Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường
mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Khách thể tham gia nghiên cứu gồm 177
giáo viên thuộc các trường công lập và ngoài công lập, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực tiễn nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em
trong nhà trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ
em: nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ; nhóm
nguyên nhân từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ; nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc
và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên; nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và
những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên. Có mối tương quan thuận và rất chặt giữa các
nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Khách thể tham gia nghiên cứu gồm 177 giáo viên thuộc các trường công lập và ngoài công lập, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực tiễn nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em: nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ; nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ; nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên; nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên. Có mối tương quan thuận và rất chặt giữa các nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Từ khóa: bạo lực; bạo lực đối với trẻ em; trường mầm non. ABSTRACT Causes of violence toward children in kindergarten in Ho Chi Minh city In this article, we talk about causes of violence toward children in kindergarten in Ho Chi Minh City. Participants of this study include 177 teachers belonged to public and private schools. Questionnaire and deep interview methods were applied to study real causes of violence toward children in kindergar- tens. The results of this study show that there are four causes leading to violence toward children: causes from children and job’s requirements related to children; causes from relationship between teachers and children’s parents, causes from job’s pressure and biological and psychological change of teachers; causes from violating job’s disciplines and conflicts in working relation of teachers. There is a significant and very close relation among groups of causes leading to violence toward children in kindergartens. Keywords: violence, violence toward children, kindergartens. Trịnh Viết Then1, Trần Tuấn Lộ2 1,2 Trường Đại học Văn Hiến 1ThenTV@vhu.edu.vn, 2 LoTT@vhu.edu.vn Ngày nhận bài: 02/01/2017; Ngày duyệt đăng: 28/02/2017 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu của Gordon (1989) [1] cho thấy, cách sử dụng các hình thức trừng phạt học sinh từ phía trường học ở các nước là một trong những những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường. Khi những chính sách trừng phạt học sinh của nhà trường không đi kèm với việc lôi kéo sự hợp tác của người học, cũng như không nhằm phục vụ lợi ích của trường học, thì chắc chắn các hình thức kỷ luật học sinh còn tệ hơn và sẽ dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, hoặc chúng sẽ buộc học sinh phải ngừng đi học. Thực tế, việc giáo viên vẫn còn bị hành hung chứng tỏ các kiểu trừng phạt học đường góp phần là nguyên nhân của gây hấn học đường hơn là giải pháp ngăn chặn [1, tr. 184-185]. Myes (2005) [1] cho rằng sự nghiêm khắc nổi tiếng của nhà trường và giáo viên được coi là một nguyên nhân dẫn tới tệ bắt nạt. Những đứa trẻ phải tuân thủ nghiêm ngặt nội quy trường học khi có nhiều quy định hơi bị quá đáng, ví dụ học sinh không được phép để tóc dài. Tính ham hiểu biết của trẻ bị ngăn chặn và chúng cảm thấy chán chường với những nội quy và điều đó có thể gây ra tâm lý muốn bắt nạt người khác. Theo số liệu báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Quốc gia Nhật Bản cho thầy rằng có khoảng 86,9% học sinh tiểu học bị bắt nạt mà không báo cáo với người có trách nhiệm, tỷ lệ này ở học sinh cấp 2 là 80,3%. Báo cáo cho biết tình trạng bắt nạt hầu hết ở mọi học sinh bất kể xuất thân thành phần gia đình và nét VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 1 70 đặc trưng cá nhân. Báo cáo cũng không xác định yếu tố đặc biệt nào được xem là nguyên nhân chính của tình trạng bắt nạt trong học đường nhưng khẳng định học sinh có thể bị stress. Ý kiến của một số chuyên gia Nhật cho rằng “Thay vì đặt ra những hình phạt nghiêm khắc, các phụ huynh cần điều chỉnh lại cách sống của mình. Bởi ngày nay ba mẹ cố gắng chăm lo đời sống vật chất của các con sao cho đầy đủ nhất, nhưng lại quên mất chuyện nâng niu trái tim và tâm hồn con mình” [1, tr. 186 – 187]. Các chuyên gia tâm lý của Đức cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là các em bị ức chế tâm lý do sức ép phải đạt kết quả cao trong học tập và phải tham gia một khối lượng lớn các hoạt động ngoại khóa. Các em không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, dẫn tới những hành động bột phát làm giảm giá trị đạo đức và phải nhận những hình thức kỷ luật tương xứng. Ngoài ra, hình ảnh bạo lực trên phim, các cuộc đọ súng trong game, các tin tức liên quan đến tệ nạn xã hội cũng trực tiếp tác động đến tâm lý học sinh. Holthusen, một nhà nghiên cứu về ngăn ngừa tội phạm tại Viện Thanh niên ở Munich, cho rằng, những hình ảnh bạo lực tràn lan là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng phạm tội của trẻ vị thành niên. “Sự nhạy cảm của trẻ đối với bạo lực ngày càng lớn. Những vụ thảm sát bằng súng như vậy có thể kích động một số người khác làm theo. Điều này hết sức nguy hiểm” [1, tr. 191]. Tại Mỹ, một mặt chính phủ và các nhà hoạt động xã hội cố gắng ngăn ngừa, giảm bớt “những cái đầu nóng” trong môi trường học đường. Nhưng mặt khác, những văn hóa phẩm bạo lực và sự tự do sử dụng vũ khí vẫn để tràn lan. Tình trạng này đúng là “bắt cóc bỏ dĩa”, rằng “không thể cứu đám cháy của một tòa cao ốc chỉ với một chậu nước” – Frieden, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ phát biểu. Một nghiên cứu của Sargent và cộng sự (2002) cho thấy, các em công khai xem những bộ phim thô bạo là phổ biến và 2/3 trong số đó coi các phim này là những chuyện vui. Nhà nghiên cứu Mazzuca Viện Gallup đã đưa ra kết luận, thanh thiếu niên ngày nay “trở nên bị trơ lỳ một cách mạnh mẽ với những tranh ảnh bạo lực và tình dục hơn so với bố mẹ chúng ở thời của họ”. Ngoài ra việc tiếp xúc với bạo lực gia đình, khủng bố, và các loại thuốc gây nghiện cũng là nguyên nhân tác động hiệu quả dẫn đến bạo lực trong nhà trường [1, tr. 192-193]. Ở châu Âu, hiện tượng bắt nạt học đường xảy ra thường xuyên ở các trường tiểu học, liên quan tới 15% số học sinh. Ở trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt là từ 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13 – 14, khi các em học sinh bắt đầu tuổi dậy thì. Đến cấp trung học phổ thông, nạn bạo lực học đường bắt đầu có xu hướng giảm đi [1, tr. 88]. Khi nghiên cứu về bạo lực đối với trẻ em, các công trình chủ yếu nghiên cứu đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em diễn ra trong mối quan hệ giữa trẻ với trẻ trong môi trường học đường. Có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ em. Dựa trên cơ sở các thuyết nghiên cứu, một số tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng thể về nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực dựa trên các học thuyết tâm lý học xã hội. Trần Thị Minh Đức [1] đã tiếp cận phân tích chỉ ra nguyên nhân của hành vi gây hấn của con người nói chung theo thuyết bản năng về gây hấn, thuyết động lực về gây hấn, thuyết hành vi về gây hấn, thuyết học tập xã hội về gây hấn,... Nguyễn Thị Hương [2] cũng đã đưa ra một vài lý giải dựa trên cách thức tiếp cận giải thích nguyên nhân của hành vi bạo lực từ các lý thuyết khác nhau: tiếp cận lý thuyết bạo lực từ góc độ sinh học; tiếp cận nguyên nhân bạo lực từ quan điểm của một số lý thuyết tâm lý học khác như: lý thuyết “hành vi”, lý thuyết “nhân văn – hiện sinh”, lý thuyết “tâm động lực”, lý thuyết “học tập xã hội”; tiếp cận nguyên nhân bạo lực từ ảnh hưởng của truyền thông: ảnh hưởng của truyền hình, ảnh hưởng của game bạo lực. Gây hấn của con người nói chung dựa trên các cách tiếp cận, tác giả cho rằng hành vi bạo lực không phải là do bẩm sinh, là tiền định và chúng ta có thể kiểm soát và giảm thiểu được sự phát triển của nó [2, tr. 31-42]. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân bạo lực giữa trẻ với trẻ bao gồm một số nguyên nhân: Nguyên nhân từ phía cá nhân do nhận thức của cá nhân, hệ thống kiến thức, hệ 71 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 1 thống thái độ của học sinh, do tính cách và đặc điểm tâm – sinh lý của các em; Nguyên nhân từ phía gia đình: các em bị tiêm nhiễm từ lối sống cư xử của những người lớn trong gia đình, ảnh hưởng do gia đình ly tán, gia đình không có sự chăm sóc hoặc thiếu hụt sự chăm sóc của cha mẹ, và do ảnh hưởng bởi hành vi bạo lực trong gia đình; Nguyên nhân từ phía nhà trường: Học sinh bị đổ thừa, kỳ thị, sỉ nhục, quan hệ giữa giáo viên và học sinh thiếu dân chủ, chương trình học tập quá tải, sự ganh đua thiếu lành mạnh, những kinh nghiệm thiếu lành mạnh của học sinh trong giải quyết xung đột, những kỷ luật, trừng phạt của nhà trường; Nguyên nhân từ phía xã hội: từ nền văn hóa xã hội, từ phương tiện truyền thông. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường học, khó có thể xác định được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực đối với trẻ em. Những nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em có liên quan đến sự quản lý của nhà trường, ảnh hưởng của môi trường học đường, sự tiếp xúc với hình ảnh bạo lực, tình dục ngoài xã hội và trong gia đình trẻ. Sự phát triển, biến đổi tâm lý ở lứa tuổi của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bạo lực đối với trẻ em. Trong bài viết này, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước để thiết kế nghiên cứu nhằm tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn TP.HCM. 2. Phương pháp khảo sát - Khách thể và địa bàn nghiên cứu: 177 giáo viên mầm non (N) giảng dạy tại các trường mầm non công lập và ngoài công lập thuộc các quận, huyện nội thành và ngoại thành của TP.HCM tham gia vào trong nghiên cứu này. - Thang đo nguyên nhân bạo lực đối với trẻ em: Thang đo các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em bao gồm 35 item (Bảng 1). Độ tin cậy (Cronbach's Alpha = 0,947), điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC) của mỗi item trong thang đo và của toàn thang đo: Mỗi item trong thang đo có năm phương án để khách thể lựa chọn: 0 điểm là không bao giờ, 1 điểm là hiếm khi, 2 điểm là thỉnh thoảng, 3 điểm là thường xuyên, 4 điểm là rất thường xuyên. Điểm trung bình càng cao chứng tỏ cường độ hành vi bạo hành đối với trẻ trong trường mầm non càng cao. - Phương pháp nghiên cứu: Để đánh giá được các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em, trong bài viết này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi với câu hỏi: Xin thầy cô cho biết mức độ tác động của các nguyên nhân dẫn đến hành vi gây tổn thương đối với trẻ tại trường mầm non? Mỗi nguyên nhân nhân dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em có năm phương án lựa chọn để đánh giá cường độ các hành vi bạo lực đối với trẻ em. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giáo viên mầm non nhằm mô tả và phân tích sâu hơn hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Bảng 1: Điểm trung bình, độ lệch chuẩn của các item và của toàn thang đo STT Các nguyên nhân ĐTB ĐLC 1 Trẻ bướng bỉnh, không nghe lời giáo viên 1,90 0,91 2 Trẻ giành đồ chơi của bạn 1,95 1,09 3 Vô tình trẻ xô đẩy bạn 1,54 0,90 4 Có trẻ khuyết tật về tâm lý (tăng động, tự kỷ.) học hòa nhập trong lớp, trong trường 0,89 0,96 5 Trẻ hay đau ốm vặt, không tăng cân 1,30 1,09 6 Khả năng nhận thức, tiếp thu bài học của trẻ chậm 1,56 0,98 7 Trẻ hay la, khóc, quậy phá 1,66 1,01 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 1 72 8 Trẻ biếng ăn, khó ăn, ăn hay ói mửa 1,64 1,04 9 Các tình huống xảy ra bất ngờ ở trẻ (bị ngã, đánh nhau...) 1,51 0,98 10 Lớp học quá đông 1,29 1,13 11 Giáo viên phải đón trẻ sớm, trả trẻ muốn 1,40 1,23 12 Giáo viên phải thường xuyên phải chú ý, quan tâm, chăm sóc trẻ 1,84 1,62 13 Giáo viên không hài lòng về đánh giá của lãnh đạo với bản thân 0,90 1,02 14 Thái độ của phụ huynh với cô khi đưa đón trẻ tại trường 1,21 1,07 15 Cách ứng xử của phụ huynh với cô khi trẻ gặp sự cố (xây xát, đau ốm, không lên cân...) 1,38 1,15 16 Giáo viên ít nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 1,18 1,02 17 Yêu cầu cao của phụ huynh với cô trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 1,72 1,24 18 Giáo viên mâu thuẫn với phụ huynh trẻ 0,64 0,76 19 Giáo viên mâu thuẫn với đồng nghiệp trong lớp 0,72 0,84 20 Giáo viên, nhân viên mâu thuẫn với cán bộ quản lý 0,67 0,81 21 Áp lực công việc khiến giáo viên căng thẳng tâm lý 1,70 1,26 22 Giáo viên có vấn đề mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình, người thân 0,84 1,05 23 Giáo viên mâu thuẫn với người ngoài trường 0,49 0,77 24 Giáo viên phải làm nhiều việc không liên quan đến chuyên môn 1,23 1,07 25 Giáo viên phải chịu những áp lực chất lượng giảng dạy/ thanh tra/ kiểm tra thường xuyên 1,72 1,18 26 Ăn uống, nghỉ ngơi của cô ở trường không đảm bảo 1,10 1,21 27 Môi trường làm việc ồn ào tác động đến giáo viên 1,33 1,31 28 Công việc lặp đi lặp lại hàng ngày khiến giáo viên nhàm chán 1,07 1,23 29 Giáo viên vi phạm quy chế làm việc 0,53 0,80 30 Giáo viên bị nhà trường kỷ luật, trừ lương, thưởng 0,53 1,00 31 Chế độ đãi ngộ đối với giáo viên của nhà trường chưa thỏa đáng. 0,76 1,01 32 Đánh giá khen thưởng của lãnh đạo không chính xác, đúng người, đúng việc 0,86 1,08 33 Sức khỏe của giáo viên suy giảm 1,23 1,12 34 Giáo viên phát hiện ra bệnh mãn tính 0,59 0,85 35 Giáo viên mắc bệnh mãn tính (đau dạ dày, viêm đường hô hấp,...) 0,76 1,04 Trung bình chung 1,19 0,63 73 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 1 3. Kết quả nghiên cứu Thang đo được thiết kế gồm các nguyên nhân có liên quan đến trẻ, đến giáo viên, đến các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. Thông qua sự cảm nhận, đánh giá của giáo viên chúng tôi có cái nhìn tổng quát về mức độ tác động của các nguyên nhân dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Bằng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, các nguyên nhân dẫn đến các mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non được hội tụ thành bốn nhóm chính đó là: nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ, nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ, nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên, và nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên. Bảng 2: Điểm trung bình, độ lệch chuẩn các nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non (N = 177) STT Nhóm nguyên nhân ĐTB ĐLC 1 Từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ 1,54 0,76 2 Từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ 1,22 0,82 3 Từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên 1,12 0,85 4 Từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên 0,67 0,6 ... n). Như vậy, cách ứng xử, thái độ của của phụ huynh đối với giáo viên cũng như sự phối hợp của phụ huynh với giáo viên và nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là yếu tố có sự tác động không nhỏ đến tâm lý giáo viên, sự tác động này có thể làm gia tăng hoặc giảm bớt mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Bảng 5: Tần suất các nguyên nhân thuộc nhóm nguyên nhân từ Áp lực công việc và những biến đổi tâm sinh lý của giáo viên (N = 177) STT Các nguyên nhân Tần suất (%) Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Áp lực công việc khiến giáo viên căng thẳng tâm lý 20,9 25,4 26,6 16,9 10,2 2 Giáo viên phải làm nhiều việc không liên quan đến chuyên môn 31,1 29,9 25,4 11,9 1,7 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 1 76 3 Giáo viên phải chịu những áp lực chất lượng giảng dạy/ thanh tra/ kiểm tra thường xuyên 18,1 24,3 33,9 15,3 8,5 4 Ăn uống, nghỉ ngơi của cô ở trường không đảm bảo 44,1 20,9 22,6 6,2 6,2 5 Môi trường làm việc ồn ào tác động đến giáo viên 38,4 18,1 24,3 10,7 8,5 6 Công việc lặp đi lặp lại hàng ngày khiến giáo viên nhàm chán 46,3 18,6 23,2 5,1 6,8 7 Chế độ đãi ngộ đối với giáo viên của nhà trường chưa thỏa đáng. 56,5 18,6 18,1 5,6 1,1 8 Đánh giá khen thưởng của lãnh đạo không chính xác, đúng người, đúng việc 50,3 26,6 13,0 7,3 2,8 9 Sức khỏe của giáo viên suy giảm 35,6 21,5 30,5 9,6 2,8 10 Giáo viên phát hiện ra bệnh mãn tính 61,0 21,5 15,8 0,6 1,1 11 Giáo viên mắc bệnh mãn tính (đau dạ dày, viêm đường hô hấp, ...) 57,1 19,2 16,4 5,1 2,3 Nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và những biến đổi tâm sinh lý của giáo viên có mức độ tác động ở mức độ hiếm khi cho đến thỉnh thoảng (ĐTB: 1,12; ĐLC: 0,85) (Bảng 2) đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Những nguyên nhân từ áp lực chất lượng giảng dạy/ thanh tra/ kiểm tra thường xuyên (ĐTB: 1,72) (33,9% giáo viên lựa chọn ở mức đôi khi, 15,3% giáo viên ở mức thường xuyên) (Bảng 5), và áp lực công việc khiến giáo viên căng thẳng tâm lý (ĐTB: 1,70) (26,6% giáo viên lựa chọn ở mức đôi khi, 16,9 % giáo viên ở mức thường xuyên) là những nguyên nhân có tác động khá mạnh đến giáo viên khiến giáo viên có những biến đổi về mặt tâm lý và sinh lý dẫn đến giáo viên có những nhận thức, cảm xúc và hành vi tiêu cực, điều này có thể dẫn đến những hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp, đồng nghĩa với việc gia tăng hay giảm bớt mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Các nguyên nhân khác như (Bảng 1): Môi trường làm việc ồn ào (ĐTB: 1,33), giáo viên phải làm nhiều việc không liên quan đến chuyên môn (ĐTB: 1,23), chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của cô ở trường không đảm bảo (ĐTB: 1,10), công việc lặp đi lặp lại hàng ngày nhàm chán (ĐTB: 1,07), những đánh giá khen thưởng của lãnh đạo không chính xác, đúng người, đúng việc (ĐTB: 0,86), và chế độ đãi ngộ của nhà trường chưa thỏa đáng (ĐTB: 0,76) cũng có mức độ tác động ở mức hiếm khi đến giáo viên khiến giáo viên có hành vi bạo lực đối với trẻ em. Những nguyên nhân liên quan đến những biến đổi về thể chất của giáo viên như: Sức khỏe của bản thân suy giảm (ĐTB: 1,23) (30,5% giáo viên lựa chọn ở mức đôi khi), mắc bệnh mãn tính (đau dạ dày, viêm đường hô hấp, ...) (ĐTB: 0,76) (16,4% giáo viên ở mức đôi khi) và phát hiện ra bệnh mãn tính (ĐTB: 0, 59) (15,8% giáo viên lựa chọn ở mức đôi khi) là những yếu tố góp phần dẫn đến những hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Trịnh Viết Then (2013) [3] cho thấy, giáo viên phát hiện ra bệnh mãn tính (16,1%) và sức khỏe bản thân yếu dần (12,5%) là những yếu tố gây stress cho giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp trong trường mầm non, khiến giáo viên có những biến đổi tiêu cực về mặt nhận thức, 77 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 1 cảm xúc, hành vi [3]. Như vậy, yếu tố sức khỏe là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em ở giáo viên mầm non. Điều này đặt ra một yêu cầu đối với ngành giáo dục và nhà trường cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe của giáo viên trong lao động nghề nghiệp, đồng thời giáo viên cũng phải biết thích ứng với môi trường làm việc, biết giữ gìn, chăm sóc sức khỏe của chính bản thân nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cần thiết có những nghiên cứu, tìm hiểu những áp lực từ công việc và những biến đổi tâm sinh lý của giáo viên, sự tác động của áp lực công việc và những biến đổi thể chất của giáo viên đến tâm lý của giáo viên và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó, tìm kiếm những biện pháp giúp giảm bớt những áp lực của công việc và những cảm xúc, hành vi tiêu cực tác động đến giáo viên dẫn đến giáo viên có các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, từ đó giảm bớt được mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non nói chung. Bảng 6: Tần suất các nguyên nhân thuộc nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quên hệ của giáo viên (N = 177) STT Các nguyên nhân Tần suất (%) Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Giáo viên không hài lòng về đánh giá của lãnh đạo với bản thân 48,6 19,8 27,1 2,3 2,3 2 Giáo viên mâu thuẫn với đồng nghiệp trong lớp 50,3 29,9 18,1 1,1 0,6 3 Giáo viên, nhân viên mâu thuẫn với cán bộ quản lý 53,1 27,7 18,1 1,1 - 4 Giáo viên có vấn đề mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình, người thân 48,6 29,9 14,1 3,4 4,0 5 Giáo viên mâu thuẫn với người ngoài trường 66,1 19,8 13,6 0,6 - 6 Giáo viên vi phạm quy chế làm việc 63,8 21,5 12,4 2,3 - 7 Giáo viên bị nhà trường kỷ luật, trừ lương, thưởng 70,6 15,3 8,5 1,7 4,0 Nhóm các nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên có mức độ tác động đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non rất thấp (ĐTB: 0,67, ĐLC: 0,62) (Bảng 2). Tuy nhiên, khi xét riêng sự tác động của từng nguyên nhân trong nhóm nguyên nhân (Bảng 6) này cho thấy, nguyên nhân giáo viên không hài lòng về đánh giá của lãnh đạo với bản thân (ĐTB: 0,90), nguyên nhân giáo viên có vấn đề mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình, người thân giáo viên (ĐTB: 0,84) và nguyên nhân giáo viên mâu thuẫn với đồng nghiệp trong lớp (ĐTB: 0,72) vẫn có mức độ tác động hiếm khi hoặc đôi khi tác động dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Điều này cho thấy, trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên các yếu tố từ mối quan hệ với đồng nghiệp, cán bộ quản lý và mối quan hệ với các thành viên trong gia đình vẫn có mức độ tác động nhất định trở thành những nguyên nhân dẫn đến giáo viên có hành vi bạo VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 1 78 Bảng 7: Ma trận tương quan giữa các nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non (N = 177) 1 2 3 4 (1) Từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ r 1 0,658(**) 0,444(**) 0,478(**) p 0,000 0,000 0,000 (2) Từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ r 0,658(**) 1 0,615(**) 0,547(**) p 0,000 0,000 0,000 (3) Từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên r 0,444(**) 0,615(**) 1 0,649(**) p 0,000 0,000 0,000 (4) Từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên r 0,478(**) 0,547(**) 0,649(**) 1 p 0,000 0,000 0,000 Các nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ, nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ với phụ huynh trẻ, nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên, và nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên có mối tương quan thuận và tương quan chặt chẽ với nhau. Trong đó mối quan hệ tương quan giữa nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ và nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ với phụ huynh trẻ [r = 0,658(**)], (p < 0,01) có mối tương quan cao, đây chính là những nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non cao nhất. Xét trong mối tương quan giữa nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ có tương quan chặt chẽ với nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ với phụ huynh trẻ [r = 0,658(**)], cao hơn so với nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên [r = 0,478(**)]. Từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên [r = 0,444(**)]. Tức là khi những nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên có liên quan đến trẻ tác động dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non thì đồng thời các nhóm nguyên nhân khác liên quan đến từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ, từ áp lực công việc và biến đổi sinh lý của giáo viên và từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên cũng đồng thời tác động đến dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Những nhóm nguyên nhân này tác động có thể làm tăng hoặc giảm hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên đối với trẻ, của trẻ đối với trẻ hay của lực lượng giáo dục khác đối với trẻ nói riêng và mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non nói chung. Xét mối tương quan giữa nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ và nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ [r = 0,658(**)] là cao nhất, tiếp đến là mối tương quan với nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ lực đối với trẻ em trong hoạt động nghề nghiệp, làm nảy sinh các mức độ bạo lực đối với trẻ em khác nhau trong trường mầm non. Ngoài ra một số nguyên nhân (Bảng 6) như: giáo viên, nhân viên mâu thuẫn với cán bộ quản lý (ĐTB: 0,67; Bảng 2), giáo viên mâu thuẫn với người ngoài trường (ĐTB: 0,49), giáo viên vi phạm quy chế làm việc (ĐTB: 0,54), giáo viên bị nhà trường kỷ luật, trừ lương, thưởng (ĐTB: 0,53) cũng có tác động đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Tuy nhiên mức độ tác động của các nguyên nhân này là rất thấp, ở mức độ không bao giờ cho đến hiếm khi tác động. Nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa các nhóm nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, chúng tối đã lập ma trận tương quan Correlations Spearm để tìm hiểu mối tương quan và có kết quả như sau (Bảng 7): 79 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Minh Đức, 2009. Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Hương, 2011. Nghiên cứu hành vi bạo lực ở học sinh thiếu niên với bạn cùng lứa, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, trường Đại học sư phạm Hà Nội. [3] Trịnh Viết Then, 2013. Nghiên cứu stress của giáo viên mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Đại học Văn Hiến, TP.HCM. luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên [r = 0,615(**)], và dẫn đến mối tương quan với nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên [r = 0,547(**)]. Đây là nhóm tương quan có tác động mạnh mẽ nhất trong bốn nhóm tương quan tác động đến dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Khi những nguyên nhân thuộc nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ và nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ tác động đến giáo viên dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non thì đồng thời nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật và mối quan hệ với đồng nghiệp và nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của trường mầm non cũng tác động đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Mối tương quan giữa nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên với nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên [r =0,649(**)] có tác động mạnh mẽ nhất đến dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, đồng thời nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ [r = 0,615(**)], và nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ [r = 0,444(**] cũng có những tác động mạnh mẽ đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Tương quan giữa nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của giáo viên với nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của giáo viên [r = 0,649(**)] có mối tương quan cao, có tác động mạnh mẽ đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, đồng thời mối tương quan với nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh trẻ [r = 0,547(**)] và nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của giáo viên liên quan đến trẻ [r = 0,478(**)] cũng có tác động đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Tuy nhiên, tương quan giữa các nhóm nguyên nhân này có mức độ tác động thấp nhất đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non so với các nhóm nguyên nhân khác. 4. Kết luận Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non khác nhau, mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non có khi là sự tác động đồng thời của rất nhiều nguyên nhân, nhóm nguyên nhân khác nhau. Khi những nguyên nhân, nhóm nguyên nhân này xảy ra, tác động đến giáo viên, trẻ em, các lực lượng giáo dục khác trong trường mầm non làm nảy sinh những cảm xúc, hành vi tiêu cực và làm xuất hiện những hành vi bạo lực đối với trẻ em giữa giáo viên đối với trẻ, giữa trẻ đối với trẻ hay tự trẻ gây ra và giữa lực lượng giáo dục khác đối với trẻ, dẫn đến những mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Do đó, nếu giáo viên, lực lượng giáo dục khác có sự nhận thức, nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và chính xác về mức độ tác động của các nguyên nhân đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non thì giáo viên, và các lực lượng giáo dục khác có những thái độ, cách ứng xử phù hợp với các nguyên nhân tác động, từ đó hạn chế được những cảm xúc, hành vi tiêu cực dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Đây là cơ sở để có thể xây dựng các chuyên đề tập huấn cho giáo viên, các lực lượng giáo dục khác nhằm giúp họ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, từ đó có thể phòng ngừa, giảm thiểu hành vi bạo lực đối với trẻ em và giảm thiểu những hậu quả của bạo lực đối với trẻ em tại trường mầm non trên địa bàn TP.HCM nói riêng và đối với ngành mầm non nói chung trong giai đoạn hiện nay. VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 1 80
File đính kèm:
- nguyen_nhan_dan_den_bao_luc_doi_voi_tre_em_trong_truong_mam.pdf