Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”

quy định những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế, xây dựng mới hoặc

cải tạo các công trình dân dụng (văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương

mại, dịch vụ, chung cư) có tổng diện tích sàn từ 2500 m2 trở lên.

1.1.2. Những quy định trong quy chuẩn này được áp dụng cho:

1) Lớp vỏ công trình, ngoại trừ lớp vỏ của các không gian làm kho chứa hoặc nhà kho không

sử dụng điều hoà;

2) Trang thiết bị trong công trình bao gồm:

a) Hệ thống chiếu sáng nội thất;

b) Hệ thống thông gió và điều hoà không khí;

c) Thiết bị đun nước nóng ;

d) Thiết bị quản lý năng lượng;

e) Thang máy và thang cuốn.

pdf 56 trang kimcuc 6941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 09:2013/BXD 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ 
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON ENERGY EFFICIENCY BUILDINGS 
HÀ NỘI - 2013
QCVN 09:2013/BXD 
5 
LỜI NÓI ĐẦU 
QCVN 09:2013/BXD về “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” do 
Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam soạn thảo, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường 
trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 15 /2013/TT-BXD ngày 26 tháng 9 
năm 2013. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD thay thế Quy chuẩn Xây 
dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005 “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu 
quả” được ban hành theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BXD ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng 
Bộ Xây dựng. 
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD được sự tham gia nghiên cứu và 
góp ý của các chuyên gia quốc tế do các tổ chức quốc tế tài trợ, bao gồm: Tổ chức Tài 
chính Quốc tế (IFC – International Finance Corporation), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa 
Kỳ (USAID – United States Agency for International Development), Cục Năng lượng Đan 
Mạch (Vương Quốc Đan Mạch). 
QCVN 09:2013/BXD 
7 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ 
National Technical Regulation on Energy Efficiency Buildings 
I. QUY ĐỊNH CHUNG 
1.1. Phạm vi điều chỉnh 
1.1.1. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” 
quy định những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế, xây dựng mới hoặc 
cải tạo các công trình dân dụng (văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương 
mại, dịch vụ, chung cư) có tổng diện tích sàn từ 2500 m2 trở lên. 
1.1.2. Những quy định trong quy chuẩn này được áp dụng cho: 
1) Lớp vỏ công trình, ngoại trừ lớp vỏ của các không gian làm kho chứa hoặc nhà kho không 
sử dụng điều hoà; 
 2) Trang thiết bị trong công trình bao gồm: 
a) Hệ thống chiếu sáng nội thất; 
b) Hệ thống thông gió và điều hoà không khí; 
c) Thiết bị đun nước nóng ; 
d) Thiết bị quản lý năng lượng; 
e) Thang máy và thang cuốn. 
1.2. Đối tượng áp dụng 
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tổ chức, cá nhân 
có các hoạt động liên quan đến các các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. 
1.3. Tài liệu viện dẫn 
1) ARI 340/360 – Performance rating of commercial and industrial unitary air-conditioning 
and heat pump equipment. 
QCVN 09:2013/BXD 
8 
2) ARI 365 – Performance rating of commercial and industrial unitary air-conditioning 
condensing units. 
3) ARI 550/590-2003 – Performance rating of water-chilling packages using the vapor 
compression cycle. 
4) ASHRAE 90.1-2001 – Standard 90.1-2001 (I-P Edition) -- Energy Standard for Buildings 
Except Low-Rise Residential Buildings (IESNA cosponsored; ANSI approved; Continuous 
Maintenance Standard). 
5) SHRAE 90.1-2004 – Energy Standard for Buildings Except Low-Rise Residential Buildings. 
6) DIN 4702-1 – Boilers for central heating; terms, requirements, testing, marking. 
7) ISO 6946:2007 – Building components and building element - Thermal resistance and 
thermal transmittance - Calculation method. 
8) TCVN 298:2003 – Cấu kiện và các bộ phận của công trình- Nhiệt trở và độ truyền nhiệt- 
Phương pháp tính toán. 
9) TCVN 6307:1997 – Hệ thống lạnh – Phương pháp thử . 
10) TCVN 7830-1:2012 – Thiết bị điều hòa không khí – Phần 1: Hiệu suất năng lượng. 
1.4. Giải thích từ ngữ 
1.4.1. Thuật ngữ 
1) Bộ phận tiết kiệm không khí làm mát: Bộ phận bao gồm các ống dẫn và bộ phận 
điều khiển tự động cho phép các quạt cung cấp không khí mát từ bên ngoài nhà vào 
trong nhà khi điều kiện thời tiết cho phép để giảm thiểu năng lượng tiêu thụ làm mát 
không khí hoặc không cần phải làm mát bằng máy. 
2) Chi phí năng lượng cho công trình: Tổng toàn bộ các chi phí chi trả cho tiêu hao 
năng lượng hàng năm của công trình. 
3) Chỉ số hiệu quả máy lạnh COP: Tỷ số giữa năng suất lạnh thu được so với công 
suất tiêu thụ điện đầu vào trên cùng một đơn vị đo, được kiểm tra theo tiêu chuẩn 
quốc gia hoặc theo điều kiện làm việc thiết kế. Giá trị COP được xác định để đánh 
giá hiệu quả năng lượng của máy điều hoà không khí chạy điện, làm mát ngưng tụ 
bằng không khí, bao gồm máy nén, dàn bay hơi, dàn ngưng tụ. Giá trị COP cũng 
được xác định để đánh giá hiệu quả năng lượng của máy sản xuất nước lạnh hợp 
QCVN 09:2013/BXD 
9 
khối (không bao gồm các bơm nước lạnh, bơm nước giải nhiệt ngưng tụ và các quạt 
của tháp giải nhiệt). 
4) Chỉ số hiệu quả bơm nhiệt COP: Là tỷ số giữa năng suất nhiệt thu được so với công 
suất tiêu thụ điện đầu vào trên cùng đơn vị đo, tính cho toàn bộ hệ thống bơm nhiệt 
trong điều kiện làm việc theo thiết kế. 
5) Chỉ số truyền nhiệt tổng OTTV: Tổng lượng nhiệt truyền vào nhà qua toàn bộ diện 
tích bề mặt của vỏ công trình bao gồm cả phần tường không trong suốt và cửa kính 
quy về cho 1m2 bề mặt ngoài của công trình, W/m2. 
6) Diện tích sàn của một không gian nhà: Diện tích bề mặt nằm ngang của một không 
gian nhà xác định, được đo từ mặt trong của tường bao xung quanh hoặc tấm vách 
ngăn, tại cao độ của mặt phẳng làm việc (0,8m). 
7) Hệ số giảm bức xạ do kết cấu che nắng: Tỷ lệ năng lượng bức xạ mặt trời xuyên 
qua cửa sổ vào phòng trong trường hợp có kết cấu che nắng bên ngoài cửa sổ, so 
với trường hợp cửa sổ không có kết cấu che nắng. 
8) Hệ số tổng truyền nhiệt Uo: Là cường độ dòng nhiệt không đổi theo thời gian đi qua 
một đơn vị diện tích bề mặt của kết cấu bao che khi chênh lệch nhiệt độ của môi 
trường không khí 2 bên kết cấu là 1 K. Đơn vị đo: W/m2.K. 
9) Tổng nhiệt trở Ro: Số nghịch đảo của hệ số tổng truyền nhiệt Uo: R0 = 1/Uo , đơn vị 
đo là m2.K/W. 
10) Hiệu suất phát sáng của bóng đèn: là tỷ số giữa lượng quang thông của bóng đèn và 
công suất điện của đèn, tính bằng lumen/W. 
11) Hiệu suất hệ thống thông gió-điều hoà không khí: tỷ lệ năng lượng đầu ra (năng 
lượng có ích tại thời điểm sử dụng) so với năng lượng đầu vào có cùng đơn vị đo 
cho một giai đoạn xác định , tính bằng số %. 
12) Hiệu quả thu hồi nhiệt: Khả năng thu hồi nhiệt lạnh của các thiết bị ĐHKK, lò 
hơiđem lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng. 
13) Hiệu suất sử dụng năng lượng hàng năm: tỷ lệ giữa năng lượng đầu ra và năng 
lượng đầu vào hàng năm của công trình hay của thiết bị. 
QCVN 09:2013/BXD 
10 
14) Không gian điều hoà gián tiếp: một không gian khép kín trong công trình được làm 
mát gián tiếp (không được làm mát trực tiếp) và có sự truyền nhiệt từ không gian 
này đến các không gian điều hòa làm mát liền kề. 
15) Mật độ công suất chiếu sáng (LPD): mật độ công suất chiếu sáng là tỷ số giữa công 
suất điện chiếu sáng và diện tích được chiếu sáng, W/m2. 
16) Rơ le ánh sáng tự nhiên: thiết bị tự động mở hoặc ngắt năng lượng đầu vào cho 
chiếu sáng dùng điện đặt gần cửa sổ để vừa duy trì độ rọi thích hợp cho công việc, 
khi ánh sáng tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp không bảo đảm hoặc đảm bảo độ rọi 
yêu cầu. 
17) Rơ le điều nhiệt: Bộ thiết bị phản ứng tự động với nhiệt độ. 
18) Vỏ công trình: vỏ công trình hay còn gọi là kết cấu bao che công trình, bao gồm 
tường không trong suốt hoặc trong suốt, cửa sổ, cửa đi, mái, cửa mái tạo thành 
các không gian khép kín bên trong công trình. 
1.4.2. Các ký hiệu, đơn vị đo và từ viết tắt 
1) SHGC (Solar Heat Gain Coefficient) Hệ số hấp thụ nhiệt của kính, được công bố 
bởi nhà sản xuất hoặc được xác định theo các tiêu chuẩn hiện hành, không thứ 
nguyên. Trường hợp nhà sản xuất sử dụng hệ số che nắng SC thì 
SHGC = SC × 0,87; 
2) SC Hệ số che nắng (Shading Coefficent). 
3) T Nhiệt độ tuyệt đối K. 
4) R0 Tổng nhiệt trở (số nghịch đảo của hệ số tổng truyền nhiệt U0) của kết cấu bao 
che - m2 K/W; 
5) Uo Hệ số tổng truyền nhiệt (kể cả trao đổi nhiệt qua 2 lớp biên không khí 2 bên 
kết cấu), W/m2.K; 
6) Uo,M Hệ số tổng truyền nhiệt của kết cấu mái, W/m2 K; 
7) Uo,T Hệ số tổng truyền nhiệt của tường, W/m2 K; 
8) AHU Bộ xử lý nhiệt ẩm không khí (Air Handling Unit); 
QCVN 09:2013/BXD 
11 
9) ARI Viện nghiên cứu điều hòa không khí và lạnh Hoa Kỳ (Air-Conditioning and 
Refrigeration Institute); 
10) ASHRAE Hiệp hội các kỹ sư điều hòa không khí, làm lạnh, sưởi ấm Hoa Kỳ 
(American Society of Heating, Refrigerating and Air - Conditioning Engineers); 
11) BEF Hệ số hiệu suất chấn lưu của bóng đèn huỳnh quang (Ballast Efficacy Factor 
for Fluorescent lamps) , %/W; 
12) BF Hệ số chấn lưu (Ballast Factor) , %; 
13) COPlạnh Chỉ số hiệu quả máy lạnh (Coefficient of Performance) - Tỷ số giữa năng 
suất lạnh thu được so với công suất tiêu thụ điện đầu vào kW/kW; 
14) COPnhiệt Chỉ số hiệu quả bơm nhiệt -Tỷ số giữa năng suất nhiệt thu được so với 
công suất tiêu thụ điện đầu vào kW/kW; 
15) EER Chỉ số hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency Ratio) của máy lạnh – điều 
hòa không khí – Tỷ số giữa năng suất lạnh thu được và công suất điện hiệu dụng, 
kW/kW; 
16) FCU Dàn ống có quạt (Fan Coil Unit) – dàn trao đổi nhiệt gồm nhiều dãy ống trơn 
hoặc có cánh, chất mang nhiệt là nước lạnh hoặc nước nóng lưu thông bên trong các 
ống để cấp lạnh/nhiệt cho không khí do quạt thổi qua phục vụ mục đích làm 
mát/sưởi ấm cho gian phòng. FCU là thiết bị đầu cuối của hệ thống ĐHKK trung 
tâm nước với máy sản xuất nước lạnh chiller; 
17) IEER Chỉ số hiệu quả năng lượng tổng hợp (Intergrated Energy Efficiency Ratio), 
kW/kW; 
18) IPLV Chỉ số non tải tổng hợp (Intergrated Part Load Value) – được hiểu đầy đủ là 
Chỉ số hiệu quả năng lượng non tải tổng hợp; kW/kW; 
19) OTTVT Chỉ số truyền nhiệt tổng qua tường - Cường độ dòng nhiệt trung bình 
truyền qua 1 m2 tường ngoài vào nhà (Overall Thermal Transfer Value), W/m2 ; 
20) OTTVM Chỉ số truyền nhiệt tổng qua mái - Cường độ dòng nhiệt trung bình truyền 
qua 1 m2 kết cấu mái vào nhà ,W/m2 ; 
21) PIC Chỉ số công suất (Power Input per Capacity) – Tỷ số giữa công suất điện tiêu 
thụ đo bằng kW và năng suất lạnh tính bằng RT (tôn lạnh), kW/RT; 
QCVN 09:2013/BXD 
12 
22) VLT (Visible Light Transmission)- Hệ số xuyên ánh sáng của kính- biểu diễn tỉ lệ 
phần trăm của phần năng lượng ánh sáng xuyên qua kính so với phần năng lượng 
ánh sáng chiếu tới bề mặt kính, %; 
23) VRV/VRF Hệ thống điều hòa không khí có lưu lượng môi chất lạnh thay đổi 
(Variable Refrigerant Volume / Flow); 
24) VSD Bộ điều chỉnh tốc độ quay bằng cách thay đổi tần số nguồn điện – gọi tắt là 
bộ biến tần (Variable Speed Driver); 
25) WWR Tỷ số diện tích cửa sổ - tường (Window to Wall Ratio), không thứ nguyên. 
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 
2.1. Lớp vỏ công trình 
2.1.1. Yêu cầu chung 
Lớp vỏ công trình phải được thiết kế và xây dựng nhằm đảm bảo: 
1) Thông thoáng tự nhiên khi các điều kiện khí hậu bên ngoài cho phép; 
2) Đủ khả năng cách nhiệt và giảm thiểu gió lạnh; 
3) Đủ khả năng chiếu sáng tự nhiên dưới các điều kiện cho phép thông thường, đồng 
thời giảm thiểu bức xạ mặt trời xâm nhập vào bên trong công trình; 
4) Lựa chọn các vật liệu thích hợp làm tăng hiệu suất năng lượng cho công trình. 
2.1.2. Yêu cầu đối với tường bao ngoài và mái công trình 
1) Tất cả các tường bao ngoài công trình trên mặt đất (phần tường không trong suốt) phải có 
giá trị tổng truyền nhiệt lớn nhất Uo.max không lớn hơn hoặc giá trị tổng nhiệt trở nhỏ nhất 
Ro.min không nhỏ hơn giá trị xác định trong bảng 2.1. 
Bảng 2.1. Yêu cầu nhiệt kỹ thuật đối với tường bao che bên ngoài 
Vùng Các hướng của mặt tường Uo.max, W/m
2.K Ro.min, m2.K/W 
Tất cả các vùng Tất cả các hướng 1,80 0,56 
QCVN 09:2013/BXD 
13 
2) Yêu cầu đối với mái bằng và mái có độ dốc dưới 15 độ: 
Tất cả các loại mái nhà, bao gồm mái có lớp cách nhiệt, mái bằng kim loại và các loại mái 
khác phải có giá trị tổng truyền nhiệt Uo không lớn hơn hoặc giá trị tổng nhiệt trở Ro 
không nhỏ hơn giá trị xác định trong bảng 2.2. 
Bảng 2.2. Yêu cầu nhiệt kỹ thuật đối với mái bằng 
Vùng Uo.max , W/m2.K Ro.min, m2.K/W 
Tất cả các vùng 1,00 1,00 
Chú thích: 
1) Mái được che nắng: Nếu hơn 90% bề mặt mái được che chắn bằng một lớp kết cấu che nắng cố 
định có thông gió thì không cần yêu cầu cách nhiệt cho mái đó. Lớp kết cấu che nắng phải cách bề 
mặt mái ít nhất 0,3 m thì mới được xem như là có thông gió giữa lớp mái và lớp che nắng cho mái 
(mái 2 lớp có tầng không khí đối lưu ở giữa). 
2) Mái bằng vật liệu phản xạ: Có thể sử dụng trị số nhiệt trở Ro,min cho trong các bảng 2.2 nhân với hệ 
số 0,80 đối với mái được thiết kế bằng vật liệu phản xạ có độ phản xạ trong khoảng 0,70 ÷0,75 
nhằm làm tăng độ phản xạ của bề mặt mái bên ngoài. 
3) Mái có độ dốc từ 15 độ trở lên: có thể xác định tổng nhiệt trở tối thiểu hay hệ số tổng truyền nhiệt 
tối đa của mái bằng cách nhân các trị số Ro.min, Uo.max ở bảng 2.2 với hệ số 0,85 và 1,18 một cách 
tương ứng. 
3) Diện tích cửa sổ và cửa mái 
a) Tổng diện tích cửa sổ trên mặt đứng cho hai loại cửa mở được và cửa gắn cố định 
theo chiều đứng phải đảm bảo thông thoáng và lấy ánh sáng tự nhiên. 
b) Chỉ số truyền nhiệt tổng của tường và mái phải đảm bảo: 
 - OTTVT của tường không vượt quá 60 W/m2; 
 - OTTVM của mái không vượt quá 25 W/m2. 
c) Giá trị OTTV được xác định theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật. 
4) Thiết kế cửa sổ với kính có hệ số SHGC thích hợp thay thế cho việc xác định chỉ số 
OTTVT của tường nêu ở 2.1.2 – Điểm 3) – b). SHGC của kính phải nhỏ hơn hoặc bằng 
QCVN 09:2013/BXD 
14 
giá trị tối đa cho phép, đồng thời VLT của kính không được thấp hơn giá trị VLTmin cho 
trong bảng 2.3. 
Bảng 2.3. Hệ số SHGC của kính phụ thuộc vào tỷ số WWR 
WWR, % 
SHGCmax trên 8 hướng chính 
VLTmin B Đ hoặc T 
ĐB, TB 
hoặc ĐN, TN
N 
20 0,90 0,80 0,86 0,90 0,70 
30 0,64 0,58 0,63 0,70 0,70 
40 0,50 0,46 0,49 0,56 0,60 
50 0,40 0,38 0,40 0,45 0,55 
60 0,33 0,32 0,34 0,39 0,50 
70 0,27 0,27 0,29 0,33 0,45 
80 0,23 0,23 0,25 0,28 0,40 
90 0,20 0,20 0,21 0,25 0,35 
100 0,17 0,18 0,19 0,22 0,30 
Chú thích: 
1) Khi WWR không trùng với các trị số ghi ở cột 1 trong bảng 2.3 thì hệ số SHGC được nội suy 
tuyến tính theo 2 giá trị ứng với WWR trên và dưới liền kề; 
2) Có thể chọn loại kính có trị số SHGC cao hơn so với trị số SHGC tra bảng với điều kiện phải lắp 
đặt kết cấu che nắng có hệ số A thích hợp, sao cho SHGC đã chọn nhỏ hơn hoặc bằng tích số của 
SHGC tra bảng nhân với hệ số A − xem thêm 2.1.2 – Điểm 5). 
5) Trường hợp mặt đứng nhà có kết cấu che nắng, hệ số SHGC trong bảng 2.3 được phép 
điều chỉnh bằng cách nhân với hệ số A trong bảng 2.4 và 2.5. 
QCVN 09:2013/BXD 
15 
Bảng 2.4. Hệ số A đối với kết cấu che nắng (KCCN) nằm ngang dài liên tục đặt sát mép trên 
cửa sổ hoặc đặt cách mép trên cửa sổ một khoảng cách d với d/H < 0,1 
R=b/H 
Trên tường quay về 8 hướng chính 
B ĐB hoặc TB Đ hoặc T ĐN hoặc TN N 
0,10 1,23 1,11 1,09 1,14 1,20 
0,20 1,43 1,23 1,19 1,28 1,39 
0,30 1,56 1,35 1,30 1,45 1,39 
0,40 1,64 1,47 1,41 1,59 1,39 
0,50 1,69 1,59 1,54 1,75 1,39 
0,60 1,75 1,69 1,64 1,89 1,39 
0,70 1,79 1,82 1,75 2,00 1,39 
0,80 1,82 1,89 1,85 2,13 1,39 
0,90 1,85 2,00 1,96 2,22 1,39 
1,00 1,85 2,08 2,08 2,27 1,39 
Chú thích: 
1) Các kích thước: 
 b - độ vươn xa của kết cấu mái che nắng; 
 H - chiều cao cửa sổ; 
 d - khoảng cách từ mép trên CS đến mép dưới của tấm che nắng; 
 b, d và H có cùng thứ nguyên của độ dài. 
2) Áp dụng được  ... ,10 1,51 - 
IX. Vật liệu thuỷ tinh 
Kính cửa sổ 2500 0,78 0,84 0,00 
Sợi thuỷ tinh 200 0,06 0,84 0,49 
Thuỷ tinh hơi và thuỷ tinh bọt 500 0,16 0,84 0,02 
Thuỷ tinh hơi và thuỷ tinh bọt 300 0,12 0,84 0,02 
QCVN 09:2013/BXD 
46 
Bảng 1. (Tiếp theo) 
Tên vật liệu 
Khối 
lượng đơn vị 
γ, kg/m3 
Hệ số dẫn 
nhiệt 
λ,W/m.K 
Nhiệt dung 
riêng, 
kJ/kg.K 
Hệ số dẫn ẩm 
mg/m.h.kPa 
X. Vật liệu gỗ, li-e 
Gỗ thông và gỗ tùng (ngang thớ) 550 0,17 2,51 - 
Gỗ thông và gỗ tùng (dọc thớ) 550 0,35 2,51 0,32 
Mùn cưa 250 0,09 2,51 0,26 
Mùn cưa đã có thuốc chống mục 300 0,13 2,30 0,26 
Mùn cưa trộn với nhựa thông 300 0,12 1,88 0,25 
Gỗ dán 600 0,17 2,51 0,02 
Tấm bằng sợi gỗ ép 600 0,16 2,51 0,11 
-nt- 250 0,08 2,51 0,09 
-nt- 150 0,06 2,51 0,34 
Tấm gỗ mềm (gỗ li-e) 250 0,07 2,09 0,04 
Tấm được chế tạo từ phế phẩm 
gỗ li-e 
150 0,06 1,88 0,05 
XI. Kim loại 
Thép - tôn 7850 58 0,48 0 
Gang 7200 50 0,48 0 
Nhôm 2600 220 0,48 0 
XII. Các vật liệu khác 
Thảm dùng trong nhà (thảm 
bông) 
150 0,06 1,88 0,34 
Thảm bông khoáng chất 200 0,07 0,75 0,49 
QCVN 09:2013/BXD 
47 
Bảng 1. (Tiếp theo) 
Tên vật liệu 
Khối 
lượng đơn vị 
γ, kg/m3 
Hệ số dẫn 
nhiệt 
λ,W/m.K 
Nhiệt dung 
riêng, 
kJ/kg.K 
Hệ số dẫn ẩm 
mg/m.h.kPa 
Thảm bông khoáng chất 250 0,08 0,75 0,45 
Tấm silicat bề mặt in hoa và tấm 
xi măng silicat in hoa 
600 0,23 2,30 - 
Tấm silicat bề mặt in hoa và tấm 
xi măng silicat in hoa 
400 0,16 2,30 - 
Tấm silicat bề mặt in hoa và tấm 
xi măng silicat in hoa 
250 0,12 2,30 - 
Chú thích: 
 1 W/m.K=0,86 kcal/m.h.oC; 1 kJ/kg.K=0,24 kcal/kg.oC ; 
 Đối với vật liệu mới không có tên trong bảng trên, có thể sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài. 
Bảng 2. Hệ số hấp thu nhiệt bức xạ α của bề mặt vật liệu 
STT Bề mặt. Vật liệu và màu sắc Hệ số α 
 1. Vật liệu 
1 Giấy trắng 0,20 
2 Than bùn khô 0,64 
3 Gốm hạt 0,8 - 0,85 
4 Xỉ 0,81 
 2. Mặt tường 
5 Đá vôi mài nhẵn, màu sáng 0,35 
6 Như trên, màu sẫm 0,50 
7 Sa thạch màu vàng nâu 0,54 
QCVN 09:2013/BXD 
48 
Bảng 2. (Tiếp theo) 
STT Bề mặt. Vật liệu và màu sắc Hệ số α 
8 Sa thạch màu vàng thẫm 0,62 
9 Sa thạch màu đỏ 0,73 
10 Đá cẩm thạch mài nhẵn, màu trắng 0,30 
11 Như trên, màu sẫm 0,65 
12 Đá granit mài nhẵn, màu xám nhạt 0,55 
13 Đá granit màu xám, đánh bóng 0,60 
14 Gạch tráng men, màu trắng 0,26 
15 Như trên, màu nâu sáng 0,55 
16 Gạch thông thường, có bụi bẩn 0,77 
17 Như trên, màu đỏ mới 0,70 - 0,74 
18 Gạch ốp mặt, màu sáng 0,45 
19 Mặt bê tông nhẵn phẳng 0,54 - 0,65 
20 Mặt trát vữa, quét màu vàng - trắng 0,42 
21 Như trên, màu sẫm 0,73 
22 Như trên, màu trắng 0,40 
23 Như trên, màu lam nhạt 0,59 
24 Như trên, màu ximăng nhạt 0,47 
25 Như trên, màu trắng như tuyết 0,32 
26 Silicat hơi 0,56 - 0,59 
27 Gỗ mộc 0,59 
28 Gỗ sơn màu sẫm 0,77 
29 Gỗ sơn màu vàng nhạt 0,60 
30 Tre nhẵn bóng 0,43 
31 Tre thông thường 0,60 
QCVN 09:2013/BXD 
49 
Bảng 2. (Tiếp theo) 
STT Bề mặt. Vật liệu và màu sắc Hệ số α 
 3. Mặt mái 
32 Tấm fibrô ximăng mới, màu trắng 0,42 
33 Như trên, sau 6 tháng sử dụng 0,61 
34 Như trên, sau 12 tháng sử dụng 0,71 
35 Như trên sau quét lại bằng nước ximắng 0,59 
36 Như trên, sau 6 năm sử dụng 0,83 
37 Tấm bông khoáng gợn sóng 0,61 
38 Tấm bông khoáng màu nâu sáng nhạt 0,53 
39 Giấy dầu lợp nhà, để thô 0,91 
40 Như trên, rắc hạt khoáng phủ mặt 0,84 
41 Như trên, rắc hạt cát màu xám 0,88 
42 Như trên, rắc hạt cát màu sẫm 0,90 
43 Tôn màu sáng 0,26 
44 Tôn màu đen 0,86 
45 Ngói màu đỏ hay màu nâu 0,65 - 0,72 
46 Ngói ximăng màu xám 0,65 
47 Thép đánh bóng hay mạ màu trắng 0,45 
48 Như trên, màu xanh 0,76 
49 Thép tráng kẽm, mới 0,30 
50 Như trên, bị bẩn bụi 0,90 
51 Nhôm không làm bóng 0,52 
52 Nhôm đánh bóng 0,26 
QCVN 09:2013/BXD 
50 
Bảng 2. (Tiếp theo) 
STT Bề mặt. Vật liệu và màu sắc Hệ số α 
 4. Mặt quét sơn 
53 Sơn màu đỏ sáng (màu hồng) 0,52 
54 Sơn màu xanh da trời 0,64 
55 Sơn bằng chất côban, màu xanh sáng 0,58 
56 Như trên, màu tím 0,83 
57 Sơn màu vàng 0,44 
58 Sơn màu đỏ 0,63 
 5. Mặt vỉa hè và mặt đường 
59 Atphan mới 0,89 
60 Atphan cũ 0,67 
61 Bê tông xỉ 0,89 
62 Đá dăm granit 0,80 
63 Cát lẫn sỏi 0,66 
64 Cát ẩm ướt 0,80 
65 Đá sỏi granit 0,67 
 6. Vật liệu xuyên sáng 
66 Màng polyclovinin dày 0,1 mm 0,096 
67 Màng polyamit AFF dày 0,08 mm 0,164 
68 Màng pôlyêtylen dày 0,085 mm 0,109 
69 Kính dày 7 mm 0,076 
70 Kính cửa dày 4,5 mm 0,04 
71 Kính có bề mặt hấp thụ nhiệt dày 6 mm 0,306 
72 Kính ảnh dày 17 mm 0,02 
73 Kính hữu cơ không màu sắc dày 1,2 mm 0,123 
74 Như trên, màu vàng, dày 2,7 mm 0,46 
75 Như trên, màu xanh, dày 1,4 mm 0,34 
QCVN 09:2013/BXD 
51 
Bảng 3. Hệ số trao đổi nhiệt bề mặt của kết cấu bao che h, W/m2.K 
(theo TCVN 298:2003 và ISO 6946:1996) 
Tên hệ số 
Hướng dòng nhiệt 
Nằm ngang 
(đối với tường) 
Đi lên 
(đối với mái) 
Đi xuống 
(đối với mái) 
Hệ số trao đổi nhiệt bề mặt 
ngoài hN, W/m2.K 
25 25 25 
Hệ số trao đổi nhiệt bề mặt 
trong hT, W/m2.K 
7,692 10 5,882 
Bảng 4. Nhiệt trở lớp không khí không được thông gió Ra , m2.K/W 
(theo TCVN 298:2003 và ISO 6946:1996) 
Chiều dày 
lớp không 
khí, mm 
Hướng dòng nhiệt 
Nằm ngang 
(đối với lớp không khí
thẳng đứng) 
Đi lên 
(đối với lớp không 
khí nằm ngang) 
Đi xuống 
(đối với lớp không khí 
nằm ngang) 
0 0,00 0,00 0,00 
5 0,11 0,11 0,11 
7 0,13 0,13 0,13 
10 0,15 0,15 0,15 
15 0,17 0,16 0,17 
25 0,18 0,16 0,19 
50 0,18 0,16 0,21 
100 0,18 0,16 0,22 
300 0,18 0,16 0,23 
Chú thích: Các giá trị trung gian có thể tính toán theo nội suy tuyến tính 
QCVN 09:2013/BXD 
52 
δ
δ
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
15 105 15
- Líp v÷a tr¸t =15 mm
- G¹ch ®Êt sÐt nung =105 mm
3. Một số cấu tạo tường ngoài và mái thông dụng và tổng nhiệt trở Ro được tính toán theo 
công thức (1) 
3.1. TƯỜNG 
T1. Tường đơn (bề dày quy ước: 110 mm) gạch đặc đất sét nung 
STT 
Các lớp vật liệu 
từ ngoài vào trong 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ, 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt 
yêu cầu so với quy 
chuẩn 
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93 
0,332 
Ro<0,56 m2.K/W 
Không đạt yêu cầu! 
2 
Gạch đặc đất sét nung xây với 
vữa nặng (vữa ximăng) 
0,105 0,81 
3 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
QCVN 09:2013/BXD 
53 
10515
60
10
- Líp v÷a tr¸t =15 mm
- G¹ch ®Êt sÐt nung =105 mm
δ
δ
- V÷a chÌn m¹ch =10 mmδ
- G¹ch ®Êt sÐt nung =105 mmδ
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
10105 15
- G¹ch rçng =105 mm
15 105 15
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
δ
T2. Tường đôi (bề dày quy ước: 220 mm) gạch đặc đất sét nung 
STT 
Các lớp vật liệu 
từ ngoài vào trong 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt yêu 
cầu so với quy chuẩn 
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93 
0,474 
Ro<0,56 m2.K/W 
Không đạt yêu cầu! 
2 
Gạch đặc đất sét nung xây với 
vữa nặng (vữa ximăng) 
0,220 0,81 
3 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
T3. Tường đơn (bề dày quy ước:110 mm) gạch rỗng đất sét nung 
QCVN 09:2013/BXD 
54 
10105 1510515
60
10
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
- G¹ch rçng =105 mmδ
- V÷a chÌn m¹ch =10 mmδ
- G¹ch rçng =105 mmδ
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
STT 
Các lớp vật liệu 
từ ngoài vào trong 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt 
yêu cầu so với 
quy chuẩn 
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93 
0,383 
Ro<0,56 m2.K/W 
Không đạt yêu cầu! 
2 
Gạch rỗng (γ = 1300) xây với 
vữa nhẹ (γ = 1400) 
0,105 0,58 
3 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
T4. Tính toán nhiệt trở tường đôi (bề dày quy ước: 220 mm) gạch rỗng đất sét nung 
STT 
Các lớp vật liệu 
từ ngoài vào trong 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ, 
W/(m.K) 
Tổng 
nhiệt trở 
Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt yêu 
cầu so với quy chuẩn 
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93 
0,584 
hoặc 
0,625 
Ro>0,56 m2.K/W 
Đạt yêu cầu 
hoặc 
Đạt và vượt 
yêu cầu 
2 
Gạch rỗng (γ = 1300) xây với 
vữa nhẹ (γ = 1400) 
hoặc 
Gạch nhiều lỗ xây với vữa 
nặng (vữa ximăng) 
0,220 
0,58 
hoặc 
0,52 
3 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
QCVN 09:2013/BXD 
55 
15 105 15
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
- Blèc bª t«ng nhÑ =105 mmδ
10105 1510515
- Líp v÷a tr¸t =15 mm
- Blèc bª t«ng nhÑ =105 mm
δ
δ
- V÷a chÌn m¹ch =10 mmδ
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
- Blèc bª t«ng nhÑ =105 mmδ
60
10
T5. Tường gạch, blốc bê tông bọt, tường đơn (bề dày quy ước: 110 mm) 
STT 
Các lớp vật liệu 
từ ngoài vào trong 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ, 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt yêu 
cầu so với quy chuẩn 
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93 
0,486 
Ro<0,56 m2.K/W 
Không đạt yêu cầu! 
2 Blốc bê tông bọt 0,105 0,37 
3 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
T6. Tường gạch, blốc bê tông bọt, tường đôi (bề dày quy ước: 220 mm) 
QCVN 09:2013/BXD 
56 
STT 
Các lớp vật liệu 
từ ngoài vào trong 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ, 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt yêu 
cầu so với quy chuẩn 
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93 
0,797 
Ro>0,56 m2.K/W 
Đạt và vượt yêu cầu. 
2 Blốc bê tông bọt 0,220 0,37 
3 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
T7. Panel 3D dày 180 mm 
STT 
Các lớp vật liệu từ ngoài 
vào trong 
Chiều dày, 
m 
Hệ số 
dẫn 
nhiệt, λ 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt yêu 
cầu so với quy chuẩn 
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93 
0,81÷ 1,56 
Ro>0,56 m2.K/W 
Đạt và vượt 
hoặc vượt xa 
yêu cầu 
2 
Tấm 3D bằng ximăng cát 
lưới thép 
0,05 0,93 
3 
Lớp cách nhiệt bằng xốp 
polystyrol 
0,02÷ 0,05 0,04 
4 
Tấm 3D bằng ximăng cát 
lưới thép 
0,05 0,93 
5 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
Ghi chú: Tổng nhiệt trở của tường ngoài được tính với hệ số trao đổi nhiệt bề mặt ngoài là hN= 25 W/m2.K và hệ 
số trao đổi nhiệt bề mặt trong là hT= 7,692 W/m2.K – xem bảng 3, Phụ lục. 
15 502050 15
cã l−íi thÐp
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
- Líp xi m¨ng c¸t =50 mmδ
- TÊm polystyrol =20 - 50 mmδ
cã l−íi thÐp
- Líp xi m¨ng c¸t =50 mmδ
- Líp v÷a tr¸t =15 mmδ
QCVN 09:2013/BXD 
57 
- G¹ch l¸ nem 200 200 15 mm
- V÷a l¸t =10 mmδ
- G¹ch chèng nãng 200 200 105 mm, =105 mmδ
- V÷a xi m¨ng l−íi thÐp chèng thÊm =20 mmδ
- Bª t«ng cèt thÐp m¸i =120 mmδ
- V÷a tr¸t trÇn =15 mmδ
3.2. MÁI 
M1. Cấu tạo mái với lớp cách nhiệt bằng gạch rỗng dày 105 mm 
STT Các lớp vật liệu từ trên xuống 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ, 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt 
yêu cầu so với quy 
chuẩn 
1 Gạch lá nem 0,015 0,81 
0,640 
Ro < 1,0 m2.K / W 
Không đạt yêu cầu 
2 Vữa lát 0,01 0,93 
3 Gạch đất sét nung (phần liên tục) 0,105 0,81 
4 Gạch đất sét nung (phần vách) 0,053 0,81 
5 Không khí lỗ rỗng Ra = 0,22 m 2. K / W 0,053 
6 Vữa xây mạch dọc 0,105 0,93 
7 Vữa xi măng lưới thép 0,02 0,93 
8 Bê tông cốt thép 0,12 1,55 
9 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
QCVN 09:2013/BXD 
58 
M2. Cấu tạo mái với lớp cách nhiệt bằng gạch rỗng dày 105 mm và bê tông xỉ 
γ=1000 kg/m3 dày 150 mm 
Cấu tạo như mái M1, nhưng bên trên lớp gạch chống nóng có thêm lớp bê tông nhẹ - bê 
tông xỉ γ=1000 kg/m3 - λ=0,41 W/(m.K) dày 150 mm, lúc đó tổng nhiệt trở của mái M2 sẽ là 
Ro=1,006 m2.K/W – đạt yêu cầu. 
STT Các lớp vật liệu từ trên xuống 
Chiều 
dày, m 
Hệ số dẫn 
nhiệt, λ, 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không 
đạt yêu cầu so 
với quy chuẩn 
1 Gạch lá nem 0,015 0,81 
1,006 
Ro > 1,0 m2.K / W 
Đạt yêu cầu 
2 Vữa lát 0,01 0,93 
3 Lớp bê tông nhẹ-bê tông xỉ (γ=1000 kg/m3) 0,150 0,41 
4 Gạch đất sét nung (phần liên tục) 0,105 0,81 
5 Gạch đất sét nung (phần vách) 0,053 0,81 
6 Không khí lỗ rỗng Ra = 0,22 m 2. K / W 0,053 
7 Vữa xây mạch dọc 0,105 0,93 
8 Vữa xi măng lưới thép 0,02 0,93 
9 Bê tông cốt thép 0,12 1,55 
10 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
QCVN 09:2013/BXD 
59 
- G¹ch l¸ nem 200 200 15 mm
- V÷a l¸t =10 mmδ
- TÊm xèp polystyrol =30 mmδ
- V÷a xi m¨ng =5 mmδ
- Xi m¨ng polimer chèng thÊm =2 mmδ
- Bª t«ng cèt thÐp m¸i =120 mmδ
- V÷a tr¸t trÇn =15 mmδ
M3. Mái với tấm xốp polystyrol dày 30 mm 
STT 
Các lớp vật liệu từ trên xuống 
Chiều 
dày, m 
Hệ số 
dẫn 
nhiệt, λ, 
W/(m.K) 
Tổng nhiệt 
trở Ro, 
m2.K/W 
Đạt hay không đạt 
yêu cầu so với quy 
chuẩn 
1 Gạch lá nem 0,015 0,81 
1,140 
Ro > 1 ,0 m2.K / W 
Đạt yêu cầu 
2 Vữa lát 0,01 0,93 
3 Tấm polystyol 0,03 0,04 
4 Vữa xi măng 0,05 0,93 
5 Vữa xi măng polymer chống thấm 0,002 0,93 
6 Bê tông cốt thép 0,12 1,55 
7 Lớp vữa trát trong 0,015 0,93 
Ghi chú: Tổng nhiệt trở của mái được tính với hệ số trao đổi nhiệt bề mặt ngoài là hN= 25 W/m2.K và hệ 
số trao đổi nhiệt bề mặt trong là hT= 5,882 W/m2.K – xem bảng 3, Phụ lục. 
QCVN 09:2013/BXD 
60 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 5 
I. QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................................... 7 
1.1. Phạm vi điều chỉnh .......................................................................................... 7 
1.2. Đối tượng áp dụng ........................................................................................... 7 
1.3. Tài liệu viện dẫn .............................................................................................. 7 
1.4. Giải thích từ ngữ ............................................................................................. 8 
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT .............................................................................................. 12 
2.1. Lớp vỏ công trình ............................................................................................ 12 
2.2. Thông gió và điều hoà không khí .................................................................... 17 
2.3. Chiếu sáng ....................................................................................................... 27 
2.4. Thang cuốn và thang máy ............................................................................... 32 
2.5. Sử dụng điện năng ........................................................................................... 32 
2.6. Hệ thống đun nước nóng ................................................................................. 36 
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ........................................................................................ 40 
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................................. 40 
PHỤ LỤC (Tham khảo) Thông số vật lý của vật liệu, cấu tạo và tính toán nhiệt trở 
 của kết cấu bao che (KCBC) .................................................... 41 
1. Công thức xác định nhiệt trở và hệ số tổng truyền nhiệt (U-value) của KCBC. 41 
2. Các thông số cơ bản cần dùng để tính toán kết cấu bao che ............................... 42 
3. Một số cấu tạo tường ngoài và mái thông dụng và tổng nhiệt trở Ro được 
 tính toán theo công thức (1) ................................................................................ 52 
3.1. Tường ................................................................................................ 52 
3.2. Mái .................................................................................................... 57-59

File đính kèm:

  • pdfquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_cac_cong_trinh_xay_dung_su_du.pdf