Thực trạng quản lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non ngoài công lập ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

- Mục tiêu khảo sát: Nhằm làm rõ thực trạng QL hoạt

động NDCST tại các trường MNNCL trên địa bàn quận

Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

- Nội dung khảo sát: 1) Khảo sát nhận thức của cán bộ

quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV) và cha mẹ

học sinh (CMHS) về tầm quan trọng của hoạt động

NDCST; 2) Khảo sát thực trạng QL hoạt động NDCST.

- Thời gian và địa bàn khảo sát: Khảo sát được tiến

hành vào thời điểm tháng 12/2018 tại 10 trường MNNCL

ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Bông

Hồng, Hươu Vàng, Minh Quang, Ngôi Sao, Hiền Minh,

Hương Hồng, Gấu Bông, Vũ Trụ Xanh, Học Viện Sài

Gòn, BamBi - K300.

- Đối tượng khảo sát: 23 CBQL nhà trường (10 hiệu

trưởng, 13 phó hiệu trưởng), 124 GV (trong đó có 22 tổ

trưởng chuyên môn), 27 NV và 97 CMHS tại 10 trường trên.

- Phương pháp khảo sát:

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đối tượng

khảo sát được yêu cầu trả lời các câu hỏi với các mức độ

theo thang điểm được quy ước cụ thể như sau: 1 điểm -

Hoàn toàn không đồng ý/ Kém; 2 điểm - Không đồng ý/

Yếu; 3 điểm - Có phần đồng ý/ Trung bình; 4 điểm - Đồng

ý/ Khá; 5 điểm - Hoàn toàn đồng ý/ Tốt. Điểm trung bình

(ĐTB) được chia ra 5 mức độ: 1-1,80 điểm: Hoàn toàn

không đồng ý/ Kém; 1,81-2,60 điểm: Không đồng ý/ Yếu;

2,61-3,40 điểm: Có phần đồng ý/ Trung bình; 3,41-4,20

điểm: Đồng ý/ Khá; 4,21-5,0 điểm: Hoàn toàn đồng ý/ Tốt.

pdf 6 trang kimcuc 3620
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non ngoài công lập ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non ngoài công lập ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non ngoài công lập ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 7-12 
7 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ 
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP Ở QUẬN TÂN BÌNH, 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Mai Thị Mộng Thu - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 05/04/2019; ngày sửa chữa: 19/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019. 
Abstract: Taking nurture and care of the children in kindergartens in general and in non-public 
kindergartens in particular is an especially important activity, which affects directly to children’s 
all-round development. The article presents the survey result of the reality of managing children 
nurture and care activities in non-public kindergartens at Tan Binh District, Ho Chi Minh City. 
Research results are a practical basis to propose measures to improve the quality of children nurture 
and care activities at these kindergartens. 
Keywords: Management, nurturing and caring for children, non-public kindergarten. 
1. Mở đầu 
Trong những năm qua, hệ thống giáo dục mầm non 
ngoài công lập (MNNCL) đã và đang khẳng định vai trò, 
vị trí của mình, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, 
giảm tình trạng quá tải cho các trường mầm non công 
lập. Tuy nhiên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo 
dục tại các cơ sở giáo dục MNNCL hiện nay chưa cao, 
đặc biệt là khâu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ (NDCST) đang 
có nhiều hạn chế. Do đó, cần thiết phải quản lí (QL) hoạt 
động theo đúng Điều lệ trường mầm non, đảm bảo sự 
công bằng trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo 
dục mầm non nói chung và giáo dục MNNCL nói riêng. 
Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm học 2017-2018, 
Thành ủy đã ra Công văn số 854-CV/TU ngày 
27/11/2017 về chỉ đạo tăng cường công tác QL nhà nước, 
rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo 
dục, bảo vệ trẻ em tại các cơ sở MNNCL [1]; UBND 
Thành phố cũng ra Công văn số 7427/KH-UBND ngày 
02/12/2017 về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm 
sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục MNNCL [2]. 
Riêng tại quận Tân Bình, UBND quận đã ra Kế hoạch số 
267/KH-UBND-VX ngày 22/12/2017 về việc kiểm tra, 
chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ 
sở giáo dục MNNCL [3]; từ đó, Phòng GD-ĐT quận Tân 
Bình đã ra Kế hoạch số 300/KH-GDĐT-MN ngày 
28/3/2018 về việc kiểm tra hoạt động các trường 
MNNCL năm học 2017-2018 [4]. 
Như vậy, vấn đề NDCST tại các trường MNNCL 
luôn được Đảng và chính quyền địa phương quan tâm. 
Do đó, cần đánh giá lại một cách khách quan thực trạng 
QL hoạt động NDCST tại các trường MNNCL quận Tân 
Bình, TP. Hồ Chí Minh để có cơ sở thực tiễn cho việc đề 
xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động này, 
góp phần xây dựng uy tín của trường MNNCL, giúp cho 
trường tồn tại và phát triển bền vững. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 
- Mục tiêu khảo sát: Nhằm làm rõ thực trạng QL hoạt 
động NDCST tại các trường MNNCL trên địa bàn quận 
Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. 
- Nội dung khảo sát: 1) Khảo sát nhận thức của cán bộ 
quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV) và cha mẹ 
học sinh (CMHS) về tầm quan trọng của hoạt động 
NDCST; 2) Khảo sát thực trạng QL hoạt động NDCST. 
- Thời gian và địa bàn khảo sát: Khảo sát được tiến 
hành vào thời điểm tháng 12/2018 tại 10 trường MNNCL 
ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Bông 
Hồng, Hươu Vàng, Minh Quang, Ngôi Sao, Hiền Minh, 
Hương Hồng, Gấu Bông, Vũ Trụ Xanh, Học Viện Sài 
Gòn, BamBi - K300. 
- Đối tượng khảo sát: 23 CBQL nhà trường (10 hiệu 
trưởng, 13 phó hiệu trưởng), 124 GV (trong đó có 22 tổ 
trưởng chuyên môn), 27 NV và 97 CMHS tại 10 trường trên. 
- Phương pháp khảo sát: 
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đối tượng 
khảo sát được yêu cầu trả lời các câu hỏi với các mức độ 
theo thang điểm được quy ước cụ thể như sau: 1 điểm - 
Hoàn toàn không đồng ý/ Kém; 2 điểm - Không đồng ý/ 
Yếu; 3 điểm - Có phần đồng ý/ Trung bình; 4 điểm - Đồng 
ý/ Khá; 5 điểm - Hoàn toàn đồng ý/ Tốt. Điểm trung bình 
(ĐTB) được chia ra 5 mức độ: 1-1,80 điểm: Hoàn toàn 
không đồng ý/ Kém; 1,81-2,60 điểm: Không đồng ý/ Yếu; 
2,61-3,40 điểm: Có phần đồng ý/ Trung bình; 3,41-4,20 
điểm: Đồng ý/ Khá; 4,21-5,0 điểm: Hoàn toàn đồng ý/ Tốt. 
Sau khi thu được số liệu, chúng tôi tổng hợp và tính ra 
ĐTB, độ lệch chuẩn (ĐLC) và xếp hạng (XH) các nội dung. 
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này 
được tiến hành nhằm làm rõ hơn kết quả thu nhận từ bảng 
hỏi. Khách thể phỏng vấn gồm: 3 CBQL và chuyên viên 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 7-12 
8 
của Phòng GD-ĐT quận, 10 chủ trường, 15 CBQL nhà 
trường, 20 GV, 20 NV và 29 CMHS. 
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: 
Nghiên cứu các văn bản, kế hoạch, báo cáo, hồ sơ có liên 
quan đến QL hoạt động NDCST tại 10 trường MNNCL 
được khảo sát bao gồm: Báo cáo tổng kết năm học 2017-
2018 của Phòng GD-ĐT, hồ sơ kiểm tra các cơ sở giáo 
dục MNNCL năm học 2017-2018 và năm học 2018-
2019 của Phòng GD-ĐT; hồ sơ về QL hoạt động NDCST 
năm học 2017-2018, kế hoạch năm học 2017-2018 và 
báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của 10 trường 
MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. 
2.2. Kết quả khảo sát 
2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản 
lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường mầm non 
ngoài công lập (bảng 1) 
Bảng 1 cho thấy, tất cả nội dung ý kiến khảo sát của 
3 nhóm đối tượng CBQL, GV, NV và CMHS đều đồng 
thuận chọn mức cao “hoàn toàn đồng ý” và đều thống 
nhất về XH các nội dung, tức là nội dung thứ 2 luôn cao 
hơn nội dung thứ 1. ĐTB chung về mức độ đồng ý của 
các nhóm đối tượng nghiên cứu là 4,59; đạt mức độ 
“Hoàn toàn đồng ý”. Từ đó, có thể cho thấy, đối tượng 
khảo sát đánh giá rất cao về tầm quan trọng của QL hoạt 
động NDCST tại trường MNNCL. Các nhà QL tốt sẽ 
giúp công tác kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, kéo 
dần khoảng cách giữa công lập và ngoài công lập, đảm 
bảo sự công bằng trong giáo dục cho tất cả trẻ em khi đến 
trường; đồng thời, giúp các trường thực hiện theo quy 
chuẩn và các quy định của Điều lệ trường mầm non, 
tránh tùy tiện trong tổ chức các điều kiện NDCST. 
Như vậy, các đối tượng tham gia khảo sát đều nhận thức 
được tầm quan trọng của QL hoạt động NDCST tại trường 
MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây là điều 
kiện thuận lợi để thực hiện tốt việc QL hoạt động này. 
2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, 
chăm sóc trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận 
Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (xem bảng 2 trang bên) 
Bảng 2 cho thấy, nội dung của việc lập kế hoạch hoạt 
động NDCST được đánh giá “Tốt” với ĐTB là 4,22. Các 
nội dung đánh giá XH từ cao đến thấp bao gồm: Lập kế 
hoạch về hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ với mức 
ĐTB là 4,39 XH 1; Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
giấc ngủ cho trẻ có mức ĐTB là 4,24 XH 2; Lập kế hoạch 
về hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ với ĐTB là 4,18 
XH 3; Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc sức khỏe và 
đảm bảo an toàn cho trẻ với ĐTB là 4,05 XH 4. 
CBQL đánh giá thực trạng lập kế hoạch hoạt động 
NDCST ở mức cao “Tốt” về nội dung Lập kế hoạch về 
hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và lập kế hoạch 
về hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ với ĐTB là 4,43 
XH 1; Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc vệ sinh cho 
trẻ và lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc sức khỏe và 
đảm bảo an toàn cho trẻ với ĐTB là 4,20 XH 2, chỉ ở mức 
Bảng 1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV và CMHS về tầm quan trọng của QL hoạt động NDCST 
tại trường MNNCL 
TT 1 2 
Đánh giá 
chung 
Tầm quan trọng của QL 
hoạt động NDCST tại 
trường MNNCL 
QL hoạt động NDCST ở trường 
MNNCL giúp các trường thực hiện 
theo quy chuẩn và các quy định của 
Điều lệ trường MN, tránh tùy tiện 
trong tổ chức các điều kiện NDCST 
QL hoạt động NDCST ở trường 
MNNCL giúp công tác kiểm tra, 
giám sát một cách chặt chẽ, kéo dần 
khoảng cách giữa công lập và NCL, 
đảm bảo sự công bằng trong giáo dục 
cho tất cả trẻ em khi đến trường 
Đánh giá 
của CBQL 
ĐTB 4,52 4,57 4,54 
ĐLC 0,51 0,59 0,55 
XH 2 1 
Đánh giá 
của GV, NV 
ĐTB 4,52 4,55 4,53 
ĐLC 0,50 0,65 0,58 
XH 2 1 
Đánh giá 
của CMHS 
ĐTB 4,61 4,68 4,64 
ĐLC 0,49 0,47 0,48 
XH 2 1 
Tổng hợp 
3 nhóm 
đối tượng 
ĐTB 4,56 4,62 4,59 
ĐLC 0,50 0,54 0,52 
XH 2 1 
Mức độ Hoàn toàn đồng ý Hoàn toàn đồng ý 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 7-12 
9 
“Khá”. Nội dung Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
dinh dưỡng cho trẻ và lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
giấc ngủ cho trẻ mặc dù được đánh giá ở mức “Tốt” nhưng 
ĐTB không cao. Từ đó cho thấy, CBQL rất xem trọng cả 
4 nội dung của lập kế hoạch hoạt động NDCST. 
GV, NV đánh giá: Lập kế hoạch về hoạt động chăm 
sóc dinh dưỡng cho trẻ với ĐTB là 4,36 XH 1 được đánh 
giá ở mức độ “Tốt”; nội dung còn lại chỉ được đánh giá ở 
mức độ “Khá” là: Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
giấc ngủ cho trẻ với ĐTB là 4,18 XH 2; nội dung Lập kế 
hoạch về hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ với ĐTB là 
4,17 XH 3; Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc sức khỏe 
và đảm bảo an toàn cho trẻ với ĐTB là 3,91 XH 4. Điều 
đó cho thấy, GV, NV đánh giá cao việc lập kế hoạch về 
hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, từ khâu xây dựng khẩu 
phần dinh dưỡng, khâu chế biến đến tổ chức giờ ăn cho trẻ. 
Qua nghiên cứu “Kế hoạch năm học 2018-2019” của 10 
trường MNNCL được khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Hiệu 
trưởng đã xây dựng kế hoạch năm học có lồng ghép nội 
dung NDCST, xác định rõ mục tiêu và các giải pháp tổ chức 
thực hiện hoạt động NDCST phù hợp với đặc điểm tâm sinh 
lí trẻ. Từ kế hoạch chung của trường, hiệu trưởng triển khai 
kế hoạch đến từng tổ khối chuyên môn và GV các nhóm lớp 
xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi mà mình phụ trách. 
2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm 
sóc trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận Tân 
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 3) 
Bảng 3 cho thấy, nội dung tổ chức hoạt động NDCST 
được đánh giá ở mức độ “Tốt” với ĐTB chung là 4,25; 
ĐLC không cao (0,46) chứng tỏ các câu trả lời khá tập 
trung, mức độ phân tán không đáng kể. Các nội dung 
đánh giá XH từ cao đến thấp bao gồm: Tổ chức hoạt 
động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ với ĐTB là 4,46 XH 1 
và tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an 
toàn cho trẻ với ĐTB là 4,27 XH 2, được đánh giá ở mức 
độ “Tốt”; Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ 
với ĐTB là 4,15 XH 3 và tổ chức hoạt động chăm sóc 
dinh dưỡng cho trẻ với ĐTB là 4,12 XH 4 thì được đánh 
giá ở mức độ “Khá”. Điều đó cho thấy, CBQL và GV, 
NV đánh giá cao việc tổ chức hoạt động chăm sóc giấc 
ngủ cho trẻ vì thời điểm này rất quan trọng, tiềm ẩn nhiều 
nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ nếu GV, NV không quan 
tâm chú trọng trong bao quát và chăm sóc trẻ. 
Để làm rõ kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả thực 
hiện nghiên cứu hồ sơ kiểm tra các đơn vị MNNCL của 
phòng GD-ĐT quận Tân Bình trong năm học 2017-2018 
và năm học 2018-2019. Thông tin từ các hồ sơ cho thấy 
có điểm chung: Hiệu trưởng có phối hợp với các tổ 
Bảng 2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động NDCST ở các trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT 
Lập kế hoạch hoạt động NDCST 
tại trường MNNCL 
Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV, NV Tổng hợp 
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 
Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
dinh dưỡng cho trẻ 
4,43 0,39 1 4,36 0,48 1 4,39 0,43 1 
2 
Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
giấc ngủ cho trẻ 
4,43 0,39 1 4,18 0,51 2 4,24 0,45 2 
3 
Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
vệ sinh cho trẻ 
4,20 0,42 2 4,17 0,57 3 4,18 0,50 3 
4 
Lập kế hoạch về hoạt động chăm sóc 
sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ 
4,20 0,42 2 3,91 0,50 4 4,05 0,46 4 
Đánh giá chung 4,31 0,40 4,15 0,51 4,22 0,46 
Bảng 3. Thực trạng tổ chức hoạt động NDCST ở các trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT 
Tổ chức hoạt động NDCST 
tại trường MNNCL 
Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV, NV Tổng hợp 
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 
Tổ chức hoạt động chăm sóc dinh 
dưỡng cho trẻ 
4,05 0,49 4 4,19 0,52 3 4,12 0,50 4 
2 
Tổ chức hoạt động chăm sóc giấc ngủ 
cho trẻ 
4,57 0,34 1 4,36 0,48 1 4,46 0,41 1 
3 
Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh 
cho trẻ 
4,09 0,45 3 4,21 0,53 2 4,15 0,49 3 
4 
Tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe 
và đảm bảo an toàn cho trẻ 
4,33 0,39 2 4,21 0,51 2 4,27 0,45 2 
Đánh giá chung 4,26 0,42 4,24 0,51 4,25 0,46 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 7-12 
10 
trưởng chuyên môn, GV trong phân công tổ chức thực 
hiện kế hoạch; phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán 
trú thường xuyên nhắc nhở chỉ đạo các bộ phận thực hiện 
đúng lịch sinh hoạt hằng ngày của trẻ. 
Thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng là CBQL, GV 
và NV, chúng tôi thu nhận một số ý kiến: “Nhà trường 
có phân công nhưng chưa rõ, thường chỉ giao cho GV 
chính thực hiện nên việc tổ chức chưa mang tính chuyên 
sâu, có nhóm lớp thì chỉ có 1 GV và 1 bảo mẫu thì GV 
chịu trách nhiệm tất cả về trẻ, còn bảo mẫu chỉ phụ trách 
khâu vệ sinh” (ý kiến của GV 9). Theo GV 15 (tổ trưởng 
chuyên môn): “Tổ chuyên môn chưa thực hiện sinh hoạt 
định kì theo quy định, dẫn đến việc trao đổi, nắm bắt 
thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong NDCST và phân 
công phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều 
khó khăn”. Riêng NV 3 nhận xét: “Tổ chức thực hiện các 
nội dung của hoạt động NDCST tại trường mầm non chủ 
yếu dựa vào kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước 
hướng dẫn, nhà trường chưa bồi dưỡng, tập huấn các kĩ 
năng chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc 
giấc ngủ cho trẻ một cách bài bản”. 
Phỏng vấn sâu CBQL cấp phòng, các ý kiến tập trung: 
“Các trường đều có kế hoạch và phân công thực hiện hàng 
năm nhưng trường nào có điều kiện về cơ sở vật chất, 
được sự quan tâm của chủ trường và CBQL thì việc phân 
công, tổ chức thực hiện tốt, ngược lại thì việc tổ chức thực 
hiện sẽ không thường xuyên và đúng quy định”. 
Từ việc phân tích những thông tin trên và nghiên cứu 
hồ sơ phân công của các trường MNNCL, có thể nhận 
định: Hiệu trưởng có quan tâm đến việc lập kế hoạch, cũng 
có sự phân công và tổ chức thực hiện nhưng sự phân công 
chưa cụ thể, chưa phù hợp với khả năng của GV, NV và 
nhu cầu của từng độ tuổi. Vì vậy, để QL tốt hoạt động này, 
hiệu trưởng cần chú trọng hơn việc phân công, giao việc 
cụ thể, đôn đốc nhắc nhở, động viên thực hiện và giao cho 
phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú thường xuyên 
kiểm tra công tác phối hợp giữa các GV, NV, giữa các bộ 
phận và đánh giá sau mỗi hoạt động được tổ chức. 
2.2.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng, chăm 
sóc trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận Tân 
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 4) 
Bảng 4 cho thấy, nội dung của việc chỉ đạo hoạt động 
NDCST được đánh giá ở mức độ “Tốt” với ĐTB chung là 
4,26, các câu trả lời khá tập trung (ĐLC không cao, 0,48). 
Các nội dung đánh giá XH từ cao đến thấp bao gồm: Chỉ 
đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho 
trẻ với mức ĐTB là 4,54 XH 1; Chỉ đạo hoạt động chăm 
sóc giấc ngủ cho trẻ với mức ĐTB là 4,19 XH 2; Chỉ đạo 
hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ với ĐTB là 4,17 XH 3; 
Chỉ đạo hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ với ĐTB 
là 4,16 XH 4. Như vậy, CBQL và GV, NV đánh giá cao 
việc chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an 
toàn cho trẻ. Việc chỉ đạo hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, 
chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh cho trẻ chỉ được đánh 
giá ở mức độ “Khá” có thứ hạng không cao. Điều này cho 
thấy, việc chỉ đạo các hoạt động này cần được chú ý hơn, 
sâu sát hơn nữa, tiếp tục duy trì để trẻ có được chất lượng 
về dinh dưỡng trong các bữa ăn, trẻ được chăm sóc giấc 
ngủ một cách tốt nhất và đạt được hiệu quả cao hơn trong 
khâu vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và tạo nền nếp, 
thói quen tự phục vụ bản thân. 
Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra các đơn vị MNNCL của 
phòng GD-ĐT quận Tân Bình năm học 2017-2018 và 
năm học 2018-2019, chúng tôi thu thập được thông tin 
sau: Một số trường MNNCL có quan tâm chỉ đạo GV, 
NV tổ chức tốt việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ, tạo không 
khí vui vẻ, thoải mái, kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ, 
có sự phối hợp giữa GV cùng lớp để giờ ăn thực sự là giờ 
thư giãn, đảm bảo trẻ ăn hết suất, đủ calo trong ngày theo 
quy định ở từng độ tuổi; bố trí nơi ngủ có không khí trong 
sạch, thoáng mát và thực hiện nghiệm túc lịch trực trưa 
để quan sát, phát hiện và xử lí kịp thời các tình huống và 
ghi nhận lại những bất thường xảy ra trong giờ ngủ của 
trẻ; nghiêm túc thực hiện chế độ chăm sóc vệ sinh theo 
chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ; đảm bảo về sức khỏe 
và an toàn của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 
Bảng 4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động NDCST ở các trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT 
Chỉ đạo hoạt động NDCST 
tại trường MNNCL 
Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV, NV Tổng hợp 
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 
Chỉ đạo hoạt động chăm sóc dinh 
dưỡng cho trẻ 
4,15 0,49 4 4,17 0,53 2 4,16 0,51 4 
2 
Chỉ đạo hoạt động chăm sóc giấc ngủ 
cho trẻ 
4,22 0,42 2 4,17 0,52 2 4,19 0,47 2 
3 
Chỉ đạo hoạt động chăm sóc vệ sinh 
cho trẻ 
4,18 0,47 3 4,17 0,53 2 4,17 0,50 3 
4 
Chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe 
và đảm bảo an toàn cho trẻ 
4,67 0,34 1 4,42 0,50 1 4,54 0,42 1 
Đánh giá chung 4,30 0,43 4,23 0,52 4,26 0,48 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 7-12 
11 
Qua phỏng vấn sâu 3 CBQL chuyên viên cấp phòng 
với nội dung câu hỏi: “Thầy/cô cho biết mức độ thực hiện 
công tác chỉ đạo hoạt động NDCST tại các trường 
MNNCL ở quận Tân Bình hiện nay được thực hiện như 
thế nào?”, các ý kiến phỏng vấn trả lời: “Lãnh đạo một số 
trường có quan tâm chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế 
hoạch, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và triển khai rút kinh 
nghiệm hằng năm trong công tác NDCST cho GV, NV 
trong trường. Tuy nhiên, việc chỉ đạo chưa thực hiện 
thường xuyên và liên tục các nội dung của hoạt động 
NDCST dẫn đến GV, NV chưa hiểu hết được tầm quan 
trọng của hoạt động NDCST, ảnh hưởng đến sự phát triển 
của trẻ nên còn hời hợt trong quá trình tổ chức thực hiện”. 
CBQL 3 cấp phòng cho biết: “Hầu hết các trường 
MNNCL chưa quan tâm chỉ đạo việc đổi mới về xây dựng 
khẩu phần dinh dưỡng, đổi mới về cách chế biến món ăn 
nhằm đáp ứng được nhu cầu quy định tối thiểu hằng ngày 
phù hợp với từng độ tuổi”. Khi được hỏi về nội dung chỉ 
đạo việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại 
các đơn vị MNNCL, CBQL 1 cấp phòng cho biết: “Các 
trường có quan tâm chỉ đạo các bộ phận thường xuyên 
kiểm tra sức khỏe định kì, cân đo và theo dõi sức khỏe cho 
trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng hàng tháng, hàng quí. Tuy 
nhiên, hiệu trưởng chưa tích cực trong chỉ đạo GV, NV rà 
soát những nơi không an toàn, đồ dùng đồ chơi không an 
toàn để có biện pháp phòng tránh và cải tạo kịp thời; việc 
chỉ đạo GV thường xuyên thay đổi các hình thức tuyên 
truyền phổ biến về công tác NDCST tới các bậc CMHS và 
cùng hợp tác phối hợp thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe 
của trẻ mầm non chưa được quan tâm; chưa thực hiện kế 
hoạch tập huấn các nội dung về sơ cấp cứu, phương án 
phòng chống cháy nổ và tổ chức diễn tập 1 năm/1 lần theo 
quy định; các nội dung đảm bảo an toàn chưa quan tâm 
chỉ đạo GV lồng ghép vào chương trình giáo dục cho trẻ”. 
2.2.5. Thực trạng kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng, chăm 
sóc trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận Tân 
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 
Bảng 5 cho thấy, nội dung của kiểm tra hoạt động 
NDCST theo đánh giá của CBQL và GV, NV đạt ở mức 
độ “Tốt” với ĐTB chung là 4,22, các câu trả lời khá tập 
trung, ĐLC không cao 0,51. Các nội dung đánh giá XH 
từ cao đến thấp bao gồm: Kiểm tra hoạt động chăm sóc 
giấc ngủ cho trẻ với ĐTB là 4,38 XH 1 đạt ở mức độ 
“Tốt”; Kiểm tra hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ với 
ĐTB là 4,19 XH 2 đạt ở mức độ “Khá”; Kiểm tra hoạt 
động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, kiểm tra hoạt động 
chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ và với 
ĐTB là 4,15 XH 3 đạt ở mức độ “Khá”. 
Thực hiện phỏng vấn sâu CBQL, GV và NV ở 10 
trường MNNCL, chúng tôi thu nhận một số ý kiến đáng 
chú ý: Theo CBQL 1: “Hoạt động NDCST hiện nay chỉ 
được thực hiện tốt và có hiệu quả khi tăng cường công tác 
kiểm tra việc tổ chức thực hiện của GV, NV trong NDCST 
tại trường MN”. GV 4 thì cho rằng: “Kiểm tra giúp GV 
chủ động hơn trong công việc, việc chăm sóc trẻ được thực 
hiện có nền nếp, tạo thói quen và kĩ năng cần thiết trong 
NDCST. Kiểm tra còn giúp GV nhận ra thiếu sót và kịp thời 
điều chỉnh phù hợp với thực tế tại nhóm, lớp mình”. Còn 
theo NV 9 thì nhận định: “Sau kiểm tra, các nhà QL cần 
góp ý nhẹ nhàng trên tinh thần hướng dẫn, giúp đỡ giúp họ 
hoàn thiện hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình”. 
Qua việc nghiên cứu hồ sơ kiểm tra các đơn vị 
MNNCL của Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, chúng tôi 
cũng nhận thấy, hiệu trưởng có thực hiện kiểm tra, mỗi 
GV ít nhất 1 lần/tuần theo kế hoạch nhưng thiếu kiểm tra 
đột xuất. Qua nghiên cứu hồ sơ QL của hiệu trưởng các 
trường MNNCL, mặc dù nhà trường có xây dựng kế 
hoạch, có phân công, có chỉ đạo nhưng thiếu kiểm tra 
thường xuyên, kiểm tra đột xuất và không thấy tổng kết, 
đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động ở các cuộc họp chuyên 
môn tổ khối, họp hội đồng sư phạm hay họp liên tịch. 
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng hiệu trưởng 
thực hiện các chức năng QL về hoạt động NDCST tại 10 
trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh có thể 
thấy: hiệu trưởng đã thực hiện tốt 04 chức năng QL hoạt 
Bảng 5. Thực trạng việc kiểm tra hoạt động NDCST ở các trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT 
Kiểm tra hoạt động NDCST 
tại trường MNNCL 
Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV, NV Tổng hợp 
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 
Kiểm tra hoạt động chăm sóc dinh 
dưỡng cho trẻ 
4,14 0,45 2 4,16 0,52 4 4,15 0,49 2 
2 
Kiểm tra hoạt động chăm sóc giấc 
ngủ cho trẻ 
4,48 0,42 1 4,28 0,52 2 4,38 0,47 1 
3 
Kiểm tra hoạt động chăm sóc vệ sinh 
cho trẻ 
4,10 0,56 3 4,29 0,51 1 4,19 0,54 3 
4 
Kiểm tra hoạt động chăm sóc sức 
khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ 
4,14 0,54 2 4,17 0,52 3 4,15 0,53 2 
Đánh giá chung 4,21 0,49 4,22 0,52 4,22 0,51 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 7-12 
12 
động NDCST với XH lần lượt như sau: Công tác chỉ đạo 
thực hiện tốt nhất, sau đó đến tổ chức và cuối cùng là lập 
kế hoạch và kiểm tra hoạt động NDCST. Việc lập kế 
hoạch hoạt động NDCST và kiểm tra hoạt động NDCST 
XH cuối cùng là do nguyên nhân: hiệu trưởng các trường 
MNNCL thiếu sự quan tâm sâu sát khi xây dựng kế 
hoạch NDCST phù hợp với điều kiện thực tế của trường 
mình đang công tác mà chủ yếu là sao chép lẫn nhau giữa 
các trường mầm non và hiệu trưởng trường MNNCL 
kiêm nhiệm nhiều chức năng nhiệm vụ, công tác QL và 
thực hiện các loại hồ sơ sổ sách, ít có thời gian thường 
xuyên kiểm tra hoạt động NDCST của GV, NV. 
2.2.6. Thực trạng quản lí các điều kiện cơ sở vật chất và 
tài chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở 
các trường mầm non ngoài công lập quận Tân Bình, 
Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 6) 
So sánh về kết quả khảo sát thực trạng QL các điều 
kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động 
NDCST tại trường MNNCL quận Tân Bình có thể thấy, 
mức độ tương quan giữa thực trạng điều kiện và thực 
trạng QL các điều kiện. Công tác QL các điều kiện cơ sở 
vật chất và tài chính phục vụ hoạt động NDCST tại 
trường MNNCL quận Tân Bình vẫn còn gặp khó khăn. 
Các trường mới chỉ thực hiện tốt QL việc sử dụng cơ sở 
vật chất, phương tiện, thiết bị... còn QL việc huy động và 
sử dụng tài chính phục vụ hoạt động NDCST chưa đạt 
hiệu quả do là trường ngoài công lập tự thu chi tài chánh, 
công tác huy động CMHS tham gia xã hội hóa giáo dục 
gặp nhiều khó khăn nên việc tái đầu tư, trang bị bổ sung 
các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục 
vụ hoạt động NDCST tại một số trường chưa được quan 
tâm thực hiện. Do đó, hiệu trưởng cần có biện pháp tích 
cực hơn trong tham mưu với chủ trường, chủ đầu tư; có 
giải pháp tích cực hơn trong công tác chỉ đạo GV thực 
hiện công tác xã hội hóa nhằm QL các điều kiện cơ sở 
vật chất và tài chính để tổ chức tốt hoạt động NDCST. 
3. Kết luận 
Như vậy, CBQL, GV, NV và CMHS đều nhận thức 
đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của QL hoạt động 
NDCST tại trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí 
Minh và đánh giá “Tốt” việc thực hiện các chức năng QL 
hoạt động này. Tuy nhiên, một số nội dung chỉ được đánh 
giá ở mức “Khá” như: Lập kế hoạch về hoạt động chăm 
sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho 
trẻ; Tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ 
sinh cho trẻ; Chỉ đạo hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, 
chăm sóc giấc ngủ và chăm sóc vệ sinh cho trẻ; Kiểm tra 
hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, chăm 
sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ. Kết quả này là 
cơ sở để các cấp lãnh đạo và CBQL có những biện pháp 
QL phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NDCST 
tại trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 
854-CV/TU ngày 27/11/2017 về chỉ đạo tăng cường 
công tác quản lí nhà nước, rà soát, kiểm tra, chấn 
chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em 
tại các cơ sở mầm non ngoài công lập. 
[2] UBND TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 
7427/KH-UBND ngày 02/12/2017 về việc kiểm tra, 
chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các 
cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. 
[3] UBND quận Tân Bình (2017). Kế hoạch số 
267/KH-UBND-VX ngày 22/12/2017 về việc kiểm 
tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại 
các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. 
[4] Phòng GD-ĐT quận Tân Bình (2018). Kế hoạch số 
300/KH-GDĐT-MN ngày 28/3/2018 về việc kiểm 
tra hoạt động các trường mầm non ngoài công lập 
năm học 2017-2018. 
[5] Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 14/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT 
về Ban hành Điều lệ trường mầm non. 
[6] Trần Ngọc Giao (chủ biên, 2013). Quản lí trường 
mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] Phạm Thị Mai Chi (2015). Các hoạt động giáo dục 
dinh dưỡng - sức khoẻ cho trẻ mầm non. NXB Giáo 
dục Việt Nam.
Bảng 6. Thực trạng quản lí các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động NDCST 
ở các trường MNNCL quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
TT 
QL các điều kiện hỗ trợ 
hoạt động NDCST 
Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV, NV Tổng hợp 
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 
1 
QL việc sử dụng cơ sở vật chất, 
phương tiện, thiết bị,... trong hoạt 
động NDCST 
4,57 0,51 1 4,65 0,60 1 4,61 0,55 1 
2 
QL việc huy động và sử dụng tài 
chính phục vụ hoạt động NDCST 
4,43 0,73 2 4,62 0,56 2 4,53 0,64 2 
Đánh giá chung 4,50 0,62 4,63 0,58 4,57 0,60 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_nuoi_duong_cham_soc_tre_tai_cac.pdf