Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường Tiểu học quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thực tiễn hiện nay, công tác bồi dưỡng, quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) giáo
dục, trong đó có đội ngũ TTCM của TP. Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Phú nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường Tiểu học quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường Tiểu học quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 34-40 34 Email: trananhtuyet2202@gmail.com THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Ánh Tuyết - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 18/04/2018; ngày sửa chữa: 27/04/2018; ngày duyệt đăng: 04/05/2018. Abstract: The survey has been carried out on 21 educational managers, 36 professional group leader and 82 teachers of eight primary schools in Tan Phu district, Ho Chi Minh City with aim to study the situation of developing professional group leader at primary schools in the district. The results of the survey will be the basis for proposing measures to develop the professional group leaders and improve their competence in order to enhance quality of teaching at primary schools and effectiveness of management of principals in the district. Keywords: Situation, development, professional group leader 1. Mở đầu Trong nhà trường tiểu học hiện nay có rất nhiều hoạt động nhưng hoạt động chuyên môn là quan trọng nhất. Mỗi tổ chuyên môn hoạt động dưới sự điều hành của tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có vai trò rất quan trọng, được ví như “cánh tay nối dài của hiệu trưởng”. Đội ngũ TTCM là lực lượng trực tiếp triển khai những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp... của đổi mới giáo dục phổ thông, là cầu nối giúp hiệu trưởng trong việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường một cách chặt chẽ, sâu sát, kịp thời nhằm đạt mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, việc phát triển đội ngũ TTCM ở trường tiểu học là một trong những nội dung trọng tâm của hiệu trưởng để thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Công tác lãnh đạo, quản lí đội ngũ TTCM của hiệu trưởng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục của nhà trường. Xây dựng đội ngũ TTCM có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng quản lí giỏi, nhiệt tình, mẫu mực, năng động, sáng tạo, tổ chức tốt các hoạt động là yếu tố góp phần quyết định chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, là nền tảng cho chiến lược phát triển giáo dục. Trong thực tiễn hiện nay, công tác bồi dưỡng, quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục, trong đó có đội ngũ TTCM của TP. Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Phú nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hiệu trưởng đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ TTCM nhưng biện pháp quản lí, phát triển đội ngũ này chưa thật phù hợp. Để có cơ sở cho đề xuất các biện pháp quản lí hiệu quả, cần đánh giá lại thực trạng phát triển đội ngũ TTCM ở các trường tiểu học quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát Khảo sát được tiến hành trên 139 người (21 CBQL, 36 TTCM và 82 giáo viên (GV)) của 8 trường tiểu học quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh (Tân Hóa, Tân Hương, Phan Chu Trinh, Duy Tân, Đinh Bộ Lĩnh, Hiệp Tân, Âu Cơ, Võ Thị Sáu); thời gian khảo sát: tháng 2-3/2018. Nội dung khảo sát: 1) Mức độ đồng ý về công tác bổ nhiệm TTCM; 2) Mức độ thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng; kiểm tra, đánh giá; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ TTCM trường tiểu học. 2.2. Phương pháp và công cụ khảo sát Phương pháp khảo sát: kết hợp sử dụng các bảng hỏi với phỏng vấn thông qua trao đổi trực tiếp với đối tượng khảo sát, phân tích và xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Đối với phương pháp sử dụng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng thang đánh giá 5 bậc với quy ước như sau: 5 điểm: hoàn toàn đồng ý/tốt; 4 điểm: đồng ý/khá; 3 điểm: phân vân/trung bình; 2 điểm: không đồng ý/yếu; 1 điểm: hoàn toàn không đồng ý/kém. Điểm trung bình (ĐTB) được chia ra các mức độ: 1,0-1,80 điểm: hoàn toàn không đồng ý/kém; 1,81-2,60 điểm: không đồng ý/yếu; 2,61-3,40 điểm: phân vân/trung bình; 3,41-4,20 điểm: đồng ý/khá; 4,21-5,0 điểm: hoàn toàn đồng ý/tốt [1]. 2.3. Kết quả khảo sát 2.3.1. Thực trạng công tác bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn (bảng 1) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 34-40 35 Bảng 1. Kết quả khảo sát hình thức bổ nhiệm TTCM TT Hình thức bổ nhiệm TTCM Mức độ đồng ý CBQL TTCM GV Tổng hợp ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 1 Hiệu trưởng chỉ định TTCM 3,43 0,87 3 4,17 0,77 3 4,38 0,62 2 3,99 0,76 3 2 GV được liên tịch giới thiệu, hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm 3,19 0,81 4 2,53 0,74 4 2,60 0,58 4 2,77 0,71 4 3 GV bỏ phiếu tín nhiệm, hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm 1,86 0,36 5 1,89 0,32 5 1,49 0,50 5 1,74 0,39 5 4 Hiệu trưởng thông qua cấp ủy, liên tịch và ra quyết định 4,52 0,68 2 4,58 0,60 2 4,20 0,95 3 4,43 0,74 2 5 Theo đề xuất của phó hiệu trưởng, hiệu trưởng ra quyết định 4,62 0,50 1 4,83 0,38 1 4,78 0,42 1 4,74 0,43 1 CHUNG 3,43 0,62 3,54 0,54 3,54 0,38 3,54 0,61 (Ghi chú: ĐLC: độ lệch chuẩn; XH: xếp hạng) Bảng 1 cho thấy, hình thức bổ nhiệm TTCM “Theo đề xuất của phó hiệu trưởng, hiệu trưởng ra quyết định” nhận được các ý kiến đánh giá ở mức độ Hoàn toàn đồng ý với ĐTB cao nhất là 4,73, XH 1; hình thức “hiệu trưởng thông qua cấp ủy, liên tịch và ra quyết định” cũng nhận được ý kiến đánh giá ở mức độ Hoàn toàn đồng ý với ĐTB chung 4,55, XH 2. Có thể thấy, Hiệu trưởng đã lắng nghe ý kiến tham mưu từ phó hiệu trưởng - người trực tiếp quản lí và nắm bắt các hoạt động của các TTCM, của tổ khối, do đó sẽ có cái nhìn bao quát, sâu sát để nhận định, đánh giá những cá nhân ưu tú giới thiệu với hiệu trưởng. Hiệu trưởng cũng thông qua các cuộc họp liên tịch để nắm bắt tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong liên tịch để ra quyết định chính thức bổ nhiệm TTCM. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn CBQL, đa số họ đều cho rằng, “Thông thường, hiệu trưởng sẽ linh hoạt nhiều hình thức trước khi ra quyết định bổ nhiệm một TTCM. Trước khi bổ nhiệm, chúng tôi cũng muốn lắng nghe các nguồn ý kiến từ phó hiệu trưởng, thông qua các thành viên trong liên tịch để tham khảo, nắm bắt những ưu điểm, hạn chế của GV để có quyết định phù hợp cũng như chuẩn bị những định hướng để bồi dưỡng người GV đó”. Như vậy, có thể thấy, hiệu trưởng linh hoạt sử dụng cả 2 hình thức trên. Hình thức “GV bỏ phiếu tín nhiệm, hiệu trưởng ra quyết định công nhận” được cả 3 đối tượng đánh giá ở mức độ Không đồng ý với ĐTB chung 1,87, XH thấp nhất trong các hình thức. Điều này cho thấy, hiệu trưởng chưa quan tâm đến việc lấy ý kiến rộng rãi của GV khi thực hiện bổ nhiệm TTCM. Hình thức “hiệu trưởng chỉ định TTCM” được các đối tượng đánh giá ở mức độ Đồng ý với ĐTB chung là 3,80, XH 3. Bên cạnh đó, hình thức “GV được liên tịch giới thiệu, hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm” được CBQL đánh giá ở mức độ Phân vân, TTCM và GV đánh giá ở mức độ Không đồng ý. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, vẫn còn hiệu trưởng bổ nhiệm TTCM bằng cách chỉ định, không hoặc ít nghe ý kiến giới thiệu từ liên tịch. Việc bổ nhiệm TTCM theo hình thức này xuất phát từ sự chủ quan của người hiệu trưởng, có thể khiến cho một bộ phận GV không đồng tình, không tín nhiệm sẽ gây khó khăn cho TTCM trong quá trình làm việc. 2.3.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (bảng 2) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 34-40 36 Bảng 2. Kết quả khảo sát công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM TT Nội dung Mức độ đánh giá CBQL TTCM GV Tổng hợp ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 1 Cử đi học bồi dưỡng chính trị, học nghị quyết các cấp 4,52 0,51 4 4,64 0,49 4 4,59 0,50 4 4,58 0,50 4 2 Cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Sở và Phòng GD-ĐT tổ chức 4,67 0,48 3 4,72 0,45 3 4,78 0,42 3 4,72 0,45 3 3 Cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục 3,10 0,83 9 2,92 0,28 9 3,01 0,58 9 3,01 0,56 9 4 Cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 2,62 0,50 11 2,47 0,61 11 2,79 0,56 11 2,63 0,56 11 5 Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của TTCM 4,43 0,68 6 4,56 0,56 5 4,50 0,61 5 4,49 0,62 5 6 Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn về chuyên môn, nghiệp vụ 4,86 0,46 1 4,83 0,38 1 4,82 0,39 2 4,84 0,38 1 7 Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn về năng lực quản lí, chỉ đạo trong tổ 3,52 0,51 8 3,44 0,50 7 3,50 0,50 8 3,49 0,51 8 8 Tổ chức các chuyên đề bồi 4,48 0,68 5 4,00 0,68 6 4,18 0,70 6 4,22 0,69 6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 34-40 37 dưỡng tổ trưởng chuyên môn về công tác kiểm tra, đánh giá trong tổ 9 Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn về kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết mâu thuẫn trong tổ 2,67 0,48 10 2,75 0,44 10 2,85 0,57 10 2,76 0,50 10 10 Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn về năng lực tham mưu 3,95 0,59 7 3,39 0,49 8 3,61 0,60 7 3,65 0,56 7 11 Cung cấp đầy đủ các tài liệu, văn bản hướng dẫn hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá GV trong tổ 4,81 0,40 2 4,78 0,42 2 4,84 0,37 1 4,81 0,40 2 12 Tổ chức cho TTCM đi tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp ở các trường bạn 2,38 0,50 12 2,25 0,44 12 2,65 0,48 12 2,43 0,47 12 CHUNG 3,83 0,54 3,73 0,48 3,84 0,52 3,80 0,52 Bảng 2 cho thấy, nội dung “Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM về chuyên môn nghiệp vụ” và “Cung cấp đầy đủ các tài liệu, văn bản hướng dẫn hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá GV trong tổ” được cả 3 nhóm đối tượng đánh giá cao, đạt mức độ Tốt với ĐTB chung là 4,84 và 4,81. ĐLC của 2 nội dung này là 0,38 và 0,40 (không có sự chênh lệch nhiều) chứng tỏ sự phân tán của các lựa chọn là không cao, các ý kiến đều thống nhất chủ yếu ở mức tốt. Bốn nội dung tiếp theo cũng được đánh giá ở mức độ Tốt là nội dung 1, 2, 5, 8. Các nội dung này chủ yếu tập trung vào việc cử tổ trưởng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Sở và Phòng GD-ĐT tổ chức; cử tổ trưởng đi học bồi dưỡng chính trị, học nghị quyết các cấp; đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng của TTCM; tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM về công tác kiểm tra, đánh giá trong tổ. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 34-40 38 Nhìn chung, các nội dung này rất cơ bản và cần thiết, không cần nhiều yếu tố tài lực nên được các trường thực hiện tốt. Hằng năm, các trường đều cử các TTCM tham dự học chính trị hè, học nghị quyết (là đảng viên). CBQL các trường cũng chú trọng đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của GV giúp họ phát huy việc tự học, tự bồi dưỡng. Các nội dung được CBQL, TTCM và GV đánh giá ở mức độ Khá là “Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM về năng lực tham mưu” với ĐTB chung là 3,65, XH 7; “Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM về năng lực quản lí, chỉ đạo trong tổ” với ĐTB chung là 3,49, XH 8. Đây cũng là 2 năng lực rất cần thiết của người TTCM nhưng các trường chưa chú trọng nhiều vào việc tổ chức các chuyên đề ở 2 nội dung này để giúp TTCM có thêm nhiều kinh nghiệm và kĩ năng trong công tác quản lí, công tác tham mưu. Các nội dung “Cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục” (ĐTB chung là 3,01, XH 9); “Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM về kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết mâu thuẫn trong tổ (ĐTB chung là 2,76, XH 10) được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ Trung bình. Lí do là việc cử đi học tốn nhiều kinh phí. Hầu hết các TTCM sẽ rèn kĩ năng xử lí các tình huống, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc, được CBQL trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi vấn đề. Việc tổ chức thành các chuyên đề bài bản để bồi dưỡng GV chưa được các trường chú trọng quan tâm nên đa số TTCM xử lí theo kinh nghiệm tự tích lũy được. Hai nội dung được đánh giá ở mức thấp nhất trong là “Cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (ĐTB chung là 2,63, XH 11) và “Tổ chức cho TTCM đi tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp ở các trường bạn” (ĐTB chung là 2,43, XH 12). Đây là 2 nội dung nếu thực hiện sẽ tốn rất nhiều kinh phí. Việc nâng cao trình độ trên chuẩn chủ yếu do GV tự quyết định, không thuộc quyền quyết định của nhà trường. Việc tổ chức cho TTCM đi tham quan thực tế rất tốn kém kinh phí, nhiều trường không có khả năng tổ chức. 2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (bảng 3) Bảng 3 cho thấy, có 3 nội dung được cả 3 đối tượng đánh giá ở mức độ Tốt là 1, 2 và 4; 1 nội dung được đánh giá ở mức độ Yếu. Nội dung “Lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra kết quả khảo sát” được CBQL đánh giá với ĐTB là 4,90, ĐLC là 0,30 cho thấy, hiệu trưởng các trường đã có xây dựng kế hoạch để theo dõi, kiểm tra hoạt động của TTCM, đã nhận thức về Bảng 3. Kết quả khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM TT Nội dung Mức độ đánh giá CBQL TTCM GV Tổng hợp ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 1 Lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra 4,81 0,40 2 4,56 0,50 3 4,46 0,55 3 4,61 0,49 3 2 Kết hợp kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất 4,90 0,30 1 4,72 0,51 2 4,74 0,44 1 4,79 0,42 1 3 Xây dựng nội dung, tiêu chuẩn đánh giá TTCM 1,86 0,36 6 1,58 0,50 7 1,61 0,49 7 1,68 0,45 7 4 Đánh giá TTCM dựa trên căn cứ đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học 4,76 0,44 3 4,81 0,47 1 4,68 0,49 2 4,75 0,47 2 CHUNG 3,57 0,49 3,53 0,50 3,45 0,49 3,52 0,49 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 34-40 39 công tác kiểm tra là rất quan trọng. Tuy nhiên, TTCM và GV thì lại đánh giá với mức ĐTB lần lượt là 4,56 và 4,56; ĐLC là 0,50 và 0,55. Qua đó khẳng định, vẫn còn một số hiệu trưởng chưa chú ý đến việc xây dựng kế hoạch hoặc có xây dựng kế hoạch nhưng không triển khai hoặc chậm triển khai đến TTCM và GV được biết. Nội dung “Kết hợp kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất” được CBQL đánh giá ở mức Tốt với ĐTB chung cao nhất là 4,79, XH 1. Điều này chứng tỏ, hiệu trưởng đã rất quan tâm đến công tác kiểm tra hoạt động của TTCM; để công tác kiểm tra hiệu quả, CBQL đã có những hình thức kiểm tra linh hoạt, phù hợp. Nội dung “Đánh giá TTCM dựa trên căn cứ đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học” được XH 2 với ĐTB chung là 4,75. Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn riêng nào để đánh giá TTCM nên hầu hết CBQL ở các trường đều thực hiện đánh gia TTCM dựa trên căn cứ đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học vì bản thân mỗi TTCM luôn có vai trò, nhiệm vụ của một GV, đồng thời thực hiện công tác quản lí, điều hành một tổ khối chuyên môn. Điều này cũng lí giải được vì sao nội dung “Xây dựng nội dung, tiêu chuẩn đánh giá TTCM” được các đối tượng đánh giá ở mức Yếu. Qua đây chứng tỏ, hiệu trưởng các trường chưa quan tâm đến việc xây dựng một tiêu chuẩn riêng để đánh giá tay nghề chuyên môn, hiệu quả hoạt động trong công tác quản lí tổ khối của TTCM. 2.3.4. Thực trạng công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (bảng 4) Bảng 4 cho thấy: nội dung “Sự phù hợp của chế độ phụ cấp chức vụ cho TTCM” được cả 3 đối tượng đánh giá ở mức độ Tốt, trong đó TTCM và GV đánh giá tiêu chí này ở mức cao nhất so với các tiêu chí còn lại. Tuy nhiên, với ĐTB lần lượt là 4,43, 4,39, 4,43 và độ lệch Bảng 4. Kết quả khảo sát công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ TTCM TT Nội dung Mức độ đánh giá CBQL TTCM GV Tổng hợp ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH 1 Sự phù hợp của chế độ phụ cấp chức vụ cho TTCM hiện nay 4,43 0,68 2 4,39 0,64 1 4,43 0,74 1 4,41 0,69 1 2 Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị (phòng họp, phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ dạy học, cập nhật thông tin, quản lí tổ...) 4,52 0,68 1 4,17 0,81 2 4,32 0,72 2 4,34 0,74 2 3 Sự phối hợp giữa các TTCM; giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 4,19 0,75 3 3,97 0,70 3 4,07 0,81 3 4,08 0,75 3 CHUNG 4,38 0,70 4,18 0,72 4,27 0,76 4,28 0,73 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 34-40 40 chuẩn khá cao là 0,68, 0,64, 0,74 cho thấy, có sự phân tán rộng trong các ý kiến được đánh giá. Trong tổng số các ý kiến khảo sát có 33,81% ý kiến đánh giá mức Khá và 12,23% ý kiến đánh giá mức Trung bình. Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước đang rất quan tâm đến giáo dục, chế độ lương và phụ cấp cho GV cũng được chú trọng và nâng lên, song vẫn chưa tương xứng với đóng góp của TTCM. Qua trao đổi với một số TTCM, chúng tôi ghi nhận các ý kiến có nét tương đồng như sau: “Các khoản lương và phụ cấp dành cho TTCM thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của họ và gia đình, trong khi công việc lại vất vả và cần nhiều sự đầu tư. Do đó, bản thân một số TTCM phải tìm cách tăng thêm thu nhập để trang trải cho gia đình”. Điều này rất cần những nhà lãnh đạo các cấp tiếp tục quan tâm để TTCM thật sự an tâm, dồn sức tập trung vào công tác chuyên môn và quản lí tổ khối. Nội dung “Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị (phòng họp, phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ dạy học, cập nhật thông tin, quản lý tổ...)” cũng được đa số các đối tượng đánh giá ở mức độ Tốt, chỉ riêng TTCM đánh giá ở mức độ Khá. Quận Tân Phú rất quan tâm đến đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo dục, tuy nhiên tiêu chí này không được đánh giá ở mức độ cao nhất so với các tiêu chí khác. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn CBQL và GV về việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của TTCM và tổ chuyên môn, đa số ý kiến của CBQL đều cho rằng, “Ngành và nhà trường hằng năm đều rất quan tâm đến việc đầu tư, thay mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, quản lí hoạt động tổ khối của GV và TTCM. Các trường đều có kết nối hệ thống Internet, nắm bắt các chỉ đạo của cấp trên nhanh chóng. Một số trường lắp đặt cho mỗi tổ khối một máy tính riêng phục vụ hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên, vì quận Tân Phú có sĩ số học sinh đông, nhiều trường tận dụng các phòng GV, phòng hội trường, thư viện để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nên GV còn gặp nhiều khó khăn về phòng họp, phòng làm việc...”. Cũng cùng với ý kiến trên, GV cho rằng: “Sức ép về sĩ số học sinh đã làm cho một số trường phải tận dụng hết các phòng chức năng phục vụ cho việc học tập của học sinh. Không phải trường nào cũng sắp xếp được phòng làm việc, phòng họp riêng và máy tính riêng cho mỗi tổ khối làm việc. Điều này cũng gây khó khăn cho TTCM cũng như tổ khối chuyên môn làm việc”. Nội dung “Sự phối hợp giữa các TTCM; giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường” đều được cả 3 đối tượng đánh giá ở mức độ Khá và XH 3 trong 3 tiêu chí trong bảng. Điều này cho thấy, nhiều TTCM còn hoạt động độc lập, thụ động, chưa mở rộng giao lưu học hỏi chuyên môn và kinh nghiệm quản lí với các tổ trưởng khác. Bên cạnh đó, trong nhà trường, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập còn rất nhiều các hoạt động phong phú khác. Để thực hiện hiệu quả các hoạt động này, các tổ chuyên môn rất cần sự phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình từ các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Tuy nhiên, một số TTCM chưa phát huy được khả năng hợp tác cũng như tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể để cùng thực hiện. Đây là một vấn đề mà người hiệu trưởng cần quan tâm và chú trọng để tạo lập khối đoàn kết thống nhất, hỗ trợ, giúp đỡ nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. 3. Kết luận Kết quả khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ TTCM ở các trường tiểu học quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cho thấy, với vai trò là người quản lí tổ chuyên môn, nhưng đa số TTCM chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí nên công tác quản lí tổ chuyên môn chỉ dựa trên vốn kinh nghiệm mà bản thân tích lũy trong quá trình công tác hoặc qua học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, dẫn đến việc quản lí thiếu khoa học, hiệu quả chưa cao. Việc bổ nhiệm TTCM còn gặp một số khó khăn nhất định. Một số trường còn khó khăn về việc sắp xếp phòng họp, phòng làm việc, hỗ trợ máy móc cho TTCM để họ thuận tiện hơn trong việc quản lí và tổ chức các hoạt động trong tổ; còn hạn chế trong việc phối hợp, hợp tác giữa các TTCM cùng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để thực hiện các hoạt động của nhà trường. Vì vậy, theo chúng tôi, cần sớm có những biện pháp hiệu quả để khắc phục những hạn chế này. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Công Khanh (chủ biên) - Đào Thị Oanh (2016). Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [2] Mai Quang Tâm (2007). Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học. NXB Hà Nội. [3] Hoàng Sỹ Hùng (2016). Bồi dưỡng năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn ở trường trung học cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 8 - tháng 8/2016, tr 74-78. [4] Nguyễn Thị Lệ Thủy (2016). Quản lí đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số 383, tr 16- 18; 27. [5] Mai Quang Tâm (chủ biên, 2007). Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học: Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp.NXB Hà Nội. [6] Phạm Ngọc Hải (2009). Bồi dưỡng kiến thức quản lí dạy học cho tổ trưởng chuyên môn. Tạp chí Giáo dục, số 210, tr 15-17. [7] Bộ GD-ĐT (2011). Điều lệ Trường Tiểu học (ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
File đính kèm:
- thuc_trang_phat_trien_doi_ngu_to_truong_chuyen_mon_cac_truon.pdf