Nghiên cứu thuật toán và thành lập chương trình chuyển đổi tọa độ trong trắc địa công trình

Lưới khống chế trắc địa công trình thuộc lưới chuyên dùng, được thành

lập để giải quyết các nhiệm vụ của trắc địa công trình. Cũng như các loại

lưới khác, lưới trắc địa công trình được phát triển dựa trên các điểm

khống chế đã có tọa độ trong các hệ tọa độ khác nhau trên khu vực xây

dựng, nhưng sau đó phải được tính chuyển về hệ tọa độ của công trình

theo những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Một số chương trình chuyển đổi

tọa độ đang có hiệu lực Nhà nước như GeoTools 1.2 (Tài liệu hướng dẫn

sử dụng bộ chương trình GeoTools, 2001) không để đáp ứng yêu cầu

này của trắc địa công trình. Vì vậy, bài báo có nội dung nghiên cứu một

số bài toán chuyển đổi tọa độ trong Trắc địa công trình và lập trình để

giải các bài toán chuyển đổi tọa độ trên máy tính, góp phần nâng cao

hiệu quả và phạm vi sử dụng các số liệu tọa độ trong các mục đích của

trắc địa công trình.

pdf 8 trang kimcuc 6180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thuật toán và thành lập chương trình chuyển đổi tọa độ trong trắc địa công trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thuật toán và thành lập chương trình chuyển đổi tọa độ trong trắc địa công trình

Nghiên cứu thuật toán và thành lập chương trình chuyển đổi tọa độ trong trắc địa công trình
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Số 55 (2016) 105-112 
Trang 105 
Nghiên cứu thuật toán và thành lập chương trình chuyển đổi tọa 
độ trong trắc địa công trình 
Nguyễn Thanh Tuấn1,*, Nguyễn Thùy Anh2, Nguyễn Văn Hùng3, Đặng Văn Trường4 
1Công ty Tài nguyên và Môi trường miền Nam, Việt Nam 
2Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp khu vực phía Nam, Việt Nam 
3Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Di Linh - Lâm Đồng, Việt Nam 
4Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, Việt Nam 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Quá trình: 
Nhận bài 20/7/2016 
Chấp nhận 15/8/2016 
Đăng online 30/8/2016 
 Lưới khống chế trắc địa công trình thuộc lưới chuyên dùng, được thành 
lập để giải quyết các nhiệm vụ của trắc địa công trình. Cũng như các loại 
lưới khác, lưới trắc địa công trình được phát triển dựa trên các điểm 
khống chế đã có tọa độ trong các hệ tọa độ khác nhau trên khu vực xây 
dựng, nhưng sau đó phải được tính chuyển về hệ tọa độ của công trình 
theo những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Một số chương trình chuyển đổi 
tọa độ đang có hiệu lực Nhà nước như GeoTools 1.2 (Tài liệu hướng dẫn 
sử dụng bộ chương trình GeoTools, 2001) không để đáp ứng yêu cầu 
này của trắc địa công trình. Vì vậy, bài báo có nội dung nghiên cứu một 
số bài toán chuyển đổi tọa độ trong Trắc địa công trình và lập trình để 
giải các bài toán chuyển đổi tọa độ trên máy tính, góp phần nâng cao 
hiệu quả và phạm vi sử dụng các số liệu tọa độ trong các mục đích của 
trắc địa công trình. 
© 2016 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Tính chuyển tọa độ 
Trắc địa công trình 
Lưới tọa độ giả định 
Độ cao mặt chiếu 
1. Mở đầu 
Như đã biết, để xác định vị trí của một 
điểm trên mặt đất, trong Trắc địa thường sử 
dụng các hệ thống toạ độ với các hệ quy chiếu 
khác nhau như hệ toạ độ vuông góc không 
gian, hệ toạ độ mặt ellipxoid, hệ toạ độ trong 
mặt phẳng. Hệ toạ độ vuông góc không gian và 
hệ toạ độ mặt ellipxoid thường được sử dụng 
để giải quyết những bài toán trên phạm vi 
rộng lớn. Trong trắc địa - bản đồ nói chung 
cũng như trong trắc địa công trình lại cần phải 
sử dụng toạ độ phẳng. Do đó, nảy sinh vấn đề 
phải tính chuyển tọa độ giữa các hệ toạ độ 
khác nhau sang toạ độ phẳng. Mặt khác, việc 
sử dụng các giá trị tọa độ phẳng trong trắc địa 
công trình lại có những yêu cầu riêng, nhằm 
đáp ứng các nhiệm vụ kỹ thuật trong đo đạc 
để thành lập bản đồ địa hình phục vụ cho thiết 
kế, để chuyển bản thiết kế ra thực địa và bố trí 
chi tiết công trình. Vì vậy, nghiên cứu một số 
bài toán chuyển đổi tọa độ trong Trắc địa công 
trình và lập trình để giải các bài toán chuyển 
đổi tọa độ trên máy tính, góp phần nâng cao 
__________________________________ 
*Tác giả liên hệ. 
 E-mail.: phuctdct@gmail.com 
Nguyễn Thanh Tuấn và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 55 (105-112) 
Trang 106 
hiệu quả và phạm vi sử dụng các số liệu tọa độ 
trong các mục đích của trắc địa công trình là 
rất cần thiết. Trước hết, cùng xem xét một số 
lưới tọa độ có thể dùng khởi tính cho lưới trắc 
địa công trình trên khu vực xây dựng. 
2. Một số lưới tọa độ có thể có trên khu xây 
dựng 
Trên khu vực xây dựng công trình, có thể 
tồn tại một số lưới khống chế tọa độ sau đây: 
2.1. Lưới tọa độ Nhà nước 
Là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống 
nhất trong toàn quốc, phục vụ cho các nghiên 
cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ 
địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các 
loại bản đồ chuyên đề khác. Lưới được thành 
lập chủ yếu bằng công nghệ GPS, được tính 
toán trong Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ VN-
2000. Độ cao của các điểm trong lưới tọa độ 
Nhà nước được tính theo hệ độ cao quốc gia. 
Giá trị tọa độ của các điểm trong lưới được 
biểu thị trên mặt phẳng theo lưới chiếu UTM 
múi 60 với các kinh tuyến trục lần lượt là 1050, 
1110 và 1170. Tỷ lệ biến dạng chiều dài trên 
kinh tuyến trục trong cả ba trường hợp là 
0.9996 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây 
dựng lưới tọa độ, 2009). 
2.2. Lưới tọa độ địa chính 
 Là cơ sở tọa độ để thành lập bản đồ địa 
chính các loại tỷ lệ, phục vụ cho việc lưu trữ và 
quản lý thông tin đất đai. Lưới được xây dựng 
bằng phương pháp đo mặt đất hoặc bằng công 
nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, 
đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm cơ sở 
phát triển lưới khống chế đo vẽ, được đo nối 
với ít nhất 2 điểm toạ độ Nhà nước có độ chính 
xác từ điểm địa chính cơ sở hoặc từ điểm hạng 
IV Nhà nước trở lên (Quy phạm thành lập bản 
đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 
1:2000, 1:5000 và 1:10000, 2008). 
Hệ thống bản đồ địa chính (và theo đó là 
hệ thống lưới tọa độ địa chính) sử dụng múi 
chiếu có kinh tuyến trục phù hợp với vị trí địa 
lý của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương như trong Bảng 1 dưới đây (Thông tư 
hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ 
quốc gia VN-2000) 
2.3. Lưới toạ độ giả định 
Là lưới tọa độ được thành lập trong hệ toạ 
độ giả định của người sử dụng (Hình 1). Theo 
đó, người ta chọn một mặt phẳng nằm ngang 
có độ cao bằng độ cao trung bình của khu xây 
dựng, trên đó chọn hai trục vuông góc nhau 
quy ước là 2 trục của hệ toạ độ phẳng, thông 
thường trục X được chọn trùng với trục chính 
công trình (trục cầu, trục đập...). Như trên 
Hình 1, xOy là hệ trục tọa độ phẳng trong phép 
chiếu hình trụ ngang đồng góc Gauss-Kruger 
hoặc UTM, x’O’y’ là hệ trục tọa độ phẳng của 
hệ tọa độ giả định. 
Hệ toạ độ giả định có ưu điểm nổi bật là 
không bị biến dạng bởi bất kỳ phép chiếu nào. 
Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng trong những 
năm của thế kỷ trước, khi công nghệ đo đạc 
còn chưa được phát triển (Nguyễn Quang 
Phúc, 2008).
Bảng 1- Kinh tuyến trục phù hợp với vị trí địa lý của từng tỉnh, thành phố (trích) 
TT 
Tỉnh, 
Thành phố 
Kinh tuyến 
trục 
TT 
Tỉnh, 
Thành phố 
Kinh tuyến trục 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
Lai Châu 
Sơn La 
Kiên Giang 
Cà Mau 
Lào Cai 
Yên Bái 
Nghệ An 
103000’ 
104000’ 
104030’ 
104030’ 
104045’ 
104045’ 
104045’ 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
Phú Thọ 
An Giang 
Thanh Hoá 
Vĩnh Phúc 
Hà Tây 
Đồng Tháp 
Cần Thơ 
104045’ 
104045’ 
105000’ 
105000’ 
105000’ 
105000’ 
105000’ 
Nguyễn Thanh Tuấn và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 55 (105-112) 
Trang 107 
2.4. Lưới toạ độ công trình 
Là hệ thống các điểm khống chế được 
thành lập trong hệ tọa độ của công trình. Theo 
đó, độ cao mặt chiếu toạ độ phẳng của các 
điểm được chọn bằng độ cao trung bình của 
khu xây dựng. 
Hình 1- Hệ tọa độ giả định 
Kinh tuyến trục của múi chiếu được chọn 
đi qua giữa khu vực xây dựng (trong phép 
chiếu phẳng Gauss-Kruger) hoặc cách xa 
trung tâm khu vực xây dựng trong khoảng 
90km và 180km (trong phép chiếu UTM) 
tương ứng với múi chiếu có độ rộng 30 và 60 
sang trái hoặc sang phải (Nguyễn Quang Phúc, 
2010). 
Từ các lưới tọa độ kể trên ta thấy trong 
phần lớn các trường hợp, tọa độ các điểm 
khống chế không thuộc hệ tọa độ của công 
trình. Tuy nhiên, khi phát triển lưới trắc địa 
công trình lại phải sử dụng toạ độ các điểm 
của lưới cũ đã được xác định trong các hệ toạ 
độ khác nhau để làm số liệu khởi tính. Thực tế 
cho thấy, nếu sử dụng các tọa độ khởi tính này 
không hợp lý sẽ làm biến dạng đáng kể kích 
thước của công trình và gây trở ngại cho quá 
trình thi công (Ngô Văn Hợi, 2005). Vì vậy, để 
có thể sử dụng toạ độ phẳng của các điểm có 
trong các hệ toạ độ khác nhau vào những mục 
đích của trắc địa công trình, cần phải tính 
chuyển toạ độ của chúng về hệ toạ độ và mặt 
chiếu quy ước của công trình. 
3. Các bài toán tính chuyển tọa độ trong 
trắc địa công trình 
Trong trường hợp tổng quát, có nhiều bài 
toán và theo đó có nhiều hệ thuật toán để tính 
chuyển qua lại giữa các hệ thống tọa độ khác 
nhau, tuỳ theo giá trị toạ độ ban đầu được sử 
dụng. Tuy nhiên trong trắc địa công trình, 
theo nghiên cứu của chúng tôi thì các bài toán 
tính chuyển tọa độ có thể được quy nạp thành 
2 dạng bài toán cơ bản sau đây: 
a) Tính chuyển toạ độ từ hệ toạ độ ban đầu 
về hệ toạ độ phẳng phù hợp với múi chiếu đã 
chọn của công trình, nhưng trên bề mặt của 
ellipsoid quy chiếu. Bài toán này được gọi là 
bài toán tính chuyển hệ tọa độ. 
b) Tính chuyển toạ độ phẳng trên bề mặt 
của ellipsoid quy chiếu về toạ độ phẳng trên 
bề mặt chiếu quy ước của công trình. Bài toán 
này được gọi là bài toán tính chuyển độ cao 
mặt chiếu hệ tọa độ. 
3.1. Bài toán tính chuyển hệ tọa độ 
Tùy theo tọa độ đầu vào được sử dụng mà 
bài toán tính chuyển hệ tọa độ có thể có nội 
dung khác nhau, nhưng tổng quát và thường 
gặp nhất là 2 dạng bài toán sau đây: 
- Tính chuyển từ tọa độ phẳng x,y của múi 1 
sang tọa độ phẳng x, y của múi 2. 
- Tính chuyển từ tọa độ vuông góc không gian 
X,Y,Z sang tọa độ phẳng x,y. 
3.1.1. Tính chuyển từ tọa độ phẳng x,y của múi 
1 sang tọa độ phẳng x,y của múi 2. 
Để thực hiện bài toán này, người ta sử 
dụng tọa độ trắc địa B, L làm trung gian tính 
chuyển theo quy trình 2 bước: 
(x,y)1→B,L→(x,y)2. 
- Công thức tính tọa độ B và l có dạng (Phạm 
Hoàng Lân, Đặng Nam Chinh, 1999): 
Nguyễn Thanh Tuấn và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 55 (105-112) 
Trang 108 
 
 6040207
0
7
0
8
00
0
4
0
4
0
2
00
4
0
2
0
2
0
2
0
3
0
2
0
4
05
0
5
0
6
00
02
0
2
00
2
03
0
3
0
4
00
0
00
2
00
0
0
.1575.4095.36331385.
..40320
}.3603.5..18015.9815.15
.7121..12.2411..8.{
..720
.12
1..9.4.
..24..2
.
ttt
Nm
y
Mm
t
ttttt
tt
Nm
y
Mm
t
t
t
Nm
y
Mm
t
Nm
y
Mm
t
BB



 604020
7
0
7
0
7
0
4
0
2
00
2
0
2
0
2
0
3
0
5
0
5
0
5
0
2
003
0
3
0
3
0
00
0
.720.1320.66261.
.
..5040
sec}.24..72.689..61..4.{
.
..120
sec.2.
..6
.sec.sec
ttt
Nm
y
Btttt
Nm
y
Bt
Nm
y
B
Nm
y
Bl


Trong đó: )(sin.)(sin.)(sin.).(2sin( 66
4
4
2
200 xxxxx BkBkBkkBBB 
)1.(.. 200 eaam
x
Bx
8642
0
16384
11025
512
350
64
45
4
3
1 eeeea 
)
16384
11025
512
350
64
45
4
3
(
2
1 8642
0 eeeek 
)
16384
58293
512
1108
64
63
(
3
1 864
2 eeek 
)
16384
58293
512
604
(
3
1 86
4 eek ; 
)
16384
26328
(
3
1 8
6 ek 
00 tgBt 
0
22
0
sin.1 Be
a
N
0
22
0
2
0
sin.1
.1
Be
Ne
M
2
0
22
0
0
0
1
sin.1
e
Be
M
N
 
- a là bán trục lớn của Ellipxoid 
- m0- Là tỉ lệ biến dạng chiều dài trong phép 
chiếu toạ độ phẳng trên kinh tuyến trục của 
múi chiếu 
 - e là tâm sai thứ nhất của Ellipxoid. 
- Công thức tính tọa độ x và y có dạng (Phạm 
Hoàng Lân, Đặng Nam Chinh, 1999): 
 ].543.31111385.cos.
40320
.sin.}..2
.321..61..28.2411..8.{cos.
720
.sin.
.4.cos.
24
.sin.cos.
2
.sin.[
6427
8
42
2223245
6
223
42
00
tttB
l
BNtt
tttB
l
BN
tB
l
BNB
l
BNXmx



 ].179.47961.cos.
5040
.}..2
.81..61..4.{cos.
120
..cos.
6
.cos..[
6427
7
42
22235
5
23
3
0
tttB
l
Ntt
ttB
l
NtB
l
NBlNmy


(1) 
(2) 
(3) 
(4) 
Nguyễn Thanh Tuấn và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 55 (105-112) 
Trang 109 
3.1.2. Tính chuyển từ tọa độ vuông góc không 
gian X,Y,Z sang tọa độ phẳng x,y. 
Bài toán này thường gặp khi thành lập 
lưới khống chế thi công bằng công nghệ GPS. 
Trong trường hợp này, người ta cũng sử dụng 
tọa độ trắc địa B,L,H làm trung gian tính 
chuyển theo quy trình 2 bước: 
X,Y,Z→B,L,H→x,y. Thuật toán tính tọa độ x,y 
trong bước 2 như các công thức (3) và (4). Còn 
thuật toán tính tọa độ B,L,H trong bước 1 từ 
tọa độ X,Y,Z như sau (Phạm Hoàng Lân, Đặng 
Nam Chinh, 1999): 
22
2 sin
YX
BNeZ
arctgB
 ; 
X
Y
arctgL ; (5) 
N
B
YX
H 
cos
22
Với N là bán kính vòng thẳng đứng thứ 
nhất đi qua điểm xét. Điều đáng lưu ý là tọa độ 
trắc địa B trong trường hợp này cần phải được 
xác định theo phương pháp tính lặp. 
3.2. Bài toán tính chuyển độ cao mặt chiếu 
hệ tọa độ 
Như đã biết, tất cả các công trình đều được 
xây dựng trên bề mặt đất tự nhiên. Để cho lưới 
khống chế thi công có biến dạng nhỏ nhất so 
với kích thước thật của nó trên bề mặt đất thì 
tọa độ các điểm của lưới phải được tính toán 
trên bề mặt trung bình của khu vực xây dựng 
công trình. Có 2 thuật toán cơ bản để giải 
quyết bài toán này, đó là: Thuật toán “trương 
nở” mặt ellipsoid và thuật toán biến đổi đồng 
dạng lưới tọa độ theo độ cao mặt chiếu của 
công trình. Tuy nhiên, thuật toán biến đổi 
đồng dạng lưới khống chế tọa độ theo độ cao 
mặt chiếu là đơn giản và hiệu quả hơn cả. Theo 
đó, quy trình tính chuyển được thực hiện như 
sau (Nguyễn Quang Phúc, 2010): 
- Tính toạ độ trọng tâm của các điểm trên 
bề mặt H1, ký hiệu x0, y0: 
 
n
ix
n
x
1
0
1
;  
n
iy
n
y
1
0
1
 (6) 
- Tính khoảng cách và phương vị từ điểm 
trọng tâm đến tất cả các điểm trong lưới (gọi 
tắt là khoảng cách và phương vị trọng tâm), ký 
hiệu S0i và α0i: 
2
0
2
00 )()( yyxxS iii 
0
0
0
xx
yy
arctg
i
i
i
 (7) 
- Tính hệ số biến dạng dài do độ cao mặt 
chiếu theo công thức: 
1
2
HR
HR
k
 (8) 
- Tính tọa độ mới trên bề mặt H2 theo công 
thức: 
i2 0 0i 0i
i2 0 0i 0i
x x k.S cos
y y k.S sin
 (9) 
4. Thành lập chương trình tính chuyển tọa 
độ và tính toán thực nghiệm 
4.1. Thông tin về chương trình: 
Trên cơ sở nghiên cứu 2 dạng bài toán cơ 
bản dùng để chuyển đổi tọa độ cho các mục 
đích của trắc địa công trình, các tác giả đã triển 
khai thành lập chương trình máy tính để tính 
toán ứng dụng, đồng thời cũng là để tăng 
nhanh tốc độ tính toán và nâng cao độ chính 
xác các kết quả tính chuyển. 
 4.2. Một số kết quả tính toán: 
Có nhiều module tính chuyển trong 
chương trình được thành lập (Hình 2) nhưng 
trong khuôn khổ có hạn của bài báo, chúng tôi 
trích dẫn 2 kết quả: tính chuyển từ tọa độ 
phẳng x, y của múi 1 sang tọa độ phẳng x, y của 
múi 2 (Bảng 2) và tính chuyển từ tọa độ vuông 
góc không gian X, Y, Z sang tọa độ phẳng x,y 
(Bảng 3). 
Thông tin chung kết quả tính chuyển 1: 
- Kinh tuyến trục trước tính chuyển: 10500’ 0’’ 
Độ cao mặt chiếu: 0 m 
- Kinh tuyến trục sau tính chuyển: 104030’0’’ 
Độ cao mặt chiếu: 90 m Múi chiếu: 30 
ELLIPSOID: WGS-84 
Thông tin chung kết quả tính chuyển 2: 
- Hệ tọa độ phẳng: VN-2000 - Ellipsoid: 
WGS-84 - Kinh tuyến trục: 1050 45’ 00’’ - Múi 
chiếu 30 - Độ cao mặt chiếu: 85m 
Nguyễn Thanh Tuấn và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 55 (105-112) 
Trang 110 
Hình 2- Giao diện chính của chương trình Hình 3- Một cửa sổ nhập thông số 
Bảng 2- Kết quả tính chuyển tọa độ phẳng giữa 2 múi chiếu 
TT 
Tên 
điểm 
Tọa độ Trắc địa B/L 
Tọa độ phẳng VN-2000 (m) 
L0=1050 00’ 00’’ L0=1040 30’ 00’’ 
1 DC1 
190 20’ 20.80093’’ 2139281.975 2139061.060 
1040 01’ 21.03976’’ 397294.866 449831.441 
2 DC2 
190 20’ 17.24091’’ 2139165.351 2138948.128 
1040 02’ 4.70011’’ 398568.631 451105.430 
3 DC3 
190 20’ 27.20883’’ 2139466.147 2139251.875 
1040 02’ 39.93648’’ 399598.821 452134.661 
4 DC4 
190 20’ 22.37655’’ 2139310.211 2139099.820 
1040 03’ 25.81266’’ 400937.042 453473.218 
5 DC5 
190 20’ 10.81771’’ 2138948.195 2138741.346 
1040 04’ 7.51347’’ 402152.296 454689.417 
6 DC6 
190 20’ 21.19527’’ 2139259.387 2139056.796 
1040 04’ 58.22873’’ 403634.294 456170.394 
Bảng 3- Kết quả tính chuyển tọa độ vuông góc không gian sang tọa độ phẳng 
2.1- Tọa độ vuông góc không gian Ellipsoid WGS-84 
TT Tên điểm X (m) Y (m) Z (m) 
1 10451 -1618954.183 5729552.836 2279900.663 
2 10472 -1621506.560 5730281.983 2276321.840 
3 GPS-01 -1619622.938 5731390.873 2274828.379 
4 GPS-02 -1619861.633 5730094.439 2277905.294 
5 GPS-03 -1619871.487 5728927.408 2280832.467 
Nguyễn Thanh Tuấn và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 55 (105-112) 
Trang 111 
2.2- Thành quả tọa độ Trắc địa Ellipsoid WGS-84 
TT Tên điểm B (0 ’ ‘’) L (0 ’ ‘’) H (m) 
1 10451 21 4 55.205123 105 46 41.801641 88.962 
2 10472 21 2 50.301367 105 48 0.006732 105.494 
3 GPS-01 21 1 58.506561 105 46 46.780614 86.837 
4 GPS-02 21 3 45.686935 105 47 6.949321 88.167 
5 GPS-03 21 5 27.595205 105 47 18.276859 95.457 
2.3- Thành quả tọa độ phẳng 
TT Tên điểm X (m) Y (m) 
1 10451 2331922.940 502938.186 
2 10472 2328082.416 505196.574 
3 GPS-01 2326489.083 503082.901 
4 GPS-02 2329785.238 503664.480 
5 GPS-03 2332919.232 503990.706 
5. Kết luận 
Từ các kết quả nghiên cứu được trình bày 
trong bài báo, chúng tôi rút ra một số kết luận 
sau đây: 
+ Khi phát triển lưới trắc địa công trình, 
cần phải sử dụng toạ độ các điểm của lưới cũ 
đã được xác định trong các hệ toạ độ khác 
nhau trên khu vực xây dựng công trình. Tuy 
nhiên, nếu tọa độ các điểm của lưới cũ chưa 
thuộc hệ tọa độ của công trình thì phải thực 
hiện tính chuyển chúng về hệ toạ độ công 
trình theo quy trình 2 bước: Tính chuyển hệ 
toạ độ và độ cao mặt chiếu. 
+ Chương trình tính chuyển tọa độ do các 
tác giả thành lập và giới thiệu trong bài báo có 
độ chính xác và độ tin cậy cao, cho phép thực 
hiện nội dung nhiều bài toán tính chuyển và 
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật tính 
chuyển tọa độ trong trắc địa công trình. Đặc 
biệt, các module tính chuyển tọa độ phẳng cho 
phép thực hiện tính chuyển đồng thời từ các 
hệ tọa độ khác nhau sang hệ tọa độ và độ cao 
mặt chiếu của công trình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008). Quy 
phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 
1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 
1:10000. Quyết định Số 08/2008/QĐ-
BTNMT. 
Bộ Xây Dựng (2009). Quy chuẩn kỹ thuật quốc 
gia về xây dựng lưới tọa độ. QCVN 04: 
2009/BTNMT. 
Ngô Văn Hợi (2005). Hệ toạ độ quốc gia Việt 
Nam và những lưu ý khi sử dụng trong thiết 
kế và thi công xây dựng công trình. Tạp chí 
KHCN Xây dựng, 3. 
Nguyễn Quang Phúc (2008). Những lưu ý khi 
sử dụng toạ độ Nhà nước trong trắc địa 
công trình. Tạp chí Khoa học công nghệ Xây 
dựng, Số 145:47-50. 
Nguyễn Quang Phúc (2010). Nghiên cứu hoàn 
thiện phương pháp thành lập và xử lý số 
liệu lưới khống chế thi công các công trình 
xây dựng trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo 
tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ (Bộ Giáo dục và 
Đào tạo), mã số B2008-02-52. 
Phạm Hoàng Lân (chủ biên), Đặng Nam Chinh 
(1999). Giáo trình Trắc địa cao cấp-Phần 4: 
Bình sai lưới trắc địa. Trường Đại học Mỏ-
Địa chất, Hà Nội. 
Tổng cục Địa chính (2001). Tài liệu hướng dẫn 
sử dụng bộ chương trình GeoTools 1.2. 
Trung tâm Thông tin – Lưu trữ Tư liệu Địa 
chính-Tổng cục Địa chính. 
Tổng cục địa chính (2001). Thông tư hướng 
dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc 
gia VN-2000. Số 973/2001/TT-TCĐC. 
Nguyễn Thanh Tuấn và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 55 (105-112) 
Trang 112 
ABSTRACT 
Research and establishment of coordinate transfer program in 
engineering surveying 
Tuan Thanh Nguyen1, Anh Thuy Nguyen2, Hung Viet Nguyen3, Truong Van Dang4 
1Southern Natural Resources and Environment Ltd. Company, Vietnam 
2Center for Planning and Integrated Management, Vietnam 
3Natural Resources and Environment Division of Di Linh District, Lam Dong Province, Vietnam 
4Land registration office in Dong Nai, Vietnam 
Control network for engineering surveying is geodetic specialized network. This network 
was established to solve the tasks of geodetic surveying-design and construction. It was 
developed by using the points which have coordinates in the different systems on the 
construction area and must be transferred to the coordinate system of the building according 
to certain technical requirements. Some coordinates transferring programs that are still valid 
such as GeoTools 1.2 do not meet this requirement of engineering surveying. This paper 
investigates some problems of coordinates transfer in engineering surveying and programming 
to solve these problems on computer. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuat_toan_va_thanh_lap_chuong_trinh_chuyen_doi_t.pdf