thống 
của văn chương trung đại. Thiên nhiên hiện diện 
trong thơ xưa không nhằm mục đích miêu tả, mà 
chủ yếu mang tính tượng trưng. Nguyên nhân là 
trong văn học trung đại Việt Nam, nói rộng ra là 
trong văn học cổ Đông Á, “tả” bao giờ cũng ít 
hơn “hoài, cảm”, nghĩa là giá trị phản ánh bao giờ 
cũng thấp hơn giá trị biểu cảm. Những hình ảnh 
vốn là ước lệ trong văn học trung đại, khi được sử 
dụng trong Thanh Hiên thi tập, mang đồng thời cả 
hai đặc điểm quy phạm và bất quy phạm. Chẳng 
hạn nguyên tiêu trong thơ ông cũng có trăng sáng, 
trăng cũng được xem như người bạn thân thiết của 
nhà thơ suốt ba mươi năm, an ủi tấm lòng người lữ 
khách lúc cô đơn: “Nguyệt dạ không đình nguyệt 
mãn thiên/()/Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến/
Hải giác thiên nhai tam thập niên” (Đêm rằm 
tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời/()/ 
Cảm động thay, lúc cùng đường, vẫn được trăng 
từ xa đến thăm/Trong ba mươi năm nay, dù ở chân 
trời góc biển) (Quỳnh Hải nguyên tiêu). Nhưng 
trăng không phải lúc nào cũng hiện lên với vẻ lãng 
mạn muôn thuở như thế. Trăng cũng có lúc gắn với 
hiện thực: “Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch” 
(Vách nát, trăng sáng, rắn mối leo quanh) (U cư). 
Trăng đi liền với vách nát, với rắn mối để tỏ cái 
nghèo của nhân vật trữ tình – hình ảnh ấy vừa lãng 
mạn vừa hiện thực. 
Một số hình tượng thiên nhiên khác cũng được 
tác giả sử dụng đầy sáng tạo, phù hợp với hoàn 
cảnh và tâm sự riêng của ông. Mùa thu trong thơ 
xưa thường gắn với hoa cúc, thu trong Thanh Hiên 
thi tập cũng có hoa cúc, nhưng hoa cúc lại xác xơ, 
tàn tạ: “Tây phong thoát mộc diệp/ Bạch lộ tổn 
hoàng hoa” (Gió tây thổi, lá rụng/ Sương trắng 
làm hoa cúc xác xơ) (Ký giang bắc Huyền Hư Tử). 
Có khi hoa cúc tươi tốt thì lại được cảm nhận một 
cách khá “phàm tục”: “Song ngoại hoàng hoa tú 
khả xan” (Ngoài cửa sổ hoa cúc vàng tươi tốt có 
thể ăn được) (Tạp ngâm), và có khi dùng hình ảnh 
ước lệ với ý phủ định: “Xuân lan thu cúc thành 
hư sự/ Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên” (Xuân 
có lan, thu có cúc, đã thành chuyện hão/ Lần lữa 
đông rét, hè nóng, cướp cả tuổi trẻ) (Tạp thi).
Hoa đào cũng không khác gì hơn, rơi rụng tả tơi 
bên cạnh cổng xiêu, nhà nghèo, vách nát, ao hoang, 
nước cạn: “Đào hoa đào diệp lạc phân phân/ Môn 
yểm tà phi nhất viện bần/()/ Hoại bích nguyệt 
minh bàn tích dịch/ Hoang trì thủy hạc xuất hà 
ma” (Hoa đào, lá đào rụng tả tơi/ Cánh cổng xiêu 
vẹo, bên trong là chiếc nhà bần bạc/()/Vách nát, 
trăng sáng, rắn mối leo quanh/Ao hoang, nước 
cạn, ếch nhái nhẩy ra) (U cư). Sự miêu tả ở đây 
cũng không còn tính chất ước lệ, tượng trưng mà 
đã gần với hiện thực, giống như hình ảnh cóc nhái, 
giun dế - bằng chứng thực tế cho cảnh nghèo nàn, 
cô quạnh của kẻ xa quê - trong bài “Bất mị”: “Phế 
táo tụ hà ma/ Thâm đường xuất khâu dẫn” (Cóc 
nhái nhóm quanh bếp vắng/Giun từ góc nhà bò ra).
Một hình ảnh khác trở đi trở lại trong thơ chữ 
Hán Nguyễn Du là hình ảnh ngọn cỏ bồng. Ông 
thường tự ví mình như ngọn cỏ bồng, loài cỏ 
thường bị gió bứt khỏi gốc rễ và lăn lông lốc trên 
những triền cát: “Hành cước vô căn nhiệm chuyển 
bồng” (Chân không bén rễ, mặc cho chuyển dời 
như ngọn cỏ bồng) (Mạn hứng II), “Đoạn bồng 
nhất phiến tây phong cấp/ Tất cánh phiêu linh hà 
xứ quy?” (Ngọn cỏ bồng lìa gốc, trước luồng gió 
tây thổi mạnh/ Không biết cuối cùng sẽ bay đến 
nơi đâu?) (Tự thán I), “Nhất lệ thiên nhai sái đoạn 
bồng” (Nơi chân trời thương thân như ngọn cỏ 
bồng lìa gốc mà rơi lệ) (Ngẫu hứng II). Hình ảnh 
ấy khiến người ta nghĩ đến sự vô định của cuộc 
đời, sự nhỏ bé của kiếp người trong vũ trụ. Nhưng 
trong thơ Nguyễn Du, nhất là trong tập thơ này, 
ngọn cỏ bồng trở thành hình ảnh gắn liền với thân 
phận và tâm sự của chính tác giả, của người khách 
phiêu bạt: quê hương thì đã xa mà đích đến thì mờ 
mịt, chưa biết sẽ còn trôi dạt về đâu. 
Như vậy, người đọc dễ có cảm giác những hình 
tượng thiên nhiên như đã nêu trên nếu không phải 
gắn với hiện thực cơ hàn của tác giả thì dường như 
cũng chỉ là cái cớ để tác giả bày tỏ tâm sự của 
mình, tâm sự của một con người cá nhân thuần tuý, 
những yếu tố chức năng xã hội ở con người đó bị 
TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 
(TRƯỜNG HỢP THANH HIÊN THI TẬP)
Bùi Thanh Thảo *
Tóm tắt
Nguyễn Du là một trong số những nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm 
của ông là đối tượng chưa bao giờ cũ đối với người nghiên cứu. Thơ ông vừa chứa những đặc điểm của 
văn học trung đại, vừa phá vỡ những đặc điểm ấy. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu tính bất quy 
phạm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du ở những phương diện như hình tượng thiên nhiên, hình 
tượng con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, Kết quả nghiên cứu này càng khẳng 
định tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Du, đồng thời khẳng định tính bất quy phạm như là một đặc 
điểm luôn tồn tại song hành với tính quy phạm của văn học trung đại Việt Nam.
Từ khóa: Tính quy phạm, tính bất quy phạm, hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người, thời gian 
nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
Abstract
Nguyễn Du is one of the excellent poets of the Vietnamese Medieval Literature. His masperpieces are 
never old to researchers. His poetry both bears and breaks medieval features. In this writing, the non-
norm ... g đại, là tấm gương phản chiếu 
sinh động những biến chuyển của thời cuộc và tác 
động của nó đến đời sống con người.
Chú thích:
(1) Nguyễn Đình Chú, Vấn đề “ngã” và “phi 
ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại.
(2) Lê Thu Yến, Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ 
Hán Nguyễn Du, trang 185.
(3) Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, trang 338.
Tài liệu tham khảo
Lại Nguyên Ân. 2004. 150 thuật ngữ văn học. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
Lê Thu Yến. 1999. Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du. NXB.Thanh niên. TP.HCM.
Lê Thước, Trương Chính (biên soạn). 2012. Thơ chữ Hán Nguyễn Du (in lại theo bản 1965). NXB. 
Văn học. Hà Nội.
Lê Trí Viễn. 2001. Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. NXB.Văn nghệ TP.HCM.
Nguyễn Công Lý. 2008. Dạy và học văn học trung đại Việt Nam, đôi điều suy nghĩ. 
ngonngu.edu.vn.
Nguyễn Đình Chú. 1999. Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại. 
Thiều Chửu. 1998. Hán Việt tự điển. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
lượng đáng kể những câu hỏi xuất hiện trong tập 
thơ này. Theo thống kê ban đầu của chúng tôi, có 
ít nhất 34 câu hỏi xuất hiện trong 78 bài thơ, trong 
đó đến 4 bài có 2 câu hỏi ở mỗi bài, cá biệt 1 bài 
có đến 3 câu hỏi (Vọng phu thạch). Sở dĩ chúng 
tôi chú ý đến yếu tố này là vì trong thơ xưa thường 
không nhiều câu hỏi. Điều này được tác giả Lê Thu 
Yến lý giải là do con người trong thơ Đường “với 
tầm nhìn thoáng đạt rộng rãi đã nắm bắt được quy 
luật riêng chung của vũ trụ nên họ không vướng 
mắc điều gì”, còn Nguyễn Du thì “luôn đau đáu 
những câu hỏi về cuộc đời, ông mang luôn nỗi 
niềm đó vào thơ”.2 
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng có thể không phải 
chỉ có nguyên nhân đó, ít nhất là với Thanh Hiên 
thi tập. Không phải chỉ vì Nguyễn Du không nắm 
được quy luật riêng chung của vũ trụ nên mới phải 
đặt nhiều câu hỏi đến như thế. Trong số 34 câu hỏi 
mà chúng tôi thống kê được, có câu hỏi thể hiện 
thái độ ung dung tự tại của tác giả trước cuộc đời: 
“Đại địa văn chương tuỳ xứ kiến/ Quân tâm hà sự 
thái thông thông” (Trên mặt đất rộng lớn này, ở 
đâu không có cảnh đẹp/ Việc gì mà anh phải quá 
vội vàng?) (Hoàng Mai kiều vãn thiếu), cũng có 
câu hỏi khẳng định sự an nhiên tự tại trước những 
bon chen danh lợi của con người: “Như hà thế gian 
nhân/ Thừa hiểm bất tri úy” (Thế mà sao người thế 
gian/ Cứ xông pha nơi hiểm nghèo không biết sợ) 
(Lam giang), “Phù thế vi hoan các hữu đạo/ Khu 
xa ủng cái thị hà nhân?” (Ở đời mỗi người một 
cách tìm thú vui/ Lọng đón xe đưa là ai đấy nhỉ?) 
(Liệp). Tuy nhiên, đại đa số những câu hỏi mà 
chúng tôi khảo sát được trong tập thơ này lại mang 
tính chất cá nhân, gồm nỗi buồn thương của nhà 
thơ khi lìa quê: “Chinh hồng ảnh lý gia hà tại?” 
(Trong bóng chim hồng bay kia, nhà mình ở đâu?) 
(Ngẫu hứng II), niềm ao ước gần như tuyệt vọng 
được về lại nơi “xóm cũ”: “Thanh sam tẩu biến 
hồng trần lộ/ Viên hạc hà tòng nhận cựu lân” (Một 
chiếc áo xanh đi khắp cõi bụi hồng/ Làm sao lại về 
chơi được với con vượn con hạc ở xóm cũ?) (Đồng 
Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn), cùng với đó là nỗi 
niềm bơ vơ lưu lạc như ngọn cỏ bồng: “Đoạn bồng 
nhất phiến tây phong cấp/ Tất cánh phiêu linh hà 
xứ quy?” (Ngọn cỏ bồng lìa gốc, trước luồng gió 
tây thổi mạnh/ Không biết cuối cùng sẽ bay đến nơi 
nào?) (Tự thán I), là lời than thân, là tâm sự thất 
chí: “Hà sự kiền khôn thác đố nhân” (Làm sao trời 
đất lại ghen lầm người?) (Tự thán II), “Thiên cao 
hà xứ vấn?” (Trời cao biết đâu mà hỏi?) (Bất mị), 
“Bình Chương di hận hà thời liễu?” (Bao giờ mới 
hết mối hận Bình Chương?) (My trung mạn hứng).
Nhiều nhất trong số này là những câu hỏi thể 
hiện nỗi cô đơn và niềm khao khát mong được sự 
đồng cảm, mong tìm được tri kỷ tri âm: “Tịch liêu 
lương dạ dữ thùy đồng” (Đêm đẹp vắng lặng, biết 
trò chuyện cùng ai) (Trệ khách). Khi sống không 
biết trò chuyện cùng ai, người còn lo đến cả khi 
chết không người tưới rượu lên mồ: “Sinh tiền bất 
tận tôn trung tửu/ Tử hậu thùy kiêu mộ thượng 
bôi?” (Lúc sống không uống cạn hồ rượu/ Chết rồi 
ai tưới rượu trên mồ cho) (Đối tửu), “Ninh tri dị 
nhật tây lăng hạ/ Năng ẩm trùng dương nhất trích 
vô” (Biết rồi đây, khi nằm xuống dưới gò phía tây/ 
Tiết trùng dương đến, liệu có uống được một giọt 
rượu nào không?) (Mạn hứng). Nỗi lo lắng ấy thật 
đáng thương. Nó làm hiện lên một con người bơ 
vơ, cô đơn, lạc lõng không chỉ ở đất khách mà 
lạc lõng cả trên cõi đời, đến chén rượu cũng tự 
khuyên mình nên uống cạn, bởi biết khi chết rồi 
có ai tưới cho chung rượu nào không. Những câu 
thơ này rất gần với tâm sự trong hai câu kết bài 
Độc Tiểu Thanh ký rất nổi tiếng và gây nhiều tranh 
cãi: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà 
nhân khấp Tố Như” (Không biết ba trăm năm sau/ 
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?). Không tìm được 
tri kỷ cùng thời, người đành phải hy vọng ít nhất 
cũng được như Tiểu Thanh, ba trăm năm sau còn 
có được người đồng cảm. Từ “khấp” có nghĩa là 
nghẹn ngào “khóc không ra tiếng”3. Con người cả 
đời sống lặng lẽ ấy đến mơ ước cũng lặng lẽ, lặng 
lẽ nhưng mãnh liệt, chứa đựng niềm khao khát tìm 
được tấm lòng tri âm.
Ngoài ra, trong số các câu hỏi ở tập thơ này còn 
có những câu hướng về một đối tượng rất đặc biệt: 
người phụ nữ. Ông cảm thương người ca nữ đất 
La thành tài sắc một thời, giờ chẳng mấy ai đoái 
hoài: “Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh” (Thiên hạ 
ai người thương kẻ bạc mệnh) (Điếu La Thành ca 
giả). Và đặc biệt là ông bày tỏ niềm thông cảm, 
yêu thương, xót xa đối với vợ: “Kinh niên bất 
tương kiến/ Hà dĩ uý tương ti (tư)/ ()/ Đạo lộ 
hiểm thả ác/ Nhược chất tương hà y” (Bao nhiêu 
năm không gặp nhau/ Biết lấy gì yên ủi nỗi nhớ 
mong/()/ Đường đi hiểm trở khó khăn/ Thân yếu 
đuối biết cậy nhờ ai?) (Ký mộng). Dù đó chỉ là một 
giấc mơ nhưng hai câu hỏi này cũng chan chứa 
tình cảm chân thành của nhà thơ, của một người 
chồng đối với vợ chứ không phải của một kẻ sĩ hay 
một bậc anh hùng. Chính những điều này càng góp 
phần vào việc thể hiện điểm khác biệt trong thơ 
ông. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn 
không được coi trọng, ca nữ càng bị xem thường, 
72 73
Soá 12, thaùng 3/2014 72 Soá 12, thaùng 3/2014 73
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
vậy mà ông vẫn dành cho họ sự thương xót chân 
thành, liên cũng là từ xuất hiện khi Nguyễn Du nói 
về Tiểu Thanh: “Chi phấn hữu thần liên tử hậu” 
(Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc 
sau khi chết) (Độc Tiểu Thanh ký). Còn đối với 
vợ, Nguyễn Du không dành những lời trang trọng 
khách sáo như phần lớn các nhà thơ trung đại khi 
nói về vợ mà ông dùng những lời yêu thương, lo 
lắng, dù chỉ là trong giấc mơ.
Như vậy có thể thấy những câu hỏi trong Thanh 
Hiên thi tập xuất hiện rất nhiều, nhưng thường 
không hướng về những vấn đề lớn, về mối quan 
hệ giữa con người và vũ trụ mà hướng về vấn đề 
cá nhân của tác giả. Đó là nỗi cô đơn buồn thương, 
là lòng nhớ quê, thương vợ, là khao khát tìm kiếm 
một tâm hồn đồng điệu. Dù là ở hình thức hay nội 
dung thì việc xuất hiện những câu hỏi như thế cũng 
là một sự phá cách của Nguyễn Du.
3. Kết luận
Như nhiều nhà nghiên cứu từng nhận xét, văn 
học trung đại là nền văn học có tính chất hỗn dung, 
chứa đựng trong nó nhiều đặc điểm khác biệt, 
thậm chí trái ngược nhau. Bên cạnh những quy 
chuẩn chặt chẽ tưởng như không thể vượt thoát 
được là những sự bứt phá, thay đổi để phù hợp với 
biến chuyển của xã hội đồng thời thể hiện tài năng 
của tác giả. Từ thế kỷ XVIII trở đi, văn học chức 
năng dần nhường chỗ cho văn học nghệ thuật, tức 
là văn chương thực thụ. Văn học chức năng bị đẩy 
ra vùng rìa, văn học nghệ thuật tiến vào trung tâm 
để thực hiện vai trò thực sự của nó đối với đời sống 
con người. Điều kiện chung này cộng với những 
biến động của xã hội Việt Nam và hoàn cảnh riêng 
nhiều trắc trở của Nguyễn Du đã tạo cho thơ ông 
những nét khác biệt, không hoàn toàn trùng lắp 
với quy chuẩn đã có. Tuy nhiên cũng phải nói 
rõ rằng, không phải chỉ đến thời đại này mới có 
một Nguyễn Du mang tâm trạng u sầu đến vậy. 
Thời nào, ở đâu cũng có những người anh hùng 
thất cơ lỡ vận, những bậc trí giả “bất hòa” với thời 
cuộc, nhưng không phải tất cả họ đều thể hiện vào 
thơ ca, và đều thể hiện như là một biểu hiện trái 
với quy chuẩn đương thời. Với Nguyễn Du, tâm 
trạng cá nhân gắn với thời đại nhiều biến động, 
với những điều bất như ý của hoàn cảnh cá nhân, 
cộng với tài năng của ông mới tạo nên những độc 
đáo, khác biệt, vượt khỏi quy phạm của văn học 
trung đại. Đến giai đoạn này, chế độ phong kiến 
đã bộc lộ những hạn chế của nó, những quyền lợi 
cơ bản của con người trở nên mâu thuẫn với quyền 
lợi của giai cấp thống trị, con người có điều kiện 
nhìn nhận rõ hơn về bản thân mình và về những 
ràng buộc, những suy thoái của chế độ xã hội. Vì 
vậy, trong Thanh Hiên thi tập chúng ta thấy dấu 
ấn cá nhân của tác giả hiển hiện rất rõ qua việc thể 
hiện các hình tượng nghệ thuật, qua giọng điệu, 
ngôn từ, Ở đó vẫn có sự kế thừa tất yếu những 
quy chuẩn đã có, nhưng cũng có sự sáng tạo riêng 
của nhà thơ. Chính điều này làm cho văn học thế 
kỷ XVIII – XIX trở nên hết sức đặc biệt trong bức 
tranh văn học trung đại, là tấm gương phản chiếu 
sinh động những biến chuyển của thời cuộc và tác 
động của nó đến đời sống con người.
Chú thích:
(1) Nguyễn Đình Chú, Vấn đề “ngã” và “phi 
ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại.
(2) Lê Thu Yến, Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ 
Hán Nguyễn Du, trang 185.
(3) Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, trang 338.
Tài liệu tham khảo
Lại Nguyên Ân. 2004. 150 thuật ngữ văn học. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
Lê Thu Yến. 1999. Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du. NXB.Thanh niên. TP.HCM.
Lê Thước, Trương Chính (biên soạn). 2012. Thơ chữ Hán Nguyễn Du (in lại theo bản 1965). NXB. 
Văn học. Hà Nội.
Lê Trí Viễn. 2001. Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. NXB.Văn nghệ TP.HCM.
Nguyễn Công Lý. 2008. Dạy và học văn học trung đại Việt Nam, đôi điều suy nghĩ. 
ngonngu.edu.vn.
Nguyễn Đình Chú. 1999. Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại. 
Thiều Chửu. 1998. Hán Việt tự điển. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
lượng đáng kể những câu hỏi xuất hiện trong tập 
thơ này. Theo thống kê ban đầu của chúng tôi, có 
ít nhất 34 câu hỏi xuất hiện trong 78 bài thơ, trong 
đó đến 4 bài có 2 câu hỏi ở mỗi bài, cá biệt 1 bài 
có đến 3 câu hỏi (Vọng phu thạch). Sở dĩ chúng 
tôi chú ý đến yếu tố này là vì trong thơ xưa thường 
không nhiều câu hỏi. Điều này được tác giả Lê Thu 
Yến lý giải là do con người trong thơ Đường “với 
tầm nhìn thoáng đạt rộng rãi đã nắm bắt được quy 
luật riêng chung của vũ trụ nên họ không vướng 
mắc điều gì”, còn Nguyễn Du thì “luôn đau đáu 
những câu hỏi về cuộc đời, ông mang luôn nỗi 
niềm đó vào thơ”.2 
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng có thể không phải 
chỉ có nguyên nhân đó, ít nhất là với Thanh Hiên 
thi tập. Không phải chỉ vì Nguyễn Du không nắm 
được quy luật riêng chung của vũ trụ nên mới phải 
đặt nhiều câu hỏi đến như thế. Trong số 34 câu hỏi 
mà chúng tôi thống kê được, có câu hỏi thể hiện 
thái độ ung dung tự tại của tác giả trước cuộc đời: 
“Đại địa văn chương tuỳ xứ kiến/ Quân tâm hà sự 
thái thông thông” (Trên mặt đất rộng lớn này, ở 
đâu không có cảnh đẹp/ Việc gì mà anh phải quá 
vội vàng?) (Hoàng Mai kiều vãn thiếu), cũng có 
câu hỏi khẳng định sự an nhiên tự tại trước những 
bon chen danh lợi của con người: “Như hà thế gian 
nhân/ Thừa hiểm bất tri úy” (Thế mà sao người thế 
gian/ Cứ xông pha nơi hiểm nghèo không biết sợ) 
(Lam giang), “Phù thế vi hoan các hữu đạo/ Khu 
xa ủng cái thị hà nhân?” (Ở đời mỗi người một 
cách tìm thú vui/ Lọng đón xe đưa là ai đấy nhỉ?) 
(Liệp). Tuy nhiên, đại đa số những câu hỏi mà 
chúng tôi khảo sát được trong tập thơ này lại mang 
tính chất cá nhân, gồm nỗi buồn thương của nhà 
thơ khi lìa quê: “Chinh hồng ảnh lý gia hà tại?” 
(Trong bóng chim hồng bay kia, nhà mình ở đâu?) 
(Ngẫu hứng II), niềm ao ước gần như tuyệt vọng 
được về lại nơi “xóm cũ”: “Thanh sam tẩu biến 
hồng trần lộ/ Viên hạc hà tòng nhận cựu lân” (Một 
chiếc áo xanh đi khắp cõi bụi hồng/ Làm sao lại về 
chơi được với con vượn con hạc ở xóm cũ?) (Đồng 
Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn), cùng với đó là nỗi 
niềm bơ vơ lưu lạc như ngọn cỏ bồng: “Đoạn bồng 
nhất phiến tây phong cấp/ Tất cánh phiêu linh hà 
xứ quy?” (Ngọn cỏ bồng lìa gốc, trước luồng gió 
tây thổi mạnh/ Không biết cuối cùng sẽ bay đến nơi 
nào?) (Tự thán I), là lời than thân, là tâm sự thất 
chí: “Hà sự kiền khôn thác đố nhân” (Làm sao trời 
đất lại ghen lầm người?) (Tự thán II), “Thiên cao 
hà xứ vấn?” (Trời cao biết đâu mà hỏi?) (Bất mị), 
“Bình Chương di hận hà thời liễu?” (Bao giờ mới 
hết mối hận Bình Chương?) (My trung mạn hứng).
Nhiều nhất trong số này là những câu hỏi thể 
hiện nỗi cô đơn và niềm khao khát mong được sự 
đồng cảm, mong tìm được tri kỷ tri âm: “Tịch liêu 
lương dạ dữ thùy đồng” (Đêm đẹp vắng lặng, biết 
trò chuyện cùng ai) (Trệ khách). Khi sống không 
biết trò chuyện cùng ai, người còn lo đến cả khi 
chết không người tưới rượu lên mồ: “Sinh tiền bất 
tận tôn trung tửu/ Tử hậu thùy kiêu mộ thượng 
bôi?” (Lúc sống không uống cạn hồ rượu/ Chết rồi 
ai tưới rượu trên mồ cho) (Đối tửu), “Ninh tri dị 
nhật tây lăng hạ/ Năng ẩm trùng dương nhất trích 
vô” (Biết rồi đây, khi nằm xuống dưới gò phía tây/ 
Tiết trùng dương đến, liệu có uống được một giọt 
rượu nào không?) (Mạn hứng). Nỗi lo lắng ấy thật 
đáng thương. Nó làm hiện lên một con người bơ 
vơ, cô đơn, lạc lõng không chỉ ở đất khách mà 
lạc lõng cả trên cõi đời, đến chén rượu cũng tự 
khuyên mình nên uống cạn, bởi biết khi chết rồi 
có ai tưới cho chung rượu nào không. Những câu 
thơ này rất gần với tâm sự trong hai câu kết bài 
Độc Tiểu Thanh ký rất nổi tiếng và gây nhiều tranh 
cãi: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà 
nhân khấp Tố Như” (Không biết ba trăm năm sau/ 
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?). Không tìm được 
tri kỷ cùng thời, người đành phải hy vọng ít nhất 
cũng được như Tiểu Thanh, ba trăm năm sau còn 
có được người đồng cảm. Từ “khấp” có nghĩa là 
nghẹn ngào “khóc không ra tiếng”3. Con người cả 
đời sống lặng lẽ ấy đến mơ ước cũng lặng lẽ, lặng 
lẽ nhưng mãnh liệt, chứa đựng niềm khao khát tìm 
được tấm lòng tri âm.
Ngoài ra, trong số các câu hỏi ở tập thơ này còn 
có những câu hướng về một đối tượng rất đặc biệt: 
người phụ nữ. Ông cảm thương người ca nữ đất 
La thành tài sắc một thời, giờ chẳng mấy ai đoái 
hoài: “Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh” (Thiên hạ 
ai người thương kẻ bạc mệnh) (Điếu La Thành ca 
giả). Và đặc biệt là ông bày tỏ niềm thông cảm, 
yêu thương, xót xa đối với vợ: “Kinh niên bất 
tương kiến/ Hà dĩ uý tương ti (tư)/ ()/ Đạo lộ 
hiểm thả ác/ Nhược chất tương hà y” (Bao nhiêu 
năm không gặp nhau/ Biết lấy gì yên ủi nỗi nhớ 
mong/()/ Đường đi hiểm trở khó khăn/ Thân yếu 
đuối biết cậy nhờ ai?) (Ký mộng). Dù đó chỉ là một 
giấc mơ nhưng hai câu hỏi này cũng chan chứa 
tình cảm chân thành của nhà thơ, của một người 
chồng đối với vợ chứ không phải của một kẻ sĩ hay 
một bậc anh hùng. Chính những điều này càng góp 
phần vào việc thể hiện điểm khác biệt trong thơ 
ông. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn 
không được coi trọng, ca nữ càng bị xem thường, 

File đính kèm:

  • pdftinh_bat_quy_pham_trong_tho_chu_han_nguyen_du_truong_hop_tha.pdf