Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập

Sử dụng video làm mẫu cho phép chúng ta kết hợp các phương pháp và có thể

được sử dụng để thúc đẩy, nâng cao kĩ năng và giảm thiểu hành vi không phù hợp ở trẻ

RLPTK. Bài báo nghiên cứu trên 35 GV và 35 CM trẻ về thực trạng xây dựng và sử dụng

video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong các

trường mầm non hòa nhập, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng xây dựng và

sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK bao gồm: Bồi dưỡng chuyên môn

cho GV và CM trẻ, thực hiện đúng yêu cầu của quy trình xây dựng và sử dụng video làm

mẫu, lựa chọn nội dung, phương tiện và tiến trình sử dụng video làm mẫu.

pdf 11 trang kimcuc 3480
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập

Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0110
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 140-150
This paper is available online at 
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO LÀMMẪU
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
MỨC ĐỘ NHẸ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sử dụng video làm mẫu cho phép chúng ta kết hợp các phương pháp và có thể
được sử dụng để thúc đẩy, nâng cao kĩ năng và giảm thiểu hành vi không phù hợp ở trẻ
RLPTK. Bài báo nghiên cứu trên 35 GV và 35 CM trẻ về thực trạng xây dựng và sử dụng
video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong các
trường mầm non hòa nhập, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng xây dựng và
sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK bao gồm: Bồi dưỡng chuyên môn
cho GV và CM trẻ, thực hiện đúng yêu cầu của quy trình xây dựng và sử dụng video làm
mẫu, lựa chọn nội dung, phương tiện và tiến trình sử dụng video làm mẫu.
Từ khóa: Kĩ năng ứng xử, rối loạn phổ tự kỉ, video làm mẫu, xây dựng và sử dụng.
1. Mở đầu
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể về kĩ năng xã hội,
giao tiếp và hành vi nên đòi hỏi phải có các phương pháp (PP) giáo dục phù hợp. Đồng thời, trẻ
RLPTK dễ phân tán sự chú ý, hạn chế tập trung nhưng thị giác khá nhanh nhạy nên khả năng xử lí
thông tin hình ảnh dễ dàng hơn thông tin bằng lời nói. Do vậy, việc sử dụng video làm mẫu sẽ có
nhiều lợi ích giúp trẻ tiến bộ về KNXH (Corbett & Abdullah, 2005) [10]. Chính sự dễ dàng đáp
ứng tín hiệu của thị giác nên video làm mẫu có sự hấp dẫn và hiệu ứng mạnh với trẻ. Thực tế đã có
nhiều PP khác nhau như dùng lời, trò chơi, làm mẫu trực tiếp, câu chuyện xã hội, hội thoại vui. . .
được áp dụng trong giáo dục KNXH cho trẻ RLPTK. Tuy nhiên, sử dụng video làm mẫu được
nhiều nhà nghiên cứu khoa học chứng minh là PP hiệu quả nhất trong giáo dục KNXH và hành vi
không phù hợp cho trẻ RLPTK (Bellini, Scott (2006) [5], Gena, A., Couloura, S., & Kymissis, E.
(2005) [12], Scott Bellini, Jennifer Akullian (2007) [16]).
Sự phức tạp của kĩ năng giao tiếp xã hội đòi hỏi phải sử dụng các chiến lược can thiệp. Sử
dụng video cho phép chúng ta kết hợp một loạt các chiến lược và có thể được sử dụng để nâng cao
kĩ năng và làm giảm hành vi không phù hợp ở trẻ RLPTK. Các nghiên cứu điển hình đã nhấn mạnh
về hiệu quả của video làm mẫu trong việc giải quyết kĩ năng giao tiếp xã hội, chức năng hành vi
của trẻ RLPTK, bao gồm Bellini, S., Akullian, J và Hopf, A. (2007) [6], Charlop-Christy, MH,
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com
140
Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...
& Daneshvar, S. (2003) [7], Charlop-Christy, M.H., Le, L., & Freeman, K.A. (2000) [8], Corbett,
BA (2003) [9], Hine, JF & Wolery, M. (2006) [15].
Mặc dù, video làm mẫu được nghiên cứu và sử dụng trong giáo dục trẻ RLPTK khá phổ
biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu lí luận và
ứng dụng thực tiễn của video làm mẫu trong giáo dục KNXH, hành vi cho trẻ RLPTK. Bài báo
nêu lên nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu của GV và CM trẻ trong giáo
dục KNXH, cụ thể là KNUX cho trẻ RLPTKmức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập
(MNHN), xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số ý kiến nâng cao khả năng xây dựng và
sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm: kĩ năng xã hội, kĩ năng ứng xử và video làm mẫu
Kĩ năng xã hội (KNXH): Elliot, Racine & Busse, 1995 cho rằng: “KNXH là hành vi học
hỏi được xã hội chấp nhận, cho phép một người tương tác với người khác một cách phù hợp và
giúp họ tránh những phản ứng tiêu cực [14]. Chúng tôi đồng nhất với quan niệm cho rằng “KNXH
là một tập hợp các kĩ năng con người sử dụng để tương tác, giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống nhằm hướng tới việc hình thành mối quan hệ xã hội và thích ứng tốt với đời sống xã
hội”. KNXH bao gồm 5 nhóm: 1) KNXH thể hiện trong hoạt động tại gia đình; 2) KNXH thể hiện
trong hoạt động tại nhà trường; 3) KNXH thể hiện trong hoạt động tại cộng đồng; 4) KNXH thể
hiện trong hoạt động vui chơi; 5) KNXH thể hiện trong giao tiếp ứng xử.
Kĩ năng ứng xử là “sự đáp ứng phù hợp của một cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định
được mọi người và XH chấp nhận”. KNUX với thầy cô, bạn bè là sự điều chỉnh hành động, hành
vi, việc làm và lời nói của bản thân để được thầy cô, bạn bè chấp nhận, yêu quý. Ví dụ: khi làm
bạn ngã phải biết nói lời “xin lỗi” hay khi tới lớp gặp cô giáo cần phải biết chào hỏi lễ phép.
Giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK trong trường MNHN được hiểu là quá trình tác động có
mục đích, có PP, có hệ thống của nhà giáo dục tới trẻ RLPTK thông qua việc tổ chức các hoạt động
giáo dục để rèn luyện cho trẻ khả năng tương tác, chia sẻ, luân phiên trong giao tiếp với người lớn,
thầy cô giáo và bạn bè, giải quyết các vấn đề trong trường học, hình thành tốt mối quan hệ với thầy
cô giáo, bạn bè và thích ứng tốt với trường học, được thầy cô giáo, bạn bè chấp nhận, yêu quý.
Video làm mẫu được xây dựng dựa trên nguyên tắc cho rằng trẻ RLPTK sẽ học được KNUX
tốt nhất thông qua việc quan sát các hành vi tích cực của người làm mẫu trên màn hình, thông qua
sự lặp lại, trẻ được thực hành nhiều lần với các tình huống tích cực. Đồng thời, video làm mẫu đã
được chứng minh là làm giảm một số vấn đề hành vi của trẻ như ăn vạ, cắn bạn, quá tăng động.
Video làm mẫu là một PP giáo dục trực quan, bằng cách cho trẻ xem video của một người nào đó
làm mẫu một hành vi hoặc kĩ năng, sau đó trẻ bắt chước các hành vi/ kĩ năng quan sát đó.
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 70 khách thể, gồm 35 GV và 35 CM trẻ RLPTK ở 04
trường MNHN trên địa bàn Hà Nội. Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng video
làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường MNHN, xác lập cơ sở
thực tiễn cho việc xây dựng và sử dụng một số video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK.
Nội dung khảo sát tập trung làm rõ một số vấn đề như: Một số khó khăn về KNUX của trẻ RLPTK
trong trường MNHN; Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ
141
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo
RLPTK. Các PP khảo sát: PP điều tra bằng bảng hỏi; PP quan sát; PP phỏng vấn trực tiếp; PP xử
lí số liệu bằng phần mềm SPSS.
2.2.1. Thực trạng giáo dục KNUX với thầy cô, bạn bè cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ trong
trường mầm non hòa nhập
Bảng 1. Một số khó khăn thường gặp trong KNUX của trẻ RLPTK
Nội
dung Mức độ Khó khăn nhiều Khó khăn ít Không khó khăn
SL TL % SL TL % SL TL %
1 Hiểu suy nghĩ, hành động và mongmuốn của người khác 25 71,4 10 28,6 0 0
2 Thể hiện nhu cầu, mong muốn củabản thân với thầy cô và bạn bè 17 48,6 18 51,4 0 0
3
Đưa ra những đáp án phù hợp trong
những tình huống ứng xử với thầy
cô và bạn bè
30 85,7 4 11,4 1 2,9
4 Cứng nhắc trong sở thích, hànhđộng, suy nghĩ 33 94,3 2 5,7 1 2,9
Kết quả thu được ở bảng cho thấy, trẻ gặp khó khăn nhiều ở 3 lĩnh vực lớn là: cứng nhắc
trong sở thích, tư duy; đưa ra những phản ứng phù hợp và hiểu suy nghĩ, hành động và nguyện
vọng của người khác. Trong 3 lĩnh vực đó có 94,3% GV cho rằng sự cứng nhắc trong sở thích,
hành động, suy nghĩ là nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong KNUX với thầy cô và
bạn bè của trẻ RLPTK.Qua đây, chúng ta nhận thấy sự chệnh lệch đánh giá ở 3 khó khăn của trẻ là
không nhiều. Điều này chứng tỏ, GV đã ý thức sâu sắc về mức độ khó khăn trong KNUX của trẻ
RLPTK. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi cũng được biết các GV cũng chưa có PP đặc thù nào để giải
quyết các vấn đề này mà chủ yếu là sử dụng các PP truyền thống để giáo dục hoặc sử dụng một số
quy định hành vi, do vậy KNUX của trẻ RLPTK trong trường MNHN còn nhiều hạn chế.
Bảng 2. Mức độ sử dụng các PP của GV trong giáo dục KNUX
với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK (1≤M≤3)
TT Phương pháp N Min Max M Thứ bậc
1 GD dùng lời 35 1 3 2,83 1
2 Kể chuyện 35 1 3 2,54 3
3 Trò chơi 35 1 3 2,40 4
4 Làm mẫu trực tiếp 35 1 3 2,66 2
5 Câu chuyện XH 35 1 3 1,94 6
6 Sử dụng video hoạt hình 35 1 3 2,54 3
7 Sử dụng video làm mẫu 35 1 3 1,60 8
8 Hội thoại vui 35 1 3 1,91 7
9 PP khác 35 1 3 2,03 5
Ghi chú: 1,00 - 1.66 đ = chưa bao giờ;
1,66 - 2,32đ =thỉnh thoảng; 2,32 - 2,98đ = thường xuyên
PP GV sử dụng ít nhất đó là PP sử dụng video làm mẫu (M = 1.6). Các PP GV sử dụng
nhiều nhất đó là dùng lời, làm mẫu trực tiếp, kể chuyện. Bởi theo GV, các PP này đơn giản, không
mất nhiều thời gian chuẩn bịvà có khả năng tác động tức thì tới trẻ. Tuy nhiên, so sánh với bảng 3
142
Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...
chúng tôi nhận thấy, dù được sử dụng một cách thường xuyên nhưng PP giáo dục bằng lời có hiệu
quả khá thấp.
Bảng 3. Đánh giá của GV về hiệu quả của các PPgiáo dục KNUX
với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK trong trường MNHN (1≤M≤3)
TT Phương pháp N Min Max M Thứ bậc
1 Dùng lời 35 1 4 2,51 6
2 Kể chuyện 35 1 4 2,83 4
3 Trò chơi 35 1 4 3,23 3
4 Làm mẫu trực tiếp 35 1 4 3,69 1
5 Câu chuyện XH 35 1 4 2,65 5
6 Sử dụng video hoạt hình 35 1 4 3,40 2
7 Sử dụng video làm mẫu 35 1 4 1.6 9
8 Hội thoại vui 35 1 4 2,34 8
9 Khác 35 1 4 2,49 7
Ghi chú: 1,00 - 1.88đ: Không hiệu quả; 2,76 - 3,64đ: hiệu quả;
1,88 - 2,76đ: Ít hiệu quả; 3,64- 4,52đ: rất hiệu quả
Mức độ sử dụng thường xuyên của sử dụng video làm mẫu là M=1,60 (nằm trong khoảng
giá trị chưa bao giờ sử dụng) xếp thứ bậc 9, chứng tỏ việc sử dụng các video làm mẫu chưa được
sử dụng thường xuyên. Điều này có thể lí giải, mặc dù trên thế giới đây là PPGD cho trẻ RLPTK
phổ biến và hiệu quả nhưng tại Việt Nam PP này còn khá mới mẻ. GV chưa biết, chưa sử dụng các
video làm mẫu vào GD trẻ nên rất băn khoăn về hiệu quả của PP này.
2.2.2. Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô và bạn
bè cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường MNHN
* Nhận thức về khái niệm video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ
RLPTK
Sau khi được cung cấp cho GV và CM trẻ một số video làm mẫu giáo dục KNUX, đa số
GV (80%) và CM trẻ (86,6%) đã có ý đúng khi cho rằng “video làm mẫu là phương tiện giáo dục
trực quan và được thực hiện bằng cách cho trẻ xem video của một người nào đó làm mẫu một hành
động hay KN nào đó, sau đó trẻ quan sát và bắt chước lại để ứng dụng vào tình huống thực tế”.
Biểu đồ 1. Nhận thức của GV và CM trẻ về khái niệm video làm mẫu
* Nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX
với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK
GV và CM trẻ đã đánh giá khá về sự cần thiết của việc xây dựng, sử dụng các video làm
143
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo
mẫu vào giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK. Đa số GV và CM trẻ cho rằng việc xây dựng và sử dụng
các video làm mẫu vào giáo dục trẻ RLPTK là rất cần thiết.
Đây là cách làm giúp trẻ học tập tấm gương là thầy cô và bạn bè. Những video làm mẫu
này có thể cho trẻ xem đi xem lại để tăng khă năng ghi nhớ, giảm thời gian hướng dẫn bằng lời
của người lớn. Chỉ có 2,9 % GV cho rằng việc xây dựng và sử dụng những video làm mẫu này là
không cần thiết. Theo họ, trẻ có thể học thông qua các bộ phim hoạt hình hoặc việc cho trẻ xem
video làm tăng thời gian trẻ tiếp xúc với các phương tiện công nghệ thông tin mà giảm đi sự tương
tác của trẻ với GV và CM trẻ.
Biểu đồ 2. Nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng
và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK
* Nhận thức về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu
Bảng 4. Đánh giá của GV và CM trẻ về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng video
làm mẫu nhằm giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK (1≤M≤4)
TT Tác dụng GV (N=35) CM trẻ (N=35) Chung (N=70)
M SD Thứbậc M SD
Thứ
bậc M SD
Thứ
bậc
1 Hình thành thói quen 2,17 0,95 5 2,51 1,06 4 2,34 1,02 5
2 Phát triển kĩ năngđộc lập, tự chủ 2,40 0,91 4 2,37 0,87 5 2,39 0,88 4
3 Hình thành hành viphù hợp 3,80 0,63 1 3,74 0,65 1 3,77 0,64 1
4 Đáp ứng phù hợp vớitình huống cụ thể 3,46 0,78 2 3,31 0,90 2 3,39 0,83 2
5 Giảm thiểu hành vikhông phù hợp. 2,97 0,89 3 2,80 0,96 3 2,89 0,92 3
Ghi chú:1,00 - 1.8đ: Không có ý kiến ; 1,8 - 2,6đ: Không quan trọng
2,6 - 3,4đ: Ít quan trọng; 3,4- 4,2đ: Quan trọng
Trong bảng số liệu trên tác dụng được xếp thức bậc 1 là “hình thành hành vi phù hợp” với
điểm trung bình đạt = 3,77. Sau khi xem xong video làm mẫu trẻ không chỉ ghi nhớ nội dung của
đoạn video đó mà hơn thế nó còn thúc đẩy trẻ hình thành những hành vi phù hợp khi gặp những
tình huống tương tự. Tác dụng được xếp theo GV và CM trẻ đánh giá đó là “Có cách đáp ứng phù
hợp với tình huống cụ thể” với điểm trung bình M = 3,39. Nghĩa là khi áp dụng PP này trẻ có thể
biết cách chơi, tương tác với bạn, biết thể hiện nhu cầu khi chơi,. . . tức là trẻ tạo được mối quan hệ
tốt đẹp với bạn bè. Đều này dần hình thành cho trẻ hành vi phù hợp và cùng với nó là giảm hành
144
Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...
vi không mong muốn.Như vậy, GV và CM trẻ có sự thống nhất trong việc nhận định về tác dụng
của việc xây dựng và sử dụng video. Hai tác dụng được xếp thứ bậc 4 và 5 là “Phát triển kĩ năng
độc lập, tự chủ” với điểm trung bình = 2,39 và “Hình thành thói quen” có điểm trung bình M =
2,34. Do đặc điểm của trẻ RLPTK là khả năng ghi nhớ, tập trung chú ý, quan sát môi trường xung
quanh hạn chế, trẻ có nhiều hành vi nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành thói quen hay
phát triển kĩ năng độc lập, tự chủ. Do vậy, việc xây dựng và sử dụng video có tác dụng hình thành
thói quen hay phát triển kĩ năng độc lập cho trẻ ngay lúc đó là khó.
* Quy trình xây dựng video làm mẫu
Bảng 5. Nhận thức của GV và CM trẻ về quy trình xây dựng video
làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK
STT Quy trình xây dựng video làm mẫu GV (N = 35) CM trẻ (N = 35) Chung (N = 70)
SL TL % SL TL % SL TL %
1 a. Xác định kĩ năng => đánh giá =>xây dựng video làm mẫu 2 5,7 2 5,7 4 5,7
2 b. Xác định kĩ năng => quay videolàm mẫu => hoàn thiện video 5 14,3 3 8,6 8 11,4
3
c. XĐ kĩ năng => đánh giá => chọn
nhân vật mẫu => viết kịch bản =>
quay video mẫu => hoàn thiện
28 80,0 30 85,7 58 82,9
Hầu hết các ý kiến cho rằng quy trình xây dựng một video làm mẫu đi từ: xác định kĩ năng
=> đánh giá => chọn nhân vật mẫu => viết kịch bản=> quay video mẫu => hoàn thiện (chiếm
82,9%). Khi xây dựng video làm mẫu việc đầu tiên cần xác định được kĩ năng tức là xác định kĩ
năng nào là quan trọng và cần thiết với trẻ nhất vào ngay thời điểm hiện tại lúc đó. Tiếp theo là
đánh giá đứa trẻ: ngôn ngữ, sở thích, khó khăn,... Sau đó tìm hiểu và lựa chọn nhân vật làm mẫu,
nhận vật làm mẫu có thể là bạn bè cùng lớp với trẻ, GV hoặc anh chị em cùng độ tuổi với trẻ. Lưu
ý nhận vật làm mẫu cần phải làm tốt hơn trẻ về các KNUX. Tiếp theo là khâu viết kịch bản, đây là
bước vô cùng quan trọng mô tả một cách chi tiết quá trình diễn ra việc làm mẫu của một trẻ từ thời
gian, bối cảnh diễn ra kĩ năng cho đến lời thoại, cách biểu lộ cảm xúc và hành động của nhân vật
làm mẫu,... Bước tiếp theo là quay video làm mẫu, ở bước ... iên, trẻ có thể học các kĩ năng này một cách nhẹ nhàng và hiệu quả thông qua việc xem
các đoạn video mẫu. Chúng ta nên sử dụng video làm mẫu trong tất cả các hoạt động trẻ hứng thú
hoặc trong khi cần điều chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ để trẻ có thể tự nhận ra những hành
vi và hành động của mình đã phù hợp hay chưa. Điều quan trọng là GV cần hướng dẫn trẻ cách
khai thác nội dung của video làm mẫu, tức là trẻ cần học hành động và lời nói nào? kĩ năng đó xảy
ra khi nào?... Tuy nhiên, để nhanh chóng hình thành kĩ năng cho trẻ, ban đầu chúng ta tiếp cận cá
nhân, sau đó mới tiếp cận nhóm. Vì khi đó trẻ làm quen được kĩ năng mới và nắm được kĩ năng
mới chúng ta nên cho trẻ thực hành chơi đóng vai hoặc vận dụng vào các tình huống trong thực tế
để củng cố và rèn luyện kĩ năng vừa được học.
* Khó khăn trong quá trình xây dựng và sử dụng video giáo dục KNUX với thầy cô và bạn
bè cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi
Qua phỏng vấn sâu chúng tôi được biết hầu như các GV chưa từng sử dụng PP này. Một
số đã sử dụng nhưng những video làm mẫu đó được sưu tầm trên mạng và ở dạng phim hoạt hình
dùng để giáo dục kĩ năng tự phục vụ (video làm mẫu về quy trình đánh răng, đi vệ sinh,..). Tuy
nhiên, các GV vẫn đưa ra những ý kiến về những khó khăn mà họ dự tính cũng như đã từng gặp
khi sử dụng video làm mẫu.
Bảng 7. Khó khăn của GV trong quá trình xây dựng và sử dụng video làm mẫu
nhằm giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK nhẹ
TT Khó khăn/ Mức độ Khó khăn nhiều Khó khăn ít Không khó khăn
SL TL % SL TL % SL TL %
1 Không có thời gian 2 5,7 23 65,7 10 28,6
2 Trẻ ít hợp tác 20 57,1 11 31,4 4 11,4
3 Chưa biết cách xây dựng video làmmẫu 28 80 5 14,3 2 5,7
4 Không có trang thiết bị và phươngtiện hiển thị video làm mẫu 6 17,1 10 28,6 19 54,3
5 Chưa có kĩ năng sử dụng video làmmẫu 18 51,4 10 28,6 7 20
6 Không biết được hiệu quả của videolàm mẫu 25 71,4 6 17,1 4 11,4
7 Chỉ có thể áp dụng số ít trẻ RLPTKcó khả năng nhận thức tốt 12 34,3 8 22,9 25 71,4
8 Chưa có kĩ năng xây dựng videolàm mẫu 26 74,3 7 20 2 5,7
Khó khăn đầu tiên và khó khăn nhiều GV gặp nhất đó là chưa biết cách xây dựng video
chiếm 80%. Tức là, GV chưa hiểu được tiến trình để xây dựng 1 video làm mẫu phù hợp với từng
trẻ không phải là vấn đề đơn giản, phải mất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn và phải am hiểu
về PP, hiểu được trẻ,... Tiếp theo đó là do chưa có kĩ năng xây dựng video làm mẫu chiếm 74,3%.
Vì đây là một PP mới, GV chưa có nhiều cơ hội tiếp cận PP này nên để có kĩ năng xây dựng video
làm mẫu thì rất cần những khóa học bồi dưỡng nâng cao nhận thức của GV về các PP đặc biệt.
GV chưa hiểu được hiệu quả của việc sử dụng PP này chiếm 71,4%. Vì đây là PP đòi hỏi
GV phải linh loạt và có nhiều thời gian để chuẩn bị và quay các video. Khó khăn tiếp theo là ở
146
Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...
phía trẻ đó là trẻ không hợp tác, trẻ nhỏ các em còn mải chơi, chóng chán nên việc làm mẫu lại
các kĩ năng nhiều lần để GV ghi hình sẽ làm cho trẻ chóng chán nên mà ảnh hưởng khá nhiều đến
thời gian quay video và sự tự nhiên biểu hiện các kĩ năng khi trẻ thực hiện việc làm mẫu. Ngoài ra
đây không phải là một PP đại trà cho mọi trẻ nên gây nhiều khó khăn cho GV trong việc xây dựng
từng video làm mẫu cho một số trẻ.
Tóm lại: Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ
RLPTK 4-5 tuổi tại các trường MNHN, cho thấy: 1) Phần lớn GV và CM trẻ bước đầu đã có những
nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu
nhằm giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK; 2) GV cũng đã có sự vận dụng linh hoạt các PP, tuy nhiên
các PP này ít tỏ ra hứng thú với trẻ, do đó quá trình giáo dục KNUX xã hội mang lại cho trẻ chưa
cao; 3) Đa số GV và CM trẻ đã đánh giá đúng về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng video
làm mẫu nhằm giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK như: Hình thành hành vi
phù hợp và giúp trẻ có cách đáp ứng phù hợp với tình huống cụ thể; 4) Các vấn đề gây nên khó
khăn trong KNUX với thầy cô và bạn bè của trẻ RLPTK nhẹ 4-5 tuổi đó là: Hiểu suy nghĩ, hành
động và nguyện vọng của người khác; Đưa ra những đáp án phù hợp trong những tình huống ứng
xử với thầy cô và bạn bè; Cứng nhắc trong sở thích, hành động, suy nghĩ. Từ thực tế trên, để đảm
bảo việc giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4- 5 tuổi đạt hiệu quả cao, cần tìm ra những
biện pháp đúng đắn mang tính giáo dục cao tại trường học và cộng đồng.
2.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng video làm
mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa
nhập
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GVvà CM trẻ về PP, phương tiện
giáo dục trẻ RLPTK nói chung và video làm mẫu nói riêng trong giáo dục KNUX với thầy cô và
bạn bè. Hướng dẫn cách xây dựng video làm mẫu.
- Xây dựng video làm mẫucần đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính ứng dụng, tính
thẩm mĩ. Cần tìm hiểu tâm sinh lí, những hạn chế của trẻ RLPTK. GV và CM trẻ có thể lựa chọn
nội dung, tiến hành xây dựng các video làm mẫu phù hợp với trẻ trong các tình huống khác nhau
như: Chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo và các bạn; Nói lời “cảm ơn” hoặc lời “xin lỗi” đúng
cách; Thực hiện nội quy trong giờ học; Quan tâm, chia sẻ với bạn bè.
- Thực hiện đúng quy trình xây dựng video làm mẫu: Xây dựng video là công việc của các
nhà làm phim, các nhà điện ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng video làm mẫu giáo dục
trẻ, nhiệm vụ chính là của các nhà chuyên môn. Nhà chuyên môn muốn thực hiện được video làm
mẫu, cần phải tham khảo các nhà làm phim về yêu cầu kĩ thuật. Quy trình xây dựng một video làm
mẫu thường qua 3 giai đoạn, tùy theo hình thức thể hiện mà nội dung của từng giai đoạn có thể
khác nhau: Giai đoạn 1: Xác định hành vi mục tiêu, xác định chủ đề, nội dung, thời lượng video,
xác định hình thức thể hiện của video; Xác định khả năng thực hiện video; Giai đoạn 2: Viết kịch
bản, thu thập dữ liệu cơ sở, tổ chức làm video; Giai đoạn 3: Ráp dựng video, chỉnh sửa video,viết
bản hướng dẫn sử dụng video
- Sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô, bạn bè cho trẻ RLPTK nhẹ 4-5 tuổi
trong trường mầm non hòa nhập cần tuân theo các nguyên tắc: Đúng thời điểm; đúng chỗ, đúng
mức độ, sử dụng video làm mẫu kết hợp với các PP, phương tiện giáo dục khác (video làm mẫu có
thể dễ dàng kết hợp với các PP giảng dạy khác để tạo ra một cơ hội học tập đa giác quan. Khoa
học đã chứng minh rằng một cách tiếp cận đa giác quan trong giáo dục sẽ mang lại hiệu quả cao
147
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo
cho mọi trẻ em.
- Cần lựa chọn trang thiết bị kĩ thuật phù hợp để chiếu video: Phương án 1. Tivi, đầu VCR
hoặc VCD, Đĩa CD; Phương án 2. Màn hình tivi, máy tính điện tử, nguồn video; Phương án 3. Máy
tính điện tử và máy chiếu đa năng được sử dụng rộng rãi trong các trường mầm non; Phương án 4.
Trang thiết bị kĩ thuật phù hợp trong can thiệp cá nhân.
- Cần xây dựng tiến trình giáo dục có sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô,
bạn bè cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi trong trường MNHN, có thể bao gồm: Bước định hướng: GV giới
thiệu chủ đề, tóm tắt nội dung của video hoặc đưa ra một số câu hỏi gợi mở về nội dung của video
làm mẫu; Bước sử dụng video: GV cho trẻ xem từng đoạn của phim phù hợp với tình huống xảy
ra để thể hiện cách ứng xử phù hợp, cho trẻ xem cả video làm mẫu rồi thảo luận và đưa ra câu hỏi,
cùng trẻ nhớ lại kiến thức trong đoạn video vừa xem; Bước kết thúc: Sau khi xem xong video làm
mẫu, GV cần khái quát lại nội dung chính của bài học, đánh giá kết quả học tập của trẻ, nêu lên
những chú ý cần thiết khi ứng dụng các kĩ năng đã học vào thực tiễn. Với việc sử dụng video làm
mẫu giáo dục KNUXmới cho trẻ hoặc giúp trẻ điều chỉnh cách ứng xử của mình cho phù hợp, GV
cần dựa vào những tình huống trẻ thường gặp phải và được thể hiện qua video để khái quát nội
dung KNUX cơ bản cần hình thành ở trẻ.
3. Kết luận
KNUX có vai trò quan trọng với trẻ RLPTK trong trường MNHN. Trẻ có KNUX tốt sẽ được
bạn bè chấp nhận, thầy cô yêu mến. Các GV và CM trẻ đã nhận thức đúng về những khó khăn đặc
trưng của trẻ RLPTK, đánh giá cao tầm quan trọng của việc giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK. Tuy
nhiên, hầu hết GV và CM trẻ chưa biết cách xây dựng và sử dụng video làm mẫu để hỗ trợ giáo dục
KNUX cho trẻ. GV và CM trẻ cần được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về giáo dục trẻ RLPTK
nói chung và về các PP, phương tiện giáo dục trẻ RLPTK, từ đó có thể thấy được hiệu quả của các
PP, phương tiện và lựa chọn sao cho phù hợp trẻ nhất. Mặt khác, mỗi một trẻ có mức độ nhận thức,
đặc điểm, sở thích khác nhau nên việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu phải xuất phát từ đặc
điểm riêng của trẻ, đáp ứng sự phù hợp và cần thiết nhất đối với trẻ ngay tại thời điểm đó. Các đề
xuất nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK của
GV và CM trẻ đã chú ý đến việc bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện đúng yêu cầu của quy trình xây
dựng và sử dụng video làm mẫu, lựa chọn nội dung, phương tiện hỗ trợ và tiến trình sử dụng video
làm mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Thị Thảo, 2015. Biện pháp giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn
phổ RLPTK nhẹ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Số 60 (6BC), tr.119-128, ISSN 2354- 1075.
[2] Nguyễn Đức Thâm, 2000. “Xây dựng và sử dụng băng video trong việc đào tạo nghiệp cho
sinh viên sư phạm”. Tự học (8), tr. 18,19,31.
[3] Nguyễn Quốc Tuấn, 2002. “Sử dụng phim video trong dạy học địa lí ở trường trung học cơ
sở”. Tạp chí Giáo dục (21), tr. 34,35,36.
[4] Nguyễn Quốc Tuấn, 2003. “Sử dụng phim video trong dạy học địa lí ở trường trung học cơ
sở”. Tạp chí Giáo dục, Số 1, tr. 33,34,47.
148
Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...
[5] Bellini, Scott, 2006. Building Social Relationships. A Systematic Approach to Teaching Social
Interaction Skills to Children and Adolescents with Autism Spectrum Disorders and Other
Social Difficulties. Shawnee Mission, KS: Autism Asperger Publishing, Co.
[6] Bellini, S., Akullian, J., &Hopf, A., 2007. Increasing Social Engagement in Young Children
with Autism Spectrum Disorders Using Video Self-Modeling. School Psychology Review:
Volume 36, Issue No. 1.
[7] Charlop-Christy, M.H., &Daneshvar, S., 2003. Using Video Modeling to Teach Perspective
Taking to Children with Autism. Journal of Positive Behavior Interventions: Volume 5, Issue
No. 1, pp. 12-21.
[8] Charlop-Christy, M.H., Le, L., & Freeman, K.A., 2000. A Comparison of Video Modeling with
In Vivo Modeling for Teaching Children with Autism. Journal of Autism and Developmental
Disorders: Volume 30, Issue No. 6, pp. 537-552.
[9] Corbett, B.A., 2003. Video Modeling: A Window into the World of Autism. The Behavior
Analyst Today: Volume 4, Issue No. 3.
[10] Corbett, B.A. & Abdullah, M., 2005. Video Modeling: Why Does It Work for Children with
Autism? Journal of Early and Intensive Behavior Intervention: Volume 2, Issue No. 1, pp. 2-8.
[11] D’Ateno, P., Mangiapanello, K., & Taylor, B. A., 2003. Using Video Modeling to Teach
Complex Play Sequences to a Preschooler with Autism. Journal of Positive Behavior
Interventions: Volume 5, Issue No. 1, pp. 5-11.
[12] Gena, A., Couloura, S., &Kymissis, E., 2005. Modifying the affective behavior of
preschoolers with autism using in-vivo or video modeling and reinforcement contingencies.
Journal of Autism and Developmental Disabilities, 35(5), 545-556.
[13] Goldsmith, T.R. & LeBlanc, L.A., 2004. Use of Technology in Interventions for Children
with Autism. Journal of Early and Intensive Behavioral Intervention:Volume 1, Issue No. 2, pp.
166-178.
[14] Elliott, Racine &Busse, 1995. Best practices in school psychology (3rd ed., pp.1009-1020).
Washington DC: NASP.
[15] Hine, J.F. &Wolery, M., 2006. Using Point-of-View Video Modeling to Teach Play to
Preschoolers with Autism. Topics in Early Childhood Special Education: Volume 26, Issue No.
2, pp. 83-93.
[16] Scott Bellini, Jennifer Akullian, A Meta-Analysis of Video Modeling and Video
Self-Modeling Interventions for Children and Adolescents with Autism Spectrum Disorders,
doi: 10.1177/001440290707300301Exceptional Children April 2007 vol. 73no. 3 264-287.
[17] Smith, C., Williamson, R. & Siegel-Robertson, J., 2005. Implementing Technology to Teach
Social Skills to Students with Multiple High-Incidence Disabilities. Unpublished University of
Memphis research study, 11 pp.
[18] Wert, B. Y., &Neisworth, J. T., 2003. Effects of Video Self-Modeling on Spontaneous
Requesting in Children with Autism. Journal of Positive Behavior Interventions: Volume 5,
Issue No. 1, pp. 30-34.
[19] Williams, C., Wright, B., Callaghan, G., & Coughlan, B., 2002. Do Children with Autism
Learn to Read More Readily by Computer Assisted Instruction or Traditional Book Methods?
Journal of Autism and Developmental Disabilities, Volume 6, pp. 71-91.
[20] Sunyoung Kim, 2016. Use of Video Modeling to Teach Developmentally Appropriate Play
With Korean American Children With Autism. Ranking:Education, Special 23 out of 39 |
Rehabilitation (SSCI) 49 out of 71.
149
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo
ABSTRACT
Using modelling videos to teach behavioral skills
to mildly autistic 4-5 years old in inclusive preschools
Do Thi Thao và Nguyen Thi Bich Thao
Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education
The use of videos as models for students allows us to combine methods and promote and
enhance skills and reduce inappropriate behaviors in children with Autism Spectrum Disorders.
This article was created after interviewing more than 35 teachers and 35 parents of autistic
children about the establishment and use of modelling videos for behavioral skill education for
mildly autistic 4-5 year old children in inclusive preschools. With this information, the authors
recommend a number of measures to improve the establishment and use of modelling videos for
behavioral skill education for children with autism. Proposed uses include fostering expertise for
teachers and parents of autistic children and establishing and using modelling videos with concern
for content selection, materials and modelling video sequence.
Keywords: Behavioral Skills, Autism Spectrum Disorders, Video Modeling, Construction
and Use of Video Modeling.
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xin đính chính
Các nghiên cứu sau đây đã đăng tải trên các số Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề
tài mã số VI2.3-2013.01:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Hải, 2015. Nghiên cứu năng lực thực hành nghề nghiệp trong giáo dục hòa
nhập của đội ngũ giáo viên phổ thông. Số 60(6BC), 2015, tr. 22-30.
[2] Nguyễn Xuân Hải, 2015. Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong
các nhà trường phổ thông. Số 60(6BC), 2015, , tr. 45-55.
[3] Nguyễn Xuân Hải, 2015. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Số 60(8C), 2015, tr.
3-10.
[4] Hoàng Thị Nho, 2015. Thực trạng tổ chức dạy học môn tóan theo hướng phát huy tính tích
cực học tập cho học sinh khiếm thị lớp một hòa nhập. Số 60(6BC), 2015, tr. 178-186.
Trân trọng!
150

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_xay_dung_va_su_dung_video_lam_mau_giao_duc_ki_nan.pdf