Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua khen thưởng của Hiệu trưởng các trường Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) là yêu cầu cần thiết đáp ứng bối cảnh đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nghiên cứu này đã đề cập đến thực trạng về nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV, NV) đối với công tác thi đua, khen thưởng, thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của giáo viên và thực trạng công tác quản lý thi đua khen thưởng của Hiệu trưởng trường TH, THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

pdf 9 trang thom 09/01/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 04(44)/2017: tr. 90-98 
Ngày nhận bài: 30/5/2017; Hoàn thành phản biện: 06/6/2017; Ngày nhận đăng: 08/6/2017 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC 
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 
VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 
NGUYỄN LONG TUẤN 1, TRẦN VĂN HIẾU 2 
1 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua khen thưởng của 
Hiệu trưởng các trường Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) là yêu 
cầu cần thiết đáp ứng bối cảnh đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. 
Nghiên cứu này đã đề cập đến thực trạng về nhận thức của cán bộ giáo viên, 
nhân viên (CBGV, NV) đối với công tác thi đua, khen thưởng, thực trạng 
thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của giáo viên và thực trạng công tác 
quản lý thi đua khen thưởng của Hiệu trưởng trường TH, THCS huyện Vĩnh 
Linh, tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất 
lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng như quán triệt sâu sắc các quan 
điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng; 
đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua; đổi mới quy trình 
đánh giá công tác thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh công tác xây dựng điển 
hình tiên tiến và tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến; tăng cường 
huy động các nguồn lực cho công tác thi đua, khen thưởng; phát huy vai trò 
đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng và tăng cường hướng dẫn, kiểm 
tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng. 
Từ khóa: Biện pháp, chất lượng, Hiệu trưởng, thi đua, khen thưởng 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bàn về công tác thi đua, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, thi đua là một hiện tượng 
khách quan nảy sinh do sự tiếp xúc xã hội trong quá trình lao động sản xuất. Theo 
C.Mác, "ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua" [4, tr. 474]. Thi đua được nảy nở 
trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và có kế hoạch của nền sản 
xuất hiện đại. Sự tiếp xúc xã hội đã tạo ra thi đua và làm tăng năng suất lao động của 
người công nhân. Còn V.I.Lênin đã phát triển một cách biện chứng lý luận về thi đua. 
Ông coi thi đua là một tất yếu, có tính tự phát trong quá trình hợp tác lao động và một 
nguồn tiềm năng to lớn của chủ nghĩa xã hội: "Chủ nghĩa xã hội không những không 
dập tắt thi đua, mà trái lại, lần đầu tiên, đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách thật 
sự rộng rãi, với một quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số nhân 
dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực của 
mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận, những tài 
năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất hàng nghìn, hàng triệu. 
Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi chính phủ xã hội chủ nghĩa đang cầm quyền, là 
phải tổ chức thi đua" [3, tr 234-235]. Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG... 91 
chủ nghĩa Mác - Lê-nin về thi đua, thi đua XHCN vào hoàn cảnh nước ta, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã nâng quan niệm về thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị và phương 
pháp cách mạng. Người coi tổ chức thi đua yêu nước là cách tốt nhất để khơi dậy lòng 
yêu nước tiềm tàng trong mỗi người dân Việt Nam, biến nó thành sức mạnh, thành động 
lực thúc đẩy phát triển KT-XH cũng như trong bảo vệ Tổ quốc. Người khẳng định: “Hễ 
là người Việt Nam yêu nước thì phải thi đua, thi đua là yêu nước. Thi đua là một cách 
yêu nước thiết thực nhất. Những người thi đua là những người yêu nước nhất. Thi đua 
phải có mục đích, mục tiêu rõ ràng, cụ thể” [5]. 
Trong giai đoạn hiện nay, công tác thi đua, khen thưởng càng có vị trí, ý nghĩa và vai 
trò quan trọng: là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển; là biện pháp để 
người quản lý thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, chính trị của cơ quan, đơn vị nhằm khuyến 
khích, động viên mọi người hăng hái lập thành tích trong lao động, sản xuất và công tác. 
Xác định được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Quốc 
hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2005, năm 
2013 và hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng ngày càng được 
hoàn chỉnh, công tác này đã đi vào nề nếp, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào thi đua yêu 
nước ở mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ 
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra [2]. 
Trên tinh thần đó, ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Linh luôn quan tâm và coi trọng 
công tác này, coi đó vừa là động lực vừa là giải pháp vừa là công việc thường xuyên, 
liên tục của mỗi nhà giáo, mỗi cơ sở giáo dục để khắc phục những khó khăn, từng bước 
vươn lên đưa sự nghiệp giáo dục huyện nhà phát triển vững chắc, đồng bộ, đáp ứng yêu 
cầu đổi mới hiện nay của giáo dục và đào tạo. Các phong trào thi đua được phát triển 
sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú có tác dụng thúc đẩy, động viên cán bộ, giáo 
viên tích cực giảng dạy, học tập, nhất là các phong trào thi đua “Hai tốt”, “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Thi đua lao động sáng tạo, ứng dụng khoa 
học công nghệ vào dạy và học” đã góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của 
huyện vượt qua khó khăn, thử thách, từng bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực. 
Tuy vậy, công tác thi đua, khen thưởng thời gian vừa qua bộc lộ một số mặt hạn chế 
như: tại một số trường, việc tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng còn 
chưa tập trung, thiếu cụ thể, vẫn còn mang tính hình thức, coi nhẹ phong trào thi đua, 
chỉ chú trọng khen thưởng cuối năm, làm mất đi ý nghĩa thiết thực của công tác thi đua, 
khen thưởng; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng của Nhà 
nước mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời theo yêu cầu của tình hình 
mới song chưa được nghiên cứu, quán triệt cụ thể đến tận CBGV, NV trong nhà trường; 
ở một số trường ít tổ chức phát động phong trào thi đua riêng biệt, mà chỉ tham gia 
những chương trình trọng tâm, trọng điểm được tổ chức trong toàn ngành. Trong công 
tác khen thưởng, đối tượng khen thưởng còn chưa chú trọng nhiều đến người lao động 
trực tiếp hay khen thưởng đột xuất... ngoài các hình thức khen thưởng theo quy định của 
Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định của Chính phủ, vẫn chưa có nhiều hình thức 
khen thưởng khác để động viên các tập thể, cá nhân và làm đa dạng thêm công tác khen 
92 NGUYỄN LONG TUẤN, TRẦN VĂN HIẾU 
thưởng; việc quản lý công tác thi đua, khen thưởng của Hiệu trưởng các trường chưa 
hiệu quả; công tác thi đua, khen thưởng bị buông lỏng [1]. Vì vậy, việc đề xuất các 
biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua của Hiệu trưởng tại các trường 
TH và THCS thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo ở huyện Vĩnh Linh là thực sự cần thiết. 
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 
Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm xây dựng cơ 
sở lý luận của đề tài; quan sát, phỏng vấn hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, Phó 
hiệu trưởng của các trường TH, THCS trong toàn huyện; sử dụng hệ thống bảng hỏi để 
điều tra và thu thập thông tin, ý kiến của 98 cán bộ quản lý và 250 giáo viên, nhân 
viên của 08 trường TH và 07 trường THCS trong huyện bằng phiếu với các câu hỏi được 
thiết kế sẵn để đánh giá thực trạng quản lý công tác thi đua, khen thưởng và phương pháp 
toán thống kê và phần mềm SPSS để xử lý, tổng hợp số liệu điều tra. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các trường TH và 
THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
3.1.1. Thực trạng về nhận thức của CBGV, NV đối với công tác thi đua, khen thưởng 
Khi tiến hành khảo sát về nhận thức của công tác thi đua, khen thưởng, kết quả cho 
thấy, hầu hết cán bộ quản lý (CBQL) đánh giá vai trò của công tác thi đua, khen thưởng 
ở mức độ tương đối quan trọng (54,1%), mức độ quan trọng chiếm 29,6% và rất quan 
trọng chiếm 16,3. Đối với GV cũng vậy, tỷ lệ đánh giá tương đối quan trọng khá cao 
(51,7%), tuy nhiên, có 2,5% GV đánh giá là không quan trọng (Bảng 1). 
Bảng 1. Nhận thức về vai trò của công tác thi đua, khen thưởng 
của CBGV, NV ở các trường TH, THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
Mức độ 
CBQL Giáo viên 
N (số lượng) % N(số lượng) % 
Không quan trọng 6 2,5 
Tương đối quan trọng 53 54,1 125 51,7 
Quan trọng 29 29,6 86 35,5 
Rất quan trọng 16 16,3 25 10,3 
Như vậy, nhận thức của CBGV, NV các trường TH, THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh 
Quảng Trị về vai trò của công tác thi đua, khen thưởng có chiều hướng không tích cực 
và chưa thực sự quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị. Nguyên nhân 
chủ yếu là do các trường chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt vai trò, 
mục đích và ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng để từ đó nâng cao nhận thức cho 
CBGV, NV trong trường học. Do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác thi đua, 
khen thưởng trong nhà trường hiện nay dẫn đến CBGV, NV chưa quan tâm nhiều đến 
công tác thi đua, khen thưởng. Từ thực tiễn cho thấy, kết quả tổ chức, thực hiện công 
tác thi đua, khen thưởng ở các trường TH và THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
trong những năm qua chưa xứng tầm với vị trí và vai trò của nó. Vì vậy, để phát huy vai 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG... 93 
trò, tác dụng to lớn của công tác thi đua, khen thưởng thì kết quả công tác thi đua, khen 
thưởng phải thực sự là nguồn động lực lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát 
huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Bảng 2. Nhận thức về tác dụng, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng 
 Mức độ CBQL Giáo viên 
 N (số lượng) % N (số lượng) % 
Không có tác dụng 0 0 4 1,7 
Ít có tác dụng 50 51,0 128 52,9 
Có tác dụng 36 36,7 85 35,1 
Rất có tác dụng 12 12,2 25 10,3 
Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng trong 
CBGV, NV các trường TH và THCS cho thấy, CBQL cũng như GV đều đánh giá có tác 
dụng và rất có tác dụng (49%; 45,4%), ngược lại, ít có tác dụng cũng chiếm tỷ lệ cao 
(51%; 52,9%) (Bảng 2). 
Từ kết quả đó cho thấy, công tác tuyên truyền quán triệt các quan điểm, chủ trương, 
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng chưa 
tốt; chưa có các hình thức, biện pháp tích cực tổ chức triển khai thực hiện công tác thi 
đua; công tác bình xét thi đua, khen thưởng chưa thực sự công bằng. Bên cạnh đó, công 
tác bổ nhiệm và quy hoạch CBQL giáo dục chưa lấy kết quả thi đua, khen thưởng làm 
căn cứ. Vì vậy, cần phải có biện pháp nâng cao nhận thức cho CBGV, NV về tác dụng, 
ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng ở nhà trường hiện nay. 
Nhận thức về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn 
thể ở các trường TH và THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trước yêu cầu đổi mới 
của công tác thi đua, khen thưởng đã có những chuyển biến đáng kể. Cấp ủy Đảng, 
chính quyền các đơn vị đã có sự quan tâm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức 
triển khai thực hiện công tác thi đua; động viên CBGV, NV tham gia thi đua, tích cực 
đổi mới công tác quản lý, phương pháp giảng dạy Theo kết quả điều tra thì phần lớn 
CBGV, NV cho rằng mức độ quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức 
đoàn thể đối với công tác thi đua, khen thưởng ở mức độ tốt và xuất sắc là khá cao 
44,9% (CBQL), 40,9% (giáo viên) (Bảng 3). 
Bảng 3. Mức độ quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong hệ 
thống chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng 
Mức độ 
CBQL Giáo viên 
N (số lượng) % N (số lượng) % 
Yếu 2 2,0 1,0 0,4 
Trung bình 4 4,1 27 11,2 
Khá 48 49 115 47,5 
Tốt 34 34,7 69 28,5 
Xuất sắc 10 10,2 30 12,4 
94 NGUYỄN LONG TUẤN, TRẦN VĂN HIẾU 
Điều này được thấy rõ trên thực tế, đơn vị nào cấp ủy Đảng, chính quyền có sự quan 
tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát thì đơn vị đó có công tác thi đua, khen thưởng đạt kết quả 
tốt; đơn vị nào cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo kịp thời thì 
trường đó có công tác thi đua, khen thưởng kém hiệu quả. Vì vậy, để công tác thi đua, 
khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy mọi cá nhân và tập thể thì đòi hỏi cấp 
ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cần phải có sự quan tâm và chỉ đạo toàn 
diện đối với công tác này. 
3.1.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng ở các trường TH và THCS huyện 
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
Các trường TH, THCS huyện Vĩnh Linh đã tích cực tham gia công tác thi đua “Dạy tốt 
- Học tốt”, đạt nhiều thành tích, góp phân nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh. Tuy nhiên, kết quả của phong trào thi đua“Dạy tốt - học tốt” vẫn chưa đáp 
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay (Bảng 4). 
 Bảng 4. Kết quả công tác thi đua ‘Dạy tốt, học tốt’ của ngành GD-ĐT Vĩnh Linh 
Năm học 
Tổng số 
CBGV 
NV cấp 
TH, 
THCS 
Số GV 
dạy 
giỏi cấp 
trường 
Số GV 
dạy 
giỏi cấp 
huyện 
Số 
GV 
dạy 
giỏi 
cấp 
tỉnh 
SKKN 
được 
áp 
dụng 
cấp 
trường 
SKKN 
được 
áp 
dụng 
cấp 
huyện 
SKKN 
được 
áp 
dụng 
cấp 
tỉnh 
Đồ 
dùng 
dạy 
hoc tự 
làm 
2011-2012 1005 723 136 43 167 60 4 213 
2012-2013 956 712 189 54 182 69 5 205 
2013-2014 993 732 96 31 216 90 5 256 
2014-2015 954 796 122 82 224 98 6 312 
2015-2016 918 812 213 102 215 99 6 322 
Cụ thể là các trường đã tích cực tổ chức thao giảng, hội giảng, tổ chức bồi dưỡng 
thường xuyên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ song tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các 
cấp vẫn thấp so với tổng số giáo viên. Năm học 2015 - 2016, tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp 
có tăng hơn so với các năm trước, tuy nhiên vẫn chưa cao, giáo viên giỏi cấp tỉnh là 
102/918, cấp huyện 231/918. Công tác tự làm đồ dùng dạy học đã được giáo viên các 
trường tích cực hưởng ứng, số đồ dùng dạy học tự làm đều tăng qua các năm. Tuy 
nhiên, theo ý kiến nhiều giáo viên thì chất lượng chưa đảm bảo, chưa có nhiều sáng 
tạo và hiệu quả ứng dụng thực tế chưa cao (cấp tỉnh: 6/918; cấp huyện: 99/918). Công 
tác viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), giải pháp công tác, đề tài nghiên 
cứu khoa học được giáo viên các trường tích cực tham gia hưởng ứng, số lượng và chất 
lượng các SKKN đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, số lượng còn ít (322/918) và 
chất lượng còn nhiều hạn chế như nội dung chưa phong phú, hiệu quả áp dụng còn thấp. 
Đặc biệt, trong những năm qua vẫn chưa có CBGV, NV nào đầu tư nghiên cứu các công 
trình khoa học nhằm phục vụ tốt hoạt động dạy và học. 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG... 95 
3.1.3. Thực trạng quản lý công tác thi đua, khen thưởng của Hiệu trưởng các trường 
TH – THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
Khi khảo sát vai trò của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý thi đua, khen thưởng thì 
kết quả thu được là cán bộ quản lý đều đánh giá công tác này ở mức độ tương đối quan 
trọng (35,7%), tỷ lệ đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng chưa thực sự cao 
(64,3%) (Bảng 5). 
Bảng 5. Vai trò của Hiệu trưởng đối với công tác thi đua, khen thưởng 
Mức độ 
CBQL 
N (Số lượng) % 
Không quan trọng 
Tương đối quan trọng 35 35,7 
Quan trọng 49 50,0 
Rất quan trọng 14 14,3 
Điều đó cho thấy, nhận thức về vai trò của Hiệu trưởng đối với công tác thi đua, khen 
thưởng của CBQL chưa thực sự đầy đủ. Do đó, việc nâng cao nhận thức về vai trò của 
Hiệu trưởng đối với công tác thi đua, khen thưởng phải được thực hiện triệt để người 
CBQL là hạt nhân, là đầu tàu, luôn nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong hoạt động 
thi đua. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác thi đua, khen thưởng và thực trạng quản 
lý công tác này ở các trường TH và THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho thấy do 
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, dẫn đến sự quản lý công tác thi đua, khen 
thưởng của Hiệu trưởng các trường TH và THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị còn 
một số hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản 
lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường TH và THCS trong giai đoạn hiện nay. 
3.2. Các biện pháp quản lý công tác thi đua, khen thưởng của Hiệu trưởng các 
trường TH, THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
3.2.1. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà 
nước về thi đua, khen thưởng 
Đầu tiên, Hiệu trưởng - người lãnh đạo nhà trường cần có nhận thức đúng về vị trí, vai 
trò của công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng nhà trường. Hiệu trưởng cần phát 
huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ 
sở. Khi lãnh đạo nhận thức đúng mới làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt các nội 
dung liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng cho CBGV, NV và học sinh trong 
trường mình. Luôn gắn công tác tuyên tuyền, nâng cao nhận thức về công tác thi đua, 
khen thưởng với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đây 
được xem là nội dung then chốt, quan trọng nhất và mang tính quyết định đến hiệu quả 
của công tác thi đua, khen thưởng mà nhà trường cần quán triệt và thực hiện hiệu quả. 
Điểm thứ hai khi thực hiện công tác tuyên truyền, vận động là phải tạo sự thống nhất về 
tư tưởng trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong toàn trường. 
96 NGUYỄN LONG TUẤN, TRẦN VĂN HIẾU 
3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua 
Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua, bên cạnh xác định mục tiêu, 
nội dung, đối tượng, phạm vi, biện pháp thực hiện, cần có nội dung kiểm tra, giám sát 
và phân công trách nhiệm, tiến độ trong quá trình thực hiện. Kế hoạch phải cụ thể và chỉ 
rõ: ai khởi xướng, chủ trì; ai phối hợp; lực lượng và điều kiện thực thi là gì; công tác 
kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng 
như thế nào để có hiệu quả cao. Với các phong trào thi đua lớn, phong trào mới, cần chỉ 
đạo thực hiện theo điểm trước khi nhân rộng phong trào trong toàn trường. Để có hiệu 
quả cao thì ngay từ khâu phát động, triển khai phong trào phải tạo được ấn tượng, gây 
sự chú ý và được quan tâm chuẩn bị chu đáo. Hình thức phù hợp và hiệu quả nhất trong 
tổ chức phát động phong trào thi đua là gắn với sự kiện chính trị, lịch sử, văn hóa của 
đất nước, của dân tộc, của Đảng; gắn với ngày truyền thống, ngày kỷ niệm hoặc sự kiện 
lớn của ngành, địa phương, khi đó sẽ tập hợp đông đảo lực lượng tham dự, chứng kiến 
và lồng ghép trong đó để cấp có thẩm quyền phát động các phong trào thi đua. 
3.2.3. Đổi mới quy trình đánh giá công tác thi đua, khen thưởng 
Xây dựng quy trình đánh giá thi đua, khen thưởng ở mỗi nhà trường có ý nghĩa hết sức 
quan trọng trong công tác bình xét thi đua khen thưởng. Trên cơ sở nghiên cứu và xuất 
phát từ thực tiễn công tác tại huyện Vĩnh Linh, chúng tôi đề xuất quy trình đánh giá thi 
đua thường xuyên đối với CBGV, NV các trường TH, THCS như sau: 
* Bước 1: Tổ chức đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. 
* Bước 2: Thực hiện phong trào thi đua. 
* Bước 3: Bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. 
3.2.4. Đẩy mạnh công tác xây dựng điển hình tiên tiến và tuyên truyền nêu gương 
các điển hình tiên tiến 
Điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích 
cực tham gia thi đua. Hiệu trưởng và hội đồng thi đua, khen thưởng cần tích cực, chủ 
động phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Phát 
hiện điển hình tiên tiến là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải đi 
sâu, đi sát với phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm và thành tích của từng tổ, cá 
nhân trong phong trào thi đua. Phải thông qua phong trào thi đua để phát hiện ra những 
điển hình tiên tiến. Trên cơ sở xác định các nhân tố cần xây dựng, người quản lý cần 
phải tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các nhân tố sớm trở thành điển 
hình; hoặc có biện pháp cụ thể hướng dẫn, động viên để các nhân tố tích cực đăng ký 
trở thành điển hình. Với các điển hình tiên tiến đã được công nhận, cần tiếp tục theo dõi, 
tạo môi trường thuận lợi, trực tiếp hỗ trợ bằng các quỹ, giải thưởng cho điển hình tiếp 
tục phát huy khả năng và sức sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống. 
3.2.5. Tăng cường huy động các nguồn lực cho công tác thi đua, khen thưởng 
Nguồn lực là tất cả những yếu tố, phương tiện mà cá nhân, tập thể sử dụng nhằm đạt 
mục tiêu của mình. Do đó, việc huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực là yếu tố 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG... 97 
quan trọng, mang tính tiên quyết nhằm đem lại thành công. Hiệu trưởng cần tập trung 
thực hiện các nội dung sau: 
* Một là, xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực cho công tác này. 
* Hai là, phân công cán bộ phụ trách công tác huy động nguồn lực cho công tác thi đua, 
khen thưởng. 
* Ba là, Hiệu trưởng phải theo dõi, chỉ đạo sát sao việc huy động các nguồn lực. Kịp 
thời xử lý những vướng mắc, khó khăn nhằm đảm bảo việc huy động nguồn lực thực sự 
có ý nghĩa và tạo được sự đồng thuận cao. 
* Cuối cùng, Hiệu trưởng phải tăng cường kiểm tra đánh giá việc huy động các nguồn lực. 
3.2.6. Phát huy vai trò đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng 
Vai trò của người cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng nói riêng 
trong thời kỳ mới thực sự là quan trọng. Vấn đề đổi mới công tác thi đua, khen thưởng 
muốn thành công phải tạo sự chuyển biến tích cực từ cơ sở, mà sự chuyển biến ở cơ sở 
lại phụ thuộc rất quan trọng ở chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thi đua, 
khen thưởng, đặc biệt là cán bộ quản lý. Do đó cần chú ý tuyển chọn những người có 
tâm huyết, có phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững và tuân thủ pháp luật thi đua, khen 
thưởng, có năng lực vận động quần chúng. 
3.2.7. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng 
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, 
đôn đốc các tổ chức, cá nhân trong nhà trường thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. 
Để thực hiện tốt các nội dung trên, Hiệu trưởng nhà trường cần lưu ý một số công tác 
sau như; (1) Xây dựng kế hoạch kiểm tra chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, đa dạng 
hóa hình thức kiểm tra như kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề, lồng ghép vào kiểm 
tra chuyên môn; (2) Tập trung kiểm tra mức độ thực hiện của các cá nhân theo kế hoạch 
để góp phần cho việc nâng cao chất lượng bình xét thi đua; (3) Thông qua kiểm tra để 
ghi nhận, biểu dương và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 
quá trình chỉ đạo, tổ chức và tham gia thi đua, đồng thời rút ra những kinh nghiệm, tiếp 
tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện 
công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. 
Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng, chi phối và phụ thuộc lẫn nhau và chỉ có 
thể mang lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có sự quan tâm 
của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp các tổ chức đoàn thể cùng với sự nỗ lực phấn 
đấu không ngừng của mỗi một CBGV, NV của các trường. 
4. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu đã xác định được ba nhóm thực trạng liên quan đến công tác thi đua khen 
thưởng của Hiệu trưởng trường TH, THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đó là: (1) 
về nhận thức của CBGV, NV đối với công tác thi đua, khen thưởng; (2) thực hiện công 
tác thi đua, khen thưởng của giáo; (3) thực trạng công tác quản lý thi đua khen thưởng. 
98 NGUYỄN LONG TUẤN, TRẦN VĂN HIẾU 
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy rằng do nhiều nguyên nhân khách quan và 
chủ quan, dẫn đến sự quản lý công tác thi đua, khen thưởng của Hiệu trưởng các trường 
TH và THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị còn một số hạn chế, bất cập. 
Có bảy biện pháp được đề xuất để nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua khen 
thưởng là: (1) quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà 
nước về thi đua, khen thưởng; (2) đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi 
đua; (3) đổi mới quy trình đánh giá công tác thi đua, khen thưởng; (4) đẩy mạnh công 
tác xây dựng điển hình tiên tiến và tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến; (5) 
tăng cường huy động các nguồn lực cho công tác thi đua, khen thưởng; (6) phát huy vài 
trò đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng; (7) tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, 
giám sát công tác thi đua, khen thưởng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Đổi mới công tác thi đua, khen 
thưởng trong giai đoạn mới, Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 03/6/1998, Hà Nội. 
[2] BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2014). Tiếp tục đổi mới, công tác thi 
đua, khen thưởng, Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014, Hà Nội. 
[3] V.L.Lê-nin (2006), Toàn tập (tập 35), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] C.Mác – F.Ăng ghen (1993), Toàn tập (tập 23), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5] Hồ Chí Minh (1995). Toàn tập (tập 4), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
Title: ENHANCING THE QUALITY OF THE MANAGEMENT OF EMULATION AND 
COMMENDATION OF HEADMASTERS OF PRIMARY AND LOWER SECONDARY 
SCHOOLS IN VINH LINH DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE 
Abstract: Enhancing the quality of the management of the emulation and commendation of 
headmasters in primary and lower secondary schools is an urgent requirement in the context of 
innovating this issue. This study mentioned the reality of the awareness of teachers and teaching 
staff of the emulation and commendation, its implementation of teachers, and the management of 
headmasters of primary and lower secondary schools of Vinh Linh, Quang Tri Province of the 
emulation and commendation. On that basis, this study proposes measures to improve the quality 
of the management of emulation and commendation, such as thoroughly grasping the views and 
policies of the Party and the State on this issue; innovating contents and forms of organizing the 
emulation movement; renewing the process of its evaluation; promoting the development of 
typical models and propagating examples; increasing the mobilization of resources for the 
emulation and commendation; promoting the role of the staff performing this issue and 
intensifying the guidance, inspection and supervision of the emulation and commendation. 
Keywords: measure, quality, headmasters, emulation and commendation. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_quan_ly_cong_tac_thi_dua_khen_thuong_o_c.pdf