Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp tiểu học)

Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.

pdf 32 trang thom 06/01/2024 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp tiểu học)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp tiểu học)

Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp tiểu học)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
(CẤP TIỂU HỌC) 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................................................. 4 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 4 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ......................................................................................................................................................... 6 
LỚP 4 ..................................................................................................................................................................................... 9 
LỚP 5 ................................................................................................................................................................................... 17 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 24 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 26 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 27 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây 
dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở 
cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. 
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong 
Chương trình tổng thể. 
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử 
của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội 
dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: 
Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,... 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
 Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học tuân thủ các quy định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời 
xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số quan điểm sau: 
1. Chương trình môn Lịch sử và Địa lí tích hợp nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số nội dung văn hoá, xã hội 
trong các kết nối về không gian và thời gian; tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết 
với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn nhằm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực đặc thù của môn học và 
các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể. Chương trình kết nối với các môn học 
và hoạt động giáo dục khác như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,... giúp học sinh vận dụng 
tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, phù 
hợp với lứa tuổi. 
2. Trên cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và Địa lí trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và 
tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, chương trình môn Lịch sử và Địa lí chọn lọc những kiến thức cơ 
bản và sơ giản về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hoá của các vùng miền, đất nước Việt Nam và thế 
4 
giới; các sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những dấu mốc lớn của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 
Nội dung môn học vừa bảo đảm tính khoa học, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh. 
3. Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội, từ địa lí, lịch sử của 
địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực và thế giới. 
4. Chương trình lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học 
sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập tích cực như: tìm hiểu các vấn đề lịch sử và địa lí, luyện tập và 
thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống),... 
5. Chương trình được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của 
các địa phương; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà 
trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước, tiếp cận dần với trình độ khu vực và thế giới. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: 
nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình 
thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng 
tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá 
Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm 
chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực 
chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
5 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực 
khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã 
học. Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày trong bảng sau: 
Thành phần 
năng lực 
Biểu hiện 
NHẬN THỨC 
KHOA HỌC 
LỊCH SỬ VÀ 
ĐỊA LÍ 
– Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ 
không gian – thời gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam; một số nền văn minh; 
một số vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối mặt. 
– Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới. 
– Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 
TÌM HIỂU 
LỊCH SỬ VÀ 
ĐỊA LÍ 
– Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ đơn giản 
để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân 
cư,... ở mức đơn giản. 
– Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối 
quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí. 
– Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... 
– So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét 
được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên. 
VẬN DỤNG 
KIẾN THỨC, 
KĨ NĂNG ĐÃ 
HỌC 
– Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ; sử dụng được đường thời 
gian để biểu diễn tiến trình phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử. 
– Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí. 
6 
Thành phần 
năng lực 
Biểu hiện 
– Biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận và trình bày quan điểm về một 
số vấn đề lịch sử, địa lí, xã hội đơn giản. 
– Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động 
của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại. 
– Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ 
môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá,... 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
1.1. Các mạch nội dung 
Mạch nội dung Lớp 4 Lớp 5 
Mở đầu Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí 
Địa phương và các 
vùng miền của Việt 
Nam 
Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) 
Trung du và miền núi Bắc Bộ 
Đồng bằng Bắc Bộ 
Duyên hải miền Trung 
Tây Nguyên 
Nam Bộ 
Việt Nam 
Đất nước và con người Việt Nam 
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam 
7 
Mạch nội dung Lớp 4 Lớp 5 
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam 
Thế giới 
Các nước láng giềng 
Tìm hiểu thế giới 
Chung tay xây dựng thế giới 
1.2. Các chủ đề 
Mạch nội dung Chủ đề 
Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử 
và Địa lí 
Giới thiệu các phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí 
Cách sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí 
Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung 
ương) 
Thiên nhiên và con người địa phương 
Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương 
Trung du và miền núi Bắc Bộ 
Thiên nhiên 
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá 
Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương 
Đồng bằng Bắc Bộ 
Thiên nhiên 
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá 
Sông Hồng và văn minh sông Hồng 
Thăng Long – Hà Nội 
Văn Miếu – Quốc Tử Giám 
Duyên hải miền Trung 
Thiên nhiên 
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá 
Cố đô Huế 
8 
Mạch nội dung Chủ đề 
Phố cổ Hội An 
Tây Nguyên 
Thiên nhiên 
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá 
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên 
Nam Bộ 
Thiên nhiên 
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá 
Thành phố Hồ Chí Minh 
Địa đạo Củ Chi 
Đất nước và con người Việt Nam 
Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca 
Thiên nhiên Việt Nam 
Biển, đảo Việt Nam 
Dân cư và dân tộc ở Việt Nam 
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam 
Văn Lang, Âu Lạc 
Phù Nam 
Champa 
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam 
Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc 
Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long 
Triều Trần và kháng chiến chống Mông – Nguyên 
Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê 
Triều Nguyễn 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 
9 
Mạch nội dung Chủ đề 
Đất nước Đổi mới 
Các nước láng giềng 
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) 
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 
Vương quốc Campuchia 
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 
Tìm hiểu thế giới 
Các châu lục và đại dương trên thế giới 
Dân số và các chủng tộc trên thế giới 
Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới 
Chung tay xây dựng thế giới 
Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp 
Xây dựng thế giới hoà bình 
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp 
LỚP 4 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
Giới thiệu các phương tiện học 
tập môn Lịch sử và Địa lí 
– Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, 
biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,... 
Cách sử dụng một số phương tiện 
học tập môn Lịch sử và Địa lí 
– Sử dụng được một số phương tiện môn học vào học tập môn Lịch sử và Địa lí. 
ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) 
Thiên nhiên và con người địa 
phương 
– Xác định được vị trí địa lí của địa phương trên bản đồ Việt Nam. 
– Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu,...) của địa phương 
10 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ. 
– Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở địa phương. 
– Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường 
xung quanh. 
Lịch sử và văn hoá truyền thống 
địa phương 
– Mô tả được một số nét về văn hoá (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang 
phục, ẩm thực,...) của địa phương. 
– Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc 
một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương. 
– Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương. 
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 
Thiên nhiên – Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, 
đỉnh Fansipan, cao nguyên Mộc Châu,...) của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trên 
bản đồ hoặc lược đồ. 
– Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: 
địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 
– Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời 
sống và sản xuất của người dân ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 
– Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng 
trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Dân cư, hoạt động sản xuất và 
một số nét văn hoá 
– Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 
– Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi Bắc 
11 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư 
– Kể được một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng 
các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản,...). 
– Mô tả được một số lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 
(ví dụ: lễ hội Gầu Tào, hát Then, múa xoè Thái, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng 
cao,...). 
Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng 
Vương 
– Xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên bản đồ hoặc lược đồ, thời gian, địa 
điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay. 
– Đọc sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trúc chính trong quần thể 
di tích Đền Hùng. 
– Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hoá dân gian, trình bày được những nét sơ lược về lễ 
hội giỗ Tổ Hùng Vương. 
– Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương. 
– Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương. 
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
Thiên nhiên – Xác định được vị trí địa lí của vùng đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. 
– Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, sông ngòi,...) của 
vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
– Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đối với sản xuất 
và đời sống ở vùng đồng bằng Bắ ...  dựng thế giới xanh – sạch – 
đẹp 
– Nêu được một số vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người. 
– Sử dụng kiến thức lịch sử, địa lí kết hợp với một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...), 
liệt kê và trình bày được một số vấn đề môi trường (ví dụ: thiên tai, biến đổi khí hậu, 
suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường,...). 
– Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp. 
– Thể hiện được sự quan tâm đến vấn đề môi trường trên thế giới qua hình thức vẽ 
tranh, viết thư,... 
Xây dựng thế giới hoà bình 
– Sử dụng một số tư liệu (tranh ảnh, một số câu chuyện về Liên hợp quốc, truyền thuyết 
về chim bồ câu và cành olive, phong trào Chữ thập đỏ, Thế vận hội Olympic,...), trình bày 
được mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hoà bình. 
– Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình. 
–Thể hiện được một thế giới trong tương lai qua hình thức vẽ tranh, viết thư, kể 
chuyện,... 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
1. Định hướng chung 
Phương pháp giáo dục môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học được thực hiện theo các định hướng chung sau: 
25 
a) Đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tập trung rèn luyện năng lực 
tự học, bồi dưỡng phương pháp học tập để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết cho bản thân; rèn 
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
b) Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, 
đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) với 
phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...). Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc 
trưng cho môn học. 
c) Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học trong đó chú trọng các loại hình: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, 
ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...; bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,...; phim video; các phiếu học 
tập có các nguồn sử liệu; phần mềm dạy học,... 
2. Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
a) Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ 
yếu như: yêu quý thiên nhiên, thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh, yêu quý cộng đồng, yêu quê 
hương, quý trọng lịch sử và văn hoá dân tộc Việt Nam, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc trên 
thế giới. 
b) Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập nhằm góp phần hình thành và phát triển các năng lực 
chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể, cụ thể: 
– Đối với năng lực tự chủ và tự học: Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tự mình thực hiện những nhiệm vụ 
được phân công khi học tập, tham quan; biết đặt ra các câu hỏi đơn giản, tự tìm kiếm và phân tích nguồn thông tin, trả lời 
câu hỏi về lịch sử và địa lí. 
– Đối với năng lực giao tiếp và hợp tác: Khuyến khích và hướng dẫn học sinh diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình, tự tin 
khi đưa ra ý kiến, trao đổi, thảo luận khi có các quan điểm khác nhau; làm việc theo nhóm, chia sẻ suy nghĩ, lắng nghe ý 
kiến của người khác, cùng nhau xây dựng ý tưởng trong quá trình học tập các vấn đề về lịch sử và địa lí. 
26 
– Đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khuyến khích và hướng dẫn học sinh phát hiện một số vấn đề trong cuộc 
sống xung quanh, đặt câu hỏi, tìm thông tin, thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh,... trong giải quyết vấn 
đề; đưa ra ý kiến, nhận xét, bình luận theo các cách khác nhau về các vấn đề địa lí và lịch sử trong cuộc sống xung quanh. 
3. Phương pháp hình thành và phát triển năng lực đặc thù 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá; 
chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và 
phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, làm dự án nghiên cứu; đa 
dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, kết hợp việc học trên lớp với các hoạt động xã hội; tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội 
cho học sinh thực hành, trải nghiệm, tiếp xúc với thực tiễn để tìm kiếm, thu thập thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề. 
Trong dạy học lịch sử, chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện. Giáo viên giúp cho học sinh làm quen với lịch sử địa 
phương, lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới thông qua việc kết hợp giữa kiến thức lịch sử cơ bản và các câu chuyện 
lịch sử; tạo cơ sở để học sinh bước đầu nhận thức về khái niệm thời gian, không gian; đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản 
về sự kiện, nhân vật lịch sử; Đối với địa lí, dạy học gắn liền với việc khai thác kiến thức từ các nguồn tư liệu lược đồ, bản 
đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; chú trọng dạy học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các phương pháp 
dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như: thảo luận, đóng vai, làm dự án nghiên cứu,... nhằm khơi dậy và 
nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng 
lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. 
Tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học ở ngoài lớp học và ngoài khuôn viên 
nhà trường như gặp gỡ các cá nhân, tập thể đã trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịch sử, các hoạt động xã hội; tham quan 
các cảnh quan, di tích lịch sử - văn hoá, triển lãm, bảo tàng;... 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
Đánh giá kết quả giáo dục môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học phải bảo đảm các yêu cầu sau: 
27 
a) Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương 
trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí. 
b) Phương châm đánh giá là khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến 
môn học, giúp học sinh tự tin, chủ động sáng tạo và chăm chỉ học tập, rèn luyện. 
c) Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và 
chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh trong những 
tình huống cụ thể. 
d) Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, cần tăng cường và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ của học 
sinh trong học tập; chú trọng xem xét sự hiểu biết của học sinh về lịch sử, địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước; hiểu 
biết bước đầu về thế giới và khả năng vận dụng những kiến thức lịch sử, địa lí để tìm hiểu môi trường xung quanh, vận dụng 
vào thực tiễn cuộc sống. 
đ) Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của 
giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng. 
e) Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá thông qua bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài 
thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá thông qua vấn đáp, thuyết trình; đánh giá thông qua quan sát 
(quan sát việc học sinh sử dụng các công cụ học tập, thực hiện các bài thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham 
quan, khảo sát địa phương, bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...). 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Giải thích thuật ngữ 
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học sử dụng các động từ hành động để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu 
cần đạt về năng lực của học sinh. Một số động từ được sử dụng lặp lại ở các mức độ khác nhau, nhưng trong mỗi trường hợp 
thể hiện đối tượng, độ phức tạp và độ khó khác nhau. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, độ phức tạp và độ khó của 
mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ đặt trong ngoặc đơn. Khi ra đề kiểm tra, giáo viên có thể thay thế các động từ 
28 
trong bảng tổng hợp bằng động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho 
học sinh. 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết – Kể được tên (một số đối tượng địa lí; một số dân tộc; một số sự kiện, nhân vật lịch sử trong không gian và 
thời gian cụ thể). 
– Liệt kê được (số lượng đơn vị hành chính, số dân, sự kiện, sự vật, nhân vật). 
– Ghi lại được, kể lại được các mốc chính của một giai đoạn, quá trình lịch sử, nhân vật lịch sử,... 
– Xác định được (vị trí địa lí của vùng miền, quốc gia, châu lục; vị trí một số đối tượng địa lí, địa điểm lịch 
sử trên bản đồ, lược đồ). 
– Đặt đúng vị trí (đối tượng trên bản đồ, sơ đồ); điền vào chỗ trống, ô trống (các từ, cụm từ phù hợp); nối 
(các đường còn thiếu trong sơ đồ); nối cặp (các từ có quan hệ logic nào đó). 
– Tìm kiếm thông tin (nguồn sử liệu, hình ảnh, sự kiện, vấn đề lịch sử,...); tìm kiếm (một số đối tượng địa lí, 
đường đi trên bản đồ). 
Hiểu – Trình bày được đặc điểm cơ bản của đối tượng địa lí, sự phân bố đối tượng địa lí; diễn trình của các sự 
kiện, nhân vật, quá trình lịch sử (từ đơn giản đến phức tạp). 
– Mô tả được (đặc điểm cơ bản của địa hình, khí hậu, sông ngòi, một số nét văn hoá, hoạt động sản xuất,...; 
một số nét cơ bản về sự kiện, nhân vật lịch sử, di tích lịch sử, lễ hội,...). 
– Vẽ được đường thời gian (timeline) hoặc xây dựng sơ đồ tiến trình lịch sử, diễn biến chính của một số cuộc 
khởi nghĩa, trận đánh lớn,... 
– Sử dụng bản đồ, lược đồ, các thông tin trên biểu đồ nêu được một số thông tin địa lí, sự kiện lịch sử,... 
– Trình bày được (ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, sự thích ứng của con người với thiên nhiên, 
một số khó khăn do thiên nhiên gây ra; ý nghĩa của một sự kiện, hiện tượng lịch sử, địa lí; mối quan hệ giữa 
29 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
các sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí). 
– Phân biệt được (các dạng địa hình, phương thức khai thác tự nhiên, đặc điểm tự nhiên của các châu lục). 
– So sánh được (đặc điểm khí hậu của hai địa điểm; phân bố dân cư của hai vùng). 
– Nêu được (tác động của tự nhiên đến sản xuất và đời sống của con người; ý nghĩa của sự kiện lịch sử, vai 
trò của một nhân vật lịch sử; nhận xét của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận 
thức và tư duy lịch sử,...). 
Vận dụng – Xác định được (phương hướng ngoài thực địa, vị trí của một địa điểm, phạm vi không gian trên bản đồ, 
lược đồ). 
– Tìm hiểu được, khám phá được (một hiện tượng địa lí, lịch sử thông qua tài liệu và tham quan, khảo sát); 
đặt được câu hỏi (về một vấn đề); liên hệ được (thực tế địa phương). 
– Đưa ra được (một số biện pháp phòng tránh thiên tai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở một vùng cụ thể). 
– Vận dụng được (điều đã học) vào trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể. 
– Đề xuất được ở mức độ đơn giản (giải pháp). 
– Thực hiện được (hành động chia sẻ với người dân vùng thiên tai). 
– Vẽ được (bức tranh thể hiện một thế giới trong tương lai, sự quan tâm đến môi trường,...). 
– Sơ đồ hoá (một hiện tượng, quá trình, mối quan hệ nhân quả). 
– Trình bày được (kết quả làm việc cá nhân hay làm việc nhóm về một vấn đề lịch sử, địa lí). 
30 
2. Thời lượng thực hiện chương trình 
Thời gian dành cho mỗi lớp học là 70 tiết/lớp/năm học, dạy trong 35 tuần. Dự kiến thời lượng dành cho mỗi mạch nội 
dung được trình bày trong bảng sau: 
Nội dung Lớp 4 Lớp 5 
Địa phương và các 
vùng của Việt Nam 
Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí 3% 
Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) 6% 
Trung du và miền núi Bắc Bộ 14% 
Đồng bằng Bắc Bộ 20% 
Duyên hải miền Trung 17% 
Tây Nguyên 13% 
Nam Bộ 17% 
Việt Nam Đất nước và con người Việt Nam 16% 
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam 10% 
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam 34% 
Thế giới Các nước láng giềng 10% 
Tìm hiểu thế giới 14% 
Chung tay xây dựng thế giới 6% 
Đánh giá định kì 10% 10% 
31 
3. Thiết bị dạy học 
Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí bao gồm: 
– Mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, địa lí, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...; 
– Bản đồ, lược đồ; 
– Sơ đồ, các bảng thống kê,...; 
– Phim video; 
– Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; 
– Các mẫu vật về tự nhiên; 
– Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên; một số dụng cụ thực hành; 
– Phần mềm dạy học (nghiên cứu và từng bước sử dụng rộng rãi). 
Thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí là các nguồn tư liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và 
giàu sức thuyết phục, không chỉ nhằm minh hoạ bài giảng của giáo viên mà còn hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học 
tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử, địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh làm việc 
trực tiếp với các thiết bị dạy học theo phương châm: Hãy để cho học sinh tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị, suy nghĩ nhiều 
hơn, làm việc nhiều hơn và trình bày ý kiến của mình nhiều hơn. 
4. Về logic xây dựng và phát triển chương trình 
Một số kiến thức lịch sử và địa lí tiểu học đã được lồng ghép trong một số chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội ở các 
lớp 1, 2, 3. Đến lớp 4 và lớp 5, nội dung giáo dục lịch sử, địa lí được tổ chức thành một môn học độc lập nhằm giúp học sinh 
mở rộng và nâng cao hiểu biết về môi trường xung quanh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Nội dung giáo dục 
lịch sử, địa lí gồm: những kiến thức ban đầu về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử – văn hoá của các vùng 
miền, của đất nước và thế giới; những sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai 
đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hoá,...) và giữ nước của dân tộc. Chương 
32 
trình môn Lịch sử và Địa lí không tách thành hai phân môn riêng biệt. Các kiến thức lịch sử và địa lí được tích hợp trong các 
chủ đề và được mở rộng về không gian địa lí và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền đến đất nước và thế giới). Logic 
này bảo đảm khi hoàn thành chương trình môn học ở cấp tiểu học, học sinh sẽ có kiến thức ban đầu về lịch sử và địa lí của 
địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở. Khi dạy học, giáo viên 
cần chú ý liên hệ nội dung bài học với những nét đặc thù, tiêu biểu của lịch sử, địa lí ở địa phương. 
Nội dung môn Lịch sử và Địa lí tập trung lựa chọn “điểm”. Kiến thức lịch sử được lựa chọn không tuân thủ nghiêm 
ngặt tính lịch đại mà phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một số vùng miền, một số giai đoạn lịch sử. Đối 
với địa lí, các vùng được lựa chọn không chỉ dựa trên nét tương đồng về tự nhiên mà còn dựa trên vai trò lịch sử của vùng 
đất đó; mỗi vùng chỉ lựa chọn giới thiệu một số đặc điểm địa lí tiêu biểu, đặc trưng. 
Phạm vi nội dung giáo dục Địa phương em ở lớp 4 là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các địa phương căn cứ vào 
yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình để xây dựng nội dung dạy học cụ thể phù hợp với đặc trưng của từng địa phương. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_lich_su_va_dia.pdf