Tài liệu Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

- Phân tích được vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức, các con đường cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Trình bày được các phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Xác định được những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Mô tả được những đặc trưng cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay.

- Nêu và giải thích được tầm quan trọng và nhiệm vụ của việc phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

pdf 133 trang thom 09/01/2024 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Tài liệu Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 
2006 
ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
ĐẠO ĐỨCCHO HỌC SINH TIỂU HỌC 
TIỂU MÔ ĐUN 1 
ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 
Mục tiêu 
Học xong phần này, học viên cần đạt : 
Về kiến thức 
- Phân tích được vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức, các con đường cơ bản để giáo 
dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 
- Trình bày được các phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 
- Xác định được những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời kì công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
- Mô tả được những đặc trưng cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện 
nay. 
- Nêu và giải thích được tầm quan trọng và nhiệm vụ của việc phối hợp các lực lượng 
xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh 
tiểu học. 
Về kĩ năng 
- Lựa chọn, vận dụng hợp lí phương pháp, hình thức giáo dục vào giảng dạy, giáo dục 
đạo đức cho học sinh tiểu học. 
- Biết phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức, góp phần 
hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. 
Về thái độ 
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. 
- Gương mẫu rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng tự hoàn thiện để trở thành tấm 
gương đạo đức trước học sinh. 
GIỚI THIỆU TIỂU MÔĐUN 
STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 
1 Đạo đức và giáo dục đạo đức ở tiểu học 11 
2 Những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt 
Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
1 
3 Những đặc điểm cơ bản của giáo dục đạo đức 
cho học sinh tiểu học hiện nay. 
1 
4 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài 
nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo 
đức cho học sinh tiểu học. 
2 
TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN TIỂU MÔĐUN 
1. Tài liệu học tập và tham khảo 
l Môđun : Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học, xuất bản năm 2005. 
l Luật Giáo dục, 2005. 
l Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. 
l Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. 
l Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học - công 
nghệ (Văn kiện Đại hội VIII, Nghị quyết 4 - BCHTW khóa VII, Nghị quyết 2 - 
BCHTW khóa VIII). 
l GS.VS. Phạm Minh Hạc (Chủ biên). Phát triển toàn diện con người Việt Nam trong 
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Trích đề tài KHXH 04-04 (trang 105-107, 112-113, 
158-160). 
l Hà Nhật Thăng. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức và nhân văn. NXB Giáo dục, 1998. 
l Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia, 2003 (Phần tư tưởng 
Hồ Chí Minh về đạo đức, tr.333 - 373) 
2. Thiết bị, đồ dùng dạy học 
l Máy chiếu, bảng trong (nếu có). 
l Đầu video, băng / đĩa hình. 
l Giấy khổ to, A4. 
l Bút dạ, băng dính, kéo, giấy màu, phiếu học tập. 
CHỦ ĐỀ 1 (1 tiết) 
ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 
Mục tiêu 
Học xong phần này, học viên cần đạt : 
Về kiến thức 
* Trình bày được : 
- Nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò xã hội của đạo đức. 
- Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực xã hội. 
- Một số phẩm chất đạo đức của cá nhân cần được giáo dục cho học sinh hiện nay. 
* Nêu được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của giáo dục đạo đức ở tiểu học. 
* Mô tả và giải thích được các con đường, các phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức 
cho học sinh tiểu học. 
Về kĩ năng 
- Vận dụng nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức vào thực tiễn giáo dục và dạy học. 
- Kết hợp các con đường giáo dục đạo đức vào thực tiễn giáo dục một cách có hiệu quả. 
Về thái độ 
- Có ý thức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức, góp phần hình thành 
nhân cách toàn diện cho học sinh. 
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức giáo 
dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
- Có thái độ quyết tâm rèn luyện, tu dưỡng để trở thành tấm gương đạo đức cho học sinh 
noi theo. 
Nội dung 
Trong chủ đề này, các bạn sẽ được tìm hiểu các nội dung cơ bản : 
* Một số vấn đề về đạo đức 
* Yêu cầu đạo đức trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay 
* Một số phẩm chất đạo đức cá nhân 
* Giáo dục đạo đức 
1. Một số vấn đề cơ bản về đạo đức 
1.1. Đạo đức và các thành tố cấu thành đạo đức 
Hoạt động 1 TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC ĐẠO ĐỨC 
 Thời gian : 30 phút 
Nhiệm vụ 
* Thảo luận về tình huống sau : 
Một cụ già định qua đường, nhưng đường đông quá không qua được. Một em học sinh 
nhìn thấy thế, đã đưa cụ qua đường. 
- Bạn hãy nhận xét hành vi của em bé đó. Căn cứ vào đâu để đánh giá hành vi của em 
bé ? 
* Kết hợp nhận xét về hành vi trên với thông tin cơ bản dưới đây để trả lời các câu hỏi : 
- Bạn hiểu đạo đức là gì ? Nêu các thành tố của đạo đức xã hội. 
- Giữa đạo đức và hành vi đạo đức có mối quan hệ như thế nào ? 
Thông tin cơ bản 
Đạo đức là cái “gốc” của mỗi con người, vì vậy, giáo dục đạo đức là việc làm quan 
trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách toàn diện. “Có tài mà không có đức 
là người vô dụng ; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). 
Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội. Theo quan niệm 
Mác-xít : đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội và hành vi 
của con người. Nó quy định những nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ 
của con người đối với xã hội nguồn ? 
Việc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phản ánh các quan hệ, hành vi của cá 
nhân đối với cộng đồng, xã hội thông qua những lợi ích nhất định. 
* Chuẩn mực đạo đức 
- Chuẩn mực đạo đức là những phép tắc, mang tính quy phạm - tính khuôn mẫu trong 
quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Đó là những yêu 
cầu, được thể hiện bằng những tiêu chuẩn cụ thể, làm cơ sở cho việc đánh giá hành vi 
của con người. 
Ví dụ : “Một lòng thờ mẹ, kính cha 
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” 
(Ca dao) 
* Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật 
- Hệ thống chuẩn mực đạo đức gồm : 
+ Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tích cực : phải làm và nên làm. 
+ Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tiêu cực : không được làm, không nên làm. 
+ Chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị trung hoà : có thể làm. 
- Loại chuẩn mực đòi hỏi “phải làm” và “không được làm” là những yêu cầu tối thiểu 
trong định hướng, điều chỉnh hành vi của con người. Nó thuộc về chuẩn mực pháp lí, 
mang tính bắt buộc thực hiện. Vi phạm loại chuẩn mực này sẽ bị sự cưỡng chế thông 
qua bộ máy chuyên chính của Nhà nước. 
Loại chuẩn mực đòi hỏi “nên làm” và “không nên làm” là chuẩn mực do dư luận xã hội 
và lương tâm điều chỉnh. Tức là, có sự thôi thúc từ bên trong - sự tự cưỡng chế tự 
nguyện, tự giác. “Nên làm”, được hiểu là “mong muốn làm”. “Không nên làm” được 
hiểu là “không mong muốn làm”. Đó là chuẩn mực đạo đức được thực hiện do nhu cầu, 
động cơ, tình cảm bên trong, do ý chí và lương tâm của con người. 
Như vậy, tuy đạo đức và pháp luật đều là những quy phạm xã hội, nhưng pháp luật 
là đạo đức tối thiểu, các quy định của pháp luật là thể hiện ở mức tối thiểu nhất các 
yêu cầu đạo đức trong xã hội. Đạo đức là pháp luật tối đa, nó bao hàm các quy định 
của pháp luật. Thực hiện chuẩn mực đạo đức là một nhu cầu xã hội cao, đòi hỏi ở 
chủ thể tính tích cực, tự nguyện, không vụ lợi. Nếu không thực hiện, sẽ bị dư luận 
xã hội lên án, bị hổ thẹn và cắn rứt lương tâm. “Điều đáng sợ không phải là cái chết 
về thể xác, mà là cái chết về lương tâm khi thể xác còn sống...”. Đó chính là chức 
năng của toà án lương tâm trong mỗi con người. Trong xã hội ta hiện nay - xã hội 
công dân, thực hiện chuẩn mực pháp luật là một nghĩa vụ đạo đức lớn nhất của mỗi 
công dân với tinh thần : “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”. 
Trong Đạo đức học, quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức được coi là 
những thành tố cấu thành đạo đức xã hội. 
Quan hệ đạo đức là một bộ phận hợp thành của những quan hệ xã hội, tạo thành một hệ 
thống những quan hệ xác định giữa con người và con người, giữa cá nhân và xã hội. Nó 
xác định nội dung khách quan của những nhu cầu đạo đức. 
Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc và chuẩn mực hành vi phù hợp với 
những quan hệ đạo đức đang tồn tại. Trong đó xác định những ranh giới của hành vi con 
người và những giá trị đạo đức của nó. Trong ý thức đạo đức, ngoài những nội dung 
chuẩn mực còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người. 
Thực tiễn đạo đức là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong đời sống thực tiễn. 
Đó là sự hoạt động của con người trong các lĩnh vực xã hội khác nhau, những cộng 
đồng xã hội khác nhau dưới ảnh hưởng của những lí tưởng và niềm tin đạo đức. 
1.2. Nguồn gốc, bản chất của đạo đức 
Hoạt động 2. TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC,BẢN CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC 
Thời gian : 20 phút 
Nhiệm vụ 
* Đọc thông tin cơ bản dưới đây và cùng trao đổi : Vì sao đạo đức là một phạm trù lịch sử ? 
Tìm ví dụ minh hoạ. 
Thông tin cơ bản 
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi xã hội loài 
người mới hình thành. Đạo đức ra đời, phát triển cùng quá trình biến đổi kinh tế - xã hội 
và sự tiến bộ về văn hoá vật chất, tinh thần của con người. Hiện nay có nhiều quan niệm 
khác nhau về nguồn gốc, bản chất của đạo đức. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, 
đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác, 
nảy sinh từ tồn tại xã hội, phát triển cùng sự biến đổi của tồn tại xã hội, của các điều 
kiện sinh hoạt vật chất, hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau. Nhưng, đạo đức khác với 
các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ nó điều chỉnh hoạt động của con người trong các 
mối quan hệ xã hội, giúp con người tự hoàn hiện nhân cách của mình. 
Đạo đức là một phạm trù lịch sử. Khi điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra nó thay đổi thì 
tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo. Vừa với tư cách như 
một sự định hướng cho các quan hệ xã hội ; vừa với tư cách phản ánh quan hệ đạo đức 
của xã hội mới thì sớm hay muộn ý thức đạo đức cũng thay đổi. Trong xã hội có sự 
phân chia giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Các giai cấp thống trị áp đặt hệ tư tưởng 
của mình, trong đó có ý thức đạo đức, nhằm bảo vệ địa vị, lợi ích của chúng. Những ý 
thức, tư tưởng đó luôn đối lập với ý chí, nguyện vọng, lẽ sống của giai cấp bị trị. Trong 
xã hội ta hiện nay, sự thống nhất giữa các chuẩn mực đạo đức và pháp luật là cơ sở cho 
việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 
Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, đó là ý thức xã hội. Nó chi 
phối đời sống đạo đức của các cá nhân trong xã hội. Ý thức xã hội được cá nhân tiếp 
nhận chuyển hoá thành ý thức cá nhân, được cá thể hóa và thể hiện ra thông qua hành vi 
đạo đức, dưới những biểu hiện : xúc cảm, tình cảm, động cơ, ham muốn, niềm tin, hành 
động đạo đức,... 
Đánh giá hoạt động 1, 2 
Câu 1 : Điền vào ô  chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. 
 a) Đạo đức và tôn giáo là hai hiện tượng xã hội giống nhau về bản chất, vì đều nói 
đến tính thiện và hướng thiện. 
 b) Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực quy định nghĩa vụ của người này với 
người khác, với xã hội.  c) Đạo đức là sự lừa dối, bịa đặt vì bản chất của con người là cá nhân, con người 
sống vì cái tôi, chăm lo cho cái tôi của mình ; nhưng đạo đức lại đề cập tới bản 
chất xã hội, lợi ích xã hội và người khác.  d) Đạo đức là những quy ước có tính chủ quan của con người, là sự thoả hiệp đôi bên 
cùng có lợi, chẳng hạn : Có đi có lại mới toại lòng nhau.  đ) Đạo đức bắt nguồn từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự 
phát triển của tồn tại xã hội. Do đó, không có hệ thống chuẩn mực đạo đức tuyệt 
đối cho mọi thời đại.  e) Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận, nhờ đó con 
người nhận thức, kiểm tra và điều chỉnh được hành vi của mình. 
Câu 2 : Bạn hãy vận dụng kiến thức trong thông tin trên và kinh nghiệm thực tiễn, giải 
thích, chứng minh luận điểm : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà 
không có tài thì làm việc gì cũng khó”. 
Câu 3 : Có đồng nghiệp cho rằng : “Người tài tự khắc biết mình phải hành động như thế 
nào để trở thành người tốt”. 
Xin cho biết quan điểm của bạn về ý kiến đó và giải thích tại sao. 
1.3. Chức năng của đạo đức 
Hoạt động 3. TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC 
Thời gian : 25 phút 
Nhiệm vụ 
* Bạn hãy đọc và phân tích các chức năng trong thông tin cơ bản sau, mỗi chức năng 
cho một ví dụ. 
* Phân biệt chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức và chức năng điều chỉnh hành vi 
của pháp luật. 
Thông tin cơ bản 
Là một hình thái ý thức xã hội, hình thành và biến đổi trên cơ sở của sự phát triển tồn tại 
xã hội, đạo đức có các chức năng xã hội sau : 
* Chức năng giáo dục : Con người muốn hành động theo lẽ phải, làm điều thiện, 
tránh điều ác thì phải hiểu biết, phải được tác động giáo dục về các quy tắc chuẩn 
mực đạo đức, giúp con người có cơ sở, có khả năng để lựa chọn, tự đánh giá, tự 
điều chỉnh hành vi, qua đó việc thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức. Mặt khác, 
những hành vi đúng chuẩn mực sẽ được xã hội ủng hộ tôn vinh. Điều đó có tác 
dụng giáo dục rất lớn với xã hội. Vì vậy, cổ nhân có câu : Rèn luyện đạo đức là cái 
thứ nhất, học văn hoá là cái thứ hai. Không làm được cái thứ nhất thì rất khó đạt 
được cái thứ hai. 
* Chức năng điều chỉnh hành vi : Trên cơ sở các quy tắc, chuẩn mực đạo đức và sự tác 
động của dư luận xã hội, chủ thể đạo đức tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp 
với chuẩn mực đạo đức. Thiếu sự điều chỉnh đó, con người không thể hoàn thiện nhân 
cách, thậm chí phạm sai lầm, bị dư luận xã hội lên án. Yếu tố giúp con người tự điều 
chỉnh chính là sức mạnh của lương tâm. Con người khi không còn sự điều chỉnh của 
lương tâm sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú. 
* Chức năng kiểm tra đánh giá : Chủ thể đạo đức căn cứ vào quy tắc, chuẩn mực đạo 
đức đối chiếu việc thực hiện của bản thân với các quy tắc, chuẩn mực đó, tự đánh giá 
mức độ thực hiện của mình, qua đó tự điều chỉnh hành vi. Mặt khác, chuẩn mực đạo 
đức giúp mỗi người căn cứ vào đó nhận xét, đánh giá hành vi của người khác. Từ đó, 
biết cổ vũ, tôn vinh những hành vi hợp đạo đức ; lên án, loại trừ những hành vi trái đạo 
đức. 
Đánh giá hoạt động 3 
Câu 1 : Vì sao “con người khi không còn sự điều chỉnh của lương tâm sẽ trở thành ác 
thú hơn mọi ác thú” ? 
Câu 2 : Khi gặp dư luận xã hội không ủng hộ cách ứng xử của mình, bạn sẽ làm gì? 
Vì sao ? Hãy đánh dấu x vào ô  trước cách ứng xử của bạn. 
 a) Bình tĩnh xem xét. 
 b) Tìm cách dập tắt. 
 c) Không quan tâm. 
Thông tin phản hồi cho các hoạt động 
* Hoạt động 1 
- Gợi ý phân tích tình huống đạo đức : 
+ Em học sinh đó đã thực hiện một hành vi hợp đạo lí : “Kính trọng người già”. 
+ Căn cứ vào chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận để khẳng định điều đó. 
- Mối quan hệ giữa đạo đức và hành vi đạo đức : 
+ Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức là cơ sở cho nhận thức và rèn luyện hành vi đạo đức. 
Vì vậy, để hình thành ý thức và hành vi đạo đức, việc giáo dục đạo đức có vai trò rất 
quan trọng. Vì thế, Hồ Chủ tịch đã khẳng định : 
 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
+ Hành vi đạo đức là quá trình biến ý thức đạo đức thành mục đ ... hau. 
THÔNG TIN CƠ BẢN 
- Sách giáo viên môn Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5 : Phần hai - Gợi ý nội dung, phương 
pháp dạy học các bài cụ thể. 
- Tài liệu tập huấn triển khai chương trình, sách giáo khoa mới môn Đạo đức từ năm 
học 2001 - 2002 trong toàn quốc. 
- Băng hình các tiết dạy minh hoạ về đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức từ lớp 
1 đến lớp 5 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành phục vụ triển khai chương trình, sách 
giáo khoa mới. 
2. Bước 2 : Thiết kế kế hoạch bài học 
Mục tiêu : Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp, hình thức, phương tiện dạy 
học vào xây dựng kế hoạch bài học (soạn bài). 
2.1. Làm việc cá nhân 
Hoạt động 2. Thực hành cá nhân về xây dựng kế hoạch bài học 
Thời gian : Học viên tự xác định thời gian cho thích hợp 
NHIỆM VỤ 
* Làm việc cá nhân ở nhà : Mỗi nhóm một chủ đề (tự chọn chủ đề, loại tiết), tự xây 
dựng kế hoạch cá nhân theo chủ đề/loại tiết mà nhóm được giao. 
2.2. Hợp tác nhóm 
Hoạt động 3. Thực hành xây dựng kế hoạch bài học theo nhóm 
Thời gian : 45 phút. 
NHIỆM VỤ 
* Thảo luận nhóm : Xây dựng kế hoạch bài học của nhóm trên cơ sở kết quả làm việc cá 
nhân ở hoạt động 2 (làm trên giấy khổ to). 
THÔNG TIN CƠ BẢN 
- Khung kế hoạch bài học (thông tin phản hồi của hoạt động 1, chủ đề 4). 
- Vở bài tập, sách giáo khoa môn Đạo đức (bài được phân công cho nhóm chuẩn bị). 
- Sách giáo viên (bài đựợc phân công cho nhóm chuẩn bị). 
3. Bước 3 : Thực hành giảng 
Mục tiêu : Rèn luyện năng lực vận dụng các kĩ năng sư phạm tổng hợp vào giảng dạy. 
Hoạt động 3. Thực hành giảng, rút kinh nghiệm chung 
Thời gian : 3 tiết. 
NHIỆM VỤ 
* Đại diện nhóm lên giảng : Mỗi nhóm một người. 
* Rút kinh nghiệm chung theo các tiêu chí trong thông tin cơ bản. 
THÔNG TIN CƠ BẢN 
Tiêu chí cơ bản để đánh giá, rút kinh nghiệm tiết tập giảng : 
- Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 
- Nội dung bài học xúc tích, cập nhật, đạt được mục tiêu đề ra. 
- Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học, phương tiện dạy học phong phú, phù hợp 
với chủ đề bài dạy, sát đối tượng, kích thích hứng thú, tích cực học tập của học sinh. 
- Trình tự các hoạt động các hoạt động dạy học lôgíc, hợp lí. 
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động sinh động, sôi nổi, hiệu quả. 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3 
Đánh giá trực tiếp thông qua kế hoạch bài học và dự tập giảng theo các tiêu chí trong 
thông tin cơ bản của hoạt động 3. Các cá nhân tự so sánh phần chuẩn bị của mình và của 
nhóm với ý kiến rút kinh nghiệm chung để tự đánh giá kĩ năng thực hành. 
ĐÁNH GIÁ TIỂU MODUL 2 
Câu 1 : Theo bạn, điểm mấu chốt nhất trong đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo 
đức ở tiểu học là gì ? Vì sao bạn cho đó là điểm mấu chốt nhất ? 
Câu 2 : Bạn hãy nhận xét kế hoạch bài học dưới đây về các nội dung : 
a) Xác định mục tiêu đã phù hợp với học sinh lớp 2 chưa ? Mục tiêu bài học có rõ ràng, 
cụ thể không ? 
b) Nội dung kiến thức định hướng cho học sinh có đạt mục tiêu đề ra không ? 
c) Việc sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện dạy và học như thế nào ? Có phù 
hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức không ? 
d) Cách thiết kế và tổ chức các hoạt động có kích thích hứng thú học tập, phát huy tích 
cực học tập của học sinh không ? Vì sao ? 
ĐẠO ĐỨC LỚP 2 
Bài 5 : Chăm chỉ học tập (tiết 1) 
I - Mục tiêu 
1. Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu : 
- Những biểu hiện của chăm chỉ học tập. 
- Những lợi ích của chăm chỉ học tập. 
2. Thái độ, tình cảm 
- Tự giác học tập. 
- Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập. 
3. Hành vi 
Thực hiện các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như : học bài, làm bài đầy đủ ; tự giác 
học tập ; đi học đủ và đúng giờ,... 
II - Chuẩn bị 
- Giấy khổ to, bút viết bảng. 
- Phiếu học tập. 
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1 : Thảo luận xử lí tình huống 
* Nêu tình huống : Tuấn đang học bài thì 
Nam đến rủ đi đá bóng. Em hãy đoán xem 
Tuấn sẽ xử lí như thế nào ? 
Gợi ý : 
- Tuấn sẽ có các cách ứng xử như thế nào? 
- Em tán thành với các cách ứng xử nào ? 
Vì sao ? 
- Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì ? Kết luận: 
Khi đang học bài, làm bài các em cần cố 
gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ 
dở, như thế mới là chăm chỉ học tập 
Thảo luận theo gợi ý của giáo viên 
Lần lượt từng nhóm đưa ra cách ứng xử, 
không nêu ý kiến trùng lặp : 
+ Từ chối để học bài. 
+ Bảo bạn chờ học xong rồi cùng đi. 
+ Cất sách vở, đi cùng bạn. 
+ Rủ bạn cùng học xong rồi đi. 
- Phân tích, chọn ra các cách ứng xử đúng. 
- Tự chọn cách ứng xử đúng, phù hợp với 
bản thân học sinh. 
Hoạt động 2 : Thảo luận về các biểu hiện của chăm chỉ 
* Giao nhiệm vụ cho học sinh : 
- Thảo luận nhóm. 
- Cách thức thảo luận : Lần lượt các thành 
viên trong nhóm kể ra các biểu hiện của 
chăm chỉ học tập (động não). 
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận. 
- Thư kí của nhóm ghi kết quả thảo luận 
lên giấy khổ to. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả 
thảo luận. 
- Tổng hợp, hết các ý kiến đúng của học 
sinh 
- Có thể nêu ra một số biểu hiện : 
+ Tự giác học, không cần người khác phải 
nhắc nhở. 
+ Luôn làm đủ bài tập. 
+ Luôn học thuộc bài trước khi đến lớp. 
+ Đi học đúng giờ, đầy đủ,... 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 3 : Thảo luận về lợi ích của chăm chỉ học tập 
* Giao nhiệm vụ : 
 Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và 
đưa ra cách giải quyết hợp lí. Giải thích vì 
sao chọn cách giải quyết đó. 
- Tình huống 1 : Đã đến giờ Toàn học bài, 
nhưng ti vi đang chiếu phim hoạt hình rất 
hay. Mẹ giục Toàn đi học, nhưng Toàn 
còn nấn ná mãi. Theo em, bạn Toàn nên 
làm gì ? Vì sao ? 
- Tình huống 2 : Gặp bài toán khó, bạn 
Hoà loay hoay mãi mà chưa giải được. 
Nếu em là bạn Hoà, em sẽ làm gì ? Vì 
sao? 
- Tình huống 3 : Vì chưa làm đủ bài tập 
nên bạn Hưng đã trốn học. Em có đồng 
tình với bạn Hưng không ? Vì sao ? 
* Gợi ý học sinh tự rút ra ích lợi của việc 
chăm chỉ học tập và tác hại của việc lười 
học. 
* Kết luận : Chăm chỉ học tập sẽ đem lại 
cho các em nhiều ích lợi : Giúp cho việc 
học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô 
giáo, các bạn quý mến, thực hiện tốt quyền 
học tập của mình,... 
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ thảo luận, 
đưa ra cách giải quyết. 
Có thể là : 
- Toàn nên tắt ti vi, nghiêm túc học bài, vì 
nếu không học bài, ngày mai Toàn sẽ bị 
điểm kém và bị cô giáo phê bình. 
- Em nên nhờ bố mẹ, anh chị hoặc bạn 
giảng cho, khi nào hiểu, em sẽ tự làm. Như 
vậy em đã hoàn thành bài tập cô giáo cho, 
sẽ được cô khen. 
- Không thể đồng tình với bạn Hưng, vì 
như vậy càng không được học bài, hiểu bài 
đầy đủ, vừa bị điểm kém, vừa bị cô giáo 
phê bình, trốn học lang thang còn có thể bị 
ảnh hưởng đến sức khoẻ, bị lôi kéo làm 
điều xấu,... 
Hoạt động tiếp nối 
* Yêu cầu học sinh : 
- Tự liên hệ việc học tập để tiết 2 trình bày 
trước lớp. 
Thực hiện các yêu cầu của giáo viên. 
- Sưu tầm những tấm gương chăm chỉ học 
tập để tiết 2 kể lại cho các bạn cùng học 
tập. 
ĐÁNH GIÁ MÔĐUN 
Sau khi học xong toàn bộ modul, các bạn tự đánh giá kết quả học tập của mình theo 
câu hỏi sau : 
Câu 1 : Bạn hãy giải thích luận điểm : “Người thầy giáo tồi mang chân lí đến sẵn cho 
học sinh. Người thầy giáo giỏi dạy học sinh biết cách tìm ra chân lí”. 
Câu 2 : Chỉ có các phương pháp dạy học hiện đại mới được vận dụng vào dạy môn Đạo 
đức hiện nay. Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về quan điểm đó bằng cách đánh dấu x 
vào ô  và giải thích vì sao. 
 a) Tán thành 
 b) Không tán thành 
 c) Lưỡng lự 
Câu 3 : Theo bạn, để xây dựng một kế hoạch bài học môn Đạo đức, người giáo viên cần 
có những kĩ năng cơ bản nào ? 
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG 
* Hoạt động 1 
Khung Kế hoạch bài học 
* Bài số...........Tên bài...............(tiết..........) 
I - Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức : Nêu những yêu cầu về kiến thức cơ bản học sinh cần đạt (Nên dùng 
các từ để có thể lượng hoá được mức độ hiểu biết sau bài học). 
2. Về kĩ năng hành vi : Học sinh cần rèn luyện thói quen hành vi gì theo chủ đề bài học. 
Nên dùng các động từ xác định hành vi : biết, thực hiện,... 
3. Về giáo dục thái độ : Xác định cần định hướng cho học sinh thái độ như thế nào sau 
khi học mỗi bài. Mục đích cuối cùng là giúp các em biết phân biệt, ủng hộ và làm theo 
cái đúng, cái tốt ; không học tập và làm theo cái xấu, cái sai. 
II - Tài liệu và phương tiện dạy học (Chuẩn bị) 
1. Tài liệu 
- Tài liệu học tập cho học sinh. 
- Tài liệu tham khảo cho giáo viên. 
(Đó là các thông tin, sự kiện cần thiết phục vụ bổ trợ cho bài học được giáo viên cập 
nhật, sử dụng). 
2. Phương tiện dạy học 
- Cần có những phương tiện gì ? Sử dụng cho hoạt động nào trong bài học ? 
- Do ai chuẩn bị : giáo viên, học sinh, người khác,... 
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu 
a) Hoạt động 1 
* Tên hoạt động ................................................................................................................. 
* Thời gian tiến hành hoạt động......................................................................................... 
* Mục tiêu của hoạt động................................................................................................... 
* Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học) 
............................................................................................................................................. 
* Kết luận của giáo viên sau hoạt động.............................................................................. 
b) Hoạt động 2 
* Tên hoạt động .................................................................................................................. 
* Thời gian tiến hành hoạt động......................................................................................... 
* Mục tiêu của hoạt động.................................................................................................... 
* Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học) 
............................................................................................................................................. 
* Kết luận của giáo viên sau hoạt động. 
c) Hoạt động 3 
* Tên hoạt động ................................................................................... ............................... 
* Thời gian tiến hành hoạt động.......................................................................................... 
* Mục tiêu của hoạt động.................................................................................................... 
* Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học) 
............................................................................................................................................. 
* Kết luận của giáo viên sau hoạt động............................................................................... 
IV - Kết luận chung cuối bài 
- Tiết 1 : Chốt lại kiến thức cơ bản để định hướng cho luyện tập thực hành. 
- Tiết 2 : Tổng kết toàn bài và yêu cầu rèn luyện. 
Chú ý 
* Mỗi tiết học, trung bình nên có 3 - 4 hoạt động. Tránh : 
- Quá giản tiện : Quá ít các hoạt động, đưa ra hoạt động mang tính chiếu lệ. 
- Quá tham : Đưa vào quá nhiều hoạt động dẫn đến trùng lặp. 
- Nên thay đổi phương pháp, hình thức trong các hoạt động để tránh nhàm chán. 
* Cách đặt tên hoạt động : Thông thường nên dùng một động từ kết hợp với mục tiêu 
của hoạt động làm bổ ngữ cho động từ đó (tham khảo cách đặt tên hoạt động trong kế 
hoạch bài học ở câu 2, phần đánh giá tiểu modul 2). Động từ được dùng phải nêu bật 
được nhiệm vụ cơ bản học sinh cần thực hiện trong hoạt động đó. Ví dụ : Thảo luận về 
các biểu hiện của chăm chỉ học tập. 
Hoạt động tiếp nối 
* Hướng dẫn học, làm bài ở nhà, chuẩn bị bài mới. 
* Hướng dẫn luyện tập thực hành thường xuyên, tự đánh giá kết quả rèn luyện. 
* Hoạt động 2 và 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá tiểu mođun 2 
Câu 1 
Điểm mấu chốt nhất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện 
nay là thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trước, trong và sau tiết học 
một cách có hiệu quả. Để tổ chức các hoạt động học tập sôi nổi, phong phú, sinh động, 
hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập và tích cực hoạt động của học sinh, cần sử dụng 
kết hợp nhiều phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học khác nhau. 
Câu 2 
Các bạn có thể thảo luận, trao đổi cùng đồng nghiệp để đưa ra nhận xét khách quan. 
Sau đây là một số gợi ý : 
a) Xác định được mục tiêu, phù hợp trình độ nhận thức chung của học sinh lớp 3. 
b) Nội dung kiến thức giáo viên định hướng cho học sinh phù hợp với mục tiêu đã 
đề ra (tiết 1). 
c) Mặc dù học sinh đã được trao quyền tự chủ hoạt động nhận thức, song thiết kế trên 
còn lạm dụng phương pháp thảo luận, hình thức hoạt động nhóm, vì vậy sẽ gây tâm lí 
nhàm chán trong học sinh. Phương tiện dạy học nghèo nàn. 
d) Thiết kế các hoạt động đã phát huy tích cực học tập của học sinh ở mức độ giúp học 
sinh tự lực và hợp tác nhóm giải quyết vấn đề nhận thức ; nhưng sẽ thiếu sinh động, hấp 
dẫn, chưa kích thích hứng thú nhận thức và sự sáng tạo của học sinh, do đơn điệu sử 
dụng phương pháp thảo luận. 
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá môđun 
Câu 1 : “Người thầy giáo tồi mang chân lí đến sẵn cho học sinh” : Người thầy giáo dạy 
học sinh theo cách áp đặt hoàn toàn, cách dạy cũ. Như vậy, không khích lệ học sinh 
sáng tạo, có nghĩa là người thầy giáo đó chỉ làm được cái việc nhồi nhét kiến thức vào 
đầu học sinh. 
“Người thầy giáo giỏi dạy học sinh cách tìm ra chân lí” : Người thầy giáo biết cách dạy cho 
học sinh phương pháp học. Nhờ phương pháp học đó, học sinh tự học, tự khám phá tri thức 
và sáng tạo cách học mới. Đây là yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học hiện 
nay. 
Câu 2 : Đáp án b. 
Sở dĩ nên chọn phương án này vì : Một trong các nguyên tắc của đổi mới phương pháp 
dạy học là kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Phương pháp 
nào cũng có ưu, nhược điểm riêng. Quan điểm trên thể hiện thái độ phủ nhận ưu điểm 
của các phương pháp truyền thống, tuyệt đối hoá các phương pháp hiện đại. 
Câu 3 : Để xây dựng một kế hoạch bài học môn Đạo đức, người giáo viên cần có một 
số kĩ năng cơ bản sau : 
- Kĩ năng xác định mục tiêu bài học : cụ thể, rõ ràng, sát đối tượng, nên dùng một động 
từ ở đầu câu thể hiện mức độ hiểu, biết,... để lượng hoá được mức độ cần đạt về kiến 
thức, thái độ, kĩ năng của học sinh và để dễ đánh giá. Ví dụ như trình bày được, kể 
được, giải thích được, vận dụng được,... 
- Kĩ năng lựa chọn, vận dụng phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với chủ đề bài 
học, loại hình tiết dạy, đối tượng học sinh, điều kiện địa phương để thiết kế hoạt động 
học tập cho học sinh đạt hiệu quả. 
- Kĩ năng sử dụng, sáng tạo phương tiện dạy học, tổ chức học sinh thiết kế đồ dùng học 
tập. 
- Kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh có hiệu quả và tự điều chỉnh hoạt 
động của bản thân một cách linh hoạt. 
- Kĩ năng đánh giá, tự đánh giá để điều chỉnh kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng 
học sinh. 
ĐẠO ĐỨC VÀ PHưƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 
Mã số : PGK45B6 
In cuốn, khổ 20,5 x 29 cm, tại : 
Giấy phép xuất bản số cấp ngày 
In xong và nộp lưu chiểu năm 2006. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_duc_va_phuong_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sin.pdf