Thiết kế và biên tập atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên dùng để dạy học địa lí địa phương
Việc xây dựng Atlas địa lí địa phương phục vụ cho công tác qui hoạch và phát triển kinh
tế - xã hội, đồng thời dùng để dạy học địa lí địa phương đã được các nước phương tây tiến hành
từ rất sớm - nửa đầu thế kỉ XX. Ở Việt Nam, Atlas địa lí địa phương cũng đã được nhiều tỉnh
thành tiến hành xây dựng từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX trở lại đây, tiêu biểu là các tỉnh
Lai Châu, Thái Bình, Hà Nội, Đồng Nai chủ yếu phục vụ cho công tác qui hoạch và phát triển
kinh tế - xã hội. Còn Atlas dùng để dạy học địa lí địa phương thì chưa tỉnh nào xây dựng. Đây là
một trong những khó khăn cho việc giảng dạy địa lí địa phương.
Hiện nay rất nhiều tỉnh, thành đã biên soạn được tài liệu địa lí địa phương như Hà Nội,
Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên Đây là một cố gắng rất lớn của các Sở Giáo
dục và Đào tạo. Dạy học các chương trình địa lí nói chung và chương trình địa lí địa phương nói
riêng nếu chỉ có tài liệu giáo khoa thì chưa đạt hiệu quả cao, mà cần phải có đầy đủ các thể loại
bản đồ giáo khoa để sử dụng phối hợp với tài liệu viết thì việc hình thành kiến thức địa lí địa
phương mới hoàn chỉnh. Bởi vì mỗi thể loại bản đồ do chức năng của nó quy định chỉ tham gia
hình thành một khâu kiến thức và kĩ năng địa lí và bản đồ, nếu bỏ thể loại nào sẽ hình thành
thiếu (khuyết) phần kiến thức và kĩ năng đó cho học sinh.
Ở Thái Nguyên, nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm cùng với một số tác giả khác đã tiến
hành biên soạn tài liệu địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên, tài liệu này đã được đưa vào giảng
dạy nhiều năm. Các thể loại bản đồ như bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ giáo khoa treo
tường Thái Nguyên cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu biên soạn Tuy nhiên,
đến nay chưa có ai tiến hành thiết kế và biên tập Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên. Để khắc phục tồn
tại trên đây, đồng thời hoàn chỉnh các thể loại bản đồ cơ bản dùng cho một chương trình địa lí
địa phương, việc biên tập Atlas tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học theo hướng tích cực là việc
làm rất cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế và biên tập atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên dùng để dạy học địa lí địa phương
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Giáo dục 1 THIẾT KẾ VÀ BIÊN TẬP ATLAS ĐỊA LÍ TỈNH THÁI NGUYÊN DÙNG ĐỂ DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Hoàng Thanh Vân (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Việc xây dựng Atlas địa lí địa phương phục vụ cho công tác qui hoạch và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời dùng để dạy học địa lí địa phương đã được các nước phương tây tiến hành từ rất sớm - nửa đầu thế kỉ XX. Ở Việt Nam, Atlas địa lí địa phương cũng đã được nhiều tỉnh thành tiến hành xây dựng từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX trở lại đây, tiêu biểu là các tỉnh Lai Châu, Thái Bình, Hà Nội, Đồng Nai chủ yếu phục vụ cho công tác qui hoạch và phát triển kinh tế - xã hội. Còn Atlas dùng để dạy học địa lí địa phương thì chưa tỉnh nào xây dựng. Đây là một trong những khó khăn cho việc giảng dạy địa lí địa phương. Hiện nay rất nhiều tỉnh, thành đã biên soạn được tài liệu địa lí địa phương như Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên Đây là một cố gắng rất lớn của các Sở Giáo dục và Đào tạo. Dạy học các chương trình địa lí nói chung và chương trình địa lí địa phương nói riêng nếu chỉ có tài liệu giáo khoa thì chưa đạt hiệu quả cao, mà cần phải có đầy đủ các thể loại bản đồ giáo khoa để sử dụng phối hợp với tài liệu viết thì việc hình thành kiến thức địa lí địa phương mới hoàn chỉnh. Bởi vì mỗi thể loại bản đồ do chức năng của nó quy định chỉ tham gia hình thành một khâu kiến thức và kĩ năng địa lí và bản đồ, nếu bỏ thể loại nào sẽ hình thành thiếu (khuyết) phần kiến thức và kĩ năng đó cho học sinh. Ở Thái Nguyên, nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm cùng với một số tác giả khác đã tiến hành biên soạn tài liệu địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên, tài liệu này đã được đưa vào giảng dạy nhiều năm. Các thể loại bản đồ như bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ giáo khoa treo tường Thái Nguyên cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu biên soạn Tuy nhiên, đến nay chưa có ai tiến hành thiết kế và biên tập Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên. Để khắc phục tồn tại trên đây, đồng thời hoàn chỉnh các thể loại bản đồ cơ bản dùng cho một chương trình địa lí địa phương, việc biên tập Atlas tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học theo hướng tích cực là việc làm rất cần thiết. 2. Nội dung 2.1. Atlas địa lí giáo khoa tỉnh Thái Nguyên Trong Atlas (địa lí; Atlas – bộ bản đồ), hệ thống các bản đồ có quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, đối sánh được với nhau, hợp thành một thể thống nhất. Từ “Atlas” xuất hiện lần đầu tiên trên bìa tập bản đồ của Meccato (G. Mercator; 1512 - 94). Atlas rất đa dạng, tùy theo các tiêu chí phân loại khác nhau, có: Atlas tổng hợp, Atlas quốc gia, Atlas khu vực; theo nội dung, ta có: Atlas địa lí phổ thông, Atlas địa lí tự nhiên, Atlas kinh tế - xã hội, Atlas chuyên ngành như Atlas ngôn ngữ...; phân loại theo mục đích sử dụng: Atlas giáo khoa, Atlas du lịch, Atlas tra cứu khoa học... Tập bản đồ đầu tiên trên thế giới là Atlas do nhà toán Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Giáo dục 2 học, thiên văn học, địa lí học người Hi Lạp Ptôlêmê (Ptolémée) thành lập vào thế kỉ II. Atlas đầu tiên ở Việt Nam là tập Hồng Đức đồ bản (năm 1490). Atlas giáo khoa là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách logic để phục vụ cho mục đích dạy học. Nó có tính thống nhất nội tại cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ. Atlas địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên là loại Atlas giáo khoa. Nội dung phù hợp với chương trình địa lí địa phương lớp 9 bậc THCS mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phù hợp với trình độ người học và tiến trình dạy học địa lí phổ thông. Các bản đồ được thiết kế trên nhiều trang, sử dụng nhiều màu sắc, nội dung rất phong phú. Ngoài bản đồ, trong Atlas còn nhiều biểu đồ, tranh ảnh minh họa và các bảng số liệu tra cứu, phản ánh khá đầy đủ các điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên được học sinh và giáo viên sử dụng phối hợp với các bản đồ treo tường, các lược đồ trong sách giáo khoa và bản đồ câm trong giảng dạy và học tập địa lí tỉnh Thái Nguyên. Hơn nữa, thời gian dạy học địa lí địa phương không nhiều, giáo viên hoàn toàn có thể hướng dẫn học sinh tự học địa lí tỉnh Thái Nguyên qua Atlas. Điều đó sẽ giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. 2.2. Cơ sở khoa học để thiết kế và biên tập Atlas địa lí địa phương - Khi thiết kế bất cứ một Atlas giáo khoa dùng cho chương trình nào, phải dựa vào cơ sở lí luận của bản đồ giáo khoa, lí luận Atlas giáo khoa, lí luận dạy học tích cực và chương trình địa lí mà Atlas phục vụ. - Thiết kế và biên tập Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên phải dựa vào tài liệu địa lí tỉnh Thái Nguyên, dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường đã được các tác giả biên tập. Bản đồ trong tài liệu giáo khoa, bản đồ giáo khoa treo tường và Atlas giáo khoa phù hợp và bổ sung cho nhau sẽ có ý nghĩa lớn về mặt phương pháp sư phạm. - Nguồn số liệu trong Atlas được khai thác từ Niên giám thống kê Thái Nguyên và số liệu của Cục thống kê Thái Nguyên cung cấp. Số liệu được tiến hành thống kê từ cơ sở cấp xã lên huyện, tỉnh; thống kê số liệu của các ngành kinh tế - xã hội trong tỉnh, là sự tổng hợp khoa học các nguồn thông tin thực tế, là tiếng nói chính thống của chính quyền địa phương, đảm bảo độ tin cậy về mặt khoa học và tư cách pháp lí của Atlas địa lí địa phương, làm cho Atlas như là một tác phẩm giáo khoa hoàn chỉnh, xứng đáng là nguồn tư liệu khoa học độc lập dùng trong nhà trường và là sản phẩm khoa học dùng để phổ biến văn hóa bản đồ cho toàn dân trong tỉnh. - Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu và các tài liệu khảo cứu của các ban ngành trong tỉnh là nguồn tài liệu bổ sung, quảng bá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội và nhân văn, làm cho nội dung phong phú, có sức lôi cuốn, hấp dẫn người sử dụng Atlas. Đây cũng là nguồn tư liệu duy nhất giới thiệu đầy đủ các nguồn lực của địa phương thu hút các nhà đầu tư trong nước và thế giới. - Các điều kiện kĩ thuật, các thiết bị tin học và phần mềm ứng dụng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ngày nay việc tiến hành biên tập và xử lí bản đồ đã có nhiều thay đổi. Công cụ máy tính cho phép tạo ra những sản phẩm bản đồ như ý muốn, phục vụ tốt hơn việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn địa lí nhà trường. Hệ thông tin địa lí (GIS ) ra đời với công cụ quan trọng là phần mềm Mapinfo Professional cho phép tạo dựng và biên vẽ những bản đồ máy Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Giáo dục 3 tính hết sức chính xác, khoa học và đẹp mắt. Chúng tôi sử dụng phần mềm MapInfo 7.5 để thiết kế và biên tập Atlas Địa lí tỉnh Thái Nguyên. 2.3. Thiết kế và biên tập Atlas tỉnh Thái Nguyên Thiết kế và biên tập Atlas có nội dung vô cùng phong phú và đa dạng, cần phải diễn giải trong nhiều trang. Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi chỉ đề cập đến khung cốt của Atlas này. Đó là thiết kế bố cục Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên. Thiết kế bố cục được diễn giải bằng cấu trúc các trang bản đồ dưới đây: Tên Atlas: Atlas Địa lí tỉnh Thái Nguyên. Trang 1: Trình bày: - Các lưới chiếu dùng trong Atlas. - Kí hiệu dùng chung cho bản đồ trong Atlas. - Các tỉ lệ dùng cho từng bản đồ. - Các dạng địa hình tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên. Trang 2: Giới thiệu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và thiên nhiên Thái Nguyên trong miền Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Trang 3: Địa chất và khoáng sản tỉnh Thái Nguyên. Trang 4: Khí hậu chung tỉnh Thái Nguyên. Trang 5: Các loại đất tỉnh Thái Nguyên. Trang 6: Lớp phủ thực vật tỉnh Thái Nguyên. Trang 7: Các loại động vật tỉnh Thái Nguyên. Trang 8: Cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Trang 9: Phân bố dân cư tỉnh Thái Nguyên. Trang 10: Trồng trọt tỉnh Thái Nguyên. Trang 11: Chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên. Trang 12: Lâm nghiệp và ngư nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Trang 13: Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Trang 14: Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Trang 15: Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên. Trang 16: Thương mại tỉnh Thái Nguyên. Trang 17: Du lịch tỉnh Thái Nguyên. Trang 18: Văn hóa tỉnh Thái Nguyên. Trang 19: Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Trang 19: Y tế tỉnh Thái Nguyên. Trang 20: Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Trên các trang bản đồ trong Atlas còn được bố trí nhiều tranh ảnh và bảng biểu, hình vẽ nhằm diễn giải đầy đủ các nguồn thông tin cần thiết cho từng thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Giáo dục 4 Dưới đây là một số bản đồ mà tác giả xây dựng và được Hội đồng khoa học chấm luận văn thạc sĩ thành lập theo Quyết định số 1926/QL-SĐH ngày 3/10/2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên thẩm định: Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Giáo dục 5 Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên Hình 2. Bản đồ mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Giáo dục 6 3. Kết luận Thiết kế và biên tập Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên là một công trình nghiên cứu khoa học, nó đòi hỏi các tác giả bỏ nhiều sức lực và trí tuệ, nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện và thiết bị hiện đại thiết kế và biên tập bản đồ; nó cũng đòi hỏi các cấp, các ngành cung cấp các tư liệu tự nhiên, kinh tế, xã hội chính xác, đồng bộ, chi tiết, mới nhất. Công trình nghiên cứu này hoàn chỉnh sẽ góp phần tích cực vào công việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong nhiều năm. Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên lưu giữ một khối lượng tri thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội vô cùng phong phú và đa dạng, giúp cho mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh khai thác, bảo tồn và phát triển lâu dài Tóm tắt Nội dung bài báo nói về việc thiết kế và biên tập Atlas địa lí giáo khoa tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học địa lí địa phương theo chương trình cải cách giáo dục. Summary The article shows how to design and edit manual geographic atlas for Thai Nguyen province to support teaching of local geography in accordance with the national training curriculum reform. Tài liệu tham khảo [1]. Lâm Quang Dốc (2003), Bản đồ giáo khoa, NXB ĐHSP Hà Nội. [2]. Lã Thị Loan, Nguyễn Việt Tiến, Lâm Quang Dốc (2007), “Vấn đề khai thác kiến thức trong Atlas địa lí Việt Nam phục vụ giảng dạy và học tập ở lớp 12”, Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội. [3]. Nguyễn Quý Thao và Nnk (2005), Atlas Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội. [4]. Nguyễn Thị Thịnh (2004), Xây dựng seri bản đồ giáo khoa treo tường tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học địa lí địa phương. [5]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007). [6]. Trịnh Trúc Lâm (1997), Địa lí tỉnh Thái Nguyên, NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- thiet_ke_va_bien_tap_atlas_dia_li_tinh_thai_nguyen_dung_de_d.pdf