Nghiên cứu đánh giá độ cố kết của nền đất yếu được gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng

Khi xử lý nền đất yếu thì độ cố kết được dùng như một trong những tiêu chuẩn để đánh

giá hiệu qủa của việc xử lý nền bằng phương pháp gia tải trước. Độ cố kết thường được tính từ

số liệu lún hoặc từ biến đổi áp lực nước lỗ rỗng. Trong nghiên cứu này, kết quả thí nghiệm mô

hình vật lý nền sét yếu được gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng, cho thấy độ cố kết của

nền khi được đánh theo các phương pháp khác nhau thì cũng cho kết quả sai khác nhau từ 0,6

đến 9,8%. Vì vậy, trong các trường hợp cụ thể, cần xem xét bố trí điểm quan trắc và lựa chọn

phương pháp đánh giá độ cố kết cho phù hợp.

pdf 8 trang kimcuc 4980
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá độ cố kết của nền đất yếu được gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá độ cố kết của nền đất yếu được gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng

Nghiên cứu đánh giá độ cố kết của nền đất yếu được gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 1
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỘ CỐ KẾT CỦA NỀN ĐẤT YẾU ĐƯỢC 
GIA TẢI TRƯỚC KẾT HỢP THOÁT NƯỚC THẲNG ĐỨNG 
Nguyễn Hồng Trường, 
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
Nguyễn Hữu Thái 
Trường Đại học Thủy lợi 
Tóm tắt: Khi xử lý nền đất yếu thì độ cố kết được dùng như một trong những tiêu chuẩn để đánh 
giá hiệu qủa của việc xử lý nền bằng phương pháp gia tải trước. Độ cố kết thường được tính từ 
số liệu lún hoặc từ biến đổi áp lực nước lỗ rỗng. Trong nghiên cứu này, kết quả thí nghiệm mô 
hình vật lý nền sét yếu được gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng, cho thấy độ cố kết của 
nền khi được đánh theo các phương pháp khác nhau thì cũng cho kết quả sai khác nhau từ 0,6 
đến 9,8%. Vì vậy, trong các trường hợp cụ thể, cần xem xét bố trí điểm quan trắc và lựa chọn 
phương pháp đánh giá độ cố kết cho phù hợp. 
Từ khóa: nền đất yếu, cố kết thoát nước, độ cố kết 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Vấn đề xây dựng nền đắp trên đất yếu là 
một đề t ài được nhiều nước trên thế giới 
quan tâm và t iến hành nghiên cứu có hệ 
thống, bởi đây là một hiện tượng rất thường 
gặp trong quá trình xây dựng, nếu không có 
các biện pháp xử lý thích hợp thường dễ bị 
mất ổn định toàn khối dẫn đến lún sụt, sụp 
đổ công trình. 
Khi xử lý nền đất yếu thì độ cố kết thường 
được dùng như một trong những tiêu chuẩn để 
đánh giá hiệu qủa của việc xử lý nền bằng 
phương pháp gia tải trước bằng khối đắp hoặc 
bằng hút chân không. Nó cũng thường được 
dùng như một chi tiết kỹ thuật trong hợp đồng 
của dự án cải tạo, xử lý nền đất yếu. Độ cố kết 
thường được tính từ số liệu lún hoặc biến đổi 
áp lực nước lỗ rỗng (ALNLR). 
Trong nghiên cứu này, thí nghiệm mô hình vật 
lý với loại đất sét yếu khu vực Hà Nội nhằm 
phát hiện quy luật biến thiên của ALNLR, biến 
dạng lún và đánh giá độ cố kết của nền được 
Ngày nhận bài: 5/7/2017 
Ngày thông qua phản biện: 24/7/2017 
Ngày duyệt đăng: 28/7/2017 
gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng. 
2. ĐẶC ĐIỂM CỐ KẾT CỦA NỀN ĐẤT 
2.1 Quá trình cố kết 
Quá trình đất dần dần bị nén chặt kèm theo 
hiện tượng nước lỗ rỗng thoát ra ngoài và sự 
phân bố lại áp lực giữa cốt đất và nước gọi là 
quá trình cố kết của đất. Nói cách khác, quá 
trình cố kết của đất là sự tổng hợp hai quá 
trình liên hệ tương hỗ với nhau và xảy ra đồng 
thời: Nén chặt đất và thoát nước lỗ rỗng. 
Đối với loại sét (nhất là đất sét) tốc độ thoát 
nước rất nhỏ, quá trình nén chặt đất là quá 
trình lâu dài, có khi tới hàng trăm năm. Khi 
trong đất có cả nước tự do và nước liên kết, 
trước hết là thoát nước tự do, trường hợp này 
gọi là cố kết nguyên sinh và sau đó ép nước 
liên kết ra ngoài gọi là cố kết thứ sinh. Quá 
trình thứ hai rất khó phân biệt với hiện tượng 
lưu biến của cốt đất [2; 6] 
Quá trình cố kết của đất sét thường được quy 
ước phân chia thành 2 giai đoạn: cố kết 
nguyên sinh (cố kết thấm) và cố kết thứ sinh 
(cố kết từ biến) [4] 
- Cố kết nguyên sinh (cố kết sơ cấp, cố kết 
thấm) là quá trình biến dạng thể tích của đất 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 2
kèm theo hiện tượng thoát nước tự do trong 
các lỗ rỗng ra ngoài. Nước thoát đi từ chỗ có 
áp lực nước cao đến chỗ có áp lực nước thấp, 
nhường chỗ để các hạt xích lại gần nhau, giảm 
lỗ rỗng và đất được nén chặt lại. 
- Cố kết thứ s inh (cố kết thứ cấp, cố kết từ 
biến) là quá trình biến dạng nhớt của khung 
kết cấu đất. Nghĩa là sau khi nước trong lỗ 
rỗng thoát ra hết dưới tác dụng của tải 
trọng, các hạt đất vẫn tiếp tục dịch chuyển 
xích lại gần nhau, do sự rão của khung kết 
cấu đất, các hạt nhỏ sẽ trượt sâu vào các lỗ 
rỗng lớn hơn, từ đó cũng làm cho thể tích 
đất giảm xuống và đất được nén chặt thêm 
nữa. Hiện tượng biến dạng của đất sau khi 
nước thoát hết ra ngoài còn được gọi là biến 
dạng từ biến. 
Để phân tích quá trình cố kết nguyên sinh (tốc 
độ nén phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của 
nước) người ta thường sử dụng lý thuyết thấm 
không ổn định. Còn để phân tích quá trình cố 
kết thứ sinh (quá trình biến dạng trong cốt đất) 
thì dựa vào cơ sở lý thuyết lưu biến. 
Trong nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu 
cố kết nguyên sinh (cố kết thấm) và được gia 
tải bằng tải trọng tĩnh. 
Với phương pháp gia tải bằng tải trọng tĩnh, 
ALNLR dư đầu tiên sẽ được hình thành từ 
trạng thái ban đầu (thường là áp suất thuỷ tĩnh) 
có cùng độ lớn của siêu tải, rồi tiêu tan dần 
như nêu trong Hình 1 [9] 
u0 (z): áp suất nước lỗ rỗng tĩnh; σv (z)’: ứng suất hiệu quả tại thời điểm t; 
ut (z): áp suất nước lỗ rỗng dư tại thời điểm t; σ0’ = ứng suất hiệu quả ban đầu 
Hình 1. Biến thiên ALNLR và ứng suất hiệu quả theo gia tải bằng tải trọng tĩnh 
2.2 Độ cố kết 
Độ cố kết (ĐCK) thường được dùng như một 
trong những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu qủa 
của việc xử lý nền bằng phương pháp gia tải 
trước bằng khối đắp hoặc bằng hút chân 
không. Nó cũng thường được dùng như một 
chi tiết kỹ thuật trong hợp đồng của dự án cải 
tạo, xử lý nền đất yếu. ĐCK thường được tính 
từ số liệu lún hoặc biến đổi áp lực nước lỗ 
rỗng (ALNLR). 
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ 
CỐ KẾT 
3.1 Xác định độ cố kết theo Áp lực nước lỗ rỗng 
Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tăng lên do quá 
trình gia tải và tiêu tán dần về giá trị “0” khi cố 
kết đạt 100%. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 3
Độ cố kết theo áp lực nước lỗ rỗng: U% = 
%100.
max
max
u
uu t (1) 
umax: Áp lực nước lỗ rỗng lớn nhất 
ut: Áp lực nước lỗ rỗng tại thời điểm t 
Tuy nhiên, tỷ số này chỉ cho ĐCK của một 
phân tố đất không phải là ĐCK bình quân. Để 
tính ĐCK bình quân, cần lập được phân bố 
ALNLR trên toàn chiều sâu tầng đất. 
3.2 Xác định độ cố kết theo số liệu đo lún 
(phương pháp Asaoka, 1978) 
Độ cố kết thường được tính bằng tỷ số của độ 
lún hiện tại và độ lún cuối cùng. 
od
t
S
S
U (2) 
Vì vậy điểm mẫu chốt của phương pháp này 
là xác định (dự báo) độ lún cuối cùng (lún ổn 
định). 
Có nhiều phương pháp dự tính độ lún cuối 
cùng. Trong đó, các phương pháp phổ biến 
thường được dùng như phương pháp của 
Asaoka (1978) [7] và phương pháp hypecbolic 
(Shidharan và Rao, 1981). 
Dự báo độ lún theo phương pháp Asaoka 
(1978). Đ iều kiện áp dụng là đất yếu 
tương đối đồng nhất, t hoát nước 1 phía 
hoặc 2 phía. 
Nguyên tắc của phương pháp Asaoka: 
Phân tích Asaoka sử dụng các giá trị quan trắc 
đo lún từ thực tế để xác định lại các thông số 
cố kết của đất nền từ đó kiểm tra lại thiết kế 
với số liệu thu được. 
Phân tích Asaoka qua các giá trị quan trắc qua 
lập luận toán học rút ra quan hệ giữa các độ 
lún tại các thời điểm khác nhau. 
Lún theo thời gian: 
)]exp(81[)( 2 tCStS (3) 
Với 2
2
2 4)( H
Cv
nFD
C
C
e
r , 
2
2
2
2
4
13
)ln(
1
)(
n
n
n
n
n
nF
Trong đó: Cr - hệ số cố kết hướng tâm 
Cv - hệ số cố kết theo phương thẳng đứng 
De - đường kính ảnh hưởng của thiết bị tiêu nước 
)](*exp(81[)( 2 ttCSttS 
)(*)*exp()]*exp(1[ tStCtCS (4) 
Biến đổi đặt qua các hệ số, (4) có thể viết 
dưới dạng: 
Sn = 0 + 1Sn-1 (5) 
Sn : độ lún của nền đất tại thời điểm thứ n 
Sn-1 : độ lún của nền đất tại thời điểm thứ n-1 
0 ,1 : các tham số (các hằng số không đổi) 
1 là độ dốc của đường thẳng hồi quy mô 
phỏng chính xác nhất 
St và St+Δt cách nhau một khoảng thời gian 
tương đối lớn, tùy thuộc vào tốc độ lún cố kết 
và sai số của thiết bị quan trắc. 
Theo lý thuyết cố kết, đối với tải trọng không 
đổi, đường quan hệ này là đường thẳng và sẽ 
giúp ta tính các thông số cố kết khác nhau ở 
điều kiện thực tế, độ lún sơ cấp được xác định 
tại giao điểm của đường lún lập được với 
đường phân giác của góc phần tư thứ nhất như 
trên Hình 2 [7] 
Trình tự phân tích như sau : 
- Quan trắc độ lún của nền đất yếu dưới nền 
đắp trong một khoảng thời gian 
- Thiết lập biểu đồ quan hệ biểu diễn các điểm 
Sn, Sn-1, Sn-2, Sn-3  
- Tìm đường thẳng hồi quy cho các điểm này. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 4
- Xác định giao cắt của đường Sn ~ Sn-1 với 
đường phân giác. Hoành độ của điểm giao cắt 
là độ lún ổn định của nền. 
a) Quan trắc lún theo thời gian b) Lập quan hệ Sn ~ Sn-1 
Hình 2. Phân tích dự báo lún theo phương pháp Asaoka 
4. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỘ CỐ KẾT 
CHO MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 
4.1 Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu quá trình cố kết của nền đất yếu 
được gia tải trước kết hợp xử lý thoát nước 
thẳng đứng bằng bấc thấm. 
- Xác định quá trình biến thiên của ALNLR, 
biến dạng lún tại các vị trí nghiên cứu 
- Đánh giá kết quả tính độ cố kết bằng các 
phương pháp khác nhau, từ đưa ra các khuyến 
nghị áp dụng trong thực tế 
4.2 Thiết kế mô hình thí nghiệm 
Mô hình vật lý được xây dựng tại phòng thí 
nghiệm Địa kỹ thuật, Trường Đại học Thủy 
lợi. Sơ đồ bố trí mô hình thí nghiệm như ở 
Hình 3 
- Mô hình gồm khối hộp hình chữ nhật có kích 
thước (2,0 x1,0x1,2) m, thể tích V = 2,4 m3, 
được ghép bởi hệ khung bằng thép và hệ kính 
cường lực dày 1,0 cm ở các mặt bên. 
- Mẫu đất: MHVL mô phỏng một khối đất cho 
loại đất yếu nghiên cứu. Mẫu đất là đất sét pha 
được lấy từ khu vực Yên Nghĩa, thành phố Hà 
Nội, đất được chế bị tương đồng với đất sét 
pha bão hòa nước. 
- Tải trọng gia tải trước: Gia tải tĩnh với 2 mức 
tải trọng P1 = 9 kN/m2, P2 = 18 kN/m2. Các giá 
trị tải trọng này được xác định dựa trên nguyên 
tắc: i)Tải trọng gia tải nhỏ hơn tải trọng phá 
hoại đất nền và ii) Tổng tải trọng gia tải nén 
trước lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần tổng tải trọng 
thiết kế của công trình [1;5] 
- Bố trí thiết bị thoát nước thẳng đứng: bấc 
thấm được bố trí với khoảng cách hiệu quả 
(1,0 x1,0) m, có chiều dài xuyên suốt khối 
đất. Lớp cát dày 0,2 m trên mặt khối đất vừa 
có nhiệm vụ tiêu thoát nước, vừa có nhiệm 
vụ gia tải. 
- Thiết bị quan trắc ALNLR, biến dạng lún: 
các Piezometer (PIE) để quan trắc ALNLR, tín 
hiệu được kết nối với bộ đọc dữ liệu 
Datalogger hiện thị bởi phần mềm Logview 
thông qua máy tính. Các Tenxomet (TEN) để 
quan trắc lún và giá trị được đọc trên đồng hồ 
đo. Các PIE và TEN được bố trí dọc cạnh bấc 
thấm và giữa hai bấc thấm tại các độ sâu 
nghiên cứu. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 5
1- nền sét pha, 2- bấc thấm 
3- Pierometer, 4- Bàn đo lún 
a) Sơ đồ bố trí thiết bị quan trắc 
b) Gia tải ở mức P2 = 18 kN/m2 
Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm mô hình 
4.3 Kết quả quan trắc thí nghiệm mô hình 
4.3.1 Kết quả quan trắc áp lực nước lỗ rỗng 
0 20 40 60 80 100 120
-18
-16
-14
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
AL
N
RL
 (k
N/
m
2)
T (ngày)
 u (z=25, canh bac)
 u (z=50, canh bac)
 u (z=75, canh bac)
 u (z=25, giua 2 bac)
 u (z=50, giua 2 bac)
 u (z=75, giua 2 bac)
Hình 4. Biến thiên áp lực nước lỗ rỗng dư 
trong nền 
Kết quả cho thấy, quan trắc ALNLR tại các 
điểm cạnh bấc thấm cho các đường biến thiên 
dốc hơn, ALNLR suy giảm nhanh hơn; quan 
trắc ALNLR tại các điểm nằm giữa hai bấc (xa 
bấc thấm) cho các đường thoải hơn, ALNLR 
suy giảm chậm hơn. Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu lý thuyết. 
4.3.2 Kết quả quan trắc lún 
0 20 40 60 80 100 120
-0.05
-0.04
-0.03
-0.02
-0.01
0.00
 S ( z=0, canh bac)
 S ( z=25, can h bac)
 S ( z=50, can h bac)
 S ( z=75, can h bac)
 S ( z=0, giua 2 bac)
 S ( z=25, giua 2 bac)
 S ( z=50, giua 2 bac)
 S ( z=75, giua 2 bac)
S
t (
m
)
T (ngày)
Hình 5. Kết quả quan trắc lún trong nền 
4.4. Đánh giá độ cố kết 
Trong thực tế, các dự án cải tạo, xử lý nền đất 
yếu thường đưa ra yêu cầu nền phải đạt độ cố 
kết nào đó sau một thời gian nhất định. Trường 
hợp chung mức độ cố kết phải đạt được tối 
thiểu U = 90% [5] 
Căn cứ vào kết quả quan trắc diễn biến 
ALNLR và kết quả đo lún, nghiên cứu sẽ kiểm 
tra xem, nếu tính theo phương pháp ALNLR 
độ cố kết đạt 90% thì tại thời điểm đó, tính 
theo phương pháp dự báo lún thì độ cố kết đạt 
ở mức nào. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 6
Như vậy, bài toán ở đây là với tải trọng chọn 
trước thì sau thời gian bao lâu nền đạt độ cố 
kết theo yêu cầu (để có thể dỡ tải và thực hiện 
các công việc tiếp theo) 
4.4.1 Thời gian cố kết theo phương pháp 
ALNLR 
Quan trắc ALNLR và ghi lại giá trị lớn nhất, 
umax 
Ghi lại giá trị ALNLR và thời điểm tương ứng 
để %90%100.
max
max 
u
uu
U t
Bảng 1. Thời gian để nền đạt cố kết 90% theo phương pháp ALNLR 
Vị trí quan trắc Độ sâu điểm quan trắc 
umax 
(kN/m2) 
ut 
(kN/m2) 
%100.
max
max
u
uu t (%) Thời gian đạt được (ngày) 
Cạnh bấc thấm z=25 cm 15,73 1,50 90,4 46 
z=50 cm 15,63 1,28 90,5 50 
z=75 cm 15,24 1,36 90,4 41 
Giữa hai bấc 
thấm 
z=25 cm 17,23 1,66 90,3 100 
z=50 cm 17,29 1,67 90,3 107 
z=75 cm 16,42 1,49 90,9 97 
4.4.2 Kiểm tra lại độ cố kết theo phương pháp 
dự báo lún 
Như ở trên đã trình bày, nếu tính theo phương 
pháp ALNLR độ cố kết đạt 90%, thì tại thời 
điểm đó, tại những điểm quan trắc tính theo 
phương pháp dự báo lún thì độ cố kết đạt ở 
mức nào. Kết quả tính như Bảng 2 
Cột (3): kết quả đo lún tại thời điểm tương ứng 
cột (6), thời điểm mà theo phương pháp 
ALNLR độ cố kết đạt 90% 
Cột (4): kết quả dự báo độ lún ổn định tại các 
điểm nghiên cứu 
Bảng 2. Kết quả tính lại độ cố kết theo phương pháp dự báo lún 
Vị trí quan trắc Độ sâu điểm quan trắc 
St (quan 
trắc) (cm) 
Sôđ (theo 
Asaoka) (cm) 
%100.
ôđ
t
S
S
Thời điểm 
đo lún 
(ngày) 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Cạnh bấc thấm z=25 cm 2,83 2,87 98,6 46 
z=50 cm 1,92 1,93 99,5 50 
z=75 cm 0,89 0,89 99,8 41 
Giữa hai bấc 
thấm 
z=25 cm 2,19 2,49 87,9 100 
z=50 cm 0,89 1,00 88,5 107 
z=75 cm 0,45 0,50 89,5 97 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 7
Từ kết quả độ cố kết theo ALNLR (Bảng 1) và 
kết quả tính theo phương pháp dự báo lún của 
Asaoka (Bảng 2), nhận xét rằng: 
Tại thời điểm nền đạt độ cố kết 90% theo 
phương pháp ALNLR thì: 
- Phương pháp dự tính lún, giá trị độ cố kết lớn 
hơn 90% tại các điểm dọc bấc thấm (những 
điểm có độ lún lớn), giá trị tăng từ 8,7 đến 
9,8% 
- Phương pháp dự tính lún, độ cố kết nhỏ hơn 
90% tại các điểm cách xa bấc thấm (giữa hai 
bấc thấm), nhỏ hơn 0,6 đến 1,7% 
Bảng 1 còn cho thấy, để đạt độ cố kết 90%, 
những điểm dọc bấc thấm chỉ cần thời gian 41 
đến 50 ngày, trong khi những điểm xa bấc 
thấm thì từ 97 đến 107 ngày. 
3.4 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai khác 
độ cố kết 
3.4.1 Đối với phương pháp dự báo lún 
- Độ lún ổn định Sôđ nhận được từ phương 
pháp Asaoka chịu ảnh hưởng của khoảng thời 
gian lựa chọn. Matyas và Rothenburg (1996) 
[10] đã chỉ ra rằng khoảng thời gian chọn càng 
dài thì Sôđ dự tính càng nhỏ, và khi đó độ cố 
kết tính ra được sẽ lớn hơn thực tế. 
- Các số đo lún có thể chịu ảnh hưởng của cố 
kết thứ cấp, biến dạng đo được có thể bao gồm 
cả độ lún tức thời. Tất cả các nhân tố trên đều 
làm gia tăng giá trị độ lún của đất nền. Vì vậy 
độ cố kết cũng tăng khi dùng các số liệu lún. 
- Thiết bị đo lún thường được đặt tại các vị trí 
tâm ở đó độ lún lớn nhất có thể xảy ra. Do vậy, 
độ lún đo được sẽ lớn hơn độ lún trung bình 
của cả nền, và kết qủa dự báo độ cố kết sẽ 
thiên lớn. 
3.4.2 Đối với phương pháp xác định theo Áp 
lực nước lỗ rỗng 
Quan trắc ALNLR được bố trí ở những vị trí 
có nguy cơ mất an toàn, các Piezometer đo 
ALNLR chỉ bố trí được tại nơi có ALNLR lớn 
nhất xảy ra (tại vị trí xa bấc thấm). Do vậy, độ 
cố kết dự tính theo số liệu ALNLR có xu thế 
giảm thiểu so với thực tế trung bình của nền. 
4. KẾT LUẬN 
Mục đích của quan trắc địa kỹ thuật trong quá 
trình gia tải cũng như trong giai đoạn thi công 
nhằm kiểm tra lại các số liệu, kết quả tính toán 
đã dự báo trong bước thiết kế cũng như theo dõi 
cảnh báo kịp thời các sự cố có thể xảy ra trong 
quá trình khai thác phục vụ đánh giá tổng thể 
điều kiện làm việc của công trình theo thời gian. 
Trong nghiên cứu này, kết quả thí nghiệm mô 
hình vật lý đã xây dựng được quy luật biến 
thiên của ALNLR, biến dạng lún của nền trong 
quá trình cố kết của loại đất sét yếu khu vực 
Hà Nội. Qua tính toán cố kết tại các điểm quan 
trắc, cho thấy mức độ sai khác giữa các 
phương pháp tính, có thể từ 0,6 đến 9,8%. 
Quan trắc công trình trong thực tế, do điều 
kiện tài chính hạn chế số lượng thiết bị quan 
trắc, các thiết bị quan trắc thường đặt ở v ị trí 
sẽ cho kết quả nguy hiểm nhất: các Piezometer 
đo ALNLR thường được bố trí được tại nơi có 
ALNLR lớn nhất xảy ra (tại vị trí xa bấc 
thấm); các hộp đo lún thường bố trí ở vị trí 
tâm có độ lún lớn nhất. 
Cách làm này thường dẫn đến kết quả dự báo 
độ cố kết thiên lớn hoặc thiên nhỏ. Vì vậy, 
nghiên cứu này có khuyến nghị: 
- Cần mô phỏng, phân tích bài toán cố kết 
bằng phương pháp PTHH để tìm ra điểm có độ 
lún và ALNLR trung bình, đại diện cho nền 
đất và sau đó bố trí thiết bị quan trắc tại điểm 
đó. Tiến hành thu thập số liệu phục vụ công 
tác đánh giá độ cố kết, dự báo thời gian tiếp 
tục thi công giai đoạn tiếp theo, gia tải thêm 
nhằm tăng tiến độ thi công, 
- Kết quả đánh giá có sai khác giữa các 
phương pháp tính, cho nên các tài liệu kỹ thuật 
đánh giá độ cố kết cần nêu rõ là xác định theo 
phương pháp nào. Tuy nhiên khi cần đánh giá 
độ cố kết đã đạt sấp xỉ 90% thì lúc đó biến 
thiên của cả độ lún và ALNLR đều nhỏ đi. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 39 - 2017 8
Trong trường hợp này, ảnh hưởng do sai số về 
số liệu lún và ALNLR đến việc dự tính độ cố 
kết trở nên kém ý nghĩa. Như vậy, sự khác 
nhau giữa độ cố kết xác định bằng hai cách sẽ 
nhỏ hơn, và khi đó có thể xác định theo bất cứ 
phương pháp nào. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] 22TCN 262-2000, Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 
[2] Kannitha Solyphan, 2002, Biến dạng của đất dính mềm có xét đến tính dị hướng cố kết 
thấm và phương pháp xác định các hệ số cố kết của đất, Luận án tiến sĩ kỹ thuật-Đại học 
Xây dựng 
[3] Nguyễn Lan và nnk, Các phương pháp phân tích, đánh giá kết quả quan trắc địa kỹ thuật 
nền đường đắp cao trên đất yếu - ứng dụng cho tuyến đường vành đai phía nam thành phố 
Đà Nẵng - gói thầu C57. 
[4] R.Whitlow, 1999, Cơ học đất, Tập 2. Bản dịch của Nguyễn Uyên và Trịnh Văn Cương, 
Đại học Thủy lợi 
[5] TCXD 9355-2012, Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước. 
[6] Vũ Đức Sỹ , 2004, Nghiên cứu một số vấn đề về tính toán lún theo thời gian và xử lý nền 
đường ô tô đắp trên đất yếu, Luận án tiến sĩ kỹ thuật-Đại học Giao thông vận tải 
[7] Asaoka, A. Observational procedure of settlement prediction. Soils and Foundations 
1978;18(4) pp:87–101. 
[8] Chunlin Li, A simplified method for prediction of embankment settlement in clays. Journal 
of Rock Mechanics and Geotechnical Engineering 6(2014) pp 61-66 
[9] J. Chu and S. W. Yan, 2005, Estimation of Degree of Consolidation for Vacuum 
Preloading Projects, international journal of geomechanics © ASCE. 
[10] Matyas, E., and Rothenburg, L. 1996. Estimation of total settlement of embankments by 
field measurements. Can. Geotech. J., 33, 834–841. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_do_co_ket_cua_nen_dat_yeu_duoc_gia_tai_t.pdf