Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển trung quốc đến hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Việt Nam

Ngư phủ và tiều phu là hai hình tượng xuất hiện nhiều trong thi ca cổ điển Trung

Quốc, tượng trưng cho trí và nhân, cho cách xử thế bằng cuộc sống ẩn dật và tự do tự tại, có

liên quan mật thiết với các tư tưởng Nho gia và Đạo gia. Hình tượng ngư phủ ngao du trên

sông nước, tiều phu thong dong hái củi trên non xanh, cuộc đối đáp ngư tiều trong cảnh

chiều tà cũng đã trở thành những cảnh tượng nghệ thuật rất đặc sắc và ý nghĩa trong văn

học Trung Quốc, có ảnh hưởng đến thơ ca cổ điển Việt Nam. Qua việc khảo sát, thống kê,

so sánh hai hình tượng này trong các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam,

kế thừa các thành tựu của các dịch giả và những điểm bình của các nhà nghiên cứu trước,

tác giả nghiên cứu này sẽ làm rõ về những hình tượng trên, từ cơ sở hình thành đến lịch sử

phát triển, sự thể hiện phong phú và tinh tế của những hình tượng này trong lịch sử văn học.

Nghiên cứu này cũng góp phần thể hiện sâu hơn mối liên hệ giữa các hình tượng trong văn

học Trung Quốc và Việt Nam, khơi gợi những cảm nhận thẩm mỹ về một số cảnh tượng

nghệ thuật trong văn học, từ đây có thể có thêm những cảm nhận trong hội họa và âm nhạc

Trung Quốc.

pdf 11 trang kimcuc 3640
Bạn đang xem tài liệu "Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển trung quốc đến hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển trung quốc đến hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Việt Nam

Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển trung quốc đến hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Việt Nam
41 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0027 
Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 41-52 
This paper is available online at  
TỪ HÌNH TƯỢNG NGƯ TIỀU TRONG THI CA CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC 
ĐẾN HÌNH TƯỢNG NGƯ TIỀU TRONG THI CA CỔ ĐIỂN VIỆT NAM 
Đinh Thị Hương 
Viện Kinh tế Bưu điện, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông 
Tóm tắt. Ngư phủ và tiều phu là hai hình tượng xuất hiện nhiều trong thi ca cổ điển Trung 
Quốc, tượng trưng cho trí và nhân, cho cách xử thế bằng cuộc sống ẩn dật và tự do tự tại, có 
liên quan mật thiết với các tư tưởng Nho gia và Đạo gia. Hình tượng ngư phủ ngao du trên 
sông nước, tiều phu thong dong hái củi trên non xanh, cuộc đối đáp ngư tiều trong cảnh 
chiều tà cũng đã trở thành những cảnh tượng nghệ thuật rất đặc sắc và ý nghĩa trong văn 
học Trung Quốc, có ảnh hưởng đến thơ ca cổ điển Việt Nam. Qua việc khảo sát, thống kê, 
so sánh hai hình tượng này trong các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam, 
kế thừa các thành tựu của các dịch giả và những điểm bình của các nhà nghiên cứu trước, 
tác giả nghiên cứu này sẽ làm rõ về những hình tượng trên, từ cơ sở hình thành đến lịch sử 
phát triển, sự thể hiện phong phú và tinh tế của những hình tượng này trong lịch sử văn học. 
Nghiên cứu này cũng góp phần thể hiện sâu hơn mối liên hệ giữa các hình tượng trong văn 
học Trung Quốc và Việt Nam, khơi gợi những cảm nhận thẩm mỹ về một số cảnh tượng 
nghệ thuật trong văn học, từ đây có thể có thêm những cảm nhận trong hội họa và âm nhạc 
Trung Quốc. 
Từ khóa: hình tượng ngư tiều, văn học cổ điển Trung Quốc, văn học cổ điển Việt Nam. 
1. Mở đầu 
Nghiên cứu mối liên hệ từ các hình tượng trong thi ca cổ điển Trung Quốc đến các hình 
tượng trong thi ca cổ điển Việt Nam vẫn là việc cần được tiếp tục. Trong khá nhiều các hình 
tượng thường thấy ở văn học của cả hai quốc gia này, hình tượng ngư phủ và tiều phu tuy đã 
được nhiều người nhắc đến song chưa có nhiều lí giải về nguồn gốc văn hóa, về quá trình thể 
hiện hai hình tượng trong lịch sử văn học, về các phương diện ý nghĩa của các hình tượng, về 
những sự tương đồng hay biến đổi trong quá trình tiếp nhận và thể hiện hai hình tượng này ở 
văn học Việt Nam, đặc biệt là về những cảnh tượng của đời sống ngư tiều đã trở thành những 
cảnh tượng có tính thẩm mỹ cao có ảnh hưởng đến một số cảnh tượng âm nhạc và hội họa. 
Người nghiên cứu văn học Trung Quốc và Việt Nam đều có thể biết rằng ngư phủ hay tiều phu 
là những nhân vật tượng trưng cho người ẩn dật. Các nhận định về hai hình tượng này đã góp 
phần ít nhiều vào sự hình thành ý tưởng cho tác giả nghiên cứu này. Bài viết Tuyệt tác “Ngư 
nhàn” của Không Lộ thiền sư được viết bởi Hồ Sĩ Hiệp đã nhận định rằng “Ngư tiều canh mục 
là đề tài quen thuộc của thơ ca cổ điển phương Đông. Trong thơ Trung Quốc đời Đường, đề tài 
này để lại những thi phẩm bất hủ. Trẻ chăn trâu, người chặt cây kiếm củi và ông chài bắt cá trên 
sông, ven hồ hiện lên bình dị, thân quen trong từng thi phẩm của các nhà thơ”, bài viết này cũng 
đã so sánh Ngư nhàn với Giang tuyết của Liễu Tông Nguyên [1]. Bài Ba phạm trù biện chứng 
Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/4/2020. Ngày nhận đăng: 10/5/2020. 
Tác giả liên hệ: Đinh Thị Hương. Địa chỉ e-mail: huongdt1277@gmail.com 
Đinh Thị Hương 
42 
trong tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa của Phương Lựu (ba phạm trù đó là hình thần, hư 
thực, tĩnh động) có lời viết về một bức tranh ngư phủ rằng “chỉ thấy vẻn vẹn mấy chú chim đậu 
trên mái chèo gác ngang trên một chiếc thuyền, xa xa được chấm phá đôi ba khóm lau lách, ấy 
thế mà tràn đầy vào cảm xúc người xem cái vẻ quạnh hiu của một bến sông vắng lặng” [2]. Bài 
viết 10 nhạc khúc Trung Hoa cổ đại – Kỳ 3: ngư tiều vấn đáp của Cao Sơn đã giới thiệu khái 
quát về nhạc khúc “Ngư tiều vấn đáp”, đây là bài viết rất thú vị, có dịch ca từ của nhạc khúc [3]. 
Ngoài ra, một số bài viết tiếng Trung về nhạc khúc Ngư chu xướng vãn 渔舟唱晚 và các bản 
diễn tấu nhạc khúc này cũng góp phần vào việc tìm hiểu hình tượng ngư phủ. 
Đối với các sáng tác thi ca Trung Quốc được khảo sát, tác giả nghiên cứu này khảo sát 
khoảng hơn 1000 bài thơ Đường (chủ yếu do Lê Nguyễn Lưu tuyển dịch, có so sánh đối chiếu với 
bản dịch của một số dịch giả khác) [4] và sử dụng một số tác phẩm sau đời Đường (có chỉ dẫn 
nguồn cụ thể); đối với các sáng tác thi ca Việt Nam được khảo sát, tác giả nghiên cứu này khảo sát 
trong các tập của tài liệu [5], những sáng tác nằm ngoài tài liệu trên cũng có chỉ nguồn cụ thể. 
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu, nghiên cứu 
thi pháp văn học trong mối liên hệ với âm nhạc và hội họa. Nghiên cứu đã đạt được một số kết 
quả mới. Một là, nghiên cứu đã lí giải được những cơ sở văn hóa đặc biệt của hình tượng ngư 
tiều, từ đây chỉ ra các phương diện phong phú và đặc sắc về ý nghĩa của các hình tượng đó. Hai 
là, nghiên cứu đã bước đầu khái quát hệ thống sự thể hiện của hai hình tượng này trong tiến 
trình lịch sử văn học ở Trung Quốc và Việt Nam, chỉ ra những tiếp nhận và sáng tạo về hình 
tượng ngư tiều trong văn học Việt Nam, từ đây có thể giúp cho độc giả hiểu thêm về những hình 
tượng này trong văn học Việt Nam. Ba là, nghiên cứu đã làm rõ về những cảnh tượng nghệ 
thuật thẩm mỹ rất thú vị về hai hình tượng này, làm rõ mối tương quan giữa hình tượng trong 
văn học với hình tượng trong âm nhạc và hội họa, góp phần vào hướng nghiên cứu liên ngành 
giữa văn học với hội họa và âm nhạc.. Nghiên cứu này có tính ứng dụng vào thực tiễn học tập 
và giảng dạy văn học, đặc biệt là khi dạy và học các tác phẩm văn học có hai hình tượng này. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1 Hình tượng ngư phủ trong thi ca cổ điển Trung Quốc 
Ngư phủ (ông già đánh cá) là hình tượng sớm xuất hiện trong sáng tác văn hóa cổ Trung 
Quốc, có thể thấy rõ trong chương Ngư phủ (phần Tạp thiên, sách Nam hoa kinh) của Trang Tử 
(các nghiên cứu đều cho rằng Trang Tử sống vào khoảng cuối thế kỉ 4 đến đầu thế kỉ 3 trước 
Công nguyên). Chương này nói về cuộc gặp gỡ của ngư phủ và Khổng Tử. Theo đó, sau khi 
nghe tiếng đàn cầm và tiếng ngâm của Khổng Tử trên gò đất cao trong rừng hạnh (Khổng Tử 
cùng môn đệ du ngoạn trong rừng), ngư phủ đã gác mái chèo vào cùng đàm luận về nhân sinh 
đại đạo và chí hướng của Khổng Tử. Hình dáng thong dong, râu tóc bạc trắng, tay áo phất phơ, 
những luận đàm của ngư phủ đã khiến Khổng Tử ngưỡng mộ, cung kính bái phục. Sau cuộc 
luận đàm, ngư phủ xô thuyền, mất hút dần trong đám lau, Khổng Tử còn tiếc nuối mãi không 
thôi, không hỏi được danh tính ngư phủ, chỉ biết dõi theo đến khi không còn tung tích ngư phủ 
trên sóng nước. Như vậy, ngư phủ ở đây là một hình tượng đặc biệt, tiên phong đạo cốt, lánh tục 
phi phàm, thoắt ẩn thoắt hiện, có thể giảng giải những đạo lý cao thâm, không dễ dàng gặp 
phàm nhân, mang tư tưởng như đạo Lão [6]. 
Ngoài ra, hình tượng ngư phủ được nhiều người biết đến chính là hình tượng Khương Tử 
Nha (còn gọi là Khương Thượng, Khương Thái Công, ông già Lã Vọng) câu cá bên sông Vị. Có 
nhiều tài liệu nói về điển tích này. Khương Tử Nha sống vào khoảng thế kỉ XII trước Công 
nguyên, tài cao chí cả, hơn 80 tuổi mà vẫn còn ẩn nhẫn chờ thời, ngồi trên thạch bàn câu cá bên 
sông Vị, chờ gặp minh quân mới chịu làm quan. Ông câu cá mà lưỡi câu không cong, cũng 
không cần thả mồi, ngồi bó gối ung dung tự tại, tóc bạc râu dài, một mình giữa trời nước mênh 
Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Trung Quốc đến hình tượng ngư tiều... 
43 
mông, cuối cùng cũng gặp được Tây Bá Hầu Cơ Xương (lúc đó là đang là vua của một nước 
chư hầu, đang có lòng cầu hiền, lại đang chịu sự chèn ép hạ nhục của Trụ vương), giúp Cơ Xương 
phạt Trụ vương gian ác, kết thúc nhà Thương và lập ra triều đại nhà Chu (Cơ Xương chính là 
minh quân Chu Văn Vương sau này). Như vậy, Khương Tử Nha câu cá chính là hình tượng của 
người có hùng tài đại lược, có thể ẩn nhẫn chờ thời, cũng có thể tiêu dao tự tại, có thể làm quan, 
cũng có thể ẩn dật suốt đời, hình tượng này rất gần với hình tượng người quân tử của đạo Nho. 
Có thể nói, chương Ngư phủ trong Nam hoa kinh và điển tích Khương Tử Nha câu cá đã 
khơi nguồn cho những sáng tạo văn hóa sau này về sự phong phú trong ý nghĩa của hình tượng 
ngư phủ, cũng tạo nên những cảnh tượng nghệ thuật đặc sắc cho văn học, hội họa, âm nhạc. 
Ngoài ra, một số sáng tạo văn học sau đó cũng góp phần làm cho hình tượng ngư phủ càng trở 
nên đặc biệt, có ảnh hưởng không chỉ với văn hóa Trung Quốc mà còn cả với một số quốc gia 
khác. Đó chính là hình tượng ngư phủ trong Sở từ của Khuất Nguyên (người thường được coi là 
nhà thơ vĩ đại và sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc), ngư phủ trong Đào hoa nguyên 
ký của Đào Tiềm đời Tấn, ngư phủ trong thơ đời Đường, ngư phủ với thuyền lan chèo quế trong 
Tiền Xích Bích phú của Tô Đông Pha đời Tống 
Trong Sở từ có thuật chuyện Khuất Nguyên (Tam Lư đại phu) vừa bị biếm trích, đang đi 
trên bờ sông với dáng vẻ tiều tụy thì gặp một ngư phủ, cùng với ngư phủ luận việc đời đục trong 
say tỉnh. Như vậy, ngư phủ ở đây xuất hiện rất đúng lúc, đúng lúc Khuất Nguyên đang không có 
ai cùng tỏ lòng, lại cũng xuất hiện như là để minh chứng, khích lệ cho cái tinh thần khí tiết của 
Khuất Nguyên, ngư phủ thoắt đến thoắt đi, bí ẩn phi phàm, như thể biết trước con người và số 
phận Khuất Nguyên vậy. Sau này, Khuất Nguyên vì giữ khí tiết mà trầm mình trên sông Mịch 
La, thế thì cuộc gặp với ngư phủ chính là hạnh ngộ, chỉ có trời nước mênh mông và ngư phủ 
mới thực là thấu suốt cho tấm lòng trong sáng của Khuất Nguyên. 
Trong Đào hoa nguyên ký, chàng đánh cá Vũ Lăng men theo dòng suối hoa đào đến được 
một nơi có cuộc sống thanh bình êm đẹp, tưởng đó là cõi tiên, hỏi ra mới biết tổ tiên của những 
người ở đó do lánh nạn đời Tần mà vào đấy, cuộc sống tốt đẹp của họ ở nơi ấy khiến họ không 
còn muốn ra bên ngoài, sống cách biệt với bên ngoài đã khoảng 600 năm, sau khi chàng đánh cá 
trở về làng một thời gian, định quay lại đó lần nữa mà không nhận ra lối đi, chỉ còn khói sương 
mờ ảo. Như vậy, điển tích này không chỉ thể hiện mơ ước về một cuộc sống thần tiên mà còn có 
thể gián tiếp chỉ ra rằng con đường đi tới nơi tiên cảnh có thể là con đường dựa vào sông nước 
(Tần Thủy Hoàng đã từng sai người đi ra bể Đông để tìm phương thuốc trường sinh vì nghe nói 
có thần tiên ở đó), một người lương thiện, có lòng muốn khám phá bí ẩn tự nhiên như chàng 
đánh cá Vũ Lăng (xưa kia, người đánh cá cũng có thể giống như nhà thám hiểm) có thể may 
mắn được gặp những cảnh tượng đặc biệt tươi đẹp trong cuộc đời. Điển tích này đã góp phần 
làm nên sự thi vị, ý nghĩa cho cuộc sống của ngư phủ, từ đây nhiều văn chương nói đến giấc 
mộng đào nguyên, đến nghề chài lưới. 
Trong Tiền Xích Bích phú, Tô Đông Pha (trong bài phú này, tác giả tự xưng mình là Tô tử) 
miêu tả cảnh mình cùng với những người khách bơi thuyền trên sông (dưới núi Xích Bích), gió 
mát trăng sáng, sóng lặng nước trong, đêm thu sông rộng, Tô tử gõ mạn thuyền mà ca với lời 
đầy hào hứng “Quế trạo hề lan tương/ Kích không minh hề tố lưu quang/ Diểu diểu hề ư hoài/ 
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương” (Chèo quế hề dầm lan/ Khua trăng nước hề ngược dòng 
sáng trôi/ Man mác hề lòng ta thương nhớ/ Trông ngóng người đẹp hề một phương trời!). Rồi có 
người khách thổi đổng tiêu họa lại bài ca của Tô tử, âm điệu tiếng tiêu bi thương não nề, khiến 
cho giao long dưới nước cũng múa theo, khiến cho một người tiết phụ ở thuyền bên cũng phải 
sụt sùi. Tô tử hỏi vì sao mà bi thương đến vậy, khách kể với Tô tử rằng khách vẫn thường làm 
bạn với bác đánh cá và người tiều phu ở núi này, hàng ngày “kết thân cùng tôm cá, làm bạn với 
hươu nai, cưỡi một chiếc thuyền nhỏ, nhắc chén rượu để mời nhau, gửi thân phù du trong trời 
đất”, Xích Bích này lại khiến khách nhớ đến Tào Mạnh Đức (Tào Tháo) khi xưa anh hùng là 
Đinh Thị Hương 
44 
vậy mà giờ không biết hồn ở nơi đâu, cảnh tượng tiêu dao của ngư tiều và lòng hoài cổ đã khiến 
khách nhận thấy cuộc sống con người phù du ngắn ngủi, không thể được lâu dài như sông lớn 
trăng cao, vì thế cho nên sinh điệu bi thương. Tô tử nghe vậy liền giảng lại với ý rằng nước chảy 
thế kia mà chưa từng đi bao giờ, mặt trăng khi tròn khi khuyết mà chưa thêm bớt bao giờ, nêu 
lấy con mắt biến đổi mà nhìn thì trời đất trăng nước cũng biến đổi như trong chớp mắt, nếu lấy 
con mắt tĩnh tại mà nhìn thì thân ta và vạn vật đều như nhau nào có sự còn mất bao giờ, gió mát 
trên sông và trăng sáng trên núi chính là cái kho vô tận mà tạo hóa ban cho, chẳng bao giờ cạn 
(người đánh cá và tiều phu chính là những người được hưởng nhiều nhất từ cái kho này). Khách 
nghe lời giảng ấy thì trở nên vui vẻ [7]. Như vậy, bài phú này gián tiếp ca ngợi cuộc sống của 
ngư tiều tiêu dao tự tại, đây cũng là lí do mà xưa nay nhiều bậc tao nhã trong lịch sử nếu có cơ 
hội đều muốn trải nghiệm. 
Thơ Đường có nhiều bài nói về ngư phủ. Ngư phủ có thể ngồi bó gối buông câu bên bờ 
sông, có khi là cảnh đầu thu với trời xanh sông biếc, ngư phủ tĩnh lặng trầm tư đến mức cò 
trắng (bạch lộ) và chim âu có thể giỡn đùa xung quanh, cảnh tượng này có thể thấy trong bài 
Tây giang thượng tống ngư phủ của Ôn Đình Quân, bài Lộ tư của Trịnh Cốc; cũng có khi là 
cảnh thu tàn lạnh như trong thơ Lưu Trường Khanh (Lạc nhật thiên sơn không điểu phi/ Cô chu 
dạng dạng hàn triều tiểu/ Cực phố thương thương viễn thụ vi/ Bạch âu ngư phủ đồ tương đãi - 
Nghìn núi trong nắng chiều, chỉ có chim bay/ Chiếc thuyền lẻ loi dật dờ trên làn nước lạnh nhỏ/ 
Bến bờ tít mù xanh xanh lớp cây thấp xa xa/ Âu trắng và lão chài như có ý chờ nhau – Đăng 
Tùng giang địch lâu bắc vọng cố viên – Lưu Trường Khanh – Lê Nguyễn Lưu dịch nghĩa). Ở 
một bài thơ khác (bài Ngư ông, bài này hiện nay lưu lại chỉ gồm 6 câu thất ngôn), Liễu Tông 
Nguyên lại miêu tả cuộc sống giản tiện của ngư ông bên bờ sông Tương, ngư ông nấu ăn bằng 
nước sông Tương, dùng mầm trúc bên sông Tương làm thức ăn, dùng trúc khô làm củi đốt, ghé 
thuyền ngủ trên bến nơi chân núi, sáng ra chèo thuyền trên sông, tiếng hát còn vang mãi nơi non 
xanh nước biếc, ngư ông thanh nhàn không màng thế sự tựa như đám mây “vô tâm” trên đầu núi 
(trong bài thơ này có cả hình ảnh đám mây vô tâm trên đầu núi). Như vậy, có thể thấy thêm một 
sự thú vị khác nữa của cuộc sống ngư phủ. Vì nơi sông nước mà ngư phủ buông câu thường 
cũng là nơi sông gần núi, phong cảnh vừa hữu tình lại vừa đầy đủ sản vật để phục vụ đời sống, 
ngư phủ cũng thường dựng nhà ngay dưới chân núi hoặc dùng chính con thuyền làm nhà, vì thế 
mà tuy là sống đời sông nước nhưng không tách khỏi núi non. Vương Duy thì lại ca ngợi cảnh 
tượng ngư phủ ngủ trong đêm trên đầm đầy sương khói, được thưởng thức mùi hương của cây 
đỗ, của hoa sen, lại được nghe khúc hát hái sen (Ngư tử túc đàm yên/ Lộ khí văn phương đỗ/ Ca 
thanh thức thái liên – Dạ độ Tương thủy), cảnh tượng này thực là thoát tục, tựa như cảnh tượng 
vị sư già ngủ trong mây trên núi cao vậy. Lý Hàm Dụng lại thấy đời ngư phủ như là một trích 
tiên (vị tiên bị đày xuống trần), cho dù khắp nơi có loạn lạc can qua thì ngư phủ vẫn có thể cứ 
kê cao gối mà ngủ (Đại bán sinh nhai tại điếu thuyền/ Can qua vị khởi năng cao ngọa/ Chân cá 
tiêu dao thị trích tiên – Đề Vương xử sĩ sơn cư). Như vậy, những cảnh tượng trong đời số ... ng (Giang quán đăng lâm nhật hướng tà/ Thừa nhàn bả 
tửu lắng ngư ca – Ngụ hứng kỳ 2), rất yêu quý ông ngư thổi sáo khúc lạc mai hoa (Tối ái ngư 
ông giang thượng địch/ Lạc mai nhất khúc động tân thanh – Ngụ hứng kỳ 3). Ngoài ra, nói đến 
việc ngư phủ thổi sáo, trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, vào khoảng thế kỉ 16 ở nước ta đã có thơ của 
Đặng Minh Bích, có điều đó là cảnh tượng ngư phủ trên Ngũ Hồ ở Trung Quốc (Vạn khoảnh 
yên ba tác điếu đồ/ Tùy duyên trạo đoản dữ bồng cô/ Thị phi bất đáo biên chu thượng/ Phong 
địch nhất thanh nhàn Ngũ Hồ - Vạn khoảnh khói sóng làm kẻ đi câu/ Lênh đênh với mái chèo 
ngắn và chiếc thuyền đơn độc/ Chuyện thị phi không bén đến bên thuyền nhỏ/ Tiếng sáo vút lên 
nhàn nhã khắp Ngũ Hồ) [10]. 
Ở thế kỉ XVIII, Nguyễn Du từng tự xưng mình là Nam Hải điếu đồ (nhà chài bể Nam). Khi 
ông dạo chơi trên bãi sông, nhìn thấy ngư phủ, ông cũng mong ước mình được sống như ngư 
phủ (Tản phát cuồng ca tứ sở chi/ Lục tần phong khởi, tịch dương vi/ Bạch vân lưu thủy đồng 
vô tận/ Ngư phủ phù âu lưỡng bất nghi – Xõa tóc ca vang dạo bước chơi/ Rau xanh gió động 
ánh chiều phai/ Mây bay nước chảy trông man mác/ Âu giỡn chài câu ngó thảnh thơi – Giang 
đầu tản bộ); khi đi trên sông Thanh Quyết (ở Ninh Bình), thấy cảnh ngư ông cuốn chài về bến 
nước trong chiều hồng và tiều phu gánh củi về xóm núi dưới trăng trong, ông chợt nhớ nhà khôn 
xiết (Cổ kính tiều quy minh nguyệt đảm/ Triều môn ngư tống tịch dương thuyền/ Mang mang 
viễn thủy tam xuân thụ/ Lạc lạc nhân gia lưỡng ngạn yên/ Cực mục hương quan tại hà xứ/ 
Chinh hồng sổ điểm bạch vân biên - Đường xưa tiều ghánh dưới trăng/ Thuyền chài xuôi bến 
vừa chừng chiều hôm/ Dòng nước xa xanh um cây cối/ Nhà bên sông làn khói la đà/ Quê hương 
trông tít mù xa/ Bên làn mây bạc vài ba cánh hồng - Thanh Quyết giang vãn thiếu); ông từng cùng 
ngư tiều kết bạn, cùng nhau cười ngạo nghễ giữa khói sóng trên sông và vui thú giữa hoa đồng cỏ 
nội (Niên niên kết đắc ngư tiều lữ/ Tiếu ngạo hồ yên dã thảo chung – Thôn dạ) [11]. 
Cũng ở thế kỉ này, Hồ Xuân Hương có một số bài thơ đề cảnh vịnh Hạ Lọng (tên cũ là 
vũng Hoa Phong), trong đó có hình tượng ngư phủ hoặc âm thanh của khúc hát ngư phủ, có 
hang động cửa tiên, có trúc biếc măng non, có mây trôi nước chảy, có mái chèo thuyền lan, có 
cá rồng với cò âu trắng, gợi cho nữ sĩ nhớ đến cảnh tượng ngư phủ trong văn hoá Trung Quốc 
(Long lanh bốn phía rủ màn mây/ Nước phẳng lô nhô măng mọc dày/ Mới biết nguồn đào ngăn 
cửa đá/ Nào ngờ bến cá có đồn xây/ Mặc cho họ Tạ xem đâu hết/ Dẫu có chàng Lâm vẽ chẳng 
tày/ Xa ngóng chân trời non lẫn nước/ Bỗng nghe chèo hát trỗi đâu đây – Trạo ca thanh – 
Hoàng Xuân Hãn dịch; Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong/ Đá dựng bờ son mọc giữa dòng/ 
Dòng nước lần theo chân núi chuyển/ Mình lèn nghiêng lối để duyềnh thông/ Cá rồng ẩn nấp 
hơi thu nhạt/ Ba sáu phòng mây cùng động ngọc/ Đâu nào là cái thuỷ tinh cung – Độ Hoa 
Phong – Hoàng Xuân Hãn dịch; Giữa duềnh thủng thẳng phẩy chèo lan/ Sát núi càng hay cảnh 
lặng nhàn - Hải ốc trù – Hoàng Xuân Hãn dịch) [12]. Ngoài ra, trong nửa cuối thế kỉ 18 còn 
có tác giả Ninh Tốn (quê ở Ninh Bình, còn có hiệu là Chuyết Sơn) với một số bài về ngư, tiều, 
canh, mục. Hiện nay, trên trang thivien.net có lưu bài Ngư tiều canh mục kỳ 2 (nhan đề của bài 
như vậy nghĩa là sẽ có những bài khác vịnh ngư, vịnh canh, vịnh mục) với nội dung vịnh tiều 
như sau (Công danh phú quý mặc cho người/ Mây trắng trăm năm ẩn cuộc đời/ Trong áng yên 
hà âm búa dội/ Quanh vùng gỗ đá giọng ca vui/ Núi rừng muôn khoảnh tiêu dư dật/ Trăng gió 
đầy bầu dạ thảnh thơi/ Củi bán, rượu mua, say mãi mãi/ Công hầu đâu chịu đổi non khơi – Lê 
Huy Chưởng dịch). 
Ở thế kỉ XIX, Nguyễn Công Trứ nhắc lại tích Khuất Nguyên gặp ngư phủ (Vịnh Khuất 
Nguyên), rồi vịnh lại việc Tô Tử chơi sông Xích Bích và bài ca ngư phủ (Vịnh Tiền Xích Bích). 
Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Trung Quốc đến hình tượng ngư tiều... 
49 
Nguyễn Đình Chiểu thì có Ngư tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Khuyến thì có Thu điếu với dáng 
điệu “tựa gối ôm cần”, trong các sáng tác đó đều có bóng dáng của ngư phủ từ thi ca cổ điển 
Trung Quốc. 
2.5. Mối liên hệ và những nét đặc thù của hình tượng ngư tiều trong hai nền thi ca 
cổ điển 
Hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Việt Nam có phần được kế thừa từ hình tượng ngư 
tiều trong thi ca cổ điển Trung Quốc. Có thể các nhà thơ cổ điển Việt Nam tiếp nhận hai hình 
tượng này từ những câu chuyện trong các sách của Nho gia, Đạo gia hay các tích truyện trong 
dân gian, cũng có thể tiếp nhận từ lịch sử thi ca đời Đường và đời Tống. Vì vậy, có thể thấy 
những nét tương đồng của hai hình tượng này trong lịch sử thi ca của hai quốc gia. 
Trước hết, có thể thấy, trong cả lịch sử thi ca Trung Quốc và thi ca Việt Nam, nếu so về số 
lượng thì số bài thơ nói đến ngư phủ nhiều hơn số bài nói đến tiều phu, có lẽ vì một số lí do sau. 
Một là, nếu nói đến đời sống ẩn giả sông nước thì rõ ràng chỉ có đời sống ngư phủ là tiêu biểu 
nhất, nếu làm ẩn giả nơi vườn ruộng hoặc non xanh thì có thể làm nông phu, tiều phu, lương y, 
liệp hộ (đi săn) hoặc kêt hợp cả mấy vai trò đó, như vậy hình tượng tiều phu có khi được ẩn cả 
trong hình tượng nông phu hoặc lương y, do vậy những bài thơ có chữ “tiều” sẽ giảm đi. Hai là, 
chính cơ sở văn hóa cổ đại với những tích truyện về ngư phủ đã khiến hình tượng này thêm 
nhuốm màu huyền thoại, làm hình tượng này thêm bí ấn, khơi thêm sáng tạo cho các tác giả. Ba 
là, chính cảnh sông nước Giang Nam đã là nơi hấp dẫn tao nhân mặc khách xưa nay rất nhiều 
(cả đối với người Việt Nam), rất dễ gặp các ngư phủ ở những vùng này, vì thế mà dễ gợi lại 
hình tượng ngư phủ trong lịch sử, cũng dễ khiến hình tượng này đi vào trong thơ. 
Hơn nữa, mối liên hệ và sự tương đồng còn thể hiện ít nhiều ở ý nghĩa của các hình tượng 
và bối cảnh không gian, thời gian chứa các hình tượng này. Những hình tượng này đều là những 
người sống ẩn dật, tiêu dao tự tại, mang tinh thần của Nho gia và Đạo gia. Dáng điệu ngồi bó 
gối trầm tư trên thuyền nhỏ hoặc kiểu xoã tóc ca vang trên sông nước, tiếng mái chèo khua, ông 
già gánh củi dưới trăng hoặc lời ca giữa núi rừng đều là những hình tượng hay âm thanh có ở 
thơ ca của cả hai quốc gia. Cảnh tượng lắm non nhiều nước, non liền với nước, non xanh nước 
biếc, non cao nước rộng, gió sớm trăng chiều đều có thể dễ dàng xuất hiện, điều này cũng có 
phần lí do không phải chỉ từ mối liên hệ trong thi ca mà còn vì ít nhiều sự tương đồng trong 
cảnh tượng non nước thực tế của cả hai quốc gia. Ngoài ra, những cảm nhận thẩm mỹ của các 
thi nhân cũng có nhiều sự giống nhau nên có thể tạo nên nhiều cảnh tượng có nét tương đồng. 
Không phải bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể miêu tả hình tượng ngư tiều, đó phải là 
những thời điểm có thể nói là đẹp nhất ở nơi non và nước, đặc biệt là cảnh chiều tà với ánh tịch 
dương hồng hoặc cảnh đêm trăng lồng lộng. Không gian tráng lệ, rộng lớn, huy hoàng. Nếu 
trong thi ca Trung Quốc là cảnh non nước Giang Nam với những sông lớn, hồ rộng, bãi dài, non 
cao thì trong thi ca Việt Nam có thể là cảnh vịnh Hạ Long tráng lệ, phóng khoáng, đủ non đủ 
nước, tựa cảnh đào nguyên như trong thơ Hồ Xuân Hương hoặc cảnh non nước hữu tình vùng 
Thái Bình, miền Trung như trong thơ Nguyễn Du 
Nhưng ngoài sự ít nhiều tương đồng, ta cũng có thể thấy sự khác nhau của hai hình tượng 
ngư tiều trong hai nền thi ca. Thứ nhất là, về ý nghĩa của cả hai hình tượng, rõ ràng là hình 
tượng ngư tiều trong thi ca Trung Quốc có phong phú hơn, đặc sắc hơn, hầu như không mang 
bóng dáng của phàm nhân, điều này có nguồn gốc từ lịch sử văn hoá cổ đại cùng với quan niệm 
về sự lánh tục siêu phàm được thể hiện trong suốt mấy ngàn năm văn hoá. Thứ hai là, về bối 
cảnh không gian được miêu tả, cũng có những sự khác nhau. Ở thi ca Trung Quốc, không có 
cảnh ao nước nhỏ hẹp như trong thơ ca Việt Nam. Có thể thấy cảnh tượng nhỏ hẹp này trong bài 
Thu điếu của Nguyễn Khuyến, mặc dù cũng có cảnh nước trời một sắc, cũng có cần trúc nhưng 
cái hình ảnh con thuyền “bé tẻo teo” với ao thu nhỏ hẹp thực là cảnh mà có lẽ chỉ có ông ngư 
Nguyễn Khuyến ở Việt Nam mới xuất hiện ở đó, khác hẳn với cảnh sông hồ tráng lệ mà ở đó có 
Đinh Thị Hương 
50 
ngư phủ của thi ca Trung Quốc, có điều là cũng nhờ vậy mà chất hồn quê giản dị theo đó mà 
vào thơ cùng với lão ngư người Việt. Thứ ba là, nếu tất cả những hình tượng ngư tiều ở Trung 
Quốc đều được thể hiện bằng một giọng thơ đậm chất phong nhã thì một số hình tượng ngư tiều 
ở Việt Nam được miêu tả bằng ngôn ngữ có phần rất gần gũi với người nông dân Việt, pha chút 
hóm hỉnh như trong thơ Nôm của Lê Thánh Tông hay trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, đặc biệt 
là có thể sử dụng các từ láy tạo ra “chất Việt nhất cho hình tượng thơ và cho phép nhà thơ diễn 
tả đầy đủ vẻ đẹp tươi nguyên của cảnh vật” như trong bài Ngư giang hiểu vọng (Sông lồng lộng, 
nước mênh mênh/ Lườn lượn chèo qua, nép nép mình/ Gió hiu hiu, thuyền bé bé/ Mưa phún 
phún, nón kềnh kềnh – Nguyễn Trãi)[13]. Rõ ràng là hình tượng ông ngư và cảnh tượng trong 
bài thơ này có bóng dáng của cảnh tượng ông ngư như trong thơ cổ điển Trung Quốc nhưng lại 
được viết bằng lối thơ rất hóm hỉnh, nhất là ở hình ảnh chiếc nón lá. 
Nói riêng về hình tượng tiều, trong thi ca Trung Quốc thường miêu tả tiều là ông già, cũng 
có thể là chàng trai trẻ và có khi còn là một tiều nhi (đứa trẻ hái củi) như trong bài thơ Chu Pha 
tuyệt cú kỳ 2 của Đỗ Mục với câu (Yên thâm đài hạng xướng tiều nhi – Sương khói dày, rêu 
xanh lấp lối, chỉ nghe tiếng hát của chú tiều). Nếu nói đó là hình tượng chỉ người ẩn dật thì chỉ 
có thể là chàng trai trẻ hoặc ông già, còn nếu là đứa trẻ hái củi thì hàm nghĩa này có lẽ không 
còn nữa nhưng tiếng hát của đứa trẻ này vẫn có thể ít nhiều mang hàm ý chỉ sự tươi vui tự tại, 
cũng có thể ít nhiều chỉ sự bình yên và sự gắn bó với núi non của con người, tiếng hát tiều nhi 
chính là một trong những âm thanh trong trẻo tươi vui của núi rừng. Ở thơ Việt Nam, trong bài 
Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan có hình ảnh “Lom khom dưới núi tiều vài chú”. Vì 
sao bà không miêu tả tiếng hát của tiều nhi, không phải chỉ vì để đối xứng với “Lác đác bên 
sông chợ mấy nhà” mà còn chính là vì cái tâm trạng của bà lúc đó không thể nghe thấy được 
tiếng hát véo von tươi vui của đứa trẻ, chỉ nghe thấy những tiếng kêu thương tâm của “con quốc 
quốc” và “cái gia gia”, rõ ràng là nếu có tiếng chú tiều hát thực thì cũng không thể đưa vào đây 
vì không cùng giọng điệu thương tâm với những loài chim kia hay với tâm trạng nữ sĩ vậy. 
Nhưng cũng nhờ đó mà cái hình dáng lom khom của mấy chú tiều trở trở nên rất độc đáo và 
đáng nhớ với những ai từng đọc bài thơ này. 
3. Kết luận 
Ngư tiều là hai hình tượng rất giàu ý nghĩa trong lịch sử thi ca Trung Quốc. Đó chính là hai 
hình tượng gắn liền với nước và non, trí và nhân, động và tĩnh, tưởng như tách biệt đối xứng mà 
lại tương giao hài hòa; là hai kiểu ẩn giả trong đời sống ẩn dật phong phú của người xưa; là cách 
xử thế và tu dưỡng tinh thần của Nho gia và Đạo gia, của nhiều tao nhân mặc khách, giang hồ 
tài tử, lão đại tráng niên. Những cảnh tượng trong đời sống ngư tiều là những cảnh tượng có tính 
thi vị và thẩm mỹ cao, ý nghĩa thâm viễn, chủ yếu được miêu tả ở vùng non nước Giang Nam. 
Từ trong thi ca, những cảnh tượng này được tiếp tục tái hiện trong hội họa và âm nhạc. 
Trong thi ca cổ điển Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm có hình tượng ngư tiều, điều này 
cũng có phần lớn từ sự ảnh hưởng của thi ca Trung Quốc. Những ý nghĩa của hình tượng ngư 
tiều vẫn được tiếp tục thể hiện nhưng được đặt trong cảnh non nước quê hương Việt Nam rất rõ, 
bóng dáng vùng sông nước Giang Nam chỉ còn thấp thoáng. 
Nếu thống kê một cách tương đối đầy đủ những sáng tác trong lịch sử thi ca Trung Quốc, 
chắc chắn có thể thấy số lượng các bài thơ có hình tượng ngư tiều là rất nhiều, cũng có thể phát 
hiện thêm những ý nghĩa thú vị về hai hình tượng này. Ngoài ra, có thể tiếp tục nghiên cứu 
những hình tượng này trong âm nhạc và hội họa để thấy rõ hơn con đường ảnh hưởng đến thi ca 
Việt Nam. Nghiên cứu này có thể được sử dụng để tham khảo trong việc học tập và tìm hiểu về lịch 
sử văn học Trung Quốc và Việt Nam, cũng có thể góp phần nhỏ vào việc phát triển du lịch Việt 
Nam dựa trên văn hóa văn học, đây cũng là điều mà đất nước Trung Quốc đã làm rất hiệu quả. 
Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Trung Quốc đến hình tượng ngư tiều... 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hồ Sĩ Hiệp, Tuyệt tác Ngư nhàn của Không Lộ thiền sư https://giacngo.vn/PrintView. 
aspx?Language=vi&ID=7EF411 
[2] Phương Lựu, 2014. Ba phạm trù biện chứng trong tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa. 
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 59, Số 10, tr. 3-10. 
[3] Cao Sơn, 2018. 10 nhạc khúc Trung Hoa cổ đại – Kỳ 3: ngư tiều vấn đáp, đăng ngày 
03/12/2018 https://trithucvn.net/van-hoa/10-nhac-khuc-noi-tieng-trung-hoa-co-dai-ky-vii-
ngu-tieu-van-dap.html, truy cập tháng 2 năm 2020. 
[4] Lê Nguyễn Lưu, 1997. Đường thi tuyển dịch (2 tập). Nxb Thuận Hóa, Huế. 
[5] Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 2004. Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 
3, 4, 5, 6. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[6] Nguyễn Hiến Lê, 1994. Trang Tử - Nam hoa kinh. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 
513-520. 
[7] Trần Trọng San, 2018. Hán văn. Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr. 270-275. 
[8] https://baike.baidu.com/item/%E6%B8%94%E6%A8%B5%E9%97%AE%E7%AD%94/3
36905#9999, 
[9]  
[10] Nguyễn Hữu Thăng tuyển dịch, 2019. Thơ chữ Hán danh nho Việt Nam, tập 2. Nxb Hội 
Nhà văn, Hà Nội. 
[11] Lê Thước, Trương Chính, 2012. Thơ chữ hán Nguyễn Du. Nxb Văn học và Công ty sách 
Thời Đại, in lại theo bản 1965. 
[12] https://www.thivien.net/H%E1%BB%93-Xu%C3%A2n-H%C6%B0%C6%A1ng/author-
PBy92bBuBMMs53v9tc9E0A 
[13] Trần Quang Dũng, 2008. Thơ Nôm đường luật từ Quốc Âm thi tập đến Hồng Đức Quốc 
Âm thi tập theo xu hướng kế thừa, tiếp biến và sáng tạo. Tạp chí Khoa học Đại học Sư 
phạm Hà Nội, số 6, tr. 30 
ABSTRACT 
The image of a fisherman and woodcutter in Chinese and Vietnamese ancient literature 
Dinh Thi Huong 
Economic Research Institute of Posts and Telecommunications (ERIPT) 
Posts and Telecommunications Institute of Technology (PTIT) 
The images of a fisherman and woodcutter were popular art subjects in Chinese ancient 
literature, symbolling mind and morality. These figures also became symbols of the reclusive 
and natural harmony life that officials often sought after retirement. The characters of fisherman 
and woodcutter wandering along rivers while making dialogues were typical in Chinese ancient 
poetry, which also had an important impact on Vietnamese ancient literature in general. This 
study aims at explaining the claim. Descriptive- qualitative and quantitative methods were used 
to fulfil the research object. The focuses of the study are the history, origin, and sensitive 
appearances of the fisherman and woodcutter art characters in poetry. Consequently, the 
Chinese and Vietnamese literature – related images are more deeply learned. This also helps to 
stimulate more understanding of Chinese music and paintings. 
Keywords: fisherman and woodcutter images, Chinese ancient literature, Vietnamese 
ancient literature. 

File đính kèm:

  • pdftu_hinh_tuong_ngu_tieu_trong_thi_ca_co_dien_trung_quoc_den_h.pdf